Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

sản xuất thử nghiệm giống bông lai và giống ngô lai trên mô hình xen canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.15 KB, 52 trang )

1

BỘ CÔNG THƯƠNG
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
====================

VIỆN NGHIÊN CỨU BÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NHA HỐ



BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN


Tên dự án:

SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM GIỐNG BÔNG LAI VÀ
GIỐNG NGÔ LAI TRÊN MÔ HÌNH XEN CANH





Chủ nhiệm dự án: TS. Trần Thanh Hùng





9048

Ninh Thuận, 01/2012


2

MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của dự án
Trong những năm gần đây, từ các chương trình nghiên cứu chọn tạo giống,
Viện nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố đã chọn lọc và phóng
thích cho sản xuất nhiều giống bông lai có năng suất cao, chất lượng xơ tốt như
VN04-3, VN04-4, VN35KS… Hiện nay, các giống bông lai chiếm hơn 95% tổng
diện tích trồng bông trong cả nước. Do đó, nhu cầu về h
ạt giống bông lai cho sản
xuất hàng năm là rất lớn.
Từ trước đến nay, việc sản xuất hạt giống bông lai chủ yếu bằng phương
pháp thủ công và trồng thuần là chính. Theo đó, chí phí sản xuất thường rất cao,
nhất là công lao động thời vụ và chi phí phòng trừ dịch hại. Trong thời điểm hiện
tại, áp lực công lao động ngày càng tăng và việc phòng trừ dịch hại bằng thuốc hóa
học trong sản xuất hạt giống lai ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, môi trường sinh
thái và sức khỏe của người nông dân.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ ra rằng, trồng xen bông với các
cây trồng ngắn ngày không những giúp tăng hiệu quả kinh tế và còn cải thiện được
chất lượng, giảm các loài sâu hại như sâu xanh, rệp, bọ trĩ, nhện đỏ, Đồng thời,
mô hình trồng xen canh còn duy trì và khích lệ đượ
c hoạt động của các loài thiên
địch, giảm đáng kể lượng thuốc hóa học trừ sâu nên góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển ổn định.
Trong bối cảnh diện tích bông ngày càng giảm sút nghiêm trọng và phải chịu
sự cạnh tranh gay gắt của các cây trồng khác, chương trình đầu tư cho sản xuất thử
nghiệm của Nhà nước đối với cây bông thông qua dự án
“Sản xuất thử nghiệm
giống bông lai và giống ngô lai trên mô hình xen canh” đã mở ra hướng tiếp cận
mới trong sản xuất hạt giống bông lai và ngô lai F1, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp

bách của thực tiễn sản xuất bông.
* Mục tiêu của dự án
- Mục tiêu tổng quát của dự án
Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất hạt giống bông lai
xen canh với sản xuất h
ạt giống ngô lai có hiệu quả cao.

3

- Mục tiêu cụ thể của dự án
+ Xác định được mô hình xen canh bông sản xuất hạt giống lai với ngô sản
xuất hạt giống lai có hiệu quả cao và chất lượng tốt.
+ Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích gieo trồng, góp phần tăng thu
nhập và cải thiện đời sống cho người dân trong vùng dự án.
+ Hoàn thiện, áp dụng và giới thiệu được quy trình sản xuất hạt giống bông
lai tr
ồng xen canh với cây ngô giống.
+ Cung cấp 28 tấn hạt giống bông lai, 120 tấn hạt giống ngô lai đủ tiêu
chuẩn chất lượng cho thị trường.

















4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………… 1
Tính cấp thiết của dự án…………………………………………………… 1
Mục tiêu của dự án…………………………………………………………… 1
MỤC LỤC…………………………………………………………………… 3
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT……………………………………………………. 5
TÓM TẮT DỰ ÁN…………………………………………………………… 6
1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8
1.1 Tình hình sản xuất bông trên thế giới………………………… 8
1.2 Tình hình nghiên cứu về mô hình xen canh bông với cây trồng ngắn
ngày trên thế giới…………………………………………………
9
1.3 Tình sản xuất và sử dụng giống bông tại Việt Nam……………… 11
1.4 Tình hình nghiên cứu về mô hình xen canh bông với cây trồng ng
ắn
ngày ở Việt Nam………………………………………………………
12
2 THỰC NGHIỆM……………………………………………………… 15
2.1 Nội dung triển khai dự án……………………………………………. 15
2.2 Điều kiện và phương án triển khai dự án…………………………… 15
2.2.1 Điều kiện triển khai dự án……………………………………………… 15
2.2.2 Phương án triển khai dự án 16

2.3 Thời gian và địa điểm triển khai dự án……………………………… 19
3 KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN………………………………………… 20
3.1 Kết quả xây dựng các mô hình trồng xen canh sản xuất hạt giống
bông lai và hạt giống ngô lai
20
3.2 Kết quả nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật sản xuất xen canh 23
5

giống bông lai với giống ngô lai………………………………………
3.3 Kết quả nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống bông lai
xen canh với ngô lai……………………………………………………
27
3.4 Kết quả nhân dòng bố mẹ và sản xuất thử nghiệm giống bông lai và
giống ngô lai trên mô hình xen canh…………………………………
28
3.4.1 Kết quả nhân dòng bố mẹ cung cấp cho sản xuất hạt lai………………… 28
3.4.2 Kết quả sản xuất thử nghiệm giống bông lai và giống ngô lai trên mô
hình xen canh……………………………………………………………
29
3.5 Kết quả đào tạo kỹ thuật cho cán bộ khuy
ến nông và công nhân sản
xuất giống………………………………………………………………
33
3.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án………… 34
3.6.1 Hiệu quả kinh tế………………………………………………………… 34
3.6.2 Hiệu quả xã hội và môi trường…………………………………………. 36
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………… 37
4.1 Kết luận…………………………………………………………………. 37
4.2 Kiến nghị……………………………………………………………… 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 39

PHỤ LỤC……………………………………………………………………… 41
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA DỰ ÁN

50







6

KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT

- TGST: Thời gian sinh trưởng.
- Chiều CC: Chiều cao cây.
- Gđ: Giai đoạn.
- KL quả: khối lượng quả.
- NSLT: Năng suất lý thuyết.
- NSTT: Năng suất thực thu.
- NS hạt: Năng suất hạt.
- KL 100 hạt: Khối lượng 100 hạt.
- NS ngô: Năng suất ngô.
- NSG: Ngày sau gieo.
- TCN: Tiêu chuẩn ngành.
- Đ/c: Đối chứng.















TÓM TẮT DỰ ÁN (TRONG 2 NĂM 2010 - 2011)
7

TT Nội dung công việc Sản phẩm cần đạt Kết quả đạt được
NĂM 2010
1.
Xây dựng các mô
hình trồng xen canh
sản xuất hạt giống
bông lai và hạt giống
ngô lai
Xác định được 1 - 2
mô hình sản xuất
giống bông xen với
ngô lai có hiệu quả
cao, phù hợp với
điều kiện của vùng.
Xác định được 1 mô hình sản
xuất giống bông xen với ngô lai

có hiệu quả cao, phù hợp với
điều kiện của vùng.
2. Đào tạo cán bộ kỹ
thuật và công nhân
sản xuất giống
6 lượt cán bộ kỹ
thuật và 50 lượt
công nhân
Đào tạo được 6 lượt cán bộ kỹ
thuật và 50 lượt công nhân cho
sản xuất giống
3. Xây dựng hệ thống
giải pháp kỹ thuật
sản xuất xen canh
giống bông lai với
giống ngô lai
Các giải pháp kỹ
thuật thâm canh nâng
cao năng suất và chất
lượng giống
Đã nghiên cứu và khuyến cáo
áp dụng gieo trồng mật độ
giống bố mẹ sản xuất hạt lai
thích hợp (tỷ lệ xen 3:1, bấm
ngọn khi cây được 10-12 cành
quả kết hợp phun PIX sớm;
phun KNO
3
giai đoạn 80-90
ngày tuổi để duy trì bộ lá cuối

vụ; phòng trừ sâu chích hút
bằng thuốc có nguồn gốc hữu
cơ sinh học; tổng thời gian lai
thích hợp là 30-35 ngày (rút
ngắn từ 5 - 10 so với trồng
thuần theo quy trình cũ)
4 Sản xuất thử
nghiệm giống bông
lai và giống ngô lai
trên mô hình xen
canh
10 - 15 ha mô hình
sản xuất thử nghiệm
hạt giống bông lai
xen ngô lai
Đã tổ chức sản xuất thử nghiệm
30 ha mô hình sản xuất thử
nghiệm hạt giống bông lai xen
ngô lai
NĂM 2011
8

TT Nội dung công việc Sản phẩm cần đạt Kết quả đạt được
1
Xây dựng quy trình
sản xuất giống bông
lai xen canh với ngô
lai
01 quy trình kỹ thuật
công nghệ sản xuất

hạt giống lai và
giống ngô lai trên
mô hình xen canh
Đã xây dựng và hoàn thiện 01
quy trình kỹ thuật công nghệ
sản xuất hạt giống lai và giống
ngô lai trên mô hình xen canh.
2
Đào tạo cán bộ kỹ
thuật và công nhân
sản xuất giống
50 lượt công nhân
Đào tạo được 60 lượt công
nhân cho sản xuất giống
3
Sản xuất thử nghiệm
giống bông lai và
giống ngô lai trên mô
hình xen canh
20 - 25ha mô hình
sản xuất thử nghiệm
hạt giống bông lai
xen ngô lai
Đã tổ chức sản xuất thử nghiệm
35ha mô hình sản xuất thử
nghiệm hạt giống bông lai xen
ngô lai
4
Đánh giá hiệu quả
của mô hình sản xuất

giống trong điều kiện
xen canh và chất
lượng hạt giống
- Báo cáo đánh giá
hiệu quả sản xuất
- 28 tấn hạt giống
bông và 120 tấn hạt
giống ngô được
kiểm nghiệm chất
lượng
- Báo cáo đánh giá hiệu quả
kinh tế của mô hình sản xuất
giống bông lai xen ngô lai.
- Đã tổ chứ
c sản xuất được 56,2
tấn hạt giống bông lai F1 và
122,5 tấn hạt giống ngô lai F1
đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm
chất lượng







Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
9



1.1. Tình hình sản xuất bông trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 90 quốc gia sản xuất bông vải với diện
tích hằng năm khoảng 30-35 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các nước có điều kiện khí
hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong gần 10 năm trở lại đây, diện tích trồng bông toàn
cầu biến động trong khoảng 30-35 triệu ha với sản lượng bông xơ
khoảng 20-25 triệu
tấn/năm. Tổng giá trị sản xuất bông đạt 21 tỷ USD/năm, trong đó các nước đang phát
triển chiếm khoảng 70% giá trị. Sản xuất bông ở khu vực Châu Á chiếm khoảng 65%
sản lượng toàn cầu, Châu Mỹ Latinh khoảng khoảng 19%, Châu Phi chiếm <5%
(ICAC, 2011) [14].
Theo Hsu và Gale (2001) [12], ICAC (2005) [13], Trung Quốc hiện là một
trong các quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ bông vải với đa phầ
n diện
tích sản xuất sử dụng chủ yếu là các giống bông lai (khoảng 50% diện tích). Việc sản
xuất hạt giống bông lai ở Trung Quốc được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp lai
thủ công với chi phí sản xuất và chế biến cho 1ha giống lai F1 khoảng từ 11.000-
12.000 USD (tương đương 180-200 triệu VND); với giá bán 1 kg hạt giống bông lai
thương mại trong nước của Trung Quốc khoảng 9,8 USD (tương đương
155.575VND), (Hezhong Dong và cộng s
ự, 2005) [11].
Giá thành hạt giống trên đơn vị diện tích sản xuất là một trong những chi phí
đáng quan tâm của các nhà sản xuất bông hàng hóa. Theo Uỷ ban tư vấn bông thế giới
(ICAC, 2005) [13] hiện tại Colombia là nước có chi phí hạt giống cao nhất (khoảng
102 USD/ha) vì hầu hết sản xuất bông của nước này đều phải nhập hạt giống từ nước
ngoài; chi phí hạt giống/ha sản xuất của Trung Quốc dao động từ 50-60 USD/ha
(Hezhong Dong và cộng s
ự, 2005) [11]; Các nước có chi phí hạt giống bông cho sản
xuất còn khá cao như Mỹ, Ấn Độ, Pakistan.
10


Trong khi đó, việc sản xuất hạt giống bông lai ở nước ta cũng tương tự như
Trung Quốc nhưng giá thành thấp hơn, giá 1 kg hạt giống bông lai thương mại trong
nước hiện nay khoảng 9,5 USD. Bên cạnh đó, việc sử dụng các giống bông lai trong
sản xuất ở Việt Nam trong những năm qua đã chứng tỏ những đặc điểm ưu việt của
nó so với các giống bông thuần (
ưu thế lai về năng suất cao hơn từ 20-30%; khả năng
kháng sâu bệnh được cải thiện đáng kể, qua đó giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh
khoảng 1/3 lần; các đặc tính về chất lượng xơ được cải tiến rất nhiều đáp ứng yêu cầu
về phẩm chất xơ sợi cho công nghiệp Dệt trong nước), do đó việc sản xuất và sử dụng
hạ
t giống bông lai trong nước là một yêu cầu không thể thiếu, hợp lý và có cơ sở.
1.2. Tình hình nghiên cứu về mô hình xen canh bông với cây trồng ngắn ngày
trên thế giới
Nghiên cứu trồng xen canh bông với các cây trồng khác đã được nhiều nước
trên thế giới quan tâm. Tại những vùng trồng bông thì với cơ cấu luân xen canh
hợp lý đã có tác dụng làm cân bằng sinh thái, giảm tác hại của sâu bệnh, tăng hệ số
sử dụng đất và nhất là có hi
ệu quả kinh tế cao hơn so với trồng độc canh hoặc
trồng thuần.
Sử dụng cây trồng xen với bông cũng được nhiều nước nghiên cứu và áp
dụng. Tại Brazil, với nghiên cứu mô hình trồng xen bông - đậu đũa (tỷ lệ 2 bông :
1 đậu đũa) có hiệu quả kinh tế cao (Bezerra-Neto và ctv, 1991) [8].
Tại Ấn Độ trồng bông xen lạc làm tăng hiệu quả kinh tế và hiệu suất sử dụng
đất có ý nghĩa so v
ới trồng bông xen đậu xanh hoặc trồng bông thuần, tuy năng
suất bông ở mô hình bông xen lạc có thấp hơn (0,91 tấn/ha) so với bông thuần
(1,04 tấn/ha) nhưng không đáng kể.
Đặc biệt, trong công tác phòng trừ tổng hợp sâu hại bông thì những thành
tựu nghiên cứu trồng xen các loại cây trồng khác với bông đã góp phần đáng kể
11


nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu bệnh và trồng xen là biện pháp thiết yếu trong quy
trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại bông.
Tại Trung Quốc, trồng bông xen lúa mì đã làm rệp xuất hiện chậm 5 - 7
ngày. Số rệp trên cây bông trồng xen canh thấp hơn 79,3% so với trồng bông
thuần, mật độ thiên địch trên bông trồng xen cao hơn 4,9 lần so với bông thuần.
Nghiên cứu còn cho thấy trồng xen cây ngô hoặc cây họ đậu với bông đã giúp tăng
mật
độ thiên địch, làm tăng số lượng bọ rùa (Coccinella) từ 74,4 - 168% so với
trồng bông thuần và hạn chế được rệp bông. Tại tỉnh Giang Tô, trồng bông xen lúa
mạch biện pháp thông thường để làm tăng các loài thiên địch trên cây bông (Dong,
1988) [10].
Bên cạnh đó, Darrel và Donald, 1980 [9] cho biết, trồng thuần một loại cây
chỉ sử dụng được 60 - 80% hiệu suất của đất. Trồng xen canh giúp nâng cao năng
suất cây trồng, phòng trừ sâu hại dễ hơn. Các nghiên cứu c
ủa Tarhalkar và
Mudholkar,1990 [15] tại Ấn Độ cho thấy, cây bông có thời vụ kéo dài, giai đoạn
đầu sinh trưởng chậm, tạo thành một thời vụ ngắn khoảng 70 - 100 ngày. Do vậy,
nhiều cây có thể trồng xen với bông.
Theo Silva Ide Fda thì trong điều kiện gieo trồng nhờ nước trời ở Paraiba –
Brazil trên đất Alfisol có độ dốc 12% thì hệ thống trồng xen các cây trồng ngô và
đậu đũa với bông giúp ít bị mất đất do rửa trôi so với trồng thuần.
K
ết quả nghiên cứu tại Rio Grande do Norte – Brazil đã chỉ ra rằng, trồng
2 hàng bông xen 1 hàng đậu đũa cho năng suất bông cao hơn trồng 1 hàng bông
xen 1 hàng đậu đũa. Cây đậu đũa không ảnh hưởng lớn đến năng suất bông
(Bezerra và cs, 1998) [8].
Tại Indonesia, trồng bông xen canh với ngô đã có tác dụng hạn chế tác hại
của sâu xanh hại bông rõ rệt. Với mục đích trồng ngô để dẫn dụ sâu xanh nên với
việc thiết kế kiểu xen, bố

trí thời vụ gieo ngô sao cho khi thời kỳ sâu xanh cao trên
12

bông trùng với thời kỳ phun râu của ngô đã làm giảm tác hại của sâu xanh đối với
bông và hạn chế được việc sử dụng thuốc hóa học trên đồng bông.
1.3. Tình sản xuất và sử dụng giống bông tại Việt Nam
Trước năm 1995, sản xuất bông trong nước chủ yếu sử dụng các giống bông
thuần không kháng sâu như TH1, TH2, M456-10, MCU5; MCU9, LRA5166,
TM1, D16-2, C118… Mặc dù các giống này cho năng suất khá (năng suất bình
quân cả nước khoả
ng 800 kg bông hạt/ha) nhưng tiềm năng năng suất vẫn chưa ổn
định trước những biến đổi bất lợi của các tiểu vùng sinh thái trồng bông vốn rất đa
dạng. Bên cạnh đó, các giống bông này không có khả năng chống chịu một số loại
sâu hại chính như sâu đục quả (Helicoverpa armigera), rầy xanh chích hút
(Amrasca devastans), đồng thời chất lượng xơ bông vẫn chưa đáp ứng
được nhu
cầu của công nghiệp Dệt May nên sản xuất bông của nước ta trong giai đoạn này
gặp nhiều khó khăn, diện tích trồng bông hàng năm (niên vụ 1996/1997) chỉ dao
động trong khoảng dưới 10 ngàn ha (Nguyễn Hữu Bình và Đào Hữu Vinh, 1998)
[1].
Từ năm 1995 trở đi, Việt Nam kết hợp nhập nội và thử nghiệm một số giống
lai từ Ấn Độ, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu s
ử dụng ưu thế lai, tập trung vào các
giống lai cùng loài bông Luồi (Intra-hirsutum). Kết quả sử dụng giống lai nhập nội
như Bioseed 7 và các giống lai nội đầu tiên như L18, VN20 và VN35 thành công
trong sản xuất đã góp phần mở rộng đáng kể diện tích và tăng năng suất từ 1,5-2,0
lần (từ 0,6-0,7 tấn/ha lên 1,0-1,2 tấn/ha). Mặc dù các giống bông lai L18, VN20 và
VN35 có ưu thế lai cao về năng suất, chất lượng xơ, có khả năng kháng r
ầy xanh
(Amrasca devastans) từ trung bình đến khá, nhưng các giống này không có khả

năng chống chịu sâu xanh đục quả (Helicoverpa armigera) nên năng suất bông
thường bấp bênh (Nguyễn Hữu Bình và Đào Hữu Vinh, 1998) [1].
13

Từ 2000 đến nay, việc nhập nội nhiều vật liệu có nguồn gen quý như kháng
sâu, kháng rầy, chất lượng xơ tốt đã giúp cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống
bông ở nước ta có những bước đột phá mới. Nhiều giống lai mới (cùng loài bông
Luồi) lần lượt ra đời và ứng dụng vào sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng
hoá bộ giống sản xuất trên nhi
ều vùng sinh thái trồng bông của Việt Nam, trong đó
nổi bật nhất là các giống bông lai: VN15, VN01-2 và VN02-2, VN04-3, VN04-4,
VN04-5, VN35KS. Các giống bông này bên cạnh khả năng cho năng suất với ưu
thế lai khá cao (20-30%), chúng còn có khả năng kháng sâu xanh tốt, trong đó
giống VN01-2 bên cạnh khả năng kháng sâu xanh còn kết hợp được khả năng
kháng rầy xanh chích hút và chống chịu thuốc trừ cỏ. Chính nhờ việc áp dụng
nhanh những tiến bộ mới về giống, kỹ thu
ật canh tác và bảo vệ thực vật đã đóng
góp một phần rất quan trọng giúp cho sản xuất bông hàng hoá trong nước có những
bước tăng trưởng đột phá (Viện nghiên cứu và phát triển cây bông, 2006) [7].
Hiện nay, trong sản xuất bông, diện tích sử dụng giống bông lai chiếm trên
95% tổng diện tích trồng bông cả nước. Do đó, nhu cầu về hạt giống lai cho sản
xuất là rất lớn.
1.4. Tình hình nghiên cứu về mô hình xen canh bông với cây trồ
ng ngắn ngày
ở Việt Nam
Kết quả nghiên cứu trồng xen canh bông tại Đồng Nai và Ninh Thuận cho
thấy bông trồng xen với các cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn bông
trồng thuần, năng suất bông giảm không đáng kể (Trần Anh Hào, 1996) [3]. Kết
quả nghiên cứu còn cho thấy, việc sử dụng giống ngô lai hoặc các loại đậu cao sản
và bông lai cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hệ thống cây trồng giố

ng
thường. Bông trồng xen ngô hoặc các loại đậu còn có tác dụng làm tăng quần thể
thiên địch có ích, làm giảm mật độ rệp và sâu xanh so với trồng bông thuần
(Nguyễn Thị Hai, 1996) [2].
14

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp
Nha Hố tại Quảng Nam trong những năm qua cho thấy, trồng bông xen canh với
ngô và các loại cây họ đậu cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng bông thuần.
Đồng thời, việc trồng xen đậu xanh với bông còn có tác dụng làm tăng thiên địch
trên cây bông như ong mắt đỏ, nhện … do đó tỷ lệ sâu xanh giảm, tỷ lệ bệnh và chỉ
số b
ệnh xanh lùn cũng giảm hẳn so với bông trồng thuần. Trồng gối ngô vào bông
cũng làm cho sâu xanh trên cây bông chỉ tồn tại ở mức thấp và khá ổn định.
Kết quả nghiên cứu của Đinh Quang Tuyến và cs năm 2008 [6] cho thấy, tại
Quảng Nam, cây bông chủ yếu được trồng xen với đậu cove lùn, đậu tương và ngô.
Việc trồng bông xen với đậu cove lùn với khoảng cách giữa hai hàng bông là 0,8m
xen hàng 2 hàng đậu cove lùn đã mang lại hiệu quả kinh t
ế rất cao so với trồng
bông thuần.
Kết quả thử nghiệm qua 2 năm (2001 và 2002) tại Quảng Ngãi, bước đầu
cho thấy cây bông trong hệ thống trồng xen với các cây trồng truyền thống của địa
phương đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng bông thuần và cao hơn so
với các cơ cấu cây trồng khác. Việc trồng bông xen với các cây trồng khác đã tận
dụng được thời gian, không gian và tiế
t kiệm được công chăm sóc. Các mô hình
bông xen lạc, đậu cô ve, ngô hoặc đậu tương trong điều kiện mùa khô có tưới bổ
sung đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình trồng thuần (Lê Quang
Quyến và cs, 2004) [5].
Theo Phạm Xuân Hưng, 2002 [4] tại Thanh Hóa, trồng bông xen lạc với

mật độ từ 1,0 đến 1,2 vạn cây/ha cho năng suất bông tăng lên để có thể bù đắp
được sự giảm năng suất lạc. Đặc biệt, hiệ
u quả kinh tế của phương thức trồng
bông xen lạc khá cao, cao hơn nhiều so với xen ngô với lạc vì ngô chống chịu với
điều kiện khô hạn kém hơn cây bông, hiệu quả kinh tế thấp hơn cây bông.
15

Cho đến nay, vấn đề cơ cấu cây trồng và xây dựng hệ thống cây trồng phù
hợp, có hiệu quả kinh tế cao đang được Chính phủ, các nhà khoa học cũng như các
nhà quản lý quan tâm. Rất khó tìm được một chế độ luân xen canh tiêu biểu áp
dụng cho mọi trường hợp, mô hình không chỉ xét về mặt kỹ thuật nông nghiệp mà
phải xét cả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội. Vì vậy, trong sản xuất giống,
để
tận dụng các ưu thế về sinh thái, môi trường và đất đai thì việc trồng xen canh
bông sản xuất hạt giống lai với ngô sản xuất giống hoàn toàn có cơ sở khoa học và
thực tiễn vững chắc.













16


Chương 2. THỰC NGHIỆM

2.1. Nội dung triển khai dự án
Để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đề ra, dự án tiến hành triển khai trong hai
năm (2010-2011) theo các nội dung chính, gồm:
1) Xây dựng các mô hình trồng xen canh sản xuất hạt giống bông lai và hạt
giống ngô lai.
2) Xây dựng một số giải pháp kỹ thuật sản xuất xen canh giống bông lai với
giống ngô lai.
3) Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống bông lai xen canh với
ngô lai.
4) Sản xuất thử nghiệm giống bông lai và giống ngô lai trên mô hình xen canh.
5) Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất giống trong điều kiện xen canh
và chất lượng hạt giống.
6) Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất giống.
2.2. Điều kiện và phương án triển khai dự án
Để thực hiện được khối lượng công việc theo nội dung đề ra, bên cạnh việc hỗ

trợ kinh phí của dự án, Viện đã huy động các nguồn lực tại chỗ bao gồm: cơ sở vật
chất, nguồn nhân lực và một số điều kiện khác để tổ chức triển khai.
2.2.1. Điều kiện triển khai dự án
* Giống bông cho sản xuất
- Các giống bố mẹ ban đầu sử dụng cho triển khai sản xuất hạt F
1
là sản
phẩm nghiên cứu, đánh giá chọn lọc qua nhiều năm của Viện Nghiên cứu bông và
Phát triển nông nghiệp Nha Hố (gồm bố mẹ của 02 giống bông lai VN04-3 và
17


VN04-4). Hạt giống bố mẹ được nhân tại Viện, tuân thủ theo đúng quy trình kỹ
thuật về nhân giống bông, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng đủ số
lượng cho yêu cầu triển khai sản xuất.
- Hạt giống bố mẹ để sản xuất giống ngô lai F1 LVN10 chọn lọc đảm bảo
tiêu chuẩn chất lượng.
* Nhân lực triển khai dự án
Sử
dụng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao của Viện Nghiên cứu
bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, lực lượng công nhân, các hộ nông dân
tham sản xuất giống tại Nha Hố và vùng phụ cận.
2.2.2. Phương án triển khai dự án
* Phương án hoàn thiện công nghệ
- Nội dung1
: Xây dựng các mô hình trồng xen canh sản xuất hạt giống bông
lai và hạt giống ngô lai: thí nghiệm được triển khai trong vụ khô 2010 tại Nha Hố,
Ninh Thuận gồm 7 công thức:
+ Công thức 1: Bông thuần (đối chứng 1).
+ Công thức 2: Ngô thuần (đối chứng 2).
+ Công thức 3: Xen canh bông - ngô theo kiểu 1:1 (1 băng bông xen 1 băng ngô).
+ Công thức 4: Xen canh bông - ngô theo kiểu 2:1 (2 băng bông xen 1 băng ngô).
+ Công thức 5: Xen canh bông - ngô theo kiểu 3:1 (3 băng bông xen 1 băng ngô).
+ Công thức 6: Xen canh ngô - bông theo kiểu 2:1 (2 băng ngô xen 1 băng bông).
+ Công thức 7: Xen canh ngô - bông theo kiểu 3:1 (3 băng ngô xen 1 bă
ng bông).
18

Quy trình kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tuân thủ theo quy trình chung
về sản xuất hạt giống bông lai và ngô lai của Viện Nghiên cứu bông và phát triển
nông nghiệp Nha Hố, trong đó:
Cây bông: khoảng cách gieo 0,9m x 0,2m x 1 cây, lượng phân bón: 200 kg N

+ 100kg P
2
O
5
+ 100 kg K
2
O/ha. Tỷ lệ gieo bông bố/mẹ là ¼, chiều dài hàng bông:
9m; vật liệu là bố mẹ của giống bông lai VN04-3.
Cây ngô: khoảng cách gieo 0,7m x 0,2 x 1 cây, lượng phân bón 180 kg N +
100 kg P
2
0
5
+ 100 kg K
2
0. Tỷ lệ gieo ngô bố/mẹ là ¼, chiều dài hàng ngô: 7m; vật
liệu là bố mẹ của giống ngô lai LVN10.
- Nội dung 2
: Xây dựng hệ thống giải pháp kỹ thuật sản xuất xen canh giống
bông lai với giống ngô lai: trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật đang áp dụng phổ biến
trong sản xuất, dự án sẽ nghiên cứu bổ sung một số giải pháp kỹ thuật khác (mật độ
gieo trồng, phun PIX sớm kết hợp bấm ngọn cho bông, biện pháp duy trì bộ lá cuối
vụ) phù hợp cho mô hình sản xuất giống bông lai xen ngô lai mang lại hi
ệu quả
kinh tế cao và bền vững.
- Nội dung 3
: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống bông lai xen
canh với ngô lai: nghiên cứu bổ sung các thông số kỹ thuật phù hợp cho quy trình
sản xuất hạt giống bông lai và giống ngô lai trên mô hình trồng xen để áp dụng cho
sản xuất thử nghiệm.

- Nội dung 4
: Sản xuất thử nghiệm giống bông lai và giống ngô lai trên mô
hình xen canh: tổ chức sản xuất 65 ha (trong 2 năm 2010-2011) giống bông lai và
ngô lai trồng xen canh theo phương thức xen 3:1 (3 băng bông xen 1 băng ngô).
Trong đó, vật liệu được sử dụng là bố mẹ của các giống bông lai VN04-3, VN04-4
và bố mẹ của giống ngô lai LVN10.
19

- Nội dung 5: Đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất giống trong điều kiện
xen canh và chất lượng hạt giống: trên cơ sở kết quả sản xuất thử nghiệm, dự án đã
tiến hành đánh giá hiệu quả của mô hình về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường và
kiểm nghiệm chất lượng hạt giống theo tiêu chuẩn 10TCN - 909:2006 và 10TCN -
312:2006.
- Nội dung 6
: Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân sản xuất giống: tổ chức
đào tạo cho cán bộ kỹ thuật làm công tác tổ chức, quản lý sản xuất và kiểm tra chất
lượng sản phẩm; đào tạo quy trình kỹ thuật canh tác cho công nhân sản xuất giống
bông lai và ngô lai trên mô hình xen canh trước khi bước vào vụ sản xuất thử
nghiệm.
* Phương án tài chính
Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai d
ự án là 5.000 triệu đồng, trong đó:
+ Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 1.500 triệu đồng
+ Vốn vay và tự có: 3.500 triệu đồng.
* Phương án tiêu thụ sản phẩm
- Sản phẩm hạt giống bông lai F1 sản xuất thương phẩm của dự án được tiêu
thụ thông qua các hợp đồng cung ứng hạt giống bông với các Công ty và các chi
nhánh tổ chức sản xuất bông trong cả nước.
- Hạt giống ngô lai F1
được tiêu thụ chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc,

Duyên hải miền Trung và Tây nguyên thông qua hợp đồng với Công ty Cổ phần
giống cây trồng Trung Ương và các đơn vị kinh doanh khác.


20

Bảng 2.2. Phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án
Niên
vụ
Tên sản
phẩm
Nơi tiêu thụ
Hình thức tiêu
thụ
Số lượng
tiêu thụ
(kg)
Đơn giá
(1.000 đ)
Thành tiền
(1.000 đ)
Hạt giống
bông lai F1
Các vùng
trồng bông
trong nước
Hợp đồng với
Công ty CP
Bông Việt Nam
14.000 125 1.750.000

Thứ 1
(2011)
Hạt giống
ngô lai F1
Các tỉnh
miền núi
phía Bắc,
Trung bộ,
Tây nguyên
Hợp đồng với
Công ty CP
giống cây trồng
Trung Ương
60.000 23 1.380.000
Hạt giống
bông lai F1
Các vùng
trồng bông
trong nước
Hợp đồng với
Công ty CP
Bông Việt Nam
14.000 125 1.750.000
Thứ 2
(2012)
Hạt giống
ngô lai F1
Các tỉnh
miền núi
phía Bắc,

Trung bộ,
Tây nguyên
Hợp đồng với
Công ty CP
giống cây trồng
Trung Ương
60.000 23 1.380.000
Tổng cộng 6.260.000
2.3. Thời gian và địa điểm triển khai dự án
- Thời gian: tổng thời gian thực hiện dự án là 24 tháng, từ tháng 01/2010 -
12/2011.
- Địa điểm thực hiện dự án: tất cả các nội dung của dự án được triển khai tại
Viện Nghiên cứu bông & phát triển nông nghiệp Nha Hố, Ninh Thuận.


21

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Kết quả xây dựng các mô hình trồng xen canh sản xuất hạt giống bông lai
và hạt giống ngô lai
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ khô 2010 tại Nha Hố, Ninh Thuận, gồm
7 công thức:
+ Công thức 1: Bông thuần (đối chứng 1).
+ Công thức 2: Ngô thuần (đối chứng 2).
+ Công thức 3: 1 băng ngô + 1 băng bông.
+ Công thức 4: 1 băng ngô + 2 băng bông.
+ Công thức 5: 1 băng ngô + 3 băng bông.
+ Công thức 6: 2 băng ngô + 1 băng bông).
+ Công thức 7: 3 bă
ng ngô + 1 băng bông).

Bảng 3.1
. Diện tích bông và ngô trên 1 ha mô hình của các công thức trong vụ khô
2010 tại Nha Hố, Ninh Sơn, Ninh Thuận
Diện tích (ha)
TT Công thức
Ngô Tỷ lệ (%) Bông Tỷ lệ (%)
1 CT1- Bông thuần (đ/c 1) - - 0.50 100
2 CT2- Ngô thuần (đ/c 2) 0.50 100 - -
3 CT3- 1 băng ngô+1 băng bông 0.52 52.1 0.48 47.9
4 CT4- 1 băng ngô+2 băng bông 0.35 35.3 0.65 64.7
5 CT5- 1 băng ngô+3 băng bông 0.27 26.6 0.73 73.4
6 CT6- 2 băng ngô+1 băng bông 0.69 68.5 0.31 31.5
7 CT7- 3 băng ngô+1 băng bông 0.77 76.6 0.23 23.4
22

Tỷ lệ diện tích bông xen ngô của các mô hình được thể hiện cụ thể ở bảng
3.1. Trong đó, mô hình bông thuần được bố trí với diện tích 0.5ha, ngô thuần 0.5ha
và diện tích bông trong các mô hình trồng xen chiếm tỷ lệ từ 23-73%, ngô chiếm từ
27-77%.
Trên cơ sở tỷ lệ diện tích gieo trồng, chúng tôi thu được năng suất và sản
lượng của các công thức thí nghiệm như sau:
Bảng 3.2.
Năng suất và sản lượng trên các công thức trong vụ khô 2010 tại
Nha Hố, Ninh Sơn, Ninh Thuận
Năng suất Sản lượng
% giảm so
Đ/C
% giảm so
Đ/C
Công thức

Ngô Bông
Ngô Bông
Ngô Bông
Ngô Bông
CT1- Bông thuần (đ/c 1) - 3.56 - 3.56
CT2- Ngô thuần (đ/c 2) 7.15 - 7.15 -
CT3- 1 băng ngô+1 băng bông 7.11 3.50 -0.6 -1.7 3.71 1.68 -48.2 -52.9
CT4- 1 băng ngô+2 băng bông 7.10 3.49 -0.7 -2.0 2.50 2.26 -65.0 -36.5
CT5- 1 băng ngô+3 băng bông 7.12 3.53 -0.4 -0.8 1.90 2.59 -73.5 -27.2
CT6- 2 băng ngô+1 băng bông 7.09 3.49 -0.8 -2.0 4.86 1.10 -32.0 -69.2
CT7- 3 băng ngô+1 băng bông 7.11 3.47 -0.6 -2.5 5.44 0.81 -23.9 -77.2

Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.2 cho thấy năng suất bông trên các mô hình
trồng xen giảm không đáng kể so với đối chứng trồng thuần từ 0,8-2,5 %, trong đó,
công thức 5 (1 băng ngô+3 băng bông) có tỷ lệ giảm thấp nhất 0,8%, đạt 3,53
tấn/ha, tương đương đối chứng trồng bông thuần.
23

Bên cạnh đó, năng suất ngô xen giảm so với đối chứng trồng thuần từ 0,4-
0,8%, trong đó giảm ít nhất là công thức 5 (1 băng ngô+3 băng bông).
Tuy nhiên, do tỷ lệ diện tích bông và ngô khác nhau trên các mô hình xen
nên sản lượng bông và ngô thu được có sự khác biệt giữa các công thức thí
nghiệm. Trong đó, công thức 1 (trông thuần) đạt sản lượng 3,56 tấn/ha, các công
thức trồng xen có sản lượng bông đạt từ 0,81-2,59 tấn/ha, giảm so với đối chứng
trồng bông thu
ần từ 27,2-77,2%. Sản lượng ngô đạt từ 1,90-5,44 tấn/ha, giảm từ
23,9-73,5% so với đối chứng trồng ngô thuần (bảng 3.2).
Trên sở phân tích các khoản thu, chi phục vụ mô hình, chúng tôi tiến hành
đánh giá hiệu quả kinh tế của từng công thức, kết quả thể hiện chi tiết tại bảng 3.3.
Bảng 3.3

. Hiệu quả kinh tế của các công thức trong vụ khô 2010 tại Nha Hố,
Ninh Sơn, Ninh Thuận
Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận
Giảm so
Đ/C 1
Giảm so
Đ/C 1
Công thức
Ngô Bông Tổng
Triệu
đồng
%
Ngô Bông Tổng
Triệu
đồng
Triệu
đồng
%
CT1- Bông thuần (đ/c 1) - 249.2 249.2 - - - 184.4 184.4 64.8 - -
CT2- Ngô thuần (đ/c 2) 58.6 - 58.6 - - 35.7 - 35.7 23.0 - -
CT3- 1 băng ngô+1 băng bông 30.4 117.3 147.7 -101.5 -40.7 18.6 88.3 106.9 40.8 -24.0 -40.2
CT4- 1 băng ngô+2 băng bông 20.5 158.2 178.7 -70.5 -28.3 12.6 110.6 123.2 55.5 -9.3 -20.3
CT5- 1 băng ngô+3 băng bông 15.5 181.3 196.8 -52.4 -21.0 9.5 123.5 133.0 63.8 -0.9 -2.3
CT6- 2 băng ngô+1 băng bông 39.8 76.9 116.7 -132.5 -53.2 24.4 58.0 82.5 34.3 -30.5 -65.3
CT7- 3 băng ngô+1 băng bông 44.6 56.9 101.6 -147.6 -59.2 27.3 43.2 70.5 31.1 -33.7 -64.8
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.3 tho thấy, các công thức trồng xen đều có chi
phí thấp hơn so với đối chứng trồng bông thuần. Điều này hoàn toàn phù hợp, bởi
24

sản xuất hạt giống bông lai F1 tốn rất nhiều công lao động (đặc biệt là công khử

đực và lai hoa). Do đó, các công thức xen có tỷ lệ diện tích bông càng cao thì chi
phí sản xuất càng lớn và ngược lại. Các công thức xen có tổng chi từ 43,2 - 123,5
triệu đồng/ha, trong đó, cao nhất là công thức 5 (1 băng ngô+3 băng bông), kế đến
là công thức 4 (1 băng ngô+2 băng bông) và ít chi phí nhất là công thức 7 (3 băng
ngô+1 băng bông).
Tuy nhiên, do giá bông (70.000 đồng/kg) cao hơn rất nhiều so với giá ngô
(8.200 đồng/kg) nên các công th
ức có diện tích và năng suất bông cao mang lại
tổng thu cao hơn. Công thức 5 (1 băng ngô+3 băng bông) đạt tổng thu (196,8 triệu
đồng/ha) và lợi nhuận (63,8 triệu đồng/ha) cao nhất trong các công thức trồng xen,
tương đương với đối chứng trồng bông thuần. Các công thức xen còn lại đều có lợi
nhuận thấp hơn so với đối chứng trồng bông thuần từ 20-65% và cao hơn đối
chứng ngô thuần (23,0 triệu đồng/ha) có ý nghĩa.
3.2. K
ết quả nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật sản xuất xen canh giống
bông lai với giống ngô lai
Thực trạng sản xuất hạt giống bông lai trong những năm qua cho thấy, hệ
thống tổ chức sản xuất và chế biến khá chặt chẽ, tuân thủ đúng quy trình đề ra
nhằm đạt được năng suất và chất lượng hạt lai cao nhất. Tuy nhiên, quy trình kỹ
thuật đang áp dụng có s
ố ngày khử đực - lai hoa khá nhiều (từ 40 - 45 ngày/vụ lai),
theo đó chi phí công lao động tăng lên đáng kể. Mặt khác, chất lượng hạt giống
giữa các lô thu hoạch ít đồng đều (các lô thu hoạch đợt cuối thường có độ thuần
thấp hơn, hạt giống không mẩy, sức nảy mầm giảm ).
Trong bối cảnh hiện nay, việc sản xuất hạt giống bông lai F
1
bằng phương
pháp thủ công gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là áp lực công lao động thời vụ, chi phí
vật tư đầu vào cho sản xuất còn khá cao. Để giảm bớt áp lực về công lao động,
cạnh tranh cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng hiệu quả sản xuất giống; đồng

25

thời nâng cao độ đồng đều về chất lượng hạt giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
một số giải pháp kỹ thuật khắc phục.
Trên cơ sở quy trình sản xuất cũ, chúng tôi bổ sung phương thức xen (1 băng
ngô + 3 băng bông), bấm ngọn lúc cây bông được 10-12 cành quả kết hợp phun
chất điều hòa sinh trưởng PIX giai đoạn 25-30 ngày sau gieo, phun KNO
3
để giữ
bộ lá cuối vụ và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ sinh
học trong phòng trừ các đối tượng chích hút để nâng cao chất lượng hạt giống (đối
chứng là quy trình sản xuất hạt giống bông lai cũ). Kết quả thu được cụ thể như
sau:
Bảng3.4
. Ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật đến một số đặc điểm thực vật học
của giống bông lai VN04-3 tại Nha Hố - Ninh Thuận (Vụ mưa 2010)
TGST từ gieo …
(ngày)
Chiều CC (cm)
gđ…
Mô hình
Nở hoa Nở quả Nở hoa Nở quả
Số cành
quả/cây
(cành)
1. Bông thuần (đ/c) 56,6 118,3 78,4 121,3 11,5
2. Bông- ngô 3/1 53,0 113,0 76,7 118,4 12,0
CV% 5,6 8,3 5,4 6,7 4,9
LSd
0,05

2,3 3,0 ns ns ns
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.4 cho thấy, thời gian sinh trưởng của giống
bông lai VN04-3 trên mô hình trồng xen có sự sai khác so với đối chứng trồng
thuần (thời gian từ gieo đến nở quả ngắn hơn đối chứng khoảng 5 ngày). Chiều cao
cây và số cành quả/cây của giống bông lai VN04-3 không có sự sai khác giữa mô
hình và đối chứng.
Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, việc trồng xen bông với các cây
trồng ngắn ngày không những giúp tăng hiệ
u quả kinh tế và còn cải thiện được chất

×