Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

trồng bông xen với một số loại cây công nghiệp (cây keo lai, cây cao su) nhằm nâng cao sản lượng bông tại các tỉnh miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.5 KB, 46 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN BÔNG MIỀN BẮC








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

TRỒNG BÔNG XEN VỚI MỘT SỐ LOẠI CÂY
CÔNG NGHIỆP (CÂY KEO LAI, CÂY CAO SU)
NHẰM NÂNG CAO SẢN LƯỢNG BÔNG TẠI
CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC



CNĐT : NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN









9088



HÀ NỘI – 2012




MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Thông tin chung về đề tài 1
2. Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu năm 2010 2
3. Tính cấp thiết của đề tài 3
4. Mục tiêu của đề tài 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bông trên thế giới 5
1.2. Tình hình nghiên cứu về giống bông, một số kết quả khảo nghiệm giống
bông và sản xuất bông trong nước
7
Chưong 2: THỰC NGHIỆM 11
2.1 Thời gian và địa điểm khảo nghiệm 11
2.2. Vật liệu nghiên cứu 11
2.3. Nội dung nghiên cứu 12
2.4. Phương pháp nghiên cứu 13
2.5. Phương pháp theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi 13
2.6. Biện pháp kỹ thuật canh tác trong thí nghiệm 15
2.7. Phương pháp xử lý số liệu 16
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN 16
3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống tham gia khảo nghiệm 16
3.1.1. Tỷ lệ mọc ngoài đồng của các giống
16
3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống bông qua các giai đoạn

17
3.1.3. Một số đặc điểm nông học của các giống tham gia khảo nghiệm
19
3.2. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống khảo nghiệm 24
3.1.1. Một số sâu hại chính
25
3.2.2. Một số bệnh hại chính
27
3.3. Các yếu tố cầu thành năng suất và năng suất của các giống bông khảo
nghiệm
30
3.4. Chất lượng xơ của các giống bông khảo nghiệm 33
3.5. Giới thiệu một số giống bông triển vọng cho sản xuất thử 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 37
Kết luận 37
Kiến nghị 38
TÀI LIỆU THAM KH
ẢO
PHỤ LỤC















BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Nội dung
1 TT Thứ tự
2 CT Công thức
3 LN Lần nhắc
4 Đ/C Đối chứng
5 NSG Ngày sau gieo
6 NN Nảy mầm
7 N Nụ
8 HQ Hoa quả
9 QN Quả nở
10 ĐV Đơn vị
11 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
12 TLB Tỷ lệ bệnh
13 CSB Chỉ số bệnh
14 TPCG Thành phần cơ giới
15 DT Diện tích
16 NSTT Năng suất thực tế
17 NSLT Năng suất lý thuyết
18 TGST Thời gian sinh trưởng
19 STN Sâu tu
ổi nhỏ
20 STL Sâu tuổi lớn
21 KL Khối lượng
22 TB Trung bình



1
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
“KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG BÔNG TRONG NƯỚC VÀ NHẬP NỘI
CÓ TRIỂN VỌNG TẠI CÁC VÙNG TRỒNG BÔNG PHÍA BẮC ”
Chủ nhiệm đề tài: KS. Phan Quốc Hiển

MỞ ĐẦU

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Khảo nghiệm một số giống bông trong nước và nhập nội có triển
vọng tại các vùng trồng bông phía Bắc.
Mã số đề tài: 30.11 RD
Thời gian thực hiện: 24 tháng (Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011).
Cơ quan quản lý: Bộ Công thương
Địa chỉ: 54, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 0422202222
Họ tên chủ nhiệm đề tài: Phan Quốc Hiển
Học hàm, họ
c vị, chuyên môn: Kỹ sư Nông học
Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc Cơ quan: Công ty Cổ phần Bông Miền Bắc
Địa chỉ: Số 6 - Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0913597299 E-mail:
Cơ quan chủ trì: Công ty Cổ phần Bông Miền Bắc
Địa chỉ: Số 6 - Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0439722132 E-mail:

Tổng kinh phí thực hiện: 400.000.000,0 đồng,
Trong đó: - Ngân sách SNKH: 400.000.000,0 đồng ( Năm 2010:
200.000.000,0 đồng; Năm 2011: 200.000.000,0 đồng).

- Thu hồi: 0 đồng




2
2. TÓM TẮT NỘI DUNG VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT
ĐƯỢC TRONG NĂM 2010.
STT Nội dung nghiên cứu Kết quả đạt được
1.
Nghiên cứu và đánh giá thời
gian sinh trưởng và đặc điểm
thực vật học của các giống
tham gia khảo nghiệm
Bảng số liệu về chỉ tiêu sinh trưởng,
đặc điểm thực vật học của các giống:
TGST từ gieo đến tận thu 152 - 162
ngày; 12,1 -15,6 cành quả/cây.
2.
Nghiên cứu và đánh giá tình
hình sâu bệnh hại trên các
giống tham gia khảo nghiệm
Bảng số liệu về mức độ sâu bệnh hại
chính của các giống: 2 giống kháng sâu
xanh gồm: KN06-12 và GM5; 2 giống
kháng rầy xanh: KN06-12 và KN08-5;
2 giống nhiễm bệnh đốm cháy lá và
mốc trắng nhẹ: GM5 và KN06-12.
3.
Đánh giá ảnh hưởng đến

năng suất bông của các giống
khảo nghiệm
Bảng số liệu về năng suất thực thu của
các gống: Tại Sơn La và Điện Biên
KN06-12 (22,23 tạ/ha và 22,05 tạ/ha),
GM5 (20,66 tạ/ha và 20 tạ/ha; Tại Bắc
Giang KN08-5 (22,7 tạ/ha).
4.
Đánh giá chất lượng xơ bông
của các giống tham gia khảo
nghiệm và đề xuất các giống
triển vọng cho sản xuất
Bảng số liệu về chỉ tiêu chất lượng xơ
bông và các giống giới thiệu cho sản
xuất. Khối lượng quả: GM5(4,8-5,1
gam); KN06-12 (4,5-4,7gam). Tỷ lệ
xơ: GM5 (42,9 - 43,2%); KN06-12
(38,8 - 39,1%).
5.
Đánh giá các giống triển
vọng cho từng vùng
- Vùng Sơn La và Điện Biên: Hai giống
KN06-12 và GM5
- Vùng Bắc Giang: Giống KN08-5





3

3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vào những thập niên 80 - 90 của thế kỷ XX, sản xuất bông ở Việt Nam
chủ yếu trồng các giống bông cỏ và các giống bông luồi địa phương có chiều
dài xơ ngắn, năng suất thấp, sản phẩm bông hàng hoá được tạo ra chiếm tỷ lệ
thấp. Hiện nay, với những tiến bộ kỹ thuật của ngành bông, Viện Nghiên cứu
Bông và Phát triển nông nghi
ệp Nha Hố đã nghiên cứu chọn tạo ra các giống
bông lai, nhờ đó đã mở ra một thời kỳ mới cho việc phát triển cây bông. Cây
bông đã có mặt trong cơ cấu cây trồng ở nhiều tỉnh ở khu vực phía Nam và một
số tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc như Thanh Hoá, Bắc Giang, Sơn La,
Điện Biên, Tuyên Quang và Lạng Sơn. Sản xuất bông đã tạo thêm việc làm ổn
định, tăng thu nh
ập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc trồng
bông.
Theo chủ trương của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2015, diện tích bông
của cả nước là 30.000 ha, sản lượng bông xơ đạt 20.000 tấn và tăng lên 76.000
ha diện tích, sản lượng 60.000 tấn vào năm 2020. Thủ Tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 29/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển cây bông vải Việt
Nam đến năm 2015 và định hướng đế
n năm 2020 với mục tiêu phát triển cây
bông vải nhằm đẩy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước
cho ngành Dệt May Việt Nam, từng bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập
siêu, tạo điều kiện cho ngành Dệt May Viêt Nam tăng trưởng và phát triển ổn
định.
Trong những năm gần đây ở phía Bắc Việt Nam trồng các giống bông lai
VN20, VN15 và VN01-2 cho năng suất và chất lượng bông khá, nhưng theo
th
ời gian các giống bông trên cũng bộc lộ một số nhược điểm trong sản xuất
như: giống VN20 còn bị sâu đục quả gây hại và nhiễm bệnh xanh lùn, giống
VN15 khả năng chịu hạn kém hơn giống VN20 và mức chống chịu rầy xanh

thấp. Giống VN01-2 đã khắc phục được một số nhược điểm trên nhưng thường
hay bị bệnh mốc trắng gây hạ
i vào những năm mưa nhiều, ẩm độ cao…nên
năng suất thực tế chưa ổn định.
Việc mở rộng diện tích trồng bông ở phía Bắc còn nhiều hạn chế do phải
dành quỹ đất để trồng nhiều loại cây khác, hơn nữa các giống bông trồng hiện
nay năng suất thực thu còn thấp, hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây bông chưa
cạnh trạ
nh được với một số cây trồng ngắn ngày khác trồng trên cùng chân đất,
nên chưa đủ sức thuyết phục người nông dân. Để sản xuất cây bông ở các tỉnh

4
miền núi phía Bắc ngày càng ổn định và phát triển thì cần thiết phải có bộ giống
phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, có năng suất cao, chất lượng xơ tốt và
chống chịu sâu bệnh. Do đó, công tác khảo nghiệm, trồng thử và đánh giá các
giống bông mới trong và ngoài nước từ đó xác định, lựa chọn được bộ giống
bông tốt, phù hợp với điều kiệ
n đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của mỗi
vùng là rất cần thiết.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Khảo nghiệm một số giống bông trong nước và nhập nội có triển vọng tại
các vùng trồng bông phía Bắc”.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
+ Chọn và giới thiệu các giống bông triển vọng có năng suất cao, chất
lượng xơ tốt, thích h
ợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của một số vùng trồng
bông phía Bắc
.



















5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất bông trên thế giới
Trên thế giới, Ấn Độ là quốc gia đi tiên phong khai thác và sử dụng các
giống bông ưu thế lai với mục đích thương mại. Ngay từ năm 1970, giống bông
lai H4 đã được đưa vào sản xuất tại Ấn Độ; kể từ đó, nhiều giống bông lai mới
lần lượt ra đời và việc sử dụng các gi
ống bông lai trong sản xuất gia tăng rất
nhanh chóng. Nghiên cứu khai thác ưu thế lai trên cây bông rất thành công ở Ấn
Độ, nhiều giống bông lai cùng loài hoặc khác loài đã chứng tỏ ưu thế lai về khả
năng cho năng suất, tính thích nghi, đặc biệt là ưu thế lai về chất lượng xơ bông.
Hiện tại, Ấn Độ là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất bông vải,

n 40% diện tích sản xuất bông của Ấn Độ được trồng bằng các giống lai kinh tế.

Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới cho phép trồng thử nghiệm cây chuyển
gen vào năm 1995. Cây bông chuyển gen Bt được cho phép trồng thương mại ở
Mỹ vào năm 1996 với diện tích ban đầu 0,73 triệu ha, chiếm 14% diện tích. Đến
năm 2001, diện tích trồng bông Bt của Mỹ lên tới 2,08 triệu ha chiếm 34% diện
tích trồng bông toàn đất nướ
c.
Trung Quốc là một trong các quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất và
tiêu thụ bông với đa phần diện tích sản xuất sử dụng chủ yếu là các giống bông
lai chiếm khoảng 50% diện tích. Việc sản xuất hạt giống bông lai ở Trung Quốc
được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp lai thủ công với chi phí sản xuất và
chế biến cho 1 ha giống lai F1 khoảng từ 11.000 - 12.000 USD (tương
đương
180-200 triệu VND); với giá bán 1 kg hạt giống bông lai thương mại trong nước
của Trung Quốc khoảng 9,8 USD (tương đương 155.575VND).
Các tác giả Jenkins, J.N. & ctv (1990) đã nghiên cứu hiệu quả của các vị
trí đậu quả tới năng suất của 8 giống bông Luồi trong điều kiện mật độ 9,5 vạn
cây/ha và thu được kết quả: Số quả thuộc vị trí thứ nhất (P1) của cành quả đóng
góp từ 66 - 75% n
ăng suất; số quả thuộc vị trí thứ hai (P2) của cành quả chiếm
18 - 21% năng suất; số quả thuộc các vị trí còn lại (=P3) của cành quả chiếm 2 -
4% năng suất; số quả thuộc cành đực chỉ đóng góp vào năng suất là 3 - 9%.
Như vậy, các giống bông có ít cành đực và nhiều cành quả sẽ cho tiềm
năng năng suất cao hơn những giống bông có nhiều cành đực và ít cành quả.
Ở Trung Quố
c, cây bông chuyển gen bắt đầu được trồng thương mại vào
năm 1997 với diện tích rất ít (<0,1 triệu ha), chiếm khoảng dưới 1% diện tích.
Tuy nhiên, sau đó diện tích trồng bông Bt kháng sâu của Trung Quốc tăng lên

6
rất nhanh và đến năm 2004 diện tích này đã là 3,7 triệu ha chiếm 66% trong

tổng diện tích trồng bông 5,6 triệu ha và đến nay diện tích trồng bông Bt là 3,8
triệu ha (Clive James, 2007) [11].
Ấn Độ trồng bông Bt sau Trung Quốc 6 năm nhưng đến năm 2007 diện
tích trồng tăng lên 6,2 triệu ha vượt Trung Quốc 2,4 triệu ha (Clive James,
2007). Tại Úc, cây bông biến đổi gen cũng được cho phép trồng khá sớm. Đến
năm 2004, có tới 80 % diện tích trồng của Úc, tương đương 250.000 ha là bông
biến đổ
i gen và năm 2007 đã tăng lên 100.000 ha (Clive James, 2007) [11].
Khi nghiên cứu về sử dụng giống kháng dịch hại, các tác giả đã xác định
được một số đặc tính quý của giống liên quan đến khả năng kháng dịch hại. Ví
dụ, Hussain & Lal (1940) cho rằng, đặc tính cơ bản của giống kháng rầy là ngăn
cản sự đẻ trứng của trưởng thành, ngăn cản khả năng ăn và phát triển của ấu
trùng. Đối v
ới giống bông những đặc điểm về hình thái quan trọng như mật độ
lông trên lá, mức độ dẻo của gân lá, độ dầy của phiến lá, chỗ đính của lông đều
liên quan đến tính kháng rầy. Hầu hết các giống bông có khả năng kháng rầy
xanh cao ở Nam Phi đều có lông đơn, không phân nhánh, chiều dài lông 0,5 mm
và mật độ lông trên lá là 150/cm
2
(Parnell, King & Ruston, 1949). Còn McCarty và
cộng sự (1996) thì cho rằng hàm lượng Gossypol trong cây bông đã làm các nhà
chọn giống quan tâm, vì giống bông có hàm lợng Gossypol cao thường có tính
kháng đối với sâu xanh (Heliothis sp). Tuy nhiên, sự hiện diện của Gossypol
trong hạt bông đã gây một sự bất thuận về kinh tế trong công nghiệp chế biến
dầu ăn. Lukefahr (1982) cũng cho rằng giống bông có chứa Gossypol với hàm l-
ượng cao có khả năng chống lại sự tấn công của Heliothis spp. và nếu kết hợp
với đặ
c tính lá nhẵn thì có thể làm giảm có ý nghĩa mật độ sâu xanh (Lukefahr
& ctv, 1975). Tuy nhiên, những giống bông nêu trên, thường có năng suất kém
hơn những giống bông không có đặc tính kháng, nhưng được phòng trừ bằng

thuốc (Jenkins, 1989).
Tóm lại, những nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã cho thấy các
giống những yếu tố khác nhau trong sản xuất, đồng thời bản thân các giống bông
cũng có những đặc tính chống chịu rất quý. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với
các nhà chọn tạo giống mà còn là cơ sở cho việc khảo nghiệm, đánh giá các giống
để chọn ra giống bông có những đặc tính tốt thích ứng cho từ
ng vùng sản xuất.
Diện tích trồng bông biến đổi gen toàn cầu đến năm 2005 khoảng 10 triệu
ha chiếm trên 30% trong tổng diện tích 32 triệu ha trồng bông toàn thế giới. Các
loại bông biến đổi gen đang được phổ biến là bông kháng sâu, chịu thuốc trừ cỏ

7
và bông vừa kháng sâu, vừa chịu thuốc trừ cỏ. Các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung
Quốc đang trồng bông biến đổi gen nhiều nhất thế giới (Clive James, 2007) [11].
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng bông của một số quốc gia đứng đầu
thế giới trong các niên vụ 2006/07 và 2007/08.
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất bông hạt
(tạ/ha)
Sản lượng bông hạt
(triệu tấn)
Niên vụ

Quốc gia
2006/07 2007/08 2006/07 2007/08 2006/07 2007/08
Trung Quốc 6,0 6,1 23,2 22,5 13,92 13,73
Mỹ 5,2 4,3 12,9 14,1 6,71 6,06
Ấn Độ 9,2 9,5 10 10,9 9,20 10,36
Pakistan 3,3 3,3 13,3 12 4,93 3,69

Uzbekistan 1,4 1,5 16,1 16,6 2,25 2,49
Braxin 1,1 1,2 23,8 23,3 2,62 2,80
Thổ Nhĩ Kỳ 0,6 0,6 20,5 18,8 1,31 1,07
Toàn thế giới 33,8 33,6 13,6 13,8 45,97 46,37
Nguồn: USDA, April 2008, Wrord Agricultural Production. India Cotton Production
and Yield 1994/95 - 2007/08 [14].
Trên thế giới, có gần 100 quốc gia trồng bông, nhưng diện tích trồng lớn
tập trung chủ yếu ở một vài nước. Hơn 3 thập kỷ gần đây, có 4 quốc gia dẫn đầu
về sản lượng bông của thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Pakítan. Ở niên
vụ 2009/2010 cả 4 nước này đóng góp 75% sản lượng bông xơ của thế giới. Đặc
biệt sự gia tăng s
ản lượng bông xơ của Trung Quốc và Ấn Độ làm cho tỷ lệ
đóng góp của Châu Á vào sản lượng bông xơ của thế giới tăng từ 35% ( niên vụ
1980/1981) đến 65% ( niên vụ 2009/2010) ( Babacan và ctv, 2010) [10].
1.2. Tình hình nghiên cứu về giống bông, một số kết quả khảo nghiệm
giống bông và sản xuất bông trong nước
Cây bông là cây ưa nhiều ánh sáng, nó đòi hỏi cường độ ánh sáng cao và
ngày ngắn nhưng có khả năng thích nghi nhanh với ngày dài. Các giống ở

tuyến cao, trồng trong điều kiện ngày dài thường chín sớm hơn các giống nhiệt
đới (Vũ Công Hậu, 1978). Tôn Thất Trình (1974) cho rằng, cây bông Luồi
không có hiện tượng quang chu kỳ. Còn cây bông Hải đảo lại có hiện tượng

8
này. Các giống bông mới nhập vào Việt Nam thuộc chủng bông Luồi nên không
có quang kỳ tính. Nghĩa là có thể nở hoa bất cứ lúc nào, ngày dài hay ngày
ngắn. Tuy nhiên, nếu thiếu ánh sáng, vân lượng nhiều (trời mây mù) thì nụ hoa
và quả non sẽ bị rụng nhiều. Cũng theo Vũ Công Hậu (1962), cùng là giống dài
ngày nhưng những giống có nguồn gốc ở vùng khí hậu khô ráo đem trồng ở
Việt Nam thì tỷ lệ rụng đài cao hơn các giống có nguồn g

ốc ở vùng khí hậu ẩm
ớt. Những giống phản ứng với ánh sáng mạnh nhất cũng là những giống có tỷ lệ
rụng đài nhiều nhất.
Nghiên cứu về khả năng chống chịu của giống bông đối với một số loài
dịch hại, các nhà chọn giống đã khẳng định, giống có nhiều lông, lông dài có
khả năng kháng rầy xanh (Amrasca devastans Distant) cao hơn giống ít lông và
lông ng
ắn (Nguyễn Hữu Bình, Lê Quang Quyến 2001) [ 2 ].
Từ những năm 1990 trở đi, Việt Nam kết hợp nhập nội và thử nghiệm
một số giống lai từ Ấn Độ; đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng ưu thế lai,
tập trung vào các giống lai cùng loài bông Luồi. Kết quả sử dụng giống lai nhập
nội như Bioseed 7 và các giống lai trong nước đầu tiên L18, VN20 và VN35
thành công trong sản xuất, đã góp ph
ần mở rộng diện tích đáng kể và tăng năng
suất từ 0,6 - 0,7 tấn/ha lên 1,0 - 1,2 tấn/ha. Mặc dù các giống bông lai L18,
VN20 và VN35 có ưu thế lai cao về năng suất, chất lượng, có khả năng chống
rầy xanh từ trung bình đến khá nhưng các giống này không có khả năng kháng
sâu xanh đục quả nên năng suất bông này bấp bênh. Do đó, diện tích sản xuất
bông trong giai đoạn này mặc dù có tăng nhưng còn chậm.
Từ 2001 đế
n nay, việc nhập nội nhiều vật liệu có nguồn gen quý như
kháng sâu, kháng rầy, chất lượng xơ tốt đã giúp cho công tác nghiên cứu chọn
tạo giống bông ở nước ta có những bước đột phá mới. Nhiều giống lai mới lần
lượt ra đời và ứng dụng vào sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng hoá bộ
giống sản xuất trên nhiều vùng sinh thái trồng bông của Vi
ệt Nam, trong đó nổi
bật nhất là 2 giống bông lai: VN15, VN01-2. Các giống bông này ngoài khả
năng cho năng suất với ưu thế lai khá cao, chúng còn có khả năng kháng sâu
xanh tốt, trong đó giống VN01-2 bên cạnh khả năng kháng sâu xanh còn kết
hợp được khả năng kháng rầy xanh chích hút. Chính nhờ việc áp dụng nhanh

những tiến bộ mới về giống, kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật đã đóng góp
một phần rấ
t quan trọng giúp cho sản xuất bông hàng hoá trong nước có những
bước tăng trưởng đột phá. Trong những năm qua, các giống mới đã có vai trò
quan trọng trong việc ổn định sản xuất, tăng năng suất và sản lượng bông, cải

9
thiện đáng kể về mặt chất lượng xơ sợi.
Việc sử dụng các giống bông lai trong sản xuất ở Việt Nam trong những
năm qua đã chứng tỏ những đặc điểm ưu việt của nó so với các giống bông
thuần (ưu thế lai về năng suất cao hơn từ 20 - 30%; khả năng kháng sâu bệnh
được cải thiện đáng kể, qua đó gi
ảm chi phí phòng trừ sâu bệnh khoảng 1/3 lần;
các đặc tính về chất lượng xơ được cải tiến rất nhiều đáp ứng yêu cầu về phẩm
chất xơ sợi cho công nghiệp Dệt trong nước), do đó việc chọn tạo, sản xuất và
sử dụng giống bông lai trong nước là giải pháp kỹ thuật cấp thiết, hợp lý và có
cơ sở để duy trì, phục hồi và phát triển sả
n xuất bông trong nước. (Công ty Bông
Việt nam - 2009) [1].
Tại Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố, công tác
khảo nghiệm các giống bông mới được tiến hành hằng năm nhằm tìm ra các
giống tốt, phù hợp với điều kiện sản xuất và điều kiện sinh thái của vùng trồng
bông phía Nam, giới thiệu giống tốt cho sản xuất thử, qua đó chọn được bộ
giống thích hợp cho sản xuất
đại trà. Kết quả khảo nghiệm của Viện cho thấy:
các giống bông lai KN04-2, KN04-1 và KN04-4 có khả năng kháng rầy xanh
tương đương giống VN35 và năng suất tương đương giống VN15. Các giống
KN04-2, KN04-3, KN04-7 và KN04-10 có độ bền xơ lớn hơn 30g/tex. Các giống
bông thuần KS02-63, S02-6, S03-53, S02-13 và S03-46 đều có khả năng kháng
sâu xanh cao, kháng rầy xanh tương đương giống VN01-2 (Viện Nghiên cứu Cây

bông & Cây có sợi, 2004) [5].
Kết quả khảo nghiệm vụ đông xuân 2004 - 2005 của Vi
ện Nghiên cứu
Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố đã kết luận: Cả 3
giống Bollgaurd II, G2G, TQ và N03T-11 đều có khả năng kháng sâu xanh,
trong đó giống Bollgaurd II có khả năng kháng mạnh nhất nhưng lại nhiễm rầy
xanh hơn 2 giống còn lại (Viện Nghiên cứu Cây bông & Cây có sợi, 2004 - 2005)
[6]. Các giống này có thời gian sinh trưởng trung bình, có thân cành gọn và chín
sớm hơn giống VN15, khả năng cho năng suất và chiều dài xơ thấp hơn giống
VN15. Các chỉ tiêu chất lượng xơ còn lại đạt yêu cầu. Phòng Di truyền - Chọn
giống của Viện nghiên cứu bông đã khảo nghiệm một số giống bông của Công
ty NATH SEEDS, qua đó chọn được giống VISHWANATH giới thiệu làm thực
liệu trong lai tạo giống với những ưu điểm: Khả năng kháng rầy xanh cao hơn
giống VN15, quả to, khối lượng quả đạt 6,1g và cho năng suất thực thu cao h
ơn
giống VN15, tỷ lệ xơ đạt 40,8% và chất lượng xơ tốt hơn giống VN15 (Viện
Nghiên cứu và Phát triển cây bông, 2007 [8]. Đến nay, hầu hết các vùng trồng

10
bông của nước ta đều sử dụng giống bông lai trong nước, phổ biến là giống
VN01-2, VN35KS, VN15, VN04-3, VN04-4 Do các giống mới được lai tạo
có nhiều ưu điểm hơn giống cũ nên cơ cấu giống bông trong sản xuất hàng năm
không ngừng thay đổi. Trong sự đa dạng và thường xuyên thay đổi về số lượng
và chất lượng giống trên thị trường, việc khảo nghiệm giống để chọ
n ra giống
tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng là việc làm quan trọng và cần
phải được tiến hành thường xuyên.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, tiến bộ về giống của nước ngoài cũng
đáng để chúng ta quan tâm. Giống bông Wishwanath nhập khẩu từ ấn Độ được
trồng khảo nghiệm ở Sơn La năm 2005 cho năng suất tương đương với giống

VN15 và có một số tính trạng ưu việt hơn (chất lượng xơ tốt hơn, nở quả tập
trung) là dẫn chứng để thấy rằng, công tác giống phục vụ sản xuất cần phải có
sự hợp tác Quốc tế để thúc đẩy nghề trồng bông phát triển.
Để có bộ giống bông phong phú, phù hợp với từng điều kiện khí hậu, tập
quán sản xuất củ
a từng vùng trồng bông ở miền Bắc đòi hỏi cần thiết phải khảo
nghiệm lựa chọn tìm ra các giống bông thuần, bông lai có khả năng thích ứng
rộng, chống chịu sâu bệnh, cho năng suất cao, chất lượng xơ đảm bảo đáp ứng
cho sản xuất trong những năm tới và lâu dài góp phần đáp ứng nguyên liệu xơ
bông cho ngành Dệt - May nước nhà vốn đang phải nhập kh
ẩu trên 90%
Sản xuất bông ở Việt Nam trong những năm gần đây năng suất có phần
cải thiện nhưng diện tích và sản lượng bông hạt giảm đáng kể. Về năng suất, do
phụ thuộc quá lớn về thời tiết nên năng suất bông trồng nhờ nước trời không ổn định.
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng bông Việt Nam từ niên vụ 2005/06 -
2009/10.
Vụ Mưa Vụ Khô Tổng số

Niên vụ
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
DT
(ha)
NS
(tạ/ha)
DT
(ha)
NS

(tạ/ha)
SLBH
(tấn)
Bông

(tấn)
05-06 21.390 832 1.708 2.024 23.098 920 21.254 7.558
06-07 14.145 1.039 1.300 2.000 15.445 1.120 17.300 6.400
07-08 6.830 900 616 1.951 7.446 983 7.324 2.709
08-09 8.171 1.170 500 1.980 8.671 1.216 10.550 3.903
09-10 9.670 1.190 800 1.990 10.800 1.235 13.099 4.865
Ghi chú: DT: diện tích, NS: năng suất, SLBH: sản lượng bông hạt.
Nguồn: Công ty cổ phần Bông Việt nam, tháng 5/2010.
Về diện tích và sản lượng bông giảm do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:
(1)- Năng suất và giá thu mua bông thấp; (2)- Khí hậu, thời tiết thay đổi thất

11
thường với diện tích trồng bông nhờ nước trời chiếm 90% tổng diện tích trồng
bông; (3)- Những hạn chế trong việc thực hiện các qui hoạch phát triển bông;
(4)- Chính sách khuyến khích sản xuất bông chưa phát triển. Hiện nay, diện tích
sản xuất bông hàng năm của Việt Nam dao động khoảng 8-10 nghìn ha (Viện
nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố, 2010 [9].
Chương 2. THỰC NGHIỆM
2.1. Thời gian và địa điểm khảo nghiệ
m
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 đến tháng 12/ 2011.
- Địa điểm nghiên cứu: Tại 3 vùng trồng bông chính ở phía Bắc.
+ Huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La.
+ Huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang.
+ Huyện Điện Biên Đông - tỉnh Điện Biên

2.2. Vật liệu nghiên cứu
STT Giống khảo nghiệm
Nguồn
gốc
Một số đặc điểm chính
1 KN08-5
Trong
nước
- Thân cành trung bình.bình. Lông nhiều và
dày
- Sinh trưởng trung bình, quả nhiều và to.
- Thời gian sinh trưởng khoảng 150 ngày.
2 KN06-12
Trong
nước
- Thân cành trung bình. Lông nhiều và dày
- Sinh trưởng trung bình, quả trung bình.
- Thời gian sinh trưởng khoảng 150 ngày
3 GM5
Trung
Quốc
- Thân cành rậm rạp. Lông ngắn và thưa
- Sinh trưởng khoẻ, quả to. Thời gian sinh
trưởng khoảng 155 ngày (tại vùng An Huy).
4 TMB1
Trong
nước
- Thân cành trung bình. Lông ngắn và thưa
- Sinh trưởng trung bình, quả trung bình.
- Thời gian sinh trưởng khoảng 150 ngày

5 VN36.Pks
Trong
nước
- Thân cành trung bình. Lông nhiều, kháng rầy
- Sinh trưởng trung bình, quả to.
- Thời gian sinh trưởng khoảng 150 ngày

- Kết quả khảo nghiệm trong vụ mưa 2010 tại 3 vùng trồng bông chính ở
miền Bắc cho thấy:

12
+ 2 giống KN06-3; GM3 là những giống cho năng suất thấp, khả năng
kháng rầy xanh trung bình ít phù hợp với các vùng trồng bông phía Bắc nên không
tiếp tục khảo nghiệm.
+ 3 giống KN08-5; KN06-12; GM5 có khả năng chống chịu rầy xanh khá,
cho năng suất thực thu cao hơn hẳn so với 2 giống KN06-3 và GM3. Vì vậy, chúng
tôi tiếp tục khảo nghiệm 3 giống KN08-5; KN06-12; GM5 trong vụ mưa 2011.
- Năm 2011: Tiếp tục khảo nghiệm thêm 2 giống bông thuần mới tri
ển
vọng: i; Giống TMB1 là giống triển vọng được lựa chọn từ thực hiện dự án
giống giai đoạn 2009 - 2010 ở phía Bắc; ii; Giống VN36.PKS (là giống bông
thuần triển vọng của Viện nghiên cứu cây Bông & Phát triển Nông nghiệp Nha Hố).
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các giống bông khảo nghiệm.
- Tình hình sâu, bệnh hại chính trên các giống bông và khả năng thích
ứng, khả n
ăng chống chịu của các giống.
- Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất bông hạt của các giống.
- Chất lượng xơ bông của các giống bông khảo nghiệm.
- Đánh giá, lựa chọn và giới thiệu giống triển vọng cho sản xuất

2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập: Thu thập các tài liệu có liên quan để phân tích
đánh giá: Số liệu khí tượng…
- Phương pháp kế thừa: Tham khảo các tài liệ
u, cá kết quả đã nghiên cứu
để làm cơ sở, căn cứ khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng (theo tiêu chuẩn ngành:
10TCN 911:2006) như sau:
Mỗi vùng khảo nghiệm chọn một khu đất đại diện cho vùng để bố trí thí
nghiệm khảo nghiệm giống bông.
+ Bố trí thí nghiệm 3 lần nhắc lại, theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD:
Radomized Complete Block Design) (Theo tài liệu dẫn của Nguyễn Thị
Lan,
Phạm Tiến Dũng; 2006) [3]
LN1 1 2 3 4 5 Đ/C
LN2 2 5 Đ/C 3 4 1
LN3 Đ/C 1 2 5 3 4

13
+ Diện tích ô: 32 m
2
, mỗi ô gồm 5 hàng, mỗi hàng dài 10 m và rộng 0,8 m.
+ Khoảng cách & mật độ: 0,8 x 0,3m/cây, tương ứng 4,2 vạn cây/ha.
2.5. Phương pháp theo dõi và các chỉ tiêu theo dõi
- Tỷ lệ mọc ngoài đồng (theo dõi cả ô).
- Thời gian sinh trưởng: theo dõi trên các cây đủ tiêu chuẩn ở hàng giữa
(còn thân chính, không bị cụt ngọn, không bị bệnh xanh lùn, không mất nụ ở
lóng thứ nhất của cành quả thứ nhất). Trường hợp tất cả các cây bị mất nụ ở lóng
thứ nh
ất trên cành quả thứ nhất thì theo dõi ở lóng thứ 2 của cành quả thứ nhất.

+ Thời gian sinh trưởng từ gieo đến nụ: Số ngày từ khi gieo đến 50% số
cây theo dõi có nụ đầu tiên.
+ Thời gian sinh trưởng từ gieo đến cây nở quả: Số ngày từ khi gieo đến
50% số cây theo dõi có quả ở đốt thứ nhất của cành quả thứ nhất nở.
+ Thời gian sinh trưởng từ gieo đến tận thu: Số ngày từ khi gieo
đến khi
có 95% số quả của các cây ở 2 hàng giữa nở.
- Chiều cao cây, chiều dài cành quả dài nhất, số cành quả và số cành
đực/cây: Theo dõi sau khi ô đã đạt 50% số cây có quả trên đốt thứ nhất thuộc
cành quả thứ nhất nở được 3-5 ngày (gọi tắt là giai đoạn nở quả). Mỗi ô chọn 10
cây đủ tiêu chuẩn và đại diện cho ô (còn thân chính, không bị cụt ngọn, không
bị bệnh xanh lùn) cố định các cây này để theo dõi các ch
ỉ tiêu này và số
quả/cây.
- Sâu xanh: Theo dõi tất cả các ô, mỗi ô chọn 10 cây ở 1 trong 2 hàng giữa
để theo dõi trứng, sâu tuổi nhỏ và tuổi lớn vào 2 thời kỳ 30 và 40 ngày sau gieo.
- Rầy xanh: Phân cấp rầy xanh theo tiêu chuẩn 5 cấp của Viện Nghiên
cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố như sau:
* Cấp 0: Cây không bị hại
* Cấp 1: Rìa lá chớm bị cong
* Cấp 2: 1/4 số lá trên cây bị cong
* Cấp 3: 1/3 số lá trên cây bị cong và chuyển màu vàng
* Cấp 4: 1/2 số lá trên cây bị cong vàng và chớm
đỏ
* Cấp 5: Trên 50% lá bị cong nhiều, chuyển màu đỏ, lá bị cháy
Đánh giá cấp rầy hại trên 2 hàng giữa, ở giai đoạn 70 và 90 ngày sau gieo

14
(đánh giá trước khi phun thuốc trừ rầy).
- Bệnh đốm cháy lá và mốc trắng: Theo dõi trên 2 hàng giữa. Đánh giá tỷ

lệ và chỉ số bệnh 2 lần: Lần 1 ngay trước khi thí nghiệm có ít nhất 1 ô phải xử lý
thuốc (hoặc vào giai đoạn 70 - 75 NSG), lần 2: giai đoạn 90- 95 NSG.
- Tỷ lệ bệnh xanh lùn giai đoạn 70 ngày sau gieo, theo dõi cả ô.
Tính tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh: Theo Đường Hồng Dật (1979); V
ũ Triệu
Mân và Lê Lương Tề (1998) . Công thức tính như sau:
Số lá bị bệnh (hoặc cây bị bệnh)
+ TLB (%) = x 100
Tổng số lá điều tra (hoặc cây điều tra)

5n
5
+ 4n
4
+ 3n
3
+ 2n
2
+ n
1

+ CSB (%) = x 100
5N
Trong đó:
n
1
n
5
:


Số lá (cây) bị bệnh ở cấp tương ứng.
N: Tổng số lá (cây) điều tra.
Phân cấp bệnh theo tiêu chuẩn 5 cấp của Viện Nghiên cứu Bông và Phát
triển nông nghiệp Nha Hố.
- Mật độ cây giai đoạn nở quả (theo dõi cả ô).
- Số quả/cây giai đoạn nở quả (theo dõi trên 10 cây đã chọn).
Cân xác định khối lượng quả: Mỗi mẫu lấy 100 quả ở giữa tán cây, phơi
khô, cân 100 quả và tính trung bình. Mỗi lần nhắc lại 3 mẫu.
- Chất lượng xơ: Phân tích tại Trung tâm Khảo kỉêm nghiệm giống cây
trồng và chất lượng xơ - Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha
Hố về các chỉ tiêu chính: Chiều dài xơ (mm), tỷ lệ xơ (%), độ đều xơ (%), độ
mịn xơ (mic), độ chín xơ (%), độ bền xơ (g/tex)
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = số quả/cây ×
số cây/m
2
giai đoạn nở quả ×
khối lượng quả.
- Năng suất bông hạt thực tế (tạ/ha): Năng suất thu hoạch cả ô thí nghiệm.

15
- Thu mẫu bông: Mỗi ô thu 1 mẫu 30 quả ở vị trí thứ 1-2 của cành quả
thứ 4 đến thứ 6, bông trắng nở thoát, không bị sâu, bệnh, không bị ố vàng do
mưa (thu trên những cây đại diện cho ô ở 2 hàng giữa). Mẫu phải có biển ký
hiệu, ghi rõ tên thí nghiệm, địa điểm, vụ, năm, công thức, số quả thu, ngày thu
mẫu. Phải phơi mẫu cho khô ngay sau khi thu. Tất cả các mẫu của thí nghiệm
được đự
ng trong 1 túi, có biển ghi chi tiết về tên thí nghiệm, địa điểm, tổng số mẫu.
2.6. Biện pháp kỹ thuật canh tác trong thí nghiệm
- Chuẩn bị đất:
Phát và đốt sạch tàn dư cây trồng vụ trước vào tháng 2/2011. Phun thuốc

trừ cỏ Bravo 480 SL với lượng 2,0 lít thuốc/ha trước khi làm đất 10 ngày.
Sau khi cỏ chết tiến hành xới xáo đất cho tơi, vơ sạch tàn dư cây cỏ để từng
đống rồi đốt và làm đất cu
ốc, xới xáo, rạch hàng.
- Thời vụ gieo: Từ ngày 16 - 19/5/2011. Trong đó, thí nghiệm tại Điện
Biên gieo ngày 16/5/2011; tại Sơn La gieo ngày 18/5/2011 và tại Bắc Giang
gieo ngày 19/5/2011.
- Chăm sóc :
* Sau gieo 7 ngày kiểm tra thí nghiệm, hốc nào không mọc phải dặm
bằng hạt ngay khi đất còn ẩm để đảm bảo mật độ cây.
* Khi cây bông có 4 lá thật (khoảng 25 - 30 ngày sau gieo) tiến hành
kiểm tra, hốc nào có 2 cây thì nhỏ bỏ, chỉ để mỗi hốc 1 cây.
* Làm cỏ đợt 1: sau gieo 30 - 35 ngày. Tiế
n hành làm cỏ, xới xáo kết hợp
bón phân thúc lần 1 và vun gốc.
* Làm cỏ đợt 2: sau gieo 50 - 55 ngày. Làm cỏ, xới xáo kết hợp bón phân
thúc lần 2 và vun gốc.
* Làm cỏ đợt 3: Làm cỏ bổ sung kết hợp bón phân thúc bổ sung để đảm
bảo ruộng bông sạch cỏ và tốt đều.
- Bón phân: Lượng phân bón tính cho 1 ha: 600kg NPK (5:10:3) + 200 kg
đạm Urê + 70 KCl (tương ứng với nền phân bón 122N + 60P
2
O
5
+ 60K
2
O).
* Bón phân lần 1: Bón lót trước khi gieo hạt 400 kg NPK + 20 kg KCL.
* Bón phân lần 2: Bón sau gieo 30 - 35 ngày, bón thúc 200 kg NPK + 80
kg phân đạm + 25 kg KCL.

* Bón phân lần 3: Bón sau gieo 50 - 55 ngày, bón thúc lượng phân còn lại.
- Phòng trừ sâu bệnh:

16
+ Rầy xanh: Giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi, nếu rầy xanh xuất hiện và
gây hại ở cấp 2 thì phun trừ bằng thuốc Actara 25WG
+ Bệnh đốm cháy lá: Phun phòng bằng thuốc Anvil 5SC vào giai
đoạn cây bông đạt 70 - 80 ngày tuổi.
Các biện pháp canh tác và bảo vệ thực vật khác được áp dụng theo tiêu
chuẩn ngành (10TCN 901: 2006).
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu thí nghiệm khảo nghiệm được tính toán và xử lý thống kê
trên máy vi tính với phần mềm chuyên dụng MSTATC và ch
ương trình
Excel 5.0.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống bông khảo nghiệm
3.1.1. Tỷ lệ mọc ngoài đồng của các giống bông khảo nghiệm
Khảo nghiệm giống trong điều kiện sản xuất rất cần quan tâm đến chỉ tiêu
tỷ lệ mọc trên đồng ruộng bởi đây là chỉ tiêu quyết định đến mậ
t độ cây và ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất ô, năng suất thực thu trên đồng ruộng. Bên cạnh
các chỉ tiêu khác, việc xác định được tỷ lệ mọc trên đồng ruộng của các giống sẽ
đánh giá được khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của cây bông ở
giai đoạn mọc mầm.
Bảng 3. Tỷ lệ mọ
c ngoài đồng của các giống bông khảo nghiệm trong năm
2011, tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Tỷ lệ mọc ngoài đồng (%)

Tên giống
Sơn La Bắc Giang Điện Biên
KN08-5 89,2 88,0 89,5
KN06-12 90,5 90,2 89,0
GM5 91,6 90,8 88,8
TMB1 90,0 88,5 89,4
VN36.P
ks
87,4 87,0 88,2
Đ/C(VN15) 89,5 88,2 87,6
CV% 6,5 7,2 7,6
LSD
0,05
1,7 1,5 1,6


17
Nghiên cứu tỷ lệ mọc ngoài đồng của các giống bông cho thấy:
Ở cả 3 vùng khảo nghiệm các giống đều có tỷ lệ mọc khá cao (87,4 -
91,6% tại Sơn La; 87- 90,8% tại Bắc Giang và 87,6 - 99,4% tại Điện Biên).
Giống đối chứng VN15 có tỷ lệ mọc ngoài đồng đạt 87,6 - 89,5%. Các giống
khảo nghiệm đều có tỷ lệ mọc ngoài đồng đạt từ 87,4 - 91,6 %, điều này cho
thấy các giống có khả nă
ng mọc mầm tốt, đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong
điều kiện trồng bông nhờ nước trời (bông trồng trong vụ mưa).
Ở vùng Sơn La và Bắc Giang, tỷ lệ mọc trên đồng của giống
GM5 và
KN06-12 cao hơn so với các giống
khác tham gia khảo nghiệm còn lại và cao
hơn so với đối chứng. Ở vùng Điện Biên, tỷ lệ mọc của các giống khảo nghiệm

tương đương nhau (88,2-89,5%) và tương đương với đối chứng VN15 (87,6%).
Biểu đồ biễu diễn tỷ lệ mọc trên đồng ruộng của các giống bông
84
85
86
87
88
89
90
91
92
KN08-5 KN06-12 GM5 TMB1 VN36.Pks Đ/C
Giống
Tỷ lệ mọc (%)
Sơn La Bắc Giang Điện Biên

Hình 1: Biễu diễn tỷ lệ mọc trên đồng ruộng của các giống bông khảo nghiệm

3.1.2. Thời gian sinh trưởng của các giống bông qua các giai đoạn
Thời gian sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng và đặc
trưng cho từng giống. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn phụ thuộc vào
đặc điểm của từng giống và điều kiện ngoại cảnh. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu
này được chúng tôi trình bày ở bảng 4 và biểu đồ ở hình 1.
- Thời gian từ gieo đến 50% số cây có nụ:
Ở vùng Sơn La, các giống
TMB1, KN08-5 và KN06-12 có thời gian từ gieo đến 50% số cây có nụ (35,5 -
36,0 ngày) tương đương với giống đối chứng (35,5 ngày). Hai giống VN36.PKS

18
và GM5 có thời gian từ gieo đến có nụ 50% dài hơn các giống trên và đối chứng

(37,3 ngày đối với VN36.PKS và 38,5 ngày đối với GM5).
Bảng 4. Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống bông khảo nghiệm
trong năm 2011 tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Thời gian từ gieo đến (ngày)
Vùng
khảo
nghiệm
Tên giống
có nụ 50%
nở hoa
50%
nở quả
50%
Tận thu
KN08-5 36,0 56,5 118,0 156,0
KN06-12 35,6 55,3 116,5 156,5
GM5 38,5 60,5 120,0 160,3
TMB1 35,5 57,0 117,2 156,4
VN36.P
ks
37,3 58,2 120,5 156,8
Đ/C(VN15) 35,5 55,2 116,3 153,5
CV% 6,4 9,1 9,4 6,5


Sơn La


LSD
0,05

3,6 3,0 3,9 4,3
KN08-5 37,2 56,3 118,4 157,0
KN06-12 37,0 55,0 118,0 155,6
GM5 39,0 60,8 120,0 160,4
TMB1 36,5 57,0 118,5 158,5
VN36.P
ks
37,3 57,6 120,0 159,8
Đ/C(VN15) 36,6 56,2 118,2 155,5
CV% 8,9 9,3 10,1 8,5



Bắc
Giang


LSD
0,05
2,4 4,5 4,7 4,4
KN08-5 37,0 59,9 121,7 158,3
KN06-12 36,8 57,6 119,6 156,6
GM5 38,8 60,3 122,7 159,5
TMB1 36,5 57,2 119,2 157,6
VN36.P
ks
37,5 58,8 121,5 157,0
Đ/C(VN15) 36,5 57,9 120,0 155,3
CV% 8,0 9,5 8,9 7,8




Điện Biên


LSD
0,05
2,9 4,1 4,3 4,5

Ở vùng Bắc Giang, thời gian từ gieo đến nụ của giống GM5 dài nhất (39
ngày) và dài hơn đối chứng (36,6 ngày), giống KN08-5, TMB1, KN06-12 và

19
VN36.PKS có thời gian từ gieo đến có nụ 50% dao động từ 36,5 - 37,3 ngày,
tương đương giống đối chứng. Ở vùng Điện Biên, giống GM5 có thời gian từ
gieo đến có nụ 50% dài nhất (38,8 ngày), các giống còn lại tương đương nhau
(giao động từ 36,8 - 37,5 ngày), đồng thời cũng tương đương với giống đối
chứng (36,5 ngày).
- Thời gian từ gieo đến 50% số cây có hoa đầu tiên nở: Giống GM5 có
thời gian từ gieo đến 50% số cây có hoa đầ
u tiên nở dài nhất ở cả 3 vùng khảo
nghiệm (60,5 ngày ở Sơn La; 60,8 ngày ở Bắc Giang; 60,3 ngày ở Điện Biên)
và dài hơn so với giống đối chứng (55,2 - 57,9 ngày), tiếp đến là giống
VN36.PKS (58,2 ngày ở Sơn La; 57,6 ngày ở Bắc Giang; 58,8 ngày ở Điện
Biên), các giống KN06-12, KN08-5 và TMB1 tương đương với đối chứng.
Tóm lại: Trong số các giống khảo nghiệm ở tại 3 vùng Sơn La, Bắc
Giang và Điện Biên, giống GM5 có thời gian sinh tr
ưởng qua các giai đoạn và
đến tận thu đều dài hơn các giống còn lại (Biểu đồ ở hình 4) và dài hơn so với
giống đối chứng, điều này cũng phù hợp với kết quả theo dõi năm 2010 ở tại 2

vùng Bắc Giang và Điện Biên. Các giống KN06-12, KN08-5, TMB1 và
VN36.PKS có thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn ngắn hơn giống GM5 và
chênh lệch không nhiều so với giống đối chứng.
Biểu đồ biểu diễn thời gian sinh trưởng từ gieo đến tận thu của
các giống bông
150
152
154
156
158
160
162
KN08-5 KN06-12 GM5 TMB1 VN36.Pks Đ/C
Giống
TGST (ngày)
Sơn La Bắc Giang Điện Biên

Hình 2: Biểu diễn thời gian từ gieo đến tận thu của các giống bông khảo nghiệm
3.1.3. Một số đặc điểm nông học của các giống bông tham gia khảo nghiệm

20
Các giống khác nhau có đặc điểm thực vật học khác nhau, đó là đặc trưng
riêng của từng giống. Dựa vào đặc điểm thực vật học chúng ta có thể phân biệt
được các giống cũng như nắm được tình hình sinh trưởng, phát triển của cây.
Trong mỗi điều kiện khác nhau, các đặc tính đó biểu hiện ở các mức độ không
giống nhau.
Tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu chính về
đặc điểm thực vật học của các
giống khảo nghiệm ở các vùng trong điều kiện phụ thuộc nước trời, kết quả
được trình bày ở bảng 5 và biểu đồ ở hình 3, 4 và 5.

Bảng 5. Một số đặc điểm nông học của các giống tham gia khảo nghiệm trong
năm 2011 tại các tỉnh phía Bắc

Vùng
khảo
nghiệm
Tên giống
Chiều cao
cây
(cm)
Số cành
đực/cây
(cành)
Số cành
quả/cây
(cành)
Chiều dài
cành quả
dài nhất
(cm)
KN08-5 121,8 1,9 14,2 34,7
KN06-12 125,0 2,0 14,8 38,8
GM5 149,5 2,8 13,6 49,0
TMB1 115,3 1,8 13,1 36,6
VN36.P
ks
145,5 2,5 13,4 41,3
Đ/C(VN15) 120,4 2,1 14,9 38,5
CV% 8,4 9,7 5,8 4,4
Sơn La

LSD
0,05
3,1 0,4 1,0 2,1
KN08-5 116,8 2,0 14,6 33,7
KN06-12 115,3 2,1 14,7 40,2
GM5 136,5 2,5 13,5 48,3
TMB1 112,3 1,9 12,5 36,5
VN36.P
ks
128,5 2,5 13,8 39,8
Đ/C(VN15) 115,8 2,2 14,5 38,6
CV% 7,3 5,9 5,1 4,5
Bắc Giang
LSD
0,05
3,4 0,5 0,9 1,5
KN08-5 127,6 1,9 14,5 33,6
KN06-12 128,0 2,0 15,0 39,8
GM5 144,5 2,9 13,3 49,5
TMB1 120,3 1,9 12,8 35,5
VN36.P
ks
125,8 2,5 13,4 39,0
Đ/C(VN15) 122,2 2,3 14,2 38,7
CV% 9,1 6,4 5,3 8,7

Điện Biên

LSD
0,05

3,2 0,5 0,8 2,5


21
- Chiều cao cây của các giống khảo nghiệm: Chiều cao cây được đo từ
đốt mang lá sò tới đỉnh sinh trưởng của thân chính. Chiều cao cây là một chỉ
tiêu phản ánh rất rõ tình hình sinh trưởng của cây bông. Cây cao, lóng ngắn thì
số đốt trên thân tăng do đó số cành/cây, số quả/cây tăng góp phần nâng cao
năng suất. Các giống khảo nghiệm tại các vùng có chiều cao cây khá khác biệt.
+ Tại Sơn La, chiều cao cây của các giống dao động từ 121,8 cm đến
149,5 cm. Gi
ống GM5 và VN36.PKS có chiều cao cây cao (149,5 cm và 145,5
cm) và cao hơn so với giống đối chứng (120,4 cm), tiếp đến là giống KN06-12
(125 cm), giống KN08-5 (121,8 cm) có chiều cao tương đương giống đối
chứng. Giống TMB1 là giống có chiều cao cây thấp nhất (115,3cm) và thấp hơn
so với giống đối chứng.
+ Tại Bắc Giang: Giống TMB1 có chiều cao cây thấp nhất (chỉ đạt
112,3cm), thấp hơn so với giống đối chứng (115,8 cm). Chiều cao cây của các
giống KN08-5 (116,8 cm), KN06-12 (115,3 cm) tương đươ
ng nhau và tương
đương với đối chứng. Giống VN36.PKS có chiều cao cây (128,5 cm) cao hơn
so với các giống nêu trên và cao hơn đối chứng. Giống GM5 có chiều cao cây
cao nhất (136,5 cm).
+ Tại Điện Biên: Cũng như hai vùng Bắc Giang và Sơn La, giống GM5
có chiều cao cây cao nhất (144,5 cm), cao hơn hẳn so với giống đối chứng
(122,2 cm). Tiếp đến là 2 giống có chiều cao cây cao hơn đối chứng, KN08-5
(127,6 cm) và KN06-12 (128 cm). Giống VN36.PKS có chiều cao cây (125,8
cm) cao hơn so với giống TMB1 (120,3 cm) và tương đương giố
ng đối chứng
(122,2 cm).

- Số cành đực/cây: Cành đực không trực tiếp mang quả nhưng nó làm
nhiệm vụ tổng hợp chất hữu cơ dự trữ để nuôi cây. Từ cành đực cho cành cấp
hai là cành quả, khi đó nó sẽ làm tăng năng suất của cây bông. Trong điều kiện
thâm canh, trồng với mật độ cao thì những giống có ít cành đực sẽ cho năng
suất cao và giảm bớt công tỉa cành đực. Trong điề
u kiện canh tác bình thường,
mật độ thấp hoặc điều kiện bất thuận thì các cành đực đóng góp không nhỏ vào
năng suất, nó có thể đóng góp trên 20% năng suất. Tuỳ điều kiện canh tác mà ta
chọn những giống có số cành đực/cây cho phù hợp. Số liệu bảng 8 cho thấy ở cả
3 vùng khảo nghiệm, giống TMB1 và KN08-5 có số cành đực/cây ít nhất (1,8 -
1,9 cành/cây đối với giống TMB1 và 1,9 - 2,0 cành/cây đối với gi
ống KN08-5).
Giống KN06-12 có số cành đực trung bình (2 - 2,1 cành/cây) ít hơn so với giống
đối chứng (2,0 - 2,3 cành). Giống GM5 có số cành đực/cây nhiều hơn các giống
còn lại (trung bình có 2,5 - 2,9 cành).

×