Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

nghiên cứu chọn tạo giống vừng mới bằng phương pháp lai hữu tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 73 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG VỪNG MỚI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH






Mã số đề tài: 198.RD/2009/HĐ-KHCN
Chủ trì thực hiện: KS. Nguyễn Thị Hoài Trâm









9164




TP. HỒ CHÍ MINH, 12/ 2011


i
BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU DẦU VÀ CÂY CÓ DẦU










BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG VỪNG MỚI
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI HỮU TÍNH




Thực hiện theo Hợp đồng đặt hàng sản xuất và cung cấp dịch vụ
sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
số 198.RD/HĐ-KHCN ngày 16/03/2009 giữa
Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu




Chủ trì thực hiện: KS. Nguyễn Thị Hoài Trâm

Tham gia thực hiện: KS. Tạ Hùng
KS. Trần Ngọc Thông
KS. Lương Hiệp
KTV. Đinh Viết Toản






TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/ 2011

ii
LỜI NÓI ĐẦU

Cây vừng là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng
cao và được biết đến như là một loài cây lấy hạt có dầu quan trọng và lâu đời nhất trên
thế giới, hạt vừng có hàm lượng dầu và protein cao. Bên cạnh đó cây vừng còn có giá
trị dinh dưỡng, sinh lý học và dầu vừng có tính oxy hóa cao nên khó bị ôi so với các
loại dầu khác. Cây vừng có lợi thế hơn so với các loại cây trồng khác do dễ trồng, có

khả năng sinh tr
ưởng phát triển tốt ở điều kiện nắng nóng khô hạn. Vừng có tính
chống chịu tốt, có thể gieo trồng trên đất xấu, đất thiếu nước, ít đòi hỏi vật tư phân
bón. Thời gian sinh trưởng của vừng ngắn, khoảng 70 – 80 ngày, thích hợp cho việc
thâm canh, tăng vụ. Có thể nói vừng là một trong những cây trồng quan trọng trong
chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Hiện nay, cây vừng đang đượ
c nhà nước khuyến khích
phát triển mở rộng nhằm giảm bớt lượng hạt vừng nhập khẩu gần 90% từ nước ngoài
để chế biến dầu ăn. Theo quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam giai đoạn
2001-2010 và tầm nhìn 2020 đã được Bộ Công Thương phê duyệt thì đến năm 2010
diện tích trồng vừng phải đạt 58.100ha.
Kết quả nghiên cứu về cây vừng trong những n
ăm trước đây ở nước ta còn ít,
chưa nghiên cứu tập trung về giống, kỹ thuật canh tác và các biện pháp phòng trừ bệnh
mà chỉ nghiên cứu nhỏ lẻ trên những vùng đất chuyên canh cây vừng. Các nghiên cứu
về giống ít được bổ sung mới. Diện tích vừng cả nước có xu hướng tăng chậm, khu
vực Đông Nam Bộ lại giảm dần do không có giống cho năng suất và hàm lượng dầu
cao mà đa số s
ử dụng các giống vừng địa phương là chính. Những giống vừng địa
phương thì bị thoái hóa, lẫn tạp do bà con nông dân cất giữ từ vụ trước hay mua giống
tại chợ không kiểm tra chất lượng giống trước khi gieo dẫn đến năng suất thấp, cây dễ
bị sâu bệnh. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế trồng vừng ngày càng cao do lợi nhuận thu
được từ giá vừng bán ra tương đương với các loại cây tr
ồng khác như: lạc, bắp….mặt
khác vì thời gian sinh trưởng ngắn lại dễ trồng nên cây vừng rất thích hợp trong việc
thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, nhất là trên đất
trồng lúa. Để đồng thời giải quyết những vấn đề trên chúng tôi thực hiện đề tài: “
Nghiên cứu chọn tạo giống vừng mới bằng phương pháp lai hữu tính”.

iii

MỤC LỤC
Mục trang
LỜI NÓI ĐẦU ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC BẢNG v
KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT vi
TÓM TẮT ĐỀ TÀI vii
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
1.1. Tình hình nghiên cứu vừng trong nước 2
1.2. Tình hình nghiên cứu vừng ngoài nước 4
CHƯƠNG 2. THỰC NGHI
ỆM 6
2.1 Nội dung nghiên cứu 6
2.2 Phương pháp nghiên cứu 6
2.2.1 Năm 2009 6
2.2.2 Năm 2010 7
2.2.3 Năm 2011 7
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 9
3.1 Kết quả thực hiện năm 2011 9
3.1.1 Đánh giá các dòng thế hệ F5 và so sánh sơ bộ các dòng ưu tú chọn từ các
quần thể lai 9
3.1.2 So sánh chính quy các dòng ưu tú 12
3.1.3 Kh
ảo nghiệm cơ bản các giống triển 15
3.1.3.1 Khảo nghiệm cơ bản 2 giống triển vọng tại Cần Thơ và Tây Ninh 15
3.1.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các giống thí nghiệm 16
3.2 Kết quả thực hiện 3 năm 2009 - 2011 17

3.2.1 Thu thập các mẫu giống vừng làm vật liệu khởi đầu 17
3.2.1.1 So sánh, chọn giống bố mẹ 18
3.2.2 Chọn tạo giống mớ
i bằng phương pháp lai hữu tính 22
3.2.2.1 So sánh, chọn giống bố mẹ 22
3.2.2.2 Chọn tạo giống mới bằng phương pháp lai hữu tính 23
3.2.2.3 So sánh thế hệ lai F1 24
3.2.3 Chọn lọc dòng thuần qua thế hệ F2 26
3.2.4 Chọn lọc dòng thuần qua thế hệ F3 28
3.2.6 So sánh sơ bộ các dòng được chọn lọc từ nguồn vật liệu tự nhiên 32
3.2.7 Đánh giá các dòng thế hệ F5 và so sánh sơ bộ các dòng
ưu tú chọn từ các
quần thể lai 34
3.2.8 So sánh chính quy các dòng ưu tú 37
3.2.9 Khảo nghiệm cơ bản 2 giống triển vọng tại Cần Thơ và Tây Ninh, đánh giá
hiệu quả kinh tế 40
3.2.9.1 Khảo nghiệm cơ bản 2 giống triển vọng tại Cần Thơ và Tây Ninh 40
3.2.9.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các giống thí nghiệm 42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44

i
v
KẾT LUẬN 44
KIẾN NGHỊ 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 49



v

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc tính nông sinh học của các dòng vừng 10
Bảng 3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vừng thế hệ F5 và chọn lọc tự nhiên11
Bảng 3.3 Đặc tính nông sinh học của các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011 12
Bảng 3.4 Các yếu tố cấu thành năng suất các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011 13
Bảng 3.5 Năng suất của các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011 14
Bảng 3.6 Đặc tính nông sinh học của hai dòng vừng triển vọ
ng 15
Bảng 3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất của hai dòng vừng triển vọng 16
Bảng 3.8 Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư cho 1 ha vừng của 3 giống vừng thí 17
Bảng 3.9 Sơ bộ tính toán so sánh hiệu quả kinh tế của 3 giống thí nghiệm 17
Bảng 3.10 Các chỉ tiêu nông sinh học của các giống vừng được trồng vụ hè thu năm 2009 tại
Gò Dầu – Tây Ninh 18
Bảng 3.11 Các yếu tố cấu thành năng suất củ
a các giống vừng trồng vụ hè thu năm 2009 tại
Gò Dầu – Tây Ninh 19
Bảng 3.12 Kết quả phân tích hàm lượng dầu, protein và thành phần axit béo của các
dòng/giống vừng 21
Bảng 3.13 Đánh giá các đặc tính nông sinh học của các giống bố mẹ 22
Bảng 3.14 Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống bố mẹ 23
Bảng 3.15 Một số chỉ tiêu ghi nhận được trong quá trình lai vừng 23
Bảng 3.16 Một số chỉ tiêu nông sinh học c
ủa tổ hợp lai thế hệ F1 vụ thu đông 2009 24
Bảng 3.17 Các yếu tố cấu thành năng suất của tổ hợp F1 26
Bảng 3.18 Chỉ tiêu nông sinh học của 20 cá thể ưu tú F2 vụ Đông Xuân 2009-2010 27
Bảng 3.19 Các yếu tố cấu thành năng suất của các cá thể ưu tú ở thế hệ F2 28
Bảng 3.20 Chỉ tiêu nông sinh học của 20 cá thể ưu tú F 3 vụ Xuân Hè 2010 29
Bảng 3.21 Các yếu tố cấu thành năng su
ất của 20 cá thể ưu tú thế hệ F3 vụ Xuân Hè 2010 30

Bảng 3.22 Các yếu tố nông sinh học của 20 dòng ưu tú F4 vụ Hè Thu 2010 31
Bảng 3.23 Các yếu tố cấu thành năng suất của 20 dòng ưu tú F4 32
Bảng 3.24 Đặc tính nông sinh học của các dòng vừng 33
Bảng 3.25 Những yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vừng 34
Bảng 3.26 Đặc tính nông sinh học của các dòng vừng 35
Bảng 3.27 Các yếu tố cấu thành năng suất củ
a các dòng vừng thế hệ F5 và chọn lọc tự nhiên
37
Bảng 3.28 Đặc tính nông sinh học của các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011 38
Bảng 3.29 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011 39
Bảng 3.30 Năng suất của các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011 40
Bảng 3.31 Đặc tính nông sinh học của hai dòng vừng triển vọng 41
Bảng 3.32 Các yếu tố cấu thành năng suất của hai dòng vừng triển vọ
ng 41
Bảng 3.33 Sơ bộ tính toán chi phí đầu tư cho 1 ha vừng của 3 giống vừng thí nghiệm 42
Bảng 3.34 Sơ bộ tính toán so sánh hiệu quả kinh tế của 3 giống thí nghiệm 42
Bảng 3.35 Một số sâu hại vừng trên ruộng thí nghiệm 43
Bảng 4. Khí hậu thời tiết tại Tây Ninh tháng 02 – 10/2010 49
Bảng 5. Khí hậu thời tiết tại Tây Ninh tháng 01 – 6/2011 50


vi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Diễn biến lượng mưa và số giờ nắng trong thời vụ trồng vừng, trên địa bàn
nghiên cứu 49
Biểu đồ 2: Diễn biến lượng mưa và số giờ nắng trong năm 2010 50
Biểu đồ 3: Diễn biến lượng mưa và số giờ nắng trong năm 2011 50



KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT


CCC Chiều cao cây
CCĐQ Chiều cao đóng quả
H
2
Hệ số di truyền nghĩa rộng
h
2
Hệ số di truyền nghĩa hẹp
h
p
Độ trội
HB Ưu thế lai tuyệt đối
KNPH Khả năng phối hợp
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
P 1000 hạt Trọng lượng 1000 hạt
SH Ưu thế lai chuẩn
TBNS Trung bình năng suất
TGRH Thời gian ra hoa
TGST Thời gian sinh trưởng

vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống vừng (Sesamum indicum L.) mới bằng
phương pháp lai hữu tính” đã được tiến hành tại ấp Phước Hội, xã Phước Thạnh,
huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2011. Mục tiêu
của đề tài là tạo dòng/giống vừng triển vọng năng suất cao (1,3-1,5 tấn/ha) và chất

lượng tốt (hàm lượng dầu 48-50%), chống chịu sâu bệnh, phù hợp đi
ều kiện sinh thái
các tỉnh phía Nam, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng vừng.
Ngoài ra phát hiện 1 số dòng vừng có đặc tính tốt có thể làm vật liệu lai tạo cho các
chương trình chọn giống khác.
Kết quả đạt được năm 2009:

- Chọn được 16 giống vừng làm nguồn vật liệu tự nhiên: VDM 2, VDM 3,
VDM 4, VDM 5, VDM 6, VDM 7, VDM 8, VDM 9, VDM 10, VDM 11, VDM 12,
VDM 13, VDM 14, VDM 15, V36 và đối chứng là V6. Qua thí nghiệm trên đã chọn
được các giống VDM 3, VDM 8, VDM 9 và VDM 14 là những giống triển vọng cho
năng suất cao đạt (1346-1376kg/ha).
- Chọn được 4 giống mẹ (VDM 3, VDM 8, VDM 14, V6) và 5 giống bố (VDM
9, VDM 12, VDM 13, VDM 15 và VDM 25) để làm vật liệu cho lai tạo. Lai tạo được
20 tổ hợp lai.
- Trong 20 tổ hợp lai ở thế hệ F 1 chọn được 2 tổ hợp lai
ưu tú là VDM 3/VDM
9 và VDM 3/VDM 12. Hai tổ hợp này được đánh giá là tổ hợp lai triển vọng về số trái
trên cây nhiều và có dạng cây đẹp.
Kết quả đạt được năm 2010:

- Về thí nghiệm F2: thu được 600 cá thể trong đó chọn được 20 cá thể có số hạt
trên cây nhiều, không bị sâu bệnh (bảng 3.20)
- Thí nghiệm F3: chọn được 300 cá thể trong đó có 20 cá thể có năng suất cao
và dạng cây đẹp, không bị đổ ngã (bảng 3.21)
- Thí nghiệm F4: chọn được 100 dòng trong đó có 20 dòng ưu tú được đánh giá
là dòng ổn định về năng suất cũng như chống chịu được sâu bệnh (bảng 3.23)
- Thí nghiệ
m so sánh dòng từ nguồn vật liệu tự nhiên chọn được 7 dòng đáp
ứng được mục tiêu là dòng có năng suất và hàm lượng dầu cao gồm: VDM 3, VDM 8,

VDM 9, VDM 14, VDM 18, VDM 21, VDM 22. Các dòng chọn lọc được trong năm
2010 sẽ tiếp tục được nhân rộng tại các vùng như: Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ.
Kết quả đạt được năm 2011:

* So sánh sơ bộ và so sánh chính quy
- Chọn lọc được 7 dòng ưu tú VDM 2010-1-D82-3, VDM 2010-1-D35-12,
VDM 2010-2-D70-3, VDM 2010-2-D70-4, VDM 2010-2-D19-6, VDM 2010-2-D19-
9, VDM 2010-2-D62-19 có tiềm năng năng suất, hàm lượng dầu cao trong đó:

Về năng suất
Dòng VDM2010-1-D82-3 đạt số quả nhiều nhất, năng suất thực thu đạt cao
nhất 1440kg/ha, vượt năng suất giống đối chứng 17,5 % theo năng suất thực thu.




viii
Về hàm lượng dầu
Dòng VDM2010-1-D82-3 có hàm lượng dầu cao so với giống đối chứng và các
dòng còn lại.
- Ngoài ra, đề tài lai tạo thu được 100 cá thể tốt về năng suất, hàm lượng dầu,
chống chịu sâu bệnh để để tiến hành chọn tạo giống trong những năm tiếp theo.

* Chọn lọc giống bằng nguồn vật liệu tự nhiên
- Chọn được 2 giống (VDM 3, VDM 18) có năng suất và hàm lượng d
ầu cao, trong đó
giống VDM 3 có năng suất cao hơn 11,2% so với giống đối chứng V6 và hiệu quả
kinh tế đạt được từ 26.576.000 – 29.096.000 đồng. VDM 18 năng suất đạt cao hơn
7,3% so với giống V6 và hiệu quả kinh tế đạt được từ 2.006.000 – 27.596.000 đồng
tại Cần Thơ và Tây Ninh.


1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây vừng (cây vừng) có tên khoa học Sesamum indicum L., là loại cây công
nghiệp ngắn ngày có lịch sử canh tác lâu đời. Hạt vừng rất giàu protein, canxi,
phosphate, oxalic acid, các chất khoáng và một số nguyên tố vi lượng quan trọng. Hàm
lượng dầu trong hạt vừng rất cao so với các cây lấy dầu khác. Dầu vừng là loại dầu
thực vật cao cấp được dùng trong các ngành công nghiệp, dược phẩm và tiềm năng
cho dầu sinh học. Với xu hướng phát tri
ển tiêu thụ dầu có nguồn gốc thực vật và dầu
vừng thay thế cho dầu có nguồn gốc động vật ngày càng tăng là cơ hội rất lớn để phát
triển và mở rộng diện tích đối với cây vừng. Đồng thời đa dạng hóa cây trồng không
chỉ tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất ra sản phẩm đa dạng hơn phục vụ cho nhu cầu
củ
a xã hội, mà còn phá thế độc canh cây lúa ở Việt Nam. Đồng thời tạo một nền nông
nghiệp đa dạng sinh học, bền vững, hiệu quả, khai thác được tiềm năng của các vùng
miền, thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro. Việc xác định cây
trồng luân canh theo cơ cấu lúa Đông Xuân sớm – vừng Xuân Hè – lúa Hè Thu cùng
với những giải pháp phát triển mở rộng cây vừng trên
đất xám ở khu vực Miền Tây và
Miền Đông Nam Bộ góp phần cải tạo đất, tăng thu nhập cho nông dân.
Tuy nhiên ở nước ta chưa chú trọng đầu tư để phát triển về loại cây này, kỹ
thuật canh tác còn lạc hậu, giống xấu, chất lượng hạt giống thấp chưa đáp ứng được
nhu cầu xuất khẩu (Nguyễn Vy, 2003). Vì vậy việc nghiên cứu tìm kiếm các giống
vừng có n
ăng suất và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu là nhiệm
vụ cấp bách đối với các nhà nghiên cứu. Đề tài “ Nghiên cứu chọn tạo giống vừng
mới bằng phương pháp lai hữu tính” đã được thực hiện.


1.2 Mục tiêu
- Tạo dòng/giống vừng triển vọng năng suất cao (1,3 – 1,5 tấn/ha) và chất lượng tốt
(hàm lượng dầu 48 – 50%), chống ch
ịu sâu bệnh, phù hợp điều kiện sinh thái các tỉnh
phía Nam, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người trồng vừng.
- Phát hiện một số dòng giống vừng có đặc tính tốt có thể làm vật liệu lai tạo cho các
chương trình chọn giống khác.

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu vừng trong nước
Ở Việt Nam, đất đai khí hậu rất thích hợp cho cây vừng sinh trưởng, phát triển
và thực tế cũng cho thấy vừng có thể trồng ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước, có
khả năng thích ứng rộng, dễ trồng và đầu tư sản xuất cây vừng cũng không nhiều.
Ngày nay, cây vừng được đưa vào mô hình trồng xen, luân canh với một số cây trồng
khác. Tuy nhiên do không được xem là cây trồng chính nên hình thức canh tác ch
ưa
được chú trọng dẫn đến năng suất thấp. Việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất vừng vẫn chưa được quan tâm nhiều. Cây vừng được trồng nhiều
chủ yếu ở 5 tỉnh : Nghệ An, Bình Thuận, Tây Ninh, An Giang và Đồng Tháp.
Về diện tích: Từ năm 2006 đến năm 2009 diện tích gieo trồng vừng giảm không
có chiều hướng tă
ng. Năm 2009 cả nước gieo trồng được 46.000 ha, giảm 6.800 ha so
với năm 2005.
Về năng suất: Nhìn chung năng suất bình quân của cả nước ở mức thấp, đạt
0,52 tấn/ha (2009) không tăng so với năm 2005 (0,52 tấn/ha). Giữa các năm năng suất
bình quân biến động không nhiều, vẫn ở mức thấp.
Về sản lượng: Tổng sản lượng năm 2009 là 24.000 tấn giảm 3.400 tấn so với
n

ăm 2005.
Ngành dầu thực vật Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, năm 2001 đạt
265 ngàn tấn, dự kiến năm 2009 đạt khoảng 420 ngàn tấn, tuy nhiên đến hiện nay sản
lượng này vẫn chưa đạt theo yêu cầu, hằng năm Việt Nam phải nhập khẩu gần 90%
nguyên liệu từ nước ngoài với một khoản ngoại tệ không nhỏ. Chúng ta đang bị thiếu
hụt trầm tr
ọng dầu thực vật, trong khi tiềm năng phát triển những cây có dầu ngắn
ngày lại rất lớn, trong đó có cây vừng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Vy và ctv (1996) về so sánh các giống
vừng trong nước và nhập nội: Nghệ An (Nâu), Nghệ An (Đen), Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Thanh Hóa, Hà Bắc, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Đông Anh, vừng Malaysia và
giống vừng Nhật Bản thì năng suất ở giống Quảng Bình thấp
đạt 2,9 – 5,1 tạ/ha, giống
vừng Nhật cho năng suất cao nhất là 7,8 – 18,5 tạ/ha.
Trịnh Thị Bích Hợp (1997) đã tiến hành thí nghiệm với 3 giống vừng vàng địa
phương, vừng trắng Trung Quốc, vừng vàng Nhật trên vùng đất xám Thủ Đức với 4
lần lập lại, nhằm xác định giống – phân bón và khoảng cách trồng thích hợp. Kết quả
thí nghiệm cho thấy các giống vừng địa phương có năng suất trung bình cao nh
ất. Tuy
nhiên, giống vừng Trung Quốc lại cho hàm lượng dầu cao nhất. Thí nghiệm cũng cho
thấy lượng phân bón phù hợp cho cả 3 giống vừng ở mức 2 tấn phân chuồng với
lượng NPK (30:40;30) cho vùng đất xám. Khoảng cách gieo trồng thích hợp cho giống
vừng địa phương là 15 x 10 cm. Giống Trung Quốc và Nhật là 10 x 10 cm.
Theo Nguyễn Tấn Lê, sử dụng dung dịch nước dừa ngâm hạt trước khi gieo và
phun lên lá của cây vừng (Sesamum indicum L.) trồng thí nghiệm trong chậ
u ở vụ Hè
tại Đà Nẵng đã làm cho quá trình sinh trưởng (tỷ lệ nảy mầm của hạt, diện tích lá, khối
lượng tươi và khối lượng khô), năng suất (số quả/cây, số hạt/cây, năng suất hạt/cây,
khối lượng 1000 hạt), phẩm chất hạt (hàm lượng lipid, protein, glucid) đã được cải
thiện so với đối chứng.

Theo Phan Văn Vinh (1998), kết quả qua thí nghiệm 6 giống vừ
ng Nhật (hạt
trắng), Trung Quốc (hạt đen), Địa phương (hạt đen), Trung Quốc (hạt đen), Nghệ An

3
(hạt vàng), V36 Nhật (hạt đen) cho thấy giống vừng Nghệ An và vừng Trung quốc cho
năng suất cao nhất.
Viện Khoa học Kỹ Thuật nông nghiệp Việt Nam và Trường Đại Học Nông
Nghiệp 1 Hà Nội (2005) đã nghiên cứu, chọn tạo và phục tráng giống vừng đen VĐ10
từ giống vừng đen ở xã Minh Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá. Giống có năng suất
trung bình đạt 11,2 t
ạ/ha, có khả năng chống chịu với một số đối tượng dịch hại như
sâu ăn lá, bệnh thối thân và chống đổ ngã tốt.
Theo nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (2002),
giống V6 có khả năng thích ứng rộng ở các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.
Khi canh tác trên vùng đất cát ven biển Nghệ An, giống V6 có hàm lượng chất
béo cao hơn và chỉ số acid tự do thấp hơn so vớ
i 2 giống vừng địa phương. Hàm
lượng acid amin toàn phần trong hạt của giống vừng V6 tương đương với giống vừng
vàng và cao hơn so với giống vừng đen. Tỷ lệ các loại acid amin trong protein hạt
của ba giống vừng nghiên cứu là tương tự nhau, chiếm tỷ lệ cao nhất là acid
glutamic, thấp nhất là histidin (Lê Quang Vượng và ctv 2005).
Đoàn Phạm Ngọc Ngà (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tia bức xạ gamma
(Co60) trên vừ
ng đen (giống vừng đen Tây Ninh) qua 2 thế hệ. Trong thế hệ đầu, sau
khi chiếu tia bức xạ, cây vừng đen xuất hiện nhiều biến dị như chẻ nhánh và ngọn,
nhiều quả. Trong cả 2 thế hệ, các biến dị chẻ nhánh nhiều quả và thấp cây thường
xuất hiện cùng nhau, có triển vọng giúp gia tăng năng suất hạt thô (6,4 – 10,4%)
nhưng không giảm hàm lượng và chất lượng dầu có trong h
ạt vừng.

Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam đã đăng ký với Sở Khoa học
và Công nghệ An Giang thực hiện đề tài “Chọn tạo giống vừng đen có năng suất và
chất lượng cao thích hợp với điều kiện sinh thái địa phương” nhằm giúp nông dân
trồng vừng An Giang phát triển sản xuất vừng một cách bền vững, góp phần nâng cao
thu nhập và cải thiện đời s
ống (http: //sokhcn.angiang.gov.vn).
Đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống vừng chịu hạn cho tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2009 – 2011” thuộc chưong trình ADB do Trung tâm Tài nguyên thực vật chủ trì
đã chọn tạo ra giống vừng VĐ11 bước đầu được đánh giá là giống chịu hạn, chống
chịu sâu bệnh khá, có số quả trên cây tăng đột biến, đạt 45 quả/cây (so với giống địa
phương 30 quả/cây), năng suất dự kiế
n khoảng 1,1 tấn/ha, tăng khoảng 20% so với các
giống địa phương (
).
Từ năm 2001 đến 2006 Viện Nghiên Cứu Dầu Và Cây Có Dầu đã tiến hành
thu thập, bảo tồn và lưu giữ được 35 mẫu giống vừng của các nước. Phối hợp với các
Viện khác, Viện đã góp phần nghiên cứu để tạo ra giống vừng V6. Từ giống V6 Viện
tiếp tục chọn các dòng vừng V6-3, V6-6 , V6-12, có năng suất hàm lượng dầu cao,
thời gian sinh trưởng ngắn (73 – 85 ngày). Từ nă
m 2007, Viện đã bắt đầu sử dụng
phương pháp lai hữu tính vào công tác chọn tạo các giống có năng suất và hàm lượng
dầu cao, hàm lượng protein cao, chất lượng dầu tốt (hàm lượng acid oleic và acid
linoleic cao), nhiều quả, nhiều múi, khối lượng 1000 hạt cao, tỷ lệ đổ ngã thấp, chịu
úng tốt, cây thấp. Từ chương trình hợp tác nghiên cứu Viện tiến hành đánh giá 30 tổ
hợp lai F1 của Hàn Quốc. Hiện nay Viện đ
ang tiến hành chọn lọc trên các thế hệ
phân ly để chọn ra dòng ưu tú.
Nguyên nhân đầu tiên mang tính quyết định đến hiệu quả sản xuất là khả năng
mở rộng diện tích vừng ở nước ta còn mang tính quảng canh, chưa tập trung. Bên
cạnh đó các giống vừng có năng suất và chất lượng thấp, chưa thuyết phục nông dân

chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Các nghiên cứu về giống vừ
ng trước đây chủ yếu tập

4
trung theo hướng nhập nội, tuyển chọn giống và thu thập, bình tuyển giống địa
phương, do vậy năng suất các giống vừng đưa vào sản xuất thường chưa cao và không
ổn định, khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái không cao, đặc biệt là vùng sinh
thái có đất xám bạc màu ảnh hưởng đến năng suất và làm năng suất giảm nghiêm
trọng. Chọn tạo giống vừng bằng phươ
ng pháp lai hữu tính là phương pháp mới sẽ
khắc phục những nhược điểm của các phương pháp nói trên.
Nguyên nhân thứ hai là các nghiên cứu về giống vừng ở nước ta còn rất hạn
chế, vì từ lâu vừng chưa được xem là cây trồng chính, giống vừng ít được bổ sung
mới, bên cạnh đó các tiến bộ kỹ thuật ít được áp dụng triển khai, hiện tại người nông
dân trồng vừng đang gặ
p phải các vấn đề cần được giải quyết: Giống kém chất lượng,
cây ít nhánh, phân li mạnh, số lượng quả ít, quả nhỏ, ra hoa không tập trung và dạng
hình không đồng nhất, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Hiện tại dựa vào màu sắc
hạt và nơi xuất xứ có thể chia các giống vừng ở các tỉnh phía Nam thành 3 loại bao
gồm: i) vừng vàng đặc tính dễ đổ ngả, có hai vỏ, năm múi, hạt màu vàng, n
ăng suất
thấp. ii) Vừng trắng, không ra nhánh, nhiều quả, sinh trưởng mạnh, quả 4 múi, 1 vỏ, vỏ
màu trắng, hàm lượng dầu khá (48-50%) và iii) vừng đen có hạt chắc, chịu hạn và
kháng sâu bệnh khá, ra nhánh nhiều, thời gian sinh trưởng 75-80 ngày, có hai vỏ, màu
đen.
Đề tài được áp dụng cho các tỉnh Đông Nam Bộ, trồng xen hay luân canh mùa
vụ giữa các giống như (lạc, đậu tương, bắp, lúa….). Ngoài ra có bộ giống vừng mới có
năng suất và hàm l
ượng dầu cao phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.
1.2. Tình hình nghiên cứu vừng ngoài nước

Vừng (Sesamum indicum L.) được mệnh danh là “hoàng hậu của các cây có
dầu”, và là cây thực phẩm khá đặc sắc, chứa nhiều dinh dưỡng có lợi đặc biệt cho sức
khỏe. Hàm lượng dầu trong hạt vừng rất cao (48 -55 %) và được coi nguồn lipid sạch
và hàm lượng vitamin E đạt 41%, thành phần axit hữu cơ của dầu vừng chủ y
ếu là acid
béo chưa no oleic (C
18
H
34
O
2
) và linoleic (C
18
H
32
O
2
), trong dầu vừng có chứa nhiều
vitamin, hàm lượng Ca cao v.v, đặc biệt có chứa chất sesamol
là chất ngăn cản quá
trình oxy-hóa, vì thế, ngoài giá trị dinh dưỡng, dầu vừng còn sử dụng để sản xuất các
loại mỹ phẩm, dầu bôi trơn động cơ máy bay và các loại máy móc hiện đại khác.
Vừng được trồng trên thế giới với diện tích khoảng 7,7 triệu ha, năng suất bình
quân là 4,4 tạ/ha. Có 71 nước trồng vừng trên thế giới, Ấn độ là quốc gia trồng vừng
lớn nhất vớ
i 1,7 triệu ha và Isarel là nước có năng suất vừng cao nhất (10tạ/ha,
(-
2007). Châu Mỹ là nơi nhập khẩu vừng lớn nhất thế giới, lượng
vừng nhập khẩu hàng năm khoảng 40.000 tấn (Salunkhe and Desai 1986). Năng suất
vừng thế giới phụ thuộc điều kiện đất đai và khí hậu, trung bình đạt 340 kg/ha. Báo

cáo của (Brigham 1985) năng suất vừng trong các ô thí nghiệm nhỏ ở Texas có thể đạt
2250 kg/ha.
Năng suất vừng còn phụ thuộc vào giống, năm 1985 ở M
ỹ giống vừng BACCO
được đưa vào sản xuất, loại giống này thường bị nứt vỏ khi gần chín. Các giống có
năng suất cao chống nứt vỏ ở Mỹ như 'S-17', 'S-23', 'S-24', 'S-25'. Có trên 85% diện
tích vừng ở Mỹ trồng luân canh với bông vải và những cây trồng khác. Cũng có khi
vừng được trồng ngay sau khi thu hoạch lúa mì.
Vừng có thể trồng trong điều kiện nhiệt độ 20
o
C hoặc cao hơn. Hạt vừng
thường gieo nông vậy nên phải có kỹ thuật tưới, làm đất phù hợp để không gây cho hạt

5
nổi trên mặt đất hoặc cây bị đổ ngả (Smith, 1999), điều này còn có ý nghĩa trong việc
áp dụng biện pháp cơ giới hóa trong thu hoạch.
Để có giống vừng năng suất và hàm lượng dầu cao, phù hợp với điều kiện sinh
thái, các nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm đến công tác chọn tạo giống vừng. Có
nhiều phương pháp chọn tạo giống vừng đã áp dụng khá thành công:
- Chọn tạo dòng thu
ần, phục tráng từ các giống vừng địa phương hoặc giống
vừng phổ biến
- Lai hữu tính
- Áp dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống vừng
Trong các phương pháp chọn tạo giống thì lai hữu tính là biện pháp lâu đời và
thể hiện nhiều ưu điểm nhất. Con lai sẽ biểu hiện những đặc tính tốt của giống bố, mẹ
và đào thải các tính trạng xấ
u thông qua phương pháp chọn lọc qua các thế hệ. Lai hữu
tính còn thể hiện đặc tính tốt vượt trội hơn giống bố mẹ thông qua ảnh hưởng tương
tác gen. Và ưu điểm quan trọng hơn cả đó là lai hữu tính biểu hiện tính đa dạng sinh

học và tính ổn định của con lai, điều này có ý nghĩa rất nhiều nếu tính trạng ổn định là
năng suất.

Những nghiên c
ứu về lai tạo trên cây vừng
Yamanur và ctv (2009) dùng phương pháp lai line/tester để tìm ra giống bố mẹ
có khả năng phối hợp chung và cặp lai có khả năng phối hợp riêng cao. Thí nghiệm
được tiến hành với 10 dòng (mẹ) DS-7, DS-9, DS-10, DS-13, DS-16, GL-1, GL-4,
GL-5, GL-7, DLB-1888 và 9 cây thử (bố) TSES-1, TSES-2, TSES-3, TSES-4, E-8,
DS-1, Western, Ahutil (Assam) Halitil (Chumki Assam). Kết quả cho thấy tính trạng
trọng lượng 1000 hạt được điều khiển bởi gen cộng tính. Trong khi đó, các tính trạng
chiều cao cây, thời gian có 50% cây ra hoa, thời gian sinh trưởng, chiều dài quả, số
quả/cây, hàm lượng dầ
u, năng suất hạt/cây và năng suất hạt/ha được điều khiển bởi
gen phi cộng tính. DS-13, DS-16, DS-10 (mẹ) và E-8, TSES-2, TSES-4, DS-1 (bố) có
khả năng phối hợp chung cao đối với tính trạng năng suất hạt/cây. Cặp lai DS-16/DS-1
và DS-16/TSES-2 có khả năng phối hợp riêng cao đối với tính trạng năng suất hạt/ha.
Narayanan và Karuppaiyan (2003) nghiên cứu về cường lực của hạt vừng trên
10 dòng bố và 3 cây thử theo phương pháp lai đỉnh kết lu
ận: những tổ hợp lai có biểu
hiện dòng cao là những tổ hợp lai có khả năng phối hợp riêng cao và những tổ hợp lai
có bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ có khả năng phối chợp chung cao. Những tổ hợp lai
này sẽ có ưu thế lai cao về tính trạng cường lực nảy mầm của hạt. Tổ hợp lai
Si.3214/SVPRI tồn tại ưu thế lai cao nhất đố
i với tính trạng này.
Shim và ctv (2005) nghiên cứu tính di tuyền của tính trạng màu sắc hạt bằng
phương pháp lai diallen với ba tính trạng hạt có màu hơi sáng, màu đỏ nhạt và màu
vàng nhạt. Giá trị tỷ lệ gca/sca của các tính trạng màu hơi sáng, đỏ nhạt và vàng nhạt
lần lượng là 4,20; 5,48; 4,42. Kết quả này cho biết các gen cộng tính ảnh hưởng cao
đến sự di truyền các tính trạng màu sắc.

Bayoumi và ctv (2007) phân tích di truyền đối với các tính trạng mang tính
định tính và khả năng kháng bệnh héo r
ũ do nấm Fusarium gây ra trên cây vừng. Kết
quả cho thấy giống Toshka-3, và Mutant-8 có khả năng phối hợp chung cao. Các tổ
hợp lai Toshka-1/Giza 32, Toshka-2/Giza 32, Toshka-3/Local Sharkia và Giza
32/Local Sharkia có con lai F1 kháng bệnh tốt với bệnh héo rũ và chịu tác động của
các gen phi cộng tính. Hệ số di truyền cao đối với hầu hết các tính trạng (từ 0,13 –
0,65).

6
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Năm 2009:
- Thu thập các mẫu giống vừng làm vật liệu khởi đầu
- So sánh, chọn giống bố mẹ
- Chọn tạo giống mới bằng phương pháp lai hữu tính.
- Đánh giá các dòng/giống đã tuyển chọn

2.1.2 Năm 2010:
- Chọn lọc dòng thuần qua các thế hệ F2, F3, F4
- So sánh sơ bộ các dòng được chọn lọc từ nguồn vật liệu tự nhiên

2.1.3 Năm 2011:
-
Đánh giá các dòng thế hệ F5 và so sánh sơ bộ các dòng ưu tú chọn từ các quần thể lai
- So sánh chính quy các dòng ưu tú
- Khảo nghiệm cơ bản các giống triển vọng
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Năm 2009:
- Thu thập các mẫu giống vừng làm vật liệu khởi đầu

* Vật liệu: 16 giống vừng được thu thập từ nước ngoài và từ nguồn gen của Viện.
* Phương pháp nghiên cứu: Thu thập, nhập nội các mẫ
u giống vừng thực hiện theo
phương pháp thông dụng đã được quy định.
* Chỉ tiêu theo dõi: Phân tích hàm lượng dầu, thành phần axit béo và protein của các
giống vừng.
- So sánh, chọn giống bố mẹ
* Vật liệu nghiên cứu: các giống vừng thu thập từ nước ngoài và từ nguồn gen của
Viện có năng suất và hàm lượng dầu cao.
* Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm thực hiện từ 16 giống vừng được thu thập từ

nước ngoài và từ nguồn gen của Viện, giống đối chứng là V6. Thí nghiệm bố trí theo
kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lặp lại, diện tích ô thí nghiệm 10 m
2
.
Địa điểm: tại Huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Thời gian trồng: vụ Hè Thu 2009
* Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ nảy mầm trong phòng và tỷ lệ mọc mầm trên đồng ruộng (%): số cây mọc mầm
/tổng số cây theo dõi x 100.
Thời gian mọc mầm (ngày sau khi gieo):
Thời gian ra hoa trung bình (ngày sau gieo): khi có 75% số cây ra hoa
Thời gian sinh trưởng (ngày): từ khi gieo tới khi thu hoạch.
Chiều cao cây (cm) từ gốc đến đỉnh sinh trưởng, lấy trung bình 10 cây, 4 lặp lại
Tỷ lệ đỗ ngã (%): số cây đỗ ngã / Tổng số cây quan sát.
Khối lượng 1000 hạt (g): cân 3 lần/ô
Số quả/cây: đếm tổng số quả/cây cho 10 cây ngẫu nhiên/1 ô
Số múi/quả: đếm tổng số múi/quả của 10 cây ngẫu nhiên/1 ô
Khoảng cách quả đầu tiên cách gốc (cm), lấy trung bình 10 cây/ô


7
Năng suất hạt (kg/ha): Thu năng suất hạt trên cả ô, phơi khô và tính khối lượng
qui đổi (kg/ha).
Xác định thế hệ lai F1 của các chỉ tiêu nông sinh học và đánh giá thế hệ lai F1
Hàm lượng dầu (%): phân tích hàm lượng dầu theo phương pháp thử nhanh
(máy Minispect – MQ 10 NMR Analyzer)
Năng suất dầu (kg/ha): năng suất hạt x hàm lượng dầu.
Hàm lượng các axit béo và Protein trong dầu: phân tích theo phương pháp
AOAC 987.04-1997 cho chỉ tiêu protein, axit béo AOAC 871.01-1997.
Xử lý số liệu bằng phương pháp MSTATC, IRISTAT và Excel
- Chọ
n tạo giống mới bằng phương pháp lai hữu tính.
* Vật liệu nghiên cứu: 9 giống (5 giống bố, 4 giống mẹ) có năng suất và hàm lượng
dầu cao để lai tạo.
* Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí tại nhà lưới Trạm Bình Thạnh, lai
theo phương pháp lai đỉnh (topcross) để tạo ra tổ hợp lai có 20 tổ hợp.
Thời gian trồng: vụ Hè Thu 2009.
* Chỉ tiêu theo dõi: (tương tự chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm so sánh chọn giống b
ố, mẹ).
- Đánh giá các dòng/giống đã tuyển chọn
* Vật liệu nghiên cứu: các cá thể lai thế hệ F1.
* Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design) đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, lấy giống
V6 làm đối chứng.
* Chỉ tiêu theo dõi: (tương tự chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm so sánh chọn giống bố, mẹ).

2.2.2 Năm 2010:
- Chọn lọc dòng thuầ
n qua các thế hệ F2, F3, F4
* Vật liệu nghiên cứu: cá thể chọn lọc qua các thế hệ lai

* Phương pháp nghiên cứu: trồng theo băng có giống đối chứng bố mẹ đi kèm.
* Chỉ tiêu theo dõi: (tương tự chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm so sánh chọn giống bố, mẹ).
- So sánh sơ bộ các dòng được chọn lọc từ nguồn vật liệu tự nhiên
* Vật liệu nghiên cứu: Bốn dòng được chọn từ kết quả
năm 2009 và 3 dòng nhập nội
từ Trung Quốc.
* Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ, ngẫu nhiên
3 lần lặp lại lấy V6 làm giống đối chứng. Diện tích ô thí nghiệm 10 m
2
.
Thời gian trồng: Vụ Xuân Hè 2010
* Chỉ tiêu theo dõi: (tương tự chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm so sánh chọn giống bố, mẹ).

2.2.3 Năm 2011:
- Đánh giá các dòng thế hệ F5 và so sánh sơ bộ các dòng ưu tú chọn từ các quần thể lai
* Vật liệu nghiên cứu: các dòng ưu tú được chọn từ các quần thể lai.
* Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design) đơn yếu tố, 3 lầ
n lặp lại, lấy giống
V6 làm đối chứng.
Diện tích ô thí nghiệm 10 m
2
.
Diện tích khu thí nghiệm:
Thời gian trồng: Vụ Đông Xuân 2010-2011, Xuân Hè và Hè Thu 2011
* Chỉ tiêu theo dõi: (tương tự chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm so sánh chọn giống bố, mẹ).
- So sánh chính quy các dòng ưu tú

8
* Vật liệu nghiên cứu: các dòng ưu tú được chọn từ các quần thể lai.

* Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn
ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design) đơn yếu tố, 3 lần lặp lại, lấy giống
V6 làm đối chứng.
Diện tích ô thí nghiệm 100 m
2

Thời gian trồng: Vụ Thu Đông 2011 tại Cần Thơ, Tây Ninh
* Chỉ tiêu theo dõi: (tương tự chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm so sánh chọn giống bố, mẹ).
- Khảo nghiệm cơ bản các giống triển vọng
* Vật liệu nghiên cứu: di truyền của các thế hệ theo phương pháp so sánh phương sai
của các dòng chọn và dòng thuần. Giống V6 làm đối chứng.
* Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ng
ẫu nhiên
(Randomized Complete Block Design) đơn yếu tố 4 lần lặp lại.
* Chỉ tiêu theo dõi: (tương tự chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm so sánh chọn giống bố, mẹ).

* Biện pháp kỹ thuật áp dụng
- Mật độ: 30 cây/m
2
, khoảng cách trồng: 30 cm x 10 cm, 1cây/hốc.
- Công thức phân bón áp dụng cho 1 ha: phân chuồng 2,5 tấn; 100 kg N: 60 kg
P
2
O
5
: 60kg K
2
O; chia thành 2 lần bón:
Bón lót theo hàng toàn bộ phân chuồng và lân + 50% lượng đạm và 50% lượng
kali.

Bón thúc toàn bộ số phân còn lại vào lúc 20 ngày sau khi gieo
Sử dụng thuốc trừ cỏ Dual với lượng 1,5 lít/ha, hoặc Ronstar 1lít/ha, phun ngay
sau khi gieo, với lượng nước thuốc 500 lít/ha.
Xử lý hạt giống trừ nấm, bệnh bằng thuốc Rovral (Iprodione), 3g/kg hạt.
Quản lý bệnh hại chú trọng bệnh chết nhát cây con vào thời kỳ từ lúc mới gieo
đến 15 ngày sau gieo do nấm (Fusarium oxysporum)
Quản lý sâu hạ
i tổng hợp, chú trọng các loại sâu ăn lá ( Acherontia lachesis) và
sâu đục quả ((Etiella zinekenella).

9
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả thực hiện năm 2011
3.1.1 Đánh giá các dòng thế hệ F5 và so sánh sơ bộ các dòng ưu tú chọn từ các
quần thể lai
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông xuân 2010-2011 từ 20 dòng ưu tú
được đánh giá là dòng ổn định về năng suất cũng như chống chịu được sâu bệnh và từ
nguồn vật liệu tự nhiên chọn được 7 dòng đáp ứng được mục tiêu là dòng có năng su
ất
và hàm lượng dầu cao. Kết quả thu được như sau:
Thời gian ra hoa là giai đoạn cây chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh
trưởng sinh thực, ra hoa sớm sẽ góp phần kéo dài thời gian ra hoa, làm tăng số hoa và
làm tăng năng suất, đồng thời rút ngắn thời gian sinh trưởng. Theo bảng 3.1 thời gian
ra hoa của các giống vừng thí nghiệm biến động từ 28 đến 29 ngày sau gieo.
Thời gian sinh trưởng của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yế
u tố: Đặc tính
giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác và khoảng cách
trồng. Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm biến động từ 68 đến 78 ngày,
trong đó
VDM 2010-1-35-14, VDM 2010-2-128-5 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất,

giống
VDM 14, VDM 2010-2-19-9, có thời gian sinh trưởng dài nhất. Thời gian sinh
trưởng của các giống thí nghiệm không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
Chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng đáp ứng với điều kiện
của giống, có liên quan đến đặc tính của giống, kỹ thuật canh tác và mùa vụ. Chiều cao
cây ảnh hưởng đến số lượng quả trên cây. Tùy vào điều kiện ban đầu mà chiều cao cây
giữ
a các giống đạt được tại từng thời điểm theo dõi có biểu hiện khác nhau.
Tuy nhiên, cùng một điều kiện canh tác thì sự khác biệt về chiều cao của các
nghiệm thức chủ yếu là do giống quyết định. Chiều cao cây của các giống vừng thí
nghiệm được trình bày ở bảng 3.1 có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê và biến
động từ 88,8 cm đến 138,9 cm. Trong đó thấp nhất là giống VDM 22 và có sự
khác
biệt có ý nghĩa so với các giống khác, cao nhất là giống
VDM 2010-1-106-7 và không
có sự khác biệt với giống đối chứng.

10
Bảng 3.1 Đặc tính nông sinh học của các dòng vừng
S
T
T
Dòng
Tỷ lệ nảy
mầm (%)
TGRH
(ngày)
TGST
(ngày)
Chiều

cao cây
(cm)
Chiều cao
đóng quả
(cm)
1 VDM 2010-1-61-2 100 28
72,0

125,6

42,8

2
VDM 2010-1-82-3 100 28
70,6

119,8

38,5

3
VDM 2010-1-133-4 100 28
73,7

121,1 39,2

4
VDM 2010-1-82-5 100 28
74,0


119,7 33,3

5
VDM 2010-1-106-7 100 29
72,3

138,9

37,2

6
VDM 2010-1-47-9 100 29
73,3

130,5 43,7

7
VDM 2010-1-106-10 100 28
71,0

134,4

42,0

8
VDM 2010-1-106-12 100 28
70,3

114,1


41,7
9
VDM 2010-1-35-12 100 28
72,0

123,7 41,2
10
VDM 2010-1-35-14 100 29
68,3

122,0 35,8

11
VDM 2010-2-70-3 100 29
71,3

119,4 44,9

12
VDM 2010-2-70-4 100 29
69,7

112,0

42,3
13
VDM 2010-2-19-6 100 28
71,7

116,7


40,4
14
VDM 2010-2-128-5 100 28
68,7

114,7

37,6

15
VDM 2010-2-81-6 100 28
72,0

128,3 42,7

16
VDM 2010-2-128-7 100 29
70,3

123,6 40,8
17
VDM 2010-2-81-8 100 28
72,0

128,1

39,4
18
VDM 2010-2-19-9 100 28

78,7

126,3

35,5

19
VDM 2010-2-62-14 100 28
69,3

136,4

38,1
20
VDM 2010-2-62-19 100 29
77,7

132,5

37,9
21
VDM 3 100 29
71,0

124,7

40,1
22
VDM 8 100 28
69,3


106,2

36,5

23
VDM 9 100 28
71,7

131,9

38,7
24
VDM 14 100 28
78,0

121,1 38,9

25
VDM 18 100 28
75,3

104,0

36,4

26
VDM 21 100 28
75,3


116,3

27,4

27
VDM 22 100 29
75,0

88,8

35,9

28
V 6 (Đ/C) 100 29
71,0

120,8 35,1

CV (%) - - 17,69 18,57 7,43

Prob - - 0,75 0,04 0,06

Chiều cao đóng quả là khoảng cách từ gốc (đốt lá mầm) đến vị trí đóng quả đầu
tiên. Là đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến số lượng quả trên cây và yếu tố thu hoạch.
Chiều cao đóng quả các giống vừng thí nghiệm biến động từ 27,4cm đến 44,9 cm
trong đó VDM 21 có vị trí đóng quả thấp nhất khác biệt so với giống đối chứng và các
giống còn lại.
K
ết quả bảng 3.2 khối lượng trung bình 1000 hạt của các giống có sự khác biệt
ở mức 0,05 về mặt thống kê và dao động từ 2,46 – 3,40 (g).

Số quả trên cây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất vừng.
Trong bảng 3.2 giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức
0,05. Số quả trên cây biến động từ 35,5 quả đến 71,7 quả
trong đó số quả cao nhất là dòng
VDM2010-1-82-3 thấp nhất VDM2010-2-81-6.

11
Năng suất thực tế của các giống đạt từ 1112 – 1503 kg/ha và sự khác biệt giữa
các giống có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê. Giống VDM 3 đạt năng suất thực tế
cao nhất, cao hơn 174 kg so với giống V6 (Đ/C).

Bảng 3.2 Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng vừng thế hệ F5 và chọn lọc
tự nhiên
S
T
T
Dòng
Khối
lượng
1000 hạt
(g)
Số
quả/cây
Năng suất
(kg/ha)
Hàm lượng dầu
(%)
1
VDM 2010-1-61-2
3,01


45,9

1211

56,2

2
VDM 2010-1-82-3
3,17

71,7

1427

58,9

3
VDM 2010-1-133-4
2,66

49,3

1276

51,3

4
VDM 2010-1-82-5
3,06


41,6

1205

52,2

5
VDM 2010-1-106-7
2,65

56,7

1359

54,7

6
VDM 2010-1-47-9
2,99

44,4

1369

50,6

7
VDM 2010-1-106-10
2,58


56,9

1263

51,3

8
VDM 2010-1-106-12 2,64

42,0

1222

51.3
9
VDM 2010-1-35-12 3,32

57,5

1376

54,7
10
VDM 2010-1-35-14 2,58 37,6

1112

54,4
11

VDM 2010-2-70-3 3,19

52,5

1382

54,0
12
VDM 2010-2-70-4 3,56 46,7

1478

54,2
13
VDM 2010-2-19-6 3,15

51,8

1463

54,4
14
VDM 2010-2-128-5 2,49 53,3

1290

53,1
15
VDM 2010-2-81-6 2,46


35,5

1209

50,7
16
VDM 2010-2-128-7 2,72

53,7

1290

54,2
17
VDM 2010-2-81-8 2,59

38,4

1245

52,2
18
VDM 2010-2-19-9 3,16

50,0

1456

51,4
19

VDM 2010-2-62-14 3,20

66,0

1429

53,8
20
VDM 2010-2-62-19 3,17

58,7

1407

58,4
21
VDM 3 3,40 66,2

1503

56,0
22
VDM 8 2,51 47,2

1299

52,0
23
VDM 9 2,56 37,2


1264

51,0
24
VDM 14 2,59

38,0

1200

51,0
25
VDM 18 3,28 64,4

1418

54,3
26
VDM 21 3,31 53,3

1419

54,2
27 VDM 22 3,06

63,8

1398 55,4
28
V 6 (Đ/C) 3,32 50,2


1329
55,4
CV (%) 18,83 20,58 33,07 -

Prob 0,05 0,03 0,04 -

* Kết quả thu được có 12 dòng/giống ưu tú gồm: VDM 2010-1-82-3, VDM 2010-1-
35-12, VDM 2010-2-70-3, VDM 2010-2-70-4,
VDM 2010-2-19-6, VDM 2010-2-19-9,
VDM 2010-2-62-14, VDM 2010-2-62-19, VDM 3, VDM 18, VDM 21, VDM 22
có số
quả/cây, năng suất thực tế và hàm lượng dầu cao hơn các dòng giống còn lại. Những
dòng/giống này sẽ được so sánh sơ bộ và chính quy vào vụ Xuân hè và Hè Thu 2011.


12
3.1.2 So sánh chính quy các dòng ưu tú
Thí nghiệm này so sánh 12 dòng/giống ưu tú được chọn từ thí nghiệm vụ Đông
xuân 2010 – 2011 với giống đối chứng V6 ở vụ Xuân Hè và Hè Thu năm 2011, kết
quả được ghi nhận:
Ngày ra hoa giữa các giống được tính khi 50% số cây trên ruộng ra hoa.
Ngày ra hoa của các giống biến động từ 25 (NSG) đến 28 (NSG). Tùy vào
giống và thời vụ gieo trồng mà có sự phân hóa hoa sớm hay muộn. Cây vừng là cây
công nghiệp ngắn ngày có chịu ảnh hưởng của quang kỳ ngày ngắ
n vì thế trong thời
gian thí nghiệm là đầu mùa mưa mây nhiều, cường độ nắng yếu là nguyên do vừng ra
hoa sớm. Trồng vừng trong điều kiện thuận lợi giống ra hoa sớm kết hợp với thời gian
ra hoa kéo dài là điều kiện làm tăng số quả, tăng khả năng cho năng suất cao.


Bảng 3.3 Đặc tính nông sinh học của các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011
Xuân Hè 2011
Hè Thu 2011
S
T
T
Dòng
TGST
(ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều
cao đóng
quả (cm)
TGST
(ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều
cao
đóng
quả
(cm)
1
VDM 2010-1-82-3 79 139,0 45,6
75 119,9 24,1
2
VDM 2010-1-35-12 79 136,0 45,3

76 126,0 34,6
3
VDM 2010-2-70-3 79 131,6 43,3
77 126,7 30,5
4
VDM 2010-2-70-4 79 112,3 41,3
75 122,9 27,4
5
VDM 2010-2-19-6 79 110,6 36,7
76 119,0 27,7
6
VDM 2010-2-19-9 79 119,7 36,3
76 125,0 25,1
7
VDM 2010-2-62-14 79 105,6 35,7
77 123,8 31,5
8
VDM 3 79 139,3 31,3
77 134,2 30,8
9
VDM 18 79 136,0 32,0
70 115,4 26,9
10
VDM 21 79 124,0 37,6
75 129,9 31,0
11
VDM2010-2-62-19 79 136,3 41,3
- - -
12
VDM 22 79 115,6 39,5

- - -
13
V6 (Đ/C) 79 125,3 35,1
77 121,6 25,8
CV (%) - 23,00 19,53 - 13,83 14,05

Prob - 0,37 0,56 - 0,42 0,82

Thời gian ra hoa
Thời gian ra hoa của các giống tương đối ngắn biến động từ 25 ngày đến 28
ngày. Trong thời kỳ ra hoa gặp điều kiện gió và mưa lớn làm ảnh hưởng đến sự ra hoa,
làm hoa rụng nhiều ảnh hưởng đến số quả được hình thành trên cây.

Thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng giữa các giống từ 75 – 77 ngày vì hầu hết các giống đều
phản ứng với đi
ều kiện ngày ngắn (Tạ Quốc Tuấn, 2006) trong vụ Xuân Hè với thời
gian chiếu sáng 7 giờ/ngày thì thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của cây sẽ bị rút ngắn
lại và phản ứng với ánh sáng tùy thuộc vào giống. Một nguyên do khác dẫn đến thời
gian sinh trưởng của cây vừng kết thúc sớm là do gặp điều kiện mưa chuyển mùa trong
nhiều ngày, đất thoát nước chậm dẫn đến cây ngừng sinh trưởng trước thờ
i gian theo

13
dõi giả định. Theo Tạ Quốc Tuấn, tại đồng bằng sông Cửu Long trong vụ Xuân hè
giống V6 (Đ/c) có thời gian sinh trưởng khoảng 77 ngày trong khi các giống thí
nghiệm có giống VDM 18 có thời gian sinh trưởng ngắn ngày nhất là 70 ngày.

Chiều cao cây
Chiều cao cây là yếu tố thể hiện đặc tính khác nhau của giống, phản ánh khả

năng sinh trưởng, phát triển của cây. Điều kiện canh tác, khí hậu, đất đai, phân bón là
những yếu tố
tác động trực tiếp đến sự thay đổi chiều cao cây.
Chiều cao cây giữa các giống vừng tương đối ổn định, có chiều hướng tăng
chậm. Chiều cao thân cây vừng có thể biến động từ 60 – 120 cm (Tạ Quốc Tuấn,
2006), chiều cao cây của các giống thí nghiệm biến động từ 115,4 – 134,2 cm, trong
đó giống VDM 3 (134,2 cm) có chiều cao cây cao hơn các giống còn lại ở vụ Hè Thu.

Chiều cao đóng quả
Chiều cao
đóng quả đầu tiên là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến đặc tính của
giống. Là chỉ tiêu đánh giá khả năng đáp ứng với điều kiện chịu nhập của giống.
Những quả ở vị trí thấp thường chín trước những quả ở phần ngọn chín sau cùng. Như
vậy khi cây vừng bước vào thời kỳ chín thì chỉ cho phép tồn tại một thời gian nhất
định trên đồng ru
ộng. Với những giống có quả nứt khi chín nếu để chín quá có thể làm
thất thoát một phần sản lượng. Và chính những lý do đó cần nghiên cứu các đặc tính
giống về khả năng không nứt vỏ khi chín và sự ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch
Khoảng cách quả đầu tiên cách gốc phù hợp đủ để thanh cắt nằm phía dưới quả thấp
nhất cần được xác định cho việc sử
dụng cơ giới trong thu hoạch. Vị trí đóng quả đầu
tiên có ảnh hưởng đến số lượng quả trên cây, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hạt.
Chiều cao đóng quả ở vụ Xuân Hè cao hơn vụ Hè Thu. Chiều cao đóng quả đầu tiên
của các giống thí nghiệm biến động từ 31,3 – 45,6 (cm) của vụ Xuân Hè và 24,1 –
34,6 (cm) ở vụ Hè Thu.
Bảng 3.4 Các yếu tố cấu thành nă
ng suất các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011
Xuân Hè
Hè Thu
S

T
T
Dòng
Khối
lượng
1000 hạt
(g)
Số
quả/cây
Khối
lượng
1000 hạt
(g)
Số
quả/cây
1 VDM 2010-1-82-3 2,96 51,6 2,99 40,9
2 VDM 2010-1-35-12 2,96 54,7 2,90 44,5
3 VDM 2010-2-70-3 3,07 43,0 3,00 41,8
4 VDM 2010-2-70-4 2,94 43,7 2,91 34,5
5 VDM 2010-2-19-6 2,85 49,8 2,75 44,0
6 VDM 2010-2-19-9 2,91 39,7 2,95 45,5
7 VDM 2010-2-62-19 2,87 25,3 2,87 45,3
8 VDM 3 3,26 63,0 3,25 51,0
9 VDM 18 3,03 57,1 3,15 46,8
10 VDM 21 2,86 32,3 2,80 44,9
11 VDM 2010-2-62-14 2,87 25,3 - -
12 VDM 22 2,94 33,7 - -
13 V 6 (Đ/C) 3,01 45,3 3,00 42,9
CV (%) 4,66 39,8 7,33 9,56


Prob 0,28 0,02 0,40 0,51

14

Theo kết quả của Tạ Quốc Tuấn (2006) khối lượng 1000 hạt vừng biến động từ
2 - 4 (g), đối với giống V6 nhập từ Nhật Bản (1994) hạt to có khối lượng 1000 hạt
khoảng 3 (g). Khối lượng 1000 hạt giữa các giống thí nghiệm biến động từ 2,85 – 3,26
(g) ở vụ Xuân Hè, trong đó các giống VDM 3 (3,26 g), VDM2010-2-70-3 (3,07g),
VDM 18 (3,03g) có khối lượng 1000 hạt cao hơn so với giống V6 (Đ/c) đạt 3,01g
trong vụ Xuân Hè.
Giống và kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng đến số quả trên cây, số hạt trên quả,
do đó tổng số quả trên cây có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất hạt. Giống VDM 3 (63,0
- 51,0 quả/cây) có số quả cao hơn so với giống V6 (Đ/c) đạt 42,9 – 45,3 (quả/cây) ở
hai vụ Hè Thu và Xuân Hè.
Trong cùng mức đầu tư như nhau, gặp những yếu tố bất lợi như nhau thì giố
ng
tốt là giống cho thu hoạch tốt hơn, năng suất cao hơn so với các giống khác.
Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm biến động từ 1270 – 1491 kg/ha
trong cả hai vụ trồng, trong đó giống VDM 3 (1491 kg/ha), VDM 18 (1450 kg/ha) có
năng suất thực thu vượt trội so với giống đối chứng V 6 đạt 1299 (kg/ha).
Bảng 3.5 Năng suất của các dòng vừng ưu tú vụ XH - HT 2011
Xuân Hè
Hè Thu
S
T
T
Dòng
Năng suất
(kg/ha)
Hàm

lượng
dầu (%)
Năng
suất
(kg/ha)
Hàm
lượng
dầu (%)
Năng suất
trung
bình
(kg/ha)
1 VDM 2010-1-82-3 1420 50,1 1459 56,5 1440
2 VDM 2010-1-35-12 1436 52,6 1351 52,7 1394
3 VDM 2010-2-70-3 1478 50,7 1287 54,4 1383
4 VDM 2010-2-70-4 1403 54,2 1348 54,0 1376
5 VDM 2010-2-19-6 1386 52,2 1154 54,2 1270
6 VDM 2010-2-19-9 1365 51,4 1205 54,4 1285
7 VDM 2010-2-62-14 1325 53,8 1440 53,1 1383
8 VDM 3 1548 58,4 1433 58,5 1491
9 VDM 18 1529 56,0 1371 54,1 1450
10 VDM 21 1308 55,0 1282 55,0 1295
11 VDM2010-2-62-19 1348 50,3 - - 1348
12 VDM 22 1271 51,2 - - 1271
13 V 6 (Đ/C) 1308 55,4 1289 55,4 1299
CV (%) 6,88 - 16,12 - -

Prob 0,15 - 0,39 - -

Giống vừng có hàm lượng dầu cao là những giống có hạt màu trắng và những

quả có hạt nằm ở phần gốc, những quả ở phần ngọn của thân chính thì có hàm lượng
dầu thấp hơn so với các quả nằm đoạn giữa thân chính. Ngoài ra hàm lượng dầu thấp
hay cao còn bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi dầu đang được
tổ
ng hợp trong cây. Tuy nhiên lượng dầu trong hạt vừng còn bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố khác như ngày dài, cường độ chiếu sáng, ẩm độ, tốc độ gió chính sự tương tác
khác nhau giữa các yếu tố trên không thể trở thành một quy luật chung cho các giống.
Theo kết quả nghiên cứu phát triển giống vừng V6 của Viện Khoa Học Kỹ
thuật Nông nghiệp Việt Nam (2002) giống V6 có hàm lượng dầu (52 – 53%). Theo

15
Nguyễn Vy (2003), yêu cầu chất lượng vừng xuất khẩu dùng để ép dầu có hàm lượng
dầu tối thiểu 52%. Đối với kết quả phân tích hàm lượng dầu của các giống vừng thí
nghiệm biến động từ 52,7 – 58,5% trong vụ Hè Thu, 50,1 – 58,4 trong vụ Xuân Hè.
* Tóm lại: Qua kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu theo dõi cây vừng như trọng lượng
1000 hạt, số quả /cây, năng suất, hàm lượng dầu của các dòng/giống t
ừ năm 2009 –
2011, chọn được 7 dòng ưu tú VDM2010-1-82-3, VDM2010-1-35-12, VDM2010-2-
70-3, VDM2010-2-70-4, VDM2010-2-19-6, VDM2010-2-19-9, VDM2010-2-62-19 và
2 giống đáp ứng được mục tiêu của đề tài VDM 3, VDM 18.

3.1.3 Khảo nghiệm cơ bản các giống triển
3.1.3.1 Khảo nghiệm cơ bản 2 giống triển vọng tại Cần Thơ và Tây Ninh
Mục tiêu của thí nghiệm này là khảo nghiệm cơ bản tại Cần Thơ và Tây Ninh
hai giống VDM 3 và VDM 18, giống đối chứng là V6. Từ đó đánh giá hiệ
u quả kinh tế
cho hai giống vừng trên.
Ngày bắt đầu ra hoa giữa các giống biến thiên từ 29 đến 30 NSG. Nhìn chung
các giống ra hoa tương đối tập trung, thuận lợi cho việc thu hoạch, đảm bảo năng suất
ổn định. Những hoa hình thành trong 2 đến 3 tuần đầu từ khi bắt đầu ra hoa là những

hoa có hệ số hiệu dụng cao nhất. Những hoa hình thành trong khoảng 2 tuần cuối cùng
của thời gian sinh trưởng là những hoa có hệ số
hiệu dụng thấp. Nắm bắt được thời
điểm bắt đầu ra hoa của các giống vừng như vậy, có thể căn cứ vào đó để sắp xếp khâu
chăm sóc, bón phân, làm cỏ kết thúc trước thời điểm ra hoa thì mới đạt được năng suất
cao.
Bảng 3.6 Đặc tính nông sinh học của hai dòng vừng triển vọng
Cần Thơ Tây Ninh
S
T
T
Dòng
TGRH
(ngày)
TGST
(ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều
cao đóng
quả (cm)
TGRH
(ngày)
TGST
(ngày)
Chiều
cao cây
(cm)
Chiều

cao đóng
quả (cm)
1
VDM 3
29
78
137 37,3
28 75 126,6
21,7
2
VDM 18
30
79
135 31,0
30 77 123,7 22,5
3 V6 (Đ/C) 29 78 120 36,0 28 78 105,6 26,4

CV (%) - - 11,72 29,01
- - 18,34
9,95

Prob - - 0,71 0,45
- - 0,29
0,14

Thời gian sinh trưởng phụ thuộc vào đặc tính giống, thời vụ và tác động của
ngoại cảnh. Các giống thí nghiệm có thời gian sinh trưởng biến động từ 75 đến 79
NSG, phù hợp với cơ cấu mùa vụ của địa phương.
Chiều cao đóng quả và chiều dài đoạn cho quả ở các nghiệm thức ít khác nhau,
không có ý nghĩa thống kê.

Thời kỳ quả hình thành có một đợt sâu phá hại nặng
đó là sâu sừng. Loài sâu
này chuyên ăn thịt lá, chỉ còn trừ lại gân chính. Chúng phá hại chủ yếu vào lúc 5 – 6
giờ chiều và 5 – 6 giờ sáng, sau đó chúng tìm chỗ nấp dưới mặt lá và thân cây, phần
lớn chúng có màu xanh gần giống như thân lá cây nên rất khó phát hiện. Trong 3 giống
vừng thí nghiệm thì giống vừng VDM 18 xuất hiện sâu nhiều hơn giống khác, tuy
nhiên do việc thăm đồng thường xuyên và phun thuốc kịp thời nên thời gian sau sâu
xuất hiện không đáng kể, không
ảnh hưởng đến năng suất.
Các giống thí nghiệm không thấy xuất hiện bệnh.

16
Qua bảng 3.7 có năng suất là chỉ tiêu cuối cùng quan trọng nhất để đánh giá cây
trồng tốt hay xấu và có nên phát triển trong sản xuất hay không. Một cây trồng nếu tất
cả các chỉ tiêu đều tốt nhưng chỉ tiêu năng suất thấp thì không thể chọn cây trồng đó
để đưa ra sản xuất được, mà chỉ có thể dùng làm vật liệu để nghiên cứu chọn lai tạo
giống. Kết quả
về năng suất lý thuyết và năng suất thực tế hạt vừng khô của 3 giống.

Bảng 3.7 Các yếu tố cấu thành năng suất của hai dòng vừng triển vọng
Cần Thơ Tây Ninh
S
T
T
Giống
Khối
lượng
1000 hạt
(g)


Số
quả/cây
Năng
suất
(kg/ha)
Hàm
lượng
dầu (%)
Khối
lượng
1000
hạt (g)
Số
quả/cây
Năng
suất
(kg/ha)
Hàm
lượng
dầu (%)
1
VDM 3
3,26
67,3
1430 58,46 3,16
55,3
1346 58,46
2
VDM 18
3,06

66,0
1380 56,20 3,01
41,3
1327 56,20
3
V6 (Đ/C)
2,86
45,3 1286 55,40
2,99
39,8 1304 55,40

CV (%) 7,88 36,64
7,88
-
6,26 34,64 10,60 -

Prob 0,02 0,42 0,28 - 0,81 0,22 0,92 -

Hàm lượng dầu các giống biến thiên từ 55,40 % đến 58,46 % tại Cần Thơ và
Tây Ninh đạt tiêu chuẩn về yêu cầu chất lượng vừng xuất khẩu dùng để chế biến dầu
ăn hoặc thực phẩm.

3.1.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các giống thí nghiệm
Hiệu quả kinh tế là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất,
là tính toán mức độ lợi nhuận khi áp d
ụng khoa học kỹ thuật, làm tăng năng suất và
chất lượng sản phẩm một cách thuyết phục nhằm đánh giá được hiệu quả năng suất,
chất lượng của cây vừng trong từng giống thí nghiệm.
Hiệu quả kinh tế: Trong quá trình sản xuất, việc tạo ra nhiều sản phẩm có hiệu
quả cao là yếu tố quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Vì vậy, việ

c ứng dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật tác động vào làm tăng năng suất và chất lượng của sản
phẩm đồng thời hạ thấp chi phí đầu tư được các nhà sản xuất quan tâm là việc làm
thiết thực nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân.

×