Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tiểu luận phân tích chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 61 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÊN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TỒN CẦU
LỚP HỌC PHẦN: 2121101080201
NHĨM SINH VIÊN THỰC HIỆN: NHÓM 11
BẬC: ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ BIẾN
NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN


GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS. PHẠM NGỌC DƯỠNG
HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 – 2022

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ
BIẾN NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG
XUẤT KHẨU LONG AN




GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: TS.PHẠM NGỌC DƯỠNG
HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2021 – 2022

PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Điểm chấm: ……………
Điểm làm tròn: ...................Điểmchữ:..……….....................................
Ngày ....... tháng ........ năm...........
GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN



……………….…………………..


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ BIẾN
NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT
KHẨU LONG AN” là bài viết của nhóm, khơng sao chép từ người khác.
Chúng tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về tính trung thực và các nội dung khác
trong đề tài của mình.
Nhóm sinh viên thực hiện


PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
BẢNG ĐÁNH GIÁ NÀY ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUA TẤT CẢ CÁC THÀNH VIÊN
TRONG NHĨM

STT

1

2

Họ và tên

Nguyễn Thanh
Trúc
(Nhóm trưởng)

Nguyễn Thị
Huyền Trân


MSSV

1921001825

1921002060

Mức
độ
hồn
thành

Cơng Việc

Chương 1, Lời mở đầu
2.1: Khái qt công ty
2.5:
Quản
trị
thu
hồi
Kiểm tra nội dung các phần
Chương 3: Đánh giá ưu điểm,
nhược điểm của chuỗi cung ứng.
Đưa ra giải pháp phù hợp.

100%

100%


Chỉnh file tiểu luận.

3

Đặng Trần Kim
Ngân

4

Dương Bảo
Ngọc

1921004215

2.4: Quản trị phân phối, vẽ sơ đồ
chung của chuỗi cung ứng

100%

1921001570

2.2:
Quản
trị
thu
2.3: Quản trị sản xuất

100%

mua



LỜI MỞ ĐẦU
Ngành sản xuất và chế biến nhân điều xuất khẩu được đánh giá là một trong
những ngành mang tính chiến lược đối với sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta.
Hầu hết các khách hàng quốc tế nhìn nhận, nhân điều Việt Nam có chất lượng vào loại
tốt nhất thế giới. Nhân điều tiếp tục thuộc nhóm ngành nơng sản xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam, sau gạo, cao su, cà phê. Điều này góp phần không nhỏ vào việc gia tăng kim
ngạch xuất khẩu và thúc đẩy thương mại cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các doanh nghiệp trong ngành sản
xuất và chế biến nhân điều phải đối mặt với nhiều vấn đề như: thiếu ổn định trong cung
cầu nguyên liệu, sản phẩm chính của các doanh nghiệp vẫn là sản phẩm mới qua sơ chế,
nguyên liệu trong trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, giá trị thấp nên đầu ra
dễ bị động… Chính vì vậy, mặc dù là nước đứng đầu về xuất khẩu nhân điều, nhưng các
doanh nghiệp chế biến nhân điều Việt Nam vẫn chưa quyết định được giá bán và nâng
cao vị thế của sản phẩm nhân điều trên thế giới. Đồng thời, trong bối cảnh tồn cầu hóa
và cạnh tranh gay gắt như hiện nay đặt ra cho các doanh nghiệp thách thức về việc kiểm
sốt dịng chảy của hàng hóa, tài chính và thông tin một cách hiệu quả. Điều này đặt ra
vấn đề cho các doanh nghiệp là phải có cách tiếp cận mới trong hoạt động của mình, cụ
thể là việc tiếp cận và quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo chuỗi cung ứng sản
phẩm một cách hiệu quả các yếu tố từ đầu vào đến đầu ra, kiểm sốt tốt chi phí và rủi ro
nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất.
Công ty Cổ phần Chế biến Hàng Xuất khẩu Long An (LAFOOCO) là một doanh
nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chế biến và xuất khẩu nhân điều
các loại. Cũng như các doanh nghiệp sản xuất nhân điều khác ở Việt Nam, Cơng ty cũng
gặp những vấn đề cần nhanh chóng tìm ra giải pháp, cụ thể trong các khâu thu mua
nguyên liệu, hoạt động sản xuất, tìm kiếm khách hàng… Để nâng cao năng lực cạnh
tranh trong môi trường kinh doanh đầy khó khăn và thách thức, Cơng ty cần quan tâm
hơn về vấn đề quản trị chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo các quá trình hoạt động được tổ
chức khoa học, các khâu được kết hợp một cách linh hoạt và diễn ra liên tục để có thể

phản ứng nhanh trước những biến động của mơi trường kinh doanh.
Nhóm tin rằng, đây không chỉ là vấn đề riêng của Cơng ty Cổ phần LAFOOCO
mà cịn là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến nhân điều xuất
khẩu tại Việt Nam hiện nay. Do đó, Nhóm thấy rằng việc nghiên cứu chuỗi cung ứng là
giải pháp hữu hiệu nhằm định hướng hoạt động trong quá trình thực hiện chiến lược
kinh doanh, cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của Công ty. Nhận thấy tầm
quan trọng của việc xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng nhằm tăng cường hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, và tạo lợi nhuận cho Cơng ty nên nhóm đã chọn đề tài
“Quản trị chuỗi cung ứng chế biến nhân điều xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Chế
biến Hàng Xuất khẩu Long An”.


CẤU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN GỒM 3 CHƯƠNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ BIẾN
NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT
KHẨU LONG AN (LAFOOCO).
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP, ĐƯA
RA GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC .


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

6

MỤC LỤC

8


PHỤ LỤC BẢNG

10

PHỤ LỤC SƠ ĐỒ

11

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA

12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

13

1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng

13

1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng

13

1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng

14

1.1.3. Thành phần của chuỗi cung ứng


14

1.1.4. Những vấn đề liên quan của chuỗi cung ứng

15

1.2. Quản trị chuỗi cung ứng

17

1.2.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng

17

1.2.2. Nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng

18

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng

21

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

22

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CHẾ BIẾN NHÂN
ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT
KHẨU LONG AN (LAFOOCO)
23

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long
An
23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

24

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý

26

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty năm 2021

27

2.2. Quản trị thu mua

29

2.2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu

29

2.2.2 Thu mua nguyên liệu

29

2.2.3 Quá trình mua hàng

31


2.3. Quản trị sản xuất
2.3.1 Hoạt động sản xuất

32
32


2.3.2 Kiểm tra chất lượng sản phẩm
2.4. Quản trị phân phối

33
34

2.4.1. Phân phối là gì?

34

2.4.2. Quản trị phân phối là gì?

34

2.4.3. Quản trị phân phối mặt hàng hạt điều của cty LAFOOCO

34

2.4.4. Kế hoạch phân phối - vận chuyển

43


2.5. Quản trị thu hồi

44

2.5.1 Hàng tồn kho

44

2.5.2 Quản trị thu hồi trong nước

46

2.5.3 Quản trị thu hồi ngoài nước

46

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP, ĐƯA
RA GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
48
3.1. Ưu, nhược điểm:

48

3.1.1. Ưu điểm

48

3.1.2. Nhược điểm

49


3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng nhân điều xuất khẩu
tại Công ty Cổ phần chế biến Hàng xuất khẩu Long An
50
3.2.1. Giải pháp 1: Xây dựng đội ngũ QC (Quality Control)

50

3.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với nhà cung ứng

51

3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị

52

3.2.4. Giải pháp 4: Tổ chức bộ phận quản trị chuỗi cung ứng

53

3.2.5. Giải pháp 5: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu

54

KẾT LUẬN

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO


57


PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cơng ty 2021.......................28
Bảng 2 Dự phịng giảm giá hàng tồn kho............................................................45


PHỤ LỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Chuỗi cung ứng tổng quát.....................................................................13
Sơ đồ 2 Chuỗi cung ứng đơn giản [2].................................................................14
Sơ đồ 3 Chuỗi cung ứng mở rộng [2].................................................................14
Sơ đồ 4 Năm động cơ chính trong chuỗi cung ứng [2].......................................15
Sơ đồ 5 Mơ hình Scor của chuỗi cung ứng........................................................19
Sơ đồ 6 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần LAFOOCO.......................26
Sơ đồ 7 Sơ đồ tổng quát chuỗi cung ứng nhân điều của LAFOOCO.................28
Sơ đồ 8 Sơ đồ hoạt động thu mua điều trong nước............................................30
Sơ đồ Sơ đồ phân phối sản phẩm của công ty LAFOOCO................................36
Sơ đồ 10 Bốn nguyên tắc quản lý đơn hàng.......................................................42


PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh minh họa 1 Cơng ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An...........23
Hình ảnh minh họa 2 Logo Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An..24
Hình ảnh minh họa 3 Các sản phẩm hạt điều, hạt hỗn hợp, hoa quả sấy... của
Lafooco có mặt trên kệ siêu thị tại Hà Lan............................................................37
Hình ảnh minh họa 4 Ông Nguyễn Duy Tuân tại một siêu thị tại Hồng Kơng......38
Hình ảnh minh họa 5 Hạt điều Lafooco dẫn đầu Top sản phẩm hạt điều mới bán
chạy nhất trên Amazon..........................................................................................39
Hình ảnh minh họa 6 Hạt điều của Lafooco được bán trên website của Amazon.. 40



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức thì cung ứng là hoạt động
không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì vai trị của cung ứng càng thêm quan trọng.
Giờ đây, cung ứng được coi là vũ khí chiến lược giúp tăng sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thương trường [1]. Hiện nay, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về
chuỗi cung ứng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về
thuật ngữ “chuỗi cung ứng” như:
“Chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ ra thị
trường” *– Fundamentals of Logistics Management of Douglas M. Lambert, James R.
Stock and Lisa M. Ellram
“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi cơng đoạn có liên quan trực tiếp hay gián tiếp,
đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và
nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng” **– Supply
Chain Management: strategy, planning and operation of Chopra Sunil and Peter Meindl
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán sản
phẩm, thành phẩm và phân phối chúng cho khách hàng” ***- An introduction to supply
chain management – Ganesham, Ran and Terry P. Harrison
Như vậy, theo các khái niệm được trích dẫn, có thể kết luận rằng chuỗi cung ứng
bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ khâu thu mua nguyên liệu,
sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Hay nói cách khác,
chuỗi cung ứng là một q trình bắt đầu từ ngun liệu thơ cho đến khi tạo thành sản
phẩm cuối cùng và được phân phối tới tay người tiêu dùng.

Sơ đồ 1 Chuỗi cung ứng tổng quát



1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng
1.1.2.1. Chuỗi cung ứng đơn giản

Sơ đồ 2 Chuỗi cung ứng đơn giản [2]

Mơ hình chuỗi cung ứng đơn giản bao gồm doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách
hàng. Đây là ba nhóm mắt xích cơ bản để tạo ra một chuỗi cung ứng cơ bản.
1.1.2.2. Chuỗi cung ứng mở rộng

Sơ đồ 3 Chuỗi cung ứng mở rộng [2]

Mơ hình chuỗi cung ứng mở rộng ngồi ba mắt xích xuất hiện ở chuỗi cung ứng
đơn giản cịn có thêm ba mắt xích thành viên nữa, đó là: nhà cung cấp của nhà cung cấp
(nhà cung ứng cuối cùng tại điểm đầu của chuỗi cung ứng mở rộng), khách hàng của
khách hàng (khách hàng cuối cùng tại điểm cuối của chuỗi cung ứng mở rộng), và các
công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty khác trong chuỗi cung ứng. Đây là những
công ty cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm và
công nghệ thông tin. Mỗi một thành viên có thể là của một hay nhiều chuỗi cung ứng
khác nhau, mở rộng thành một mạng lưới chuỗi cung ứng.
1.1.3. Thành phần của chuỗi cung ứng
Nhà cung cấp: là các nhà sản xuất nguyên vật liệu
Nhà sản xuất: là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm: công ty sản xuất và phân phối
sản phẩm đến khách hàng, sản xuất thành phẩm.


Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn, bán hàng và phục
vụ khách hàng theo sự biến động của nhu cầu. Được xem như là bán sỉ, đại lý nắm bắt
nhu cầu của khách hàng, làm cho khách hàng mua sản phẩm.
Nhà bán lẻ: là người tồn trữ hàng hóa trong kho và bán sản phẩm với số lượng

nhỏ cho cộng đồng nói chung. Nhà bán lẻ cũng nắm bắt đầy đủ những sở thích và nhu
cầu của khách hàng mà mình phục vụ. Nhà bán lẻ quảng cáo sản phẩm cho khách hàng
và thường kết hợp giá cả hợp lý, sản phẩm đa dạng phong phú, dịch vụ tận tình chu đáo
với sự thuận tiện để thu hút sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm của mình.
Khách hàng: hay là người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm. Khách hàng cũng
có thể là tổ chức hay cá nhân mua một sản phẩm kết hợp với sản phẩm khác để bán
chúng cho người khách hàng sau.
Nhà cung cấp dịch vụ: cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng.
Đó là cung cấp dịch vụ vận tải và nhà kho từ công ty xe tải, công ty kho hàng.
1.1.4. Những vấn đề liên quan của chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng các sản phẩm khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau và nhu
cầu thị trường khác nhau. Nhưng chuỗi cung ứng ứng nào cũng có những vấn đề cơ bản
là sản xuất, hàng tồn kho, vị trí, vận chuyển và thông tin. Mỗi một nhân tố thúc đẩy sẽ
có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng. Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả
trước hết đòi hỏi có sự hiểu biết về mỗi tác nhân thúc đẩy và cách thức hoạt động của nó
[3].

Sơ đồ 4 Năm động cơ chính trong chuỗi cung ứng [2]


Việc kết hợp thích hợp giữa sự đáp ứng và tính hiệu quả có được trong từng yếu
tố sẽ cho phép chuỗi cung ứng “gia tăng năng suất đồng thời giảm lượng hàng lưu kho
và chi phí điều hành” [2].
1.1.4.1. Sản xuất
Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản
phẩm [3]. Có thể nói sản xuất là khâu quyết định tạo ra sản phẩm, dịch vụ và giá trị gia
tăng. Doanh nghiệp sẽ thực hiện các quyết định sản xuất liên quan đến các vấn đề chủng
loại sản phẩm mà thị trường mong muốn, số lượng sản xuất, hoạch định tổng hợp, lập
lịch trình sản xuất, hoạch định nhu cầu vật tư và quản lý máy móc thiết bị. Chất lượng
sản phẩm hay dịch vụ do khâu sản xuất hay cung ứng dịch vụ tạo ra nên quá trình sản

xuất được quản lý tốt sẽ góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cần thiết trong sản xuất,
tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp.
1.1.4.2. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên liệu đến
bán thành phẩm, đến thành phẩm được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ
trong chuỗi cung ứng nắm giữ [4]. Việc nắm giữ một khối lượng lớn hàng lưu kho giúp
cho doanh nghiệp hay tồn bộ cả chuỗi cung ứng có thể phản ứng linh hoạt với những
biến động của thị trường [2]. Đây được xem là những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng
cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải quyết định
cân nhắc giữa tính đáp ứng với tính hiệu quả.
Mặt khác, tồn kho phụ thuộc vào đặc tính bảo quản, vịng đời của nguyên liệu,
thành phẩm... nên trong chuỗi cung ứng, doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề khối
lượng hàng tồn kho bao nhiêu là phù hợp, cần tồn kho mặt hàng nào theo từng giai đoạn
kinh doanh để theo dõi từng khâu, từng kho, từng nơi sử dụng, đối với từng loại hàng
tồn kho cả về số lượng và giá trị để có những thơng tin kịp thời, tránh tình trạng khan
hiếm hoặc ứ đọng hàng tồn kho ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.4.3. Vị trí
Các quyết định lựa chọn địa điểm về mặt địa lý là phần quan trọng, liên quan đến
hoạt động được thực hiện ở các bộ phận cũng như có thể ảnh hưởng đến lợi thế của
chuỗi cung ứng. Các quyết định thống nhất về địa điểm hoạt động trong chuỗi cung ứng
có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Căn cứ vào quy mô, bản chất các hoạt động mà doanh
nghiệp sẽ quyết định lựa chọn phương án. Các quyết định về địa điểm phụ thuộc vào các
nhân tố: cơ sở hạ tầng hiện tại, phương tiện vận chuyển, chi phí nhân cơng, chi phí năng
lượng... gần với nhà cung cấp, thị trường tiêu thụ hay gần nguồn lao động.


Các quyết định về địa điểm tác động mạnh mẽ đến chi phí và hiệu suất của chuỗi
cung ứng. Một khi kích thước, số lượng và địa điểm của nhà xưởng được quyết định thì
ta cũng sẽ xác định được các tuyến đường có thể đáp ứng cho việc vận chuyển sản phẩm
đến người tiêu dùng cuối cùng. Đây chính là chiến lược cơ bản của một doanh nghiệp

khi sản xuất và lưu thông sản phẩm trong thị trường [2].
1.1.4.4. Vận chuyển
Vận tải có vai trị đặc biệt quan trọng trong hoạt động cung ứng và vai trò này sẽ
ngày tăng thêm, bởi chi phí cho vận chuyển chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng chi
phí để mua vật tư, nguyên vật liệu. Do đó, vận tải sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của tổ chức trên thương trường [1].
Tính đáp ứng và tính hiệu quả của chuỗi phụ thuộc vào cách lựa chọn phương
tiện vận chuyển như đường biển, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường ống
và phương tiện vận tải điện tử. Mỗi một cách thức vận chuyển có các đặc thù riêng về
năng lực chuyên chở của phương tiện vận tải, chi phí vận chuyển, ưu nhược điểm khác
nhau… nên doanh nghiệp cần đưa ra lộ trình cũng như mạng lưới vận chuyển từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ sao cho hạn chế tối đa lượng hàng hóa hư hỏng trong q trình lưu
thơng và đảm bảo tính hệ thống của tồn chuỗi.
1.1.4.5. Thông tin
Thông tin trong chuỗi là vô cùng quan trọng trong việc quản lý và điều hành
chuỗi hiệu quả. Hệ thống thông tin được xem là nền tảng đưa ra quyết định liên quan
đến bốn yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng, là sự kết nối giữa tất cả các hoạt động trong
chuỗi. Thông tin là yếu tố cấu thành từ hoạt động của hệ thống và chính nó lại tác động
đến sự hoạt động của hệ thống. Khi có sự kết nối vững chắc của thông tin, các doanh
nghiệp trong chuỗi sẽ có các quyết định chính xác trong từng hoạt động.
Trong bất kỳ một chuỗi cung ứng nào, thơng tin được sử dụng nhằm hai mục
đích chính. Một là phối hợp các hoạt động thường ngày (liên quan đến việc vận hành
bốn yếu tố chi phối chuỗi cung ứng là sản xuất, lưu kho, địa điểm, phân phối và vận tải).
Hai là dự đoán và lên kế hoạch để lường trước và đáp ứng được các nhu cầu trong tương
lai. Các hệ thống thông tin khác nhau trong chuỗi cung ứng có cách kết hợp năng lực
riêng phù hợp với từng phạm vi chức năng cụ thể [2]. Mối liên kết này tạo ra sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơng ty trong q trình tiến hành các hoạt động nhằm điều chỉnh
chuỗi cung ứng. Việc cân đối giữa tính kịp thời và tính hiệu quả trong phạm vi một công
ty hay phạm vi chuỗi cung ứng đều liên quan đến việc đo lường lợi ích mà thơng tin
đem lại, cần chia sẻ bao nhiêu thông tin cho đối tác, cũng như chi phí có được thơng tin

đó nhằm phối hợp các hoạt động hằng ngày, giúp dự báo tốt hơn và hoạt động cung ứng
hiệu quả.

1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng


Quản trị chuỗi cung ứng là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp hết sức
quan tâm. Thực tế cho thấy sự thành công của doanh nghiệp trong kinh doanh phụ thuộc
rất lớn vào khả năng quản lý chuỗi cung ứng của họ. Để các hoạt động trong chuỗi diễn
ra nhịp nhàng và hiệu quả, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng rất cần thiết trong bất kỳ
công đoạn nào trong chuỗi. Sự xuất hiện của khái niệm chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là
liên kết sự vận chuyển và logistics với việc mua hàng và được gọi chung là q trình thu
mua hàng hóa. Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng như:
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và
quản lý các tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự
của khách hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và cơng nghệ
là then chốt cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành cơng
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung
và cầu, xác định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho
hàng và tồn kho, tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và
phân phối đến khách hàng cuối cùng.
Theo TS. Hau Lee và tác giả Corey Billington thì: quản trị chuỗi cung ứng như
là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật
liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành
cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thơng qua hệ thống phân phối
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát về Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp
những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản
xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng hóa được sản xuất đến
đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục đích giảm thiểu chi

phí tồn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ.
1.2.2. Nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng
Năm thành phần chính trong hoạt động chuỗi cung ứng là thu mua, sản xuất, vị
trí, vận tải và thơng tin. Năm yếu tố này cịn được gọi là những thơng số thiết kế hay
những quyết định về chính sách nhằm xác định mơ hình và năng lực trong một chuỗi
cung ứng bất kỳ. Khi các quyết định về chính sách hình thành, chuỗi cung ứng cố gắng
thực hiện công việc của mình thơng qua các hoạt động mang tính thường nhật. Để hiểu
rõ các hoạt động này cũng như cách thức chúng liên kết với nhau, mơ hình tham chiếu
hoạt động chuỗi cung ứng đơn giản hóa hay cịn gọi là mơ hình SCOR (Supply Chain
Operations Reference) do Hội đồng Chuỗi cung ứng nhận diện và phát triển hoạt động
chuỗi cung ứng đơn giản gồm bốn quy trình: thu mua, sản xuất, phân phối và thu hồi.
Mơ hình SCOR cung cấp cấu trúc nền tảng để giúp các công ty thống nhất nhiều cơng
cụ quản lý như tái thiết quy trình kinh doanh, lập chuẩn so sánh, phân tích thực hành nội
bộ... Các công cụ của SCOR tạo khả năng cho các công ty phát triển và quản lý cấu trúc
chuỗi cung ứng hiệu quả.


Hình 5 Mơ hình Scor của chuỗi cung ứng

1.2.2.1. Thu mua
Thu mua hàng là hoạt động đầu tiên nhằm tìm nguồn cung cấp hàng hóa và dịch
vụ một cách đầy đủ, kịp thời, phù hợp với nhu cầu sản xuất và kế hoạch bán ra của
doanh nghiệp. Công tác thu mua có hiệu quả sẽ đảm bảo chất lượng và chi phí đầu vào
hợp lý, ổn định sản xuất và an toàn cho hoạt động bán ra của doanh nghiệp. Trong chuỗi
cung ứng, mỗi doanh nghiệp mua các nguyên vật liệu từ những nhà cung ứng ở mắc
xích trước đó, gia tăng giá trị và bán chúng cho khách hàng ở mắc xích tiếp theo. Các
mắc xích mua và bán nguyên vật liệu xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng. Đây là hoạt
động thường xuyên và phức tạp trong hệ thống được lặp đi, lặp lại theo chu kỳ, liên
quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích các yếu tố trong quản lý cung ứng. Việc
mua hàng đưa ra cơ chế bắt đầu và kiểm sốt dịng ngun vật liệu trong chuỗi cung

ứng.
1.2.2.2. Sản xuất
Sản xuất là một trong những nhân tố chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra
sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho hệ thống chuỗi cung ứng. Xác định đúng năng lực sản
xuất làm cho doanh nghiệp vừa có khả năng đáp ứng được nhu cầu hiện tại, vừa có khả
năng nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới trên thị trường để phát triển sản xuất.


Thông qua các hoạt động thiết kế sản phẩm, lên lịch sản xuất, quản lý nhà máy
sản xuất, doanh nghiệp sẽ tổ chức quản lý đồng thời sử dụng các yếu tố đầu vào và cung
cấp đầu ra phục vụ nhu cầu của thị trường, mục tiêu tổng quát đặt ra là đảm bảo thoả
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất.
Chiến lược sản xuất là một bộ phận của chiến lược cơng ty, có quan hệ với các bộ
phận chiến lược khác nhằm hướng các nỗ lực trong chức năng sản xuất thành công dài
hạn trong cơng ty. Hoạt động sản xuất là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp vì thế
chiến lược sản xuất phải bảo đảm huy động tối đa nguồn lực của hệ thống sản xuất để
tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn nhất. Hồn thiện quy trình sản xuất tạo tiềm năng to lớn cho
việc nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
chuỗi.
1.2.2.3. Phân phối
Công đoạn này bao gồm những hoạt động gắn liền với việc nhận đơn hàng và
giao sản phẩm đến khách hàng. Những yếu tố này là sợi dây liên kết các công ty tham
gia vào chuỗi cung ứng [2]. Phân phối không phải chỉ định ra được phương hướng, mục
tiêu của lưu thơng mà cịn bao gồm nội dung quản trị đơn đặt hàng, lập lịch trình giao
hàng, quy trình trả hàng và hệ thống các phương thức để đưa hàng hoá từ nơi người sản
xuất tới người tiêu dùng cuối cùng.
Tùy vào đặc điểm sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ chọn phương thức phân phối
thích hợp. Các mục tiêu của hệ thống phân phối được xác định trên cơ sở mục tiêu
chung của doanh nghiệp và các mục tiêu cụ thể về bán hàng. Đặc biệt trong môi trường
kinh doanh cạnh tranh hiện nay, một chính sách phân phối tốt là một yếu tố rất quan

trọng để đưa doanh nghiệp đến thành công và dễ dàng kết nối các mắt xích khác trong
chuỗi. Chính vì vậy, chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp an toàn, tăng cường được khả năng liên kết trong kinh doanh giảm được
sự cạnh tranh và làm cho q trình lưu thơng hàng hố nhanh và hiệu quả.
1.2.2.4. Thu hồi
Ngày nay, bởi rất nhiều lý do khác nhau như sản phẩm bị lỗi, bị hư hỏng do q
trình sản xuất hay vận chuyển, hoặc sản phẩm khơng đạt yêu cầu về chất lượng, nên đã
có rất nhiều sản phẩm được trả về từ khách hàng để kiểm tra, sửa chữa và nâng cấp hay
đơn giản là thu hồi để tái sử dụng.
Có thể nói rằng đó là một hiện tượng phổ biến không thể tránh khỏi mà hầu hết
những doanh nghiệp, nhà sản xuất, các trung tâm phân phối, nhà cung cấp sỉ – lẻ đều
quan tâm và lo lắng.


Vì thế, việc thu hồi sẽ giúp tiết kiệm những chi phí, tăng hiệu quả trong việc
quản lý chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng. Khơng
những thế, phương pháp này cịn giúp cho việc ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của công
ty đến mơi trường được hạn chế và đó là tiền đề tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn cho công
ty.
Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là hoạt
động sản xuất kinh doanh. Do đó, các DN cần quan tâm hơn nữa tới việc giảm tác động
tiêu cực của sản xuất kinh doanh đến môi trường thông qua thu hồi nguyên vật liệu, sản
phẩm và bao bì để tái chế hoặc vứt bỏ nó một cách có trách nhiệm.
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng
Thực trạng của nền kinh tế thông qua các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng,
lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đối… có ảnh hưởng vơ cùng to lớn đối với
hoạt động chuỗi cung ứng. Bất cứ sự thay đổi nào của các yếu tố này sẽ làm mở rộng
hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và có thể
thay đổi mục tiêu chiến lược toàn chuỗi.
Sự gia tăng các rủi ro về thiên nhiên dẫn đến sự gia tăng của chi phí các yếu tố

đầu vào làm cho các nhà quản trị chuỗi cung ứng gặp phải nhiều khó khăn trong việc
đảm bảo sự vận hành chuỗi cung ứng.
Những quy định và luật lệ của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia ngày
càng nhiều hơn khiến cho hoạt động thương mại quốc tế trở nên phức tạp. Sự can thiệp
nhiều hay ít của chính phủ cũng như tình hình hợp tác quốc tế đã tạo ra những thách
thức trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Nguồn lực về tài chính ln là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và đứng vững
của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong hệ thống chuỗi cung ứng. Việc đảm bảo
ổn định nguồn vốn giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn
ra liên tục từ khâu đầu cho đến tiêu thụ sản phẩm.
Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững cấu thành nên tổ chức và không thể
thiếu trong sự thành công lâu dài của doanh nghiệp. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất
lượng cao cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động có hiệu quả.
Sự phát triển của cơng nghệ thông tin và gia tăng tương tác giữa các thành viên
trong chuỗi sẽ giúp doanh nghiệp giảm tăng cường hiệu quả cũng như độ linh hoạt của
mạng cung ứng, nhưng cũng tạo áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công
nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Năng lực sản xuất chi phối rất lớn đến khả năng cung ứng các sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp trên thị trường bởi vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn đã dẫn đến
hàng tồn kho ngày càng mau lỗi thời.


Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao và khắt khe hơn đã đặt ra thách thức cho
chuỗi cung ứng của công ty phải nhanh hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường cũng
như sự đa dạng trong sản phẩm để người tiêu dùng có thể lựa chọn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, nhóm đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về chuỗi cung ứng, cấu
trúc, các thành phần và hoạt động chính của chuỗi cung ứng. Trong chương này cũng đã

trình bày về lý thuyết quản quản trị chuỗi cung ứng, cũng như khẳng định mục tiêu và
vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp, đối với nền kinh tế. Ngoài ra,
nhóm cũng đã khái qt những nội dung chính trong mơ hình SCOR và một số chỉ tiêu
đánh giá cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng.
Tóm lại, trên cơ sở lý thuyết và những tiếp cận trong chuỗi cung ứng theo mơ
hình SCOR với các nội dung chính bao gồm hoạch định, thu mua, sản xuất và phân phối
đã được trình bày sẽ làm cơ sở để phân tích hoạt động quản trị chuỗi cung ứng chế biến
nhân điều xuất khẩu tại Công ty Cổ phần LAFOOCO trong chương 2.


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CHẾ BIẾN NHÂN ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN (LAFOOCO)
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất
khẩu Long An

Hình ảnh minh họa 1 Cơng ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An

- Tên công ty: Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An.
- Tên tiếng Anh: Long An Food Processing Export Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: LAFOOCO
- Mã cổ phiếu: LAF
- Trụ sở chính: 81B, Quốc lộ 62, Thành phố Tân An, tỉnh Long An.
- Tel: (84 72) 3823900 - 3821501

Fax: (84 72) 3826 735 – 3826 060

- Website: www.lafooco.vn
-


Ngành nghề kinh doanh:
+
Đầu tư gia công, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu và
dịch vụ trong ngành hàng nông sản, thủy sản, lương thực, thực phẩm, máy
móc thiết bị, nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
+ Hợp tác, liên doanh, liên kết trong các lĩnh vực kho bãi, cầu cảng,
cao ốc văn phịng siêu thị.
+ Đầu tư tài chính, điểm giao dịch chứng khoán.


×