Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sang kien kinh nghiem bồi dưỡng học sinh giỏi môn tiếng anh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.84 KB, 15 trang )

Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỢNG HỌC
SINH GIỎI TIẾNG ANH THCS
A - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học cơng nghệ phát triển rất
nhanh, con người ngày càng phụ thuộc và chi phối lẫn nhau, nhu cầu hợp
tác ngày càng gia tăng. Cùng với sự phát triển đó, đất nước ta ngày càng đổi
mới và chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu hội nhập cùng
các quốc gia khác trên thế giới.
Song song với xu thế trên, thì Tiếng Anh là ngoại ngữ được xem như
là ngơn ngữ quốc tế trong việc giao lưu, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau. Chính vì vậy ngay từ khi tiến hành cơng cuộc đổi mới Đảng ta đã
quan tâm đến ngành giáo dục và chọn bộ mơn Tiếng Anh là ngoại ngữ phổ
biến giảng dạy trong các trường phổ thơng, cao đẳng và đại học như là một
mơn học chính và bắt buộc.
Hơn nữa, một trong những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta
đối với giáo dục trong thời kỳ đổi mới là: Nâng cao nguồn nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước. Muốn làm được việc này thật khơng dễ. Nó
đòi hỏi một sự nỗ lực và sáng tạo khơng biết mệt mỏi của những người làm
cơng tác giáo dục nói chung và tồn thể đội ngũ giáo viên chúng ta nói riêng.
Nhằm tạo ra nguồn nhân tài trong tương lai cho đất nước thì ngay từ khi các
em còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải theo dõi, phát hiện và
tiến hành bồi dưỡng các em nhằm giúp các em phát huy hết khả năng tư
duy sáng tạo của mình.
Là một giáo viên phụ trách giảng dạy mơn Tiếng Anh trường Trung
học cơ sở. Bản thân tơi đã trải qua hơn 10 năm giảng dạy mơn học này. Song
song với cơng tác giảng dạy trên lớp theo chun mơn thì cũng chừng ấy
năm tơi tham gia cơng tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi của trường và
có được những thành cơng bước đầu trong lĩnh vực này, do vậy tơi chọn đề
tài “Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi” làm Chun đề báo cáo.
B- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


I - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh có học lực giỏi về bộ mơn Tiếng Anh khối 6,7 8,9.
II - CƠ SỞ NGHIÊN CỨU:
- Học sinh trường THCS Tập Sơn – Trà Cú – Trà Vinh.
- Sách giáo khoa lớp 6,7,8,9
- Sách giáo viên
- Các loại sách nâng cao dành cho các khối lớp ở bậc THCS.
GVTH: Lương Huyền Vũ 1
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
- Sách ngữ pháp Tiếng Anh,các loại băng đĩa, Mạng Internet…
III - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Qua quá trình giảng dạy, kiểm tra, tiếp xúc trực tiếp,
C - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
I –TIẾN TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ BỒI DƯỠNG:
1. Phát hiện:
Ngoại ngữ là một môn học mà ở địa phương chúng ta phần lớn lớp 6
mới được đưa vào giảng dạy do đó ngay từ khi các em bắt đầu làm quen với
môn học, thì tôi và các đồng nghiệp đã sớm quan sát về việc học tập của các
em. Phát hiện xem khả năng hoà nhập vào một môn học mới này của các em
ở mức độ nào: nhanh hay chậm cũng như quan sát xem các em có năng
khiếu về môn học này hay không. Trong việc phát hiện và bồi dưỡng học
sinh giỏi thì năng khiếu là một phẩm chất không thể thiếu được. Tiếp đến tôi
quan sát xem ở các em có sự hứng thú cao khi học tập môn học này không?
Như các bạn đều biết khi chúng ta thích một việc gì đó thì chúng ta thường
đạt được kết quả cao khi tiến hành công việc đó.
Một điều không thể thiếu được khi chúng ta phát hiện học sinh giỏi bộ
môn ngoại ngữ đó là tính cần cù của học sinh. Học tập nói chung, ngoại ngữ
nói riêng đòi hỏi người học phải thực sự cần cù vì khối lượng kiến thức mà
chủ yếu là số lượng từ vựng nhiều khiến các em phải thường xuyên học tập
các từ mới cũng như phải ôn tập lại các từ vựng đã được học trước đó. Hơn

nữa càng thực hành thì các em càng khắc sâu được kiến thức.
Bộ môn ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng cũng đòi hỏi các
em cần có tinh thần tự học và sự sáng tạo. Có tinh thần tự học và sáng tạo
thì việc vận dụng các kiến thức vào các kỹ năng mới nhanh và có hiệu quả
được.
Những em học sinh hợp đủ các phẩm chất trên thì chúng ta có thể
tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
2. Bồi dưỡng :
Nếu ở lớp 6 chúng ta chỉ phát hiện và ghi tên các em vào danh sách đội
tuyển thì ngay từ khi chúng ta tiến hành giảng dạy chương trình lớp 7 chúng
ta phải tiến hành bồi dưỡng các em tuy nhiên nhà trường chúng ta chỉ thực
hiện bồi dưỡng từ lớp 8 nên muốn bồi dưỡng các em ngay từ lớp 7 tôi chủ
động liên hệ với phụ huynh báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng khi được sự
thống nhất tôi tiến hành bồi dưỡng cho các em với thời lượng 3 buổi trên
tuần. Như chúng ta đã biết, chương trình tiếng Anh 6,7,8,9 được thiết kế
theo hình xoắn ốc. Có nghĩa là những ngữ liệu được học ở lớp dưới sẽ được
GVTH: Lương Huyền Vũ 2
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
ôn tập và mở rộng ở chương trình lớp trên do đó việc quyết định chọn lớp 7
là thời điểm bắt đầu ôn tập là phù hợp. Lúc này các em đã có được vốn kiến
thức khá về từ vựng và cấu trúc do vậy việc đưa ra các bài tập nâng cao cho
các em thực hành cũng dễ dàng hơn.
Sang chương trình lớp 8 khi khả năng sử dụng ngôn ngữ của các em
vào các kỹ năng : Nghe - Nói - Đọc - Viết được hình thành .Lúc này phần
nào chúng ta có thể kiểm tra toàn diện về trình độ của học sinh thì ngoài việc
tiếp tục ôn tập củng cố kiến thức cho các em, hoàn thành những kiến thức về
lý thuyết ở chương trình THCS vào cuối năm học chúng ta phải tiến hành
cho các em thi để lựa chọn ra những em học sinh nổi trội nhất để đưa vào
đội tuyển chính thức của trường chuẩn bị cho kỳ thi vào giữa năm lớp 9.
Qua lớp 9 khi chúng ta có được danh sách chính thức các em chuẩn bị

tham gia các kỳ thi thì chúng ta tiến hành ôn tập các em ở mức độ cao hơn.
Lúc này khi các em hầu như đã nắm hết các kiến thức về lý thuyết thì
chúng ta đi sâu vào việc thực hành của các em.
II. PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG:
Qua nhiều năm giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được một số kinh
nghiệm mà theo tôi nghĩ nó có hiệu quả trong quá trình phát hiện và bồi
dưỡng học sinh giỏi như sau:
1. Định hướng tư tưởng cho học sinh:
Việc tham gia ôn thi học sinh giỏi khiến học sinh phải bỏ ra rất nhiều
thời gian cho môn học này do đó it nhiều sẽ ảnh hưởng đến các môn học
khác. Đã không ít học sinh có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi các em đang
tham gia ôn tập. Để các em có thái độ tích cực ngoài giờ học tôi thường tâm
sự phân tích cho các em hiểu về lợi ích sau này của việc ôn thi học sinh giỏi
chứ không đơn thuần là ôn tập để thi là xong. Môn Tiếng Anh sẽ còn theo
các em rất lâu trong quá trình học tập cũng như lợi ích của nó trong công
việc tương lai của các em sau này. Từ đó các em thấy được tầm quan trọng
của môn học và có thái độ tích cực hơn trong khi ôn tập. Ngoài ra để tạo
điều kiện cho các em tham gia các môn học khác được tốt tôi thường bố trí
thời gian học tập, ôn tập phù hợp cho các em tránh sự qúa tải về thời gian
cũng như việc nhồi nhét kiến thức. Cụ thể trong năm học 2010 – 2011 có một
học sinh đạt học sinh gioi Tỉnh môn Tiếng anh và đỗ vào Trường Chuyên
môn Toán.
2. Thực hành là “chìa khoá” của mọi sự thành công:
Nói về việc học ngoại ngữ một nhà ngôn ngữ học đã từng nói: “
Practice makes perfect” tạm dịch là “ thực hành làm nên sự hoàn hảo”. do
GVTH: Lương Huyền Vũ 3
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
vậy trong quá trình ôn tập tôi dành rất nhiều thời gian cho các em thực
hành. Có những bài tập có thể cho các em làm đi làm lại một vài lần vì với số
lượng kiến thức khổng lồ các em sẽ không thể khắc sâu nếu các em chỉ được

thực hành 1 lần. Trong thực hành tôi cũng dành thời gian cho học sinh viết
chính tả (dictation) . Tưởng chừng việc này sẽ gây nên sự tốn kém về thời
gian của cả thầy và trò nhưng thực chất việc này lại giúp học sinh luyện tập
về ngữ âm và từ vựng cũng như củng cố thêm về kỹ năng nghe nữa. Đó cũng
là cách để giúp các em thực hành. Với thời gian trên lớp hạn hẹp không đủ
để các em thực hành được nhiều do vậy khi về nhà tôi thường giao bài tập và
đưa cho các em các đĩa nghe để các em thực hành tại nhà.
3. Sách là công cụ ôn tập quan trọng:
Việc ôn tập bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi cần phải cho học sinh thực
hành làm thật nhiều các dạng bài tập nâng cao khác nhau do vậy bản thân
tôi đã sưu tầm rất nhiều loại sách nâng cao qua từng năm học. Qua nhiều
năm sưu tầm, lựa chọn và tìm mua đến nay tôi đã có khá nhiều sách dùng để
ôn tập và nâng cao cho mỗi khối lớp. Toàn bộ nguồn kinh phí này do chính
bản thân tôi bỏ ra mua sắm để sử dụng lâu dài. Ngoài ra hệ thống sách tham
khảo tại Thư viện cũng khá dồi dào giúp Thầy Trò có nguồn tư liệu tham
khảo phong phú.
4. Áp dụng công nghệ thông tin:
Các loại sách hiện có hầu hết là để luyện ngữ pháp, mẫu câu và đọc
hiệu còn kỉ năng Nghe – Nói còn gặp nhiều khó khăn, để khắc phục tình
trạng này vài năm gần mạng Internet rất phát triển và phổ biến, tôi thường
cho các em lên mạng để làm quen với các đề thi cũng như các dạng bài tập
trắc nghiệm trong các phần mềm trên mạng (phòng máy của trường). Điều
này cũng giúp các em thực hành được nhiều hơn do không phải mất thời
gian chép đề và cũng gây nhiều hứng thú để các em học tập. Một số trang
web mà tôi nghĩ là tốt và hiệu quả đối với học sinh của mình như:
, , ,
o , đây là
những website rất hữu ích cho cả thầy và trò, ngoài ra tôi còn lập một web
cá nhân tại địa chỉ: nhằm mục tiêu tập hợp các tư
liệu cần thiết cho chuyên môn để các em tham khảo tránh việc các em “lang

thang trên mạng” gây hiệu quả ngược lại.
5. Phải vạch ra kế hoạch cụ thể:
GVTH: Lương Huyền Vũ 4
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Để đảm bảo công tác bồi dưỡng có chất lượng chung ta cần đưa ra kế
hoạch ngay từ đầu năm học và sau đó tuỳ theo tình hình của nhà trường và
năng
GVTH: Lương Huyền Vũ 5
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
lực của học sinh mà điều chỉnh cho phù hợp
PGD-ĐT TRÀ CÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TẬP SƠN Độc Lập- Tự Do - Hạnh Phúc
TỔ AV – NHẠC – HOẠ
KẾ HOẠCH BỒI GIỎI MÔN TIẾNG ANH
KẾ HOẠCH BỒI GIỎI MÔN TIẾNG ANH
NĂM HỌC 2011 -2012
NĂM HỌC 2011 -2012
I. TÌNH HÌNH CHUNG:
-Tổng số học sinh tham gia bổi giỏi 05 học sinh trong đó
+Học sinh giỏi : 05 tỉ lệ 100 %
+ Học sinh khá 0 tỉ lệ 0 %
2. Thuận lợi và khó khăn:
a.Thuận lợi :
- Đượcsự chỉ đạo của BGH đã lên kế hoạch tuyển chọn HS ngay từ đầu năm
- Sự động viên giúp đỡ của hội CMHS thường xuyên động viên , khen
thưởng kịp thời đối với giáo viên, học sinh đạt thành tích tốt trong các cuộc
thi Huyện, Tỉnh
- Sự cố gắng vươn lên của học sinh: Do là HS giỏi nên ý thức học tập của các
em là khá tốt như tự học, tự rèn luyện, học hỏi từ bạn bè, thầy cô.
b.Khó khăn :

- Csvc còn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu dạy và học như chưa có phòng
chuyên biệt để bồi dưỡng ( nhờ vào phòng Thư Viện.
- Tuy có ý thức tự học nhưng chưa cao, chưa biết tự tìm tòi các tư liệu học
tập từ sách vở sẳn có ở nhà trường, trên mạng Internet và các phương tiện
truyền thông khác
II.NHIỆM VỤ VÀ CHỈ TIÊU NĂM HỌC
1.Mục tiêu chung;
Tăng cường công tác bồi giỏi một cách thường xuyên hơn nhằm nâng
cao chất lượng và kết quả của đội tuyển HSG, tạo cho HS sự hứng thú và
yêu thích môn học hơn.
2.Chỉ tiêu phấn đấu :
Phấn đấu trong năm học 2010 – 2012 có 2 HSG vòng Tỉnh
Tạo ra được sự hứng thú say mê môn học để có nhiều HS hơn tham
gia vào đội tuyển.
III.NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Nội dung:
- Có kế hoạch hoạt động cho từng tuần,tháng.
- Có đủ giáo án giáo án - tài liệu phục vụ giảng dạy khi lên lớp.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến công tác của cá nhân
để kịp thời điều chỉnh
- Có kế hoạch hoạt động cho từng tuần,tháng cụ thể như sau:
GVTH: Lương Huyền Vũ 6
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Tháng Tuần Tiết Nội dung Ghi chú
GVTH: Lương Huyền Vũ 7
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
10
9 1,2,3 Ôn tập củng cố ngữ pháp cơ bản tự soạn
10 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 1 – 2 Đề TK trên Internet
11 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 3 - 4 Tổng hợp từ STK

12 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 4 – 5 Tổng hợp từ STK
11
13 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 5– 6 Tổng hợp từ STK
14 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 6– 7 Tổng hợp từ STK
15 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 7– 8 Tổng hợp từ STK
16 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 8– 9 Tổng hợp từ STK
12
17 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 9– 10 Tổng hợp từ STK
18 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 10– 11 Tổng hợp từ STK
19 Thi HK
01
20 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 11– 12 Đề TK trên Internet
21 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 12– 13 Đề TK trên Internet
22 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 13– 14 Đề TK trên Internet
23 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 14– 15 Đề TK trên Internet
02
24 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 15– 16 Đề TK trên Internet
25 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 16– 17 Đề TK trên Internet
Nghĩ Tết 2 Tuần
03
26 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 17– 18 Đề TK trên Internet
27 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 17– 18 Đề TK trên Internet
28 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 18– 19 Đề TK trên Internet
29 1,2,3 Giải đề thi HSG đề 19– 20 Đề TK trên Internet
* Ghi chú:
- Các tiết bồi giỏi được thực hiện vào lúc 13
h
30’ thứ sáu hàng tuần tại phòng
thư viện
- Tháng Tư học sinh tự ôn luyện chuẩn bị cho kì thi.

2.Biện pháp thực hiện:
+ Thường xuyên cập nhật các tư liệu cần thiết phục vụ cho công tác bồi giỏi
+ Thực hiện đúng giờ giấc học tập và kế hoạch đề ra.
- Kết hợp với GVCN để phối hợp động viên HS học tập tốt hơn
- Kết hợp với cha mẹ học sinh nhằm hổ trợ tốt hơn cho các em về các thiết
bị và đồ dùng phục vụ cho việc học tập của các em.
- Kết hợp với các đoàn thể như Công Đoàn, Chi Đoàn, Thư viện, ban
ĐDCMHS để động viên giúp đở các em học tập tốt hơn.
Trên đây là những nội dung trong kế hoạch bồi giỏi trong năm học
2011 -2012 . Xin trình lảnh đạo xem xét và có hướng chỉ đạo thực hiện.
Tập sơn, ngày 24 tháng 09 năm 2011.
GVTH: Lương Huyền Vũ 8
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Người lập kế hoạch.
Lương Huyền Vũ
6. Thái độ trong công tác:
Mặc dù công tác ôn thi học sinh giỏi là một việc rất vất vả. Nó chiếm
rất nhiều thời gian, công sức. Hơn nữa kinh phí cho công tác này còn nhiều
hạn hẹp, hầu như không có hoặc nếu có thì chỉ để động viên tinh thần của
giáo viên. Nhưng không vì thế mà bản tôi nản chí, hầu như năm nào tôi
cũng tham gia công tác này. Tôi thường quan niệm rằng: Sự thành công của
học sinh qua các kì thi cũng chính là sự thành công của bản thân tôi trong sự
nghiệp trồng người.
D – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Nhờ liên tục đổi mới phương pháp và cách thức ôn tập học sinh và đúc
kết được những kinh nghiệm nhất định trong việc bồi dưỡng do vậy trong
những năm học vừa qua tôi đã thu được những kết quả sau:
*So sánh kết quả học sinh dự thi cấp Huyện, Tỉnh năm học2009-2010 và 2010-2011:
Khối dự thi: 9
Năm học

Số lượng
học sinh
Kêt quả đạt được (giải)
Nhất Nhì Ba
Khuyến
khích
Công Nhận
2009-2010 2 1(Huyện)
2010-2011 4 3(Huyện)
1(Huyện)
3(Tỉnh)
E – NGUYÊN NHÂN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ:
I. Thuận lợi:
1. Về phía học sinh:
Các em luôn có tư tưởng và ý thức học tập rất tốt, tính tự học của các
em rất cao, được gia đình cho bồi dưỡng Tiếng anh từ lúc các em học Tiểu
học. Trình độ tiếp thu kiến thức của các em tương đối đồng đều nên gặp
nhiều thuận lợi trong việc trao đổi bài vở và chia sẽ kiến thức.
2. Về phía giáo viên:
Luôn xem việc bồi dưỡng học sinh là muc tiêu hàng đầu trong công tác
giáo dục, bản thân luôn tâm niệm rằng mổi lần dạy là được học thêm một
lần nên luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao tay nghề đôi lúc phải học hỏi từ phía
học sinh nhất là đối với học sinh giỏi
GVTH: Lương Huyền Vũ 9
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Luôn xem kết quả học tập của học sinh là kết quả đánh giá năng lực
giảng dạy của bản thân, nên đôi lúc còn gặp khó khăn về nhiều mặt, nhưng
bản thân vẫn nổ lực quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà trường giao
cho.
3. Về phía nhà trường:

Luôn quan tâm theo dỏi và chỉ đạo sâu sát và có những chính sách
dành cho giáo viên làm công tác bồi dưỡng, kết hợp tốt với hội PHHS để làm
công tác tuyên truyền giúp PHHS thấy được lợi ích của việc bồi dưỡng cho
HS từ đó tạo được sự đồng thuận cao về phía hội PHHS giúp cho công tác
bồi dưởng mang lại hiệu quả thiết thực.
4. Về phía đồng nghiệp:
Để đạt được những kết quả như trong năm học vừa qua ngoài nổ lực
của học sinh, của bản thân thì sự đóng góp của đồng nghiệp cũng góp phần
rất quan trọng đem đến thành công. Các thầy cô ở các lớp dưới đã làm tốt
công tác phát hiện và giảng dạy các em với thái độ hết sức nhiệt tình, nắm
chắt nội dung chương trình khối mình giảng dạy để truyền thụ kiến thức cho
học sinh làm nền tảng vững chắt giúp bản thân gặp nhiều thuận lợi trong
việc bồi dưỡng các em ở lớp 9.
5 Về phía PHHS:
Luôn quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên gặp gỡ
giáo viên để tìm hiểu về khả năng và thái độ học tập của các em. Luôn có
những đầu tư tốt nhất để con em mình học tập. Nhận thức được việc con em
mình được bồi dưỡng là một quyền lợi cho bản thân các em.
II. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi công tác bồi dưỡng cũng còn gặp khó khăn
như chúng ta không thể so sánh số lượng học sinh giỏi năm sau cao hơn năm
trước vì khi cho con em mình tham gia bồi dưỡng thì gia đình cần định
hướng tương lai cho các em rồi chọn môn cho con bồi dưỡng nên có những
năm chúng ta không có hoặc rất ít học sinh tham gia.
Kinh phí đầu tư cho việc bồi dưỡng HSG Tiếng anh khá cao so với các
môn học khác như sách tham khảo, tự điển, các phương tiện nghe nhìn…
điều này là một trở ngại lớn đối với các em học sinh nghèo.
Môi trường học tập cũng là một rào cản để các em phát triển khã năng
của mình, học sinh không có môi trường để phát triển kĩ năng Nói và Nghe
như học học sinh ở Thị xã, hay Thành phố, cơ hội tiếp xúc với người bản xứ

để học tập đối với các em hầu như là không thể.
GVTH: Lương Huyền Vũ 10
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
F - KẾT LUẬN:
1. Đánh giá chung:
Thực tế cho thấy việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc
đầy khó khăn đối với giáo viên các bộ môn nói chung và bộ môn Tiếng Anh
mà tôi đang đảm nhận nói riêng, nó đòi hỏi rất cao ở người giáo viên. Với
lòng yêu nghề, mến trẻ thì có lẽ bất kỳ giáo viên nào cũng có thể vượt qua
khó khăn, gian khổ để công việc phát hiện và đào tạo nhân tài cho đất nước
ngày càng có những bước tiến vượt bậc.
2. Bài học kinh nghiệm:
Như đã nói ở trên việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh không phải chỉ
tuyển chọn các em ở những năm lớp 9 mà phải tìm hiểu từ lúc các em mới
vào lớp 6 nên tổ chức bồi dưỡng ngay từ lớp 7, bên cạnh đó nguồn tư liệu bồi
dưỡng phải đa dạng, phong phú, học sinh phải năng nổ, chuyên cần và có
năng khiếu. Ngoài ra để phong trào HSG của trường đi lên cũng đòi hỏi sự
quan tâm của lãnh đạo các ngành các cấp, của cha mẹ học sinh, các em cần
phải được hỗ trợ về môi trường và phương tiện học tập, nếu hội đủ các yếu
tố trên thì việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh ngày càng mang lại hiệu quả
cao hơn.
3. Những kiến nghị:
Đề tài được thực hiện từ những suy nghĩ chủ quan của bản thân để
mang lại hiệu quả cao trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi
xin có một số kiến nghị sau:
a. Đối với nhà trường:
Cần lên kế hoạch phổ biến rộng rãi và phân công giáo viên phát hiện
các em có năng khiếu ở từng bộ môn và tiến hành bồi dưỡng ngay từ lớp 7.
Cần có chế độ ưu tiên và chính sách rỏ ràng cho các giáo viên bồi
dưỡng vì đây là công việc đòi hỏi phải có sự đầu tư vất vã về mặt chuyên

môn.
Hỗ trợ kinh phí cho giáo viên và học sinh như mua sách vở, photo tài
liệu, nhà trường cần đảm bảo hệ thống mạng tại phòng máy hoạt động tốt để
HS vào tìm tư liệu và làm thêm bài tập.
b. Đối với Phòng giáo dục:
Cần tổ chức các cuộc thi HSG thường xuyên hàng năm và nên bắt đầu
từ khối 7 để qua đó các trường có thể đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi
kì thi.
Ngoài việc tổ chức khen thưởng cho học sinh theo tôi cũng nên khen
thưởng theo hướng thiết thực hơn cho những giáo viên có thành tích tốt
GVTH: Lương Huyền Vũ 11
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
trong công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi vì đó sẽ là động lực để
giáo viên nổ lực hơn trong công việc của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được
trong quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Tiếng anh
trong những năm qua. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ chân thành của
các quý thầy cô, của đồng nghiệp để chúng ta đi đến mục đích chung cuối
cùng là: góp phần đào tạo ra cho xã hội những con người vừa hồng vừa
chuyên đáp ứng nhu cầu “công nghiệp hoá –hiện đại hoá” đất nước .

Giáo viên thực hiện
Lương Huyền Vũ
GVTH: Lương Huyền Vũ 12
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Trường THCS Tập Sơn BÁO CÁO TÓM TẮT
Tổ : AV- Nhạc – Họa Sáng kiến kinh nghiệm
1.Người thực hiện : Lương Huyền Vũ
- Họ và tên : Lương Huyền Vũ
- Năm sinh : 12 / 5 / 1978

- Đơn vò công tác : Trường THCS Tập Sơn
- Chức vụ hiện tại : giáo viên dạy lớp
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm : Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
3. Nội dung sáng kiến :
Để bồi dưỡng HSG có hiệu quả cần thực hiện các bước cơ bản như
sau:
- Phát hiện học sinh ngay từ lớp 6 và tiến hành bồi dưỡng vào đầu năm
lớp 7
- Cần xác đònh và giáo dục tư tưởng học sinh về nội dung môn học.
- Tăng cường hệ thống các bài tập thực hành theo từng thời điểm bồi
dưỡng.
- Sưu tầm các loại sách Ngữ pháp ở bậc THCS để bồi dưỡng.
- Áp dụng CNTT vào công tác bồi dưỡng như tham khảo các đề thi
trên các trang web, các phần mềm hỗ trợ học tập.
- Công tác bồi dưỡng cần thực hiện mọi lúc mọi nơi.
- Thái độ của giáo viên trong công tác bồi dưỡng giữ vai trò rất quan
trọng.
4.Thời gian thực hiện :từ tháng 9 NH: 2009 -2010 đến cuối tháng 12
năm học 2010 – 2011
5. Phạm vi áp dụng : áp dụng cho học sinh các khối của trường THCS
Tập sơn
GVTH: Lương Huyền Vũ 13
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
6. Hiệu quả: Qua thời gian thực hiện đề tài đã đạt được những kết quả
bước đầu trong năm học này có 3 HSG đạt giải III, 1HSG đạt Khuyến
khích vòng huyện và 3 HSG đạt giải Khuyến khích vòng tỉnh.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO
LƯƠNG HUYỀN VŨ
PHÒNG GD & ĐT TRÀ CÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TẬP SƠN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
Thời gian thực hiện: từ tháng 9 NH: 2009 -2010 đến cuối tháng 12 NH 2010 – 2011
Tác giả: Lương Huyền Vũ
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn AV- Nhạc- Hoạ,Dạy lớp Tiếng Anh 9
TỔ CHUYÊN MÔN
Nhận xét:
HỘI ĐỒNG KHGD TRƯỜNG
Nhận xét
Xếp loại ( Đạt, không đạt)………………………
Ngày……….tháng……….năm 2009
Tổ trưởng
Xếp loại (Đạt, không đạt)………………………
Ngày……….tháng……….năm 2011
Hiệu trưởng
PHÒNG GD&ĐT TRÀ CÚ
Nhận xét:
GVTH: Lương Huyền Vũ 14
Trường THCS Tập Sơn Một số kinh nghiệm bồi dưỡng hoc sinh giỏi
Xếp loại ( Đạt, không đạt)…………………………
Ngày……….tháng……….năm 2011
Trưởng phòng
GVTH: Lương Huyền Vũ 15

×