Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình fit một số lƣu ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.46 KB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

NGUYỄN XN MỸ HIỀN

TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CƠNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG
TRONG TRANH CHẤP ĐẦU TƢ QUỐC TẾ VỀ
CHƢƠNG TRÌNH FIT- MỘT SỐ LƢU Ý CHO VIỆT
NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CƠNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG
TRONG TRANH CHẤP ĐẦU TƢ QUỐC TẾ VỀ
CHƢƠNG TRÌNH FIT- MỘT SỐ LƢU Ý CHO VIỆT
NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc Tế
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380180

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Thùy Dƣơng


Học viên: Nguyễn Xuân Mỹ Hiền
Lớp: Cao học Luật Quốc tế, Khóa 25- 26

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tác giả,
thông tin, số liệu, vụ kiện…trong luận văn đƣợc trích dẫn đảm bảo đúng quy định.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Luật TP. HCM, Khoa Luật Quốc tế
và đặc biệt là giảng viên hƣớng dẫn PGS.TS. Trần Thị Thùy Dƣơng đã tận tình
giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả

Nguyễn Xuân Mỹ Hiền


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đƣợc viết tắt

AANZFTA

Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN- ÚcNew Zealand (The ASEAN-Australia-New Zealand Free
Trade Area)

BIT

Hiệp định đầu tƣ song phƣơng (Bilateral investment treaty)


BIT Việt NamThụy Điển

Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tƣ giữa Chính
phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ Vƣơng quốc Thụy Điển

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

CPTPP

Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dƣơng (Comprehensive and Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership)

ECT

Hiệp ƣớc Hiến chƣơng Năng lƣợng (Energy Charter Treaty)

ECT

Kiểm tra kết nối kinh tế (Economic Connection Test)

FET

Đối xử công bằng và thỏa đáng (Fair and equitable treatment)

FIT


Giá điện của các dự án điện năng lƣợng tái tạo (Feed in Tariff)

FTC

Ủy ban Thƣơng mại Tự do (Free Trade Commission)

GEA

Đạo luật năng lƣợng xanh (Green Energy Act)

GEIA

Thỏa thuận đầu tƣ năng lƣợng xanh (Green Energy
Investment Agreement)

HĐTT

Hội đồng Trọng tài

IIA

Hiệp định đầu tƣ quốc tế (International investment agreement)

ISDS

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và
quốc gia tiếp nhận đầu tƣ (Investor- state dispute
settlement)


MFN

Đối xử tối huệ quốc (Most- Favoured- Nation)

MST

Tiêu chuẩn đối xử tối thiểu (Minimum Standard of Treatment)


NAFTA

Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (North American Free
Trade Agreement)

NLTT

Năng lƣợng tái tạo

OPA

Cơ quan điện lực có thẩm quyền Ontario (Ontario Power
Authority)

PPA

Hợp đồng mua bán điện (Power Purchase Agreement)

PV

Quang điện mặt trời (Photovoltaic)


RAIPRE

Cơ quan đăng ký hành chính cơ sở sản xuất (Administrative
Register for Production Facilities under the Special Regime)

RD

Nghị định hoàng gia (Royal Decree)

RDL

Luật Nghị định hoàng gia (Royal Decree Law)

TAT

Kiểm tra về công suất truyền tải (Transmission Availability
Test)

TQQT

Tập quán quốc tế


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG
TRONG HIỆP ĐỊNH MẬU DỊCH TỰ DO BẮC MỸ: GIẢI THÍCH TRONG
CÁC TRANH CHẤP ĐẦU TƢ QUỐC TẾ VỀ CHƢƠNG TRÌNH FIT
13

1.1. Khái quát về tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong bối cảnh
áp dụng Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỉ.......................................................13
1.2. Khái quát về chƣơng trình FIT của Canada.............................................16
1.3. Nội dung vụ tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT của Canada
...............................................................................................................................18
1.3.1. Vụ kiện Mesa Power Group, LLC v. Canada (Mesa Power)...................18
1.3.2. Vụ kiện Windstream Energy LLC v. Canada (Windstream)....................20
1.4. Thực tiễn giải thích tiêu chuẩn đối xử cơng bằng và thỏa đáng trong
tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT trong khn khổ Hiệp định
mậu dịch tự do Bắc Mĩ........................................................................................21
1.4.1. Thực tiễn giải thích nội hàm tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng
trong tranh chấp đầu tư quốc tế về chương trình FiT trong khn khổ Hiệp định
mậu dịch tự do Bắc Mĩ.......................................................................................21
1.4.2. Cách giải thích tiêu chuẩn đối xử cơng bằng và thỏa đáng trong vụ kiện
Mesa Power Group, LLC v. Canada và vụ kiện Windstream Energy LLC v.
Canada...............................................................................................................25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................33
CHƯƠNG 2. TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG
TRONG HIỆP ƯỚC HIẾN CHƯƠNG NĂNG LƯỢNG: GIẢI THÍCH
TRONG CÁC TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VỀ CHƯƠNG TRÌNH
FIT............................................................................................................................34
2.1. Khái quát về tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong bối cảnh
áp dụng Hiệp ƣớc Hiến chƣơng năng lƣợng...................................................34
2.2. Khái quát về chƣơng trình FIT của Tây Ban Nha....................................37
2.3. Nội dung vụ tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT.................39
2.3.1. Vụ kiện Charanne and Construction Investments v. Tây Ban Nha
(Charanne).........................................................................................................40


2.3.2. Vụ kiện Novenergia II- Energy & Environment (SCA), SICAR v. Tây Ban

Nha (Novenergia)...............................................................................................42
2.4. Thực tiễn giải thích tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong
tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT trong khn khổ Hiệp ƣớc
Hiến chƣơng năng lƣợng.........................................................................................43
2.4.1. Thực tiễn giải thích nội hàm tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng
trong tranh chấp đầu tư quốc tế về chương trình FiT trong khuôn khổ Hiệp ước
Hiến chương năng lượng....................................................................................43
2.4.2. Cách giải thích tiêu chuẩn đối xử cơng bằng và thỏa đáng trong vụ kiện
Charanne and Construction Investments v. Tây Ban Nha và Novenergia IIEnergy & Environment (SCA), SICAR v. Tây Ban Nha.....................................49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................55
CHƢƠNG 3. TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG
TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƢ QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM KÝ KẾT:
LIÊN HỆ ĐẾN CHƢƠNG TRÌNH FIT TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ LƢU
Ý
...................................................................................................................................57
3.1. Khái quát chƣơng trình FIT tại Việt Nam................................................57
3.2. Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong các hiệp định đầu tƣ
quốc tế mà Việt Nam ký kết và một số lƣu ý cho Việt Nam............................62
3.2.1. Tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng theo Điều 9.6 Hiệp định Đối
tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương............................................63
3.2.2. Tiêu chuẩn FET theo Điều 2.1 Hiệp định về Khuyến khích và Bảo hộ đầu
tư giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ
Vương quốc Thụy Điển.......................................................................................65
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3......................................................................................71
KẾT LUẬN..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, phát triển năng lƣợng tái tạo (NLTT) đƣợc đánh giá là hƣớng đi
phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh khan
hiếm nguồn cung năng lƣợng và ô nhiễm môi trƣờng từ việc khai thác và sử dụng
năng lƣợng hóa thạch. Về khái niệm, NLTT là năng lƣợng đƣợc khai thác từ nƣớc,
gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài
nguyên năng lƣợng có khả năng tái tạo khác.1
Để thu hút chuyên gia quốc tế và vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực
NLTT, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các cơ chế khuyến khích đầu tƣ 2 nhƣ: quy
định về giá điện mặt trời, điện gió (chƣơng trình Feed in Tariff- FIT). Về khái niệm,
FIT là biểu giá cố định mà bên mua điện phải trả cho bên bán điện. 3 Chƣơng trình
FIT hƣớng đến thúc đẩy sự phát triển của NLTT thông qua cơ chế hỗ trợ về giá
nhằm tăng sức cạnh tranh về giá so với các nguồn năng lƣợng truyền thống. 4 FIT
đƣợc đánh giá là chƣơng trình thành công nhất trên thế giới để thúc đẩy sự phát
triển nhanh chóng nguồn NLTT. Hơn 50% quốc gia Châu Á- Thái Bình Dƣơng đã
áp dụng FIT trong chính sách thúc đẩy phát triển NLTT. 5 Ngồi ra, một số chính
sách ƣu đãi khác dành cho nhà đầu tƣ cũng đƣợc áp dụng nhƣ: ƣu tiên cấp tín
dụng, miễn giảm thuế doanh nghiệp, tiền thuê đất,…6 Nhờ vậy, quá trình phát triển
NLTT đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Chính sách của Nhà nƣớc đã thu hút
các dự án đầu tƣ tƣ nhân, trong đó có sự tham gia của nhiều nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài trong
Khoản 1, Điều 43 Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2014.
Quyết định số 2068 ngày 25/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành nhằm khuyến khích, thúc đẩy và
đảm bảo an ninh năng lƣợng quốc gia.
Quyết định số 428 ngày 18/3/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành kế hoạch phát triển điện lực quốc
gia sửa đổi giai đoạn 2011 – 2020 với tầm nhìn đến năm 2030.
Quyết định số 11/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời
tại Việt Nam. (Quyết định có hiệu lực thi hành hết tháng 6/2019).
Quyết định số 37/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành ngày 10 tháng 9 năm 2018 sửa đổi, bổ

sung một số điều của Quyết định số 37/2011.
Thông tƣ 16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp
dụng cho các dự án điện mặt trời.
3
Khoản 9, Điều 3, Quyết định số 11/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các
dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
4
Năng lƣợng truyền thống bao gồm các nguồn năng lƣợng nhƣ thủy điện, dầu mỏ, than,…
5
UNECE (2017) Coordinated Operations of Flexible Coal and Renewable Energy Power Plants: Challenges
and Opportunities, tr. 78.
6
Võ Hồng Thái, Cao Thị Thu Hằng, “Tiềm năng và thách thức phát triển năng lƣợng tái tạo ở Việt Nam [Kỳ
cuối], />-phat-trien-nang-luong-tai-tao-o-viet-nam-ky-cuoi-111.html, truy cập lần cuối ngày 12/10/2019.
1
2


2
lĩnh vực NLTT. Điển hình là các nhà đầu tƣ từ Singapore, 7 Thái Lan,8 Hàn Quốc,9
Ấn Độ,10 Nhật Bản,11 Philippines,12 và Pháp.13 Tuy nhiên, sự triển khai ồ ạt của các
dự án NLTT để đƣợc hƣởng ƣu đãi theo mốc thời gian 30/6/2019 đã gây ra hệ lụy
quá tải lƣới điện truyền tải.14 Điều này đã gây khó khăn trong việc truyền tải điện,
ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động vận hành hệ thống điện quốc gia và quyền lợi
nhà đầu tƣ, đặc biệt là nhà đầu tƣ nƣớc ngồi. Trong đó, lợi ích bị suy giảm của
nhà đầu
Cơng ty TNHH Sinenergy Holdings (Singpore) đã đầu tƣ nhà máy sản xuất điện năng lƣợng mặt trời kết
hợp sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao tại Ninh Thuận. Tập đồn Sembcorp (Singapore) cùng với nhà đầu
tƣ Việt Nam đầu tƣ vào dự án trang trại phong điện HBRE An Thọ.
Văn Thanh, “Ủy ban nhân dân tỉnh: Trao Quyết định chủ trƣơng đầu tƣ Dự án Nhà máy Điện mặt trời kết

hợp nông nghiệp công nghệ cao Sinenergy Ninh Thuận I”, truy cập lần cuối ngày 12/10/2019.
Hà Minh, “Bổ sung dự án điện gió HBRE An Thọ (Phú Yên) vào quy hoạch điện VII”, https://baodautu.
vn/bo-sung-du-an-dien-gio-hbre-an-tho-phu-yen-vao-quy-hoach-dien-vii-d91470.html, truy cập lần cuối ngày
12/10/2019.
8
Tập đồn B.Grimm (Thái Lan) đã liên danh với Cơng ty cổ phần Tập đoàn Trƣờng Thành Việt Nam đầu tƣ
vào dự án điện mặt trời Hòa Hội (Phú Yên) với tổng công suất công suất 256 MWp; Công ty Sermsang
International (Thái Lan) đã mua 80% cổ phần dự án điện mặt trời Bình Ngun ở Quảng Ngãi, quy mơ 49,61
MW; Tập đoàn năng lƣợng Gulf Energy Development (Thái Lan) đã đầu tƣ vào 2 dự án điện mặt trời tại Tây
Ninh và 1 dự án điện gió tại Bến Tre.
Ngọc Tuấn, “Điện mặt trời thu hút các nhà đầu tƣ Thái Lan”, truy cập lần cuối ngày
12/10/2019.
9
Tập đoàn SY Group (Hàn Quốc) đã đầu tƣ một dự án nhà máy điện mặt trời tại xã Long Điền Đông (huyện
Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) với tổng công suất là 300MW. Tập đoàn Dohwa Engineering (Hàn Quốc) đã đầu
tƣ vào Dự án năng lƣợng tái tạo Dohwa Lệ Thủy (Quảng Bình).
Khánh Hà, “Hàn Quốc đầu tƣ dự án nhà máy điện mặt trời hơn 10.000 tỷ đồng tại Bạc Liêu”, https://
vietnambiz.vn/han-quoc-dau-tu-du-an-nha-may-dien-mat-troi-hon-10000-ty-dong-tai-bac-lieu-36941.htm, truy
cập lần cuối ngày 12/10/2019.
10
Cơng ty TNHH Tài chính hạ tầng Shapoorji Pallonji (Ấn Độ) đã đầu tƣ dự án nhà máy điện mặt trời SP
Infra 1 tại Ninh Thuận.
Hà Nguyễn, “EVN ký hợp đồng mua bán điện với công ty Shapoorji Pallonji (Ấn Độ)”, truy cập lần cuối ngày
12/10/2019.
11
Công ty Fujiwara (Nhật Bản) đã đầu tƣ xây dựng nhà máy điện năng lƣợng mặt trời Fujiwara tại Bình
Định với tổng công suất là 100MW.
Minh Phƣơng, “Khánh thành Nhà máy Điện mặt trời Fujiwara Bình Định”, />d6/news/Khanh-thanh-Nha-may-Dien-mat-troi-Fujiwara-Binh-Dinh-115-109-12376.aspx, truy cập lần cuối
ngày 12/10/2019.
12

Cơng ty AC Energy thuộc tập đồn Ayala (Philippines) cùng với công ty BIM Energy phát triển cụm 3 nhà
máy điện mặt trời (BIM 1, BIM 2 và BIM 3) với tổng công suất 330MWP tại Long An.
Nhƣ Loan, “BIM Group khánh thành cụm 3 nhà máy điện mặt trời, tổng công suất 330 MWP”,
truy cập lần cuối ngày 12/10/2019.
13
Công ty Quadran Internatural (Pháp) và cổ đông khác là tập đoàn Trƣờng Thành Việt Nam đã đầu tƣ vào
nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp có cơng suất 49,5MWp.
N. Quý, “Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp: Vận hành thử nghiệm và đấu nối lƣới điện quốc gia”,
http://www. baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=123929, truy cập lần cuối ngày
12/10/2019.
14
Nguyễn Thủy, Để năng lƣợng tái tạo Việt Nam phát triển bền vững, truy cập lần cuối ngày 12/10/2019.
7


3
tƣ nƣớc ngồi là vấn đề đáng lƣu tâm vì đây là đối tƣợng đƣợc hƣởng cơ chế bảo
hộ từ các hiệp định đầu tƣ quốc tế (International Investment Agreement- IIA). Đa
số các hiệp định này cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngồi đƣợc quyền kiện chính phủ
theo cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tƣ và quốc gia tiếp nhận đầu tƣ
(Investor- state dispute settlement- ISDS).15
Trong thực tiễn ISDS, nhiều quốc gia đã bị khiếu kiện về việc ban hành, thi
hành và thay đổi chƣơng trình FIT và bị tuyên bố phải bồi thƣờng cho nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài. Trong số các quốc gia bị khiếu kiện ISDS về chƣơng trình FIT,
Canada và Tây Ban Nha đƣợc xem là hai trƣờng hợp điển hình. Canada bị khiếu
kiện theo Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade
Agreement- NAFTA). Tính đến tháng 10/2019, có 3 vụ kiện liên quan đến cơ chế
hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Canada.16 Tây Ban Nha cũng bị khiếu kiện
theo Hiệp ƣớc Hiến chƣơng Năng lƣợng (Energy Charter Treaty). Hiện nay, số
lƣợng vụ kiện ISDS theo ECT trong lĩnh vực NLTT là 42 vụ.17 Một trong những

tiêu chuẩn bảo hộ khoản đầu tƣ đƣợc viện dẫn khiếu kiện phổ biến nhất trong các
vụ ISDS về NLTT là tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng (Fair and Equitable
Treatment- FET).18
Về khái niệm, FET là cam kết của quốc gia tiếp nhận đầu tƣ sẽ đối xử với
khoản đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa
đáng.19 Tiêu chuẩn FET đã xuất hiện trong nhiều văn kiện quốc tế, trong đó, có
Tranh chấp đầu tƣ giữa quốc gia tiếp nhận đầu tƣ và nhà đầu tƣ (ISDS) thƣờng xuất phát từ các hiệp định
đầu tƣ hay các thỏa thuận đầu tƣ giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tƣ. Các văn bản trên
thƣờng ghi nhận sự đồng thuận của quốc gia đƣa vụ kiện giải quyết tại trọng tài (theo các quy tắc trọng tài).
Trong lĩnh vực năng lƣợng quốc tế, điều khoản ISDS đƣợc ghi nhận trong 3 loại IIA sau đây: (i) Hiệp ƣớc
Hiến chƣơng năng lƣợng (The Energy Charter Treaty- ECT); (ii) Hiệp định đầu tƣ song phƣơng (Bilateral
investment treaty- BIT); (iii) Hiệp định thƣơng mại tự do (Free Trade Agreement- FTA). Đây là những hiệp
định có chứa những điều khoản bảo vệ khoản đầu tƣ và đƣợc xem là công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền
của nhà đầu tƣ bên ký kết sẽ đƣợc bảo vệ khi đầu tƣ tại bên ký kết khác. Các quy tắc của luật đầu tƣ quốc tế
liên quan đến các tiêu chuẩn mà IIAs áp đặt đối với quốc gia tiếp nhận đầu tƣ bao gồm những nội dung cốt
lõi: tiêu chuẩn đối xử quốc gia (National Treatment- NT), tiêu chuẩn đối xử tối huệ quốc (Most- FavouredNation MFN), tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng (FET), nghĩa vụ không đƣợc truất hữu trừ mục đích
cơng cộng và phải bồi thƣờng, cùng nghĩa vụ của cung cấp bảo vệ và an ninh đầy đủ.
16
Mesa Power Group, LLC v. Canada (2011), Windstream Energy LLC v. Canada (2013) và Tennant Energy
v. Canada (2017). Vì, tính đến tháng 10/2019, vụ Tennant Energy v. Canada chƣa có phán quyết cuối cùng.
( truy cập lần cuối ngày
12/10/2019).
17
truy cập lần cuối ngày 12/10/2019.
18
Về thuật ngữ, trên thực tế, đa phần các IIA thƣờng sử dụng cụm từ tiếng Anh là “fair and equitable” hoặc
“just and equitable”. Dựa trên kết quả tham khảo Chƣơng 9, Bản dịch Hiệp định CPTPP khơng chính thức
của Vụ Pháp chế, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tác giả tạm dịch cụm từ “fair and equitable” và sử dụng thống
nhất toàn luận văn là “đối xử công bằng và thỏa đáng”.
19

Krista Nadakavukaren Schefer (2016), International Investment Law - Text, Cases and Materials, Edward
Elgar Publishing Ltd, tr. 327.
15


4
những văn bản mang tính hƣớng dẫn, khuyến nghị.20 Ban đầu, tiêu chuẩn FET đã
đƣợc hình thành với mục đích khắc phục những lỗ hổng pháp lý mà các điều
khoản khác của IIA chƣa điều chỉnh nhằm đạt đƣợc mức độ bảo hộ mà nhà đầu tƣ
mong đợi.21 Tiêu chuẩn này hƣớng đến bảo vệ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trƣớc những
hành vi bất công của quốc gia tiếp nhận đầu tƣ, nhƣ là sự hủy bỏ tùy tiện các giấy
phép, những hình phạt bất cơng và những rào cản đối với hoạt động kinh doanh. 22
Nhìn chung, theo tài liệu của Hội nghị về Thƣơng mại và Phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Conference on Trade and Development- UNCTAD), có 4 hƣớng
ghi nhận tiêu chuẩn này nhƣ sau: (i) chỉ đơn thuần ghi nhận FET và khơng giải
thích gì thêm; (ii) tiêu chuẩn FET liên kết với luật quốc tế; (iii) tiêu chuẩn FET
liên kết với tiêu chuẩn đối xử tối thiểu (Minimum Standard of Treatment- MST)
theo tập quán quốc tế (TQQT); (iv) tiêu chuẩn FET kèm theo nội dung bổ sung.23
Vì thế, cách giải thích nội dung của FET khơng có sự thống nhất, mà phụ thuộc
phần lớn vào cách diễn đạt, bối cảnh ra đời, quá trình đàm phán cũng nhƣ những
dấu hiệu chứng minh đƣợc mối quan tâm của các bên trong quá trình đàm phán
từng hiệp định cụ thể. Ngoài ra, nội dung tiêu chuẩn cịn phụ thuộc vào sự giải
thích của các cơ quan tài phán trong từng vụ kiện.24 Trong thực tiễn giải quyết
tranh chấp, mỗi Hội đồng Trọng tài (HĐTT) sẽ dựa vào học thuyết, quan điểm và
tình tiết đặc thù của từng vụ việc để đƣa ra kết luận về sự vi phạm FET trong biện
pháp của nhà nƣớc.25
Theo sự đánh giá của tác giả, tính đến thời điểm tháng 10/2019, Việt Nam đã
ký kết một số IIA có quy định tiêu chuẩn FET- MST, bao gồm: Điều 9.6 Hiệp định
Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dƣơng (Comprehensive and
Ví dụ nhƣ Điều 11.2 Hiến chƣơng Havana 1948, Điều 1 Bản thảo Hiệp định Abs-Hsawcross về đầu tƣ

nƣớc ngoài 1959, Điều 1 Bản thảo của Hiệp định về bảo vệ tài sản nƣớc ngoài 1967- Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế (OECD), Bản thảo của Đạo luật về hành vi của Liên Hợp Quốc đối với các công ty đa quốc
gia (United Nations Code of Conduct on Transational Corporations), Hƣớng dẫn về sự đối xử với khoản đầu
tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài do Ủy ban phát triển của Ban Điều hành Quỹ tiền tệ thế giới và Ngân hàng
Thế giới.
21
OECD (2004), Fair and Equitable Treatment Standard in International Investment Law, OECD
Publishing, tr. 3.
22
Azernoosh Bazrafkan; Alexia Herwig (2017), Reinterpreting the Fair and Equitable Treatment Provision
in International Investment Agreements as a New and More Legitimate Way to Manage Risks, Cambridge
University Press, tr. 441.
23
UNITED NATIONS (2012), Fair and Equitable Treatment UNCTAD Series on Issues in International
Investment Agreements II, United Nations conference on trade and development, tr.17.
24
Nguyễn Thu Dung, Cao Thị Lê Thƣơng (2017), “Nguyên tắc đối xử công bằng và thỏa đáng trong giải
quyết tranh chấp đầu tƣ quốc tế giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tƣ”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 8/2017, tr.48.
25
Saverio Di Benedetto (2013), International Investment Law and the Environment, Edward Elgar Pub, tr.103.
20


5
Progressive Trans-Pacific Partnership – CPTPP)26 và Điều 6.1 Hiệp định thành lập
khu vực thƣơng mại tự do ASEAN- Úc- New Zealand (The Agreement Establishing
the ASEAN- Australia- New Zealand Free Trade Area- AANZFTA).27 Tuy nhiên,
Việt Nam chƣa ký kết IIA nào có cách ghi nhận tiêu chuẩn FET tƣơng tự ECT.
Mặc dù vậy, trong số các hiệp định đầu tƣ song phƣơng (Bilateral investment

treaty- BIT) mà Việt Nam đã ký kết, Điều 2.1 BIT Việt Nam- Thụy Điển 28 cũng có
quy định tiêu chuẩn FET áp dụng đối với khoản đầu tƣ trong lĩnh vực năng lƣợng.
Đồng thời, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện mong muốn thu hút vốn đầu tƣ chất
lƣợng cao thơng qua việc khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tƣ NLTT
Thụy Điển.29 Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ phân tích nội dung của tiêu
chuẩn FET trong hai hiệp định điển hình: CPTPP và BIT Việt Nam- Thụy Điển.
Nhằm dự đoán cách giải thích tiêu chuẩn FET trong CPTPP và BIT Việt
Nam- Thụy Điển trong trƣờng hợp xảy ra tranh chấp ISDS về chƣơng trình FIT và
đề xuất một số lƣu ý cho Việt Nam, tác giả sẽ nghiên cứu các cách giải thích điều
khoản FET trong các tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT liên quan đến
2 hiệp định: (i) NAFTA; (ii) ECT. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “TIÊU CHUẨN
ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG TRONG TRANH CHẤP ĐẦU TƢ
QUỐC TẾ VỀ CHƢƠNG TRÌNH FIT- MỘT SỐ LƢU Ý CHO VIỆT NAM” để
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Luật đầu tƣ quốc tế là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu
trên thế giới. Những vấn đề liên quan đến cách giải thích về các tiêu chuẩn bảo hộ
trong IIA nói chung và tiêu chuẩn FET nói riêng đã đƣợc thảo luận tại các diễn đàn,
hội thảo quốc tế. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, chƣa có một cơng trình
hay bài viết nào nghiên cứu trực tiếp về đề tài: “Tiêu chuẩn đối xử công bằng và
CPTPP là một hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nƣớc thành viên là: Ốt-xtrây-li-a,
Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.
Hiệp định đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Tuy khơng có cam kết riêng về đầu tƣ năng lƣợng
tái tạo, nhƣng Chƣơng 9 về Đầu tƣ, cụ thể là Điều 9.6 CPTPP vẫn có quy định về tiêu chuẩn đối xử tối thiểu
(Minimum standard of treatment- MST), bao gồm sự đối xử công bằng và thỏa đáng. Đây là hƣớng tiếp cận
đƣợc đánh giá là sự phát triển từ Điều 1105 NAFTA.
27
AANZFTA là thỏa thuận liên khu vực đầu tiên của ASEAN và là Hiệp định thƣơng mại tự do đầu tiên mà
Australia và New Zealand cùng tham gia đàm phán. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Cách ghi
nhận tiêu chuẩn FET trong hiệp định này có nhiều điểm tƣơng đồng với Điều 1105.1 NAFTA khi giới hạn

tiêu chuẩn FET không vƣợt quá tiêu chuẩn trong tập quán quốc tế.
28
BIT Việt Nam- Thụy Điển có hiệu lực từ ngày 2/8/1994.
29
Hạ Vũ, “Doanh nghiệp Thụy Điển tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam”, http://tapchicongthuong.
vn/bai-viet/doanh-nghiep-thuy-dien-tim-kiem-co-hoi-kinh-doanh-tai-viet-nam-62410.htm, truy cập lần cuối
ngày 12/10/2019.
26


6
thỏa đáng trong tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT- Một số lƣu ý cho
Việt Nam”. Một số tài liệu trong và ngồi trƣờng có đề cập một số khía cạnh liên
quan đến vấn đề trên:
o Tiếng Việt
 Sách/ Giáo trình
- Trƣờng Đại học ngoại thƣơng (2012), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Vũ Chí
Lộc, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
Tác phẩm phân tích về IIA tại chƣơng 6. Trong đó, các tác giả đã trình bày
tóm tắt về tiêu chuẩn FET. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ phân tích khái quát về nội dung
mang tính lý thuyết của tiêu chuẩn trên, chứ chƣa xem xét việc áp dụng tiêu chuẩn
này trên cơ sở nghiên cứu các phán quyết của HĐTT ISDS về chƣơng trình FIT.
- Trịnh Hải Yến (2017), Giáo trình Luật đầu tư quốc tế, Học viện ngoại giao,
NXB Chính trị Quốc gia
Giáo trình đã có trình bày tƣơng đối chi tiết về tiêu chuẩn FET trong các IIA.
Thế nhƣng, tác phẩm không đề cập chuyên sâu đến cách giải thích tiêu chuẩn FET
trong thực tiễn giải quyết tranh chấp ISDS về chƣơng trình FIT.
- Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật đầu tư quốc tế,
Claudio Dordi và Nguyễn Thanh Tâm, NXB Trẻ
Giáo trình là một sách chuyên khảo với nội dung nghiên cứu cơng phu về

tồn bộ khía cạnh cơ bản của luật đầu tƣ quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn FET. Tuy
nhiên, tác phẩm chƣa nghiên cứu cách hiểu và áp dụng của tiêu chuẩn này trong các
tranh chấp ISDS về chƣơng trình FIT.
 Luận văn thạc sĩ/ luận án
- Ngô Nguyễn Thảo Vy (2018), Quy định về quyền bảo vệ môi trường của
nhà nước tiếp nhận đầu tư trong khuôn khổ các hiệp định đầu tư quốc tế- Kiến nghị
cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Luận văn đã trình bày các xu hƣớng giải thích quyền bảo vệ lợi ích công
cộng của nhà nƣớc tiếp nhận đầu tƣ về bảo vệ môi trƣờng nhằm đánh giá khả năng
áp dụng của những quy định liên quan khi Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện biện pháp
bảo vệ môi trƣờng ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi. Trong đó,
luận văn đã dành một phần để phân tích về việc bảo vệ lợi ích cơng cộng trong
trƣờng hợp nhà nƣớc vi phạm tiêu chuẩn FET. Tác phẩm đã không đề cập đến cách
giải thích tiêu chuẩn FET trong các tranh chấp về chƣơng trình FIT.


7
 Bài báo khoa học/ Cơng trình nghiên cứu
- Ngơ Vĩnh Bạch Dƣơng, Nguyễn Thu Dung, Nguyễn Thị Thu Dung (2016),
“Bảo vệ nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp thay đổi chính sách, pháp luật ở Việt Nam
hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2/2016 (334).
Bài viết đã khái quát về nghĩa vụ của Nhà nƣớc trong việc bảo vệ nhà đầu tƣ
đối với trƣờng hợp thay đổi chính sách, pháp luật ở Việt Nam thơng qua các quy
định cụ thể. Đồng thời, trên cơ sở đề cập sơ lƣợc các tiêu chuẩn đối xử với nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài bao gồm tiêu chuẩn FET, tác giả đã đƣa ra kiến nghị hồn thiện. Tuy
nhiên, bài viết khơng nghiên cứu cụ thể trƣờng hợp nhà nƣớc thay đổi chính sách,
pháp luật trong lĩnh vực NLTT, cũng nhƣ cách giải thích và áp dụng tiêu chuẩn
FET trong trƣờng hợp này.
- Nguyễn Thu Dung, Cao Thị Lê Thƣơng (2017), “Nguyên tắc đối xử công
bằng và thỏa đáng trong giải quyết tranh chấp đầu tƣ quốc tế giữa nhà đầu tƣ nƣớc

ngồi và quốc gia tiếp nhận đầu tƣ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8
(352)/2017
Bài viết đã phân tích về sự ra đời, nội dung và ý nghĩa của tiêu chuẩn FET.
Thêm vào đó, nhóm tác giả cũng đã trình bày ngắn gọn về mối liên hệ giữa tiêu
chuẩn này với các tiêu chuẩn bảo hộ đầu tƣ khác. Đáng chú ý là, bài viết đã nghiên
cứu các tiêu chí đánh giá mức độ đối xử “cơng bằng” và “hợp lý” tƣơng đối cụ thể
thơng qua phân tích các vụ kiện có liên quan. Cuối cùng, bài viết rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam. Thế nhƣng, bài viết chỉ nhằm cung cấp các thơng tin mang
tính khái quát về tiêu chuẩn FET, chứ không đi vào phân tích cách giải thích tiêu
chuẩn này trong tranh chấp ISDS liên quan đến một lĩnh vực đầu tƣ cụ thể nên phần
kiến nghị chỉ mang tính chất chung chung.
- Đào Kim Anh (2018), “Bảo vệ kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tƣ trong
pháp luật đầu tƣ quốc tế và một số lƣu ý cho Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 4
/2018 Bài viết đã phân tích một khía cạnh quan trọng của tiêu chuẩn FET
là kỳ
vọng chính đáng của nhà đầu tƣ. Cụ thể, tác giả đã trình bày cơ sở hình thành, thực
tiễn áp dụng học thuyết kỳ vọng chính đáng trong tranh chấp ISDS và đề ra lƣu ý
cho Việt Nam. Tuy vậy, bài viết chỉ nghiên cứu một trong những yếu tố cấu thành
tiêu chuẩn FET và chƣa đề cập cách giải thích yếu tố kỳ vọng chính đáng trong các
tranh chấp ISDS về chƣơng trình FIT.
o Tiếng Anh
 Sách/ Giáo trình
- Roland Klãger (2011), Fair and Equitable Treatment in International
Investment Law, Cambridge University Press


8
Tác phẩm đã phân tích các học thuyết hình thành nên tiêu chuẩn FET và xem
xét trên cơ sở mối liên hệ với tiêu chuẩn MST. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng trình
bày cách giải thích tiêu chuẩn FET. Tuy nhiên, tác phẩm khơng nghiên cứu về cách

giải thích tiêu chuẩn trên trong các vụ kiện về chƣơng trình FIT.
- UNCTAD Series on Issues in International Investment Agreements II
(2012), Fair and equitable treatment- A Sequel
Tác phẩm đã trình bày cách giải thích tiêu chuẩn FET, cụ thể là nguồn gốc,
lịch sử, khái niệm, nội dung cũng nhƣ một số vấn đề khác nhƣ xác định nhu cầu
cân bằng lợi ích giữa các bên. Thêm vào đó, sách cũng đã phân tích một số vụ kiện
cụ thể liên quan đến NAFTA. Tuy nhiên, tác phẩm khơng nghiên cứu về cách
giải thích tiêu chuẩn trên các vụ kiện về chƣơng trình FIT.
- OECD (2004), Fair and Equitable Treatment Standard in International
Investment Law, OECD Publishing
Tác phẩm đã trình bày cách giải thích về tiêu chuẩn FET trong thực tiễn giải
quyết tranh chấp, cụ thể là nguồn gốc, cách ghi nhận tiêu chuẩn FET trong các IIA,
mối liên hệ giữa tiêu chuẩn FET với tiêu chuẩn MST trong luật tập quán quốc tế và
các yếu tố cấu thành sự vi phạm tiêu chuẩn FET trong thực tiễn giải quyết tranh
chấp ISDS. Tuy nhiên, tác phẩm khơng nghiên cứu về cách giải thích tiêu chuẩn
trên các vụ kiện về chƣơng trình FIT.
- Rumana Islam (2018), The Fair and Equitable Treatment (FET) Standard
in International Investment Arbitration Developing Countries in Context, Springer
Publisher
Tác phẩm nghiên cứu một số vấn đề chuyên sâu về nội dung tiêu chuẩn FET
trong các tranh chấp ISDS giữa nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tƣ
đang phát triển. Qua đó, tác phẩm chỉ ra những thách thức mà quốc gia đang phát
triển đối mặt và đề ra những khuyến nghị nhằm cân bằng lợi ích giữa quốc gia tiếp
nhận đầu tƣ và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Thế nhƣng, tác phẩm khơng nghiên cứu về
cách giải thích tiêu chuẩn trên các vụ kiện về chƣơng trình FIT.
 Luận văn thạc sĩ/ luận án
- Abhijit P.G. Pandya (2011), Interpretations and Coherence of the Fair and
Equitable Treatment Standard in Investment Treaty Arbitration, Luận án tiến sĩ,
London School of Economics
Luận án đã phân tích chuyên sâu về tiêu chuẩn FET. Cụ thể là tác phẩm đã

trình bày nguồn gốc và bản chất của tiêu chuẩn FET, các tiêu chí đánh giá tiêu
chuẩn


9
FET trong các IIA thông qua các tranh chấp đƣợc giải quyết bởi HĐTT. Tuy nhiên,
luận án có cách tiếp cận nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết đơn thuần, chứ không
áp dụng tiêu chuẩn này đối với 1 lĩnh vực cụ thể trong nƣớc và đƣa ra kiến nghị.
- Marcela Klein Bronfman (2005), Fair and Equitable Treatment: An
Evolving Standard, University of Heidelberg, Luận văn, Max Planck Institute for
Comparative Public Law and International Law and the University of Chile
Luận văn đã trình bày về hƣớng tiếp cận hiện đại của tiêu chuẩn FET trong
các vụ tranh chấp đầu tƣ quốc tế. Tuy nhiên, luận văn không áp dụng tiêu chuẩn
này đối với 1 lĩnh vực cụ thể trong nƣớc và đƣa ra kiến nghị.
 Bài báo khoa học/ Công trình nghiên cứu
- Zeinab Asqari (2014), Investor’s legitimate expectations and the interests of
the host state in foreign investment, Public International Law, Faculty of Law,
Department of Public Law, Allame Tabatabaii University, Tehran, Iran; Asian
Economic and Financial Review 4(12)/1906-1918
Bài viết trình bày nghĩa vụ của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ trong việc bảo vệ kỳ
vọng chính đáng của nhà đầu tƣ nƣớc ngồi nhằm hƣớng đến sự cân bằng lợi ích
chung giữa nƣớc tiếp nhận đầu tƣ và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, bài viết
chỉ giải quyết 1 trong 3 tiêu chí thƣờng đƣợc áp dụng để xem xét tiêu chuẩn FET.
- Orsat Miljenić (2018), “Energy Charter Treaty – Standards of Investment
Protection”, Croatian International Relations Review, XXIV (83) 2018
Tác phẩm trình bày về các tiêu chuẩn bảo hộ đầu tƣ trong ECT, trong đó có
tiêu chuẩn FET đƣợc ghi nhận tại Điều 10.1 ECT. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng
nghiên cứu các yếu tố cấu thành sự vi phạm tiêu chuẩn FET. Tuy nhiên, tác phẩm
không nghiên cứu về cách giải thích tiêu chuẩn trên trong các vụ kiện về chƣơng
trình FIT.

- Patrick Dumberry (2014), “The Protection of Investors’ Legitimate
Expectations and the Fair and Equitable Treatment Standard under NAFTA Article
1105”, Journal of International Arbitration.
Tác phẩm trình bày về nội dung bảo vệ kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài trong việc đánh giá sự vi phạm tiêu chuẩn FET theo Điều 1105
NAFTA. Tác giả đã nghiên cứu hầu hết các phán quyết của HĐTT NAFTA và kết
luận rằng việc khơng tơn trọng kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tƣ không cấu thành
sự vi phạm tiêu chuẩn FET. Thay vào đó, bảo vệ kỳ vọng chính đáng chỉ là một yếu
tố để đánh giá sự vi phạm các thành tố khác của tiêu chuẩn FET. Đồng thời tác
phẩm


1
cũng nghiên cứu về căn cứ hình thành kỳ vọng chính đáng và tính chính đáng trong
kỳ vọng của nhà đầu tƣ. Tuy nhiên, tác phẩm khơng phân tích vấn đề này trong các
vụ kiện về chƣơng trình FIT.
- Maksim Usynin (2016), “The fall of Icarus? How states attract renewable
energy investment claims”, PluriCourts Research Paper
Tác phẩm phân tích chƣơng trình khuyến khích phát triển NLTT tại các quốc
gia trong Liên minh Châu Âu, trình bày về những thành cơng, thất bại của chƣơng
trình và lý do các chƣơng trình trên bị khiếu kiện ISDS. Trong số các tiêu chuẩn
bảo hộ đầu tƣ đƣợc quy định trong ECT, tác phẩm chọn giải thích tiêu chuẩn FET
theo Điều 10.1 ECT trong các tranh chấp ISDS liên quan đến sự hủy bỏ các chƣơng
trình khuyến khích phát triển năng lƣợng mặt trời. Trên cơ sở đó, tác phẩm xác định
những lý do dẫn đến việc các quốc gia trong Liên minh Châu Âu bị khiếu kiện
ISDS về tiêu chuẩn FET và kết quả giải quyết tranh chấp. Đồng thời, tác phẩm cũng
chỉ ra tác động của việc giải thích tiêu chuẩn FET đến các phán quyết của các
HĐTT sau đó và việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển NLTT trong
tƣơng lai. Tóm lại, đây là tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về tiêu chuẩn FET trong
tranh chấp về chƣơng trình FIT, nhƣng chỉ giới hạn nghiên cứu tiêu chuẩn FET

trong 1 IIA- ECT.
- Thomas Dromgool và Daniel Ybarra Enguix, “The Fair and Equitable
Treatment Standard and the Revocation of Feed in Tariffs Foreign Renewable
Energy Investments in Crisis-Struck Spain”, Legal Aspects of Sustainable
Development, Springer, 2017
Tác phẩm tập trung nghiên cứu vấn đề bảo vệ kỳ vọng chính đáng thơng qua
tiêu chuẩn FET trong các tranh chấp ISDS (có bị đơn là Tây Ban Nha) về rút bỏ
chƣơng trình FIT khuyến khích phát triển NLTT. Tác phẩm đã phân tích các
trƣờng hợp phát sinh kỳ vọng, nội dung của kỳ vọng, tính chính đáng của kỳ vọng
và hậu quả của việc vi phạm kỳ vọng chính đáng. Tuy nhiên, tác phẩm chỉ trình bày
một yếu tố cấu thành sự vi phạm tiêu chuẩn FET theo Điều 10.1 ECT, chứ không đề
cập đến các yếu tố khác.
- Dr Federico Ortino (2018), “The Obligation of Regulatory Stability in the
Fair and Equitable Treatment Standard: How Far Have We Come?”, Journal of
International Economic Law, Volume 21
Thông qua việc nghiên cứu các phán quyết của HĐTT trong các vụ kiện
ISDS liên quan đến sự thay đổi khung pháp lý, tác phẩm phân tích yếu tố cấu thành


1
sự vi phạm tiêu chuẩn FET là bảo đảm ổn định khung pháp lý. Thế nhƣng, tác
phẩm chƣa đề cập vấn đề này trong các vụ kiện về chƣơng trình FIT.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài phân tích và đánh giá các xu hƣớng giải thích tiêu chuẩn FET trong
các phán quyết của HĐTT theo NAFTA và ECT về chƣơng trình FIT. Trên cơ sở
nghiên cứu, đề tài trình bày mối tƣơng quan giữa cách ghi nhận tiêu chuẩn giữa
NAFTA với CPTPP và ECT với BIT Việt Nam- Thụy Điển.
Đồng thời, đề tài cũng đề cập chƣơng trình FIT theo pháp luật Việt Nam và
chỉ ra các nguy cơ bị khiếu kiện ISDS về tiêu chuẩn FET theo CPTPP và BIT Việt
Nam- Thụy Điển. Qua đó, đề tài dự đốn cách giải thích tiêu chuẩn FET trong

trƣờng hợp xảy ra tranh chấp ISDS về chƣơng trình FIT và rút ra một số lƣu ý cho
Việt Nam.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu xu hƣớng quy định và giải thích tiêu chuẩn
FET trong pháp luật đầu tƣ quốc tế thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp ISDS
của Trọng tài đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT. Đồng thời, tác giả tìm hiểu quy
định cũng nhƣ cách thực hiện chƣơng trình FIT của Tây Ban Nha, Canada và trình
bày lý do vi phạm tiêu chuẩn FET theo NAFTA và ECT. Ngồi ra, đề tài phân tích
sự ghi nhận FET thành các điều khoản cụ thể có nội dung tƣơng tự nhƣ NAFTA và
ECT trong các IIA của Việt Nam, cụ thể là CPTPP và BIT Việt Nam- Thụy Điển.
Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả rà sốt các chƣơng trình FIT của Việt Nam và đề ra
những rủi ro vi phạm FET theo CPTPP và BIT Việt Nam- Thụy Điển. Từ đó, đề ra
một số lƣu ý cho Việt Nam trong việc hạn chế nguy cơ vi phạm.
Về khơng gian: Đề tài phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp ISDS liên
quan đến NLTT, mà bị đơn là Canada và Tây Ban Nha. Bên cạnh đó, đề tài phân
tích, so sánh, đối chiếu biện pháp khuyến khích phát triển NLTT bị khiếu kiện về
tiêu chuẩn FET của Canada và Tây Ban Nha với biện pháp mà Việt Nam đang áp
dụng để chỉ ra những vi phạm tiềm ẩn. Song song đó, mặc dù, tiêu chuẩn FET đƣợc
ghi nhận trong nhiều IIA nói chung và IIA mà Việt Nam ký kết nói riêng, nhƣng,
trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 4 IIA sau: NAFTA, ECT,
CPTPP và BIT Việt Nam- Thụy Điển.
Về thời gian: Luận văn lấy số liệu từ năm 1994, thời điểm NAFTA, ECT và
BIT Việt Nam- Thụy Điển có hiệu lực cho đến nay.


1
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích, bình luận khi nghiên cứu các quy
định của pháp luật, các phán quyết của HĐTT và quan điểm của học giả. Đồng thời,
phƣơng pháp so sánh cũng đƣợc tiến hành khi so sánh nội dung và các cách giải

thích tiêu chuẩn FET trong NAFTA và ECT. Ngồi ra, tác giả còn sử dụng phƣơng
pháp thống kê để làm rõ số lƣợng các vụ tranh chấp đầu tƣ quốc tế có liên quan tới
chƣơng trình FIT để chỉ rõ sự bùng nổ khiếu kiện ISDS về vấn đề này. Phƣơng
pháp tổng hợp, quy nạp đƣợc áp dụng để kết luận về những xu hƣớng giải thích
tiêu chuẩn FET và lƣu ý cho Việt Nam. Các phƣơng pháp nghiên cứu trên đƣợc sử
dụng đan xen, phối hợp trong toàn luận văn, khơng có sự tách biệt nhau.
6. Dự kiến đóng góp về mặt lý luận
Luận văn là cơng trình có trọng tâm nghiên cứu là thực tiễn giải thích tiêu
chuẩn FET trong các tranh chấp về chƣơng trình FIT theo NAFTA và ECT. Ngồi
ra, đề tài cũng phân tích về các rủi ro vi phạm tiêu chuẩn FET theo CPTPP và BIT
Việt Nam- Thụy Điển trong chƣơng trình FIT tại Việt Nam, dự đốn cách giải thích
tiêu chuẩn FET trong CPTPP và BIT Việt Nam- Thụy Điển trong trƣờng hợp có
tranh chấp. Vì thế, tác giả hy vọng rằng đề tài sẽ cung cấp nguồn thông tin đa đạng
và thiết thực cho các cơ quan chức năng, các tổ chức và cá nhân có quan tâm khi
muốn tìm hiểu về cách giải thích tiêu chuẩn FET trong các tranh chấp ISDS về
chƣơng trình FIT.
7. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tiêu chuẩn FET theo Hiệp định NAFTA: Giải thích trong các
tranh chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT.
Chƣơng 2: Tiêu chuẩn FET theo Hiệp định ECT: Giải thích trong các tranh
chấp đầu tƣ quốc tế về chƣơng trình FIT.
Chƣơng 3: Khái quát và thực trạng áp dụng chƣơng trình FIT tại Việt Nam
và một số lƣu ý.


1
CHƢƠNG 1
TIÊU CHUẨN ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THỎA ĐÁNG

TRONG HIỆP ĐỊNH MẬU DỊCH TỰ DO BẮC MỸ: GIẢI THÍCH TRONG
CÁC TRANH CHẤP ĐẦU TƢ QUỐC TẾ VỀ CHƢƠNG TRÌNH FIT
1.1. Khái quát về tiêu chuẩn đối xử công bằng và thỏa đáng trong bối
cảnh áp dụng Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỉ
NAFTA là hiệp định thƣơng mại tự do giữa Canada, Mỹ và Mexico đƣợc ký
kết vào ngày 12/8/1993 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1994.30 Đây là hiệp định
thƣơng mại tự do đầu tiên ghi nhận chƣơng Đầu tƣ (Chƣơng 11) với những quy
tắc về luật nội dung (phần A) và tố tụng (phần B) nhằm thiết lập khung pháp lý và
mơi trƣờng đầu tƣ có tính dự đốn trƣớc. Kể từ thời điểm NAFTA có hiệu lực,
nhiều HĐTT đã giải quyết khiếu kiện về sự vi phạm Điều 1105 NAFTA. Điều này
quy định các thành viên của NAFTA phải dành sự đối xử đối với các khoản đầu tƣ
của nhà đầu tƣ của bên ký kết khác theo “tiêu chuẩn đối xử tối thiểu được ghi
nhận trong luật quốc tế, bao gồm sự đối xử công bằng và thỏa đáng và bảo vệ đầy
đủ và an ninh”. Theo đó, FET đƣợc xem nhƣ là một trong những yếu tố cấu thành
MST.31 Trong suốt thời gian dài, FET đã trở thành một trong những vấn đề gây
tranh cãi nhất tại Chƣơng 11 của NAFTA. Trƣớc sự giải thích thiếu chính xác của
một số HĐTT đầu tƣ trƣớc đó, Ủy ban Thƣơng mại tự do (Free Trade CommisionFTC)32 NAFTA đã soạn thảo Ghi chú về việc giải thích Hiệp định (sau đây gọi tắt
là “ghi chú FTC”) vào ngày 31/7/2001.33 Thông qua ghi chú này, NAFTA đƣợc
Hiện nay, Hiệp định thƣơng mại tự do Hoa Kỳ- Mexico- Canada (USMCA) đã đƣợc đề xuất thay thế Hiệp
định thƣơng mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Hiệp định này đã đƣợc ký kết vào ngày 30/11/2018 và đang chờ
Hoa Kỳ và Canada phê chuẩn. UCMCA tạo ra những thay đổi đáng chú ý đối với các điều khoản đầu tƣ của
NAFTA (Chƣơng 14 USMCA), chủ yếu về vấn đề tiêu chuẩn bảo hộ nhà đầu tƣ ở mức cơ bản và giới hạn
mức độ mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi có thể khiếu kiện đối với các quốc gia tiếp nhận đầu tƣ theo cơ chế
ISDS.
Tiêu chuẩn FET- MST đƣợc ghi nhận tai Điều 14.6 USMCA có cách tiếp cận tƣơng tự với Điều 1105
NAFTA, nhƣng bổ sung thêm sự giải thích về nghĩa vụ FET: “khơng từ chối cơng lý trong tố tụng hình sự,
dân sự hoặc hành chính theo ngun tắc quy trình chuẩn được thể hiện trong các hệ thống pháp luật chính
của thế giới” và nhấn mạnh hành vi đơn thuần vi phạm kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tƣ khơng cấu thành
sự vi phạm tiêu chuẩn FET, ngay cả khi điều này gây thiệt hại cho nguyên đơn.
31

Adriana Sánchez Mussi (2008), “International Minimum Standard of Treatment”, es.
wordpress.com/2008/09/mst.pdf, truy cập lần cuối ngày 12/10/2019.
32
Ủy ban Thƣơng mại tự do (FTC) của NAFTA- cơ quan có thẩm quyền đƣa ra các giải thích chính thức và
ràng buộc cho 1 số quy định của NAFTA đã đƣa ra giải thích FET vào năm 2001.
33
“1. Điều 1105(1) NAFTA quy định: tiêu chuẩn tối thiểu của luật tập quán quốc tế áp dụng cho người nước
ngoài cũng sẽ là tiêu chuẩn tối thiểu áp dụng cho các khoản đầu tư của một bên ký kết khác;
2. Khái niệm “đối xử công bằng và thỏa đáng” và “bảo vệ đầy đủ và an ninh” không yêu cầu một sự đối xử
nhiều hơn hoặc vượt quá tiêu chuẩn tối thiểu mà luật tập quán quốc tế yêu cầu về sự đối xử đối với người nước
ngoài;
3. Quyết định về việc vi phạm đối với một điều khoản khác của NAFTA, hoặc của một thỏa thuận quốc tế
riêng biệt, sẽ không tạo nên một sự vi phạm đối với Điều 1105(1) NAFTA”.
30



×