Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Suy luận logic và vai trò của nó trong các giai đoạn tố tụng hình sự ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.4 KB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐINH THỊ NGA

SUY LUẬN LOGIC VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH
SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội
dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của bản thân và chưa được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, tháng 09 năm 2016
Tác giả luận văn

Đinh Thị Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................................................5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu........................................................................8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................8
6. Đóng góp của luận văn..................................................................................................................8
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn..........................................................................8
8. Kết cấu của luận văn.......................................................................................................................8
Chƣơng 1. SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SUY
LUẬN LOGIC........................................................................................................................................9
1.1. Sự ra đời và phát triển của suy luận logic................................................................9
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của suy luận logic trong triết học Hy Lạp cổ đại. .9
1.1.2. Sự phát triển của suy luận logic trong logic học phương Tây cận đại. 12

1.2. Nội dung cơ bản của lý thuyết suy luận logic......................................................15
1.2.1. Định nghĩa và cấu tạo của suy luận logic...............................................................15
1.2.2. Phân loại suy luận logic....................................................................................................16
Tiểu kết chƣơng 1.............................................................................................................................33
Chƣơng 2. VAI TRÒ CỦA SUY LUẬN LOGIC TRONG CÁC GIAI
ĐOẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ....................................................................................................34
2.1 Tố tụng hình sự và các giai đoạn tố tụng hình sự..............................................34
2.1 1. Khái niệm tố tụng hình sự.................................................................................................34
2.1.2. Các giai đoạn tố tụng hình sự........................................................................................37
2.2. Vai trò của suy luận logic trong giai đoạn khởi tố..........................................40
2.2.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trị của khởi tố vụ án hình sự............40
2.2.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong khởi tố vụ án hình sự...................41
2.3. Vai trị của suy luận logic trong giai đoạn điều tra........................................49


2.3.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trị của điều tra vụ án hình sự..........49
2.3.2. Sự thể hiện vai trò suy luận logic trong điều tra vụ án hình sự.................51
2.4. Vai trị của suy luận logic trong giai đoạn truy tố, xét xử.........................81

2.4.1. Khái niệm, bản chất pháp lí và vai trị của truy tố, xét xử vụ án hình sự 81

2.4.2. Sự thể hiện vai trị suy luận logic trong truy tố, xét xử vụ án hình sự...85
Tiểu kết chƣơng 2..........................................................................................................................104
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................108


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong logic học hình thức, suy luận được coi là một trong những hình
thức cơ bản của tư duy, đồng thời cũng là một thao tác tư duy quan trọng mà
nhờ đó con người có thể rút ra được những tri thức mới từ những tri thức đã
biết. Bởi thế, hầu hết các tri thức mà nhân loại có được là nhờ vào con đường
suy luận.
Ngày nay, khoa học và công nghệ hiện đại càng phát triển bao nhiêu thì
nhu cầu khám phá và nhận thức của con người về thế giới càng lớn và trở nên
cấp thiết bấy nhiêu. Trong đó, những tri thức trực tiếp là kết quả của quá trình
nhận thức cảm tính nhờ các giác quan của con người đem lại đang chiếm một
vị trí đáng kể trong tổng số tri thức của lồi người. Tuy nhiên, cịn xa và cịn
rất lâu con người mới biết và giải thích được tất cả mọi thứ trong thế giới này
một cách trực tiếp nhờ các giác quan. Do vậy, bất cứ thứ gì, ở đâu và khi
nào… những nơi mà giác quan thơng thường của con người bất lực thì khơng
gì có thể thay thế được vai trò của suy luận logic. Vì suy luận logic là một
trong hình thức cơ bản quan trọng của tư duy, nó cho phép con người có khả
năng chiếm lĩnh những tri thức mới một cách gián tiếp, nghĩa là những tri
thức mà con người không thể nhận được theo con đường nhận thức thẳng tắp,
trực tiếp. Suy luận logic giúp cho con người nhận được những tri thức mới
một cách trung gian từ những tri thức đã biết dựa trên cơ sở logic nhất định để
rút ra những tri thức mới đáng tin cậy.

Suy luận logic có vai trị vơ cùng quan trọng trong tư duy khoa học và
nó có mặt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Một mặt, suy luận logic
được dùng như là phương thức nhận thức quá khứ, những điều đã xảy ra và đã
khơng cịn có thể quan sát trực tiếp được nữa. Mặt khác, suy luận logic cũng
càng quan trọng hơn để hiểu tương lai, dự báo, phỏng đoán về những điều vốn
dĩ chưa xảy ra trên cơ sở của những kết luận xác định về quá khứ và hiện tại.
1


Trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là trong hoạt động tố tụng hình sự, suy
luận logic lại càng đóng một vai trò quan trọng và cần thiết hơn hết. Bởi lẽ, tố
tụng hình sự hay quá trình giải quyết vụ án hình sự thường phải trải qua nhiều
giai đoạn khác nhau như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, do ba cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng là: cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.
Hơn nữa, ở bất cứ một giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hình sự
cũng đều cần sử dụng đến suy luận logic để đưa ra những phán đoán mới,
những kết luận xác định, những quyết định chính xác, kịp thời trên cơ sở tiền
đề là những căn cứ pháp lý do luật định và những chứng cứ, bằng chứng dấu
vết, hành vi phạm tội được thu thập một cách cẩn thận, xác thực trong quá
trình điều tra, phá án. Như vậy, suy luận là một hình thức đồng thời cũng là
một thao tác tư duy logic tối cần thiết, quan trọng và không thể thiếu được
trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự.
Hơn nữa, trong quá trình điều tra, xét xử vụ án hình sự khơng phải lúc
nào chứng cứ, hành vi phạm tội của tội phạm cũng rõ ràng, phơi bày trước
mắt các nhà điều tra. Bởi lẽ, những hành vi phạm tội của kẻ gây án, diễn biến
quá trình của vụ án hình sự đều là những gì đã xảy ra trong q khứ, với nhiều
góc khuất và tình tiết, quanh co, phức tạp và khơng cịn có thể quan sát trực
tiếp được nữa. Do vậy, muốn có kết luận điều tra chính xác, những quyết định
đúng đắn, kịp thời và xét xử vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì
nhất thiết phải sử dụng đến suy luận logic trong trong q trình điều tra, xét

xử. Khơng chỉ có thế, mà cịn phải cân nhắc thận trọng để sử dụng suy luận
logic như thế nào cho đúng, cho thuyết phục để đạt hiệu quả cao nhất, buộc kẻ
vi phạm pháp luật phải “tâm phục, khẩu phục” cúi đầu nhận tội. Vì vậy, vấn
đề đặt ra là cần phải có những nghiên cứu tỉ mỉ cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn
về vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án
hình sự hay tố tụng hình sự.
2


Việc nghiên cứu để chỉ ra vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn
khác nhau của tố tụng hình sự là rất cần thiết, có một ý nghĩa vô cùng quan
trọng và cũng chẳng dễ dàng. Bởi lẽ, việc làm này nếu đúng đắn, khoa học thì
sẽ góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ điều tra, rút ngắn thời gian phá án, tìm ra
thủ phạm một cách nhanh nhất có thể, qua đó góp phần nâng cao chất lượng
và hiệu quả của hoạt động tố tụng hình sự.


Việt Nam, trong thời gian gần đây liên tục xuất hiện những vụ án oan

và sai gây hoang mang trong dư luận và bất bình trong nhân dân. Án hình sự mà bị
oan, sai là vấn đề rất nghiêm trọng, xâm phạm rất lớn đến quyền con người, quyền
công dân, đến công bằng xã hội và niềm tin của người dân vào công lý, vào luật
pháp. Oan, sai trong tố tụng hình sự dù ở mức độ nào đi chăng nữa cũng đều dẫn
đến những hậu quả tiêu cực, không lường đối với cá nhân, gia đình, xã hội và nhà
nước. Qua các vụ án oan, sai một đặc điểm chung rất dễ nhận thấy là ln có
những vi phạm tố tụng nghiêm trọng trong quá trình tiến hành tố tụng, mà nguyên
nhân chủ yếu là do đưa ra những kết luận, phán quyết một cách vội vàng về vụ án.
Hoặc là do xuất phát từ những bằng chứng, chứng cứ, tài liệu không chân thực để
rút ra kết luận phiến diện về vụ án hoặc là do sự truy xét, sự áp đặt mang tính chất
thành kiến, chủ quan của những người tiến hành tố tụng vì những mục đích riêng

tư, cá nhân… Xét cho tới cùng thì những điều này cũng là hệ quả của việc chưa ý
thức hết được vai trò và tầm quan trọng của tư duy logic nói chung và nhất là của
suy luận logic nói riêng trong các giai đoạn của tố tụng hình sự. Do đó, người sử
dụng suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng chưa đúng đắn, chưa khách quan
và chưa thực sự cơng tâm.
Điều 1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 xác định, một trong những
mục đích của Bộ luật là xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vơ tội. Đó cũng chính là cái đích
đến cuối cùng mà công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay hướng tới
3


trong q trình hồn thiện hệ thống pháp luật và tư pháp nhằm bảo vệ quyền
con người và công lý. Vì vậy, việc chỉ ra vai trị suy luận logic trong các giai
đoạn khác nhau của tố tụng hình sự một cách đúng đắn cịn góp phần đảm bảo
cho cả quá trình tố tụng hình sự diễn ra minh bạch, chính xác, xét xử đúng
người, đúng tội, tuân thủ đúng qui định pháp luật. Nhờ đó có thể tránh được
“oan” và “sai” trong quá trình tố tụng hình sự và góp phần thúc đẩy q trình
cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, tình hình tội phạm hình sự cùng với các tệ nạn xã hội ở Việt
Nam đang có chiều hướng ngày càng gia tăng về số lượng lẫn tính chất nguy
hiểm của nó, các vụ án hình sự đều có diễn biến hết sức phức tạp đã và đang
gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Nguyên nhân của tình trạng trên, một phần là do các yếu tố khách quan, như
tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế nền kinh tế
thị trường, q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo
đức xã hội, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, cách làm ăn chụp giật
luôn chạy theo lợi nhuận... nhưng chủ yếu vẫn là do những hạn chế, những
yếu kém trong công tác đấu tranh phịng và chống tội phạm nói chung và q
trình tố tụng hình sự nói riêng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả và

đồng thời có thể khắc phục được những hạn chế, yếu kém của công tác phịng
và chống tội phạm thì việc chỉ ra vai trò của suy luận logic cũng như yêu cầu
nắm vững suy luận logic và sử dụng chính xác và sáng tạo suy luận logic
trong các giai đoạn của tố tụng hình sự là điều thiết thực nên làm.
Vì những lý do trên và đồng thời muốn trình bày, phân tích rõ hơn
những nội dung cơ bản của suy luận logic, để từ đó có thể chỉ ra vai trị, sự
cần thiết của suy luận logic trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nên tơi quyết
định chọn vấn đề Suy luận logic và vai trị của nó trong các giai đoạn tố
tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
4


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có thể thấy lý thuyết về suy luận logic khơng có gì là mới lạ đối với
chúng ta, nó đã được bàn tới khá nhiều trong các cơng trình, tài liệu logic học
của các tác giả, các chuyên gia, các nhà giáo đầu ngành ở Việt Nam như:
Nguyễn Đức Dân [4], Vương Tất Đạt [7], Phạm Đình Nghiệm [15], Bùi
Thanh Quất [17], Nguyễn Gia Thơ [21], Nguyễn Thúy Vân, Nguyễn Anh
Tuấn [31], Vũ Văn Viên [32],... Trong những tài liệu, giáo trình này, các tác
giả đã trình bày, phân tích khá đầy đủ và sâu sắc về những vấn đề của logic
hình thức cũng như những nội dung cơ bản của suy luận logic. Hầu hết các tác
giả đều thống nhất quan điểm về những vấn đề cơ bản của suy luận cũng như
vai trò của suy luận đối với khoa học và đời sống, coi đó là nội dung trọng
tậm khi nghiên cứu logic học. Tuy nhiên, ở một vài điểm không căn bản thì
giữa các tài liệu của các tác giả lại có chỗ chưa thống nhất với nhau. Đáng chú
ý hơn cả là cuốn giáo trình của tác giả Phạm Đình Nghiệm [15], khi quan
niệm về cấu tạo của suy luận, tác giả cho rằng: suy luận gồm có hai thành
phần là tiền đề và kết luận, trong khi đó phần lớn các tác giả còn lại đều cho
rằng: suy luận gồm ba bộ phận là tiền đề, kết luận và cơ sở logic (các quy
tắc). Mặt khác, cũng ở tài liệu này trong phần suy luận diễn dịch xuất phát từ

tiền đề là phán đoán phức, tác giả đã đưa thêm một phương pháp logic hiện
đại được sử dụng nhiều trong tin học và trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo gọi là
“hợp giải”, tức là phương pháp cho phép kiểm tra xem có thể rút ra được kết
luận nhất định nào đó từ một tập hợp các tiền đề cho trước... Mặc dù vậy, có
thể thấy rằng tồn bộ các tài liệu, giáo trình của các tác giả kể trên, tuy khơng
trực tiếp nói về vai trị của suy luận logic trong quá trình giải quyết vụ án hình
sự, nhưng chúng lại giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu lĩnh vực này,
chúng có thể hỗ trợ một cách gián tiếp, giúp nảy sinh ý tưởng quý giá, chúng
có khả năng gợi mở, định hướng và cổ vũ mạnh mẽ cho chúng tôi trong việc
nghiên cứu đề tài này.
5


Khơng chỉ riêng logic hình thức mà khi bàn về suy luận, logic biện
chứng cũng đề cập đến như là một phần nội dung cơ bản không thể thiếu
được. Thuộc loại tài liệu giáo khoa kiểu như trên thì cịn phải kể tới cơng trình
Ngun lý logic biện chứng [13] của tác giả Liên Xô M.M. Rôdentan. Đây là
cuốn sách được Nguyễn Thành Dương dịch từ bản tiếng Nga, trong đó tác giả
dành ra hẳn một chương để bàn về suy luận trong logic biện chứng. Việc này
đòi hỏi tác giả phải so sánh suy luận trong logic biện chứng với suy luận trong
logic hình thức để từ đó chỉ ra điểm phân biệt giữa chúng. Quan trọng hơn cả
là tác giả đã phân tích một cách rất sâu sắc về vị trí, vai trị của suy luận quy
nạp và suy luận diễn dịch trong quá trình nhận thức. Qua việc chỉ ra vai trò
cũng như hạn chế của hai phương pháp này, tác giả đi đến khẳng định việc
cần thiết phải kết hợp, bổ sung hai phương pháp nhận thức này với nhau và cả
với các phương pháp khác nữa trong q trình nhận thức. Điều này rất có ý
nghĩa đối với luận văn trong việc làm rõ vai trò của suy luận logic trong từng
giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng hình sự. Hơn thế, từ góc nhìn lơgíc
học biện chứng tác giả đã chỉ ra khá nhiều đặc điểm của suy luận lơgíc hình
thức mà các tài liệu thuần t lơgíc hình thức chưa chỉ ra được mà những điều

này lại rất quan trọng đối với luận văn của chúng tơi.
Bên cạnh đó, luận văn cịn dựa trên những cơng trình, tài liệu nghiên
cứu quan trọng thuộc lĩnh vực pháp lý, trong đó cần phải kể tới cuốn giáo
trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam [19] do tác giả Hoàng Thị Minh Sơn làm
chủ biên. Giáo trình này đã giới thiệu đến người đọc một cách đầy đủ, rõ ràng
và cụ thể nhất về trình tự, thủ tục ở từng giai đoạn của quá trình giải quyết vụ
án hình sự như: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đây là những căn cứ pháp lý
quan trọng cùng với những chứng cứ, bằng chứng thu thập được trong giai
đoạn điều tra đã trở thành những tiền đề, cơ sở để cơ quan tố tụng có thẩm
quyền tiến hành các bước suy luận logic nhằm đưa ra những phán quyết, kết
luận chính xác nhất trong giải quyết vụ án hình sự.
6


Ngồi ra, trong số hiếm hoi các tài liệu có liên quan trực tiếp đến lĩnh
vực mà luận văn nghiên cứu, không thể không nhắc đến quy định tại Điều 9
Bộ luật Tố tụng hình sự nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003
[1]

và tại Điều 31 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013 [10] về “ngun tắc suy đốn vơ tội”. Đây là một trong những nguyên tắc cơ
bản của tố tụng hình sự, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện
đại, và được đánh giá là thành tựu vĩ đại của văn minh pháp lý trong việc bảo vệ
quyền con người. Tinh thần và những nội dung căn bản nhất của nguyên tắc này đã
có tác dụng gợi mở và định hướng rất quan trọng tới lĩnh vực nghiên cứu của luận
văn, tức là làm rõ vai trò, tầm quan trọng của suy luận logic trong các giai đoạn tố
tụng hình sự .



Việt Nam hiện nay, việc chỉ ra vai trò suy luận logic trong quá trình

tố tụng hình sự là một đề tài khá mới mẻ, nên hầu như chưa có một cơng trình
chun biệt nào nghiên cứu trực tiếp và cụ thể về vấn đề này, mà chỉ có những
cơng trình, những tài liệu đóng vai trị hỗ trợ gián tiếp cho lĩnh vực nghiên cứu của
luận văn. Do vậy, luận văn sẽ cố gắng lấp đầy những khoảng trống đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở làm rõ những nội dung chính của
suy luận logic như: định nghĩa, cấu tạo, các loại hình và quy tắc của suy
luận… luận văn trình bày, phân tích và làm rõ vai trò của suy luận logic trong
các giai đoạn tố tụng hình sự.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành và phát triển
của suy luận logic trong lịch sử logic học.
+ Trình bày và phân tích những nội dung chính của suy luận logic liên
quan đến các giai đoạn tố tụng hình sự.
+ Trình bày và phân tích để làm rõ vai trò của suy luận logic trong các
giai đoạn tố tụng hình sự.
7


4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
-

Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nguyên lý về mối

liên hệ phổ biến, quan điểm mácxít về lý luận nhận thức và logic học.
-

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận biện chứng duy vật và


các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống nhất lịch sử - logic,
đối chiếu, quy nạp, diễn dịch…
5.
-

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: suy luận logic và vai trị của nó trong các giai

đoạn của tố tụng hình sự.
-

Phạm vi nghiên cứu: Các quan niệm về suy luận logic và vai trị của

nó trong tố tụng hình sự từ trước tới nay.
6.

Đóng góp của luận văn
Luận văn nêu lại lịch sử và hệ thống hoá những nội dung cơ bản của
suy luận logic, bước đầu chỉ ra vai trò của suy luận logic trong các giai đoạn
tố tụng hình sự, đồng thời cũng đặt ra vấn đề cần thiết phải sử dụng suy luận
logic trong suốt quá trình tố tụng hình sự.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

-

Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần giới thiệu đến người đọc quan

tâm đến các vấn đề của logic học và luật học cũng như vai trò của những tri thức
logic, cụ thể là suy luận logic trong lĩnh vực pháp lý.

-

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo

phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn logic học và luật học.
8.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 6 tiết.

8


Chƣơng 1. SỰ RA ĐỜI VÀ NHỮNG NỘI
DUNG CƠ BẢN CỦA SUY
LUẬN LOGIC
1.1. Sự ra đời và phát triển của suy luận logic
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của suy luận logic trong triết học Hy Lạp
cổ đại
Hy Lạp cổ đại là một trong ba cái nôi lớn nhất của nền văn minh nhân
loại. Trên mảnh đất này ngay từ khi triết học sinh ra đã có nhiều trường phái
khác nhau, thậm chí đối lập nhau và giữa chúng luôn diễn ra cuộc đấu tranh.
Những cuộc tranh luận triết học và nhu cầu của thuật nguỵ biện và tu từ học


thời kỳ cổ đại đã khiến người Hy Lạp cổ đại phải tăng cường quan tâm tới

các vấn đề về lập luận lơgíc học, từ đó các tư tưởng về logic học và suy luận dần
dần được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của triết học.

Trước khi hệ thống logic học của Aristotle được hình thành như một
khoa học độc lập thì trong triết học Hy Lạp cổ đại, cũng đã manh nha các tư
tưởng logic học liên quan đến suy luận. Tuy đó chỉ là những tư tưởng sơ khai
và chưa thành hệ thống, do các tư tưởng triết học và logic học chưa được tách
bạch rõ ràng, nên những quy luật, quy tắc logic hay các hình thức của tư duy
như suy luận thường nằm lẫn trong các lập luận triết học. Trong đó, tiêu biểu
là tư tưởng của phái ngụy biện, của Đêmơcrít, Xơcrat và Plato…
Aristotle (384-322 TCN) nhà triết học Hi Lạp cổ đại được coi là người
sáng lập ra lơgíc học, ơng hồn tồn xứng đáng được vinh danh là “cha đẻ của
lơgíc học”. Aristotle là người đầu tiên đã trình bày một cách có hệ thống
những vấn đề của lơgíc học, xây dựng chúng với tư cách là khoa học độc lập.
Những hiểu biết sâu rộng của ông đã được tập hợp lại trong bộ sách
“Organon” (Bộ công cụ) đồ sộ bao gồm 6 tập. Aristotle là người đầu tiên
nghiên cứu tỉ mỉ khái niệm, phán đoán, lý thuyết suy luận, chứng minh và nêu
lên các qui luật cơ bản của tư duy.
9


Có thể nói, vị trí quan trọng nhất trong các cơng trình lơgíc học
Aristotle thuộc về học thuyết suy luận dưới hình thức điển hình là tam đoạn
luận. Aristotle là người đầu tiên xây dựng lý thuyết tam đoạn luận, nhất là ở
phần về tam đoạn luận nhất quyết đơn rất cẩn thận, chi tiết đến mức mà các
nhà nghiên cứu kế tiếp ơng sau này chỉ cịn phải đưa thêm vào lý thuyết ấy
những bổ sung, mở rộng phụ, không đáng kể.
Trong học thuyết ấy, Aristotle đã bàn đến những nội dung rất căn bản
của suy luận như: tam đoạn luận chuẩn tắc, tam đoạn luận tỉnh lược và phức
hợp, các loại hình cũng như các quy tắc chung và riêng của từng loại hình
tam đoạn luận… mặt khác, ông cũng đề cập đến vấn đề suy luận quy nạp và
suy luận tương tự.
Theo Aristotle: Tam đoạn luận là một loại luận chứng, trong đó chỉ cần

xác định một vài phán đốn nào đó, những phán đốn khác nơi các sự vật có
thể tất yếu từ các phán đốn xác định đó suy ra. Trong học thuyết logic của
mình Aristotle còn đưa ra khái niệm về tam đoạn luận hồn thiện và phân biệt
nó với tam đoạn luận khơng hồn thiện. Trong đó, tam đoạn luận hồn thiện
là một tam đoạn luận mà nó khơng cần một cái gì khác, ngồi cái đã trực tiếp
nhận, để vạch ra tính tất yếu, cịn tam đoạn luận khơng hồn thiện là một tam
đoạn luận mà nó cần cho một điều nào (cho việc vạch ra tính tất yếu) ở một
cái hay nhiều cái. Theo Aristotle chỉ có tam đoạn luận hồn thiện mới cho ta
kết luận đúng một cách tất yếu và hiển nhiên [Xem 23, tr. 60 ]. Tam đoạn luận
của ơng được cấu thành từ ba phán đốn, trong đó có hai phán đốn tiền đề và
phán đốn thứ ba là kết luận. Bất kỳ tam đoạn luận nào cũng có ba thuật ngữ:
thuật ngữ lớn, thuật ngữ nhỏ và thuật ngữ giữa. Ông là người đầu tiên đưa ra
quy tắc chung cho các loại hình tam đoạn luận và các quy tắc riêng cho từng
loại hình.
Mục đích của Aristotle xây dựng tam đoạn luận là nhằm tạo ra phương
pháp chứng minh (luận chứng) tri thức khoa học. Trong đó, loại hình I tam
10


đoạn luận là loại hình hồn thiện nhất mà theo ơng phải là cơ sở, nền tảng để
từ đó lồi người suy ra toàn bộ tri thức khoa học của mình. Bên cạnh tam
đoạn luận khoa học và tam đoạn luận biện chứng, Aristotle còn nghiên cứu
một loại nữa là tam đoạn luận tranh biện. Tranh biện là nghệ thuật thương
thảo, tranh cãi để giành chiến thắng, chứ không phải vì chân lý, các nhà nguỵ
biện thường dạy nó trong các trường học của mình.
Ngồi tam đoạn luận với tư cách là suy luận diễn dịch, khi nghiên cứu
logic học của Aristotle cịn phải nói tới suy luận quy nạp. Ông đã định nghĩa
suy luận quy nạp khá rõ ràng như sau: “quy nạp là quá trình đi từ cái riêng
đến cái chung”. Ông cũng đặt suy luận quy nạp trong sự liên hệ với tam đoạn
luận và gọi chúng là suy luận quy nạp tam đoạn luận. Aristotle xem phương

pháp loại suy hay phép tương tự như một loại quy nạp. Loại suy, theo ông, là
phương pháp dẫn dắt tư duy đi từ một sự vật cá biệt này sang sự vật cá biệt
khác.
Mặc dù, trong hệ thống logic học của mình, Aristotle khơng ít lần thừa
nhận tầm quan trọng của quy nạp và dành sự quan tâm đáng kể cho vấn đề
làm thế nào chúng ta xác lập được các tiền đề xuất phát điểm cung cấp cho
diễn dịch, song, cũng như hầu hết những người Hy Lạp thời bấy giờ, do đánh
giá thái quá tam đoạn luận so với các cách chứng minh khác, nên Aristotle đã
quá đề cao vị trí, vai trị của suy luận diễn dịch. Thực chất tam đoạn luận chỉ
là một trong các dạng chứng minh diễn dịch, ví như tốn học là lĩnh vực hồn
tồn diễn dịch, nhưng chưa chắc gì có thể gặp tam đoạn luận trong tốn học.
Thêm vào đó, tuy đã đề cập đến quy nạp, nhưng Aristotle lại chưa đánh giá
được hết ý nghĩa nhận thức luận của phương pháp quy nạp không đầy đủ. Đây
cũng là một biểu hiện cho tính phiến diện, hạn chế do điều kiện lịch sử của
lơgíc học Aristotle.
Sau Aristote, các nhà khắc kỷ đã quan tâm phân tích các mệnh đề, cũng
như phép tam đoạn luận của Aristotle, lơgíc các mệnh đề của các nhà khắc kỷ
11


được trình bày dưới dạng lý thuyết suy diễn. Một điểm đáng chú ý là, lơgíc
học của Aristotle được tơn vinh và được lấy làm khuôn mẫu trong suốt thời kỳ
Trung cổ. Ở đâu người ta cũng chỉ chủ yếu phổ biến, bình luận lơgíc học của
Aristotle và coi đó như những chân lý cuối cùng, tuyệt đích. Tuy nhiên, trong
suốt thời Trung cổ, lơgíc học mang tính kinh viện và hầu như khơng được bổ
sung thêm gì đáng kể.
1.1.2. Sự phát triển của suy luận logic trong logic học phương Tây
cận đại
Thời Phục hưng, Cận đại đã trở nên rõ là, lơgíc học Aristotle vốn chủ
yếu đề cập đến phép suy diễn, thực ra là khá chật hẹp và khó đáp ứng được

những yêu cầu mới của sự phát triển khoa học tự nhiên, đặc biệt là các khoa
học thực nghiệm đang nảy nở.
Trước sự phát triển của khoa học thực nghiệm, tại Anh, F. Bacon (1561 1626) đã xuất bản tác phẩm “Novum Organum” (Công cụ mới) để phê phán
phương pháp suy diễn và logic học hình thức của Aristotle, từ đó ơng đề xuất
phương pháp nhận thức (suy luận) mới là phép quy nạp loại trừ. Đồng thời đặt
ra vấn đề là cần phải tuân thủ các qui tắc của phép qui nạp trong quá trình
quan sát và thí nghiệm để tìm ra các qui luật của giới tự nhiên. Bước đầu
thành công trong việc xây dựng phép quy nạp, nhưng F. Bacon lại rơi vào thái
cực khác khi quá đề cao phương pháp này cũng như logic học ứng dụng trong
khoa học thực nghiệm.
Sau đó, R. Descartes (1596 - 1650) đã cố khắc phục phần nào tư tưởng
hơi cực đoan của Bacon đối với diễn dịch trong tác phẩm “Discours de la
method” (Luận về phương pháp). R. Descartes là người đã tiếp tục làm sáng
tỏ, phát triển và làm sâu sắc thêm những khám phá của F. Bacon trên tinh thần
chủ nghĩa duy lý bằng cách đi sâu vào suy luận diễn dịch toán học. Tiếp đó,
nhà tốn học người Đức Leibniz (1646 - 1716) lại có tham vọng phát triển
lơgíc học của Aristotle thành lơgíc ký hiệu hay logic toán. Tuy vậy, phải
12


đến giữa

13


thế kỷ XIX, khi nhà toán học G. Boole (1815 - 1864) đưa ra cơng trình Đại số
lơgíc thì ý tưởng của Leibniz mới bước đầu trở thành hiện thực.
Vào thế kỷ XIX, nhà logic học Anh J.S. Mill (1806 - 1873) đã cố cơng
đi tìm những qui tắc và sơ đồ của phép qui nạp kiểu như các qui tắc tam đoạn
luận. Ơng là người đã hồn thiện phương pháp của Bacon và tiếp tục phát

triển các phương pháp quy nạp, ông đưa ra bốn phương pháp quy nạp dựa trên
cơ sở mối liên hệ nhân quả như: Phương pháp đồng nhất, phương pháp khác
biệt duy nhất, phương pháp biến đổi kèm theo và phương pháp phần dư.
Như vậy, đến giữa thế kỷ 19, lơgíc học Aristotle cùng với sự phát triển,
bổ sung, đóng góp của F. Bacon, R. Descartes và J.S. Mill đã trở thành hệ
thống lơgíc hình thức truyền thống cổ điển hoàn chỉnh.
Nhưng ngay từ đầu thế kỷ XIX, Hegel (1770 - 1831) nhà triết học cổ
điển Đức, nối tiếp những suy tư mang tính đặt vấn đề từ I. Kant đã nghiên cứu
và đem lại cho lơgíc học một bộ mặt mới: Lơgíc biện chứng. Nhưng cũng phải
khách quan thấy rằng, những yếu tố của Lơgíc biện chứng đã có từ thời cổ
đại, trong các học thuyết của Heraclite, Platon, Aristotle… Công lao của
Hegel đối với Lơgíc biện chứng là ơng đã đem lại cho nó một diện mạo đầu
tiên mang tính hệ thống với các nguyên lý, nguyên tắc, quy luật, phạm trù và
các thao tác tư duy suy luận tương ứng. Tuy được nghiên cứu một cách tồn
diện, nhưng hệ thống lơgic ấy lại được trình bày trên nền tảng thế giới quan
duy tâm. Hegel đã xây dựng học thuyết biện chứng của mình bao gồm đồng
thời cả phép quy nạp lẫn phép diễn dịch. Thực chất phép diễn dịch của Hegel
là phép diễn dịch biện chứng - duy tâm chủ nghĩa được phát triển thông qua
các mâu thuẫn. Theo ông, đây là phép suy luận sẽ đảm bảo cho nhận thức đạt
tới chân lý tức “ý niệm tuyệt đối”. Hegel phân biệt ba loại hình suy luận gồm:
thứ nhất là suy luận về tồn tại hiện có trong thành phần của ba phân nhánh
(biểu tượng tam đoạn luận), là những cái được phân biệt tới tính chất khác
14


nhau của thuật ngữ trung gian với ba cách kết hợp cơ bản giữa “cái chung”,
“cái đặc thù” và “cái đơn nhất”. Thứ hai là suy luận phản tư được tập hợp
thành bộ ba gồm: suy luận chung, suy luận quy nạp và suy luận loại suy. Thứ
ba là suy luận tất nhiên nơi mà các thuật ngữ trung gian không phải là một nội
dung trực tiếp nào khác mà chính là phản tư về tính quy định tự nó của các

thuật ngữ biên. Ngoài ra, Hegel đã chỉ ra các yếu tố biện chứng trong các tiểu
phần logic hình thức, chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa các loại hình tam
đoạn luận và chức năng của thuật ngữ trung gian - thuật ngữ không chỉ đơn
giản được dùng làm cầu nối giữa các thuật ngữ biên mà còn thể hiện sự thống
nhất của cái chung và cái riêng… cách Hegel áp dụng các phạm trù “cái
chung”, “cái đặc thù” và “cái riêng” vào việc phân tích các suy luận là điều rất
hữu ích, K. Marx, F. Engels và tiếp đến là V.I. Lenine cũng nhiều lần nhắc tới
điều đó.
Sau này, chính K. Marx (1818 - 1883), F. Engels (1820 - 1895) và V.I
Lenine (1870 - 1924) đã cải tạo và phát triển lơgíc học biện chứng trong đó có
phép suy luận biện chứng duy tâm chủ nghĩa của Hegel và đặt lại nó trên nền
tảng duy vật, đồng thời biến nó thành khoa học về những qui luật và hình thức
phản ánh trong tư duy sự phát triển và biến đổi của thế giới khách quan, về
những qui luật nhận thức chân lý.
Ngày nay, cùng với khoa học kỹ thuật, lơgíc học đang có những bước
phát triển mạnh, trong nó đang diễn ra sự phân ngành mạnh mẽ và sự liên
ngành rộng rãi. Nhiều chuyên ngành mới của lơgíc học ra đời như: lơgíc đa
trị, lơgíc kiến thiết, logic xác suất, lơgíc mờ, lơgíc tình thái… Sự phát triển đó
đang làm cho lơgíc học ngày càng thêm phong phú, mở ra những khả năng
mới trong việc ứng dụng lơgíc học vào các ngành khoa học và đời sống. Mặc
dù vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận được sự đóng góp cũng như vai trị
và tầm quan trọng của khoa học logic hình thức trong đó có phép suy luận
15


logic.

16




×