Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giải bài tập quy luật di truyền thông qua phương pháp suy luận logic

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.96 KB, 19 trang )

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình sách giáo khoa lớp12 ở bậc Trung học phổ thông (THPT), học
sinh được tiếp cận ba chuyên ngành của khoa học Sinh học, đó là: Di truyền học, Tiến
hóa và Sinh thái học. Hầu hết nội dung kiến thức của các bài kiểm tra Sinh học trong các
kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào bậc đại học đều nằm trong các chuyên ngành
trên. Các kiến thức mà học sinh có phần hạn chế thường rơi vào chuyên ngành Di truyền
học, đặc biệt là các kiến thức liên quan đến các quy luật di truyền.
Nhằm giúp các em cải thiện khả năng giải quyết các bài tập liên quan đến các quy
luật di truyền, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề "Giải bài tập quy luật di truyền
thông qua phương pháp suy luận logic".
2. Mục đích của chuyên đề
Giúp học sinh có phương pháp suy luận logic đúng đắn để nhận biết các quy luật
di truyền chi phối các tính trạng liên quan đến các giả thiết và yêu cầu của bài tập đề ra.
3. Phương pháp thực hiện chuyên đề
Chúng tôi sử dụng phương pháp suy luận logic khoa học.
4. Nội dung chuyên đề
- Các quy luật di truyền liên quan đến gen nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường,
bao gồm các quy luật Mendel, các quy luật tương tác gen không alen, các quy luật liên
kết gen.
- Các quy luật di truyền liên quan đến gen nằm trên NST giới tính, bao gồm quy
luật di truyền giới tính và quy luật di truyền liên kết với giới tính.
- Các quy luật di truyền liên quan đến gen nằm trong tế bào chất (gen ti thể, lục
lạp...), tuân theo quy luật di truyền ngoài nhân.

-1-


Phần 2. NỘI DUNG
I. Các quy luật liên quan đến gen nằm trên NST thường
1. Trong các trường hợp liên quan đến một tính trạng nghiên cứu


1.1. Quy luật phân li của Mendel
Đối tượng thí nghiệm: Đậu Hà lan (Pisum sativum), bộ NST 2n = 14
Ví dụ: Phép lai liên quan đến tính trạng chiều cao của cây
PTC: Thân cao x Thân thấp
F1: 100% Thân cao
F1 x F1: Thân cao x Thân cao
F2: 75% Thân cao : 25% Thân thấp
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ?
* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1
- Tính trạng được biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng trội, còn tính trạng không
biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng lặn.
- F2 có 4 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 2 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 1 cặp gen.
* Qui ước: alen A: Thân cao;

alen a: Thân thấp

* Sơ đồ lai:

x

PTC:

AA

aa

GP


1,00A

F1:

Aa (100% Thân cao)

F1 x F1:

Aa

GF1

0,5A

0,5A

0,5a

0,5a

1,00a
x

Aa

F2: Tỉ lệ phân li kiểu gen: 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 75% Thân cao : 25% Thân thấp
1.2. Trội không hoàn toàn (hiện tượng di truyền tính trạng trung gian)
Ví dụ: Về sự di truyền tính trạng màu sắc hoa ở cây Hoa phấn
PTC: Hoa màu đỏ x Hoa màu trắng

F1: 100% Hoa màu hồng
F1 x F1: Hoa màu hồng x Hoa màu hồng
F2: 25% Hoa màu đỏ : 50% hoa màu hồng : 25% Hoa màu trắng
-2-


Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ?
* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1: 2 : 1
- Tính trạng biểu hiện ở F1 mang đặc điểm di truyền trung gian giữa bố và mẹ
- F2 có 4 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 2 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 1 cặp gen.
* Qui ước: kiểu gen AA: hoa màu đỏ
kiểu gen Aa: hoa màu hồng
kiểu gen aa: hoa màu trắng
* Sơ đồ lai:

PTC:

AA

x

aa

GP

1,00A

F1:


Aa (100% hoa màu hồng)

F1 x F1:

Aa

GF1

0,5A

0,5A

0,5a

0,5a

1,00a
x

Aa

F2: Tỉ lệ phân li kiểu gen: 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 25% hoa đỏ: 50% hoa hồng: 25% hoa trắng
* Nhận xét: đối với các tính trạng di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn, ở
F2 tỉ lệ phân li kiểu gen bằng tỉ lệ phân li kiểu hình
*Ghi chú: trường hợp các tính trạng di truyền theo quy luật trội không hoàn toàn
chúng ta cũng có thể giải thích các tính trạng này di truyền theo quy luật tương tác giữa
các gen alen.
1.3. Các quy luật tương tác gen

* Ghi chú: Chúng tôi chỉ đưa ra các ví dụ cụ thể về các trường hợp tương tác mà
kết quả đời con có 16 tổ hợp kiểu hình
1.3.1. Tương tác bổ sung, tỉ lệ 9 : 6 : 1
Ví dụ: Sự di truyền tính trạng hình dạng quả ở cây Bí đỏ
PTC: Quả tròn x Quả tròn
F1: 100% Quả dẹt
F1 x F1: Quả dẹt x Quả dẹt
F2: Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ? Giải thích quy luật
-3-


* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 : 6 : 1, khác tỉ lệ trong
phép lai 1 tính và là tỉ lệ biến dạng trong phép lai 2 tính của Mendel
- F2 có 16 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F 1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 4 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 2 cặp gen → PTC
mỗi bên chứa 1 cặp gen đồng hợp trội và 1 cặp gen đồng hợp lặn khác nhau.
* Qui ước: kiểu gen A-B-: Quả dẹt
kiểu gen A-bb; aaB- : Quả tròn
kiểu gen aabb : Quả dài
* Sơ đồ lai:

PTC:

AAbb x

aaBB

GP


1,00Ab

1,00aB

F1:

AaBb (100% Quả dẹt)

F1 x F1:

AaBb x

GF1

0,25AB

0,25AB

0,25Ab

0,25Ab

0,25aB

0,25aB

0,25ab

0,25ab


AaBb

F2: Tỉ lệ phân li kiểu gen: 1AABB : 2AABb : 1Aabb : 2AaBB : 4AaBb :
2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài
* Giải thích: Trong kiểu gen có đồng thời cả 2 loại gen trội, chúng tương tác bổ
sung cho nhau làm xuất hiện tính trạng quả dẹt; nếu trong kiểu gen chỉ có 1 trong 2 loại
gen trội, đều quy dịnh tính trạng quả tròn; trong kiểu gen không có loại gen trội nào, quy
định tính trạng quả dài
1.3.2. Tương tác bổ sung, tỉ lệ 9 : 7
Ví dụ: Sự di truyền tính trạng màu sắc hoa Đậu thơm
PTC: Hoa trắng x Hoa trắng
F1: 100% Hoa đỏ
F1 x F1: Hoa đỏ x Hoa đỏ
F2: Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 Hoa đỏ : 7 Hoa trắng
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ? Giải thích quy luật
* Nhận xét:
-4-


-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 : 7, khác tỉ lệ trong phép
lai 1 tính và là tỉ lệ biến dạng trong phép lai 2 tính của Mendel
- F2 có 16 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F 1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 4 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 2 cặp gen → PTC
mỗi bên chứa 1 cặp gen đồng hợp trội và 1 cặp gen đồng hợp lặn khác nhau.
* Qui ước: kiểu gen A-B-: hoa đỏ
kiểu gen A-bb; aaB-; aabb : hoa trắng
* Sơ đồ lai (viết tương tự như tương tác ở Bí đỏ)
Tóm tắt sơ đồ lai

PTC:
F1 x F1:

AAbb x

aaBB

F1:

AaBb (100% hoa đỏ)

AaBb x

AaBb

F2: Tỉ lệ kiểu gen tóm tắt: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB-: 1aabb
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 Hoa đỏ : 7 hoa trắng
* Giải thích: Trong kiểu gen có đồng thời cả 2 loại gen trội, chúng tương tác bổ
sung cho nhau làm xuất hiện tính trạng hoa đỏ; nếu trong kiểu gen chỉ có 1 trong 2 loại
gen trội hoặc không có loại gen trội nào, quy định tính trạng hoa trắng
1.3.3. Tương tác bổ sung, tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
Ví dụ: Sự di truyền tính trạng hình dạng mào (mồng) Gà
PTC: Mào dạng hình hoa hồng x Mào dạng hình hạt đậu
F1: 100% Mào dạng hình hạt đào
F1 x F1: Mào hình dạng hạt đào x Mào dạng hình hạt đào
F2: Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 Mào hình dạng hạt đào : 3 Mào dạng
hình hoa hồng : 3 Mào dạng hình hạt đậu : 1 Mào dạng hình lá
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ? Giải thích quy luật
* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1, khác tỉ lệ trong

phép lai 1 tính và là tỉ lệ biến dạng trong phép lai 2 tính của Mendel
- F2 có 16 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F 1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 4 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 2 cặp gen → PTC
mỗi bên chứa 1 cặp gen đồng hợp trội và 1 cặp gen đồng hợp lặn khác nhau.
* Qui ước: kiểu gen A-B-: Mào dạng hình hạt đào
-5-


kiểu gen A-bb: Mào dạng hình hoa hồng
kiểu gen aaB-: Mào dạng hình hạt đậu
kiểu gen aabb: Mào dạng hình lá
* Sơ đồ lai (viết tương tự như tương tác ở Bí đỏ)
Tóm tắt sơ đồ lai
PTC:
F1 x F1:

AAbb x

aaBB

F1:

AaBb (100% Mào dạng hình hạt đào)

AaBb x

AaBb

F2: Tỉ lệ kiểu gen tóm tắt: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB-: 1aabb
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 Mào dạng hình hạt đào : 3 Mào dạng hình hoa

hồng : 3 Mào dạng hình hạt đậu : 1 Mào dạng hình lá
* Giải thích: Trong kiểu gen có đồng thời cả 2 loại gen trội, chúng tương tác bổ
sung cho nhau làm xuất hiện tính trạng mào dạng hình hạt đào; nếu trong kiểu gen chỉ có
loại gen trội A, quy định tính trạng mào dạng hình hoa hồng; nếu trong kiểu gen chỉ có
loại gen trội B, quy định tính trạng mào dạng hình hạt đậu; trong kiểu gen không có loại
gen trội nào, quy định tính trạng mào dạng hình lá
1.3.4. Tương tác át chế trội, tỉ lệ 13 : 3
Ví dụ: Sự di truyền tính trạng màu sắc lông Gà
PTC: Lông trắng x Lông trắng
F1: 100% Lông trắng
F1 x F1: Lông trắng x Lông trắng
F2: Tỉ lệ phân li kiểu hình: 13 lông trắng : 3 lông đen
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ? Giải thích quy luật
* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 13 : 3, khác tỉ lệ trong phép
lai 1 tính và là tỉ lệ biến dạng trong phép lai 2 tính của Mendel
- F2 có 16 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F 1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 4 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 2 cặp gen → PTC,
bố (hoặc mẹ) chứa 2 cặp gen đồng hợp trội và mẹ (hoặc bố) chứa 2 cặp gen đồng hợp lặn
* Qui ước: kiểu gen A-B-; A-bb; aabb: lông trắng
kiểu gen aaB-: lông đen
* Sơ đồ lai (viết tương tự như tương tác ở Bí đỏ)
-6-


Tóm tắt sơ đồ lai
PTC:
F1 x F1:

AABB


x

aabb

F1:

AaBb (100% lông đen)

AaBb x

AaBb

F2: Tỉ lệ kiểu gen tóm tắt: 9 A-B- : 3A-bb : 1aabb : 3aaBTỉ lệ phân li kiểu hình: 13 trắng : 3 đen
* Giải thích: Trong kiểu gen có alen trội A thì alen này át chế các kiểu gen còn
lại và có cùng kiểu hình với kiểu gen đồng hợp lặn (aabb); trong kiểu gen không có alen
A mà chỉ có alen B (aaB- ) thì biểu hiện kiểu hình do alen B quy định
1.3.5. Tương tác át chế trội, tỉ lệ 12 : 3 : 1
Ví dụ: Sự di truyền tính trạng màu sắc hạt Ngô (Bắp)
PTC: Hạt đỏ x Hạt trắng
F1: 100% Hạt đỏ
F1 x F1: Hạt đỏ x Hạt đỏ
F2: Tỉ lệ phân li kiểu hình: 12 hạt đỏ : 3 hạt vàng : 1 hạt trắng
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ? Giải thích quy luật
* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 12 : 3 : 1, khác tỉ lệ trong
phép lai 1 tính và là tỉ lệ biến dạng trong phép lai 2 tính của Mendel
- F2 có 16 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F 1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 4 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 2 cặp gen → PTC,
bố (hoặc mẹ) chứa 2 cặp gen đồng hợp trội và mẹ (hoặc bố) chứa 2 cặp gen đồng hợp

lặn; tính trạng hạt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ 1/16 → tính trạng có 2 cặp gen đồng hợp lặn
* Qui ước: kiểu gen A-B-; A-bb: Hạt đỏ
kiểu gen aaB-: Hạt vàng
kiểu gen aabb: Hạt trắng
* Sơ đồ lai (viết tương tự như tương tác ở Bí đỏ)
Tóm tắt sơ đồ lai
PTC:
F1 x F1:

AABB

x

aabb

F1:

AaBb (100% hạt đỏ)

AaBb x

AaBb

F2: Tỉ lệ kiểu gen tóm tắt: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
-7-


Tỉ lệ phân li kiểu hình: 12 hạt đỏ : 3 hạt vàng : 1 hạt trắng
* Giải thích: Trong kiểu gen có alen trội A thì alen này át chế các kiểu gen còn
lại, biểu hiện kiểu hình với hạt đỏ; trong kiểu gen không có alen A mà chỉ có alen B

(aaB- ) thì biểu hiện kiểu hình do alen B quy định (hạt vàng); trong kiểu gen không có
loại gen trội nào thì biểu hiện kiểu hình hạt trắng
1.3.6. Tương tác át chế lặn (có bổ trợ), tỉ lệ 9 : 3 : 4
*Ví dụ: Sự di truyền tính trạng màu sắc lông Chuột
PTC: Lông đen x Lông trắng
F1: 100% Lông xám nâu aguti
F1 x F1: Lông xám nâu aguti x Lông xám nâu aguti
F2: Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 Lông xám nâu aguti : 3 Lông đen : 4 Lông trắng
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ? Giải thích quy luật
* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 : 3 : 4, khác tỉ lệ trong
phép lai 1 tính và là tỉ lệ biến dạng trong phép lai 2 tính của Mendel
- F2 có 16 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F 1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 4 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 2 cặp gen → PTC
mỗi bên chứa 1 cặp gen đồng hợp trội và 1 cặp gen đồng hợp lặn khác nhau.
* Qui ước: kiểu gen A-B-: Lông xám nâu aguti
kiểu gen A-bb : Lông đen
kiểu gen aaB-; aabb : Lông trắng
* Sơ đồ lai (viết tương tự như tương tác ở Bí đỏ)
Tóm tắt sơ đồ lai
PTC:
F1 x F1:

AAbb x

aaBB

F1:

AaBb (100% Lông xám nâu aguti )


AaBb x

AaBb

F2: Tỉ lệ kiểu gen tóm tắt: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB-: 1aabb
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9 Lông xám nâu aguti : 3 Lông đen : 4 Lông trắng
* Giải thích: Trong kiểu gen có đồng thời cả 2 loại gen trội, chúng tương tác bổ
sung cho nhau làm xuất hiện tính trạng lông xám nâu aguti; nếu trong kiểu gen chỉ có
loại alen trội A, quy định tính trạng lông đen; nếu trong kiểu gen chỉ có loại alen trội B
hoặc không có gen trội nào, quy định tính trạng lông trắng
-8-


1.3.7. Tương tác cộng gộp, tỉ lệ 1 : 4 : 6 : 4 : 1 (tỉ lệ chung 15 : 1)
Ví dụ: Sự di truyền tính trạng màu sắc hạt Lúa mì
PTC: Hạt đỏ đậm x Hạt trắng
F1: 100% Hạt đỏ hồng
F1 x F1: Hạt đỏ hồng x Hạt đỏ hồng
F2: Tỉ lệ phân li kiểu hình: 1 đỏ đậm : 4 đỏ : 6 đỏ hồng : 4 đỏ nhạt :
1 trắng ( Tỉ lệ chung: 15 đỏ : 1 trắng).
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ? Giải thích quy luật
* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 4 : 6 : 4 : 1, tỉ lệ chung
15 : 1, khác tỉ lệ trong phép lai 1 tính và là tỉ lệ biến dạng trong phép lai 2 tính của
Mendel
- F2 có 16 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F 1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 4 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 2 cặp gen → PTC,
bố (hoặc mẹ) chứa 2 cặp gen đồng hợp trội và mẹ (hoặc bố) chứa 2 cặp gen đồng hợp
lặn; tính trạng hạt trắng ở F2 chiếm tỉ lệ 1/16 → tính trạng có 2 cặp gen đồng hợp lặn.

* Qui ước: kiểu gen A1A1A2A2 : Đỏ đậm
kiểu gen A1a1A2A2, A1A1A2a2 : Đỏ
kiểu gen A1A1a2a2, A1a1A2a2, a1a1A2A2 : Đỏ hồng
kiểu gen A1a1a2a2, a1a1A2a2 : Đỏ nhạt
kiểu gen a1a1a2a2: Hạt trắng
* Sơ đồ lai:

PTC:

A1A1A2A2 x a1a1a2a2

GP

1,00A1A2

F1:

A1a1A2a2 (100% Đỏ hồng)

F1 x F1:

A1a1A2a2

GF1

0,25A1A2

0,25A1A2

0,25A1a2


0,25A1a2

0,25a1A2

0,25a1A2

0,25a1a2

0,25a1a2

1,00a1a2
x

A1a1A2a2

F2: Tỉ lệ phân li kiểu gen: 1A1A1A2A2 : 2A1A1A2a2 : 1A1A1a2a2 : 2A1a1A2A2
: 4A1a1A2a2 : 2A1a1a2a2 : 1a1a1A2A2 : 2a1a1A2a2 : 1a1a1a2a2
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 1 đỏ đậm : 4 đỏ : 6 đỏ hồng : 4 đỏ nhạt : 1 trắng
-9-


( Tỉ lệ chung: 15 đỏ : 1 trắng).
* Giải thích: Trong trường hợp này, nếu trong kiểu gen có sự xuất hiện của ít
nhất 1 alen trội thì hạt lúa mì có màu đỏ. Màu đỏ biểu hiện thành một dãy tính trạng liên
tục từ đỏ đậm đến đỏ nhạt phụ thuộc vào số lượng các alen trội có trong kiểu gen và mỗi
alen trội đều góp phần ngang nhau theo hình thức tương tác cộng gộp lên sự biểu hiện
của tính trạng. Trong kiểu gen không có loại gen trội nào thì biểu hiện kiểu hình hạt
trắng
2. Trong trường hợp lai nhiều tính

2.1. Quy luật phân li độc lập của Mendel
Đối tượng thí nghiệm: Đậu Hà lan (Pisum sativum), bộ NST 2n = 14
Ví dụ: Phép lai liên quan đến tính trạng về màu sắc và hình dạng vỏ hạt
PTC: Hạt vàng, vỏ hạt trơn x Hạt xanh, vỏ hạt nhăn
F1: 100% Hạt vàng, vỏ hạt trơn
F1 x F1: Hạt vàng, vỏ hạt trơn x Hạt vàng, vỏ hạt trơn
F2: 9Hạt vàng, vỏ hạt trơn : 3Hạt vàng, vỏ hạt nhăn : 3Hạt xanh, vỏ
hạt trơn : 1Hạt xanh, vỏ hạt nhăn
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ?
* Nhận xét:
-PTC → F1 đồng tính → F2 kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9: 3 : 3 : 1
- Tính trạng được biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng trội, còn tính trạng không
biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng lặn.
- F2 có 16 tổ hợp kiểu hình → mỗi cơ thể bố, mẹ ở F 1 trong quá trình giảm phân
phát sinh giao tử cho 4 lọai giao tử với tỉ lệ bằng nhau → F1 dị hợp tử 2 cặp gen.
* Qui ước: alen A: Thân cao;
alen B: Vỏ hạt trơn;
* Sơ đồ lai:

alen a: Thân thấp
alen b: Vỏ hạt nhăn

PTC:

AABB

x

aabb


GP

1,00AB

F1:

AaBb (100% Hạt vàng, vỏ hạt trơn)

F1 x F1:

AaBb x

GF1

0,25AB

0,25AB

0,25Ab

0,25Ab

0,25aB

0,25aB

1,00ab

-10-


AaBb


0,25ab
F2:

0,25ab

Tỉ lệ phân li kiểu gen: 1AABB : 2AABb : 1Aabb : 2AaBB :

4AaBb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
Tỉ lệ kiểu gen tóm tắt: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB-: 1aabb
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 9Hạt vàng, vỏ hạt trơn : 3Hạt vàng, vỏ hạt
nhăn : 3Hạt xanh, vỏ hạt trơn : 1Hạt xanh, vỏ hạt nhăn
2.2. Di truyền liên kết
* Cơ sở khoa học của quy luật: Trường hợp nhiều gen cùng nằm trên 1 NST có
hiện tượng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử tạo thành 1
nhóm gen liên kết, làm cho 1 nhóm tính trạng tương ứng luôn di truyền cùng nhau.
2.2.1. Liên kết hoàn toàn
* Ví dụ: Thí nghiệm của Morgan trên đối tượng Ruồi giấm (Drosophila
melanogaster)
PTC: Thân xám, cánh dài x Thân đen, cánh cụt
F1: 100% Thân xám, cánh dài
Lấy ruồi đực F1 lai phân tích
♂F1 Thân xám, cánh dài x ♀Thân đen, cánh cụt
Fa: 50% Thân xám, cánh dài : 50% Thân đen, cánh cụt
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai và giải thích quy luật ?
* Nhận xét, giải thích:
- Căn cứ vào kết quả của phép lai phân tích, Fa: 50% Thân xám, cánh dài : 50%
Thân đen, cánh cụt. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử, ruồi ♀Thân đen, cánh

cụt mang tính trạng đồng hợp lặn luôn cho 1 loại giao tử, vậy ruồi ♂F 1 Thân xám, cánh
dài phải cho 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau → ruồi ♂F1 dị hợp tử đều 2 cặp gen, mỗi
gen qui định 1 tính trạng và có hiện tượng liên kết hoàn toàn → các gen qui định các
tính trạng trên ở ruồi ♂F1 di truyền theo qui luật liên kết hoàn toàn.
* Qui ước
Alen BV: thân xám, cánh dài; alen bv: thân đen, cánh cụt
* Sơ đồ lai
PTC:

BV
bv
x
BV
bv

GP : BV

bv
-11-


F1:
♂F1

BV
(100% Thân xám, cánh dài)
bv
BV
bv


x

GF1: 0,5 BV



bv
bv

1,00 bv

0,5 bv
Fa: Tỉ lệ kiểu gen: 0,5

BV
bv
: 0,5
bv
bv

Tỉ lệ kiểu hình: 50% Thân xám, cánh dài : 50% Thân đen, cánh cụt
2.2.2. Liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen)
* Cơ sở khoa học của qui luật: do hiện tượng trao đổi chéo giữa 2 crômatít không
chị em trong cặp NST tương đồng xãy ra vào kì đầu giảm phân I.
*Ví dụ: Thí nghiệm của Morgan trên đối tượng Ruồi giấm (Drosophila
melanogaster)
- Trong thí nghiệm trên, lấy ruồi cái F1 lai phân tích
♀F1 Thân xám, cánh dài x ♂Thân đen, cánh cụt
Fa: 0,41Thân xám, cánh dài : 0,41 Thân đen, cánh cụt : 0,09 Thân
xám, cánh cụt : 0,09 Thân đen, cánh dài

Hãy biện luận và lập sơ đồ lai và giải thích quy luật ?
* Nhận xét, giải thích:
- Căn cứ vào kết quả của phép lai phân tích, F a: 0,41Thân xám, cánh dài : 0,41
Thân đen, cánh cụt : 0,09 Thân xám, cánh cụt : 0,09 Thân đen, cánh dài. Trong quá trình
giảm phân phát sinh giao tử, ruồi ♂Thân đen, cánh cụt mang tính trạng đồng hợp lặn
luôn cho 1 loại giao tử, vậy ruồi ♀F 1 Thân xám, cánh dài phải cho 4 loại giao tử với tỉ lệ
không ngang nhau → ruồi ♀ F1 dị hợp tử đều 2 cặp gen, mỗi gen qui định 1 tính trạng và
có hiện tượng hoán vị gen → các gen qui định các tính trạng trên ở ruồi ♀F 1 di truyền
theo qui luật liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen).
* Qui ước
Alen BV: thân xám, cánh dài; alen bv: thân đen, cánh cụt
Alen Bv: thân xám, cánh cụt; alen bV: thân đen, cánh dài
* Sơ đồ lai
♀F1

BV
bv

x ♂

bv
bv
-12-


GF1: 0,41 BV

1,00 bv

0,41 bv

0,09 Bv
0,09 bV
Fa: Tỉ lệ kiểu gen: 0,41

BV
bv
Bv
bV
: 0,41
: 0,09
: 0,09
bv
bv
bv
bv

Tỉ lệ kiểu hình: 0,41Thân xám, cánh dài : 0,41 Thân đen, cánh cụt :
0,09 Thân xám, cánh cụt : 0,09 Thân đen, cánh dài
II. Các quy luật liên quan đến gen nằm trên NST giới tính (Xét trường hợp gen nằm
trên vùng không tương đồng giữa NST giới tính X và Y)
1. Gen nằm trên NST giới tính X
* Nhận biết: - Di truyền theo qui luật "di truyền chéo", "bố" truyền gen cho "con
gái", "mẹ" truyền gen cho "con trai".
- Tính trạng biểu hiện khác nhau giữa hai giới
* Ví dụ: Thí nghiệm của Morgan trên đối tượng Ruồi giấm (Drosophila
melanogaster)
+ Phép lai thuận
PTC: ♀Mắt đỏ x ♂Mắt trắng
F1: 100% Mắt đỏ
Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau

F2 : 100% ♀Mắt đỏ : 50% ♂Mắt đỏ : 50% ♂Mắt trắng
+ Phép lai nghịch
PTC: ♂Mắt đỏ x ♀Mắt trắng
F1: 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng
Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau
F2 : 50% ♀Mắt đỏ : 50% ♀Mắt trắng: 50% ♂Mắt đỏ : 50% ♂Mắt trắng
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P → F2 ?
* Nhận xét:
- Kết quả biểu hiện tính trạng màu mắt giữa phép lai thuận và phép lai
nghịch có sự khác nhau, khác với tỉ lệ trong phép lai 1 tính của Mendel nên gen quy định
tính trạng trên nằm trên vùng không tương đồng của NST X
- Căn cứ vào kết quả F1 của phép lai thuận, mắt đỏ là tính trạng trội
-13-


* Qui ước:
Alen XW: Mắt đỏ; alen Xw: Mắt trắng
* Sơ đồ lai
+ Phép lai thuận
PTC: ♀XWXW x

♂XwY

GP: XW

Xw , Y

F1: XWXw : XWY (100% Mắt đỏ)
F1 x F1: XWXw


XWY

x

GF1: XW ,Xw

XW, Y

F2 : Tỉ lệ kiểu gen: XWXW : XWXw : XWY : XwY
Tỉ lệ kiểu hình: 100% ♀Mắt đỏ : 50% ♂Mắt đỏ : 50% ♂Mắt trắng
+ Phép lai nghịch
PTC: ♂XWY

x

GP: XW, Y

♀XwXw
Xw

F1: XWXw : XwY (100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng)
F1 x F1: XWXw

x

GF1: XW, Xw

XwY
Xw, Y


F2 : Tỉ lệ kiểu gen: XWXw : XwXw : XWY : XwY
Tỉ lệ kiểu hình: 50% ♀Mắt đỏ : 50% ♀Mắt trắng:
50% ♂Mắt đỏ : 50% ♂Mắt trắng
2. Gen nằm trên NST giới tính Y
* Nhận biết: gen nằm trên NST Y di truyền theo quy luật di truyền thẳng, tính
trạng di truyền cho 100% cá thể mà giới tính mang NST Y
VD: Ở người, gen quy định tật dính ngón tay số 2và 3, có túm lông ở vành
tai do gen trên NST Y quy định, truyền thẳng cho 100% nam giới. Các tính trạng này đặc
trưng cho một số dòng họ.
III. Di truyền ngoài nhân
* Cơ sở khoa học: các tính trạng trên cơ thể sinh vật ngoài việc do gen trong nhân
(gen nằm trên NST) quy định còn có gen ngoài nhân (gen trong tế bào chất) quy định.
Hiện tượng di truyền gen ngoài nhân rất phức tạp vì chúng phụ thuộc vào lượng tế bào
chất được phân chia trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử. Thông thường, lượng tế
bào chất được phân chia cho các giao tử của 1 tế bào sinh dục là không đồng đều và
-14-


lượng tế bào chất của tế bào giao tử cái thường nhiều hơn tế bào giao tử đực nên lượng tế
bào chất trong tế bào hợp tử phần lớn là của giao tử cái.
Vì vậy, các tính trạng do gen trong tế bào chất quy định di truyền theo quy luật "di
truyền theo dòng mẹ", tính trạng biểu hiện ở đời con luôn giống "mẹ", phụ thuộc vào
lượng tế bào chất của tế bào giao tử cái của mẹ truyền cho con.
* Nhận biết: Sử dụng phép lai thuận nghịch, kết quả cho thấy tính trạng biểu hiện
ở đời con luôn giống tính trạng ở cơ thể làm mẹ.
VD: Sự di truyền tính trạng màu sắc lá cây Hoa phấn
+ Lai thuận:
P: ♀ Lá đốm

x


♂ Lá xanh

x

♂ Lá đốm

F1: 100% Lá đốm
+ Lai nghịch:
P: ♀ Lá xanh
F1: 100% Lá xanh

-15-


Phần 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
- Tựu chung, các bài tập về các quy luật di truyền chỉ liên quan đến hai trường
hợp, đó là: phép lai 1 tính hoặc phép lai nhiều tính.
- Các tính trạng trong phép lai 1 tính do gen nằm trên NST thường di truyền theo
quy luật phân li của Mendel, các biến dạng của quy luật Mendel và các quy luật tương
tác gen.
- Các tính trạng trong phép lai nhiều tính do gen nằm trên NST thường di truyền
theo quy luật phân li độc lập của Mendel, quy luật liên kết gen (liên kết hoàn toàn hay
hoán vị gen).
- Các tính trạng do gen quy định nằm trên vùng không tương đồng của NST giới
tính X di truyền theo quy luật "di truyền chéo", các tính trạng do gen quy định nằm trên
vùng không tương đồng của NST giới tính Y di truyền theo quy luật "di truyền thẳng".
- Các tính trạng do gen ngoài nhân quy định di truyền theo quy luật theo dòng mẹ,
phụ thuộc vào lượng tế bào chất trong giao tử cái của mẹ cho con.

2. Đề nghị
- Học sinh vận dụng các kiến thức cơ bản về quy luật di truyền để giải các bài tập
cơ bản liên quan đến mỗi một quy luật di truyền cụ thể.
- Học sinh cần nắm vững các công thức Mendel
- Giải quyết các bài tập tích hợp liên quan đến nhiều quy luật di truyền để rèn
luyện kỉ năng làm bài tập.
- Rèn luyện khả năng suy luận logic theo hướng quy nạp và diễn dịch
- Giải nhanh các bài tập để ứng dụng làm các bài tập MCQ
Vinh Xuân, ngày 20 tháng 02 năm 2011
Người viết chuyên đề

TRẦN CÔNG TIẾN

-16-


PHỤ LỤC
NGẪU HỨNG VỀ QUY LUẬT DI TRUYỀN
Các quy luật di truyền cần nhớ
Giải toán lai chẳng khó gì đâu
Hai phần nên nhớ dài lâu
Một tính- nhiều tính, định đầu phép lai.
Lai một tính tuân theo quy luật
Mendel và tác động nhiều gen
3 : 1 tỉ lệ Mendel
3 trội, 1 lặn định gen định hình.
Nếu nhiều gen góp phần tương tác
Kiểu hình không tuân luật Mendel
Bổ sung, cộng gộp kiểu gen
Át chế trội, lặn phải xem kiểu hình

Lai nhiều tính giải bày tương tự
Xét bàn xem luật định nào đây?
Phân li độc lập tỏ bày
Nếu nhiều quy luật, luận bày phân minh.
Trong trường hợp di truyền liên kết
Xét hoàn toàn hay hoán vị gen
Giao tử liên kết của gen
Bằng nhau tỉ lệ, lớn, trên kiểu hình
Giao tử hoán vị bằng nhau luôn bé
Xãy ra do trao đổi chéo các gen
Tần số hoán vị nên xem
Tổng giao tử bé, anh em đồng lòng
Còn theo luật di truyền giới tính
Luận bày xem nhiễm sắc thể ra sao?
Xác định giới tính thế nào?
Các kiểu xác định thuộc vào ở đâu?
Trong trường hợp các gen trên X
-17-


Di truyền theo luật định nào đây?
Phép lai thuận nghịch giải bày
Khác nhau tỉ lệ rõ này chẳng ai.
Di truyền chéo đến đây đã định
Gen trên Y xác định bởi ai?
Truyền thẳng: mẹ- gái, bố- trai
Gái đẹp như mẹ, trai tài như cha.
...
Trời đất quy luật bao la
Một vài câu chữ để mà học- vui...

Người viết: TRẦN CÔNG TIẾN

-18-


PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM CỦA TRƯỜNG
(Chủ tịch hội đồng xếp loại, ký và đóng dấu)
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Xếp loại: ..............................
Vinh Xuân, ngày …. tháng …. năm 2011
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PHẦN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG XÉT SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM CỦA SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

-19-



×