Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Rác thải sinh hoạt một phần của cuộc sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.5 KB, 11 trang )

BÀI DỰ THI
CHƯƠNG

TRÌNH

ĐẠI

SỨ

MÔI

TRƯỜNG

BAYER
VIỆ
T
NAM

2006
RÁC
TH
ẢI

SINH
HO

T
M

T PH
ẦN



CỦA

CUỘC

SỐ
NG
PHAN VŨ AN
KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, TP.HCM
TP.HCM, 06.2006
1
Solid

waste



Part

of

life
Bayer
-
Young

Environ
ment


Envoy
1998 1999 2000 2001
980.662 1.063.573 1.180.989 1.368.000

Rác

thải

sinh

hoạt
Một

phần

của

cuộc

sống
Rác là một phần tất yếu của cuộc sống, khơng một hoạt động nào của cuộc
sống khơng sinh ra rác. Xã hội ngày càng phát triển, số lượng rác ngày càng nhiều và
dần trở thành một mối đe dọa thật sự đối với cuộc sống. Nếu khơng giải quyết vấn đề
rác thải một cách hợp lý, chẳng mấy chốc, cuộc sống của chúng ta sẽ ngập tràn trong
rác. Chúng ta sẽ làm gì để khơng phải sống trên núi rác? Hãy hành động từ hơm nay.
I. RÁC THẢI SINH HOẠT LÀ GÌ ?
1. Khái niệm
Chất thải rắn – CTR ( còn gọi là rác) là các chất rắn bị loại ra trong q trình
sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất của con người và động vật. CTR phát sinh từ các
hộ gia đình, khu cơng cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất

thải… Trong đó, CTR sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần
chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật.
Bất kỳ một hoạt động sống của con người, tại nhà, cơng sở, trên đường đi, tại
nơi cơng cộng…, đều sinh ra một lượng rác đáng kể. Thành phần chủ yếu của chúng
là chất hữu cơ và rất dễ gây ơ nhiễm trở lại cho mơi trường sống nhất. Cho nên, CTR
sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ
phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng khơng còn được sử dụng và vứt trả
lại mơi trường sống.
Bảng 1: Thống kê khối lượng rác trong giai đoạn 1997 - 2002
Năm 1997 2002
Khối lượng
rác (tấn)
970.209 1537.979
Tấn/ngày 2.658 2.686 2.916 3.235 3.747 4.216
Nguồn: HOWADICO, 08.2002
Bảng 2: Thành phần rác thải sinh hoạt (tham khảo)
Thành phần chất thải % khối lượng
Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dể phân hủy 64.7
Cây gỗ 6.6
Giấy, bao bì giấy 2.1

2
Solid

waste



Part


of

life
Bayer
-
Young

Environ
ment

Envoy

Plastic khó tái chế 9.1
Cao su, đế giày dép 6.3
Vải sợi, vật liệu sợi 4.2
Đất đá, béton 1.6
Thành phần khác 5.4
Nguồn: HOWADICO, 06.2002
Hình 1: Rác thải sinh hoạt – Một phần của cuộc sống
2. Tác động môi trường của rác thải sinh hoạt
CTR gây ô nhiễm toàn diện đến môi trường sống: không khí, đất, nước.

Gây hại sức khỏe: CTR có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho
các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián… qua các trung gian có thể phát triển
mạnh thành dịch.

Ô nhiễm nước:
Rác sinh hoạt không được thu gom, thải vào kênh, rạch, sông, hồ…
gây ô nhiễm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng làm nghẽn

đường lưu thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc với
không khí, giảm DO trong nước, làm mất mỹ quan, gây tác động cảm quan xấu đối
với người sử dụng nguồn nước. Chất hữu cơ phân hủy gây mùi hôi thối, gây phú
dưỡng hóa nguồn nước.

3
Solid

waste



Part

of

life
Bayer
-
Young

Environ
ment

Envoy

Nước rò rỉ trong bãi rác đi vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước
ngầm, như ô nhiễm kim loại nặng, nồng độ nitrogen, phospho cao, chảy vào sông hồ
gây ô nhiễm nguồn nước mặt.


Ô nhiễm không khí
Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí.
Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm
cao, rác phân hủy sinh ra SO
2
, CO, CO
2
, H
2
S, NH
3
… ngay từ khâu thu gom đến chôn
lấp. CH
4
là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ.

Ô nhiễm đất:
Nước rò rỉ trong bãi rác gây ô nhiễm đất.
II. BIỆN PHÁP NÀO CHO RÁC THẢI SINH HOẠT
Chúng ta có thể chia thành 2 loại biện pháp như sau:

Biện pháp kỹ thuật.

Biện pháp quản lý.
Biện pháp kỹ thuật để xử lý CTR ngày nay rất phát triển với nhiều kỹ thuật
tiên tiến và hiệu quả. Ở Việt Nam, hiện nay có công nghệ Seraphin rất hữu hiệu trong
phân loại và xử lý CTR.Trong bài tiểu luận này, tôi không đề cập đến các giải pháp
kỹ thuật để xử lý CTR mà chủ yếu sẽ đề cập đến các biện pháp mang tính chất quản
lý để có thể quản lý CTR hiệu quả.
Bi

ện

pháp

quản

lý:
1. Nhìn từ góc độ kinh tế, con người gây ô nhiễm bởi vì đó là cách rẻ tiền nhất
để giải quyết một vần đề rất thực tế là làm thế nào thải bỏ các phế phẩm sinh ra sau
khi sản xuất và sử dụng hàng hóa. Điều này có nghĩa là, môi trường suy
thoái do động cơ lợi nhuận. Cách thức xây dựng nền kinh tế và thể chế kinh tế có
thể hướng con người đến việc đưa ra những quyết định gây ô nhiễm môi trường.

Giải pháp đơn giản nhất cho vấn đề này là giáo dục, tuyên truyền, nâng cao ý
thức, đạo đức môi trường cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Xây dựng hệ thống trường sinh thái (eco-school) để giáo dục học sinh (mô
hình eco-school tại Anh). Giáo dục cho học sinh từ trong Nhà trường, từ nhỏ, và cha
mẹ, người lớn phải là người làm gương. Trong chương trình học tại trường, nên dành
ra giờ ngoại khóa để thực hiện vấn đề này.

Đào tạo hệ thống cán bộ, nhân viên giám sát với những kỹ năng chuyên môn
cần thiết, giúp thúc đẩy tốt hơn qua trình phân loại rác và nâng cao ý thức cộng đồng,
có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Các nhóm chuyên trách sẽ được cấp kinh phí
trong suốt quá trình hoạt động.

Thực hiện chiến dịch 3R vì môi trường phát triển bền vững, bao gồm:
Reusing (tái sử dụng) – Reducing (giảm thiểu) – Recycling (Tái sử dụng).
2. Trong nền kinh tế thị trường, có những thất bại do thị trường mang lại dẫn
đến sự ô nhiễm môi trường. Có thể đưa ra 3 nguyên nhân dẫn đến thất bại của thị

trường dẫn đến ô nhiễm môi trường, đó là sự xuất hiện của chi phí ngoại tác, môi

4
Solid

waste



Part

of

life
Bayer
-
Young

Environ
ment

Envoy

trường là tài nguyên tự do tiếp cận và chất lượng môi trường là một hàng hóa công
cộng.
Ba nguyên nhân trên có thể đưa ra nhiều hệ quả, trong đó, một hệ quả thường gặp
nhất là xuất hiện hiện tượng “ăn theo” (hiện tượng free - rider), mọi người mong muốn
hưởng chất lượng môi trường sống tốt hơn nhưng không muốn trả chi phí cho việc cải
thiện môi trường sống của mình và mong muốn người khác trả thay cho mình. Nhiều
người có cùng suy nghĩ như thế sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xử lý rác thải nói

riêng và cải tạo môi trường nói chung. Do đó, phải tìm cách khắc phục suy
nghĩ này.

Xây dựng một thị trường “xanh”, nghĩa là một thị trường phát triển
bền vững, hạn chế tối đa những thất bại của thị trường có thể gây ảnh hưởng đến
môi trường. Để thực hiện được điều này, cần sự ra tay hỗ trợ, điều tiết và quản lý của
Nhà nước bằng chính sách, pháp luật và con người.
3. Xuất phát từ ý tưởng: Rác cũng là hàng hóa, cho nên rác cũng có thể được
buôn bán và sinh lợi nhuận. Hiện nay, rác thải là nguồn nguyên liệu. Có thể dùng rác
thải chế tạo béton lót đường, đê chắn sóng. Nguồn kim loại thu hồi trong rác thải rất
có giá trị, tái sử dụng là chúng có thể giảm một lượng hao phí tài nguyên khá lớn. Đó
là bí quyết thành công trong việc xử lý rác thải của nhiều nước trên thế giới (tiêu biểu
là Nhật Bản…)
Mở đường cho sản xuất sạch hơn và cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean
Development Mechanism):

Các công ty thu gom, mua lại các loại chai lọ mà đựng sản phẩm mà công ty
đã bán ra thị trường để tiến hành tái chế. Một việc làm có thể giúp làm giảm việc thải
bỏ các chai lọ sau sử dụng là khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục sử dụng lại chai
lọ đó, bằng cách sản xuất ra sản phẩm nhưng được chứa đựng trong các túi
giấy, người tiêu dùng mua về và đổ vào các chai lọ có sẵn, so với việc thu gom, tái sử
dụng chai lọ thì việc sử dụng bao bì giấy thuận tiện hơn. Nhà nước có chính sách
giảm thuế cho các doanh nghiệp thực hiện tốt vấn đề sản phẩm thân thiện với môi
trường.

Sản xuất nylon hữu cơ dễ phân hủy, trong các hoạt động thương mại, nylon
không cho mà người tiêu dùng phải mua, điều này khiến người tiêu dùng ý thức hơn
về việc sử dụng lại các loại túi nylon có thể sử dụng lại được.

Đối với các công ty sản xuất thiết bị tiêu dùng, sinh hoạt, buộc nhà sản xuất

phải có trách nhiệm với sản phẩm hàng hóa của mình, trách nhiệm này được cụ thể
hóa bằng các đạo luật, họ phải tìm cách cải thiện các sản phẩm của mình sản xuất ra
(kể cả máy giặt, tivi, máy điều hòa…) sao cho dễ lắp đặt, phân loại, tái chế sau khi
chúng hết thời hạn sử dụng. Điều này buộc các công ty phải suy nghĩ để thay đổi,
nhìn chung có thể giúp năng cao trình độ công nghệ của đất nước khi các ngành sản
cuất buộc phải sản xuất thân thiện hơn với môi trường (enviromentally friendly) (mô
hình của Nhật Bản).
4. Hàng năm, nước ta phải tiêu tốn đến 15.000 tỷ đồng và 5000 ha. diện tích đất
quanh đô thị để xử lý và chôn lấp rác thải. Đây là một biểu hiện cho thấy sự yếu kém
và che lấp những khuyết điểm. Nhà nước cũng đã phải chi ra rất nhiều tiền để nhập
các thiết bị, công nghệ xử lý rác thải của các nước tiên tiến nhưng hiệu quả
cũng không cao

5
Solid

waste



Part

of

life
Bayer
-
Young

Environ

ment

Envoy

Để quá trình xử lý rác thải hiệu quả, chúng ta cần giải quyết tốt 3 vần đề sau:
Thứ nhất, phân loại rác triệt để. Thứ hai, các chất hữu cơ trong rác thải phải được xử
lý bằng các chủng vi sinh vật hữu hiệu và an toàn, tạo những sản phẩm phân hữu cơ
giàu mùn, giúp dần thay thế được lượng phân hóa học Nhà nước phải nhập khẩu ngày
càng nhiều, phá vỡ sự cân bằng vật chất (nitrogen, phospho, khoáng vi lượng) trong
đất. Thứ ba, tái chế toàn bộ chất dẻo và phần lớn CTR, mở đường cho sản xuất sạch
hơn và phát triển bền vững. Qua ba yếu tố trên đây, ngoài hai yếu tố sau nghiêng về
khía cạnh kỹ thuật, yếu tố đầu tiên cho thấy tầm quan trọng của phân loại rác, trong
đó, việc phân loại rác tại mỗi gia đình đóng vai trò rất quan trọng.
5. Phân loại rác tại hộ gia đình
Nhược đ

i ể m do không phân loại rác t ạ

i nhà

Do rác bị bới móc nhiều lần bởi những người thu gom và nhặt rác nên dễ rơi
vãi xuống đường làm mất vệ sinh, gây mùi hôi thối và mất mỹ quan đô thị.

Những người thu gom và nhặt rác tiếp xúc trực tiếp với lượng rác lớn và đã
bắt đầu phân hủy nên khả năng nhiễm các bệnh truyền nhiễm cao.

Gây trở ngại cho các công đoạn xử lý tiếp theo:
- Phân loại một khối lượng rác lớn và tập trung sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt
kỹ thuật, vận hành và khó đảm bảo vệ sinh.
- Nếu sản xuất phân hữu cơ thì phân có chất lượng thấp vì lẫn nhiều tạp chất

khó phân hủy và độc hại, thậm chí hệ thống thiết bị không thể vận hành được.
- Nếu thu hồi và tái chế thì do thành phần có giá trị bị bẩn bởi rác hữu cơ và
nước rác nên phải áp dụng công đoạn làm sạch, chính công đoạn này tạo ra chất thải
và nếu xử lý sẽ rất tốn kém làm tăng giá thành sản phẩm tái sinh.
P h ân l oạ

i r á

c sinh ho ạ

t t ạ

i nhà :
M ụ

c

tiê u : Tách rác ra làm hai thành phần riêng biệt nhằm nâng cao hiệu quả của
các hoạt động xử lý tiếp theo.
Ph â n

l o

ại

rác : Rác được chia làm hai loại chính: Chất hữu cơ dễ phân huỷ và các
chất còn lại tạm gọi là rác tái sinh.
Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rửa trong điều kiện tự
nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây,
các chất thải tách ra do làm bếp

Rác tái sinh là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại
như: giấy, cacton, vỏ đồ hộp, thủy tinh, các loại nhựa, quần áo cũ, bàn ghế cũ
Lợi ích c ủ

a p hân lo ạ i rác nhà:
- Giúp cho việc quản lý rác tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do rác.
- Góp phần cải thiện môi trường đô thị.

Lợi ích c ủ

a tái c h

ế :
- Giảm nhu cầu đất đai do giảm lượng chất thải buộc phải chôn lấp
- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Đem lại hiệu quả kinh tế cho xã hội

6
Solid

waste



Part

of

life
Bayer

-
Young

Environ
ment

Envoy


Đầu tư mạnh cho hệ thống phân loại rác tại nguồn sẽ rất tốn kém, nhưng phần
có lợi nhất là những loại phế liệu bán được, sẽ bị mạng lưới thu gom rác bán trước.
Do đó, điều kiện thu hồi vốn ban đầu là rất khó. Trang thiết bị tồn trữ và phân loại
trong nhà ít nhất phải có 1 thùng chứa hữu cơ, 1 thùng chứa vô cơ, bao PE. Đó là
chưa kể đến chi phí tuyên truyền rất cao để thay đổi thói quen của cộng đồng dân cư.

Khuyến khích các hộ gia đình tiến hành phân loại rác. Có thể tiến hành như
sau, thu phí thấp đối với nhưng gia đình tiến hành phân loại rác và thu phí cao đối với
các gia đình không phân loại rác. Mức phí phải được điều chỉnh sao cho mỗi gia đình
có thế thấy được sự tiện lợi khi phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên, đây là loại biện pháp
mạnh, nên áp dụng sau một thời gian tuyên truyền không hiệu quả hay hiệu quả thấp.
Biện pháp t h

ực hiệ n :

Khuyến khích tận dụng tối đa, triệt để những vật dụng còn sử dụng
được trước khi vứt bỏ (chai, lọ, bao bì, giấy…), giúp giảm nguồn thải. Hạn chế
việc sử dụng những đồ vật “dùng một lần”.

Khuyến khích sử dụng thực phẩm chế biến sẵn.


Trong gia đình, sử dụng 2 thùng rác 2 màu dùng để chứa chất thải, thùng hay
nylon màu xanh có thể tái chế (chai, lọ, thủy tinh, nylon, giấy…) và thùng hay nylon
màu đen chất thải không thể tái chế (thức ăn dư thừa…). Việc sử dụng 2 loại thùng
rác giúp tiện dụng trong phân loại chất thải (vì đối với người nội trợ, không cần phải
nhớ là thùng nào đựng chất thải gì …lý do này thường được sử dụng cho việc không
phân loại rác). Đối với trẻ em, việc sự dụng màu sắc sẽ giúp gây cho trẻ hình ảnh về
việc mình làm trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức của trẻ, cho đến khi lớn, suy nghĩ
này sẽ luôn ăn sâu trong suy nghĩ, là phải bỏ rác đúng nơi, đúng thùng rác

Thiết lập hệ thống thu gom rác thải, sử dụng hệ thống xe đẩy tay đến từng hộ
gia đình để thu gom, đưa đến các điểm hẹn.

Tại các khu đông dân cư (như chung cư, khu tập thể…), bố trí những khu vực
làm việc đặc biệt, quy định giờ làm việc cụ thể hằng ngày, mỗi người dân có trách
nhiệm đến giờ phải mang rác đã phân loại đến đó. Xung quanh đó có treo nhiều biển,
băng-rôn… nhắc nhở mọi người rằng phải mang rác đến các điểm hẹn đúng giờ, phải
đổ hết chất lỏng trong các chai lọ, tất cả những vật sắc như kim may, dao cạo, thủy
tinh… có thể gây thương tích cho người dọn rác, phải gói vào giấy và ghi ở
bên ngoài; chỉ được đựng rác vào các thùng nhựa hay bao nhựa chắc chắn; các loại
pin
và ắc qui có chứa hỗn hợp thủy ngân cần phải đưa trả về cửa hàng đã mua.

Thu phí rác thải, mỗi người đều phải trả tiền cho việc phát thải của mình, tiền
này được sử dụng cho việc thu gom và xử lý rác. Có thể dùng hình thức thu phí để
không chế lượng rác thải, buộc người dân chỉ được thải ra một lượng rác nhất định
(có thể tính theo kg/đầu người), nếu vượt quá sẽ phải đóng phí phạt. Phạt nặng đối
với hành vi đổ rác thải bừa bãi.

Một vấn đề khó khăn là nếp suy nghĩ đã ăn sâu vào mọi người dân, cho rằng
việc xử lý chất thải, việc phân loại rác không phải là việc của mình, do không biết

hay không quan tâm, cho rằng những việc xả thải của mình làm có ảnh hưởng không
đáng kể đến môi trường. Trên quy mô rộng lớn thì suy nghĩ này gây tác hại vô cùng
lớn. Về mặt môi trường sẽ gây tích tụ và gia tăng ô nhiễm, về mặt xã hội thì sẽ gây
nếp suy nghĩ lan truyền trong cộng đồng và giữa các thế hệ. Do đó, cần thiết phải xây

7
Solid

waste



Part

of

life
Bayer
-
Young

Environ
ment

Envoy

dựng và phát triển những chương trình giáo dục cộng đồng trên những phương tiện
giao thông đại chúng. Trong chương trình đó nêu rõ những tác hại của rác với môi
trường và cộng đồng, những lợi ích mà môi trường và cộng đồng sẽ thu được khi tiến
hành phân lại rác tại gia đình, những vấn đề mình đã làm được cho cộng đồng, chính

điều này, người dân, trong mỗi gia đình, cảm thấy vui vì mình đã làm việc có ích cho
mọi người, và chính cảm giác này sẽ khuyến khích cho việc làm phân loại rác, không
chỉ tại gia đình mà còn ở nhưng nơi khác như nơi công cộng, cơ quan…
Trong những chương trình giáo dục cộng đồng đó nên phát kèm theo những kiến
thức cơ bản về cơ chế phát triển sạch (CDM), năng suất xanh… theo hướng đại
chúng hóa,
để mọi người hiểu rõ, tìm cách ứng dụng những gì mình nghe vào cuộc sống, gây tác
động vào tiềm thức lâu dài, tác động đến hành động của mọi người. Ngoài ra, giúp
nâng cao trình độ chung của xã hội.

Tuyên truyền để thay đổi thói quen của người dân.

Hiện nay ở các nước tiên tiến, người ta đã bắt đầu chiến dịch giảm thiểu sử
dụng túi nylon để đựng hàng trong các siêu thị và cửa hàng. Ở nhiều siêu thị của Pháp,
người mua hàng được khuyến khích mua các túi đựng hàng loại lớn và siêu thị sẽ
không phát các túi nylon đựng hàng cỡ thông thường nữa. Các túi nylon cỡ lớn này
giá rất rẻ (khoảng 0,1 euro, tương đương với 2.000 đồng), có thể sử dụng nhiều lần và
khi rách thì có thể đem đến siêu thị để đổi lấy túi mới. Có nhiều chất liệu, loại nylon
thông thường, loại nylon có thể phân huỷ sinh học (biodegrable), loại bằng chất liệu
giấy và các kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng, của từng
gia đình. Ở Việt Nam, chúng ta có thể tăng cường tuyên truyền về tác hại của việc
làm dụng sử dụng túi nylon đối với sức khoẻ và môi trường sống, kết hợp với việc tạo
ra và dần đưa vào sử dụng các loại bao bì bằng chất liệu an toàn với môi trường. Việc
thay đổi thói quen của một cộng đồng là không đơn giản nhưng vẫn có thể thực hiện
được, nếu mỗi người trong chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình đối với chính
cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
6. Thu gom rác tại nguồn
Bố trí các thùng rác nơi công cộng, vừa có vẻ mỹ quan nhưng phải đáp ứng
được nhu cầu bỏ rác, vì thực tế, tại các đô thị lớn tại Việt Nam, việc tìm một thùng
rác tại trung tâm thành phố hay bên lề đường là hết sức khó khăn.

Tại các khu thương mại, vui chơi, chợ chi phí dịch vụ đều tính phí vệ sinh kèm
theo, bố trí các khu vực thu gom rác, rác được lấy đi vào cuối ngày.
7. Xây dựng những nhà máy xử lý CTR chuyên nghiệp gần những bãi rác, nơi
tập kết rác thải. Về việc phân loại rác thải, không cần những nhân công có trình độ
cao về chuyên môn lẫn các mặt khác. Chính điều này giúp tạo điều kiện thuận trong 2
vấn đề sau đây: Thứ nhất, giải quyết được lượng lao động phổ thông rất dồi dào tại
Việt Nam; thứ hai là thực hiện được mục tiêu phân loại rác thải tại nguồn khi chưa
bước vào giải đoạn xử lý. Hiện nay, những khó khăn tại Việt Nam là vấn đề đầu ra và
vấn đề tài chính để thực hiện
Về đầu ra, rác thải sinh hoạt có chứa nhiều thành phần, trong đó có thể chia
thành 2 dạng: dạng có thể tái chế và không thể tái chế. Đối với dạng không thể tái chế,
thông thường là các loại rác có nguồn gốc hữu cơ, chúng ta có thể dùng để đưa vào
hầm ủ phân compost, sản xuất phân bón đất sạch, chi phí cho loại phân này khá rẻ, vì
chỉ tốn chi phí cho việc ủ rác thành phân bón và công chuyên chở, hầu như không tốn

8
Solid

waste



Part

of

life
Bayer
-
Young


Environ
ment

Envoy

chi phí cho việc nguyên liệu đầu vào, ngoài ra để khuyến khích loại hình này, Nhà
nước có thể ban hành những chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia trong lĩnh
vực này (ưu đãi về thuế, hỗ trợ về giá cả, thị trường, giúp đỡ trong khâu quảng cáo,
đưa sản phẩm phân bón vi sinh sạch đến tay người tiêu dùng…), điều này
giúp khuyến khích doanh nghiệp càng tập trung hơn vào việc nghiên cứu công
nghệ mới
để giúp hoàn thiện hơn việc xử lý đầu ra cho rác thải sinh hoạt nói riêng và các loại
rác thải nói chung. Để vấn đề này được thuận lợi hơn, cần có sự cộng tác tích cực từ
phía Nhà nước, cần xóa bỏ những quy chế rườm rà và trong Luật Môi trường cần có
riêng một mục cho vấn đề này, với những điều luật rõ ràng, cắt giàm những dư thừa
không cần thiết, điều này ngày từ khi xây dựng Luật phải xác định rõ vì trong cơ chế
hiện nay vẫn tồn tại những suy nghĩ làm cho Luật không triệt để.
Về tài chính: việc giải ngân cho vấn đề này cũng không là quá khó. Dựa trên
suy nghĩ, ai gây ra ô nhiễm, dù nhỏ nhưng người đó vẫn phải chịu trách nhiệm về
việc gây ô nhiễm của mình. Qua suy nghĩ này, ta có thể hình thành 1 ý tưởng, mỗi
ngày, một người chỉ trả 1000 đồng cho việc gây ô nhiễm của mình, xét trên toàn nước
Việt Nam, mỗi ngày có thể có đến 80 triệu đồng (một số tiền không nhỏ) phí gây ô
nhiễm của mỗi người dân, số tiền này được sử dụng cho việc quản lý và xử lý CTR.
Nều thực hiện được vần đề này, xem như chúng ta giải ngân được cho vấn đề đầu ra.
Để thưc hiện tốt, cần có sự hỗ trợ về mặt chính sách Luật pháp của Nhà nước cũng
như sự tự giác của người dân.
8. Phát triển và quản lý dịch vụ thu gom rác tư nhân, tạo động lực cạnh tranh
với các doanh nghiệp Nhà nước.
Thúc đẩy mối quan hệ giữa Chính phủ, tư nhân và các tổ chức phi Chính phủ,

vận động người dân, cộng đồng, đặc biệt là lực lượng thiếu niên, thanh niên tại từng
địa phương tham gia những ngày hội trồng cây (Tết trồng cây theo lời kêu gọi của
Bác Hồ,…), làm sạch đường phố, địa phương cư trú.
9. Ở cấp quốc gia, thực hiện bốn nguyên tắc trong quản lý rác
i. Nếu có thể, hãy tránh việc sản sinh ra chất thải.
ii. Khi không tránh được việc sản sinh ra chất thải, nếu có thể hãy tái chế chúng.
iii. Nếu chất thải không thể tái chế để làm các vật liệu khác, hãy thu hồi năng lượng
chứa trong chúng.
iv. Khi các bước trên không thể tíến hành được, hãy sử dụng biện pháp tốt nhất để
thải bỏ chúng.
Bên cạnh đó,

Xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh. Trong đó, một số vấn đề quan trọng
cần được quan tâm và xây dựng cụ thể.

Tạo sự công bằng trong cạnh tranh giữa Nhà nước và tư nhân.

Xử lý nghiêm khắc, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Hỗ trợ về giá, thuế, các dịch vụ với các hàng hóa có nhãn sinh thái.

Thành lập đội tình nguyện viên môi trường, hay ở mức độ là cảnh sát môi
trường (được sự bảo hộ của pháp luật). Lực lượng này sẽ góp phần giữ sạch sẽ môi
trường (mô hình cảnh sát môi trường đã được áp dụng tại TP.HCM).

9
Solid

waste




Part

of

life
Bayer
-
Young

Environ
ment

Envoy

10. Phát triển khái niệm năng suất xanh trong cộng đồng

Khái niệm Năng suấ

t xanh
Hình 2: Mô hình năng suất xanh
Khái niệm Năng suất xanh (NSX) được
đưa ra bởi Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) vào
năm 1994, hướng từ sự tổng hợp của hai
chiến lược quan trọng là nâng cao năng suất
và bảo vệ môi trường. Năng suất xanh kết hợp
việc ứng dụng rất nhiều công nghệ khác nhau,
bao gồm phòng tránh phát thải và chất thải, bảo
toàn năng lượng, kiểm soát ô nhiễm và hệ

thống quản lý môi trường. Ðây là một
phương pháp kết hợp giữa các biện pháp
tăng năng suất với các kỹ thuật quản lý môi
trường nhằm tạo ra sản phẩm
hoặc dịch vụ hài hoà với môi trường để tăng năng suất mà không làm ô nhiễm môi
trường. NSX có thể được áp dụng cho không chỉ trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch
vụ mà cho cả ngành công nghiệp.
Năng suất xanh khuyến khích sử dụng biện pháp ôn hòa để bảo vệ môi trường.
Như các phương pháp xử lý được đề cập, hầu hết là phương pháp cuối đường ống.
Nhưng thật ra, phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường là giảm thiểu tối đa
việc phát sinh chất thải, năng suất xanh là một trong những biện pháp đó.
III. KẾT LUẬN:
Rác, một phần của cuộc sống. Nhưng, ngày nay, rác không chỉ đi ra từ cuộc
sống, mà còn quay lại, đi vào cuộc sống, cùng con người xây dựng một thế giới mới,
thế giới không rác thải. Đó mới thật sự mang ý nghĩa là một phần tất yếu của cuộc
sống. Rác không phải là đồ bỏ đi nếu chúng con người biết đặt nó đúng vị trí. Nếu
được đặt đúng vị trí và được nhìn nhận vai trò một cách khách quan, rác sẽ mang lại
nguồn lợi vô cùng lớn cho con người. Dân tộc Việt Nam cần cù, người Việt Nam
thông minh, tin rằng, một ngày mai, những người trẻ Việt Nam sẽ xây dựng đất nước
tươi đẹp này trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh, phát triển. Bên cạnh đó sẽ
là một Việt Nam rất xanh và rất sạch cùng bè bạn năm châu.
Xin chân thành cám ơn công ty Bayer đã tổ chức nên cuộc thi này để chúng tôi,
những người trẻ Việt Nam, có một diễn đàn giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nắm tay
nhau đi xây dựng hành trình xanh cho đất nước Việt Nam.
Tài li
ệu

tham

khảo

1. ThS. Dương Thị Thành – Giáo trình Môi trường đại cương – Khoa
Môi trường, Đại học Bách khoa TPHCM.
2. ThS. Châu Đoan Trúc – Giáo trình Kinh tế môi trường – Khoa Môi trường,
Đại học Bách khoa TPHCM.
3. Kỷ yếu Hội thảo quản lý Chất thải rắn TPHCM, Tuần lễ Khoa học Công
nghệ và Giáo dục Đại học 2002, ngày 11.10.2002.
4. Website Trung tâm Năng suất Việt Nam

10
Solid

waste



Part

of

life
Bayer
-
Young

Environ
ment

Envoy

5. GS.TS Nguyễn Lân Dũng – Biến rác thành hàng hóa –



×