Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

thuyết trình môn công nghệ sinh học môi trường đề tài xử lý chất thải các lò mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.54 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI
TRƯỜNG
MÔN : CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
GVHD: VƯU NGỌC DUNG.
Sinh viên thực hiện: LỚP: 09MT112- NHÓM 3.
1.NGUYỄN ĐỨC HẠNH. 5. NGUYỄN THỊ HƯƠNG.
2.LÂM HỮU HẬU. 6.TRẦN THỊ HƯƠNG.
3.NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HIỀN. 7.PHẠM THỊ HƯỜNG.
4.NGUYỄN VĂN HOÀNG
Nội dung chính
Giới thiệu.
2
3
4
2
2
3
4
Chất thải tại các lò mổ và thành phần của chúng.
1
Đề xuất xử lí chất thải bằng công nghệ biogas.
4
5
6
Các quá trình vi sinh trong bể kỵ khí.
Ưu, nhược điểm của công nghệ biogas.
Kết luận.
1.Giới thiệu.

Trước nhu cầu đòi hỏi của xã hội, nhiều lò giết mổ gia súc quy mô vừa và lớn đã hình thành. Tuy nhiên,


quá trình giết mổ gia súc gia tăng sẽ dẫn đến tình trạng môi trường ngày càng ô nhiễm, nếu không kiểm
soát chặt chẽ và xử lý đúng đắn sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các thành phần môi trường không
khí, đất, nước và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người.

Do đó, việc khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở giết mổ cần phải xây dựng một hệ thống xử lý nước thải
trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là việc làm cần thiết. Vì vậy, việc tính toán, thiết kế để lò giết mổ vừa
tồn tại, vừa xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn là rất quan trọng.
2.Chất thải tại các lò mổ và thành phần của chúng.

Sản phẩm của các lò giết mổ động vật gồm có thịt, mỡ và các sản phẩm chế biến từ các nguyên liệu thô,
một số phụ phẩm xương (chiếm 30%-40%), nội tạng, da, lông của các gia súc, gia cầm.

Đặc thù của nước thải giết mổ rất giàu chất hữu cơ (protein, lipit, các axít amin, peptit, các axít hữu
cơ). Ngoài ra còn có thể có xương, thịt vụn, mỡ thừa, lông, móng, vi sinh vật. Nồng độ các chất ô nhiễm
hữu cơ BOD5 tới 7000 mg/l và COD tới 9400 mg/l. Do nước của các lò mổ rất giàu chất hữu cơ nên xử
lý bằng phương pháp kỵ khí là thích hợp nhất, vì chất thải hữu cơ rất dễ phân hủy sinh học và đem lại
cho chúng ta một nguồn năng lượng rất lớn ( khí biogas).
3. Đề xuất xử lí chất thải bằng công nghệ biogas.
3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải bằng công nghệ biogas.
2.Hầm ủ HDPE.
1. Hầm ủ composite
3. Đề xuất xử lí chất thải bằng công nghệ biogas.
3.2 Thuyết minh công nghệ xử lý chất thải bằng công nghệ
biogas.

Công nghệ biogas dựa vào nguyên lí hoạt động của vi sinh vật kỵ khí. Trong điều kiện không có oxi các vi
sinh vật phân hủy chất hữu cơ biến thành năng lượng hoạt động và khí mê tan. Hỗn hợp khí CH4 (Metan) ,
hidrosunfur (H2S), NOx, CO2….tạo thành khí biogas.

Hiệu suất xử lý BOD đạt khoảng 60%, do đó cần xử lý giai đoạn hai để đạt tiêu chuẩn về môi trường.


Thông thường cứ khoảng 1m
3
khối thể tích ủ sẽ sinh ra ½ m
3
biogas.
3. Đề xuất xử lí chất thải bằng công nghệ biogas.
3.2 Thuyết minh công nghệ xử lý chất thải bằng công nghệ
biogas.

Nước thải sau khi qua hệ thống biogas sẽ chảy qua hệ thống lọc thô nhằm làm trong nước trước khi thải
xuống ao sinh học. Căn từ bể lọc thô sẽ được dùng làm phân bón cho cây trồng. Sau thời gian sử dụng
( khoảng 1 năm) thì cặn trong hầm ủ nên được vét ra, nhằm trả lại thể tích phân hủy và làm nguồn phân
hữu cơ rất tốt. Ao sinh hoc chứa các loại thực vật thủy sinh như bèo, lục bình… sẽ hút các thành phần lơ
lửng trong nước biến thành sinh khối. Nước thải sau đó cần được khử trùng khi thải ra môi trường.

Chúng ta cũng cần bổ sung hệ thống hiếu khí phía sau công trình biogas vì như thế nước thải ra sẽ đạt
tiêu chuẩn về môi trường.
4. Các quá trình vi sinh trong hầm ủ.
4.1 Các vi sinh vật trong hầm ủ.

Nhóm vi khuẩn biến dưỡng cellulose:

Những vi khuẩn này đều có enzym cellulosase và nằm rải rác trong các họ khác nhau, hầu hết các trực
trùng, có bào tử . Theo A.R.Prevot, chúng có mặt trong các họ: Clostridium, Plectridium, Caduceus,
Endosponus, Terminosponus.


Chúng phân hủy các chất hữu cơ phân thành các axit hữu cơ, CO2, H2 và các sản phẩm khoáng hóa
khác dưới tác dụng của enzym cellulosase:


4. Các quá trình vi sinh trong hầm ủ.

Nhóm vi khuẩn sinh khí metan:

Nhóm này rất chuyên biệt và đã được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi W.E.Balch và cộng tác viên ở USA
(1997), được xếp hạng thành 3 bộ (Order), 4 họ (Family), 17 loài (Genus).

Mỗi loài vi khuẩn metan chỉ có thể sử dụng một số chất nhất định. Do đó việc lên men kỵ khí bắt buộc
phải sử dụng nhiều loài vi khuẩn metan. Có như vậy quá trình lên men mới đảm bảo triệt để.

Điều kiện cho các vi khuẩn metan phát triển mạnh là phải có lượng CO2 đầy đủ trong môi trường, có
nguồn nitơ (khoảng 3,5 mg/g bùn lắng), tỷ lệ C/N = 1:20 tốt nhất là cung cấp nitơ từ cacbonnat amon,
clorua amon.
4. Các quá trình vi sinh trong hầm ủ.
4.2 Quá trình này được phân chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Các chất hữu cơ phân hủy thành các axit hữu cơ, CO2, H2 và các sản phẩm khoáng hóa
khác dưới tác dụng của enzym cellulosase:

CxHyOzNt (các chất hữu cơ) → các axit hữu cơ, CO2, H2.
4. Các quá trình vi sinh trong hầm ủ.
4.2 Quá trình này được phân chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 2: Các axit hữu cơ, CO2, H2 tiếp tục bị tác động bởi các vi khuẩn metan.

CO2 + 4H2 → CH4 + 2H2O


CO + 3H2 → CH4 + H2O

4CO + 2H2 → CH4 + 3CO2

4HCOOH → CH4 + 3CO2 + 3H2O

4CH3OH → 3CH4 + 2H2O + CO2

CH3COOH → CH4 + H2O
4. Các quá trình vi sinh trong hầm ủ.
4.2 Quá trình này được phân chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 2: Như vậy biogas được hình thành trong môi trường kỵ khí dưới tác dụng của enzym
cellulosase và nhóm vi khuẩn metan, trong đó vai trò của enzym cellulosase là phân hủy các chất hữu cơ
thành các chất có phân tử thấp hơn, các chất này nhờ nhóm vi khuẩn metan tác dụng với nhau tạo thành
khí metan có khả năng đốt cháy sinh năng lượng.
5.Ưu, nhược điểm của công nghệ biogas.
5.1 Ưu điểm.

Không mất chi phí vận hành.

Thu hồi được năng lượng (biogas).

Khả năng chịu tải cao.
5.Ưu, nhược điểm của công nghệ biogas.
5.2 Nhược điểm:

Xử lý chất thải bằng công nghệ biogas có chất lượng nước đầu ra không đạt QCVN 24:2009/BTNMT.

Vốn đầu tư ban đầu lớn.


Năng suất tạo khí chưa cao.

Khó lấy các chất thải sau khi xử lý.

Thời gian xử lý dài.
6. Kết luận.

Như chúng ta đã biết thì hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng thì vấn đề ô nhiễm
trong các lò mổ đang là một trong những mối quan tâm hiện nay nó trở thành vấn đề cấp bách mang
tính chất xã hội, nhà nước và của cộng đồng.

Trên đây là một đề xuất về việc sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải của các lò mổ mà nhóm chúng
tôi đã thực hiện. Thấy được rằng việc sử dụng hầm ủ biogas không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà nó
còn giúp cho các lò mổ có thể tiết kiệm được nguồn nhiên liệu thông qua việc thu hồi khí gas. Vì vậy sử
dụng hầm biogas là một giải pháp hữu hiệu và vô cùng tiện ích.

×