Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Đánh Giá Công Tác Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Về Đất Đai Trên Địa Bàn Huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ Giai Đoạn 2014-2018.Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (757.19 KB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

NGUYỄN NGỌC QUANG

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên, năm 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

NGUYỄN NGỌC QUANG
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH TỈNH PHÚ THỌ
GIAI ĐOẠN 2014 – 2018

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 8.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐẶNG VĂN MINH

Thái Nguyên, năm 2020



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học, pháp lý của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo .......................5

1.1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 5
1.1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 21
1.2. Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam .................................. 22
1.2.1. Tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo ............ 22
1.2.2. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực hành chính ........... 24
1.3. Những nghiên cứu về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai .................. 24
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................32

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 32
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất của huyện
Phù Ninh .......................................................................................................... 32
2.3.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của huyện
Phù Ninh .......................................................................................................... 32

2.3.3. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của
huyện Phù Ninh ............................................................................................... 33
2.3.4. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo liên
quan đến đất đai của huyện Phù Ninh ............................................................. 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................35

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng đất của
huyện Phù Ninh ............................................................................................... 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ii

3.2. Thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai của
huyện Phù Ninh ............................................................................................... 51
3.2.2. Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai .................. 52
3.2.5. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ..................................... 60
3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai ...... 75
3.4.1. Về công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện pháp luật ......................... 75
3.4.2. Về công tác tổ chức – cán bộ ................................................................ 76
3.4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ......................................................... 77
3.4.4. Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm ................................................... 77
3.3.5. Nâng cao nhận thức của người dân nói chung và nhận thức của người
khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng .............................................................. 78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................79

1. Kết luận........................................................................................................ 79

2. Kiến nghị ..................................................................................................... 79
LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

Nxb

: Nhà xuất bản

TNMT

: Tài nguyên môi trường


UBND

: Uỷ ban nhân dân

VBQPPL

: Văn bản quy phạm pháp luật

PBGDPL

: Phổ biến giáo dục pháp luật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và gia tăng trên địa bàn huyện Phù Ninh giai đoạn
2014-2018........................................................................................................ 39
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Phù Ninh năm 2018 ............................. 40
Bảng 3.3. Tình hình lao động, việc làm của huyện Phù Ninh ........................ 41
giai đoạn 2014 – 2018 ..................................................................................... 41
Bảng 4.4. Diện tích đất đai của huyện Phù Ninh theo đơn vị hành chính năm
2018 ................................................................................................................. 43
Bảng 3.5. Biến động sử dụng đất của huyện Phù Ninh .................................. 44
từ ngày 01-01-2014 đến ngày 31-12-2018 ...................................................... 44

Bảng 3.6. Thực trạng đơn thư về đất đai tại huyện Phù Ninh giai đoạn 2014 –
2018 ................................................................................................................. 51
Bảng 3.7. Thực trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Phù Ninh
giai đoạn 2014 – 2018 ....................................................................................... 53
Bảng 3.8. Tình hình khiếu nại về đất đai tại huyện Phù Ninh giai đoạn 2014 –
2018 ................................................................................................................. 57
Bảng 3.9. Tình hình tố cáo liên quan đến đất đai tại huyện Phù Ninh giai đoạn
2014 – 2018 ...................................................................................................... 58
Bảng 3.10. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai tại
huyện Phù Ninh giai đoạn 2014– 2018 ............................................................. 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là cơ sở, nền tảng cho sự hình
thành, tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc; là nơi cư ngụ, sinh tồn
và phát triển của con người từ khi xuất hiện; đất đai là trung tâm của các mối
quan hệ xã hội xong cũng từ đất đai đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa
con người với con người, giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia, dân tộc
với nhau. Mỗi con người khi sinh ra đều phải cần đến đất làm nơi ở, làm cơ
sở, tư liệu phát triển kinh tế phục vụ đời sống và khi chết đi lại trở về trong
lòng đất. Ngày nay với sự phát triển của dân số thế giới và sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế, đất đai càng trở nên quan trọng đối với mỗi
quốc gia, dân tộc và mỗi con người nó ln gắn với cuộc sống, với lao động

của con người nên có vai trị hết sức to lớn trong đời sống xã hội. Xong đất
đai chỉ phát huy tác dụng dưới sự tác động tích cực, thường xuyên của con người.
Nhận thức được tầm quan trọng của đất đai đối với sự phát triển của cả
quốc gia nói chung và của mỗi người dân nói riêng, Đảng và Nhà nước ta
luôn coi trọng vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai, coi công tác quản lý đất
đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, vì những
tính chất đặc biệt và giá trị không thể thay thế của đất đai mà công tác quản
lý Nhà nước về đất đai của chúng ta hiện nay vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
Thực tế cho thấy, đất đai ln là vấn đề nóng bỏng, gây ra nhiều mâu
thuẫn, bức xúc trong nhân dân do những bất cập trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai gây ra, đặc biệt là trong những năm gần đây. Trong thực tế
hiện nay cịn khơng ít các địa phương, đơn vị buông lỏng công tác quản lý
đất đai, một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà
nước về đất đai chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình. Việc thực hiện
pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ công chức và của người sử dụng
đất chưa tốt do vậy đã để xảy ra nhiều vi phạm trong công tác quản lý, sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

dụng đất như: sử dụng đất khơng đúng mục đích được giao; lấn, chiếm đất
đai; chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái phép; giao đất, cho thuê đất
không đúng thẩm quyền, … dẫn đến các tranh chấp về quyền sử dụng đất,
tranh chấp liên quan đến đất đai; khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai ngày
càng nhiều và phức tạp. Ở nhiều địa phương, do lượng đơn thư nhiều, chính
quyền khơng quan tâm giải quyết triệt để, khơng bố trí đủ nhân lực thực hiện
cơng tác giải quyết đơn thư hoặc do năng lực của một bộ phận cán bộ chuyên

môn chưa đáp ứng yêu cầu công tác giải quyết đơn thư đã dẫn đến việc giải
quyết đơn thư kéo dài, tồn đọng đơn đã gây nên những bức xúc trong nhân
dân, tạo thành các điểm nóng gây mất an ninh trật tự tác động xấu đến mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội của địa phương, làm giảm niềm tin của
nhân dân đối với chính quyền trong việc thực hiện pháp luật và làm giảm vai
trị của chính quyền trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Huyện Phù Ninh là một huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc của tỉnh
Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Việt Trì 15km và cách thị xã Phú Thọ
12km. Phù Ninh là cửa ngõ phía Bắc của thành phố Việt Trì, có đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai, quốc lộ 2 và các tuyến đường tỉnh lộ đi qua. Vị trí của
huyện có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng
thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút vốn đầu tư, trong những năm gần đây
cùng với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa của cả nước nói chung, tỉnh
Phú Thọ nói riêng, huyện Phù Ninh cũng là một vùng trọng điểm của tỉnh Phú
Thọ. Xong cũng từ các nguyên nhân trên đã dẫn đến lượng đơn thư khiếu nại,
Tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện khá cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự phân công của Khoa Sau đại học,
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự hướng dẫn tận tình của
Giáo sư Tiến sỹ Đặng Văn Minh, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư Khiếu nại, Tố cáo về
đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3

2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá thực trạng công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về

đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018
- Đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác giải quyết đơn thư
khiếu nại, tố cáo.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao
hiệu quả công tác, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đẩt đai thực hiện
trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm vững các quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật Khiếu nại
năm 2011, Luật Tố cáo năm 2011; các văn bản hướng dẫn thi hành các luật
trên và các văn bản pháp luật khác có liên, vận dụng chính xác các quy định
trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Khi đưa ra số liệu phải chính xác, trung thực, khách quan và có nguồn.
- Nêu rõ các biện pháp khắc phục cụ thể, đưa ra kiến nghị và đề xuất phải
có tính khả thi, phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của
địa phương.
- Tổng hợp được kết quả giải quyết đơn thư Khiếu nại, tố cáo về đất đai
trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
Góp phần làm sáng tỏ các quan điểm và cơ sở lý luận về công tác giải
quyết đơn thư Khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh
Phú Thọ

- Ý nghĩa trong thực tiễn:
+ Đánh giá thực trạng và những kết quả trong công tác tiếp dân, xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2014 – 2018.
+ Đề xuất các phương án tối ưu nhất trong công tác tiếp dân, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ,
từ đó giúp Chủ tịch UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc huyện và
đặc biệt những người đang được giao trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo
về đất đai của địa phương vận dụng để nâng cao chất lượng giải quyết khiếu
nại, tố cáo về đất đai, góp phần ổn định chính trị và tình hình xã hội của địa phương.
+ Giúp người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai
theo đúng quy định của pháp luật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học, pháp lý của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.1.1. Cơ sở khoa học
- Khái niệm khiếu nại
Theo khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011 thì Khiếu nại là việc
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này
quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết
định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ
luật cán bộ, cơng chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là

trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại: Được quy định từ Điều 17 đến
Điều 26 của Luật Khiếu nại năm 2011;
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, thị trấn và Thủ
trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, huyện thuộc tỉnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
huyện trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn
khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




6

* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương:
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Giải

quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng
còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
* Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình. Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành
chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám
đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc
khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết
tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc
phạm vi quản lý của mình.
* Thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang
bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ:
Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan
thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ) có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính
của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
* Thẩm quyền của Bộ trưởng:
Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của mình, của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Giải
quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7

Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc
khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết

khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nhà
nước của bộ, ngành đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại
lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết. Giải quyết tranh chấp về
thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý của mình.
* Thẩm quyền của Tổng thanh tra Chính phủ:
Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân,
cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc kiến nghị người có
thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách
nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
* Thẩm quyền của Chánh thanh tra các cấp:
Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra,
xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao. Giúp thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ
quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan,
tổ chức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN





8

nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm,
xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm.
* Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Lãnh đạo cơng tác giải quyết khiếu nại của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp. Xử lý các kiến nghị của
Tổng thanh tra Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này. Chỉ
đạo, xử lý tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ khiếu nại: Theo Điều 12
và Điều 13 của Luật Khiếu nại năm 2011:
- Khái niệm khiếu nại về đất đai
Có thể hiểu khiếu nại về đất đai là việc công dân, cơ quan, tổ chức theo
quy định của Luật Khiếu nại và Luật Đất đai đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính hay
hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai khi có căn cứ cho rằng
quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp về đất đai của mình.
- Giải quyết khiếu nại về đất đai
Việc giải quyết khiếu nại về đất đai theo quy định tại Điều 204 Luật Đất
đai năm 2013. Cũng như việc giải quyết khiếu nại nói chung, giải quyết khiếu
nại về đất đai là hoạt động xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của
người có thẩm quyền đối với việc khiếu nại các quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong việc quản lý đất
đai. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng
đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành
chính về quản lý đất đai.

- Trình tự giải quyết khiếu nại: Theo Khoản 1 Điều 204 Luật Đất đai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




9

năm 2013 thì trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính,
hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu
nại. Cụ thể:
Thụ lý giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp
được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại năm 2011, người có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn
bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển
khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không
thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: không quá 30 ngày, kể từ ngày
thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn
nhưng khơng q 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó
khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý;
đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng
khơng q 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Xác minh nội dung khiếu nại:
* Trong thời hạn quy định tại Điều 28 của Luật Khiếu nại năm 2011,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của
người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra
quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

+ Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến
hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại hoặc giao cơ quan thanh tra nhà
nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm (sau đây gọi
chung là người có trách nhiệm xác minh) xác minh nội dung khiếu nại, kiến
nghị giải quyết khiếu nại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




10

* Việc xác minh phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời thơng
qua các hình thức sau đây:
+ Kiểm tra, xác minh trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại;
+ Kiểm tra, xác minh thông qua các tài liệu, chứng cứ mà người khiếu
nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp;
+ Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
* Người có trách nhiệm xác minh có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu và chứng cứ về nội dung
khiếu nại;
+ Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan giải trình bằng văn bản về nội dung liên quan khiếu nại;
+ Triệu tập người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan;
+ Trưng cầu giám định;
+ Tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác minh khác theo quy định của
pháp luật;

+ Báo cáo kết quả xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết
quả xác minh.
* Báo cáo kết quả xác minh gồm các nội dung sau đây:
+ Đối tượng xác minh; Thời gian tiến hành xác minh; Người tiến hành
xác minh; Nội dung xác minh; Kết quả xác minh; Kết luận và kiến nghị nội
dung giải quyết khiếu nại.
* Tổ chức đối thoại:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người
khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người
giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại,
người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11

để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải
quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ.
Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
- Khái niệm tố cáo
Theo quy định tại khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo năm 2011 thì Tố cáo là
việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ
chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức.
- Thẩm quyền giải quyết tố cáo
+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo được xác định trên nguyên tắc sau:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công

vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do
người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó
giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ
quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ,
công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công
vụ của cán bộ, cơng chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12

+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ trong cơ quan hành chính
nhà nước:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, cơng chức do mình quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, huyện thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp

luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chun
mơn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổ
nhiệm, quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
huyện trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người đứng đầu, cấp
phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn trực thuộc cơ quan mình và cán
bộ, cơng chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện trực thuộc trung ương (sau đây
gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cán bộ, cơng chức do
mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản
lý cán bộ, cơng chức có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp
luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của
người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục, Cục và cấp tương đương, cán bộ,
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




13

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết tố
cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc

cơ quan ngang Bộ và cán bộ, cơng chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng,
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, cơng chức trong cơ quan khác của
Nhà nước:
Chánh án Tịa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các
cấp có thẩm quyền:
Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm
vụ, công vụ của cơng chức do mình quản lý trực tiếp. Giải quyết tố cáo hành
vi vi phạm pháp luật trong thực việc hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Chánh án,
Phó Chánh án Tịa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
Tổng Kiểm tốn Nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của Kiểm tốn
trưởng, Phó Kiểm tốn trưởng Kiểm tốn Nhà nước chun ngành, Kiểm tốn
Nhà nước khu vực và cơng chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chun ngành, Kiểm tốn Nhà
nước khu vực có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật
trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơng chức do mình bổ nhiệm,
quản lý trực tiếp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




14


Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền giải quyết
tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của
công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với cán bộ là đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ do mình
quản lý.
+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ của viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập:
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp cơng lập có thẩm quyền giải quyết tố
cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của viên
chức do mình tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp cơng
lập có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong
việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức quản lý do mình bổ nhiệm.
+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc
thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội
Người đứng đầu cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực
hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý trực tiếp.
+ Thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người được
giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức, viên chức:
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người được giao thực
hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, cơng chức, viên chức có
thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đó trong
việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN






×