Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

HÀNH LANG KINH TẾ VIỆT TRUNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.85 KB, 110 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
HÀNH LANG KINH TẾ VIỆT TRUNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
TỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG CỦA VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên
Lớp
Khóa
Giáo viên hướng dẫn
: Nguyễn Thị Thu Huyền
: Pháp 3
: 42
: TS. Bùi Thị Lý
Hà Nội, tháng 11 / 2007
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
L I M UỜ ỞĐẦ 6
CH NG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI NƯƠ Ể
HÀNH LANG KINH T VI T – TRUNGẾ Ệ 9
I. M t s v n lý lu n v H nh lang kinh tộ ố ấ đề ậ ề à ế 9
1. Khái ni m v h nh lang kinh tệ ề à ế 9
2. Tính t t y u c a vi c hình th nh H nh lang kinh tấ ế ủ ệ à à ế 10
3. Vai trò c a H nh lang kinh t i v i ho t ng th ng m i trong b i c nhủ à ếđố ớ ạ độ ươ ạ ố ả
to n c u hóaà ầ 12
II. S hình th nh v phát tri n H nh lang kinh t Vi t – Trungự à à ể à ế ệ 15
1. S hình th nh H nh lang kinh t Vi t Trungự à à ế ệ 15
2. M c tiêu c a vi c hình th nh H nh lang kinh t Vi t - Trungụ ủ ệ à à ế ệ 15
3. Nh ng nhân t thúc y vi c hình th nh H nh lang kinh t Vi t Trungữ ố đẩ ệ à à ế ệ 16
4. N i dung v tình hình tri n khai h p tácộ à ể ợ 25


CH NG II: NH H NG C A HÀNH LANG KINH TƯƠ Ả ƯỞ Ủ Ế 28
VI T - TRUNG T I HO T NG NGO I TH NG C A VI T NAMỆ Ớ Ạ ĐỘ Ạ ƯƠ Ủ Ệ 28
I. nh h ng c a H nh lang kinh t Côn Minh – L o Cai – H N i – H iẢ ưở ủ à ế à à ộ ả
Phòng – Qu ng Ninh n ho t ng ngô i th ng c a Vi t Namả đế ạ độ ạ ươ ủ ệ 28
1.1. T ng quan tình hình phát tri n kinh t – xã h i c a các t nh trên H nhổ ể ế ộ ủ ỉ à
lang kinh t Côn Minh – L o Cai – H N i – H i Phòng – Qu ng Ninhế à à ộ ả ả
28
II. nh h ng c a H nh lang kinh t Nam Ninh – L ng S n – H N i – H iẢ ưở ủ à ế ạ ơ à ộ ả
Phòng – Qu ng Ninh t i ho t ng ngo i th ng c a Vi t Namả ớ ạ độ ạ ươ ủ ệ 46
2.1. T ng quan tình hình phát tri n kinh t – xã h i c a các t nh trên H nhổ ể ế ộ ủ ỉ à
lang kinh t Nam Ninh – L ng S n – H N i – H i Phòng – Qu ng Ninhế ạ ơ à ộ ả ả
46
2.2. nh h ng c a H nh lang kinh t Nam Ninh – H N i – H i Phòng –Ả ưở ủ à ế à ộ ả
Qu ng Ninh t i ho t ng ngo i th ng c a Vi t Namả ớ ạ độ ạ ươ ủ ệ 51
III. ánh giá chungĐ 59
3.1. ánh giá nh h ng c a H nh lang kinh t Vi t – Trung t i ho t ngĐ ả ưở ủ à ế ệ ớ ạ độ
ngo i th ng c a Vi t Namạ ươ ủ ệ 59
3.1.1. Nh ng th nh t u t cữ à ự đạ đượ 59
3.1.2. T n t i, h n chồ ạ ạ ế 68
3.2. D báo tri n v ng phát tri n c a H nh lang kinh t Vi t – Trung i v iự ể ọ ể ủ à ế ệ đố ớ
s phát tri n c a quan h th ng m i Vi t Nam – Trung Qu cự ể ủ ệ ươ ạ ệ ố 71
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
2
Khóa luận tốt nghiệp
CH NG III: PH NG H NG VÀ M T S GI I PHÁP PHÁT HUY VAIƯƠ ƯƠ ƯỚ Ộ Ố Ả
TRÒ C A HÀNH LANG KINH T VI T – TRUNG I V I HO T NGỦ Ế Ệ ĐỐ Ớ Ạ ĐỘ
NGO I TH NG C A VI T NAMẠ ƯƠ Ủ Ệ 73
I. Ph ng h ng nh m phát huy vai trò c a H nh lang kinh t Vi t – Trungươ ướ ằ ủ à ế ệ
i v i ho t ng ngo i th ng c a Vi t Namđố ớ ạ độ ạ ươ ủ ệ 73

II. M t s gi i pháp ch y uộ ố ả ủ ế 75
1. Nhóm gi i pháp v môả ĩ 75
1.1. T o h nh lang pháp lý cho ho t ng xu t kh u h ng hóa c a Vi t Namạ à ạ độ ấ ẩ à ủ ệ
trên H nh lang kinh t Vi t - Trungà ế ệ 75
1.2. y m nh h p tác u t g n v i th ng m iĐẩ ạ ợ đầ ư ắ ớ ươ ạ 80
1.3. Chú tr ng công tác xúc ti n th ng m iọ ế ươ ạ 81
1.4. T ng c ng công tác ch ng buôn l u v gian l n th ng m iă ườ ố ậ à ậ ươ ạ 83
1.5. Các gi i pháp khácả 86
2. Nhóm gi i pháp vi môả 88
2.1. y m nh ho t ng buôn bán chính ng ch v ch ng h n trong ho tĐẩ ạ ạ độ ạ à ủ độ ơ ạ
ng kinh doanhđộ 88
2.2. a d ng hóa các ph ng th c ho t ng th ng m iĐ ạ ươ ứ ạ độ ươ ạ 92
2.4. Nâng cao s c c nh tranh c a h ng hoá, d ch v trong trao i gi a haiứ ạ ủ à ị ụ đổ ữ
bên 95
2.5. Xây d ng kênh phân ph i cho h ng xu t kh uự ố à ấ ẩ 96
2.6. i m i nh n th c v liên k t l i t o l i th c nh tranh t ng l cĐổ ớ ậ ứ à ế ạ để ạ ợ ế ạ ổ ự 97
K T LU NẾ Ậ 99
TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 101
PH L C 1Ụ Ụ 103
DANH M C CÁC M T HÀNG XU T NH P KH U CH Y UỤ Ặ Ấ Ậ Ẩ Ủ Ế 103
GI A VI T NAM V I T NH VÂN NAM TH I K 2003 - 2005Ữ Ệ Ớ Ỉ Ờ Ỳ 103
PH L C 2Ụ Ụ 106
CÁC M T HÀNG XU T NH P KH U CH Y U GI AẶ Ấ Ậ Ẩ Ủ Ế Ữ 106
VI T NAM V I T NH QU NG TÂY TH I K 2003 - 2005Ệ Ớ Ỉ Ả Ờ Ỳ 106
PH L C 3Ụ Ụ 110
CH NG TRÌNH THU HO CH S M S C TH C HI N KHÔNGƯƠ Ạ Ớ Ẽ ĐƯỢ Ự Ệ
MU N H N NGÀY 1/1/2004 NH SAU:Ộ Ơ Ư 110
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
3

Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
4
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của các tỉnh và thành phố thuộc khu
vực Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, thời kỳ 1995-2000
Bảng 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Vân Nam thời kỳ
2001–2006
Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Vân Nam thời kỳ
1996-2006
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của các tỉnh và thành phố thuộc khu
vực Hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh, thời kỳ 1995-2000
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Quảng Tây thời kỳ
2001-2006
Bảng 6: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam – Quảng Tây thời kỳ
1996-2006
Bảng 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân
Nam và Quảng Tây thời kỳ 2001-2006
Bảng 8: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với hai tỉnh Vân
Nam và Quảng Tây thời kỳ 1996-2006.
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
5
Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Đặc trưng chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu

vực là xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau
trên phạm vi toàn cầu, việc xây dựng rộng rãi khu mậu dịch tự do là một biểu
hiện quan trọng đó. Hiện nay khu vực mậu dịch tự do có ảnh hưởng nhất trên
phạm vi toàn cầu là khu vực mậu dịch tự do EU, Bắc Mỹ và khu vực mậu
dịch tự do Trung Quốc – ASEAN. Đồng thời hợp tác kinh tế tiểu vùng cũng
phát triển nhanh chóng, tại Châu Á và khu vực Đông Nam Á, hợp tác kinh tế
ở mọi cấp độ không ngừng xuất hiện, ví dụ như hợp tác kinh tế tiểu vùng sông
Mêkông và hợp tác kinh tế khu vực Đông Nam Á mà các nước ASEAN và 3
nước Trung, Nhật, Hàn đang ấp ủ thực hiện… Toàn cầu hóa kinh tế, nhất thể
hóa kinh tế khu vực đã thúc đẩy các nước trên thế giới và trong các khu vực
cùng hợp tác, cùng phụ thuộc vào nhau và cùng hội nhập. Mối quan hệ kinh tế
giữa các khu vực, các quốc gia ngày càng mật thiết. Trong bối cảnh đó, xây
dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung là điều tất yếu, thuận theo xu thế phát
triển của kinh tế thế giới.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có quan hệ hữu
nghị truyền thống và hợp tác lâu đời. Cả hai quốc gia đều có sự quan tâm đặc
biệt tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại đáp ứng lợi ích của nhân dân hai
nước. Sự phát triển bền vững của quan hệ Trung Quốc – Việt Nam và quan hệ
Trung Quốc – ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên triển khai hợp
tác hữu nghị, cùng nhau xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung. Xây dựng
Hành lang kinh tế Việt – Trung là nhận thức chung quan trọng do Lãnh đạo
hai nước Việt Nam – Trung Quốc đạt được, nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phồn
vinh của khu vực biên giới của hai nước, từ đó thúc đẩy sự hợp tác kinh tế
thương mại của hai bên không ngừng phát triển.
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
6
Khóa luận tốt nghiệp
Phát triển hoạt động ngoại thương trên khu vực Hành lang kinh tế Việt –
Trung diễn ra trong bối cảnh các nước trong khu vực đang tăng cường hợp tác

toàn diện. Thánh 11/2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký Hiệp định khung về
xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Sự kiện
này sẽ có tác động nhiều mặt đối với phát triển kinh tế thương mại của các
nước trong khu vực nói chung và Hành lang kinh tế Việt –Trung nói riêng.
Phát triển Hành lang kinh tế trong điều kiện mới, vừa thúc đẩy việc thực hiện
sớm các cam kết của ACFTA vừa đẩy mạnh chính sự phát triển của Hành
lang này. Bởi vì, Hành lang kinh tế sẽ xóa bỏ những cản trở về mặt địa lý,
khai thông thương mại giữa các vùng liên quan do đó góp phần vào thành
công của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Ngược lại, khu vực
mậu dịch tự do được hình thành sẽ xóa bỏ những rào cản thương mại, tạo môi
trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động ngoại thương trên khu vực Hành lang
kinh tế.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu về “Hành lang kinh
tế Việt – Trung và ảnh hưởng của nó tới hoạt động ngoại thương của Việt
Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
hiện nay.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận tốt nghiệp
gồm 3 chương chính như sau:
- Chương 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển Hành lang
kinh tế Việt – Trung.
- Chương 2: Ảnh hưởng của Hành lang kinh tế Việt – Trung tới hoạt
động ngoại thương của Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
7
Khóa luận tốt nghiệp
- Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp phát huy vai trò của
Hành lang kinh tế Việt – Trung đối với hoạt động ngoại thương của
Việt Nam
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp

3/K42F
8
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ VIỆT – TRUNG
I. Một số vấn đề lý luận về Hành lang kinh tế
1. Khái niệm về hành lang kinh tế
Hành lang kinh tế (tên tiếng Anh: Economic corrider) là một tuyến nối
liền về mặt địa lý tự nhiên các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia
nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so
sánh của các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông
thuận lợi nhất đối với sự lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng
bên trong, cũng như các vùng cận kề với hành lang này.
Tuyến liên kết này được hình thành trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng
đa dạng có khả năng tạo ra sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, làm thay đổi
căn bản diện mạo kinh tế của một vùng nhất định thuộc một hoặc nhiều quốc
gia mà hành lang kinh tế đi qua, và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia đó.
Trên thực tế, thuật ngữ ‘hành lang kinh tế” được dùng chủ yếu để chỉ
một khu vực rộng lớn trải dài hai bên một tuyến giao thông huyết mạch
(đường cao tốc, đường sắt, đường thủy …) đã có hoặc chuẩn bị được xây
dựng. Tuyến đường trục này cho phép giao thông thuận tiện đến các điểm
đầu, điểm cuối và bên trong hành lang kinh tế đó, có vai trò đặc biệt quan
trọng để liên kết toàn khu vực và phát triển kinh tế dọc theo hành lang này.
Xét theo tính chất và mức độ hợp tác, liên kết kinh tế thì Hành lang
kinh tế thuộc một trong những loại hình thức hợp tác khu vực, nhưng theo cơ
chế ‘phi chính thức’, trong đó các vùng, địa phương thuộc các quốc gia khác
nhau cùng thúc đẩy tự do hóa thương mại và đầu tư trong một khu vực địa lý
gần kề được xác định. Thông thường, hợp tác khu vực này hay dựa trên các
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp

3/K42F
9
Khóa luận tốt nghiệp
thỏa thuận song phương giữa các nước tham gia và có sự quy hoạch không
gian cụ thể, nhất là trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.
2. Tính tất yếu của việc hình thành Hành lang kinh tế
Trong một vài thập niên gần đây, quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế
thế giới diễn ra hết sức mạnh mẽ, lôi cuốn các quốc gia vào các chương trình
hợp tác kinh tế mang tính khu vực và toàn cầu. Nhiều hình thức liên kết kinh
tế được sử dụng nhằm đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại, trước mắt
tạo ra những khu vực thị trường thống nhất trong từng phạm vi lãnh thổ nhất
định làm cơ sở để từng bước hình thành thị trường chung trên tòan thế giới.
Các hình thức liên kết kinh tế đó có thể là hình thức liên kết kinh tế toàn cầu,
liên kết kinh tế khu vực, liên kết kinh tế vùng hoặc tiểu vùng. Hình thức liên
kết kinh tế toàn cầu được hình thành trên những nguyên tắc thương mại đa
biên, gắn kết lợi ích của các quốc gia trong phát triển kinh tế và thương mại.
Hình thức này được chi phối bởi các nguyên tắc của các tổ chức kinh tế
thương mại như Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới
(WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),… Các khu vực cũng có nhiều hình thức hợp
tác kinh tế theo những mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và khả năng
của các quốc gia tham gia tổ chức, nhằm tạo nên sự phát triển kinh tế đồng
đều và ổn định, hợp lực để đối phó với những tác động bất thường của kinh tế
thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, rút ngắn khoảng cách phát triển so với
các khu vực, giải quyết các vấn đề xã hội như bảo vệ môi trường, xóa đói
giảm nghèo,… Chẳng hạn như Liên minh Châu Âu (EU), Khu vực mậu dịch
tự do Bắc Mỹ (NAFTA),… Ngoài ra còn có những mối liên kết kinh tế vùng,
lãnh thổ ở phạm vi hẹp hơn có thể là hợp tác của các của một số nước cùng
châu lục, tiểu vùng của một châu lục hoặc là sự liên kết giữa một vài quốc gia
hoặc một vùng lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác, ví dụ như Hợp
tác tiểu vùng sông Mêkông (GMS). Bên cạnh đó ở cấp độ quốc gia cũng hình

Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
10
Khóa luận tốt nghiệp
thành các mối liên kết kinh tế tạo ra các vùng tăng trưởng kinh tế (hay tam
giác kinh tế) trên cơ sở khai thác các thế mạnh tổng hợp của một khu vực gồm
các địa phương có những điều kiện phát triển kinh tế có thể bổ sung cho nhau,
tạo ra vùng tăng trưởng kinh tế cao, làm nòng cốt để thúc đẩy sự phát triển cả
các vùng lân cận hay một vùng, miền của một nước.
Khác với liên kết kinh tế quốc tế và khu vực (thường dựa trên các
nguyên tắc thống nhất do các bên tham gia cam kết thực hiện), các liên kết
tiểu vùng thường gắn với việc phát triển các khu vực tăng trưởng hay hành
lang kinh tế thông qua các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Có nhiều
loại hành lang kinh tế khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm địa lý và kinh tế –
xã hội của từng vùng, từng khu vực tạo thành hành lang kinh tế. Tuy nhiên,
trong mọi trường hợp, ở mọi dự án hành lang kinh tế, sự phân chia lãnh thổ
theo địa giới hành chính sẽ ít quan trọng hơn và tinh thần hợp tác với một
mục đích chung là yếu tố quan trọng, chiếm ưu thế và đóng vai trò thúc đẩy
sự phát triển của cả vùng thuộc hành lang kinh tế.
Sự phát triển của nhiều hình thức liên kết kinh tế cũng như các dự án
phát triển các tuyến hành lang kinh tế là một yêu cầu khách quan, chịu sự tác
động của các yếu tố sau đây:
- Trước hết quá trình liên kết kinh tế dưới mọi hình thức đều do tác
động của quá trình tòan cầu hóa kinh tế. Tự do hóa thương mại với việc dỡ bỏ
các rào cản thương mại, thuận lợi hóa đầu tư, khai thông các luồng vốn sẽ
giúp các quốc gia xây dựng các mối liên kết kinh tế để phát huy cao độ lợi thế
so sánh của mình để cùng nhau phát triển. Quá trình này cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện các dự án phát triển hành lang kinh tế ở những
khu vực kém phát triển nhờ có được những điều kiện quốc tế thuận lợi cho
việc xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông, mạng lưới viễn thông, hệ thống

ngân hàng, cung cấp điện nước, bến cảng…
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
11
Khóa luận tốt nghiệp
- Sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế là yêu cầu
khách quan nội tại của các nước có chung đường biên giới, đặc biệt là những
vùng biên giới có trình độ phát triển thấp, nhằm tận dụng những lợi thế của
vùng để hợp tác đẩy nhanh tốc độ phát triển, thực hiện giảm tỷ lệ đói nghèo,
tạo các điều kiện để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của quốc gia và
quốc tế.
- Sự phát triển hành lang kinh tế còn là mối quan tâm của các tổ chức
kinh tế thương mại khu vực nhằm tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các
nước tham gia tổ chức, tạo ra một môi trường thuận lợi để đẩy nhanh quá
trình tự do hóa thương mại, hợp lực để có thể cạnh tranh thương mại với các
tổ chức, khu vực khác.
- Tạo nên sự phát triển nhanh ở các khu vực biên giới của các quốc gia
kém phát triển còn là mối quan tâm của các tổ chức quốc tế như UNDP, WB,
IMF, ADB…thông qua các chương trình viện trợ nhân đạo, giảm đói nghèo ở
các nước kém phát triển.
3. Vai trò của Hành lang kinh tế đối với hoạt động thương mại trong bối
cảnh toàn cầu hóa
Hành lang kinh tế được xây dựng nhằm phát triển một hoặc một số lĩnh
vực kinh tế xã hội nhất định. Do vậy, căn cứ vào mục đích xây dựng hành
lang mà vai trò của chúng đối với các hoạt động kinh tế của chúng có thể khác
nhau. Tuy nhiên, dù hành lang kinh tế nhằm phát triển lĩnh vực nào đi chăng
nữa, vai trò của nó là tạo ra một tuyến huyết mạch để liên kết các vùng nhằm
đạt được mục đích tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy, hoạt động của hành lang
kinh tế sẽ thúc đẩy phát triển thương mại, trao đổi hàng hóa. Cụ thể:
- Vai trò quan trọng nhất của hành lang kinh tế là thúc đẩy sự phát triển

của các vùng nhất định, có thể là một hoặc một số lĩnh vực kinh tế nào đó mà
việc xây dựng hành lang tạo điều kiện cho chúng phát triển như: du lịch, công
nghiệp, thương mại,… Tuy nhiên dù tập trung vào mục đích phát triển của
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
12
Khóa luận tốt nghiệp
lĩnh vực nào đó của nền kinh tế thì vai trò của hành lang là tạo điều kiện phát
triển một vùng nhất định và nhiệm vụ căn bản của nó là tạo ra kết cấu hạ tầng.
Chính vì vậy hành lang kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy trao
đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế trong vùng cũng như giữa các vùng trên hành
lang kinh tế với các vùng khác và quốc tế.
- Việc xây dựng các tuyến hành lang tạo ra các mạch giao thông trên bộ
và trên cơ sở đó hình thành các cụm dân cư – cơ sở hình thành thị trường trao
đổi hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế hàng hóa. Và cũng chính các tuyến
giao thông trên hành lang sẽ liên kết các cụm dân cư tạo thành những khu vực
thị trường rộng lớn, thúc đẩy thương mại phát triển.
- Hành lang kinh tế tạo ra mối liên kết kinh tế của một vùng lãnh thổ nhất
định với các vùng khác, do vậy tạo điều kiện cho các vùng có hành lang kinh
tế đi qua mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại.
- Phát triển kết cấu hạ tầng, dịch vụ là một công việc quan trọng của
hành lang kinh tế, do vậy tạo điều kiện để giảm chi phí vận chuyển, đẩy
nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ do đó có tác dụng nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa dịch vụ và hiệu quả trao đổi thương mại.
- Hành lang kinh tế tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc thu hút đầu
tư, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ, đẩy mạnh phân công lao động xã
hội. Sự phát triển trên hành lang làm rút ngắn khoảng cách của vùng trên hành
lang và các vùng lân cận khác. Điều này sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự do
hóa thương mại, thúc đẩy trao đổi hàng hóa trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn.
Thông thường, những dự án tạo lập hành lang kinh tế chủ yếu dựa vào

giải pháp cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng có sử dụng những thành tựu khoa
học công nghệ mới nhất, đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế
thường đòi hỏi đầu tư khá lớn. Để thực hiện đòi hỏi đó phải có sự cam kết về
tài chính giữa các bên tham gia. Những dự án chỉ dựa chủ yếu vào việc phối
hợp chính sách giữa các bên thường có chi phí thấp hơn. Ngoài các chi phí
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
13
Khóa luận tốt nghiệp
đầu tư về tài chính, trong việc tạo lập các hành lang kinh tế còn phát sinh
những chi phí bổ sung về mặt văn hóa, xã hội và môi trường nếu các cộng
đồng dân cư dọc theo hành lang chưa được tính đến trong quá trình xây dựng
quy hoạch.
Mặt khác, các hành lang kinh tế có thể đem lại các nguồn lợi đáng kể cho
các cộng đồng tham gia. Các lợi ích này có thể mang tính ngắn hạn do có đầu
tư và cải thiện điều kiện kết cấu hạ tầng; và đó cũng có thể là những nguồn lợi
xét trên góc độ dài hạn thông qua những ưu thế có được trong kinh doanh và
phát triển các ngành dọc theo hành lang, mở rộng khả năng tiếp cận, giảm chi
phí cũng như thời gian vận tải do cơ sở hạ tầng được cải thiện. Cũng qua đó,
tăng thêm sự hấp dẫn thu hút đầu tư vào phát triển các ngành mới và các
ngành đã có dọc theo trục hành lang. Cuối cùng là thị trường liên kết khu vực
và bối cảnh kinh tế toàn cầu có thể đẩy các dự án hành lang kinh tế lên vị thế
hàng đầu. Việc phối hợp và hợp tác tốt giữa chính quyền các địa phương, khu
vực và Chính phủ các quốc gia sẽ đóng vai trò thúc đẩy cơ hội phát triển các
ngành dọc theo hành lang kinh tế.
Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể về mặt lợi ích của các dự án hành
lang kinh tế:
• Làm giảm chi phí lưu thông hàng hóa nội địa và xuất khẩu thông
qua việc hoàn thiện nâng cấp hệ thống hạ tầng theo trục và xung quanh
trục hành lang.

• Tạo điều kiện hình thành các cụm công nghiệp nhờ vào hiệu quả
kinh tế do quy mô, các liên kết về công nghệ từ khâu khai thác, chế biến
đến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
• Tạo ra cơ sở hạ tầng quan trọng cho các hoạt động kinh tế, thu hút
đầu tư mới và tăng tính hiệu quả các hoạt động đầu tư hiện có trong vùng
thông qua hệ thống chính sách phù hợp, cơ hội hình thành các công viên
công nghệ, các khu vực thương mại tự do…
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
14
Khóa luận tốt nghiệp
• Tạo việc làm thông qua sự chuyển dịch năng động lao động giữa
các vùng, cơ hội chuyên môn hóa và đào tạo kỹ năng lao động.
• Tạo ra các liên kết về kinh tế và xã hội, phát triển các cộng đồng
địa phương theo một mục tiêu chung mà vẫn giữu nguyên bản sắc của
từng cộng đồng dân cư.
II. Sự hình thành và phát triển Hành lang kinh tế Việt – Trung
1. Sự hình thành Hành lang kinh tế Việt Trung
Khái niệm “Hành lang kinh tế” thuộc hợp tác tiểu vùng sông Mêkông mở
rộng (GMS) được Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đưa ra tại Hội nghị
Bộ trưởng GMS lần thứ 8 tại Manila tháng 10 – 1998, trong đó có Hành lang
kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Đến tháng 5/2004, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của Thủ
tướng Việt Nam tới Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ
tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo lại đạt được nhất trí mới về triển khai đồng bộ
Hai hành lang kinh tế Việt – Trung bao gồm Hành lang kinh tế Nam Ninh –
Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Hành lang kinh tế Côn
Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Thỏa thuận mới này
được nhấn mạnh lại trong “Biên bản ghi nhớ về triển khai hợp tác Hai hành
lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung” được ký vào ngày 16 tháng 11 năm

2006 nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
2. Mục tiêu của việc hình thành Hành lang kinh tế Việt - Trung
Ở mức độ hẹp, mục tiêu của việc xây dựng hành lang kinh tế Việt –
Trung là tạo điều kiện cho các tỉnh, khu vực biên giới (nhất là về hạ tầng cơ
sở) để mở rộng một cách nhanh chóng trong quan hệ hợp tác thương mại và
đầu tư, khai thác tối đa những lợi thế sẵn có, bổ sung cho nhau trong hợp tác
kinh doanh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh một
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
15
Khóa luận tốt nghiệp
cách lành mạnh, củng cố tình hữu nghị, láng giềng giữa hai nước Việt –
Trung.
Ở tầm vĩ mô rộng lớn hơn, việc hình thành cơ chế hợp tác Hành lang
kinh tế Việt – Trung nhằm mục đích tạo ra một khu vực kinh tế năng động, có
khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Việc triển khai
cơ chế hợp tác trên còn góp phần thúc đẩy nhanh hơn các dự án thuộc
Chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS), xây dựng
ACFTA và phát triển “Khu Tam giác kinh tế Châu Giang mở rộng” của
Trung Quốc. Chính vì vậy, mục tiêu của việc phát triển Hành lang kinh tế
Việt – Trung không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy phát triển nội tại và củng cố
quan hệ song phương Việt – Trung, mà còn có ý nghĩa rộng lớn hơn trong
việc liên kết kinh tế khu vực, trước hết là ACFTA, củng cố môi trường hợp
tác, cùng phát triển trong hòa bình giữa các nước với nhau.
3. Những nhân tố thúc đẩy việc hình thành Hành lang kinh tế Việt Trung
3.1. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng phát triển
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị
và hợp tác Việt – Trung phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các
lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Đến nay, hai nước đã

ký 49 hiệp định và 25 văn kiện khác ở cấp Nhà nước, đặt cơ sở pháp lý cho
quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hành
không, đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu
hàng hóa và hành khách giữa hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa
phương ngày càng tăng, hằng năm hai bên trao đổi trên 100 đoàn ở cấp lãnh
đạo các Bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng, góp phần tăng cường
hiểu biết và mở rộng hợp tác giữa hai nước.
Trong chuyến thăm Trung Quốc của nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
02-1999, lãnh đạo cấp cao hai nước đã xác định phương châm 16 chữ phát
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
16
Khóa luận tốt nghiệp
triển quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn
diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Trong dịp chủ tịch Trần Đức
Lương thăm Trung Quốc tháng 12-2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về
hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hóa phương châm 16 chữ đó thành
những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ giữa hai nước trên tất cả các lĩnh
vực. Hai bên cũng nhất trí xây dựng quan hệ hai nước theo tinh thần 4 tốt:
“láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Quan hệ hợp tác giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, quốc phòng,
an ninh của hai nước được tăng cường thêm một bước với việc ký các thỏa
thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12 - 2002), hai Bộ Công an (09 -
2003), hai Bộ Quốc phòng (10 - 2003). Việc giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước
được tổ chức thường xuyên với nội dung phong phú, thiết thực.
Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 10 – 2005, Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Hồ Cẩm Đào đã cùng Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tới dự và phát biểu
tại cuộc giao lưu thanh niên Việt – Trung lần thứ 6 tổ chức tại Hà Nội. Một số
hội thảo lý luận về kinh nghiệm phát triển đất nước, xây dựng CNXH, xây
dựng Đảng được hai bên coi trọng và tổ chức đều đặn.

Vấn đề biên giới lãnh thổ, sau khi bình thường hóa quan hệ, năm 1993,
hai bên đã ký Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên
giới lãnh thổ và các cuộc đàm phán về 3 vấn đề biên giới trên đất liền, phân
định Vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên biển (biển Đông) chính thức được bắt đầu.
Ngày 30 – 12 – 1999, hai bên ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền. Hiện
nay, hai bên đang tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc trên toàn
tuyến biên giới hướng tới mục tiêu vào năm 2008 hoàn thành toàn bộ công tác
phân giới cắm mốc trên đất liền và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên
giới.
Quan hệ thương mại có bước đột phá. Hiện nay Trung Quốc đã trở thành
bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2005, kim ngạch mậu
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
17
Khóa luận tốt nghiệp
dịch song phương đạt 8,739 tỷ USD (xuất 2,96 tỷ USD; nhập 5,77 tỷ USD).
Hai bên nhất trí nỗ lực hoàn thành trước thời hạn mục tiêu nâng kim ngạch
song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2010 và mục tiêu này đã được hoàn
thành vào năm 2006.
1
Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam tiếp tục tăng. Phía Trung Quốc
khẳng định mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các dự án lớn, các dự án
xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, năng lượng, điện tử, giao thông … Tính
đến giữa năm 2006, tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam là 7,999 triệu
USD với 357 dự án, đứng thứ 15 trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam. Trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào,
hai bên đã ký được 14 Hiệp định và thỏa thuận về hợp tác (đạt kỷ lục về số
lượng, tổng vốn đầu tư hơn 1,2 tỷ USD, quy mô dự án khá lớn trong lĩnh vực
giao thông, điện năng). Đáng chú ý có Hiệp định khung về việc Trung Quốc
cấp khoản tín dụng ưu đãi 550 triệu NDT cho dự án hiện đại hóa thông tin tín

hiệu đường sắt đoạn Vinh – thành phố Hồ Chí Minh; trong số 4 dự án về điện
năng, đáng chú ý là Hợp đồng về việc Trung Quốc tham gia xây dựng một số
nhà máy điện và bán điện cho 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam.
2
Trong những năm qua, quan hệ trao đổi hợp tác giữa Việt Nam với
Trung Quốc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa – thể thao được đẩy
mạnh. Hàng năm, Trung Quốc tiếp nhận một số lượng đáng kể các học sinh,
thực tập sinh và các đoàn thể thao của Việt Nam sang nghiên cứu, học tập và
tập huấn tại Trung Quốc, đồng thời cử nhiều cán bộ, huấn luyện viên sang
giúp Việt Nam trong công tác huấn luyện các môn thể thao. Hai bên trao đổi
các đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu văn hóa, thể thao,
góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
1
Báo cáo thương mại Việt Nam – Trung quốc 2006
2
Báo cáo quan hệ kinh tế thương mại tháng 11/2006
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
18
Khóa luận tốt nghiệp
Các địa phương của hai bên cũng tăng cường quan hệ hợp tác trực tiếp
với nhiều hình thức đa dạng và thiết thực (trao đổi đoàn khảo sát, học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo,
triển lãm …), góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của địa
phương, đặc biệt là giữa hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc và
các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Tiềm năng phát triển quan hệ Việt
– Trung là rất lớn, với sự cố gắng chung của cả hai bên, mối quan hệ đó sẽ
không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp hơn trong thế kỷ XXI.
3.2. Cam kết chính trị của hai nước ngày càng cao về quyết tâm đưa
quan hệ Việt Nam – Trung Quốc lên tầm cao mới

Các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao hai nước được duy trì đều đặn
hàng năm qua các chuyến thăm song phương phát triển quan hệ, tăng cường
sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước. Trong năm 2005, đã diễn ra các sự kiện
quan trọng trong quan hệ hai nước. Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm
Trung Quốc tháng 7 – 2005, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào thăm
Việt Nam tháng 11 – 2005 và cuộc gặp song phương giữa Thủ tướng Phan
Văn Khải và Thủ tướng Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu
vùng sông Mêkông mở rộng lần thứ hai tại Côn Minh (7- 2005), đánh dấu
bước phát triển mới của quan hệ hai nước, sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau
được nâng lên một bước. Hai bên đạt được nhận thức chung trên nhiều vấn đề
liên quan đến quốc tế và khu vực. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào
khẳng định hết sức coi trọng quan hệ Việt – Trung, nêu 5 kinh nghiệm để
quan hệ giữa hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và thuận lợi,
đó là tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau
và hợp tác cùng nhau.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(tháng 8 – 2006) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh xem như mốc son mới của
tình hữu nghị Việt – Trung, là điểm sáng cho quan hệ Việt – Trung vượt qua
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
19
Khóa luận tốt nghiệp
những thử thách, khẳng định niềm tin cho quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai
Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng được mở rộng,
hướng tới những triển vọng phát triển tốt đẹp trong tương lai. Điều đó được
thể hiện rõ rệt qua một số điểm sau:
Một là, lãnh đạo cấp cao hai nước khẳng định quyết tâm chính trị rất cao,
củng cố và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện theo phương châm 16 chữ
“láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”
và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, coi

quan hệ hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu chung của nhân dân hai
nước, cần cùng nhau ra sức giữ gìn và phát huy. Với tinh thần đó, hai bên
khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin
cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và
xây dựng CNXH ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở
khu vực và thế giới.
Hai là, trên cơ sở tin cậy lẫn nhau với tầm nhìn và tư tưởng cùng hợp tác,
cùng phát triển và cùng phồn thịnh, hai bên nhất trí hợp tác mạnh mẽ hơn nữa
về kinh tế, thương mại, đầu tư, trong các lĩnh vực như khai thác và chế biến
khoáng sản, điện, lọc dầu, cơ khí luyện kim và xây dựng cơ sở hạ tầng…
Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định sẽ khuyến khích các công ty lớn, có uy tín
của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam để đảm bảo hiệu quả đầu tư và tìm các
biện pháp góp phần giảm nhập siêu của Việt Nam trong thương mại hai bên.
Tháng 5 – 2004, trong chuyến thăm Trung Quốc, Thủ tướng Việt Nam
Phan Văn khải đã đưa ý tưởng xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung, điều
này được phía Trung Quốc tích cực hưởng ứng. Tháng 10 – 2004, khi Thủ
tướng Ôn Gia Bảo thăm Việt Nam, lãnh đạo hai nước đã đạt được nhận thức
chung, đồng ý thành lập tổ chuyên gia trong khuôn khổ Ủy ban hợp tác kinh
tế mậu dịch chính phủ hai nước, nghiên cứu vấn đề xây dựng “Hai hành lang,
một vành đai”. Từ đó, việc xây dựng “Hai hành lang, một vành đai” đã được
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
20
Khóa luận tốt nghiệp
nâng lên thành “chiến lược hợp tác quốc tế Trung – Việt”. Hợp tác Hành lang
kinh tế Việt – Trung đã bao trùm lên cả khu vực Vân Nam, Quảng Tây của
Trung Quốc và khu vực miền Bắc của Việt Nam. Mô hình hợp tác này là sự
chọn lựa chiến lược của hai nước nhằm ứng phó với tiến trình toàn cầu hóa
kinh tế và nhất thể hóa khu vực. Mục tiêu của nó là sự gần gũi về địa lý, văn
hóa, sự bổ sung lẫn nhau về tài nguyên giữa hai nước để thực hiện mục tiêu

cùng thắng lợi.
Xây dựng Hành lang kinh tế Việt – Trung vừa là nội dung chủ yếu của
hợp tác Việt - Trung, vừa là yếu tố quan trọng trong xây dựng khu vực mậu
dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và hợp tác tiểu vùng sông Mêkông. Chính
vì vậy, hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung không chỉ có lợi cho việc thúc
đẩy hợp tác Trung – Việt, mà còn trở thành mắt xích và cầu nối quan trọng
thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, là sáng tạo
mới về sự phân công và hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu hóa và nhất thể hóa khu vực, có viễn cảnh rộng mở và tiềm
lực to lớn.
Hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” được tiến hành trong khuôn khổ
hợp tác tổng thể giữa hai nước Trung – Việt, nhưng không phải sự hợp tác
độc lập mà là sự hợp tác mở cửa của cơ chế hợp tác khu vực “10+1”, “10+3”
và hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mêkông (GMS) và khuôn khổ WTO, là
sản phẩm của kinh tế toàn cầu hóa và nhất thể hóa khu vực.
Trong cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Ôn
Gia Bảo trong khuôn khổ hoạt động nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ
đối thoại Trung Quốc – ASEAN tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc,
tháng 11 năm 2006, lãnh đạo hai bên đã đi sâu trao đổi các vấn đề liên quan,
thống nhất tiếp tục thúc đẩy hợp tác Hành lang kinh tế Việt – Trung.
3.3. Vị trí địa lý đắc đạo, rất thuận lợi cho việc xây dựng Hành lang
kinh tế Việt – Trung
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
21
Khóa luận tốt nghiệp
Do phía Bắc Việt Nam giáp với Trung Quốc, cho nên cả một vùng rộng
lớn phía Tây và phía Nam của Việt Nam, trong đó gồm các nước như
Mianma, Lào, Campuchia, Malaixia, Thái Lan và Xinhgapo, đều coi Việt
Nam là cầu nối để liên kết với Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam có vai trò như

một “lô cốt đầu cầu” trong quan hệ của các nước Đông Nam Á với Trung
Quốc. Nói về lợi ích kinh tế, trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN, Việt Nam
là nước có thể có được lợi ích đầu tiên, bất kể là thực hiện sản xuất trong
nước, hay mậu dịch chuyển khẩu đều có lợi cho Việt – Nam. Đây thực sự là
một ưu thế lớn nhất mà không một nước nào trong ASEAN có thể có được.
Mọi người đều biết, Hồng Kông sở dĩ có được ưu thế phát triển mạnh mẽ
là do nằm giữa “điểm huyệt” của Trung Quốc vươn ra thế giới bên ngoài, trở
thành cây cầu nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài. Vị trí của Việt Nam, rõ
ràng có nhiều điểm tương tự với Hồng Kông. Do phía Bắc Việt Nam tiếp
nhận một lượng lớn hàng của Trung Quốc, sau đó chuyển về tiêu thụ tại phía
Nam và Đông Nam Á, còn ở phía Nam, Việt Nam có thể tiếp nhận nguyên
liệu thô của các nước Đông Nam Á, sau đó chuyển lên phía Bắc và bán sang
Trung Quốc. Như vậy, với vị trí địa lý thuận lợi trên sẽ tạo điều kiện thúc đẩy
phát triển hoạt động thương mại của cả Việt Nam và Trung Quốc.
3.4 Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam ngày càng lớn. đặc
biệt là Trung Quốc, đủ sức tham gia các dự án quốc tế lớn
Với hơn 1,3 tỷ người, Trung Quốc chiếm ngôi vị hàng đầu thế giới về
tổng dân số. Không chỉ có vậy, Trung Quốc đã và đang khẳng định là cường
quốc kinh tế của thế giới. Từ năm 2005, Trung Quốc trở thành nên kinh tế thứ
4 của thế giới, đứng sau Mỹ, Nhật Bản và Đức. Không phải ngẫu nhiên mà có
được kết quả vĩ đại như thế. Cả một chặng đường hơn 25 năm liên tục từ thế
kỷ XX đến thế kỷ XXI, tổng sản phẩm trong nước (GDP) không ngừng tăng
trưởng. Cả thế giới trong gần 30 năm qua, chỉ có duy nhất Trung Quốc đạt
được thành tựu đó. Giống như con tàu siêu tốc, Trung Quốc đang tiến nhanh
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
22
Khóa luận tốt nghiệp
và mạnh trên con đường chinh phục thế giới với mục tiêu: phấn đấu đến năm
2020 đứng thứ 2 và năm 2040 chiếm ngôi vị thứ nhất thế giới về GDP.

Tổng giá trị sản phẩm trong nước (GDP) năm 2005 đạt 2.225 tỷ USD,
đứng thứ tư thế giới. Xuất khẩu đứng thứ ba thế giới, dự trữ ngoại tệ đứng thứ
nhất thế giới, đạt 1000 tỷ USD. Mức tăng trưởng cao (khoảng 9 – 10%/năm)
trong những năm gần đây được đánh giá là bền vững và nhanh nhất trong lịch
sử thế giới trong 50 năm qua. Từ năm 2001 – 2005, trong điều kiện giá cả thị
trường tương đối ổn định, thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP tăng
từ 1.038 USD/năm lên 1.700 USD/năm. Tại các thành phố lớn, mức tích lũy
và thu nhập ròng bình quân hàng năm của cư dân thành thị tăng từ khoảng
720 USD lên 1.350 USD.
3
Hoạt động xuất khẩu là một trong những sân chơi thể hiện vị thế nổi trội
của Trung Quốc trên thương trường quốc tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu hiện
thời của Trung Quốc đứng thứ 3 thế giới, sau Đức và Mỹ. Các khu vực và hầu
hết các nước trên thế giới đều hiện diện sản phẩm mang hãng Made in China.
Thậm chí không ít các quốc gia đã và đang thua trên sân nhà bởi nguồn hàng
nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã vượt qua
con số 1.400 tỷ USD. Chỉ sau 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung
Quốc tăng hơn 3 lần. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu
thế giới với 1000 tỷ USD. Riêng năm 2005, thặng dư thương mại đạt xấp xỉ
102 tỷ USD, tăng gần 3 lần so với trước đó 1 năm.
Trung Quốc là hiện thân của khối lượng người tiêu dùng lớn nhất thế
giới, của một nguồn lao động rẻ và bất tận, của một quốc gia đang ào ạt chinh
phục tất cả các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ sinh học, công nghệ
điện tử và không gian.
3
Trích bài tham luận tổ chức tại Hội thảo khoa học “Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc: Nhìn lại 10 năm và
triển vọng”- 11/2001
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
23

Khóa luận tốt nghiệp
Dù quan niệm đó là một mối đe dọa hay là một thời cơ, ngày nay chẳng
có quốc gia nào trên thế giới có thể tự cho phép mình bỏ qua sự hiện hữu của
Trung Quốc và tìm cách phát triển quan hệ với Trung Quốc.
Theo dự đoán của Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ thì trong vòng 30
năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn gấp 3 lần nền kinh tế Mỹ.
Báo “The Economist” ước tính là trong vòng nửa thế kỷ tới phát triển
kinh tế của Trung Quốc đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu một lượng của cải
vật chất ở mức độ tương đương với khám phá ra thêm 4 Châu Mỹ mới.
Các chỉ số thống kê kinh tế và những sự kiện chính trị trong những năm
gần đây cho phép người ta có thể đánh giá là thế kỷ XXI vừa mới bắt đầu sẽ
là “Thế kỷ Trung Quốc”; cũng như trong quá khứ, thế kỷ XX là “Thế kỷ Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ”, và trước đó, thế kỷ XIX là thế kỷ của “ Vương Quốc
Anh”.
Kinh tế tăng trưởng liên tục đưa đất nước Trung Quốc trở thành thị
trường lớn của thế giới, mang lại nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và trở thành
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của thế giới.
Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế xã hội to lớn. Kinh
tế tăng trưởng cao trong nhiều năm (đứng thứ 2 sau Trung Quốc) và sẽ thoát
ra khỏi nhóm nước đang phát triển thu nhập thấp vào năm 2010 để trở thành
nước đang phát triển thu nhập trung bình. Thế và lực của Việt Nam đang
được nâng cao một bước đáng kể.
Báo cáo Phát triển Con người năm 2006 Chương trình phát triển Liên
hợp quốc (UNDP) xếp Việt Nam đứng thứ 109 trong tổng số 177 quốc gia về
chỉ số Phát triển Con người (HDI). Chỉ số này được tính dựa trên các tiêu chí
liên quan đến tuổi thọ, thành tựu giáo dục và thu nhập. GDP tính theo đầu
người ở Việt Nam tăng từ 2490 USD năm 2005 lên 2745 năm 2006 tính theo
tỷ giá sức mua tương đương (PPP). Chỉ số HDI của Việt Nam đạt mức trung
bình cùng với Trung Quốc (đứng thứ 81) và Nga (đứng thứ 65).
Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp

3/K42F
24
Khóa luận tốt nghiệp
4. Nội dung và tình hình triển khai hợp tác
Nội dung hợp tác của Hành lang kinh tế Việt – Trung bao gồm nhiều mặt
nhưng trước mắt nên chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực giao thông, du lịch,
năng lượng và hợp tác kinh tế biên giới.
Trước hết, hai nước Việt – Trung nên dành nỗ lực lớn xây dựng, hoàn
thành các trục đường cao tốc chính nối liền Côn Minh – Hải Phòng, Nam
Ninh – Hà Nội. Cần thiết nâng cấp hai tuyến đường sắt sẵn có từ Côn Minh đi
Hải Phòng và từ Nam Ninh đi Hà Nội.
Về hợp tác phát triển du lịch, các bên liên quan nên sử dụng lợi thế của
nhau, cùng đầu tư xây dựng các khu vực vui chơi giải trí lớn dọc bờ biển,
hoặc các khu nghỉ mát ở các vùng núi cao, có nhiều dân tộc ít người sinh
sống. Điều đặc biệt là phải tạo ra được những ấn tượng, điều mới lạ và giá cả
hợp lý để thu hút du khách 4 phương, nhất là từ các vùng Tây Bắc, Tây Nam
của Trung Quốc, từ các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc đổ dồn về khu
vực này.
Tình hình triển khai hợp tác: Tuy cơ chế hợp tác Hành lang kinh tế Việt
– Trung mới chỉ ở giai đoạn bước đầu, nhưng cũng đã mang lại một số kết
quả đáng ghi nhận. Trước hết ADB cùng với các nước trong GMS đã đưa ra
nhiều dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như xã hội trên các
tuyến hành lang này. Về phía Việt Nam thì ưu tiên số một là nâng cấp, cải tạo
tuyến đường sắt hiện có dài 260 km từ Hà Nội đi Lào Cai (đang được xúc
tiến); tiếp đến là nâng cấp tuyến đường sắt từ Yên Viên đến Hải Phòng. Về
tuyến đường bộ thì Chính phủ Việt Nam đang khẩn trương nâng cấp quốc lộ
70. Tại tỉnh Lào Cai, từ năm 2002, thị xã Cam Đường (cách cửa khẩu Lào Cai
8 km) được sáp nhập vào thị xã Lào Cai, mở rộng quy mô và từ năm 2004 trở
thành thành phố Lào Cai. Tại đây đang nâng cấp nhà ga đường sắt quốc tế và
đã lập dự án xây mới nhà ga hàng hóa. Từ tháng 5 - 2006, bắt đầu khởi công

Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp Pháp
3/K42F
25

×