Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Trong chế độ kế toán thì sản phẩm là một phần quan trọng để doanh nghiệp tạo
ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc quản lý tốt sản phẩm hàng hoá sẽ làm cho doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong quá trình sản
xuất, bảo quản, vận chuyển... ta không thể không tránh khỏi những sản phẩm hỏng do
vậy việc quản lý hay hạch toán sản phẩm hỏng là một trong những nội dung mà ta
cần nghiên cứu.
Đề tài nhằm mục đích đua ra phương pháp quản lý và hạch toán sản phẩm
hỏng một cách tối ưu nhằm giúp cho doanh nghiệp nắm nhận biết được tình trạng
thật của các sản phẩm của mình để đưa ra biện pháp quản lý sản phẩm nhằm tiết
kiệm chi phí cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong bài viết này chúng ta chỉ nghiên cứu cách hạch toán sản phẩm hỏng
trong kho và trong quá trình bảo hành.
Trong bài viết này được chia làm 3 phần
Phần I: Cơ sở lý luận về sản phẩm hỏng.
Phần II: Thực trạng về việc hạch toán sản phẩm hỏng ở nước ta.
Phần III : Hoàn thiện chế độ kê toán về hạch toán sản phẩm hỏng
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của PGS-TS Nguyễn Văn Công đã
hướng dẫn em hoàn thành bài viết này !
Đề án môn học kế toán tài chính
NỘI DUNG
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM HỎNG:
1.1 Đặc điểm sản phẩm:
Là sản phẩm thoả mãn các yêu cầu về chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của nhà
sản xuất
Sản phẩm là chính phẩm với đầy đủ các chi phí sản xuất về nguyên vật liệu trực
tiếp, lao động trực tiếp và sản xuất chung.
1.2 Đặc điểm của sản phẩm hỏng: khái niệm, phân loại.
1.2.1 Khái niệm: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thoả mãn các tiêu
chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của nhà sản xuất
1.2.2 Phân loại: Tuỳ theo mỗi cách nhìn nhận khác nhau mà có cách phân
chia khác nhau
Theo mức độ hư hỏng thì có thể phân chia thành sản phẩm hỏng có thể sửa
chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.
Trong quan hệ với công tác kế hoạch thì sản phẩm hỏng có thể chia làm hai loại
là sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Những sản
phẩm mà doanh nghiệp có thể dự kiến được trong quá trình sản xuất được coi là sản
phẩm hỏng trong định mức.
1.3 Một số quan điểm về sản phẩm hỏng
1.3.1 Chuẩn mực kế toán của các nước đối với hạch toán sản phẩm hỏng
Trong bài viết này ta chỉ đề cập đến chuẩn mực kế toán Mĩ
1.3.1.1 Đặc điểm:
Trong kế toán Mĩ thì các lý do xếp loại là sản phẩm hỏng là:
Không đúng màu sắc do sai phạm trong quá trình sản xuất.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
2
Đề án môn học kế toán tài chính
Chiều dài hoặc chiều rộng của sản phẩm không đúng kích cỡ.
Sản phẩm cân nặng hơn hoặc cân nhẹ hơn cân nặng tiêu chuẩn.
Mẫu lắp ráp sử dụng không đúng.
Sản phẩm hỏng có thể sảy ra cho từng mẻ sản xuất hoặc từng sản phẩm cá biệt.
Sản phẩm thường được bán giảm giá hay đôi khi được gọi là thứ phẩm. Trong một số
trường hợp, sản phẩm hỏng không thể bán được mà phải bỏ.
Có hai loại sản phẩm hỏng là:
Sản phẩm hỏng trong định mức: là lượng sản phẩm hỏng mà công ty dự kiến sẽ
sảy ra trong quá trình sản xuất và được công ty chấp nhận. Tại sao công ty cho phép
chấp nhận một sản phẩm hỏng vì phần lớn công ty không muốn hao phí thêm chi phí
để hạn chế sản phẩm hỏng vì điều này sẽ tốn kém hơn nhiều việc chấp nhận một tỷ lệ
tối thiểu về sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng cho phép được xem là không thể tránh
được trong quá trình sản xuất và thường được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm.
Sản phẩm hỏng ngoài định mức: là số lượng sản phẩm hỏng ngoài dự kiến của
nhà sản xuất. Sản phẩm hỏng bất thường thường xảy ra chủ yếu vì quá trình sản xuất
yếu kém vì hoả hoạn hay vì máy móc hỏng bất chợt. Nhà quản trị phải có biện pháp
để hạn chế sản phẩm hỏng ngoài định mức. Sản phẩm hỏng ngoài định mức không
được chấp nhận nên chi phí của chúng không thể được tính vào chi phí chính phẩm.
Chi phí vế sản phẩm hỏng bất thường thường được xem là chi phí hỏng thời kỳ,
không đựoc xem là khoản chi phí sản phẩm.
1.3.1.2 Trình tự hạch toán sản phẩm hỏng trong kế toán Mĩ
1.3.1.2.1 Đối với những sản phẩm không có giá trị tận dụng: thì chi phí sản
xuất của sản phẩm hỏng ngoài tỷ lệ cho phép được xoá sổ khỏi tài khoản sản phẩm
đang chế tạo.
Bút toán phản ánh việc xoá sổ chi phí sản xuất của sản phẩm hỏng ngoài dự
kiến như sau:
Nợ TK phí tổn sản phẩm hỏng ngoài định mức
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
3
Đề án môn học kế toán tài chính
Có TK Sản phẩm đang chế tạo
1.3.1.2.2 Nếu sản phẩm hỏng có giá trị tận dụng : Sản phẩm hỏng thường được
bán giảm giá:
Nếu sản phẩm hỏng ngoài định mức:chênh lệch giữa chi phí sản xuất
và giá trị tận dụng được tính vào Tk “ phí tổn sản phẩm hỏng ngoài định mức”. Đây
là một khoản thiệt hại nên được coi là một khoản phí tổn. Giá trị tận dụng được tính
vào TK “ thứ phẩm tồn kho”
Định khoản:
Nợ TK Thứ phẩm tồn kho
Nợ TK Phí tổn sản phẩm hỏng trong định mức
Có TK Sản phẩm đang chế tạo
Nếu sản phẩm hỏng trong định mức:
Giá trị tận dụng được trừ từ chi phí sản xuất. Phần còn lại của sản phẩm hỏng
trong định mức được phân phối đều cho chính phẩm.
Nợ TK Thứ phẩm tồn kho
Có TK Sản phẩm đang chế tạo
1.3.1.2.3 Đánh giá thời điểm phát sinh sản phẩm hỏng:Nhân viên kế toán chi
phí luôn được người quản lý sản xuất thông báo về thời gian sản phẩm hỏng sảy ra và
nguyên nhân của sự hỏng. Sản phẩm thường được kiểm tra ở một số giai đoạn của
quá trình sản xuất. Vì rất khó xác định thời điểm chính xác phát sinh sản phẩm hỏng
nên nhiều nhà sản xuất thường chọn giai đoạn hoàn thành chủ quan. Chúng ta giả sử
tất cả sản phẩm hỏng vào lúc đầu kỳ của quá trình sản xuất diễn ra ngay sau khi được
đầu tư chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhưng trước khi đầu tư chi phí lao động trực
tiếp và chi phí sản xuất chung. Chúng ta sẽ luôn sử dụng giả thiết này mà không xét
đến thời điểm thực tế kiểm tra sản phẩm.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
4
Đề án môn học kế toán tài chính
Trong phân xưởng đầu tiên: Thì sản phẩm hỏng là tất cả nguyên vật liệu được
đưa ngay vào đầu kỳ sản xuất và ngay sau đó sản phẩm hỏng phát sinh nên 100% chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm hỏng bị thiệt hại.
Sản phẩm hỏng trong phân xưởng sản xuất trung gian thì sẽ gây thiệt hại các
chi phí sau:100% chi phí chuyển đến ( phản ánh chi phí sản xuất của phân xưởng sản
xuất đứng trước như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp và
chi phí sản xuất chung. Mọi sản phẩm hỏng trong phân xưởng sản xuất trung gian sẽ
bị thiệt hại 100% chi phí chuyển đến của chúng vì các sản phẩm này đã được đầu tư
đủ 100% các loại chi phí này khi chúng được đưa vào phân xưởng sản xuất trung
gian), và 100% chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phân xưởng sản xuất mà phát
hiện ra sản phẩm hỏng.
1.3.2 Quan điểm của kế toán quản trị:
1.3.2.1 Theo quan điểm này sản phẩm hỏng được chia làm bốn loại
Sản phẩm hỏng giữ nguyên tình trạng của chúng và bán ra với giá rẻ hơn: như
quần áo, đồ gia dụng phế phẩm, sắt, đồng vụn...
Sản phẩm hỏng được gia công chế biến lại để đạt được tiêu chuẩn quy định:
( các loại ôtô chưa đạt chất lượng yêu cầu) hay chuyển đổi chúng thành những sản
phẩm có thể bán được( ví dụ phoi bài của gỗ thì có thể sản xuất thành những tấm
panô quảng cáo lớn). Như vậy việc chuyển đổi sang sản phẩm khác sẽ kéo theo các
chi phí phụ thêm.
Sản phẩm hỏng được đưa trở lại quy trình sản xuất với tư cách là nguyên vật
liệu: ví dụ đồ thuỷ tinh vỡ có thể chế biến thành sản phẩm mới, giấy vụn có thể chê
biến thành bột giấy...
Sản phẩm hỏng phải được tiêu huỷ để đảm bảo vệ sinh mội trường trong trừong
hợp này phải kèm theo chi phí huỷ bỏ.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
5
Đề án môn học kế toán tài chính
1.3.2.2 Phương pháp hạch toán sản phẩm hỏng trong kế toán quản trị ở nước
ta hiện nay:
Tuỳ theo những cách phân loại trên mà sản phẩm hỏng có các cách hạch toán
khác nhau:
Trường hợp sản phẩm hỏng được bán ra giữ nguyên trạng thái: Thì giá trị thu
hồi của sản phẩm hỏng trong định mức được hạch toán giảm chi phí sản xuất của sản
phẩm.Khoản chênh lệch của sản phẩm hỏng ngoài định mức gọi là phần thiệt hại sản
phẩm hỏng ngoài định mức hay còn gọi là phần chi phí không hiệu quả.
Trường hợp sản phẩm hỏng tái xử lý trường hợp này để tái xử lý sản phẩm cần
phát sinh các chi phí phụ thêm. Chi phí phụ thêm được chia ra thành: Chi phí phát
sinh để tái tạo sản phẩm hỏng trong định mức và chi phí phát sinh để làm lại sản
phẩm hỏng ngoài định mức.
Trường hợp Sản phẩm hỏng được tái sử dụng như nguyên vật liệu: Vậy chi phí
sản xuất trong kỳ sau khi trừ phần tận dụng nguyên vật liệu từ sản phẩm hỏng sẽ
được phân bổ.
Trường hợp sản phẩm hỏng phải được tiêu huỷ để đảm bảo vệ sinh mội trường
thì được tính vào phí tổn
Như vậy để hạch toán chính xác chi phí sản phẩm hỏng trong quá trình sản
xuất, người ta phải tính tới đặc điểm kinh tế kỹ thuật, điều kiện vận hành của máy
móc thiết bị để xác định được công suất chuẩn từ đó xác định được sản phẩm hỏng
trong quá trình sản xuất, tuy nhiên tuỳ theo mức độ tân tiến của quy trình công nghệ,
trình độ của công nhân, người vận hành quy trình sản xuất để từ đó xác định được tỷ
lệ sản phẩm hỏng. Việc phân bổ chi phí sản phẩm hỏng phải dựa trên số lượng sản
phẩm ở công suất chuẩn. Trong trường hợp mức hoạt động dưới công suất chuẩn,
phần chi phí phân bổ thừa không được đưa vào giá thành sản phẩm tốt mà cần phản
ánh vào tài khoản “ chênh lệch phân bổ” để phản ánh vào báo cáo tài chính.
1.3.3 Quan điểm của kế toán tài chính ở nước ta hiện nay:
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
6
Đề án môn học kế toán tài chính
1.3.3.1 Trong quan hệ với công tác kế hoạch thì sản phẩm hỏng thì được chia
làm sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức.Tuỳ theo mỗi
cách mà được hạch toán khác nhau.
Sản phẩm hỏng trong định mức là những sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ dự kiến
sảy ra trong quá trình sản xuất. Đây được xem là không thể tránh khỏi trong quá trình
sản xuất nên phần chi phí cho những sản phẩm này( giá trị sản phẩm hỏng không thể
sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được) được coi là
chi phí sản xuất chính phẩm. Sở dĩ phần lớn doanh nghiệp chấp nhận một tỷ lệ sản
phẩm hỏng vì họ không muốn tốn thêm chi phí để hạn chế hoàn toàn sản phẩm hỏng
do việc bỏ thêm chi phí này tốn kém nhiều hơn việc chấp nhận một tỷ lệ tối thiểu về
sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm nằm ngoài dự kiến của nhà
sản xuất do các nguyên nhân chủ quan như lơ là, thiếu trách nhiệm hoặc các nguyên
nhân khách quan như máy hỏng, hoả hoạn bất chợt.
Nếu số dự phòng cần lập ít hơn số đã lập thì doanh nghiệp cần hoàn nhập phần
chênh lệch thừa và được định khoản như sau:
Nợ TK 352
Có TK 641
Phần lớn các doanh nghiệp đều chia làm 2 loại sản phẩm hỏng trong định mức
và sản phẩm hỏng ngoài định mức
1.3.3.1.1 Hạch toán sản phẩm hỏng trong định mức:
Nếu sản phẩm hỏng trong định mức thì doanh nghiệp không phải hạch toán mà
chi phí sản phẩm hỏng trong định mức được tính ngay vào chi phí sản xuất chính
phẩm do vậy nó không phải hạch toán.
Ví dụ Doanh nghiệp sản xuất 100 sản phẩm với tỷ lệ sản phẩm hỏng trong định
mức là 5% và tổng chi phí phát sinh của 100 sản phẩm này là 1000 nghìn.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
7
Đề án môn học kế toán tài chính
Như vậy ta thấy nếu 200 sản phẩm đều là chính phẩm thì chi phí cho mỗi sản
phẩm là 4000/ 200 = 20 nghìn. Nhưng tỷ lệ sản phẩm hỏng là 5% tương ứng với : 5%
X 200 = 10 sản phẩm do đó số chính phẩm còn lại sẽ là 190 sản phẩm. Thì khi đó chi
phí sản xuất mỗi sản phẩm là 4000 / 190 = 21.05 nghìn.Như vậy chi phí sản xuất của
10 sản phẩm hỏng đã được phân chia cho 190 sản phẩm còn lại.
1.3.3.1.2 Hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức:
Hạch toán sản phẩm hỏng ngoài định mức trước khi bán:
Ta có thiệt hại của sản phẩm hỏng ngoài định mức không đựoc cộng vào chi phí
sản xuât chính phẩm mà thường được xem là khoản phí tổn thời kỳ , phải trù vào thu
nhập sau khi trừ vào các khoản thu hồi, bồi thường của người phạm lỗi. Vì thế phải
hạch toán riêng giá trị thiệt hại của những sản phẩm ngoài định mức và xem xét
nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý. Toàn bộ giá trị thiệt hại có
thể được theo dõi trên tài khoản 1381, sau khi trừ phần phế liệu thu hồi và bồi thường
thì thiệt hại thực về sản phẩm hỏng sẽ được tính vào giá vốn hàng bán hay chi phí
khác hoặc trừ vào quỹ dự phòng tài chính. Quá trình hạch toán được chi tiết như sau:
Do sản phẩm hỏng ngoài định mức là một tổn thất nằm ngoài dự kiến của doanh
nghiệp. Do vậy doanh nghiệp coi phần sản phẩm hỏng như một tài sản thiếu chờ xử
lý để doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân để đưa ra các biện pháp phù hợp. Như
vậy sản phẩm hỏng ngoài định mức được doanh nghiệp định khoản như sau:
Nợ TK 1381 : sản phẩm hỏng ngoài định mức
Có TK 154 : hỏng trong quá trình sản xuất
Có TK 155 : hỏng trong quá trình bảo quản tại kho
Có TK 157 : hỏng trong quá trình gửi bán
Có TK 632 : hỏng trong quá trình bán
Khi doanh nghiệp đã xác định được sản phẩm hỏng do đâu thì doanh nghiệp có
các biện pháp xử lý khác nhau:
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
8
Đề án môn học kế toán tài chính
Nếu sản phẩm hỏng là do công nhân sơ ý hoặc cố ý tạo nên thì tuỳ từng mức độ
mà doanh nghiệp có cách xử lý khác nhau như cảnh cáo...Nhưng chủ yếu vẫn là biện
pháp bồi thường thiệt hại số sản phẩm đã làm hỏng và một số doanh nghiệp còn có
biện pháp phạt cảnh cáo đối với công nhân làm cho sản phẩm hỏng bằng cách trừ
lương và được định khoản như sau:
Nợ TK 334
Có TK 1381: giá trị thiệt hại vế sản phẩm hỏng (thường tính theo giá thị trường)
Có TK 711: Phần phạt người lao động vì tạo ra sản phẩm hỏng ( nếu có).
Nếu sản phẩm hỏng là do dây chuyền công nghệ hay do các nguyên nhân khách
quan thì doanh nghiệp cần phải xem xét lại có nên thường xuyên bảo dưỡng máy móc
thiết bị hay thay đổi dây chuyền công nghệ để hạn chế sản phẩm hỏng.
Khi sản phẩm hỏng của doanh nghiệp có khả năng sửa chữa được và chi phí
sửa chữa không quá lớn so với số tiền thu được khi bán sản phẩm thì doanh nghiệp
nên sửa chữa chúng.
Phản ánh chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng:
Nợ TK 1381
Có TK 111,112,331,152,334...
Tuy nhiên trong một số trường hợp thì sản phẩm hỏng của doanh nghiệp không
thể sửa chữa nhưng nó vẫn còn có giá trị khi thu hồi thì doanh nghiệp có thể phản ánh
giá trị thu hồi được. Giá trị thu hồi có thể bằng tiền nếu doanh nghiệp bán ngay số
sản phẩm hỏng đó và cũng có thể là phế liệu khi doanh nghiệp thu hồi lại để nhập
kho. Phần phế liệu thu hồi này được doanh nghiệp hạch toán vào TK152- phế liệu thu
hồi.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
9
Đề án môn học kế toán tài chính
Phản ánh giá trị thu hồi từ sản phẩm hỏng:
Nợ TK 111,112,152...
Có TK 1381 : sản phẩm hỏng ngoài định mức
Phần còn lại mà doanh nghiệp không thu hồi được thì doanh nghiệp sẽ phải tính
nó như một khoản phí tổn thời kỳ. Khoản phí tổn này có hai cách xử lý như sau:
Thư nhất là doanh nghiệp có thể trừ trực tiếp vào phần nguồn vốn của doanh
nghiệp vì đây thể hiện khả năng không tốt của doanh nghiệp nên đã tạo ra sản phẩm
hỏng ngoài định mức và doanh nghiệp sẽ trừ vào quỹ dự phòng tài chính ( tài khoản
415). Đây là tài khoản mà doanh nghiệp trích ra để xử lý các khoản nằm ngoài dự
kiến của doanh nghiệp.
Thứ hai là doanh nghiệp có thể coi khoản phí tổn này là một khoản chi phí trên
báo cáo tài chính. Khoản chi phí này của doanh nghiệp sẽ làm giảm tăng chi phí trong
kỳ của doanh nghiệp và từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp phần làm
giảm lợi nhuận này cũng chính bằng phí tổn trong kỳ mà doanh nghiệp phải gánh
chịu. Điều này làm cho bên Có của TK 421 giảm đi. Doanh nghiệp có thể hạch toán
phần phí tổn về sản phẩm hỏng ngoài định mức vào TK 632 hoặc TK811.
Nếu doanh nghiệp hạch toán vào TK632 tức là doanh nghiệp đã làm tăng giá
vốn hàng bán trong kỳ như vậy phần thiệt hại về sản phẩm hỏng thì doanh nghiệp coi
như đã bán ra và chấp nhận khoản mục lãi gộp của doanh nghiệp giảm đi. Nó coi như
là một khoản phí tổn của quá trình sản xuất.
Nếu doanh nghiệp hạch toán vào TK 811 thì doanh nghiệp đã coi khoản phí tổn
về sản phẩm hỏng mà doanh nghiệp phải chịu là một khoản chi phí khác. Khoản chi
phí này không ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp nhưng làm giảm lợi
nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Như vậy ta thấy phí tổn về sản phẩm hỏng ngoài định mức mà doanh nghiệp
phải chịu có thể được doanh nghiệp ghi tăng chi phí hay ghi giảm quỹ dự phòng tài
chính đều được vì nó sẽ không làm cho nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khác
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Công
10