DANH SÁCH NHÓM SIO :
1. NGUYỄN BÁ MỸ
2. LÊ ĐỨC SƠN
3. TRẦN NAM KHÁNH
4. LÊ TÙNG LÂM
5. HỒ THỊ THÙY NGA
6. NGUYỄN THỊ KIM YẾN
7. HOÀNG NGUYỄN NGỌC HÀ
8. PHAN THỊ THÙY DIỄM
9. VÕ THỊ BÍCH TRÂM
Chủ đề 1: Hệ thống tiền tệ quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất
1
Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì ?
Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại – tài
chính giữa các nước.
Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa
các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm:
Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước
khác nhau với nhau.
Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính quốc tế và các quốc gia.
Hệ thống thị trường tài chính quốc tế
Các tổ chức tài chính quốc tế.
Hệ thống tiền tệ quốc tế là hệ thống các tập quán, quy tắc, thủ tục và các tổ chức
quốc tế điều hành các quan hệ tài chính giữa các quốc gia.
Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và chế tài
điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau. Cụ thể:
Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết.
Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế.
các chế độ bản vị tồn tài trước chiến tranh thế giới thứ nhất :
Chế độ bản vị hàng hóa :
2.1.1. Lịch sử ra đời
Từ thời cổ đến thời cận đại, thương mại quốc tế hoạt động trên cơ sở bản vị hàng hóa,
trong đó, kim loại (chủ yếu là vàng và bạc) là hàng hóa được đúc thành các khối với chức
năng làm phương tiện trao đổi và lưu thông trong nền kinh tế. Trong thời kì đầu, tiền kim
loại được đúc chủ yếu dưới dạng tùy ý hoặc thành những thỏi hay những chiếc vòng, về sau
2
những phát kiến đã tiêu chuẩn hóa tiền tệ về trọng lượng, chất lượng kim loại và nhãn mác.
Những đồng xu mang những dấu hiệu về giá trị theo trọng lượng và chất lượng kim loại,
đồng thời chất lượng của các đồng xu được quốc gia bảo hộ. Do đó, hệ thống tiền đúc (tiền
xu) đã tạo điều kiện cho các giao dịch và giúp những nhà buôn tiết kiệm được thời gian
trong việc nhận dạng, định lượng và đánh giá chất lượng kim loại.Trong lịch sử, vàng và
bạc luôn là hai kim loại được ưa chuộng đặc biệt hơn hẳn các kim loại khác bởi những đặc
tính của chúng đã đáp ứng được những gì mà một đồng tiền hàng hóa cần có. Không những
thế, sự chấp nhận rộng rãi vàng và bạc như là tiền còn được củng cố từ thực tế là các kim
loại này có giá trị sử dụng phi tiền tệ trong các ngành công nghiệp và trang sức. Chính vì sự
thống nhất giá trị đồng tiền theo trọng lượng và giá trị của các kim loại mà trong thời kì
này, dự trữ ngoại hối không có ý nghĩa do đồng tiền mỗi nước đều được chấp nhận rộng rãi
và có thể quy đổi theo giá trị mà nó chứa đựng.
2.1.2 . Sự sụp đổ của chế độ bản vị hàng hóa:
Chế độ bản vị hàng hóa này đã bị sụp đổ do quy luật Gresham “Đồng tiền xấu đuổi
đồng tiền tốt” (Bad money drives out good money). Ở dạng tinh khiết,chế độ bản vị hàng
hóa hoạt động trên cơ sở giá trị đầy đủ của các đồng xu, tức là giá trị tiền tệ của chúng cũng
là giá trị kim loại của đồng xu. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi các quốc gia ngày càng
thường xuyên giảm tỷ trọng của vàng hay bạc trong các đồng xu kéo theo sự ra đời của tiền
đúc “thiếu giá” (1540 – 1560), đã dẫn đến hiện tượng, đồng tiền xấu được ưu tiên sử dụng
hơn đồng tiền đầy đủ giá trị, đẩy đồng tiền tốt này ra khỏi lưu thông.
2.1.3. Chế độ bản vị hàng hóa trong mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung :
Chế độ bản vị hàng hóa gắn tiền với hàng hóa.Bản vị hàng hóa hay đồng tiền được bảo
đảm bằng hàng hóa đã xuất hiện và được áp dụng tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây
theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thông qua hệ thống thương nghiệp nhà nước
và hệ thống giá nhà nước, đồng tiền được bảo đảm bằng hàng hóa cung cấp, thậm chí theo
nhiều nhóm hàng. Bạn đường của hệ thống này là chế độ tem phiếu.
Liệu trong hệ thống kế hoạch hành chính này đồng tiền có phải là đồng tiền ổn định?
3
Trong hệ thống này, đồng tiền được coi là ổn định trong chừng mực mà nhà nước còn
duy trì được sự mua bán bình thường theo hệ thống giá nhà nước. Cái giá cao phải trả cho
việc cố duy trì hệ thống này là chi phí cao, hiệu quả thấp, trao đổi mang tính gò ép, hình
thành cơ cấu kinh tế không hợp l., thị trường không có vai trò điều tiết nền kinh tế Trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong đó hệ
thống giá nhà nước là một bộ phận quan trọng, đã thể hiện là không có hiệu quả và kèm
theo nhiều tiêu cực khác, do vậy nó đã bị bác bỏ khi các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành
cải cách, cải tổ và đổi mới nền kinh tế theo hướng thị trường.
Chế độ vàng – bạc – đồng
Chế độ đơn bản vị:
* Khái niệm:
Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý nào đó đóng vai
trò vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ nước đó.Trong lịch
sử đã có những chế độ đơn bản vị cơ bản sau đây:
2.2.1. Chế độ bản vị đồng:
Chế độ bản vị đồng là chế độ tiền tệ lấy kim loại đồng làm tiêu chuẩn giá cả, xuất hiện từ
thời thượng cổ, sau cuộc phân công lao động lần thứ II của loài người khi thủ công nghiệp
tách ra khỏi công nghiệp. Trong chế độ bản vị đồng, người ta dùng kim loại đồng để đúc
tiền đưa vào lưu thông, vàng cũng được đúc tiền nhưng chiếm số lượng không đáng kể vì
lúc này quan hệ trao đổi hàng hóa chưa phát triển nên chưa có nhu cầu giao dịch giá trị lớn
2.2.2 Chế độ bản vị bạc:
Chế độ đơn bản vị bạc là chế độ lưu thông tiền tệ lấy bạc làm cơ sở để xác
định giá trị đồng tiền, dùng kim loại bạc để đúc tiền, vàng cũng đúc thành tiền phục vụ
những giao dịch lớn.
Khi giao dịch, người bán phải cân đếm tiền để xác định giá trị nên gọi là tiền cân. Về
sau, tiền do những người, tổ chức có uy tín đúc, đánh dấu và in giá trị lên đồng bạc, người
ta chỉ cần đếm tiền nên gọi là tiền đếm. Khi tiền do tư nhân đúc xuất hiện tình trạng gian
lận, nhà nước can thiệp bằng cách độc quyền tiền và phân phối trên toàn quốc, lúc này gọi
là tiền đúc.
4
Chế độ đơn bản vị bạc đã tồn tại rất lâu tại nhiều quốc gia trong nhiều thế kỷ dưới chế
độ phong kiến và trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, bạc dần dần
bị mất giá, gây nhiều khó khăn trong quá trình lưu thông hàng hóa nên các nước
lần lượt loại bạc ra khỏi công dụng làm tiền tệ.
2.2.3. Chế độ bản vị vàng:
Chế độ lưỡng kim bản vị :
Chế độ lưỡng kim bản vị là chế độ tiền tệ đầu tiên được thừa nhận chính thức trong lịch sử
loài người. Nó bắt đầu hình thành vào đầu thế kỷ 18. Nguyên nhân hình thành
chế độ lưỡng kim bản vị là do sự gia tăng của sản xuất xã hội làm cho khối
lượng trao đổi ngày càng lớn, dẫn đến việc đồng tiền bạc được sử dụng trước đó
trở nên không còn phù hợp nữa. Lúc này người ta bắt đầu sử dụng thêm vàng
như là kim loại thứ hai để đúc tiền tệ. Vì vậy bạc và vàng đồng thời được coi là
bản vị. Cả vàng và bạc đều được tự do đúc thành tiền và cùng có giá trị trong
thanh toán và trao đổi.
2.3.1. Khái niệm.
Chế độ song bản vị (bản vị song song): Là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ lệ
trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị thực tế
của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định. Do đó, giá cả hàng
hóa và dịch vụ trên thị trường tất nhiên được thể hiện bằng chỉ hai loại giá cả:
Giá cả tính bằng tiền vàng và giá cả tính bằng tiền bạc. Hai loại giá cả này sẽ
thay đổi theo sự thay đổi tỷ giá giữa kim lại vàng và kim loại bạc hình thành tự phát trên
thị trường, vì vậy giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ bị hỗn loạn và dẫn đến sự hỗn loạn của thị
trường.
2.3.2. Hình thức.
- Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu
thông tự do theo giá thị trường. Ví dụ: năm 1792, 1 USD vàng bằng 1.603 gam vàng ròng;
1 USD bạc bằng 24,06 gam bạc ròng. Do đó, trọng lượng 1 USD bạc bằng 15 lần
trọng lượng 1 USD vàng. Chế độ này từng được áp dụng ở Anh, Hoa Kỳ trước thế kỷ 19.
5
- Chế độ bản vị kép : tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo
tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định).
2.3.3. Đặc điểm:
- Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc.
- Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia
với nhau.
* Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị:
+ Ưu điểm :
- Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng.
- Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với
thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật.
+ Nhược điểm :
- Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia.
- Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông
hàng hoá.
Quy luật Gresham:
Một kinh tế gia người Anh ở thế kỷ 17 tên là Gresham đã đưa ra một định luật, được gọi là
định luật Gresham. Đinh luật này cho rằng: trong một quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ cùng
dược pháp luật chấp nhận theo một giá trị chênh lệch, đồng tiền xấu sẽ dần trục xuất đồng
tiền tốt ra khỏi thị trường. Tiền xấu được hiểu là đồng tiền đang mất giá, tiền tốt là tiền
đang có giá.
Giả thuyết kinh tế do Grêsơm (T. Gresham; 1519 - 79) đưa ra. Theo giả thuyết này, “tiền
xấu sẽ đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Vd. khi có hai kim loại (chẳng hạn vàng và bạc)
cùng lưu thông và giá trị thị trường của chúng khác với giá trị hợp pháp của chúng, thì kim
loại nào có giá trị thị trường lớn hơn giá trị hợp pháp sẽ được người ta tích trữ. Ở Hoa Kì
trong thời kì 1837 - 73, áp dụng chế độ song bản vị (vàng và bạc), hệ thống tiền tệ bị mất
ổn định vì khi thì bạc bị tích trữ, khi thì vàng bị tích trữ, tức “bị đuổi khỏi lưu thông” do giá
trị thị trường của bạc (hay vàng) cao hơn giá trị pháp lí của nó.
“tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Tức là, tiền nào có giá trị danh nghĩa thấp
hơn giá trị thực của nó trên thị trường dần dần bị quét khỏi lưu thông, nhường chỗ cho
6
thứ tiền có giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị thực tế của nó. Nếu trong lưu thông
chỉ còn một kim loại giữ vai trò làm tiền tệ thì điều đó cũng có nghĩa là chế độ song bản vị
kết thúc nhường chỗ cho một chế độ bản vị mới.
d. Sự sụp đổ của chế độ song bản vị:
Từ cuối những năm 1860, các mỏ bạc được phạt hiện nhiều, việc khai thác
hàng loạt khiến bạc trở nên mất giá so với vàng, do đó nhiều quốc gia không
còn sử dụng bạc làm bản vị cho đồng tiền quốc gia nữa, chế độ song bản vị
bước đầu sụp đổ. Mặt khác, tại Mỹ, sau sự gián đoạn do cuộc nội chiến năm
1861, vào năm 1879, chính phủ chính thức tuyên bố không chuyển đổi tiền ra
bạc nữa mà chỉ chuyển đổi ra vàng. Chế độ song bản vị sụp đổ, hình thành chế độ
bản vị vàng cổ diển.
Chế độ bản vị vàng cổ điển (1875-1914)
2.4.1. Khái niệm:
Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ , trong đó vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung
và là cơ sở của tòn bộ chế độ lưu thông tiền tệ.
Hệ thống bản vị vàng thực chết là chế độ tỷ giá cố định dựa trên tỷ lệ ngang giá vàng
của mỗi đồng tiền quốc gia
2.4.2. Hoàn cảnh ra đời:
Nước Anh, nước tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ song bản vị
mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVIII. Từnăm
1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghiệp hóa, hầu hết
các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã chuyển sang chế độ bản vị vàng. Trong
khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả ba châu lục:Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước chậm
phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc.Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng
Đông Dương mới chuyển sang chế độ bản vị vàng nhưng là chế độ bản vị vàng cắt xén.
Tại mỹ ,quyết định chuyển đổi từ USD ra vàng mà không chuyển đổi sang bạc vào năm
1879 là bước ngoặt quan trọng cho sự ra đời của hệ thống bản vị vàng. Nhưng đến năm
1900, hệ thống này mới chính thức phê chuẩn thông qua đạo luật bản vị vàng. Trong
7
khoảng thời gian 30 năm từ năm 1880 đến năm 1914, hệ thống bản vị vàng đã phát triển ở
hầu hết các quốc gia, nó đã liên kết các quốc gia chặt chẽ với nhau cũng như giữa các nước
thống trị và các nước thuộc địa.
2.4.3. Nguyên tắc cơ bản :
- Tỷ giá của các đồng tiền được xác định bởi một khối lượng vàng nhất định. Hay nói
một cách khác mỗi chính phủ ấn định giá vàng theo đồng tiền quốc gia, đồng
thời sẵn sàng không hạn chế mua và bán vàng tại mức giá đã định. Ví dụ, tại Mỹ, giá 1
troy ounce vàng nguyên chất (480grains) là $20.67, do đó, sở đúc tiền của Mỹ
sẵn sàng và khônghạn chế mua vàng vào và bán vàng ra ở mức giá này.
- Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền được xác định dựa trên nguyên tắc
ngang giá vàng. Tức là thông qua giá vàng được ấn định tính bằng các
đồng tiền này. Ví dụ, 1ounce vàng nguyên chất ở Anh có giá là ₤4.24 và ở Mỹ là
$20.67, từ đó suy ra tỷ giá hối đoái sẽ là $4.87/ ₤ ($20.67/₤4.24). Tỷ giá $4.87/₤ được duy
trì từ năm 1880 đến 1914.
- Dưới chế độ bản vị vàng, NHTW luôn phải duy trì một lượng vàng dự trữ trong mố
iquan hệ trực tiếp với số tiền phát hành. Tiền do NHTW phát hành được “đảm
bảo bằngvàng 100%” và tiền được chuyển đổi tự do không hạn chế ra vàng. Kết
quả là, khả năng thay đổi cung ứng tiền chính là sự thay đổi lượng tiền có sẵn
trong tay những người cưtrú. Chúng ta có thể nhận ra rằng, vai trò của NHTW
trong chế độ bản vị vàng là muavàng từ người cư trú và thông qua đó phát
hành tiền ra lưu thông. Như vậy, vô hìnhchung chế độ bản vị vàng đã hạn chế
sự năng động của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông.
- Vàng có thể được xuất khẩu hay nhập khẩu không hạn chế, được tự do mua bán trên
thị trường thế giới. Do vàng được chu chuyển tự do giữa các quốc gia, cho nên tỷ giá trao
đổi thực tế trên thị trường tự do không biến đổi đáng kể so với bản vị vàng, bởi
lẽ tất cả đều được quy ra vàng.
2.4.4. Hoạt động kinh tế vĩ mô dưới chế độ bản vị vàng:
- Tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mức
tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng. Biên độ dao động của tỷ giá vào khoảng 1% xung
quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng tương đương với chi phí chuyên chở và
8
bảo hiểm khi chuyênchở vàng giữa các quốc gia. Hành động kinh doanh chênh lệch tỷ
giá làm tăng cung bảng Anh trên thị trường ngoại hối, dẫn đến bảng Anh giảm xuống , có
xu hướng trở về mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng. Do Bảng Anh định giá
cao nên các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ thanh toán nhập khẩu từ Anh bằng
cách vận chuyển vàng sang Anh ,và các nhà nhập khẩu Anh sẽ thanh toán
nhập khẩu từ Mỹ bằng cách chuyển bảng Anh ra đô la Mỹ. Điều này làm tăng cung bảng
Anh trên thị trường ,làm cho bảng Anh giảm giá.
- Hệ thống bản vị vàng về nguyên tắc , duy trì sự ổn định cán cân thanh toán
trong dài hạn. Đối với quốc gia thâm hụt cán cân thanh toán, xuất hiện
dòng vàng chảy ra,lượng tiền lưu thông giảm. Tác động làm giá và tiền lương
trong nước giảm.(thiếu mộtlượng tiền mặt để mua hàng hoá, làm cho hàng hoá
bị giảm giá ). Tiền lương giảm khihàng hoá tiêu dùng giảm, tác động làm cho lãi suất
lại tăng (do thiếu tiền mua hàng và họ phải đến ngân hàng để vay, cho nên lãi suất lúc này
sẽ tăng lên). Giá và lương trong nước giảm có tác động làm cho hàng hóa rẻ hơn ,nhập
khẩu giảm, xuất khẩu tăng. Lãi suất tăng có thể thu hút vốn chảy vào, cán cân thanh
toán được cải thiện và trở về trạng thái cân bằng. Đối với các quốc gia thặng dư
cán cân thanh toán, xuất hiện dòng vàng chảy vào làm lượng tiền lưu thông
tăng.Tác động làm giá và tiền lương tăng.Giá và tiền lươngtăng tác động làm
cho hàng hoá đắt hơn, xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng. Lãi suấtgiảm
kích thích luồng vốn chảy ra, giảm thặng dư cán cân thanh toán, cán cân thanh toán có xu
hướng trở về trạng thái cân bằng.
2.4.5. Đặc điểm:
Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
- Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do nhà nước quy định
-Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành
tỷgiá hối đoái giữa các quốc gia. Ví dụ, trước chiến tranh thế giới 1USD có thểđổi được
gần 1/20 lượng vàng, 1GBPcó thể đổi được gần 1/4 lượng vàng, nêntỷ giá hối đoái giữa
GBP và USD là gần 5 đôla Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa
là vàng vừa là tiền tệ quốcgia, vừa là tiền tệ quốc tế.
9
Với những đặc trưng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đối với sự
phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa:
- Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN- góp phần thúc đẩy sự
phát triển của hệ thống tín dụng TBCN – tạo điều kiện phát triển ngoại thương.
Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng có những hạn chế của nó như. -Chính phủ các
nước không còn kiểm soát được chính sách tiền tệ của mình vì lượng cung
ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi các luồng vàng được di chuyển giữa các nước.
- Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc sản
xuất vàngvà việc phát hiện các mỏ vàng. Khi lượng vàng đủ cho lưu thông thì nền kinh
tế phát triển tốt, không có lạm phát. Nhưng nếu lượng vàng cung ứng khôngăn
nhịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngược lại, nếu lượng
cung ứng tiền vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên.
2.4.6. Ưu – nhược điểm của chế độ bản vị vàng:
* Ưu điểm:- Giúp cho thương mại và đầu tư thế giới phát triển và hưng thịnh.
Điều này được chứng minh trong thời kỳ 1880-1914, với hang rào thương mại
vàng được gỡ bỏ hoàn toàn và kiểm soát ngoại hối , chu chuyển vốn ít khi được áp dụng
cộng với việc không cómột sự phá giá hay nâng giá nào giữa các đồng tiền của các quốc gia
lớn trên thế giới đã giúp cho thị trường vốn quốc tế phát triển với trung tâm là London.
- Khuyến khích phân công lao động quốc tế, giúp gia tăng phúc lợi thế giới.
Trong chế độ bản vị vàng, các nhà đầu tư gần như được dảm bảo chắc chắn
trước những rủi rovề tỷ giá, điều này khiến cho thương mại và đầu tư thế giới
phát triển, luồng vốn lưu chuyển tự do giữa các quốc gia để tìm kiếm lợi nhuận cao
nhất.
- Cơ chế điều chỉnh ván vân thanh toán vận hành trơn tru. Với cơ chế dòng
vàng – giá cả, những bất cân đối trong cán cân thanh toán của các quốc gia sẽ tự động
được điều chỉnh về trạng thái cân bằng.
- Mâu thuẫn quyền lợi giữa các quốc gia ít khi xảy ra vì có sự tác động của
cơ chế dòng vàng- giá cả nên những thâm hụt hay thặng dư trong cán cân thanh
toán của một quốc gia được điều chỉnh một cách tự động theo quan hệ cung cầu phổ biến.
* Những hạn chế của chế độ bản vị vàng:
10
- Nền kịnh tế phải trải qua sự bất ổn. Cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán
quốc tế thông qua sự thay đổi mức giá cả, lãi suất, thu nhập và thất nghiệp.
- Quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế phải trải qua thời kỳ kinh
tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp cao; trong khi đó, quốc gia có thặng dư cán cân
thanh toán lại trảiqua thời kỳ lạm phát.
- Những phát hiện mới về các mỏ vàng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, và là nguyên
nhân làm tăng cung tiền và tăng tỷ lệ lạm phát một cách đột biến Ở những quốc gia khan
hiếm vàng thì cung ứng tiền sẽ hạn chế và trở thành nguyênnhân kìm hãm tăng trưởng kinh
tế.
2.4.7. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển chính là những
hạn chế trong chính bản thân nó. Từ đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị chiến tranh và cả tái thiết
sau chiến tranh, họ mua quá nhiều hàng hóa, vũ khí đến mức không còn đủ vàng để trả
và phải phát hành tiền giấy nhiều hơn là giới hạn được bảo đảm bằng vàng, đặt cược vào
kết cục chiến tranh và thu bồi thường chiến tranh như nước Đức đã làm trong
Chiến tranhPháp-Phổ 1870. Đầu tiên, chính phủ các nước lớn ra sức tích trữ
vàng, đình chỉ đổi tiềnngân hàng lấy vàng, đình chỉ xuất khẩu vàng, thực hiện chế độ
bảo hộ mậu dịch Chẳng hạn như Ngân hàng Anh không đổi tiền ra vàng kể từ năm 1914.
Cho đến cuối Thế chiến,nước Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng “tiền luật
định” như nộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ… Tuy nhiên, hiệu quả của
các chính sách ấy không như mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quá nhiều.
Lượng tiền mặt in ra quá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp, như
siêu lạm phát ở Đức với tỷ lệ lạm phát 1000% và sau 2 năm giá cả hàng hóa
tăng 30 tỷ lần. Bên cạnh đó, luồng vàng di chuyểngiữa các nước không đồng
đều, 2/3 lượng vàng trên thế giới tập trung vào 5 nước lớn làAnh, Mỹ, Pháp,
Đức, Nga, còn dự vàng các nước khác sụt giảm nghiêm trọng làm mấtkhả năng
chuyển tiền giấy ra vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau hơn 40 năm
đem lại sự thịnh vượng cho các nước.
11
Chủ đề 2: Hệ thống tiền tệ quốc tế giữa hai cuộc đại chiến và hệ thống Bretton
Woods.
Hệ thống tiền tệ quốc tế là gì ?
Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại – tài
chính giữa các nước.
Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa
các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm:
12
Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước
khác nhau với nhau.
Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính quốc tế và các quốc gia.
Hệ thống thị trường tài chính quốc tế
Các tổ chức tài chính quốc tế.
Nghiên cứu hệ thống tiền tệ quốc tế là nghiên cứu các chế độ tiền tệ và chế tài
điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc gia và các định chế tài chính quốc tế trong
các giai đoạn lịch sử khác nhau. Cụ thể:
Chế độ tiền tệ, phương thức xác định tỷ giá và các quy tắc điều tiết.
Hoạt động của các định chế tài chính quốc tế.
Chế độ bản vị giữa hai cuộc đại chiến (1914-1944)
Sơ lược về các chế độ bản vị giữa hai cuộc đại chiến:
Sự chấm dứt bản vị vàng và chế độ tỷ giá thả nổi: tài trợ chiến tranh và lạm phát bùng
nổ, phá vỡ khả năng duy trì quan hệ tiền – vàng.
Việc tái ấn định lại bản vị vàng 1920: sự hồi sinh chế độ bản vị vàng và mang đặc điểm
của chế độ bản vị hối đoái vàng 1925-1931.
Sự sụp đổ của hệ thống thương mại và tài chính quốc tế sau Đại khủng hoảng 1929-
1933: Sự tan rã của các khối tiền tệ (GBP, USD, và các đồng tiền khác tiếp tục gắn với
vàng), chấm dứt chế độ bản vị vàng.
Những thương thuyết về tái thiết hệ thống tiền tệ quốc tế 1941
Hội nghị Bretton Woods 1944 và sự ra đời của hệ thống Bretton woods
Chế độ bản vị vàng mới :
2.2.2. Hoàn cảnh:
Cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển, lưu thông tiền tệ giữa
các nước gặp nhiều khó khăn. Để có một chế độ tiền tệ ổn định, hàng
13
loạt các cố gắng của các nước trong thập niên 1920 để quay trở lại bản vị vàng mà
đi đầu là Mỹ năm 1919. Ở Anh Quốc, với sự tư vấn của các nhà kinh tế học bảo thủ,
đồng bảng trở lại bản vị vàng năm 1925 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Winston
Churchill dù ông làm việc này một cách miễn cưỡng. Bất kể giá vàng cao hơn
và lạm phát nghiêm trọng sau Thế chiến thứ nhất chấm dứt chế độ bản vị vàng,
Churchill đã trở lại bản vị vàng mức trước chiến tranh. Tiếp theo đó là Thụy Sĩ, Pháp và
các quốc gia Bắc Âu khác cũng lần lượt khôi phục lại chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên, hầu
hết các nước lúc bấy giờ không còn đủ vàng để chế độ bản vị vàng theo kiểu cổ
điển mà phải thực hiện chế độ bản vị vàng mới, không trọn vẹn hay còn gọi là chế độ bản
vị vàng bị cắt xén. Chế độ bản vị vàng mới bao gồm chế độ bản vị vàngthoi và
chế độ bản vị hối đoái vàng.
2.2.3. Chế độ bản vị vàng thoi:
Chế độ bản vị vàng thoi hay là chế độ kim định bản vị (gold bullion
stardand), theo chế độ này tiền giấy không được tự do đổi ra tiền vàng mà phải
có một khối lượng tiền giấy nhất định mới đổi được một thoi vàng. Chế độ bản vị vàng
thoi thi hành ở Anh năm 1925, muốn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất 1500 bảng Anh,
ở Pháp năm 1928 con số tối thiểu này là 225.000 Franc.
2.2.4. Chế độ bản vị hối đoái vàng:
Chế độ bản vị hối đoái vàng hay là chế độ kim hoàn bản vị (gold exchange stardand).
Đấy là chế độ trong đó tiền giấy không được đổi trực tiếp ra vàng, muốn chuyển
đổi ra vàng phải thông qua một đồng tiền trung gian khác. Thông thường đồng tiền trung
gian là đồng tiền mình có quan hệ chuyển đổi ra vàng.
2.2.5. Nhược điểm của chế độ bản vị vàng mới:
Vẫn mang những nhược điểm của chế độ bản vị vàng cổ điển. Áp dụng chế độ bản
vị vàng mới mang lại những lợi ích nhất định cho các nước như Anh làm chính
phủ Anh lạm dụng quyền phát hành Bảng Anh khiến đồng Bảng Anh liên tục bị khủng
hoảng và mất uy tín. Những nỗ lực nhằm quay trở lại với thời bản vị vàng sau Thế chiến I
đã không được quản lý đúng cách với việc tái áp dụng tỷ lệ trao đổi như thời trước chiến
tranh ở một số nước mặc cho có sự xuất hiện của lạm phát, tỷ lệ trao đổi thấp hơn ở những
nước khác và sự kìm hãm những cơ chế điều chỉnh cần thiết.
14
Theo các nhà nghiên cứu thì đây là bước lùi của hệ thống tiền tệ TBCN: sự
liên kết giữa vàng và tiền giấy đã trở nên lõng lẽo, trong chế độ bản vị vàng gián tiếp
người ta thấy sự xuất hiện của hiện tượng lạm phát.
2.2.6. So sánh chế độ bản vị vàng cổ điển và chế độ bản vị vàng mới:
Chế độ bản vị vàng cổ điển là chế độ trong đó tiền giấy khả hoán được chuyển đổi
thành vàng theo một định nghĩa chính thức. Ví dụ, vào năm 1930, 1USD = 1,504 gr
vàng,1FRF = 0,065gr vàng. Lượng tiền giấy phát hành luôn được đảm bảo bằng lượng
vàng dự trữ. Trong chế độ tiền tệ này, mọi người được tự do đúc tiền, đổi tiền giấy hoặc
vàng thoi lấy tiền vàng. Tiền tệ có giá trị trao đổi đúng bằng giá trị nội tại của nó. Giá trị
thật sự của tiền đúng bằng giá trị ghi trên đồng tiền. Trong chế độ bản vị vàng thoi,
Nhà Nước hạn chế quyền tự do đổi tiền lấy vàng bằng cách chỉ cho chuyển đổi từ
một khối lượng tối thiểu khá lớn, dưới hình thức vàng thoi. Tức là, vào thời kì này
không còn tiền dưới hình thức những đồng tiền vàng mà chỉ có hình thức vàng thoi, tiền
vàng không còn là phương tiện thanh toán chủ yếu trên thị trường nữa. Còn chế độ
bản vị hối đoái vàng là chế độ định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia theo đơn vị tiền tệ của
nước khác. Đơn vị tiền tệ của nước được chọn để định nghĩa lại theo chế độ kim
bản vị. Ví dụ, Ấn Độ đã định nghĩa đồng Roupie theo đồng bảng Anh, đồng bảng
Anh lại được định nghĩa theo bản vị vàng.
2.2.7. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng mới:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho hàng ngàn ngân hàng
bị phá sản và hàng loạt ngân hàng rơi vào thế khủng hoảng, dẫn tới tâm lý lo sợ của công
chúng, làn sóng đổi tiền giấy lấy vàng dâng lên ào ạt khiến các ngân hàng không còn đủ
vàng để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi. Những nước giữ nhiều GBP (đứng đầu là
Pháp) đã dùng GBP để săn vàng của Anh làm cho dự trữ vàng của Anh cạn dần.
Đến ngày 21/09/1931, Ngân hàng Anh phải đình chỉ đổi tiền giấy lấy vàng,
tuyên bố chấm dứt chế độ bản vị vàng thoi. Không săn được vàng của Anh, các
nước chuyển sang săn vàng của Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ mất luôn 20%
dự trữ vàng, Mỹ phải tuyên bố chấm dứt chế độ bản vị vàng vào năm 1933. Và các
quốc gia khác cũng lần lượt buộc phải từ bỏ nó trong thời gian Đại khủng hoảng
như ở Thụy Điển năm 1929, ở Bỉ vào tháng 3/1935, ở Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ vào
15
tháng 10/1936… Ngay từ khi ra đời, chế độ bản vị vàng mới đã bộc lộ tính chất không ổn
định nên khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đã thật sự
phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng. Đến
đây, chế độ bản vị vàng mới hoàn toàn sụp đổ dưới mọi hình thức.
2.3. Chế độ ngoại tệ bản vị:
2.3.1. Hoàn cảnh:
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cùng với việc các quốc gia lần lượt bãi bỏ chế độ tiền
giấy khả hoán, chuyển sang chế độ tiền giấy bất khả hoán gây nhiều khó khăn trong thương
mại quốc tế.
Để hổ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế, thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế
quốc tế đòi hỏi phải thiết lập chế độ tiền tệ, với một thước đo, tiêu chuẩn chung giữa các
quốc gia.
2.3.2. Khái niệm:
Là chế độ tiền tệ trong đó một nước quy định đơn vị tiền tệ của mình theo một ngoại tệ
nhất định (thường là ngoại tệ mạnh). Có nhiều loại chế độ ngoại tệ bản vị, tồn tại đan xen
nhau.
Chế độ ngoại tệ bản vị bao gồm những hình thức chủ yếu sau:
2.3.3. Chế độ tiền tệ theo khu vực:
Giai đoạn này, các nước đều phá giá tiền tệ của họ để canh tranh xuất khẩu và giành
giật thị trường tiêu thụ hàng hoá. Để có thể đứng vững trong cạnh tranh, các nước đã tự tập
họp thành các khu vực tiền tệ, mỗi khu vực do một nước lớn cầm đầu đối địch với các nước
khác.
16
Đặc điểm:
Phần lớn dự trữ ngoại hối của các nước thành viên được tập trung vào ngân hàng của các
nước cầm đầu.
Quan hệ tiền tệ giữa tiền tệ của các nước cầm đầu khu vực tiền tệ với tiền tệ của các
nước thành viên được thực hiện theo một tỷ giá hối đoái nhất định.
Phần lớn thanh toán quốc tế của các nước trong khu vực tiền tệ được thực hiện bằng
tiền tệ của nước cầm đầu khu vực tiền tệ.
* Chế độ tiền tệ theo khu vực hình thành và phát triển từ năm 1933 và kết thúc vào
năm 1939 do cuộc đại chiến tranh thế giới thứ II làm cho tình hình kinh tế chính trị và tài
chính của các nước ngày càng xấu đi, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao đã làm tan rã
khối thuộc địa, do đó kéo theo sự sụp đổ của các khu vực tiền tệ.
=> Như vậy, thời kỳ giữa 2 cuộc thế chiến, HTTTQT mang tính chất hỗn loạn.
Hệ thống Bretton Woods (1944-1973).
Sự hình thành hệ thống Bretton Woods
Ngay trước khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các nước đồng minh đã bắt đầu
việc xây dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế mới nhằm thúc đẩy các quan hệ tiền tệ và
Khu vực tiền tệ Các quốc gia sử dụng
Khu vực bảng Anh
Anh và các nước thuộc địa, nửa thuộc địa,
các nước có mối quan hệ mật thiết với Anh
về thương mại, tài chính như: Ai Cập, I
Rắc, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch…
Khu vực Đô-la Mỹ
Do Mỹ cầm đầu bao gồm: Mỹ, Canada và
các nước ở Châu Mỹ LaTinh…
Khu vực Frăng Pháp
Do Pháp cầm đầu bao gồm Pháp và các
nước thuộc địa của Pháp ở Châu Âu và
Châu Phi…
Khu vực đồng Rouble
Liên Xô (cũ) và các nước theo Chủ Nghĩa
Xã Hội…
17
thương mại quốc tế. Vào năm 1944, một hội nghị quốc tế được nhóm họp tại Bretton
Woods (Mỹ) với sự tham gia của đại diện 44 quốc gia đã đưa ra một loạt các biện pháp liên
quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ, dẫn đến sự hình thành hệ thống tiền tệ quốc tế mới với
tên gọi là hệ thống Bretton Woods.
Hệ thống tiền tệ quốc tế mới được xây dựng chủ yếu trên cơ sở kế hoạch do đoàn
đại biểu Mỹ đưa ra (một kế hoạch khác do Anh đưa ra đã không được chấp thuận) theo đó
hệ thống phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản sau đây:
- Các tổ chức quốc tế - hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đòi hỏi phải
thành lập một tổ chức quốc tế với những chức năng và quyền hạn nhất định.
- Chế độ tỷ giá hối đoái - tỷ giá hối đoái phải được xác định cố định về mặt ngắn
hạn, nhưng có thể được điều chỉnh khi xuất hiện tình trạng “mất cân đối cơ bản”.
- Dự trữ quốc tế - để giúp chế độ tỷ giá cố định điều chỉnh hoạt động một cách có
hiệu quả, các quốc gia cần tới một lượng dự trữ quốc tế lớn, vì vậy phải có sự gia tăng vàng
và các nguồn dự trữ bằng tiền.
- Khả năng chuyển đổi của đồng tiền – vì lợi ích kinh tế chung mà tất cả các quốc
gia phải tham gia vào mọi hệ thống thương mại đa phương tự do, trong đó các đồng tiền
chuyển đổi tự do được sử dụng.
3.2. Đặc điểm của hệ thống Bretton Woods
Thứ nhất là chế độ tỷ giá. Tỷ giá hối đoái cố định trong ngắn hạn, có thể điều chỉnh
trong những trường hợp cụ thể. Theo quy định của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), mỗi đồng
tiền quốc gia được ấn định một tỷ giá cố định với USD và được phép dao động trong biên
độ ±1%. Giá USD được cố định với vàng là 35USD/ounce. Việc cố định tỷ giá đôla với
vàng đã tạo lòng tin cho cả thế giới vì Mỹ vào thời điểm đó chiếm 70% dự trữ vàng của thế
giới. Chính phủ Mỹ cam kết đổi đôla ra vàng không hạn chế. Một cách gián tiếp, các quốc
gia có thể hoàn toàn tin tưởng khi neo giá đồng tiền nước mình với đồng đôla. Trong những
trường hợp mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thanh toán, các quốc gia có thể tiến
hành phá giá hay nâng giá đồng tiền với biên độ nhỏ hơn 10% trước khi IMF phải can
thiệp.
Thứ hai, là dự trự quốc tế. Muốn duy trì tỷ giá hối đoái cố định, các quốc gia phải có
một lượng dự trữ quốc tế đủ lớn bằng vàng và ngoại tệ. Theo quy định của IMF, tổ chức
18
này sẽ giám sát và hỗ trợ hợp tác quốc tế trên lĩnh vực tiền tệ và thương mại. Để cho các
quan hệ thương mại ổn định, cần phải duy trì một hệ thống tỷ giá ổn định, hiệu quả. Nhằm
trành cho các quốc gia thành viên thực hiện phá giá hoặc nâng giá đồng tiền, IMF cung cấp
cho các thành viên một hạn mức tín dụng thường xuyên để tài trợ cho thâm hụt cán cân
thanh toán. Hạn mức tín dụng phụ thuộc vào quy mô của các nền kinh tế và tỷ trọng đóng
góp của các quốc gia đó vào IMF. Các quốc gia đóng góp vào IMF theo tỷ lện ¼ là tài sản
dự trữ (chủ yểu là vàng), ¾ bằng đồng tiền quốc gia. Khi gặp khó khăn, mỗi thành viên
được rút 25% hạn mức trong lần đầu, sau đó muốn rút thêm phải tuân thủ nghiêm ngặt các
chính sách kinh tế của IMF đưa ra, có thể rút trong 4 lần, mỗi lần 25% hạn mức.
Thứ ba là khả năng chuyển đổi các đồng tiền. Các quốc gia tham gia vào quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF) và Hiệp định chung về thương mại và thuế quan GATT phải cam kết chuyển
đổi không hạn chế đồng nội tệ đối với các giao dịch trong cán cân vãng lai (có thể hạn chế
kiểm soát chu chuyển vốn nhưng không kiểm soát các chuyển đổi tiền tệ phục vụ mục đích
thương mại).
3.3. Hoạt động của hệ thống Bretton Woods
Thời gian tồn tại của hệ thống BW có thể chia thành hai giai đoạn: giai đoạn “đói Đôla”
(1940 – 1958) và giai đoạn “bội thực Đôla” ( 1959 – 1971).
Giai đoạn “đói đôla” (1940-1958):
Trong chiến tranh thế giới II, Mỹ đã thu được nguồn vàng lớn từ bên ngoài bằng việc
buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. Sau chiến tranh, Mỹ đã có 1 nguồn dự trữ vàng
lên tớI 26 tỉ đôla chiếm 60% dự trữ vàng trên toàn thế giới. Do đó, đồng đôla của Mỹ được
coi là tốt như vàng.
Trong khi đó, do bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên các nước Tây Âu có một nhu cầu
tín dụng lớn để nhập khẩu những gì cần thiết cho công cuộc tái thiết. Theo kế họach
Marshall, vẫn được biết đến là kế hoạch tái thiết Châu Âu, từ 1948 đến 1954, $17 tỉ Mỹ đã
được đưa vào 16 nước Tây Âu.
Hơn nữa, trong giai đoạn này, những bất đồng lớn trong phe đồng minh chống phát xít
bắt đầu xuất hiện. Mặc dù Liên Xô có tham gia vào hộI nghị Bretton Woods năm 1944
nhưng Liên Xô lại từ chối tham gia vào quỹ tiền tệ thế giới. Đặc biệt trong không khí căng
thẳng của chiến tranh lạnh, Mỹ đã phải chi trả một khoản lớn cho quân sự, do đó vào cuối
19
những năm 50 đầu những năm 60 nền kinh tế Mỹ bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu của
khủng hoảng.
Giai đoạn “bội thực đôla” (1959-1971):
Trong giai đoạn này, nền kinh tế ở các nước Tây Âu dần đi vào ổn định và phát triển.
Nguồn dự trữ đôla ở ngân hàng các nước tăng lên nhanh với tốc độ không mong muốn, các
ngân hàng đó bắt đầu tìm cách chuyển đổi đôla lấy vàng.
Thêm vào đó, thị trường vàng kép xuất hiện mà khoảng cách giữa giá vàng trên thị
trường tự do với giá vàng của ngân hàng nhà nước là rất lớn, mức giá vàng trên thị trường
tự do là $35/ounce, còn mức giá trên thị trường tự do biến động theo quy luật cung - cầu.
Điều này dẫn đến tình trạng những nhà đầu cơ mua vàng ở ngân hàng trung ương và bán
vàng trên thị trường tự do.
Lúc này, nền kinh tế của Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ. Do đó, giá trị đồng
tiền của các nước này cũng tăng. Lòng tin vào đồng đôla cũng giảm sút, nguồn vốn khổng
lồ bằng đồng đôla dần được chuyển sang các đồng tiền mạnh hơn.
Đến năm 1971, Mỹ phải tuyên bố ngừng đổi đồng đôla sang vàng và phá giá lần thứ
nhất đối với đồng đôla. Bằng việc ký thỏa thuận Smith mà theo đó giá vàng chính thức
được tăng từ 35 đôla lên $38/ounce, và đồng tiền của một số nước như Mac Đức, Yên
Nhật, Franc Thụy Sỹ được nâng giá. Mức dao động xung quanh ngang giá được nâng lên từ
1% lên 2,25%. Do việc chuyển đổi đôla thành vàng không được phục hồi cho nên trong
thời gian đó gọi là “chế độ bản vị đôla” tuy nhiên hiệp ước Smith chỉ tồn tại được 15 tháng.
Vào đầu năm 1973 do khủng hoảng của đồng $ nên các quốc gia công nghiệp chủ chốt
đã bãi bỏ các mức ngang giá chính thức với đồng $ và thực hiện thả nổi độc lập (hoặc tập
thể) đồng tiền của mình, sau khi Mỹ phá giá đồng $ lần thứ 2. Điều này đánh dấu sự thất
bại hoàn toàn trong việc cải tổ hệ thống Bretton Woods và sự sụp đổ của hệ thống bản vị $
này.
4.4. Nguyên nhân sụp đổ của hệ thống Bretton Woods
Hệ thống Bretton Woods hoạt động với sự thành công rõ ràng và đáng ghi nhận, trong
suốt những năm từ 1947 đến 1971 chỉ xảy ra một số lần điều chỉnh đột xuất. Việc giải thích
sự sụp đổ của Bretton Woods thường tập trung vào vấn đề thanh khoản và sự thiếu vắng
một cơ chế điều chỉnh phù hợp.
20
- Vấn đề thanh khoản:
Với mức giá $35 /ounce thì tổng tài sản nợ của chính phủ Mỹ đã vượt tổng tài sản có
bằng vàng. Điều này có nghĩa là khả năng chuyển đổi toàn bộ tài sản nợ bằng USD ra vàng
tại mức giá $35/ounce là không thể thực hiện. Triffin đã tiên đoán rằng: một khi chính phủ
Mỹ đã bộc lộ mất khả năng thanh toán (chuyển đổi USD ra vàng tại mức giá $35/ounce
như cam kết), tức USD được dự tính là sẽ phá giá đối với vàng; do đó, các ngân hàng trung
ương nước ngoài sẽ chuyển đổi USD dự trữ của mình ra vàng, do lượng vàng không đủ nên
chính phủ Mỹ cuối cùng buộc phải từ chối việc chuyển đổi USD ra vàng, nghĩa là chấm dứt
duy trì tỷ giá cố định với USD, làm cho Bretton Woods sụp đổ.
- Sự thiếu vắng một cơ chế điều chỉnh:
Bretton Wood cho phép điều chỉnh tỷ giá chính thức như là biện pháp cuối cùng để điều
chỉnh sự mất cân đối cơ bản trong BOP của các nước thành viên. Tuy nhiên trong thực tế
các quốc gia có BOP mất cân đối tỏ ra rất miễn cưỡng khi thực hiện cac biện pháp như: phá
giá, nâng giá, hay các chính sách kinh tế khác nhằm duy trì trạng thái cân bằng của BOP.
Về phía Mỹ: Cho dù tỷ lệ lạm phát sau nhiều năm tuy có cao, nhưng chính phủ Mỹ
không thể phá giá USD đối với vàng được, bởi vì nếu phá giá sẽ làm xói mòn lòng tin vào
toàn hệ thống Bretton Woods. Hơn nữa, giả sử chính phủ Mỹ phá giá USD so với vàng thì
cũng không cải thiện được sức cạnh tranh thương mại quốc tế nếu như các bạn hàng vẫn
duy trì tỷ giá cố định đối với USD. Như vậy, để duy trì và kiểm soát được thâm hụt BOP
chính phủ Mỹ buộc phải áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế.
Đối với các nước có BOP thâm hụt: Rõ ràng hành động phá giá là phương thuốc cuối
cùng để cải thiện BOp của các nước bị thâm hụt. Nhưng thực tế chỉ ra rằng các nước có
BOP thâm hụt lại tỏ ra rất miễn cưỡng khi phá giá đồng tiền của mình, bởi vì phá giá
thường được xem là biểu hiện yếu kém của chính phủ và của cả một quốc gia. Một khi các
quốc gia có thâm hụt BOP miễn cưỡng áp dụng các chính sách thiểu phát nền kinh tế cũng
như phá giá đồng bản tiền tệ, có nghĩa là hệ thống Bretton Woods phải trông chờ vào các
nước có thặng dư BOP làm một cái gì đó để BOP của họ giảm xuống.
Đối với các nước có thặng dư BOP như Đức, Nhật, Thuỵ Sỹ cũng muốn chứng tỏ
rằng việc nâng giá đồng tiền của họ cũng khó khăn và miễn cưỡng chẳng kém gì các nước
phải phá giá đồng tiền. Điều này xảy ra là vì khi đồng tiền của họ tiếp tục được định giá
21
thấp sẽ cho phép duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong xuất khẩu và hướng nền kinh tế vào
sản xuất hàng xuất khẩu. Họ lo ngại rằng nếu nâng giá đồng bản tệ sẽ khiến cho tăng
trưởng xuất khẩu chậm lại, thất nghiệp gia tăng bởi vì các ngành sản xuất hàng xuất khẩu
phải co lại. Hơn nữa, các quốc gia này không dễ gì áp dụng chính sách mở rộng tiền tệ như
là các biện pháp giảm thặng dư BOP bởi vì họ luôn lo ngại về những hậu quả của lạm phát
có thể gây ra.
Trong chế độ tỷ giá cố định, áp lực luôn đè nặng lên con nợ phải tiến hành biện pháp
điều chỉnh nào đó bởi vì nếu không dự trữ ngoại hối sẽ cạn kiệt để bảo vệ tỷ giá.
- Về đặc quyền phát hành USD: Vai trò độc tôn của USD bao hàm ý rằng, nước Mỹ là
người cung cấp nguồn thanh khoản quốc tế chủ yếu dưới chế độ Bretton Woods. Để có
được nguồn dự trữ quốc tế, phần thế giới còn lại (không phải Mỹ) phải duy trì BOP luôn ở
trạng thái thặng dư, trong khi đó Mỹ phải duy trì một BOP luôn thâm hụt. Điều này có
nghĩa là phần còn lại của thế giới phải tiêu dùng ít hơn những gì mà chính nó sản xuất ra,
trong khi đó nước Mỹ có đặc quyền là có thể tiêu dùng nhiều hơn những gì mà chính nước
Mỹ sản xuất ra.
22