Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Quyhoachtongthekhaithac.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.93 KB, 43 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO
QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC
HẢI SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN 2020

Vinh, tháng 10
1 năm 2008


MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................................5
PHẦN I. CƠ SỞ QUY HOẠCH...............................................................................................7
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ...........................................................................................................7
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ, NGƯ TRƯỜNG - NGUỒN LỢI.......................7

1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................7
1.1. Vị trí địa lý...........................................................................................7
1.2. Địa hình, sơng ngịi..............................................................................7
1.3 Khí hậu - Thuỷ văn................................................................................8
1.4. Đặc điểm bờ biển và địa hình chất đáy...............................................8
2. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................9
2.1.Cơ sở hạ tầng vùng biển.......................................................................9
2.2. Dân số - lao động vùng biển................................................................9
3. Ngư trường- nguồn lợi biển......................................................................10
3.1. Nguồn lợi biển Nghệ An.....................................................................10

III. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH KHAI THÁC THUỶ SẢN..........................................11


1. Năng lực tàu thuyền..................................................................................11
1.1. Số lượng tàu thuyền...........................................................................11
1.2. Trang thiết bị hàng hải......................................................................12
2. Cơ cấu nghề nghiệp..................................................................................12
3. Công nghệ và lao động khai thác..............................................................15
5. Cơ sở hạ tầng nghề cá...............................................................................16
6. Năng suất, sản lượng khai thác.................................................................17
6.1. Sản lượng khai thác...........................................................................17
6.2. Năng suất khai thác...........................................................................17
7. Đánh giá chung.........................................................................................18
7.1. Những kết quả đạt được:...................................................................18
7.2. Những tồn tại và nguyên nhân...........................................................19

IV. NHẬN ĐỊNH CÁC LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN CHO PHÁT TRIỂN KHAI THÁC
HẢI SẢN..............................................................................................................................20

1. Các lợi thế phát triển.................................................................................20
2. Những khó khăn, thách thức.....................................................................21

PHẦN II. QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH NGHỆ AN ĐẾN
2020...........................................................................................................................................24
I. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM QUY HOẠCH..............................................................24

1. Mục tiêu quy hoạch..................................................................................24
2


1.1. Mục tiêu chung...................................................................................24
1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................24
2. Quan điểm quy hoạch...............................................................................24


II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH.......................................................................................25

1. Phạm vi quy hoạch...................................................................................25
2. Phương pháp quy hoạch...........................................................................25
2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát.........................................................25
2.2. Phương pháp quy hoạch sản lượng khai thác...................................25
2.3. Phương pháp quy hoạch tàu thuyền nghề nghiệp theo các vùng, tuyến
khai thác....................................................................................................25
2.4. Quy hoạch nghề cấm, vùng cấm khai thác, đối tượng cấm khai thác26
2.5. Quy hoạch chuyển đổi nghề...............................................................26
2.6. Quy hoạch lao động...........................................................................26
3. Nội dung quy hoạch..................................................................................26
3.1. Quy hoạch sản lượng khai thác.........................................................26
3.2. Quy hoạch tàu thuyền, nghề nghiệp và phân tuyến khai thác...........28
3.3. Quy hoạch vùng cấm khai thác, cấm khai thác theo mùa vụ.............31
3.4. Quy hoạch lao động...........................................................................31
3.5. Quy hoạch về cơ sở hạ tầng nghề cá.................................................32

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.................................................................33

1. Giải pháp kinh tế- kỹ thuật.......................................................................33
1.1. Chuyển đổi nghề nghiệp, du nhập nghề mới......................................33
1.2. Mùa vụ khai thác:..............................................................................35
2. Cơ chế- chính sách hỗ trợ phát triển khai thác thủy sản...........................37
3. Giải quyết lao động & sắp xếp tổ chức sản xuất......................................37
4. Ứng dụng khoa học kỹ thuật và khuyến ngư............................................38
5. Tăng cường Quản lý nhà nước đối với khai thác hải sản.........................38
5.1. Thực hiện tốt các đề án, chương trình...............................................38
5.2. Quản lý khai thác, bảo vệ phục hồi nguồn lợi thuỷ sản.....................38

5.3. Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản...................................................39
6. Giải pháp về vốn đầu tư............................................................................40
6.1. Nhu cầu nguồn vốn............................................................................40
6.2. Nguồn vốn và cơ chế sử dụng............................................................41
7. Giải pháp tổ chức thực hiện......................................................................41
7.1. Phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện quy hoạch........41
7.2. Triển khai điều chỉnh, bổ sung, xây dựng quy hoạch........................42
7.3. Thường xuyên cập nhật, cụ thể hoá các nội dung quy hoạch............42

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................43
I. KẾT LUẬN.......................................................................................................................43

3


II. KIẾN NGHỊ....................................................................................................................43

4


GIỚI THIỆU CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA
1. Cơ quan quản lý hoạt động
Ban quản lý dự án FSPS II Nghệ An
Địa chỉ: 129- Lê Hồng Phong- Vinh- Nghệ An
2. Các cơ quan giúp đỡ thực hiện:
- Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An
- Cục Thống kê Nghệ an
- Chi cục BVNL Thủy sản Nghệ An
- UBND các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Thị xã
Cửa Lò

3. Cơ quan tư vấn thực hiện:
Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Nguyên Gia
Địa chỉ: 181- Phong Định Cảng- Vinh- Nghệ An
* Nhóm soạn thảo và tham gia thực hiện:
- Trần Cao Mưu - Kỹ sư khai thác thuỷ sản
- Nguyễn Văn Bản- Kỹ sư khai thác thuỷ sản
- Trần Tình- Kỹ sư ni trồng thủy sản
- Trương Xn Sinh - Thạc sỹ sinh học

5


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB-XK
BVNL
KTHS
NTTS
PCLB&TKCN
PTBV
PTNT
XNK
DANIDA
FSPS-II
VIFEP
NADAREP
PRA
RIMF
SCAFI
WTO


:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Chế biến - Xuất khẩu
Bảo vệ nguồn lợi
Khai thác hải sản
Ni trồng thủy sản
Phịng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn
Phát triển bền vững
Phát triển nơng thôn
Xuất nhập khẩu
Tổ chức Phát triển quốc tế Đan Mạch
Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản - giai đoạn II
Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi thủy sản
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn

Viện Nghiên cứu Hải sản
Dự án Tăng cường quản lý khai thác thủy sản
Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Biến động số lượng tàu thuyền hàng năm..........................................11
Bảng 2. Cơ cấu nghề nghiệp theo nhóm cơng suất..........................................12
Bảng 3. Cơ cấu nghề nghiệp theo các địa phương..........................................13
Bảng 4. Thu nhập trung bình trên đơn vị thuyền nghề..................................15
Bảng 5. Biến động sản lượng khai thác hải sản...............................................17
Bảng 6. Biến động năng suất khai thác bình quân..........................................17
Bảng 7- Các chỉ tiêu về sản lượng khai thác hải sản giai đoạn 2010-2020....26
3.2.1. Cơ cấu tàu thuyền và phân tuyến khai thác..........................................27
Bảng 8- Định hướng cơ cấu và số lượng tàu thuyền đến 2020.......................27
Bảng 9- Định hướng cơ cấu nghề nghiệp.........................................................30
Bảng 10- Tổng hợp chuyển đổi nghề và nâng cấp tàu thuyền đến 2020.......33
Bảng 11- Tỷ lệ cá xuất hiện trong năm............................................................36
Bảng 12- Tính tốn nhu cầu đầu tư......................................................................40

6


Lời nói đầu
Nghệ An là tỉnh ven biển thuộc khu vực Bắc Trung bộ, có 82 Km chiều
dài bờ biển, có 6 cửa lạch thuận tiện cho tàu thuyền ra vào neo đậu. Theo tài liệu
những năm 1980 vùng biển Nghệ An có trữ lượng thuỷ sản khoảng 83 ngàn tấn,
khả năng cho phép khai thác 43 ngàn tấn. Đến năm 1998, theo tài liệu của Viện
nghiên cứu Hải sản Hải Phịng thì biển Nghệ An có trữ lượng thuỷ sản khoảng
78 ngàn tấn, khả năng cho phép khai thác từ 32 - 35 ngàn tấn. Điều đó cho thấy
nguồn lợi thuỷ sản đã có sự sụt giảm đáng kể. Tính đến tháng 7 năm 2008, Nghệ

An có 4.097 chiếc tàu, thuyền làm nghề khai thác thuỷ sản, trong số đó có 2.479
chiếc có cơng suất máy dưới 50 CV chủ yếu tập trung khai thác ở ven bờ và
vùng lộng. Áp lực khai thác ven bờ tăng làm mất cân đối giữa khả năng nguồn
lợi cho phép khai thác với cường lực khai thác ven bờ, gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới sự phát triển bền vững của nghề khai thác biển, làm cạn kiệt nguồn lợi
thuỷ sản, tác động xấu đến đời sống kinh tế- xã hội của ngư dân vùng biển.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho nghề khai thác biển, tăng cường
tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản đòi hỏi cần sắp xếp lại lực lượng tàu
thuyền khai thác, cơ cấu lại nghề nghiệp một cách hợp lý, phân vùng và tuyến
khai thác cũng như phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá,… Điều đó, đặt ra
u cầu đối với cơng tác quản lý nhà nước cần phải có quy hoạch tổng thể về
khai thác hải sản.
Được sự hỗ trợ của Ban quản lý dự án FSPS II Nghệ An, nhóm soạn thảo
tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến năm
2020; bản báo cáo đề cập đến những vấn đề sau:
- Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nghệ an có tác động
tới nghề khai thác hải sản
- Hiện trạng phát triển khai thác hải sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 20012007
- Quy hoạch khai thác hải sản tỉnh Nghệ An đến 2020
- Kiến nghị và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.
Nhóm soạn thảo chân thành cảm ơn sự tham gia đóng góp ý kiến của Sở
Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Thị
xã Cửa Lò, Chi cục BVNL Thủy sản Nghệ An và các cán bộ đã và đang cơng tác
trong ngành thuỷ sản.
TM NHĨM SOẠN THẢO
TRƯỞNG NHĨM

Trần Cao Mưu
7



PHẦN I
CƠ SỞ QUY HOẠCH
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Việc xây dựng các phương án quy hoạch dựa trên những căn cứ pháp lý
liên quan đến những vấn đề về quản lý phát triển kinh tế biển và ven biển, bao
gồm: Luật Thuỷ sản được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003; Quyết định
131/2004/QĐ.TTg ngày 16/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2010; Nghị định
123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của chính phủ về Quản lý hoạt động khai
thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt nam trên các vùng biển; Nghị định của
Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất,
kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản; Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày
19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an tồn cho người và tàu cá hoạt động trên
biển;Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn
thực hiện Nghị định 59/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Kế hoạch hành động thực
hiện chiến lược biển tỉnh Nghệ An đến 2020 và Chương trình hành động Thực
hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn
đến năm 2020 của tỉnh Nghệ an.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ, NGƯ TRƯỜNG - NGUỒN LỢI

1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý từ 18 0 33'10" đến
19024'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đơng. Diện tích tự
nhiên tồn tỉnh là 16.488,45km2, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên tồn quốc.
Vùng ven biển Nghệ An gồm 5 địa phương là Thành phố Vinh, thị xã Cửa
Lò và các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, có diện tích tự nhiên là
1.386,73 km2, dân số là 1.194,99 nghìn người; mật độ dân số 862 người/km 2 (số

liệu năm 2007); chiều dài bờ biển 82km. So với vùng ven biển của vùng Vịnh
Bắc bộ, vùng ven biển Nghệ An chiếm 7,17% diện tích và 14,89% dân số; so với
tồn tỉnh Nghệ An, vùng ven biển Nghệ An chiếm 8,41% diện tích và 38,53%
dân số.
1.2. Địa hình, sơng ngịi
Địa hình: Tỉnh Nghệ An nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa
dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng
từ Tây - Bắc xuống Đơng - Nam. Vùng biển và ven biển có địa hình trung bình
8


thấp, phân hố theo chiều dọc, khá bằng phẳng, phía tây là đồi thấp, tiếp đến là
đồng bằng, cồn cát, bãi triều. Nhiều núi nhô ra sát biển và địa hình bị chia cắt
theo lưu vực sơng. Với đặc điểm này, tạo ra nhiều điều kiện để hình thành và
phát triển các khu công nghiệp chế biến, khu du lịch và có thể thiết lập nhiều cơ
sở cảng vận tải cũng như cảng cá phục vụ cho khai thác hải sản.
Sơng ngịi: Tổng chiều dài sơng suối trên địa bàn tỉnh khoảng 9.828 km,
mật độ trung bình là 0,7 km/km2. Sơng lớn nhất là sơng Lam (sơng Cả) có chiều
dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km 2
(riêng ở Nghệ An là 17.730 km 2), tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m 3.
Nhìn chung, nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ
cho đời sống sinh hoạt của nhân dân.
1.3 Khí hậu - Thuỷ văn
Vùng biển và ven biển Nghệ An nằm trong khu vực tiếp giáp giữa hai
vùng khí hậu Bắc-Nam; chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, quanh năm chịu
tác tác động, chi phối của hai trường gió chính là gió mùa Đơng Bắc (từ tháng 11
đến tháng 3 năm sau) và gió mùa Tây Nam (từ tháng 4 đến tháng 8). Bão thường
tập trung vào các tháng 8, 9, 10 và thường đi kèm theo mưa lớn nên gây lũ lụt và
ngập úng; Trong thời gian này, vấn đề phịng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạ
được đặt lên hàng đầu, nhất là đối với lĩnh vực khai thác hải sản.

Vùng biển và ven biển Nghệ an ở hạ lưu các sông nên ảnh hưởng rất lớn
của thủy triều và bão. Trong mùa lũ, mực nước biến đổi phụ thuộc chủ yếu vào
chế độ lũ ở thượng lưu, trung lưu các sông và thường dâng cao gây lũ lụt. Mùa
hạn kéo dài gần 7-8 tháng, nhưng lượng nước cả mùa chỉ bằng 10-30% cả năm
nên dòng chảy chậm, thuỷ triều xâm thực, nước chảy ngược từ biển vào.
1.4. Đặc điểm bờ biển và địa hình chất đáy
Vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m
trở vào đáy biển tương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm,
cồn cát. Vùng biển Nghệ An là nơi tập trung nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế
cao. Bờ biển Nghệ An có dạng hình vịng cung: từ bắc Quỳnh Lưu đến Vịnh
Diễn Châu bờ biển theo hướng Đông Bắc- Tây Nam; từ Vịnh Diễn Châu đến
Cửa Hội theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Do cấu tạo bờ biển, kết hợp với các
hướng gió chính thịnh hành trong năm đã tạo nên tập quán nghề nghiệp và kỹ
năng khai thác ven bờ của các địa phương miền biển. Đáy biển của Nghệ An
thoải (độ dốc tăng chậm) ở độ sâu 40m nước trở vào. Từ độ sâu 40-80m nước,
độ dốc có tăng nhanh hơn khi đi lên phía Bắc, nhưng độ dốc nền đáy tăng chậm
hơn; các đường đẳng sâu có xu thế song song thưa dần đều rất phù hợp với nghề
khai thác cá đáy.
9


2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.Cơ sở hạ tầng vùng biển
Về giao thông: Tuyến quốc lộ 1 dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu,
Diễn Châu, Nghi Lộc, Vinh thường nằm dọc theo chiều dài bờ biển, cách bờ biển
trung bình 6km; bên cạnh đó, có tuyến đường xanh ven biển nối liền các xã vùng
biển, hệ thống các đường ngang nối với Quốc lộ 1, và tất cả các xã vùng biển
đều có đường giao thơng đi vào tận khối cụm, xã; đây là điều kiện thuận lợi cho
việc giao thương của vùng biển.
Về nước ngọt phục vụ cho nghề khai thác: Hiện tại các nhà máy nước trên

địa bàn các huyện ven biển chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nước sinh hoạt
cho các vùng thị trấn, thị xã. Riêng các xã vùng biển, nhất là các xã vùng bãi
ngang chưa được cung cấp nước sinh hoạt từ nhà máy. Ở những vùng này chủ
yếu dùng hệ thống nước ngầm thông qua các giếng bơm của từng hộ. Đối với
nước phục vụ cho đội tàu khai thác tại các cảng cá, bến cá cũng đáp ứng một
cách rất hạn chế nhu cầu của các đội tàu này. Đây là một khó khăn đối với nhân
dân vùng biển nói chung và nghề khai thác nói riêng.
Về hệ thống điện: Ở tất cả các xã ven biển đều có hệ thống điện lưới; tuy
nhiên điện cung cấp cho sản xuất, nhất là ở các cảng cá, bến cá còn ở mức độ
thấp, chưa đáp ứng một cách đầy đủ cho tàu thuyền cập bến cũng như các cơ sỏ
sản xuất trên bờ.
Hệ thống cảng cá, bến cá: Nghệ an có 1 cảng cá tại Cửa Hội, 2 bến cá tại
Quỳnh Lưu, 1 bến cá tại Diễn Châu và 1 bến cá tại Nghi Thuỷ- Cửa Lò và một
số các bến cá nhỏ (nhưng không đáng kể). Hiện tại, đã có dấu hiệu q tải,
khơng đáp ứng được cho đội tàu khai thác; bên cạnh đó việc triển khai và đầu tư
xây dựng hệ thống khu neo đậu, tránh trú bão triển khai chậm, là khó khăn cho
người và tàu thuyền khi mùa mưa bão đến.
2.2. Dân số - lao động vùng biển
Dân số vùng biển và ven biển Nghệ An năm 2007 là 1.194,99 ngàn người,
chiếm 5,31% dân số vùng ven biển của cả nước; 10,21% dân số vùng ven biển
miền Trung và 38,53% dân số tỉnh Nghệ An. Mật độ dân số bình quân vùng biển
và ven biển tỉnh Nghệ An năm 2007 là 862 người/km 2; bằng 4,6 lần mật độ dân
số trung bình toàn tỉnh. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đều giữa các
địa phương vùng ven biển: thành phố Vinh có mật độ lớn nhất 3.658 người/km 2,
tiếp theo là Thị xã Cửa Lò là 1.849 người/km 2; các huyện Quỳnh Lưu, Diễn
Châu, Nghi Lộc lần lượt là 579 người/km2, 612 người/km2, 979 người/km2. Sự
10


chênh lệch về phân bố dân cư còn diễn ra giữa các xã trong một huyện, giữa

thành thị và nông thôn, giữa cửa lạch và bãi ngang.
Theo số liệu năm 2007 của Cục thống kê Nghệ An, lực lượng lao động
đánh bắt thuỷ sản có khoảng 23.000 lao động; trong đó lao động kỹ thuật khoảng
1000 người, lao động phổ thơng 22.000 người, trong đó đa phần là trẻ, tuổi đời
từ 18 - 40, có sức khoẻ tốt. Lao động dịch vụ hậu cần nghề cá và đóng sửa tàu
thuyền có 7500 người.
Chất lượng lao động nhìn chung khơng cao, chỉ có một số được đào tạo
cấp bằng cho đủ chứng chỉ hành nghề chứ không được đào tạo bài bản qua
trường lớp, mặt bằng trình độ dân trí của ngư dân thấp, hầu hết chưa học xong
phổ thông, do đó chủ yếu là lao động phổ thơng.
3. Ngư trường- nguồn lợi biển
3.1. Nguồn lợi biển Nghệ An
Tài nguyên biển Nghệ An được đánh giá là khá phong phú, theo các tài
liệu nghiên cứu, nguồn lợi hải sản khu vực biển Nghệ An có trên 267 lồi cá
thuộc 91 họ, trong đó có 62 lồi có giá trị kinh tế cao, có thể chia thành 2 nhóm
sau: Nhóm gần bờ có 121 lồi chiếm 45,3% (trong đó cá nổi có 20 loài bằng
7,5%, cá đáy và gần đáy 101 loài, tương ứng 37,8%). Nhóm xa bờ 146 lồi
chiếm 54,7% (trong đó cá nổi 39 lồi bằng 14,6%, cá đáy và gần đáy 107 loài
bằng 40,1%).
Tổng trữ lượng thuỷ sản biển 78.000 tấn; trong đó trữ lượng cá biển
khoảng 74 ngàn tấn, khả năng cho phép khai thác từ 29.000 - 30.000 tấn/ năm.
Mực ở biển Nghệ An chủ yếu là mực ống và mực nang, trữ lượng ước tính
khoảng 3.000 tấn, khả năng cho phép khai thác 1500 tấn/ năm.
Tôm biển Nghệ An gồm có khoảng 20 lồi, các lồi chủ yếu có sản lượng
lớn là: Tơm He, tơm Bộp, tôm Sắt, tôm Bạc nghệ. Trử lượng khoảng 700 tấn,
khả năng cho phép khai thác 350 tấn/ năm.
Ngoài ra biển Nghệ An cịn có các lồi nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao
như Ốc Hương, Ngao, Điệp, Sị lơng…
Moi biển là loại hải đặc sản của Nghệ an, mùa vụ khai thác tập trung vào
tháng 5, tháng 6. Vào mùa này, moi áp lộng làn 4-6m nước độ sâu, khả năng

khai thác từ 1.500 – 2.000 tấn/năm.
3.2. Nguồn lợi Vịnh bắc bộ và các vùng khác
Theo số liệu trích từ Chương trình Tổng thể khai thác, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thuỷ sản đến 2015 và tầm nhìn 2020- Bộ Nông nghiệp& PTNT; Tổng
trữ lượng cá vùng vịnh Bắc bộ có 586.369 tấn; khả năng khai thác 249.835
11


tấn/năm. Vùng trung bộ có trữ lượng 1.187.700 tấn, khả năng khai thác 534.325
tấn/năm; Vùng Đơng nam bộ có trữ lượng 1.075.650 tấn , khả năng khai thác
460.725 tấn; vùng Tây Nam bộ có trữ lượng 1.069.392 tấn, khả năng khai thác
440.146 tấn; Vùng giữa Biển Đơng có trữ lượng 1.156.032 tấn, khả năng khai
thác 462.413 tấn. Đây là những vùng tiềm năng, là cơ sở để mở rộng ngư trường
khai thác ra ngoại tỉnh; nhất là vùng Vịnh bắc bộ, và vùng giữa Biển Đơng.
III. HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH KHAI THÁC THUỶ SẢN

1. Năng lực tàu thuyền
1.1. Số lượng tàu thuyền
Nhìn chung, số lượng tàu thuyền khai thác hải sản của tỉnh Nghệ An tăng
hàng năm, từ 2.905 chiếc năm 2001 tăng lên 4.097 chiếc năm 2008, tương ứng
vơí tổng công suất từ 115.327 CV lên 195.000 CV. Công suất bình quân của 1
tàu tăng từ 40 cv/tàu lên 47,6 cv/tàu năm 2008. Biến động số lượng tàu thuyền
được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Biến động số lượng tàu thuyền hàng năm
Nhóm tàu
Dưới 20CV
Từ 21-50CV
Từ 50-90CV
Trên 90CV
Tổng cộng

Tổng công
suất (CV)
Công suất
BQ (CV/tàu)

Số lượng tàu thuyền theo các năm (chiếc)
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
1.100
1.099
1.071
1.059
1.117
930
916
919
1.144
1.134
1.155
1.232
1.475
1.535
1.535
1.560

264
295
357
375
863
870
884
980
397
397
447
449
444
465
465
638
2.905
2.925
3.030
3.115
3.899
3.800
3.800
4.097
115.327 121.800 143.321 152.389 163.509 169.000 170.000 195.000
39,7

41,6

47,3


48,9

41,9

44,5

44,7

47,6

(Nguồn: Sở Nông nghiệp& PTNT Nghệ An, tháng 9/2008)
Từ 2001 đến nay, đội tàu khai thác thuỷ sản của Nghệ An có sự thay đổi
đáng kể về số lượng và công suất máy. Cơ cấu đội tàu phát triển theo hướng
giảm dần loại tàu thuyền có cơng suất nhỏ < 20cv và tăng mạnh số lượng loại tàu
có cơng suất từ 20 - 50cv. Điều này được giải thích là do ngư dân tự cải tiến lắp
thêm máy (loại 12 - 18cv) để tăng thêm sức kéo (loại 24 - 45cv). Mặc dù đội tàu
này được nâng cấp máy tàu nhưng vẫn chủ yếu hoạt động khai thác ở vùng lộng
và ven bờ, cơng nghệ khai thác cịn chậm đổi mới.
Kết thúc chương trình khai thác hải sản xa bờ, tồn tỉnh đã được đầu tư,
đóng mới 67 chiếc tàu có cơng suất từ 105 - 390cv (tổng cơng suất 14.158cv).
Chương trình khai thác hải sản xa bờ tạo ra động lực cho việc phát triển đội tàu
12


khai thác hải sản ở vùng khơi, từ chỗ 1 số đội tàu khai thác có hiệu quả, nhiều hộ
ngư dân đã tự bỏ vốn đóng mới tàu thuyền có công suất từ 90 - 300cv để khai
thác hải sản ở vùng khơi, đưa tổng số tàu khai thác thuỷ sản ở vùng khơi năm
2008 lên 638 chiếc, chiếm 16% số lượng tàu thuyền hiện có.
Bên cạnh đó, một số hộ ngư dân chưa đủ năng lực để đóng tàu to máy lớn

khai thác xa bờ thì đóng mới, cải hốn tàu thuyền, lắp thêm máy đẩy để có cơng
suất máy từ 45 - 90cv, khai thác ở vùng giữa khơi và lộng.
1.2. Trang thiết bị hàng hải
Trước khi có chương trình hỗ trợ đóng tàu khai khác hải sản xa bờ thì hầu
hết trên tàu khai thác chưa hề được trang bị trang thiết bị điện tử, hàng hải.
Nhưng đến nay, tồn tỉnh đã có hơn 900 tàu có công suất từ 60CV trở lên chuyên
khai thác hải sản vùng khơi được trang bị một số trang thiết bị điện tử hàng hải
như: la bàn, máy dò cá, máy định vị vệ tinh, máy thông tin liên lạc tầm xa
Việc trang bị đồng bộ hệ thống thiết bị điện tử- hàng hải đã giúp đội tàu
khai thác hải sản vùng khơi hoạt động an tồn, có hiệu quả: tăng ngày bám biển,
bám giữ ngư trường, bãi cá, nâng cao sản lượng khai thác.
2. Cơ cấu nghề nghiệp
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác rất đa dạng, từ các nghề khai thác truyền
thống ven bờ đến các nghề khai thác xa bờ và đặc biệt là một số nghề mới du
nhập về địa phương. Số lượng tàu thuyền theo nhóm cơng suất và nghề nghiệp
của từng địa phương thể hiện ở bảng 2. (tương ứng với số lượng tàu thuyền năm
2007)
Bảng 2. Cơ cấu nghề nghiệp theo nhóm cơng suất
Nghề khai thác

Câu tay cá
Câu tay mực
Chụp
Giã đơi
Giã đơn
Mành
Bóng ốc, ghẹ

Rê ba lớp
Te

Vây

0-20

63
20 

8
180
 
5
233
260
12
43

21-50

81
12
153
354
360
56
26
121
69
15
29


Nhóm cơng suất (cv)
51-90
91-140 140-300

61
150
375
46
40
35
 
50
3
4
4

13

3
74
175
 
 
1
 
 
 
 
15


3
4
36
 
6
 
 
 
 
 
21

> 300

Tổng

 
 
6
 
2
 
 
 
 
 
2

211
260

745
408
588
92
31
404
332
31
114


Vó ánh sáng
Xăm
Bẫy
Vớt moi, ruốc..
Đáy
Khác
Tổng
Phần trăm (%)

22
18
2
678
37
13
1.594
36

69

187
 
 
1
2
1.535
34

82
32
 
 
1
1
884
20

65
44
 
 
 
 
377
8

6
1
 
 

 
1
78
2

 
 
 
 
 
 
10

244
282
2
678
39
17
4.478
100

(Nguồn: Sở NN&PTNT và các huyện thị , 2007)
Tồn tỉnh có tổng số 4.478 thuyền/nghề, trong đó chủ yếu nhóm tàu nhỏ
hơn 20cv (36 %), hoạt động khai thác bằng các loại nghề ven bờ như dã tôm,
moi, rê (lưới bén) ven bờ, cửa sơng , rê 3 lớp.
Tiếp theo là nhóm tàu 21- 50 cv có 1.535 chiếc (chiếm 34 %), đây là đội
tàu hoạt động ở làn nước vùng lộng (từ 10-40m nước), ngư cụ chủ yếu là nghề
mang tính đặc trưng của vùng lộng như giã cá, dã tôm moi, xăm, rê, chụp mực
Nhóm tàu có cơng suất 51-90CV hoạt động giữa khơi và lộng, khai thác

có hiệu quả như câu mực, chụp mực
Nhóm tàu khai thác xa bờ (>90cv) là 465 chiếc, chiếm 11% tổng số tàu
thuyền toàn tỉnh, khai thác hải sản vùng khơi bằng các loại nghề chụp mực, vây
rút chì, vó ánh sáng và câu vàng.
Tóm lại từ thực trạng cơ cấu nghề nghiệp tại bảng 2, có tới 70 % số tàu
thuyền lắp máy từ dưới 50CV đang hoạt động khai thác vùng lộng và ven bờ.
Chỉ có 11 % tàu thuyền hoạt động thưa thớt ở vùng khơi. Hơn nữa tính kiêm
nghề trên 1 tàu thuyền còn thấp, mới chỉ đạt tỷ lệ gần 1,1 nghề trên thuyền. Đây
là một thách thức lớn đối với công tác quy hoạch, điều chỉnh hợp lý khai thác
giữa các vùng khai thác, khai thác gắn với tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
vùng biển.
Bảng 3. Cơ cấu nghề nghiệp theo các địa phương
Nghề khai thác
Câu tay cá
Câu tay mực
Chụp
Giã đôi
Giã đơn
Mành

Các huyện ven biển (chiếc)
Diễn
Quỳnh Lưu
Nghi Lộc TX.Cửa Lò
Châu

85
215
710
 

405
46

 
 
 
408
42
 
14

105
1
 
 
14
10

21
24
55
 
127
36

Tổng

211
260
745

408
588
92


Bóng ốc, ghẹ

Rê ba lớp
Te
Vây
Vó ánh sáng
Xăm
Bẫy

Vớt moi, ruốc…
Đáy
Khác
Tổng

 
291
276
 
47
188
76
2
 
 
1

2.368

26
 
 
 
50
 
185
 
678
 
 
1.363

 
113
37
 
17
6
 12
 
 
19
2
336

5
 

19
31
 
50

 
 
20
14
411

31
404
332
31
114
244
282
2
678
39
17
4.478

(Nguồn: Sở NN&PTNT Nghệ An và các huyện thị , 2007)
Phần lớn số lượng tàu thuyền tập trung tại huyện Quỳnh Lưu, với ngành
nghề đa dạng và tập trung nhiều nhất là nghề chụp mực, câu tay mực, giã đơn, rê
ba lớp và vó ánh sáng. Nghề nghiệp khai thác được ngư dân Quỳnh Lưu thường
xuyên cải tiến, du nhập, chuyển đổi theo hướng: cải tiến ngư cụ khai thác tôm,
moi vùng ven bờ; du nhập nghề mới, cải tiến công cụ để khai thác cá, mực năng

suất cao như: chụp mực, rê tầng đáy. Sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế, giá trị
xuất khẩu được khách hàn ưa chuộng. Trong điều kiện giá dầu tăng cao, ngư dân
Quỳnh Lưu đã phục hồi nghề bóng cá, bóng ốc, bóng ghẹ, khai thác có hiệu quả.
Huyện Diễn Châu: hiện đang khai thác bằng 2 nghề truyền thống là lưới
giã cá và lưới vây, xăm 10. Do tập quán nghề nghiệp, đặc biệt sự am hiểu về ngư
trường, nguồn lợi ngoài cá tầng đáy, thì ý thức chuyển ngư trường nguồn lợi cá
nổi và hải đặc sản thực sự gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong điều kiện phải
khai thác theo thế đơn nghề độc nghiệp nhưng ngư dân vùng cửa Lạch Vạn Diễn
Châu nơi có nghề lưới kéo truyền thống đã cải tiến ngư cụ cải hốn tàu, đầu tư
đóng mới nâng cấp công suất máy tàu. Kết quả là đang duy trì ổn định đơi sống
đưa nghề khai thác chiếm tỷ trọng đáng kể của địa phương và trong phạm vi tồn
tỉnh.
Huyện Nghi Lộc và Thị xã Cửa Lị có đội tàu khai thác vùng lộng là chủ
yếu. Riêng huyện Nghi Lộc có đội tàu vây rút chì nổi tiếng trong những năm 80
nay hoạt động yếu ớt do không duy trì được chà rạo và hạn chế khả năng mở
rộng ngư trường do giá dầu tăng cao.
Nhìn chung, cơ cấu nghề nghiệp đội tàu khai thác khá đa dạng, những
nghề khai thác chủ động như lưới kéo, lưới vây, chụp cá, mực vẫn được duy trì
mặc dù ngư trường khai thác gặp nhiều khó khăn. Nghề lưới kéo vùng Diễn
Châu đã có thời kỳ hoạt động khai thác vung ven bờ ảnh hưởng đến nguồn lợi
15


hải sản ở vùng này. Nghề lưới vây do hệ thống chà rạo khơng được duy trì nên
sản lượng khai thác giảm sút. Nghề chụp cá, mực đang được phát triển, cải tiến
từ 2 gông thành 4 gông đang trở thành một nghề khai thác có hiệu quả của ngư
dân Quỳnh Lưu. Những nghề khai thác bị động như nghề lưới rê ba lớp, rê đáy,
câu các loại vẫn được duy trì và phát triển. Đặc biệt 2 nghề rê đáy và rê ba lớp
đang được cải tiến và sản xuất có hiệu quả. Riêng nghề câu vẫn tồn tại cả 2 loại
câu vàng và câu tay. Làng nghề câu vàng ở xã Phúc Thọ- Nghi Lộc nếu được hỗ

trợ đầu tư vốn, đóng mới phương tiện khai thác sẽ du nhập được nghề câu khơi,
câu cá, mực đại dương như các tỉnh Nam trung bộ.
Bảng 4. Thu nhập trung bình trên đơn vị thuyền nghề
Nghề chính
Mành <20cv
Giã đơi 20-45cv
Chụp mực 20-89cv
Giã đôi 46-89cv
Mành 20-89cv
Chụp mực 90-140cv
Chụp mực 141-300cv
Rê đáy 20-89cv
Lưới vây 141-300cv

Thu nhập trung bình (triệu đồng/năm)
26,6
27,2
33,7
35,3
40,4
42,5
50,8
59,8
79,2

(Nguồn: Tổng quan khai thác thuỷ sản Nghệ An, 2007)
Từ bảng trên đây ta có thể thấy, thu nhập trung bình của các thuyền nghề ở
Nghệ An có xu thế tăng lên theo công suất của tàu thuyền, chỉ trừ một ngoại lệ là
nghề giã đơi và rê đáy. Nghề hiện nay có thu nhập cao nhất vẫn là nghề lưới vây
trong nhóm cơng suất 141 - 300cv, thu nhập trung bình của hộ lên tới gần 80triệu

đồng/năm. Nghề rê đáy tuy đầu tư ít nhưng thu nhập trung bình của hộ rất cao do
các đối tượng đánh bắt chủ yếu là xuất khẩu.
Nghề chụp mực không phải là nghề truyền thống của địa phương, nghề
này được du nhập từ Trung Quốc từ những năm 1993 với nghề chụp 2 tăng
gơng, sau đó nghề này được cải tiến thành 4 tăng gông sau năm 2003. Nghề chụp
4 tăng gông tập trung chủ yếu ở nhóm cơng suất 90-140cv và 141-300cv. Thu
nhập của nghề này trong 2 nhóm cơng suất trên khoảng 50 - 60 triệu
đồng/hộ/năm.
Nghề mành <20cv là nghề có thu nhập thấp nhất, và đây cũng là nghề hiện
nay vẫn phổ biến việc sử dụng chất nổ để khai thác hải sản.
3. Công nghệ và lao động khai thác
16


Đầu tư để du nhập công nghệ khai thác nếu hiểu đúng nghĩa phải là đầu tư
một cách đồng bộ từ công cụ khai thác, ngư trường nguồn lợi, quy trình khai
thác, bảo quản sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Theo nghĩa đó thì thực sự cơng
nghệ khai thác của các loại nghề ở nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng
chưa có nghề nào được đầu tư hoàn chỉnh. Tuy vậy, trong phạm vi cụ thể của địa
phương thì ta có thể đánh giá ngư dân Nghệ An đã tự bươn chải, chịu khó du
nhập nghề mới vượt mọi thách thức của cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển
bằng các công nghệ khai thác mới như chụp mực, rê tầng đáy, vây vó kết hợp
ánh sáng, lưới rê-câu khơi,…
Lực lượng lao động trực tiếp đánh bắt, khai thác hải sản toàn tỉnh hiện có
khoảng 23.000 người, trong đó có khoảng 1500 lao động kỹ thuật (bao gồm
thuyền trưởng, máy trưởng và kỹ thuật viên) Cịn lại 21.500 lao động phổ thơng,
có độ tuổi từ 18-40 tuổi.
Lao động dịch vụ hậu cần nghề cá khoảng 7.500 người, so với lao động
trực tiếp khai thác, lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ quá thấp, nhưng hiện tại vẫn đáp
ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của nghề cá.

Nhìn chung, lao động nghề cá có chất lượng không cao. Lao động dịch vụ
hậu cần nghề cá có xu hướng bất cập với nhu cầu sản xuất.
5. Cơ sở hạ tầng nghề cá
Ven biển Nghệ An, từ Bắc vào Nam có 06 cửa biển gồm: Cửa Lạch Cờn,
Cửa Lạch Quèn, Cửa Lạch Thơi, Cửa Vạn, Cửa Lò và Cửa Hội. Từ lâu đời, ở
các khu vực cửa biển này đã hình thành hàng chục bến cá truyền thống, tự nhiên.
Nhiều bến cá sầm uất, hoạt động khá sơi nổi, ví dụ như: bến cá Quỳnh Phương
(Cửa Cờn), bến cá Tiến Thuỷ (Cửa Quèn), bến cá Diễn Ngọc - Diễn Vạn (Cửa
Vạn), bến cá Nghi Thuỷ (Cửa Lò), bến cá Nghi Hải (Cửa Hội)…
Trong thời gian từ 2001-2005, Nhà nước đã đầu tư xây dựng 03 cảng cá
lớn trên tuyến bờ biển Nghệ An là cảng cá Cửa Hội, cảng cá Lạch Quèn và cảng
cá Lạch Vạn với số vốn đầu tư trên 53 tỷ đồng từ nguồn vốn ADB và chương
trình Biển Đơng - Hải đảo.
Hệ thống cảng cá mới, bến cá truyền thống ở các cửa lạch đã thu hút hầu
hết tàu thuyền khai thác hải sản của Nghệ An ra vào trú ẩn cũng như trao đổi sản
phẩm. Bên cạnh đó, ở các cảng cá lớn, số tàu thuyền khai thác hải sản của các
tỉnh bạn ra vào cảng cũng rất đông đúc. Riêng tại cảng cá Cửa Hội, thường
xuyên có khoảng 200-300 tàu đánh cá vùng khơi của các tỉnh bạn ra vào, chủ
yếu là tàu của các tỉnh như Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Bình Định, Quảng Nam,
Khánh Hồ, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hố, Nam Định, Phú
n…
17


Tuy vậy, tại các cảng, bên cạnh cơ sở hậu cần dầu, nước đá đầy đủ theo
nhu cầu của tàu thuyền, hệ thống bốc dỡ sản phẩm, dịch vụ sửa chữa tàu thuyền,
máy vỏ chưa được đầu tư đúng mức làm ảnh hưởng đến ngày đi biển của ngư
dân, gây khó khăn cho việc giải phóng tàu thuyền tại cảng, nhất là mùa mưa bão.
6. Năng suất, sản lượng khai thác
6.1. Sản lượng khai thác

Bảng 5. Biến động sản lượng khai thác hải sản
Sản lượng khai thác qua các năm (tấn)
Nhóm sản phẩm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

24.324 26.185 30.350 32.689 32.557 34.938 37.632
Tơm
600
700
800
600
600
600
700
Mực
3.000 4.500 3.200 2.600 3.500 4.000 4.200
Khác
2.578 2.897 2.382 2.663 5.680 4.019 5.631
Tổng cộng
30.502 34.282 36.732 38.552 42.337 43.557 48.163
Chỉ số phát triển (%)
107
112
107

105
110
103
110

(Nguồn: Cục thống kê, 2007 và Sở Nông nghiệp & PTNT, 2008)
Qua phân tích bảng biến động sản lượng khai thác, ta có thể thấy sản
lượng tăng dần đều qua các năm. Năm 2001 là 30.502 tấn, đến năm 2007 tăng
lên 48.163 tấn, tăng gần 60 % so năm 2001. Sự tăng lên của tổng sản lượng chủ
yếu là do sản lượng khai thác cá biển tăng; riêng sản lượng mực và sản lượng
tôm không biến động lớn. Sản lượng cá biển tăng là do tăng sản lượng khai thác
vùng khơi. Trong 48.168 tấn sản lượng khai thác năm 2007, có hơn 20.000 tấn
khai thác vùng khơi, chiếm gần 45% tổng sản lượng khai thác.
6.2. Năng suất khai thác
Bảng 6. Biến động năng suất khai thác bình quân
Theo các năm

Chỉ tiêu

Năm
2001

Tổng sản lượng (tấn)
Tổng công suất (CV)
Năng suất BQ (tấn/cv)

30.502
115.327
0,26


Năm
2002

Năm
2003

Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

34.282 36.732 38.552 42.337 43.557 48.163
121.800 143.321 152.389 163.509 169.000 170.000
0,28
0,26
0,25
0,26
0,26
0,28

18



Năng suất bình quân
0,29
0,28
0,27
0,26
0,25
0,24
0,23

Năng suất bình quân

Từ biểu đồ ta thấy, năng suất bình quân cơ bản ổn định qua các năm, dao
động trong khoảng từ 0,25 đến 0,28 tấn/CV. Như vậy có thể thấy việc tăng cơng
suất tàu thuyền tương ứng với sản lượng tăng lên. Vấn đề đặt ra là cần tăng năng
suất khai thác bình quân, điều đó địi hỏi tốc độ tăng sản lượng phải nhanh hơn
tốc độ tăng công suất, muốn vậy, phải quan tâm đến việc cải tiến ngư cụ, cải
hoán tàu thuyền, du nhập nghề mới, mở rộng ngư trường khai thác.
7. Đánh giá chung
7.1. Những kết quả đạt được:
- Giá trị sản xuất khai thác thuỷ sản theo giá hiện hành năm 2007 chiếm
55,7% giá trị sản xuất toàn ngành. Sản lượng khai thác hàng năm tăng bình quân
7,8% trong giai đoạn 2001-2007. Cơ cấu sản phẩm khai thác vùng lộng và vùng
khơi ngày càng được cải thiện, với sự tăng lên của khai thác ngoài khơi, năm
2007, sản lượng khai thác ngoài khơi đạt gần 45%.
- Năng lực sản xuất ngày một phát triển mạnh theo hướng cơng nghiệp
hố- hiện đại hố, tàu thuyền cơng suất lớn tăng nhanh, tàu thuyền có cơng suất
dưới 20CV giảm dần; hầu hết các tàu khai thác hải sản đều được trang bị đầy đủ
các thiết hiện đại phục vụ khai thác, như: máy định vị, máy dị cá, thơng
tin,...Tính đến tháng 9 năm 2008, tổng số tàu thuyền máy toàn tỉnh đạt 4.097
chiếc, trong đó loại có cơng suất trên 90CV đạt 638 chiếc, tăng gần 300 chiếc so

với năm 2001.
- Cơ cấu nghề khai thác hải sản có chuyển biến tích cực, ngư dân đã chủ
động đầu tư đóng mới, cải hốn nâng công suất tàu thuyền, tổ chức khai thác xa
bờ. Công tác chuyển đổi nghề nghiệp được qua tâm và nhiều nghề mới được du
nhập, cải hoán đem lại hiệu quả khai thác cao; một số mơ hình chuyển đổi đạt
hiệu quả như: Nghề vây rút chì, Chụp tăng gơng 4 sào, lưới rê lượng…Tiêu biểu
là các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Phương, Quỳnh Nghĩa, Tiến Thủy thuộc huyện
Quỳnh Lưu.
19


- Quan hệ sản xuất nghề cá tiếp tục được củng cố, phù hợp với điều kiện
thực tế và trình độ quản lý của ngư dân. Nhiều tổ hợp tác khai thác xa bờ được
thành lập trên cơ sở tự nguyện của các hộ ngư dân và đi vào hoạt động hiệu quả,
mang lại mức thu nhập cao hơn, trung bình từ 1,2 -1,5 triệu đồng/tháng cho mỗi
lao động trong tổ; đồng thời đảm bảo được sự hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình
khai thác trên biển, nhất là trong việc cứu hộ, cứu nạn và phòng tránh bão,…
- Cơ sở hạ tầng nghề cá được chú trọng đầu tư tạo điều kiện cho khai thác
hải sản phát triển; Các cảng cá: Cửa Hội, Lạch Quèn, lạch Vạn và nhiều bến cá
nhỏ khác tạo thành hệ thống cảng cá hoàn chỉnh cho đội tàu khai thác hoạt động
an toàn và hiệu quả. Nhiều cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư, như cơ sở
dịch vụ xăng dầu, cơ sở sản xuất đá lạnh, kho bảo quản sản phẩm khai thác với
giá trị hàng chục tỷ đồng.
7.2. Những tồn tại và nguyên nhân
* Tồn tại:
- Công nghệ khai thác chậm được đổi mới, công suất/đơn vị tàu thuyền
nhỏ, tính kiêm nghề cịn thấp. Sản lượng đánh bắt cá vùng khơi tăng chậm, hiệu
quả đánh bắt cá vùng khơi chưa cao.
- Khai thác thuỷ sản thiếu tính bền vững, môi trường và các nguồn lợi thuỷ
sản ven bờ bị huỷ hoại nặng, hiện tượng đánh bắt bằng chất nổ, xung điện vẫn

chưa được ngăn chặn, môi sinh vùng biển ngày càng bị xâm hại. Ngư trường,
nguồn lợi ngày càng suy giảm.
- Đời sống của đại đa số ngư dân vùng biển vẫn cịn gặp nhiều khó khăn.
* Ngun nhân:
- Do tập quán nghề nghiệp khai thác có từ lâu đời và điều kiện kinh tế của
ngư dân ta còn nghèo nên số lượng tàu thuyền có cơng suất nhỏ lắp máy < 50
CV tập trung khai thác thuỷ sản ở tuyến lộng và ven bờ còn quá lớn, cơ cấu nghề
nghiệp bất hợp lý. Thời gian khai thác hữu ích chưa cao ( số ngày bám biển ít ),
ngư dân chỉ quen khai thác ở ven bờ, không thông thạo ngư trường vùng khơi.
Trình độ kỹ thuật của ngư dân cơ bản cịn thấp; vốn đầu tư ít, khơng đáp ứng
được yêu cầu về đổi mới công nghệ khai thác, nâng cấp, cải hốn tàu thuyền.
- Cơng tác chuyển đổi nghề nghiệp trong khai thác thủy sản chậm và cịn
yếu. Q trình chỉ đạo chưa thường xun và chưa sâu sát, ngư dân phát triển
nghề và chuyển đổi nghề cịn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và lộ trình,
bước đi cụ thể. Khai thác chưa đi đơi với bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản.
- Giá đầu vào của cả khai thác hải sản tăng, nhất là nhiên liệu đã ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Những tác động tiêu cực của sự biến động
20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×