Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cà Mau - Khu dữ trữ sinh quyển độc đáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.93 KB, 3 trang )

Cà Mau - Khu dữ trữ sinh quyển độc đáo



Nguồn: diendan.camau.gov.vn
Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được đề cử với quy mô 371.506 ha với 3
vùng: Vùng lõi 17.329ha, vùng đệm 43.309ha và vùng chuyển tiếp 310.868ha.

Vùng Mũi Cà Mau có 4 đặc trưng sinh thái chính: Hệ thống diễn thế nguyên sinh
trên đất bãi bồi; hệ thống chuyển tiếp các hệ sinh thái đặc trưng từ rừng ngập mặn
sang rừng tràm ngập nước ngọt theo mùa; là vùng bãi đẻ và nuôi dưỡng con non
các loài thuỷ hải sản cho cả vùng biển rộng lớn (kể cả vịnh Thái Lan) và nơi lưu
dấu tích cư dân đầu tiên của người dân di cư từ các vùng miền khác trong cả nước.

Do những đặc trưng trên, nên tại vùng đất này có nhiều vùng sinh quyển độc đáo:
Tại Vườn Quốc gia Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển) có 13 loài thú (trong đó dó có 2
loài nằm trong Sách Đỏ thế giới là khỉ đuôi dài Macaca tasciculalis và Cà Khu
Truchypithcus Cristatus) và 4 loài có trong Sách Đỏ Việt Nam. Ngoài ra có 74 loài
chim thuộc 23 họ; có 28 loài chim di trú từ các nơi trên thế giới trong đó có nhiều
loài thuộc loại quý hiếm.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ (huyện U Minh) còn là nơi bảo tồn than bùn với quy
mô trên 6.000ha, được hình thành hàng nghìn năm có nhiều tác dụng với môi
trường và cuộc sống của người dân trong khu vực. Nhiều đoàn khảo sát bất ngờ vì
nơi đây có lớp than bùn lớn nằm trong rừng tràm không nơi nào trên thế giới có
được.

Tại đây có 58 loài thuộc 21 họ chim, trong đó có nhiều loại quý hiếm; có 26 loại
thuộc 12 loài bò sát trong đó có 7 loại có trong Sách Đỏ Việt Nam và 2 loại có
trong Sách Đỏ thế giới. Nơi đây hiện có 15 loại thú thuộc 9 họ với 3 loài có trong
Sách Đỏ Việt Nam và 1 loài có trong Sách Đỏ thế giới. Dãy phòng hộ ven biển là


nơi nối dài và chuyển tiếp giữa hai hệ sinh thái ngập mặn và ngập nước ngọt theo
mùa hình thành nhiều cảnh quan đặc sắc...

Bên cạnh những giá trị trên, Mũi Cà Mau còn có nhiều di sản văn hoá phản ánh
lịch sử hình thành và phát triển một vùng đất cũng như đời sống tâm linh của cư
dân trong vùng.

Để xây dựng đề án khu dự trữ sinh quyển thế giới, ngay từ đầu năm 2007, Cà Mau
đã lên danh sách và khảo sát nhiều đợt. Tổ chức hội thảo nhiều lần ở cấp tỉnh và
cấp quốc gia.

Ông Nguyễn Thành Vinh - Trưởng phòng Khoa học, Sở Khoa học Công nghệ Cà
Mau - cho biết: "Việc khảo sát làm đề án khu dự trữ sinh quyển thế giới được Cà
Mau quan tâm nhiều năm nay. Chúng tôi làm với mục đích bảo tồn thiên nhiên,
hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại".

Người dân tại vùng đất tận cùng tổ quốc này, nhiều năm nay đã có ý thức khai
thác thuỷ sản ven bờ cũng như khai thác rừng. Những dãy rừng phòng hộ, rừng
tràm nguyên sinh được quy hoạch lưu giữ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà
Mau - cho biết, khi được UNESCO công nhận Mũi Cà Mau là khu dự trữ sinh
quyển thế giới, Cà Mau cam kết thực hiện đầy đủ các mục tiêu hợp tác quốc tế
trong mạng lưới bao gồm: Nghiên cứu khoa học, tổ chức giáo dục và giám sát ở
cấp khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, ông Hồng cũng lưu ý, điều quan trọng là công
tác tuyên truyền để người dân ở trong khu vực này và quảng bá hình ảnh của Mũi
Cà Mau đến bạn bè trên thế giới.

Theo VP UBND tỉnh Cà Mau, sau khi được công nhận chính thức, UBND tỉnh Cà
Mau sẽ lập đề án cụ thể để tuyên truyền vận động người dân cũng như thực hiện

đúng cam kết. Trong đó, người dân tại khu vực này sẽ được hưởng lợi từ nhiều
phía.

Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được đề cử với quy mô 371.506 ha với 3
vùng: Vùng lõi 17.329ha, vùng đệm 43.309ha và vùng chuyển tiếp 310.868ha.

Tại vùng lõi được chia làm 3 vùng nhỏ là các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của
Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và dãy phòng hộ ven
biển Tây. Nơi đây có nhiều hệ sinh thái đặc trưng điển hình như: Hệ sinh thái rừng
ngập mặn, hệ sinh thái đất ngập nước than bùn, hệ sinh thái biển... mỗi hệ sinh thái
đều lưu giữ các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên địa chất phong phú có giá trị
bảo tồn cao. (Theo báo cáo của Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Cà Mau)

×