Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

[ Báo cáo khoa học ] Tối ưu hoá mạng quan trắc động thái nước dưới đất vùng thành phố hồ CHí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.54 MB, 224 trang )




BỘ TN&MT
TRUNG TÂM QH&ĐT TNN

LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH & ĐIỀU TRA
TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN NAM












BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI
TỐI ƯU HÓA MẠNG QUAN TRẮC
ĐỘNG THÁI NƯỚC DƯỚI ĐẤT
VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH












7995

Hà Nội - 2009


BỘ TN&MT
TRUNG TÂM QH&ĐT TNN

LIÊN ĐOÀN QUY HOẠCH & ĐIỀU TRA
TÀI NGUYÊN NƯỚC MIỀN NAM











BÁO CÁO KHOA HỌC ĐỀ TÀI
TỐI ƯU HÓA MẠNG QUAN TRẮC
ĐỘNG THÁI NƯỚC DƯỚI ĐẤT
VÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phan Chu Nam

CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐỀ TÀI
BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG
CƠ QUAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
LIÊN ĐOÀN QH&ĐT TNN MIỀN NAM











Hà Nội - 2009

i








































DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN

1- ThS. Phan Chu Nam, Chủ nhiệm đề tài
2- ThS. Ngô Đức Chân
3- TS. Nguyễn Đình Tứ - Thư ký đề tài
4- TS. Bùi Trần Vượng
5- ThS. Nguyễn Tiến Tùng
6- KS. Nguyễn Kim Quyên
7- KS. Phan Ngọc Tuấn


ii
LỜI CÁM ƠN !
Sau 2 năm thực hiện đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tập thể tác giả luôn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Sở tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh và
đặc biệt là sự quan tâm của Lãnh đạo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên
nước miền Nam cùng các đồng nghiệp. Tập thể tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và cám ơn đến các đơn vị và cá nhân nói trên.
Đề tài
đã được hoàn thành nhưng không thể không tránh khỏi những khuyếm
khuyết cần được sữa chữa, bổ sung để hoàn thiện. Tập thể tác giả rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp để báo cáo đề tài hoàn thiện, phục vụ cho công tác xây dựng
mạng quan trắc động thái nước dưới đất khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và
Đồng bằng nam Bộ nói chung ngày càng hoàn thiện hơn.
Thay mặt tập thể tác giả, ch
ủ nhiệm đề tài một lần nữa, xin chân thành cám ơn
tất cả sự giúp đỡ quý báu nói trên.

iii
TÓM TẮT BÁO CÁO
Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu của đề tài “Tối ưu hóa mạng quan trắc

động thái nước dưới đất vùng thành phố Hồ Chí Minh” được trình bày trong 209
trang khổ A4. Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của báo cáo được trình bày trong 2
phần: Phần A: Cơ sở khoa học của đề tài (từ chương I đến chương III) và Phần B: Kết
quả nghiên cứu của đề tài (từ chương IV đến chương VI) kèm theo có 72 bảng số
liệu
và 89 hình minh họa, 17 bản vẽ và 24 chuyên đề nghiên cứu.
Thiết kế tối ưu hóa mạng quan trắc động thái nước dưới đất là một yêu cầu cấp
thiết trong qui hoạch và quản lý tài nguyên nước dưới đất. Với sự hỗ trợ của mô hình
dòng chảy nước dưới đất, các phần mềm chuyên dùng, việc xây dựng bản đồ chỉ số
quan trắc, thiết kế tần suất quan trắ
c hợp lý cũng như bố trí các lỗ khoan quan trắc
trở nên dễ dàng hơn. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã trình bày cơ sở lý thuyết và kết
quả nghiên cứu để xây dựng được mạng quan trắc động thái nước dưới đất tối ưu
vùng thành phố Hồ Chí Minh một cách định lượng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài, qua ứng dụng công cụ hợp lý là phần mềm GMS
6.0 để xây dựng mô hình dòng chảy nước dưới đất cho phép thực hiện việc tính toán
chỉ số GMI và xây dựng bản đồ chỉ số quan trắc cho từng tầng chứa nước một cách
nhanh chóng và thuận tiện.
Trên cơ sở các bản đồ chỉ số quan trắc, các tác giả cũng đề xuất các thang
chia các khoảng giá trị của các bản đồ chỉ số quan trắc để chọn ra được tầng chứa
nước ưu tiên và các vùng ưu tiên trong mỗi tầng chứa nước để tập trung các cố gắng
quan trắc.
Kết quả nghiên cứu đã đưa ra kết luận thứ tự ưu tiên quan trắc ở vùng thành
phố Hồ Chí Minh là tầng chứa nước Pleistocen trên và Pliocen giữa, kế đến là các
tầng chứa nước Pliocen dưới, Pleistocen dưới, Pleistocen giữa - trên và cuối cùng kém
quan trọng là tầng chứa nước Miocen trên.
Về tần suất quan trắc k
ết quả nghiên cứu chỉ ra rằng để phát hiện độ lớn xu
hướng biến đổi của mực nước trong thời gian 5 năm với xác suất phát hiện là 95%,
thì có thể khẳng định rằng tần suất đo 1 lần/2 tháng là tần suất thích hợp cho mạng

quan trắc mực nước ở vùng Thành phố Hồ Chí Minh.

iv
Về mật độ quan trắc kết quả nghiên cứu của đề tài đã thiết kế mật độ tối ưu cho
6 tầng chứa nước như sau:
- Tầng chứa nước Pleistocen trên gồm 45 lỗ khoan trong đó có 9 lỗ khoan cũ
và 36 lỗ khoan mới.
- Tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên gồm 68 lỗ khoan trong đó có 26 lỗ
khoan cũ và 42 lỗ khoan mới.
- Tầng chứa nước Pleistocen d
ưới gồm 79 lỗ khoan trong đó có 13 lỗ khoan
cũ và 66 lỗ khoan mới.
- Tầng chứa nước Pliocen giữa gồm 86 lỗ khoan trong đó có 13 lỗ khoan cũ
và 73 lỗ khoan mới.
- Tầng chứa nước Pliocen dưới gồm 65 lỗ khoan trong đó có 1 lỗ khoan cũ và
64 lỗ khoan mới.
- Tầng chứa nước Miocen trên gồm 34 lỗ khoan trong đó có 1 lỗ khoan cũ và
33 lỗ khoan mới.
Kèm theo các kết quả nghiên cứu là 3 hướ
ng dẫn sử dụng các phần mềm và 4
qui trình hướng dẫn chi tiết cơ sở khoa học, các bước tiến hành, các tài liệu và phần
mềm cần thiết để phân tích mạng quan trắc hiện hữu; thiết kế tần suất và mật độ quan
trắc; lựa chọn tần suất và mật độ tối ưu và qui trình thiết kế các lỗ khoan quan trắc áp
dụng cho vùng TP. Hồ Chí Minh và các vùng có điều kiện địa ch
ất thủy văn tương tự.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này không chỉ áp dụng cho tối ưu hóa quan trắc
động thái NDĐ mà còn là hướng dẫn phương pháp để tối ưu hóa cho nhiều yếu tố
quan trắc khác như nhiệt độ, thành phần hóa học, nhiễm bẩn, không khí… trong lĩnh
vực quan trắc động thái nước dưới đất mà cả trong lĩnh vực quan trắc môi trường,
trong tưới tiêu cho nông nghiệp… .


v
MỤC LỤC
TÓM TẮT BÁO CÁO iii
MỤC LỤC v
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA x
MỞ ĐẦU 1
PHẦN A CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
Chương I TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 6
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 6
II - LÝ DO CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU 7
III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH 7
IV - THỦY VĂN 9
V - ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU 10
VI - ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ KINH TẾ 12
VII - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT 12
VIII - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN 25
Chương II TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 57
I - NƯỚC NGOÀI 57
II - TẠI VIỆT NAM 58
Chương III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 65
I - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 65
II - XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHỈ SỐ QUAN TRẮC 74
III - THIẾT KẾ TẦN SUẤT QUAN TRẮC 77
IV - THIẾT KẾ MẬT ĐỘ QUAN TRẮC 113
PHẦN B KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 128
Chương IV TẦNG CHỨA NƯỚC VÀ VÙNG ƯU TIÊN QUAN TRẮC 129
I - TẦNG CHỨA NƯỚC ƯU TIÊN QUAN TRẮC 129

II - VÙNG ƯU TIÊN QUAN TRẮC 130
Chương V XÁC ĐỊNH TẦN SUẤT QUAN TRẮC 134
I - KHÁI QUÁT VỀ BÀI TOÁN 134
II - PHÂN TÍCH CHUỖI MỰC NƯỚC 134
III - THIẾT KẾ TẦN SUẤT QUAN TRẮC 155
Chương VI XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ QUAN TRẮC TỐI ƯU 169
I - TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN TRÊN 169
II - TẦNG CHỨA NƯỚC PLEISTOCEN GIỮA - TRÊN 175
III - TẦNG CHỨA NƯỚC pleistocen dươi 181
IV - THIẾT KẾ MẠNG QUAN TRẮC CHO TẦNG CHỨA NƯỚC n
2
2
187
V - THIẾT KẾ MẠNG QUAN TRẮC CHO TẦNG CHỨA NƯỚC n
2
1
192
VI - THIẾT KẾ MẠNG QUAN TRẮC CHO TẦNG CHỨA NƯỚC n
1
3
197
KẾT LUẬN 202
TÀI LIỆU THAM KHẢO 206


vi
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
ĐBNB Đồng bằng Nam bộ
TNB Tây Nam bộ
ĐNB Đông Nam bộ

TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
NDĐ Nước dưới đất
Tỉnh BR - VT Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cục ĐC&KSVN Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
Liên đoàn BĐĐCMN Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam
Liên đoàn ĐCTV-ĐCCTMN Liên đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công
trình miền Nam
MHDCNDĐ Mô hình dòng chảy n
ước dưới đất
THTKT Tổ hợp thạch kiến tạo

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng I.1: Lượng mưa trung bình tháng tại một số vị trí 11
Bảng I.2: Độ ẩm tương đối tại một số trạm quan trắc 11
Bảng I.3: Nhiệt độ trung bình tại các trạm quan trắc 12
Bảng I.4- Bảng thống kê thành phần hóa học của tầng chứa nước khe nứt ps -ms 26
Bảng I.5 - Thành phần hóa học nước mặn của tầng chứa nước khe nứt ps - ms 27
Bảng I.6 - Thống kê các thông số múc nước thí nghiệm trong các giếng đào 28
Bảng I.7 - Thành phần hóa học của nước trong tầng chứa nước Holocen 28
Bảng I.8 - Thống kê kết quả hút nước thí nghiệm tầng chứa nước qp
3
29
Bảng I.9 - Thành phần hóa học nước nhạt tầng chứa nước qp
3
31
Bảng I.10 - Thành phần hóa học nước mặn tầng chứa nước qp
3
31
Bảng I.11 - Thống kê kết quả hút nước thí nghiệm tầng chứa nước qp

2-3
33
Bảng I.12 - Thành phần hóa học nước siêu nhạt tầng chứa nước qp
2-3
34
Bảng I.13 - Thành phần hóa học nước mặn tầng chứa nước qp
2-3
35
Bảng I.14 - Thống kê kết quả hút nước thí nghiệm tầng chứa nước qp
1
37
Bảng I.15 - Thành phần hóa học nước nhạt tầng chứa nước qp
1
38
Bảng I.16 - Thành phần hóa học nước mặn tầng chứa nước qp
1
38
Bảng I.17 - Thống kê kết quả hút nước thí nghiệm tầng chứa nước n
2
2
40
Bảng I.18 - Thành phần hóa học nước nhạt tầng chứa nước n
2
2
41
Bảng I.19 - Thành phần hóa học nước mặn tầng chứa nước n
2
2
41
Bảng I.20 - Thống kê kết quả hút nước thí nghiệm tầng chứa nước n

2
1
43
Bảng I.21 - Thành phần hóa học nước nhạt tầng chứa nước n
2
1
44
Bảng I.22 - Thành phần hóa học nước mặn tầng chứa nước n
2
1
44
Bảng I.23 - Thống kê kết quả múc nước thí nghiệm thành tạo rất nghèo nước Q
2
50
Bảng I.24 - Bảng thống kê thành phần hóa học của nước nhạt thành tạo rất nghèo nước
Q
1
3
51
Bảng I.25 - Bảng thống kê thành phần hóa học của nước nhạt của thành tạo rất nghèo
nước Q
1
2-3
tđ 52
Bảng I.26 - Bảng thống kê thành phần hóa học của nước nhạt của thành tạo rất nghèo
nước Q
1
1
đc 53
Bảng I.27 - Bảng thống kê thành phần hóa học của nước nhạt của thành tạo rất nghèo

nước N
2
2
bm 54
Bảng I.28 - Bảng thống kê thành phần hóa học của thành tạo rất nghèo nước K 56
Bảng III.1- Các nguyên nhân chính làm thay đổi mực nước dưới đất 70
Bảng III.2 - Trọng số của các yếu tố 76
Bảng III.3- Giá trị và điểm số của các yếu tố 77
Bảng III.4 - Các tiêu chí phân tích tần suất quan trắc 78
Bảng III.5- Bốn kết quả có thể của phép thử các giả thiết. 108
Bảng III.6- Hàm đồng phương sai tổng quát thích hợp K(d) 124

viii
Bảng IV.1- Kết quả tính giá trị GMI tại các tầng chứa nước 129
Bảng IV.2- Phân chia các vùng ưu tiên quan trắc 130
Bảng V.1- Độ lớn trung bình đã phát hiện được của thành phần xu hướng tuyến tính
trong các tầng chứa nước 135

Bảng V.2- Thống kê kết quả phân tích xu hướng tại các lỗ khoan quan trắc 135
Bảng V.3- Thống kê kết quả phân tích xu hướng đặc trưng cho các tầng chứa nước 139
Bảng V.4- Kết quả phân tích thành phần dao động theo chu kỳ của mực nước trung
bình ngày tầng chứa nước qh 140

Bảng V.5- Kết quả phân tích thành phần dao động theo chu kỳ của mực nước trung
bình ngày tầng chứa nước qp
3
. 140
Bảng V.6- Kết quả phân tích thành phần dao động theo chu kỳ của mực nước trung
bình ngày tầng chứa nước qp
2-3

143
Bảng V.7- Kết quả phân tích thành phần dao động theo chu kỳ của mực nước trung
bình ngày tầng chứa nước qp
1
. 144
Bảng V.8 - Kết quả phân tích thành phần dao động theo chu kỳ của mực nước trung
bình ngày tầng chứa nước n
2
2
146
Bảng V.9 - Kết quả phân tích thành phần dao động theo chu kỳ của mực nước trung
bình ngày tầng chứa nước n
2
1
147
Bảng V.10 - Kết quả phân tích thành phần dao động theo chu kỳ của mực nước trung
bình ngày tầng chứa nước n
1
3
147
Bảng V.11- Các kết quả phân tích thành phần cố định của mực nước trung bình ngày
tầng chứa nước qh 150

Bảng V.12 - Các kết quả phân tích thành phần cố định của mực nước trung bình ngày
tầng chứa nước qp
3
150
Bảng V.13 - Các kết quả phân tích thành phần cố định của mực nước trung bình ngày
tầng chứa nước qp
2-3

151
Bảng V.14 - Các kết quả phân tích thành phần cố định của mực nước trung bình ngày
tầng chứa nước qp
1
151
Bảng V.15 - Các kết quả phân tích thành phần cố định của mực nước trung bình ngày
tầng chứa nước n
2
2
151
Bảng V.16 - Các kết quả phân tích thành phần cố định của mực nước trung bình ngày
tầng chứa nước n
2
1
152
Bảng V.17- Các kết quả phân tích thành phần cố định của mực nước trung bình ngày
tầng chứa nước n
1
3
152
Bảng V.18 - Tóm tắt các kết quả chính trong phân tích thành phần cố định các tầng
chứa nước 152

Bảng V.19- Giá trị thông số thành phần xu hướng tại 1 số lỗ khoan đặc trưng 154
Bảng V.20 - Kết quả tần suất đo và biên độ xu hướng đề nghị cho các tầng chứa nước
161

Bảng V.21- Nửa độ lớn của giá trị tính toán dao động theo chu kỳ của mực nước dưới
đất. 162



ix
Bảng V.22- Nửa độ lớn khoảng tin cậy đánh giá của thành phần cố định trong mực
nước dưới đất ở đồng bằng Nam Bộ với thời gian là 5 năm 164

Bảng V.23- So sánh các đặc tính của hai tập tài liệu mực nước với tần suất 1lần/tháng
và 1 lần/2thángtại lỗ khoan quan sát Q011340 166

Bảng V.24- Kết quả kiểm chứng tần suất 1 lần/2 tháng của tài liệu đo mực nước trong
hai giai đoạn 5 năm tại lỗ khoan quan sát Q011340 167

Bảng VI.1- Các thông số của variogram lý thuyết của mạng quan trắc mới và kết quả
kiểm tra chéo 171

Bảng VI.2- Các thông số của variogram lý thuyết của mạng quan trắc mới và kết quả
kiểm tra chéo 174

Bảng VI.3- Vị trí và mực nước của các lỗ khoan tối ưu tầng chứa nước qp
3
, 175
Bảng VI.4- Các thông số của variogram lý thuyết của mạng quan trắc mới và kết quả
kiểm tra chéo 178

Bảng VI.5 - Vị trí và mực nước của các lỗ khoan tối ưu tầng chứa nước qp
2-3
180
Bảng VI.6- Các thông số của variogram lý thuyết của mạng quan trắc mới và kết quả
kiểm tra chéo 183

Bảng VI.7- Vị trí và mực nước của các lỗ khoan tối ưu tầng chứa nước qp

1
186
Bảng VI.8- Các thông số của variogram lý thuyết của mạng quan trắc mới và kết quả
kiểm tra chéo 189

Bảng VI.9 - Vị trí và mực nước của các lỗ khoan tối ưu tầng chứa nước n
2
2
191
Bảng VI.10- Các thông số của variogram lý thuyết của mạng quan trắc mới và kết quả
kiểm tra chéo 194

Bảng VI.11- Vị trí và mực nước của các lỗ khoan tối ưu tầng chứa nước n
2
1
196
Bảng VI.12 - Các thông số của variogram lý thuyết của mạng quan trắc mới và kết quả
kiểm tra chéo 198

Bảng VI.13 - Vị trí và mực nước của các lỗ khoan tối ưu tầng chứa nước n
1
3
200

x
DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình I.1 - Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu 6
Hình I.2: Lượng mưa trung bình tháng nhiều năm (1997-2007) ở một số trạm 11
Hình I.3- Đồ thị mực nước của vùng động thái tự nhiên lục địa 47
Hình I.4 - Đồ thị mực nước của vùng động thái tự nhiên biển 48

Hình I.5 - Đồ thị mực nước của vùng động thái tự nhiên sông 48
Hình I.6 - Đồ thị mực nước của vùng động thái phá hủy do khai thác 49
Hình I.7 - Đồ thị mực nước của vùng động thái phá hủy do bổ sung nhân tạo (tưới) 49
Hình II.1- Mạng quan trắc động thái mực nước gồm: 988 lỗ khoan 57
Hình II.2- Sơ đồ bố trí các trạm quan trắc khu vực TP. HCM 63
Hình III.1- Hệ thống nước dưới đất 65
Hình III.2 - Thủ tục thiết kế tối ưu một mạng quan trắc (mô phỏng theo Schiperoort,
1986) 69

Hình III.3- Các chuỗi thời gian không ổn định 86
Hình III.4 - Chuỗi mực nước dưới đất với xu hướng bậc thang 87
Hình III.5- Chuỗi mực nước dưới đất với xu hướng đường thẳng 88
Hình III.6 - Chuỗi mực nước dưới đất với xu hướng lũy thừa 89
Hình III.7 Chuỗi thời gian của mực nước dưới đất với hai hàm điều hòa 92
Hình III.8 - Đồ thị cumulative periodogram (đồ thị chu kỳ tích luỹ) 92
Hình III.9- Mối quan hệ giữa số “hiệu quả” và số lần quan trắc n với hệ số liên hệ khác
nhau cho mô hình AR(1) 97

Hình III.10 - Quan hệ giữa nửa khoảng tin cậy tiêu chuẩn của giá trị trung bình và tần
suất quan trắc cho các hệ số liên hệ khác nhau n
0
= 365, 99
Hình III.11- Ảnh hưởng của thời gian quan trắc tới nửa khoảng tin cậy khi ρ
1
=0,9 99
Hình III.12- Hàm lượng thông tin tương đối và tần suất quan trắc 102
Hình III.13- Ảnh hưởng của tần suất quan trắc đối với các dao động theo chu kỳ quan
trắc được 103

Hình III.14- Quan hệ giữa nửa khoảng tin cậy của độ lệch tiêu chuẩn đánh giá các hệ

số của các hàm điều hòa và tần suất quan trắc với các hệ số liên hệ khác nhau
(mô hình AR(1), n
0
=365) 106
Hình III.15- Xác suất của phép thử Student’s t với xu hướng bậc thang và tần suất
quan trắc với các độ lớn của xu hướng khác nhau ở mức độ tin cậy 95% 110

Hình III.16- Xác suất của phép thử Student’s cho xu hướng bậc thang và tần suất quan
trắc với các hệ số liên hệ khác nhau cho mô hình AR(1) có mức độ tin cậy 95%
và độ lớn của xu hướng là 0,5. 111

Hình III.17- Xác suất lớn nhất và hệ số liên hệ với các độ lớn xu hướng khác nhau. 112
Hình III.18- Xác suất tương đối của phép thử Student’s với xu hướng bậc thang và tần
suất quan trắc ứng với các hệ số liên hệ bước thời gian bằng 1 ngày, có độ lớn của
xu hướng là 0,5 113


xi
Hình III.19- Ước lượng giá trị tại một điểm là ước lượng giá trị của biến ngẫu nhiên
114

Hình III.20- Hàm đồng phương sai 116
Hình III.21- Hàm đồng phương sai và variogram 118
Hình III.22- Các kiểu bố trí các lỗ khoan quan trắc 126
Hình III.23- Đồ thị mật độ quan trắc với sơ đồ bố trí hình tam giác, variogram tuyến
tính, nugget=10, sill=21 và range =100.000 126

Hình IV.1- Bản đồ chỉ số quan trắc tầng chứa nước Pleistocen trên 131
Hình IV.2- Bản đồ chỉ số quan trắc tầng chứa nước Pleistocen giữa – trên 131
Hình IV.3- Bản đồ chỉ số quan trắc tầng chứa nước Pleistocen dưới 132

Hình IV.4- Bản đồ chỉ số quan trắc tầng chứa nước Pliocen giữa 132
Hình IV.5- Bản đồ chỉ số quan trắc tầng chứa nước Pliocen dưới 133
Hình IV.6- Bản đồ chỉ số quan trắc tầng chứa nước Miocen trên 133
Hình V.1- Đồ thị mực nước trung bình tháng tại công trình Q019340 137
Hình V.2 - Đồ thị mực nước trung bình tháng tại công trình Q015030 138
Hình V.3 - Đồ thị mực nước trung bình tháng tại công trình Q011040 138
Hình V.4 - Đồ thị mực nước trung bình tháng tại công trình Q808050 138
Hình V.5- Đồ thị hiệu chỉnh hàm điều hòa khi loại bỏ thành phần xu hướng đặc trưng
tầng qh 140

Hình V.6- Đồ thị hiệu chỉnh hàm điều hòa khi loại bỏ thành phần xu hướng đặc trưng
tầng qp
3
142
Hình V.7- Đồ thị hiệu chỉnh hàm điều hòa khi loại bỏ thành phần xu hướng đặc trưng
tầng qp
2-3
144
Hình V.8- Đồ thị hiệu chỉnh hàm điều hòa khi loại bỏ thành phần xu hướng đặc trưng
tầng qp
1
145
Hình V.9- Đồ thị hiệu chỉnh hàm điều hòa khi loại bỏ thành phần xu hướng đặc trưng
tầng n
2
2
146
Hình V.10 - Đồ thị hiệu chỉnh hàm điều hòa khi loại bỏ thành phần xu hướng đặc
trưng tầng n
2

1
147
Hình V.11- Khả năng phát hiện thành phần thay đổi theo xu hướng của mực nước
dưới đất tại một vài lỗ khoan đại diện, tần suất quan trắc bằng 1 ứng với 1 lần đo
1 ngày. 154

Hình V.12- Khả năng phát hiện thành phần thay đổi theo xu hướng của mực nước
dưới đất tại một vài lỗ khoan đại diện (rút gọn từ hình 1a), tần suất quan trắc bằng
0.1 ứng với 1lần /10 ngày hay 3 lần đo/1 tháng 154

Hình V.13- Xác suất phát hiện xu hướng và tần suất quan trắc tầng chứa nước qp
3
.
(tần suất quan trắc bằng 1 ứng với 1 lần đo 1 ngày) 157

Hình V.14- Xác suất phát hiện xu hướng và tần suất quan trắc tầng chứa nước qp
3
. (
tần suất quan trắc bằng 0.1 ứng với 1 lần đo/ 10 ngày hay 3 lần đo/tháng) 157

Hình V.15- Xác suất phát hiện xu hướng và tần suất quan trắc tầng chứa nước qp
2-3
.
(tần suất quan trắc bằng 1 ứng với 1 lần đo 1 ngày) 158


xii
Hình V.16- Xác suất phát hiện xu hướng và tần suất quan trắc tầng chứa nước qp
2-3
. (

tần suất quan trắc bằng 0.1 ứng với 1 lần đo/ 10 ngày hay 3 lần đo/tháng) 158

Hình V.17- Xác suất phát hiện xu hướng và tần suất quan trắc tầng chứa nước qp
1
.
(tần suất quan trắc bằng 1 ứng với 1 lần đo 1 ngày) 159

Hình V.18- Xác suất phát hiện xu hướng và tần suất quan trắc tầng chứa nước qp
1
. (
tần suất quan trắc bằng 0.1 ứng với 1 lần đo/ 10 ngày hay 3 lần đo/tháng) 160

Hình V.19- Xác suất phát hiện xu hướng và tần suất quan trắc tầng chứa nước n
2
2
.
(tần suất quan trắc bằng 1 ứng với 1 lần đo 1 ngày) 161

Hình V.20- Xác suất phát hiện xu hướng và tần suất quan trắc tầng chứa nước n
2
2
. ( tần
suất quan trắc bằng 0.1 ứng với 1 lần đo/ 10 ngày hay 3 lần đo/tháng) 161

Hình V.21- Nửa độ lớn của giá trị tính toán dao động theo chu kỳ của mực nước dưới
đất, tần suất bằng 1 ứng với 1 lần đo 1 tháng 162

Hình V.22- Nửa độ lớn của giá trị tính toán dao động theo thành phần cố định của mực
nước dưới đất, tần suất bằng 1 ứng với 1 lần đo 1 tháng 164


Hình V.23- Đồ thị dao động mực nước theo thời gian trạm Q011340 với số liệu 1
tháng đo 1 lần. 165

Hình V.24- Đồ thị dao động mực nước theo thời gian trạm Q011340 với số liệu 2
tháng đo 1 lần. 166

Hình V.25- Đồ thị dao động mực nước theo thời gian trạm Q011340, với số liệu 2
tháng đo 1 lần. Giai đoạn 1 từ năm 1998 đến năm 2004 167

Hình V.26- Đồ thị dao động mực nước theo thời gian trạm Q011340, với số liệu 2
tháng đo 1 lần. Giai đoạn từ năm 2005 đến 2008 167

Hình VI.1- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc tầng chứa nước qp
3
170
Hình VI.2- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc cũ và mới tầng chứa nước qp
3
, mật độ
1lk/16km
2
171
Hình VI.3- Đồ thị mật độ lỗ khoan quan trắc tầng qp
3
- mạng quan trắc mới 172
Hình VI.4- Bản độ đẳng độ lệch tiêu chuẩn sai số nội suy của mạng quan trắc mới.172
Hình VI.5- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan mạng quan trắc tối ưu tầng chứa nước qp
3
, 174
Hình VI.6- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc tầng chứa nước qp
2-3

176
Hình VI.7- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc cũ và mới tầng chứa nước qp
2-3
, mật
độ 1lk/16km
2
177
Hình VI.8- Bản độ đẳng độ lệch tiêu chuẩn sai số nội suy của mạng quan trắc mới 178
Hình VI.9- Đồ thị mật độ lỗ khoan quan trắc cho mạng quan trắc mới 179
Hình VI.10 - Sơ đồ vị trí các lỗ khoan mạng quan trắc tối ưu tầng chứa nước qp
2-3
.180
Hình VI.11- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc tầng chứa nước qp
1
182
Hình VI.12- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc cũ và mới tầng chứa nước qp
1
, mật độ
1lk/16km
2
183
Hình VI.13- Bản độ đẳng độ lệch tiêu chuẩn sai số nội suy của mạng quan trắc mới.
184

Hình VI.14- Đồ thị mật độ lỗ khoan quan trắc cho mạng quan trắc mới 184
Hình VI.15 - Sơ đồ vị trí các lỗ khoan mạng quan trắc tối ưu tầng chứa nước qp
1
185

xiii

Hình VI.16- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc tầng chứa nước n
2
2
187
Hình VI.17- Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc củ và mới tầng chứa nước n
2
2
188
Hình VI.18- Bản độ đẳng độ lệch tiêu chuẩn sai số nội suy của mạng quan trắc mới.
189

Hình VI.19- Đồ thị mật độ lỗ khoan quan trắc cho mạng quan trắc mới chứa nước n
2
2
.
190

Hình VI.20 - Sơ đồ vị trí các lỗ khoan mạng quan trắc tối ưu tầng chứa nước n
2
2
191
Hình VI.21- Sơ đồ vị trí 77 lỗ khoan quan trắc củ và mới tầng n
2
1
, mật độ 1LK/16km
2
193
Hình VI.22- Bản độ đẳng độ lệch tiêu chuẩn sai số nội suy của mạng quan trắc mới.
195


Hình VI.23 - Đồ thị mật độ lỗ khoan quan trắc cho mạng quan trắc mới 195
Hình VI.24 - Sơ đồ vị trí các lỗ khoan mạng quan trắc tối ưu tầng chứa nước n
2
1
196
Hình VI.25 - Sơ đồ vị trí các lỗ khoan quan trắc củ và mới tầng chứa nước n
1
3
198
Hình VI.26 - Bản độ đẳng độ lệch tiêu chuẩn sai số nội suy của mạng quan trắc mới.
199

Hình VI.27 - Đồ thị mật độ lỗ khoan quan trắc cho mạng quan trắc mới 200


1
MỞ ĐẦU
Đề tài khoa học công nghệ: "Tối ưu hóa mạng quan trắc động thái nước dưới
đất vùng thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện dựa trên hợp đồng khoa học công
nghệ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Nam (Hợp
đồng số 06-ĐC-08/ HĐKHCN, ngày 10 tháng 04 năm 2008).
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh một thành phố trọng điểm kinh tế của nước ta
đang
ngày càng phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. Để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, tài nguyên nước nói chung, nước dưới đất nói riêng, có một
vị trí đặc biệt quan trọng. Nước là nhân tố quan trọng hàng đầu để duy trì sự sống con
người, là cơ sở nền tảng không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngoài việc
xác định sự hình thành trữ lượng khai thác nước d
ưới đất vùng thành phố Hồ Chí Minh

và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý ra với mục tiêu hạn chế tối đa các tác động
tiêu cực gây ra do việc khai thác nước dưới đất và để bảo vệ nguồn nước dưới đất, làm
rõ nguồn hình thành trữ lượng khai thác thì việc quan trắc động thái NDĐ để dự báo
khả năng cho phép khai thác, cũng như sự biến đổi chất lượng của các tầng chứa nướ
c
trong giới hạn vùng thành phố Hồ Chí Minh là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Trong gần 20 năm trở lại đây mức độ suy thoái trữ lượng và chất lượng của các
tầng chứa nước đã được ghi nhận ở các trạm quan trắc quốc gia trong vùng, tuy nhiên
chưa hoàn chỉnh và chi tiết.
Đề tài: "Tối ưu hóa mạng quan trắc động thái nước dưới đất vùng thành phố
Hồ Chí Minh" sẽ cho ta xác định được đị
nh lượng mạng lưới công trình quan trắc động
thái nước dưới đất hợp lý; Xác định nội dung, yếu tố, tần suất quan trắc phù hợp, đảm
bảo có được dữ liệu cần thiết để dự báo các biến động về mực nước dưới đất trong quá
trình khai thác và sử dụng chúng cho các mục đích khác nhau.
Ý NGHĨA KHOA HỌC - THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học
- Hoàn thiện cơ sở khoa h
ọc để xây dựng bản đồ chỉ số quan trắc nước dưới
đất.


2
- Công bố 4 qui trình hướng dẫn chi tiết cơ sở khoa học, các bước tiến hành,
các tài liệu và phần mềm cần thiết để phân tích mạng quan trắc hiện hữu; thiết kế tần
suất và mật độ quan trắc; lựa chọn tần suất và mật độ tối ưu.
- Hoàn thiện qui trình thiết kế các lỗ khoan quan trắc áp dụng cho vùng TP.
Hồ Chí Minh và các có điều kiện địa chất th
ủy văn tương tự.
- Tạo lập một cơ sở dữ liệu mẫu và xây dựng giáo trình thiết kế mạng quan

trắc động thái nước dưới đất phục vụ giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng
có liên quan.
- Dịch và hướng dẫn sử dụng 3 phần mềm chuyên môn là: Freq, Net graph và
Geo-Eas.
Ý nghĩa thực tiễn
- Lần đầu tiên xây dựng các bản đồ ch
ỉ số quan trắc làm cơ sở lựa chọn tầng
chứa nước và vùng ưu tiên quan trắc, nhằm tận dụng có hiệu quả nhất chi phí đầu tư
có hạn trong quá trình thiết kế và xây dựng mạng quan trắc động thái nước dưới đất
vùng TP. Hồ Chí Minh.
- Đề xuất tần suất quan trắc tối thiểu, nhưng vẫn bảo đảm phát hiện các nhân
tố ảnh hưởng đến sự
thay đổi mực nước trong các tầng chứa nước.
- Đề xuất mật độ quan trắc thích hợp, bảo đảm sai số nội suy mực nước thấp
nhất cho các tầng chứa nước.
- Kết hợp các yếu tố: đặc điểm địa chất thủy văn và tận dụng các lỗ khoan
quan trắc hiện hữu trong vùng nghiên cứu đề xuất mạng quan trắc tối
ưu cho Thành
phố.
- Các kết quả của đề tài có thể áp dụng trong việc phân tích mạng quan trắc
hiện hữu và thiết mạng quan trắc động thái NDĐ tối ưu cho các vùng có điều kiện
ĐCTV tương tự.
MỤC TIÊU:
Xác định hợp lý mạng lưới công trình quan trắc nước dưới đất; Xác định nội
dung, yếu tố, tần suất quan trắc hợp lý đảm bảo có được dữ
liệu để dự báo các biến
động về mực nước và trữ lượng nước dưới đất.





3
NHIỆM VỤ
- Nghiên cứu điều kiện địa chất thủy văn; tình hình khai thác nước và các tác
động tiêu cực do khai thác nước gây ra ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá mạng lưới và công tác quan trắc tài nguyên nước dưới đất tại khu
vực nghiên cứu.
- Nghiên cứu, thiết kế, mạng lưới tối ưu quan trắc động thái nước dưới đất ở
khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
-
Nghiên cứu, đề xuất nội dung, yếu tố, tần suất quan trắc hợp lý, phục vụ yêu
cầu quản lý tài nguyên nước.
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Các tài liệu quan trắc mực nước và hiện trạng mạng quan
trắc trong mạng lưới quan trắc quốc gia và mạng quan trắc chuyên thuộc vùng thành
phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm ĐCTV để thành lậ
p bản đồ chỉ số quan trắc;
Tần suất quan trắc và mật độ quan trắc của các tầng chứa nước lỗ hổng tuổi Kainozoi
(Holocen, Pleistocen trên, Pleistocen giữa - trên, Pleistocen dưới, Pliocen trên, Pliocen
dưới và Miocen trên) để xác định tần suất và mật độ quan trắc tối ưu.
KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
Tổng kinh phí của đề tài: 499.000.000 đồng (Bốn trăm chín mươi chín triệu
đồng), trong đó:
- Thuê khoán chuyên môn: 415.450.000 đồng.
- Nguyên vật liệu n
ăng lượng: 9.600.000 đồng
- Quản lý đề tài: 12.830.000 đồng.
- Chi khác: 61.120.000 đồng.
Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 1/2008 đến hết tháng 12/2009)

ỨNG DỤNG KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
Kết quả của đề tài đã được áp dụng trong các công trình nghiên cứu như sau:
1- Luận án tiến sĩ “Sự hình thành trữ lượng khai thác nước dưới đất khu vực
thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý” do chính tác giả đã
và đ
ang thực hiện. Đề cương đã được thông qua tại trường Đại học Mỏ - Địa chất


4
tháng 10/2006. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là xây dựng MHDCNDĐ phục vụ
cho việc nghiên cứu một số chuyên đề của đề tài này.
2- Đề tài: “Biên hội loạt bản đồ Địa chất, Địa chất thủy văn, Địa chất công
trình thành phố Hồ Chí Minh tỉ lệ 1:50.000” do ThS. Bùi Trần Vượng thực hiện - 2008
theo đặt hàng của UBND thành phố Hồ Chí Minh. Đề án đã sử dụng bản đồ và mặt c
ắt
từ các báo cáo chuyên đề của đề tài làm cơ sở khoa học cho việc lập báo cáo (Chuyên
đề 2, 4, 5, 6 và 7).
3- Đang hướng dẫn luận văn thạc sỹ cho học viên Phan Ngọc Tuấn sử dụng và
phát triển kết quả nghiên cứu của đề tài do TS. Nguyễn Đình Tứ (Đại học Bách khoa
TP.HCM) hướng dẫn.
4- Phối hợp với Khoa địa chất dầu khí, trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí
minh xây dựng giáo trình “Xây dự
ng tối ưu mạng quan trắc động thái nước dưới đất”
(dự kiến xuất bản năm 2010).


5
PHẦN A
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI



6
Chương I
TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
I - VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía tây - nam vùng ĐNB trong giới hạn tọa độ
địa lý khoảng 10
o
10’ - 10
o
38’ vĩ độ bắc và 106
o
22’ - 106
o
54’ kinh độ đông. TP. HCM
phân bố thành một dải hẹp kéo dài theo phương TB - ĐN. Chiều dài theo phương TB -
ĐN từ Bến Súc (Củ Chi) đến Cần Giờ, lớn nhất đạt gần 100km. Bề rộng trung bình 17
- 25km, nơi rộng nhất - từ Tân Bửu (Bình Chánh) đến ấp Hàm Luông (Thủ Đức) là
45km; chỗ hẹp nhất là xã Hiệp Phước (Nhà Bè) là 7,5km, với diện tích 2029km
2

Ranh giới về các phía, TP. HCM giáp các địa phương sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
- Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
- Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu và biển Đông;
- Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.















Hình I.1 - Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu


7
II - LÝ DO CHỌN VÙNG NGHIÊN CỨU
- Cở sở khoa học về chuyên môn ĐCTV: Đây là vùng chuyển tiếp từ đới hoạt
hóa Đà Lạt xuống vùng trũng Đồng bằng sông Cửu Long trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam, có lớp phủ trầm tích Kainozoi dày từ vài mét đến khoảng 340 ÷ 400m. Có điều
kiện ĐCTV đặc trưng cho toàn Đồng bằng Nam bộ. Có đầy đủ yếu tố của một cấu trúc
bồn: mi
ền bổ cập, miền vận chuyển và miền thoát, đặc biệt là các điều kiện biên tự
nhiên ở phía đông và phía nam.
- Hiện trạng nghiên cứu trong vùng và khối lượng dữ liệu: các nghiên cứu ĐC
và ĐCTV từ trước đến nay rất phong phú với sự tham gia của nhiều ngành liên quan,
đặc biệt là Cục ĐC & KS Việt Nam. Đây là một trong những vùng được nghiên cứu
chi tiết nhất ở Việt Nam với nhi
ều đề tài và lĩnh vực khác nhau. Đáng kể nhất là mạng
quan trắc quốc gia về động thái nước dưới đất vùng nghiên cứu với các mạng quan trắc
riêng của thành phố (số lượng và mật độ cao nhất Việt Nam hiện nay). Nhìn chung,

đây là vùng có mức độ nghiên cứu đầy đủ về ĐC và ĐCTV đủ để thực hiện các yêu
cầu của đề tài.
Ngoài ra, một số vấn đề khác củ
a vùng nghiên cứu mà đề tài quan tâm:
- Điều kiện kinh tế xã hội: Đây là khu quan trọng nhất của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Có nhu cầu sử dụng nước rất cao và ngày càng tăng về số lượng, do
đó cần có công cụ khoa học và những thông tin về tài nguyên NDĐ giúp các nhà quản
lý hoạch định chiến lược khai thác bền vững và bảo vệ môi trường NDĐ.
- Dấu hiệu cạn kiệt tài nguyên NDĐ: Dữ li
ệu thu thập được tại các trạm quan
trắc trong vùng nhiều nơi ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy mực nước dưới đất đã hạ thấp
lớn và đạt đến độ sâu dưới -30m so với mực nước biển. Điều này sẽ làm cho các ranh
mặn phía Nam đang có xu hướng tiến vào khu vực nội thành. Ngoài ra, với mức độ hạ
thấp mực nước, ảnh hưởng của sự biến đổ
i khí hậu toàn cầu, quá trình nén chặt của lớp
đất yếu do gia tăng mật độ xây dựng, sự dâng cao của mực nước biển là những tiềm ẩn,
nguy cơ gây sụt lún mặt đất.
III - ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH
Vùng nghiên cứu có 4 dạng địa hình sau:



8
III.1 - Các dạng địa hình xâm thực và xâm thực - tích tụ
Đây là các dạng địa hình xâm thực và xâm thực - tích tụ hình thành do dòng
chảy thường xuyên, gồm các dạng:
+ Bãi bồi thấp và bãi giữa lòng: phân bố ven bờ các sông suối lớn và những
cồn cát, cù lao giữa dòng mới thành tạo trong thời gian gần đây. Độ cao tương đối của
bãi bồi thấp 10
÷ 15cm đến 2m. Thành phần là sét, bột, cát đôi chỗ lẫn sạn sỏi.

+ Bãi bồi cao và đê thiên nhiên: phân bố ở phần hạ lưu các thung lũng sông
Đồng Nai và sông Sài Gòn. Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao tương đối từ 2
÷
5m so
với lòng sông. Thành phần chủ yếu là các vật liệu trầm tích hạt mịn.
+ Thềm bậc I: phân bố dọc theo thung lũng sông Đồng Nai và khu vực thành
phố Hồ Chí Minh. Có bề mặt khá bằng phẳng, phân bố không liên tục, chủ yếu ở các
khúc uốn sông và có độ cao tuyệt đối 5
÷
15m.
+ Thềm bậc II: phân bố ở Thủ Đức. Bậc thềm có độ cao tuyệt đối 20
÷ 40m và
bề mặt thềm hơi nghiêng từ phía tây bắc xuống đông nam với độ dốc chung từ 2
0

÷
3
0
.
Thềm được thành tạo do những dòng sông cổ trước đây và chúng có nguồn gốc chủ
yếu là tích tụ, đôi chỗ xâm thực - tích tụ.
III.2 - Các dạng địa hình mài mòn - tích tụ
+ Bãi doi ngầm ven bờ: Phân bố liên tục ở bờ biển. Các bãi doi ngầm ven biển
có bề mặt khá bằng phẳng, thành phần chủ yếu là cát có độ mài tròn và chọn lọc tốt.
+ Bãi biển tích tụ đôi nơi có rừng cây n
ước mặn: Phân bố liên tục, chiếm diện
tích đáng kể thuộc huyện Cần Giờ.
+ Dải tích tụ ven bờ (giồng cát): Phân bố ở khu vực bờ biển thuộc huyện Cần
Giờ. Các giồng có dạng kéo dài hình vòng cung theo hướng đông bắc - tây nam.
III.3 - Các dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp

+ Do hỗn hợp sông - biển: Chiếm một phần diện tích phía tây nam thuộc phạ
m
vi huyện Bình Chánh, có độ cao tuyệt đối 5
÷
7m. Bề mặt đồng bằng khá bằng phẳng,
hơi nghiêng về phía nam với góc dốc chung nhỏ hơn 1
0
. Trên bề mặt phát triển nhiều
kênh rạch, thành phần chủ yếu là sét bột, đôi chỗ lẫn cát, bề dày trung bình 2
÷ 4m.
+ Do đầm lầy và hỗn hợp nhiều nguồn gốc:
- Đồng bằng trũng đầm lầy - biển: phân bố ở vùng ven biển phía nam. Độ cao
tuyệt đối 0
÷
2m, trong nội địa 2
÷
3m. Thành phần gồm sét bột màu xám tối.


9
- Trũng tích tụ đầm lầy ven sông lớn: phân bố ở các thung lũng sông Đồng Nai,
và sông Sài Gòn. Chúng có dạng kéo dài theo hướng dòng chảy.
- Trũng đầm lầy trên đồng bằng: chúng phân bố rải rác trên đồng bằng miền hạ
lưu các hệ thống sông suối trong vùng với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.
Phần lớn có dạng hình cánh cung theo hướng phát triển của các đới giồng cát. Thành
phần gồm bột sét chứa xác thực vật, bột l
ẫn cát.
III.4 - Đồng bằng tích tụ sinh vật (than bùn)
Phân bố ở khu vực phía tây (giáp Đức Hòa và Đức Huệ tỉnh Long An). Bề mặt
địa hình hơi trũng, độ cao tuyệt đối khoảng <2m. Thành phần chủ yếu là than bùn, có

bề dày 1
÷ 3m. Tuổi thành tạo là Holocen muộn (Q
2
3
).
IV - THỦY VĂN
IV.1 - Mạng sông suối
Vùng nghiên cứu có 2 hệ thống sông chính chảy qua là hệ thống sông Đồng Nai
và hệ thống sông sài Gòn.
- Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang (Đà Lạt) với độ cao
1.777m, diện tích lưu vực 45.000km
2
, hàng năm cung cấp 15 tỉ mét khối nước. Trên
sông Đồng Nai có hồ Trị An, được xây dựng từ năm 1986 với dung tích 2.542 tỷ m
3
.
Mực nước cao nhất 62m, trung bình 50m và mực nước chết 47m.
- Sông Sài Gòn dài 201 km bắt nguồn từ Campuchia, diện tích lưu vực tính đến
hồ Dầu Tiếng là 1.700 km
2
. Đây cũng là nguồn cung cấp nước ngọt sinh hoạt và nước
tưới cho TP Hồ Chí Minh.
Trên sông Sài Gòn có Hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ mét khối và 1.053
tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái,
phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt
tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp.
Sông Đồng Nai hợp lưu với sông Sài Gòn thành sông Nhà Bè, cách trung tâm
thành phố khoảng 5 km về phía Đông Nam. Sông Nhà Bè chảy ra biể
n Đông qua hai
sông chính: sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Sông Soài Rạp dài 59 km, rộng trung

bình 2 km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm. Sông Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành
Rái, dài 56 km, rộng trung bình 0,5 km, lòng sông sâu, trung bình 12m có nơi tới 29m.


10
IV.2 - Bờ biển, chế độ thuỷ triều
Vùng nghiên cứu có gần 100km đường bờ biển, có chế độ bán nhật triều không
đều. Trong 1 tháng có 2 kỳ triều cường và 2 kỳ triều kém. Trong năm đỉnh triều cao
vào tháng 12 và tháng 1, xuống thấp vào tháng 6 và tháng 7. Chênh lệch đỉnh khoảng
0,5m. Biên độ thuỷ triều vào mùa cạn (tháng 3 và 4) khoảng 2,5 ÷ 3m. Ở sông Đồng
Nai, ảnh hưởng triều lên cách cửa sông đến gần 200km.
Ảnh hưởng của thủy triều
đã ảnh hưởng trực tiếp đến mực nước sông, kênh rạch
làm dòng chảy bị đảo ngược và kéo theo sự xâm nhập của mặn vào sâu trong đất liền,
gây mặn hoá các tầng nước dưới đất vùng Duyên hải.
V - ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên nền khí hậu ở ĐNB nói chung và
TP.HCM nói riêng là quanh năm nắng nóng và có sự phân mùa rõ rệt. Mùa khô thường
trùng với mùa ít mưa, đây cũng là thời kỳ
khống chế của gió mùa Đông-Bắc kéo dài
khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có khí hậu đặc trưng là khô, nóng và rất ít
mưa. Mùa ẩm trùng với mùa mưa, là thời kỳ khống chế của gió mùa Tây-Nam kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10, có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm và mưa nhiều.
- Lượng mưa bình quân/năm 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và
năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng
90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa t
ừ tháng 5 đến tháng 11;
trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít,
lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố
không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các

quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện
phía Nam và Tây Nam.
Tại trạm Tân Sơn Hoà thời kỳ 1997 đến 2007, lượng mưa bình quân/năm đạt
1965,6mm. Các tháng mùa khô có lượng mưa trung bình tháng nhiều năm từ 9,2 đến
59,2mm; các tháng mùa mưa từ 180,7 đến 303,3mm. (xem
Hình I.2 và Bảng I.1).




×