Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG KHAI THÁC VẬT LIỆU TẠI CHỖ BẰNG LAO ĐỘNG THỦ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.37 KB, 13 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM







BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG
KHAI THÁC VẬT LIỆU TẠI CHỖ
BẰNG LAO ĐỘNG THỦ CÔNG


THUỘC ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẮP ĐÊ BẰNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐẮP TRÊN
NỀN ĐẤT YẾU TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM

Mã số: 05 Thuộc chương trình: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂ
Y
DỰNG ĐÊ BIỂN VÀ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Quốc Dũng
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam









7579-20
22/12/2009

Hà Nội 2009


1
CHUYÊN ĐỀ 28
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG KHAI THÁC VẬT LIỆU
TẠI CHỖ BẰNG LAO ĐỘNG THỦ CÔNG
1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG [10]
1.1. Các tài liệu cần thiết
- Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế tổ chức xây dựng các công trình đất gồm có:
a) Thiết kế kỹ thuật công trình;
b) Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đườ
ng đồng
mức, chỗ đất đắp, nơi đổ đất, đường vận chuyển;
c) Các mặt cắt dọc công trình làm theo mặt cắt địa chất;
d) Bảng thống kê khối lượng công tác đất, biểu đồ cân đối, giữa khối lượng đào
và đắp;
e) Tình hình địa chất, địa chất thuỷ văn và khí tượng thuỷ văn của toàn bộ khu
vực công trình.
Nhữ
ng tài liệu cần thiết để lập thiết kế thi công công trình đất là những tài liệu của
thiết kế tổ chức xây dựng, bản vẽ thi công và những tài liệu ghi trên đây phải được
hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những điều kiện cụ thể tại thực địa.
- Những tài liệu khảo sát địa chất công trình phải cung cấp đủ những số liệu cầ
n thiết

về đất xây dựng, có thể gồm toàn bộ hoặc một phần những số liệu sau đây:
a) Thành phần hạt của đất;
b) Tỉ trọng và khối lượng thể tích khô của đất;
c) Khối lượng thể tích và độ ẩm của đất;
d) Giới hạn độ dẻo;
e) Thành phần khoáng của đất;
f) Hệ số
thấm (trong trường hợp cần thiết);
g) Góc ma sát trong và lực dính của đất;
h) Độ chua mặn và những đặc tính riêng của đất (tính trương nở, tan rã, lún sụt
v.v );
i) Cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đá);
j) Độ chặt tối đa và độ ẩm tối ưu khi đầm nén (nếu cần thiết phải đầm chặt đất);
k)
Độ bẩn (cây, rác ), vật gây nổ (bom, mìn, đạn vv ) và những chướng ngại
vật khác (trong trường hợp thi công cơ giới thuỷ lực và nạo vét luồng lạch);
l) Phân cấp đất theo mức độ khó thi công phụ thuộc vào phương pháp thi công
đất được chọn;
m) Khả năng chịu tải của đất ở những cao độ cần thiết khác nhau;

2
n) Trong trường hợp bồi đắp công trình phải phân tích thành phần hạt của đất.
1.2. Các quy định khác
- Khi thi công đất không được thải nước, đất xấu và các phế liệu khác vào làm hư hỏng
đất nông nghiệp và các loại đất trồng khác, không được thải bừa bãi nước bẩn, đất rác
bẩn ra khu vực công trình đang sử dụng.
- Bảng cân đối khối lượng đất đào và đắp trong phạm vi công trình phải đảm bảo sự
phân bố và chuyển đất hợp lí nhất giữa đào và đắp có tính đến thời gian và trình tự thi
công các hạng mục công trình, phải tính đến những hao hụt do lún của nền và thân
công trình và rơi vãi trong vận chuyển.

Trong trường hợp không thể cân bằng giữa đất đào và đất đắp trong phạm vi công
trình thì trong thiết kế tổ chức xây dựng công trình phải xác định vị trí bãi thải hoặc
mỏ đất. Nếu vị trí bãi thải nằ
m trong hàng rào công trình thì phải bàn bạc thoả thuận
với ban quản lí công trình. Nếu ở ngoài hàng rào công trình thì phải thoả thuận với
chính quyền địa phương.
- Đất thải phải đổ ở nơi trũng, ở vị trí những hố sâu tự nhiên (khe cạn, hõm núi, đầm
lầy,những nơi bỏ hoang v.v ). Khi quy định vị trí bãi thải đất phải xem xét những
điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn, không
được làm cản trở thoát nước và gây trở
ngại cho thoát lũ. Khi hoàn thành thi công đất, bề mặt bãi thải phải được san bằng, và
nếu thấy cần thiết thì phải trồng cỏ gia cố.
- Công tác thi công đất nên giao cho những tổ chức chuyên môn hoá về công tác đất
hoặc những đơn vị chuyên môn hoá về công tác này trong các tổ chức xây lắp.
2. THI CÔNG ĐẤT BẰNG THỦ CÔNG [1], [4], [13]
2.1. Điều kiện thi công bằng thủ công
Thi công bằng thủ công đượ
c áp dụng trong những trường hợp sau:
- Những công trình nhỏ, khối lượng đào đắp ít;
- Yêu cầu về kỹ thuật không cao;
- Trong những điều kiện không thể dùng máy thi công được.
2.2. Công tác đào đất
2.2.1. Nguyên tắc đào đất và tổ chức thi công đào đất
- Chọn dụng cụ thích hợp để thi công ứng với từng loại đất để nâng cao hiệu quả công
việc như đối với đấ
t cứng dùng cuốc chim, xà beng, đất dẻo mềm dùng cuốc bàn, mai,
xẻng, kéo cắt đất; đất lẫn sỏi đá dùng cuốc chim, choòng.
- Tìm cách giảm khó khăn trong quá trình thi công như tăng giảm độ ẩm hoặc làm khô
mặt bằng khu vực thi công;
- Tổ chức thi công hợp lý. Phải phân công các tổ đội theo tuyến làm việc, tránh tập

trung đông người vào một chỗ. Hướng đào đất và hướng vận chuyển nên thẳng góc với

3
nhau. Trng hp h o sõu thỡ chia ra lm nhiu t o, chiu dy mi lp o
tng ng vi dng c thi cụng. Cú th mi t do mt t o, cỏc t o cỏch nhau,
mỏi dc ca h o nh hn dc t nhiờn ca t. T o t cui cựng i n õu
thỡ cụng vic cng hon tt n ú (hỡnh 1).
h2
2-3m
T1
T2
T3
H
Hớng đào đất
h1
h3
Vận chuyển tuyến 1
AA
A - A
Vận chuyển tuyến 2
Vận chuyển tuyến 3

Hỡnh 1. T chc thi cụng t bng th cụng
(h
1
, h
2
, h
3
- chiu sõu t o; T

1
, T
2
, T
3
- cỏc t thi cụng)
- Khi o t khu vc cú nc hoc trong mựa ma, phũng nc chy trờn mt
bng cn o trc mt rónh thu nc vo mt ch bm thoỏt i. Rónh thu nc
luụn luụn thc hin trc mi t o (hỡnh 2).
Hớng đào đất mỗi đợt
1
Hớng đào đất mỗi đợt
2
3
4
H
Đào đất đợt 1
Đào đất đợt 2
Đào đất đợt 3
Đào đất đợt 4

Hỡnh 2. o t ni cú nc
(1, 2, 3, 4 - rónh thu nc o trc mi t)
- Khi o t gp cỏt chy, bựn chy phi lm h thu nc dng tng lc ngc ly
nc trong ri mi bm nc i. Khụng c bm trc tip nc cú cỏt. Nc cú cỏt
b bm trc tip lm rng t v phỏ hng cu trỳc nguyờn xung quanh, hoc lm h
h
ng cụng trỡnh lõn cn vựng xõy dng. i vi h o rng cú cỏt chy, bựn chy thỡ
phi lm hng cc chng, lút phờn v rm chng cỏt chy. Nu o sõu cn lm theo
dng bc thang (hỡnh 3).


4
Đất
Rơm
Phên nứa
Cọc chống
2-3m 2-3m
1m
1m
H

Hỡnh 3. Lm dng bc thang i vi h o sõu.
- Thi im tt nht thi cụng t l mựa khụ, ớt ma. Trng hp phi thi cụng t
vo mựa ma thỡ cn phi cú bin phỏp chng nc ma mt bng chy vo h o,
cú h thu nc ỏy h o v dựng bm hỳt cn nc khi thi cụng.
- Khi o t bng th cụng trong cỏt chy cú th tin hnh bng cỏch quõy quanh
vựng h
o mt hng ro vỏn c g hoc thộp úng xuyờn qua lp cỏt chy xung lp
t kộm thm nc.
2.2.2. Dng c o t
Hin nay cú nhiu dng c c dựng trong thi cụng o t bng th cụng, tu thuc
vo loi t (cp t) la chn cho phự hp:
- Cuc chim, x beng, choũng: Dựng o t cng, t ln si ỏ.
- Cuc bn, mai, xng, kộo c
t t: Dựng o t do mm.
2.3. Cụng tỏc vn chuyn t
- Vn chuyn t bng gỏnh b: Dựng ũn gỏnh, quang gỏnh v st (thỳng) vn
chuyn t. Hỡnh thc vn chuyn ny dựng khi ng vn chuyn khụng xa v khụng
cho phộp dựng cỏc loi xe thụ s khỏc.
- Vn chuyn t bng xe bũ: Khi iu kin giao thụng cho phộp, cú th dựng trõu, bũ

hay nga kt hp vi xe bũ ci tin vn chuyn
t. Phng tin vn chuyn ny
cho phộp vn chuyn vi khi lng ln, quóng ng vn chuyn xa hng nghỡn một.
- Vn chuyn bng xe ci tin, xe rựa (hỡnh 4): Trng hp vn chuyn ny dựng sc
ngi kộo hoc y trờn nhng tuyn ng hp, nờn c ly vn chuyn khụng xa.
a) b)
Hớng đổ đất
Ván mở

Hỡnh 4. Phng tin vn chuyn th cụng.
(a. Xe ci tin; b. Xe rựa)

5
- Vận chuyển bằng xe đạp thồ: Dùng xe đạp thồ kết hợp với giá thồ và dụng cụ đựng
đất (sọt, thúng, v.v ) để vận chuyển đất. Cách vận chuyển này cho phép thực hiện trên
những tuyến đường hẹp, tính cơ động cao.
- Vận chuyển bằng thuyền: Trường hợp này hay dùng khi thi công đào đất dưới nước,
và trong điều kiện không có sóng hoặc sóng rất nhỏ, độ sâu nướ
c nhỏ.
2.4. Thi công đắp đất đầm nén
2.4.1. Dụng cụ đầm nén
a- Đầm tay bằng gỗ
25-30cm
50-60cm
60cm
30-35cm
100-120cm
15cm
10cm
a)

b)
c)
60-70cm

Hình 5. Các dụng cụ đầm đất
- Loại dùng cho 2 người (hình 5a): Mỗi đầm có trọng lượng 20-25kg với đường kính
mặt đáy từ 25-30cm, thân đầm cao từ 50-60cm gắn dọc theo thân.
- Loại dùng cho 4 người (hình 5b): Mỗi đầm có trọng lượng từ 60-70kg, đường kính
mặt đáy từ 30-35cm, thân đầm cao từ 60-70cm. Cán đầm được gắn vào thân đầm bằng
đinh hoặc dây thép.
b- Đầm tay bằng gang (hình 5c): Đầm gang có trọng lượng từ
5-8kg, dùng cho một
người. Đầm gang được sử dụng ở những chỗ tiếp giáp, các góc, các khe hở nhỏ mà các
loại đầm lớn hay đầm máy không thể đầm tới được.
c- Đầm tay bằng bê tông: Hình dáng của đầm bê tông tương tự như loại đầm gỗ dùng
cho bốn người. Các kích thước thường là: Đường kính mặt đáy từ 35-40cm, thân đầm
cao từ 40-50cm với trọng lượng từ 80-150kg. Đầm có 4 cán gỗ gắn b
ằng ốc vít. Loại
đầm này dùng cho 4 đến 8 người sử dụng.
2.4.2. Chiều dày lớp đất đầm nén
Đổ đất, rải xong lớp đất nào phải tiến hành đầm ngay và đầm chặt theo đúng yêu cầu
để đảm bảo sự ổn định. Chiều sâu đầm nén là thông số quan trọng phụ thuộc vào trọng
lượng của đầm. Bảng 1 dưới đây cho quan hệ giữa chiều dày lớp đất đượ
c đầm và
trọng lượng đầm.

6
Bảng 1. Quan hệ chiều dày lớp đầm và trọng lượng đầm
Thứ tự Trọng lượng đầm (kg) Chiều dày lớp đầm (cm)
1 5-10 10

2 30-40 15
3 60-70 20
4 75-100 25
2.4.3. Số lần đầm nén
Số lần đầm nén phụ thuộc vào các chỉ tiêu độ ẩm của đất, thành phần hạt, độ dày đầm
nén ứng với dụng cụ đầm nhất định và dung trọng yêu cầu của thiết kế. Khi đã biết các
chỉ tiêu phụ thuộc này thì số lần đầm nén được xác định thông qua thí nghiệm đầm nén
tại hiện trường để xác định quan hệ giữa s
ố lần đầm nén và dung trọng yêu cầu của
thiết kế, từ đó xác định được số lần đầm cần thiết. Số lần đầm có thể được hiệu chỉnh
cho phù hợp thực tế bằng cách điều chỉnh chiều dày lớp đất đầm.
Dung träng (g/cm )
Sè lÇn ®Çm nÐn n
3

Hình 6. Quan hệ giữa dung trọng của đất và số lần đầm nén.
2.4.4. Thi công trên mặt đê
a. Công tác chuẩn bị nền đê
- Dọn sạch các loại cây cối và các chướng ngại khác trong phạm vi nền đê;
- Bóc lớp đất mặt không đảm bảo chất lượng ra khỏi phạm vi nền đê;
- San bằng những chỗ gồ ghề cục bộ, lấp các lỗ hổng, chỗ trũng, khe nứ
t, hang hốc
trên nền đê bằng các loại đất đắp đê rồi tiến hành đầm kỹ theo tiêu chuẩn;
- Loại bỏ hết các hòn đá mồ côi lộ trên mặt đất, những hòn đá lớn đặc chắc có chân
cắm sâu xuống đất nền thì có thể để lại, nhưng phải nhét đầy đất sét vào chỗ hàm ếch
và khi đắp đất phải đầm nén kỹ đất xung quanh bằng đầm tay;
- Xớ
i nền đập để đảm bảo tiếp xúc với đất đắp tốt hơn. Nếu chưa kịp đắp ngay thì phải
chừa lại một lớp đất bảo vệ dày 20 đến 30cm và được dọn đi ngay trước lúc đắp đập;
- Làm tốt hệ hệ thống thoát nước để đảm bảo thi công được thuận lợi;

- Giải quyết tốt lớp tiếp giáp giữa hai đầu đ
ê với bờ dốc:
+ Bờ dốc là đá: Bạt mái không được dốc hơn 1:1;

7
+ Bờ dốc là đất có tính dính: Bạt mái dốc từ 1:1 đến 2:1;
+ Bờ dốc là đất không có tính dính: Bạt mái không được nhỏ hơn mái dốc ổn
định trong trường hợp đất khi bão hoà.
- Ngay trước khi đắp đê, phải đảm bảo đất nền có độ ẩm tương đương với độ ẩm đất
đắp. Nếu đất quá khô phải tưới nước đều cho thấm hết mới đắp. Nếu đấ
t quá ướt phải
khơi rãnh, phơi đất nền cho khô rồi mới được đắp;
- Đối với đê nâng cấp, tại mặt tiếp giáp giữa mái đê cũ và lớp đất đắp mới phải được
xử lý như dọn sạch các gốc rễ cây cỏ, bóc bỏ hết lớp đất xấu bề mặt cho đến lớp đất
tốt. Cần đảm bảo độ
ẩm của đê cũ tương đương với độ ẩm của đất đắp. Mái của thân
đê cũ trước khi đắp phải được đánh cấp kiểu bậc thang có độ dốc mỗi bậc nghiêng về
phía thấp 0,01 đến 0,02 và chiều cao lớn nhất của mỗi cấp bằng 2 lần chiều dày lớp
đầm. Và tại bề mặt của bậc thang cũng phải đánh xờm
để đảm bảo tiếp xúc tốt với đất
đắp;
- Tất cả công việc thi công chuẩn bị nền đê theo thiết kế phải được kiểm tra và nghiệm
thu trước khi tiến hành đắp thân đê.
b. Tổ chức thi công trên mặt đê và các yêu cầu kỹ thuật
Tổ chức thi công trên mặt đê
- Các công việc của tổ chức thi công đầm nén trên mặt đê gồm các phần việc chính:
Rải đấ
t, san đất, vằm và đầm đất. Các công việc này được tổ chức thi công đồng thời
theo dây chuyền để tăng nhanh tốc độ thi công và đảm bảo trật tự, không bị chồng
chéo lên nhau. Để làm được như vậy, đê được chia thành từng đoạn công tác, trên mỗi

đoạn hoàn thành một phần việc và các phần việc được thi công đồng thời theo thứ tự
rải, san, vằm, tưới nước (nếu có), đầ
m (hình 7).
R¶i
San, v»m
§Çm
R¶i
San, v»m
§Çm
a) b)

Hình 7. Sơ đổ tổ chức thi công dây chuyền trên mặt đê.
(a. Kíp làm việc thứ nhất, b. Kíp làm việc thứ 2)
- Diện tích và thời gian hoàn thành mỗi đoạn công tác phải bằng nhau để đảm bảo thi
công nhịp nhàng. Diện tích mỗi đoạn được quyết định bởi cường độ vận chuyển đất
lên công trình và độ dày rải đất đầm nén:
)(,
2
m
h
Q
F = (1)

8
Trong đó:
+ F: diện tích rải đất cho mỗi kíp làm việc (m
2
);
+ Q: cường độ vận chuyển đất rời lên đê (m
3

/kíp);
+ h: độ dày rải đất mỗi lớp (m).
Phương pháp đầm nén:
Sau khi san, vằm đất xong, đầm sơ một lần khắp diện tích phải đầm cho mặt đất bằng
phẳng, sau đó dàn thành hàng, đầm dần từng hàng cho tới khi xong.
Các yêu cầu kỹ thuật:
- Việc đắp đất thành từng lớp nên bắt đầu từ chỗ thấp trước, chỗ cao đắp sau, khi đã
tạo thành mặt bằng đồ
ng đều thì đắp lên đều;
- Mặt đất sau khi san phải có độ dốc về một phía hoặc 2 phía từ 2% đến 5% để thoát
nước mưa. Phải đảm bảo sau khi san không có chỗ lồi, lõm, lượn sóng;
- Trong thân đê không được để đất đắp có hiện tượng bùng nhùng. Nếu có thì phải đào
hết và tiến hành đắp lại cho đến khi đạt yêu cầu chất lượng thiết kế.
- Điều chỉnh độ ẩ
m của đất đắp để đạt được độ ẩm thiết kế. Khi đất khô thì phải tưới
thêm nước sau khi san đất (đối với đất có tính cát) hoặc tưới nước ở ngoài phạm vi đắp
đê (đối với đất có tính sét).
Lượng nước cần thiết cho 1m
3
đất rời được xác định theo công thức:
2
0
e102
)WW(
δ
δ
δδ
−=Q
hoặc lượng nước cần thiết cho 1m
3

đất chưa phá vỡ kết cấu (ở bãi vật liệu):
2
1
e102
)WW(
δ
δ
δδ
−=Q
Trong đó:
Q: lượng nước cần bổ sung cho 1m
3
đất, (m
3
);
W
0
, W
e
: lượng ngậm nước tự nhiên và tốt nhất, (%);
δ
0
: độ chặt của đất tơi xốp, (T/m
3
);
δ
1
: độ chặt của đất ở bãi vật liệu, (T/m
3
);

δ
2
: độ chặt của đất sau khi đầm, (T/m
3
).
- Khi đất quá ẩm phải tiến hành xới đất, phơi đất để đạt độ ẩm thích hợp. Đối với mỏ
đất có chứa nước ngầm phải có biện pháp tiêu nước cho đến khi đạt độ ẩm thích hợp
rồi mới tiến hành khai thác đắp đê;
- Lớp đất được tưới thêm trên mặt khối đắp chỉ được đầm sau khi có độ ẩm đồng đều
trên toàn bộ l
ớp đất đã rải. Tuyệt đối không được đầm ngay sau khi tưới nước;

9
- Trong quá trình đầm đất phải liên tục vệ sinh đất như loại bỏ rễ cây và các tạp chất
lẫn trong đất góp phần đảm bảo chất lượng công trình sau khi đầm nén;
- Trước khi rải lớp đất tiếp theo, phải đảm bảo điều kiện lớp đất phía dưới được đầm
đảm bảo đúng hệ số đầm chặt hay dung trọng khô thiết kế;
- Lúc đổ đất mà gặ
p trời mưa thì phải ngừng việc thi công lại, khơi rãnh thoát nước đi,
tránh đi lại nhiều trên mặt đê sinh ra bùn. Khi tạnh mưa phải đợi cho lớp đất trên mặt
bốc hơi, đạt độ ẩm khống chế hoặc phải bóc hết lớp đất quá ướt đi rồi đánh sờm để đắp
lớp đất mới và đầm lại cả lớp đất đ
ã đầm và chưa đầm đạt độ chặt và dung trọng quy
định của thiết kế.
- Với thời tiết khô hanh, nếu lượng ngậm nước của lớp đất đã được đầm chặt bốc hơi
quá nhiều thì trước khi đắp thêm lớp khác phải tưới thêm nước cho đủ độ ẩm thích
hợp. Nếu thi công gián đoạn, lớp đất cũ bị nứt nẻ nhiều thì phả
i bóc hết những chỗ nứt
nẻ rồi mới được tiếp tục đắp lớp đất khác lên.
- Bố trí đoạn đầm không được quá dài, vì như vậy đất dễ bị khô phải tăng số lần đầm

hay phải tưới nước;
- Khi đầm, các vết đầm của hai sân đầm kề nhau phải chồng lên nhau. Nếu theo hướng
song song với tim công trình đắp thì chiều rộng vết đầm phả
i chồng lên nhau từ 25cm
đến 50cm. Nếu theo hướng thẳng góc với tim công trình đắp thì chiều rộng đó phải từ
50cm đến 100cm;
- Phải đắp đê theo mặt cắt đã phòng lún để sau khi lún ổn định thì cao trình đỉnh đê
đảm bảo như thiết kế quy định.
- Trước khi đắp đê, sử dụng cọc và dây lên “ga” ở hiện trường mặt cắt đê theo bản vẽ
thiết kế, cách nhau không quá 50m;
- Khố
i lượng đắp đê xác định trên cơ sở đo đạc mặt cắt ngang trước và sau khi đắp đê
(toàn bộ hoặc một phần). Cần đo đạc đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu các kích
thước và vị trí công trình theo thiết kế;
- Trong quá trình đầm, đầm được nâng cao khỏi mặt đất từ 30-40cm và thả rơi tự do
xuống đất, nhát đầm sau phải đè lên nhát đầm trước 1/3 nhát đầm (đầm kiểu x
ỉa tiền);
- Đất sau khi san thành lớp, đất phải được vằm nhỏ thành những viên có đường kính
5cm. Kích thước lớn nhất cho phép của các viên đất phải qua thí nghiệm đầm nén ở
hiện trường. Việc tiến hành thí nghiệm như sau: rải một lớp đất có lẫn các viên lớn và
tiến hành đầm, sau đó đào lên bửa ra xem các viên đất lớn có bị vỡ ra và tạo thành một
khối đồng nhất với đất chung quanh không. Thí nghi
ệm nhiều lần với các đường kính
viên đất khác nhau, đến khi với đường kính viên đất lớn nhất mà kết quả đạt được các
yêu cầu thiết kế thì chọn đó là đường kính lớn nhất cần phải vằm nhỏ;
- Để lớp đất đầm nén trước và lớp đất đầm nén sau tiếp xúc tốt với nhau, trước khi rải
lớp đất đầm nén sau phải đánh xờm lớp đấ
t đầm nén trước. Cách đánh xờm là dùng

10

cuốc để cuốc các hốc theo dạng hình hoa mai trên toàn bộ diện tích, hốc nọ cách hốc
kia từ 20-25cm sâu 3-5cm;
- Trong một sân đầm, vết đầm sau phải đè lên 1/3 vết đầm trước.
8.2.5. Kiểm tra chất lượng thi công
8.2.5.1. Nội dung kiểm tra
- Vị trí, khối lượng, chất lượng đất của bãi vật liệu;
- Nền móng;
- Kích thước mặt cắt, cao độ đê so với thiết kế;
- Mức độ đầm ch
ặt, tính chất của đất thân đê;
- Vị trí tuyến trên mặt bằng;
- Biện pháp thoát nước;
- Thiết bị, nhân lực sử dụng;
- Sổ nhật ký, tài liệu thí nghiệm;
- Biện pháp thi công và an toàn lao động.
8.2.5.2. Thiết bị và cán bộ làm công tác kiểm tra
- Công trường đủ dụng cụ thí nghiệm, đo đạc đáp ứng được các yêu cầu kiểm tra, có
quy định về cách sử dụng, kiểm tra, điều chỉnh các dụ
ng cụ đó.
- Cán bộ làm công tác thí nghiệm phải qua đào tạo, có nghiệp vụ chuyên môn phù hợp
với công việc. Phải có sổ sách và quy định cách ghi chép số liệu rõ ràng.
8.2.5.3. Một số quy định cụ thể
1. Bãi vật liệu
- Vị trí lấy đất phải đúng quy định của thiết kế;
- Hệ thống thoát nước đúng thiết kế và không bị bồi lấp;
- Việc bóc bỏ đất mầu, đấ
t phong hoá;
- Phương pháp khai thác so với thiết kế thi công;
- Chất đất, các chỉ tiêu cơ lý tự nhiên của đất so với yêu cầu của thiết kế;
- Độ ẩm thiên nhiên của đất, khối lượng, chiều dày khai thác và địa chất thuỷ văn.

2. Xử lý nền
Các nội dung dưới đây phải thực hiện theo đúng với yêu cầu trong đồ án thiết kế:
- Công việc bóc lớp đất mầu, đất phong hoá;
- Công tác thu dọ
n nền, vét bùn lầy;
- Công tác san bằng các lỗ hổng, chỗ trũng và đầm nện theo tiêu chuẩn;
- Kích thước móng công trình;
- Hệ thống thoát nước;

11
- Chất lượng nền và các biện pháp xử lý.
3. Công tác thi công đê
a. Công tác đầm nén
- Kiểm tra độ ẩm, chiều dày lớp đất đầm, công cụ đầm, sơ đồ tổ chức thi công đầm nén
cũng như phương pháp đầm nén so với thiết kế thi công;
- Kiểm tra hiện tượng phân lớp, bùng nhùng, nứt nẻ để kịp thời xử lý.
b. Chỉ tiêu đất đắp
- Đối với mỗi lớp đất đầ
m nén, số lượng mẫu đất thí nghiệm xác định độ chặt, dung
trọng khô và độ ẩm của đất trong quá trình thi công bằng 50m
2
/mẫu. Đây là số mẫu
quy định tối thiểu, nếu có hiện tượng đầm dối, có thể lấy thêm mẫu ở những chỗ có
khả năng chưa đạt yêu cầu. Sau khi kiểm tra đạt dung trọng khô quy định của thiết kế
mới cho đắp tiếp tục lớp trên. Dung trọng khô thực tế đắp đê chỉ được phép thấp hơn
dung trọng khô thiết kế là 0,03T/m
3
, số mẫu không đạt yêu cầu so với tổng số mẫu thí
nghiệm không được lớn hơn 5%.
- Khi nghiệm thu phần, ngoài việc kiểm tra dung trọng, độ chặt, độ ẩm còn phải lấy

mẫu nguyên dạng về phòng thí nghiệm để xác định sức chống cắt, tính nén lún, hệ số
thấm. Khi cần thiết còn phải kiểm tra hàm lượng muối hoà tan, nồng độ phèn, hàm
lượng hữu cơ trong đất. Cứ
25000m
3
đất đắp lấy một nhóm mẫu đất đắp để kiểm tra
các nội dung trên.
c. Kích thước, cao độ mặt cắt đê so với thiết kế
Khi thi công xong một đoạn đê hay tuyến đê phải tiến hành kiểm tra mặt cắt đê phù
hợp với thiết kế. Mặt cắt phải được kiểm tra bằng thiết bị khảo sát cho mỗi 100m theo
chiều dài đê.
d. Vị trí tuy
ến trên mặt bằng
Phải thường xuyên kiểm tra vị trí tuyến đê, đảm bảo thi công đúng thiết kế, tránh sai
số tích luỹ.
e. Biện pháp thoát nước
Hệ thống thoát nước phục vụ trong quá trình thi công phải đúng thiết kế và không bị
bồi lấp.
f. Sổ nhật ký thi công
Phải ghi đầy đủ các ý kiến nhận xét, quan trắc, giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
liên quan về những thay đổ
i trong thiết kế thi công, và những biện pháp xử lý trong
những trường hợp đặc biệt.
g. Tài liệu thí nghiệm
Cán bộ thí nghiệm phải ghi kết quả từng mẫu đất thí nghiệm, vị trí lấy mẫu trên bình
đồ cũng như cao độ của mẫu thí nghiệm vào sổ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sổ thí nghiệm phải đưa vào hồ sơ nghiệm thu.
h. Công tác bảo đảm an toàn lao động, giao thông và vệ sinh môi trườ
ng
Đảm bảo đúng đồ án, hợp đồng và quy định hiện hành liên quan.


12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây Dựng: GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG. NXBXD. Hà Nội 2003.
2. Bộ NN và PTNT: 14TCN130-2002- HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐÊ BIỂN. Hà Nội
2002.
3. Bộ NN và PTNT: 14TCN20-2004 - ĐẬP ĐẤT - YÊU CẦU KỸ THUẬT THI
CÔNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẦM NÉN. Hà Nội 2004.
4. TS. Đỗ Đình Đức, PGS, TS Lê Kiều: KỸ THUẬT THI CÔNG. NXBXD. Hà Nội
2004.
5. Hoàng Văn Tân và nnk: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
TRÊN NỀN ĐẤT YẾU. NXB GTVT. Tp HCM 2006.
6. TS. Lê Xuân Roanh: CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ TRONG THI CÔNG ĐẤT ĐÁ.
Bài giảng sau Đạ
i học. Hà Nội 2004.
7. Lương Ngọc Lâm: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ MỚI: CƠ GIỚI - THUỶ LỰC
ĐỂ XÂY DỰNG ĐÊ, ĐẬP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Luận án Tiến
sỹ kỹ thuật. Hà Nội 2003.
8. GS, TS Lương Phương Hậu và nnk: KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG
CÔNG TRÌNH CẢNG, ĐƯỜNG THUỶ. Hà Nội 2005.
9. TS. Nguyễn Văn Bảo: KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
THUỶ LỢI. NXB GTVT. Hà Nội 1991
10. Tiêu chuẩn Việ
t Nam: TCVN 4447-1987 - CÔNG TÁC ĐẤT - QUY PHẠM THI
CÔNG VÀ NGHIỆM THU.
11. GS. TS. Trần Như Hối: ĐÊ BIỂN NAM BỘ. NXBNN. TP HCM 2003.
12. Trường Đại học Bách khoa: GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT THI CÔNG I.
13. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: KỸ THUẬT THI CÔNG. NXBXD. Hà Nội
2002.
14. Trường Đại học Thuỷ lợi: THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI. NXBXD.

Hà Nội 2004.


×