BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM
BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG
KHAI THÁC VẬT LIỆU TẠI CHỖ
BẰNG CƠ GIỚI
THUỘC ĐỀ TÀI:
“
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẮP ĐÊ BẰNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐẮP TRÊN
NỀN ĐẤT YẾU TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM
”
Mã số: 05 Thuộc chương trình: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂ
Y
DỰNG ĐÊ BIỂN VÀ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Quốc Dũng
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam
7579-21
22/12/2009
Hà Nội 2009
1
CHUYÊN ĐỀ 29
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TỔ CHỨC THI CÔNG
KHAI THÁC VẬT LIỆU TẠI CHỖ BẰNG CƠ GIỚI
1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Các tài liệu cần thiết
- Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế tổ chức xây dựng các công trình đất gồm có:
a) Thiết kế kỹ thuật công trình;
b) Bình đồ khu vực xây dựng trong đó chỉ rõ hiện trạng mặt đất, đườ
ng đồng
mức, chỗ đất đắp, nơi đổ đất, đường vận chuyển, tuyến đặt đường ống và vị trí
bể lắng (trường hợp thi công bằng cơ giới thuỷ lực), xác định bán kính an toàn
(nếu khoan nổ mìn);
c) Các mặt cắt dọc công trình làm theo mặt cắt địa chất;
d) Bảng thống kê khối lượng công tác đất, biểu đồ cân đối, giữa khối lượ
ng đào
và đắp;
e) Tình hình địa chất, địa chất thuỷ văn và khí tượng thuỷ văn của toàn bộ khu
vực công trình.
Những tài liệu cần thiết để lập thiết kế thi công công trình đất là những tài liệu của
thiết kế tổ chức xây dựng, bản vẽ thi công và những tài liệu ghi trên đây phải được
hiệu chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những điều ki
ện cụ thể tại thực địa.
- Những tài liệu khảo sát địa chất công trình phải cung cấp đủ những số liệu cần thiết
về đất xây dựng, có thể gồm toàn bộ hoặc một phần những số liệu sau đây:
a) Thành phần hạt của đất;
b) Tỉ trọng và khối lượng thể tích khô của đất;
c) Khối lượng th
ể tích và độ ẩm của đất;
d) Giới hạn độ dẻo;
e) Thành phần khoáng của đất;
f) Hệ số thấm (trong trường hợp cần thiết);
g) Góc ma sát trong và lực dính của đất;
h) Độ chua mặn và những đặc tính riêng của đất (tính trương nở, tan rã, lún sụt
v.v );
i) Cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đ
á);
j) Độ chặt tối đa và độ ẩm tối ưu khi đầm nén (nếu cần thiết phải đầm chặt đất);
k) Độ bẩn (cây, rác ), vật gây nổ (bom, mìn, đạn vv ) và những chướng ngại
vật khác (trong trường hợp thi công cơ giới thuỷ lực và nạo vét luồng lạch);
l) Phân cấp đất theo mức độ khó thi công phụ thuộc vào phương pháp thi công
2
đất được chọn;
m) Khả năng chịu tải của đất ở những cao độ cần thiết khác nhau;
n) Trong trường hợp bồi đắp công trình phải phân tích thành phần hạt của đất.
1.2. Các quy định khác
- Khi thi công đất không được thải nước, đất xấu và các phế liệu khác vào làm hư hỏng
đất nông nghiệp và các loại đất trồng khác, không được thải bừa bãi nước bẩn, đất rác
bẩn ra khu vực công trình đang s
ử dụng.
- Bảng cân đối khối lượng đất đào và đắp trong phạm vi công trình phải đảm bảo sự
phân bố và chuyển đất hợp lí nhất giữa đào và đắp có tính đến thời gian và trình tự thi
công các hạng mục công trình, phải tính đến những hao hụt do lún của nền và thân
công trình và rơi vãi trong vận chuyển.
Trong trường hợp không thể cân bằng giữa đất đào và đất đắp trong phạm vi công
trình thì trong thiết kế
tổ chức xây dựng công trình phải xác định vị trí bãi thải hoặc
mỏ đất. Nếu vị trí bãi thải nằm trong hàng rào công trình thì phải bàn bạc thoả thuận
với ban quản lí công trình. Nếu ở ngoài hàng rào công trình thì phải thoả thuận với
chính quyền địa phương.
- Đất thải phải đổ ở nơi trũng, ở vị trí những hố sâu tự nhiên (khe cạn, hõm núi, đầm
lầy,những nơi bỏ hoang v.v ). Khi quy đị
nh vị trí bãi thải đất phải xem xét những
điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn, không được làm cản trở thoát nước và gây trở
ngại cho thoát lũ. Khi hoàn thành thi công đất, bề mặt bãi thải phải được san bằng, và
nếu thấy cần thiết thì phải trồng cỏ gia cố.
- Lựa chọn nhóm máy đồng bộ để thi công đất phải trên cơ sở tính toán kinh tế. Khi
thiết kế
tổ chức xây dựng công trình phải tính đến năng lực xe máy sẵn có của tổ chức
xây lắp và khả năng bổ sung những máy móc còn thiếu;
- Công tác thi công đất nên giao cho những tổ chức chuyên môn hoá về công tác đất
hoặc những đơn vị chuyên môn hoá về công tác này trong các tổ chức xây lắp.
2. THI CÔNG BẰNG CƠ GIỚI
2.1. Khái niệm, nguyên tắc thi công bằng cơ giới đắp đê
2.1.1. Khái niệm
Thi công đất bằng cơ giới là sử
dụng tổ hợp xe máy để thi công đất toàn bộ các khâu
từ đào đất, vận chuyển, đắp đất, san đất và đầm đất.
2.1.2. Nguyên tắc thi công bằng cơ giới
- Thi công cơ giới công tác đất chỉ được tiến hành trên cơ sở đã có thiết kế thi công
(hoặc biện pháp thi công) được duyệt. Trong thiết kế thi công phải nói rõ những những
phần sau đây:
+ Khối lượng, điều ki
ện thi công công trình và tiến độ thực hiện;
3
+ Phương án thi công hợp lí nhất;
+ Lựa chọn công nghệ thi công hợp lí cho từng phần, từng đoạn, từng công
trình;
+ Lựa chọn các loại máy móc phương tiện vận chuyển theo cơ cấu nhóm máy
hợp lí nhất, phù hợp điều kiện kinh tế, kĩ thuật. Nêu sơ đồ làm việc của máy.
- Trước khi thi công, phải kiểm tra đối chiếu, hiệu chỉnh chính xác lại địa hình, đị
a
chất thuỷ hải văn của công trình và của khu vực làm việc để đề ra các biện pháp kĩ
thuật sát hợp và an toàn lao động. Phải đề ra các biện pháp phòng chống lún, sạt lở,
ngập lụt, lầy thụt v v khi mưa bão;
- Phải đánh dấu trên bản vẽ thi công và thể hiện trên thực địa bằng các cọc mốc để
nhìn thấy và để báo hiệu có các công trình ngầm như đường điện, nướ
c, thông tin liên
lạc, cống ngầm v v nằm trong khu vực thi công;
- Phải có biện pháp bảo vệ các công trình hiện có nằm gần công trình đang thi công
như: nhà cửa, đường sá, bệnh viện, trường học, di tích lịch sử, đường ống khí nén,
nhiên liệu, cáp điện ngầm, kho hoá chất, thuốc nổ vv phải có biển báo khu vực nguy
hiểm;
- Phải chọn khoang đào đầu tiên và đường di chuyển của máy hợp lí nhất cho từng giai
đoạn thi công công trình;
- Lựa chọn máy và cơ cấu nhóm máy hợp lí bảo đảm đồng bộ, năng suất cao, tiêu hao
nhiên liệu ít và giá thành một đơn vị sản phẩm thấp nhất. Phải bảo đảm hoàn thành
khối lượng, tiến độ thực hiện, chất lượng và phù hợp với đặc điểm và điều kiện thi
công công trình;
- Trước khi thi công phải dọn sạch những vật chướng ngại có ảnh hưởng
đến thi công
cơ giới nằm trên mặt bằng: chặt cây lớn, phá dỡ công trình cũ, di chuyển những tảng
đá lớn vv phải xác định rõ khu vực thi công, định vị ranh giới công trình, di chuyển
những cọc mốc theo dõi thi công ra ngoài phạm vi ảnh hưởng của máy làm việc;
- Phải chuẩn bị chu đáo điều kiện an toàn ở mặt bằng: cắm biển báo những nơi nguy
hiểm, đảm bảo đủ ánh sáng thi công ban đ
êm, quy định rõ những tín hiệu, đèn hiệu,
còi hiệu;
- Cán bộ kĩ thuật thi công và công nhân cơ giới phải được trực tiếp quan sát mặt bằng
thi công, đối chiếu với thiết kế và nắm vững nhiệm vụ, yêu cầu thi công công trình
trước khi tiến hành thi công;
- Phải chuẩn bị chu đáo trước khi đưa xe máy ra làm việc. Phải kiểm tra, xiết chặt, điều
chỉnh các cơ cấu làm việc, kiểm tra các thi
ết bị an toàn kĩ thuật. Các bộ phận công tác
không đảm bảo phải thay thế, phục hồi kịp thời đúng tiêu chuẩn kĩ thuật;
4
- Khi làm việc phải bảo đảm cho máy làm việc liên tục, độ tin cậy cao và phát huy
được hết công suất của xe máy;
- Cán bộ kĩ thuật và công nhân lái máy phải chấp hành đầy đủ và nghiêm túc chế độ
bàn giao máy tại hiện trường và các quy trình quy phạm về quản lí sử dụng xe máy,
sửa chữa, bảo dưỡng xe máy và các quy phạm an toàn về xe máy;
- Trong giai đoạn thi công cao điểm, cần phải tổ chức thêm bộ phận thường trực sửa
chữa tại hiện trường nhằm khắc phục kịp thời những hư hỏng đột xuất của xe máy, kịp
thời bôi trơn, xiết chặt và kiểm tra an toàn xe máy, phục vụ chế độ bàn giao xe máy
sống của thời kì cao điểm thi công;
- Trong mùa mưa bão, phải đảm bảo thoát nước nhanh trên mặt bằng thi công. Phải có
biện pháp bảo vệ hệ thống thoát nước không được để xe máy làm hư hỏng h
ệ thống
đó. Phải có biện pháp phòng chống ngập, lầy, lún, trơn trượt, đảm bảo máy hoạt
động bình thường. Nếu vì điều kiện không thể thi công được thì tranh thủ đưa xe máy
vào bảo dưỡng, sửa chữa sớm hơn định kì kế hoạch;
- Những quy định về thi công cơ giới công tác đất đều phải tuân theo những điểm chỉ
dẫn trong tài liệu sử dụng của nhà máy ch
ế tạo. Trong trường hợp xe máy mới sử
dụng, phải biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng xe máy và hướng dẫn cho công nhân
lái máy trước khi đưa máy ra thi công;
- Trong quá trình thi công đất bằng cơ giới phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về
an toàn lao động và điều kiện môi trường.
2.2. Công tác đào đất
2.2.1. Máy đào một gàu
Máy đào một gàu là loại máy làm việc theo chu kỳ. Một chu kỳ làm việc bao gồm các
công tác:
đào xúc đấ
t → quay và giữ gầu trên vị trí đổ → đổ đất → quay gầu trở về vị trí ban
đầu trong khoang đào.
A- Các bộ phận chính và phân loại:
Máy đào một gầu gồm các bộ phận chính: bộ phận công tác để đào xúc đất và vận
chuyển đất, bộ phận động lực để bộ phận đào xúc đất hoạt động và di chuyển máy đào
trong khoang đào, bệ máy để chứa các thiết bị, bộ phận di chuyển. Dựa vào bộ phận
công tác của máy đào của máy đào một gầu phân thành các loại chủ yếu sau: máy
đào
gầu ngửa, máy đào gầu sấp, máy đào gầu dây và máy đào gầu ngoạm.
B- Thông số kỹ thuật, đặc điểm làm việc, ưu nhược điểm:
a. Máy đào gầu ngửa
5
Hình 1. Thông số kỹ thuật của máy đào gầu ngửa
Thông số kỹ thuật của máy đào gầu ngửa:
- R
I
: bán kính nhỏ nhất mà máy có thể đào được tương ứng với chiều cao đào H
I
;
- R
II
: bán kính đào đất ở cao trình máy đứng tương ứng chiều cao đào H
II
=0;
- R
III
: bán kính đào lớn nhất mà máy có thể thực hiện được tại vị trí đứng tương
ứng chiều cao đào H
III
;
- R
IV
: bán kính đào đất tương ứng với chiều cao đào lớn nhất H
IV
.
- r
1
: bán kính đổ đất tương ứng với chiều cao đổ đất lớn nhất h
1
;
- r
2
: bán kính đổ đất lớn nhất tương ứng với chiều cao đổ h
2
.
Đặc điểm làm việc của máy đào gầu ngửa:
- Thích hợp với khối đất đào cao hơn mặt bằng máy đứng;
- Khi đào đất, gầu có thể vận động cưỡng bức từ dưới lên trên, đồng thời nhờ lực
đẩy tay gầu được đưa về phía trước để tiến hành đào đất. Khi gầu đã đầy đất thì
kéo lùi tay gầu về
phía thân máy và quay thân máy về phía đổ đất.
Ưu điểm:
- Nhờ có lực đẩy lớn nên máy đào gầu ngửa có thể đào các loại đất tương đối
chặt từ cấp I-IV, hoặc xúc đá sau nổ mìn;
- Máy đào gàu thuận thích hợp dùng để đổ đất lên xe chuyển đi. Kết hợp với xe
chuyển đất nên bố trí quan hệ giữa dung tích gàu và dung tích thùng xe hợp lí sẽ
cho năng suấ
t cao, tránh rơi vãi lãng phí;
- Nếu bố trí khoang đào thích hợp thì máy đào gàu thuận có năng suất cao nhất
trong các loại máy đào một gàu.
Nhược điểm:
ố ầ
R
IV
H
IV
= H
max
H
III
H
I
R
III
= R
max
R
II
R
I
= R
min
r
2
= r
max
r
1
h
1
h
2
6
- Khi đào đất máy đào phải đứng dưới khoang đào để thao tác, vì vậy mà máy
đào gàu thuận chỉ làm việc tốt ở những hố đào khô ráo không có nước ngầm;
- Tốn công và chi phí làm đường cho máy và phương tiện vận chuyển lên xuống
khoang đào.
Chu kỳ của máy đào gầu ngửa:
- Chu kỳ làm việc của máy đào một gầu theo lý thuyết được tính bằng công thức
sau:
T
ck
=T
1
+T
2
+T
3
+T
4
(1)
Trong đó:
T
ck
: chu kỳ làm việc của máy đào gầu ngửa (s);
T
1
: thời gian đào xúc đất (s);
T
2
: thời gian quay và giữ gầu trên vị trí đổ (s);
T
3
: thời gian đổ đất (s);
T
4
: thời gian quay trở về vị trí đào mới trong khoang đào (s).
Chu kỳ làm việc của máy đào phụ thuộc vào công suất của máy, tính chất của đất
đào và góc quay của máy.
- Số chu kỳ trong một phút: n=60/T
ck
.
b. Máy đào gầu sấp
Thông số kỹ thuật của máy đào gầu sấp:
- R
I
: bán kính đổ đất với chiều cao tương ứng là H
I
.
- R
II
: bán kính đào đất lớn nhất với chiều cao đào tương ứng là H
II
=0;
- R
III
: bán kinh đào tương ứng với độ sâu đào lớn nhất H
max
;
- R
min
: bán kính đào nhỏ nhất tương ứng với chiều cao đào H
II
=0;
Đặc điểm làm việc của máy đào gầu sấp:
- Máy đào gầu sấp đào khối đất thấp hơn mặt bằng máy đứng;
- Sau khi đã xúc đầy đất, gầu sẽ được nâng lên đồng thời với cần chống và quay
đến nơi đổ đất.
Ưu điểm:
- Máy đào gàu nghịch cũng có tay cần ngắn nên đào rất khoẻ, có thể
đào được
cấp đất từ cấp I ÷ IV.
- Cũng như máy đào gàu ngửa, máy đào gàu sấp thích hợp để đào và đổ đất lên
xe chuyển đi hoặc đổ đống.
- Máy có cơ cấu gọn nhẹ nên có thể đào các hố đào ở những nơi chật hẹp, các hố
đào có vách thẳng đứng;
7
- Do đứng trên bờ hố đào để thi công nên máy có thể đào được các hố đào có
nước và không phải tốn công làm đường lên xuống khoang đào cho máy và
phương tiện vận chuyển.
Hình 2. Thông số kỹ thuật mủa máy đào gầu sấp
Nhược điểm:
- Khi đào đất máy đào đứng trên bờ hố đào để thao tác, vì vậy cần quan tâm đến
khoảng cách từ mép máy đến mép hố
đào để đảm bảo ổn định cho máy;
- Năng suất thấp hơn năng suất máy đào gàu ngửa có cùng dung tích gàu;
- Chỉ thi công có hiệu quả với những hố đào nông và hẹp, với các hố đào rộng và
sâu, dùng máy đào gàu nghịch không thích hợp, năng suất thấp.
c. Máy đào gầu dây
Thông số kỹ thuật của máy đào gầu dây:
- R
I
: bán kính quăng gầu lớn nhất;
- R
II
: bán kính đổ đất;
- H
I
: chiều sâu đào lớn nhất;
- H
II
: chiều cao đổ đất.
- Khi đào dọc, máy dịch chuyển từ C đến C
1
với bước dịch chuyển là a thì có thể
đào sâu đến H’
I
.
R
min
R
II
= R
max
R
III
R
I
H
I
H
II
= H
max
III
II
I
8
Hình 3. Thông số kỹ thuật của máy đào gầu dây
Đặc điểm làm việc của máy đào gầu dây:
- Máy đào gầu dây đào thấp hơn mặt bằng máy đứng và đồng thời đào ngay trong
nước (độ sâu tới 3m);
- Khi đào đất, gầu được văng mạnh về phía trước, sau đó dùng dây kéo gầu về
phía thân máy để xúc đất. Khi đã xúc đầy đất, gầu được kéo lên nhờ
cáp nâng
gầu, sau đó đất đào được đưa đến nơi đổ nhờ sự quay của máy, lúc đó buông
lỏng cáp kéo gầu để đổ đất.
Ưu điểm:
- Do có tay cần dài, lại có khả năng văng gàu đi xa nên thích hợp cho việc thi
công các hố đào sâu và rộng;
- Máy đào gàu dây có thể thi công các loại đất mềm, tới đất cấp II;
- Do đứng trên bờ hố đào
để thi công nên có thể thi công được ở những nơi có
nước, không tốn công làm đường lên xuống khoang đào cho máy và phương
tiện vận chuyển.
- Thích hợp cho thi công đổ đống.
Nhược điểm:
- Khi đào đất máy đào đứng trên bờ hố đào để thao tác, vì vậy cần quan tâm đến
khoảng cách từ mép máy đến mép hố đào để đảm bảo ổn định cho máy;
- Khi phạm vi đào
đất vượt quá khả năng của tay cần, phải thực hiện quăng gàu,
chu kì công tác tăng, năng suất giảm. Chỉ thực hiện quăng gàu khi thực sự cần
thiết;
R
I
A
R
II
H
I
H
II
H
I
’
A
1
C
C
1
B
B
1
a
a
9
- Năng suất đào và đổ lên phương tiện vận chuyển thấp hơn các loại máy đào gầu
ngửa và gàu sấp có cùng dung tích gầu do tốn công điều khiển gàu đổ đúng vị
trí.
d. Máy đào gầu ngoạm
Hình 4. Máy đào gầu ngoạm
Khi thay gầu xúc của máy đào gầu dây bằng gầu xúc kiểu ngoạm thì sẽ trở thành máy
đào gầu ngoạm
Đặc điểm làm việc của máy đào gầu ngoạm:
- Có thể đào khối đất ở vị trí thấp hơn hoặc cao hơn mặt máy đứng;
- Gầu được treo trên dây cáp ngay vị trí đào, các mảnh hàm của gầu được mở ra,
sau đ
ó gầu được thả nhanh xuống đất. Trong thời gian này dưới tác dụng của
trọng lượng bản thân và sức căng của dây cáp các mảnh hàm cắm vào đất và
xúc đất. Sau khi gầu xúc đầy đất, các mảnh hàm đóng lại, gầu được nâng lên
nhờ cáp và quay đến vị trí đổ đất. Sau khi đổ xong, gầu được quay về vị trí ban
đầu để thực hiện chu kỳ tiếp theo.
Ưu điểm:
- Đào khố
i đất thấp hơn mặt bằng máy đứng nên và thường dùng để thi công đào
trong nước, có thể đào tới độ sâu lớn;
- Có thể làm việc với giếng sâu, rãnh hẹp, các hố móng với thành mỏng đứng.
Nhược điểm:
- Chỉ dựa vào trọng lượng bản thân của gầu nên chỉ thích hợp với loại đất rời, đất
nhẹ;
- Chu kỳ làm việc dài nên n
ăng xuất thấp hơn loại máy khác có cùng dung tích
gầu. Vì vây, trong xây dựng thủy lợi thường được dùng như loại máy phụ.
C- Các sơ đồ tổ chức đào đất:
a. Máy đào gầu ngửa
10
- Sơ đồ đào dọc:
+ Khoang đào dọc kiểu rãnh tiên phong (hình 5a);
+ Khoang đào dọc đổ sau (hình 5b);
+ Khoang đào dọc đổ bên cùng bậc (hình 5c);
+ Khoang đào dọc đổ bên kiểu khác bậc (hình 5d).
Hình 5. Các sơ đồ đào dọc của máy đào gầu ngửa
- Sơ đồ đào ngang:
Hình 6. Sơ đồ đào ngang của máy đào gầu ngửa
- Đào theo bề rộng hố đào
Hình 7. Đào theo bề
rộng hố đào
a) b) c) d)
B = (1,5 ÷ 1,9)R
max
B = 3,5R
max
B < 1,5R
max
B = 2,5R
max
11
- Khi chiều rộng khoang đào B < 1,5R
max
( = 1,5R
III
) thì bố trí máy đào chạy dọc
đổ sau. Xe vận chuyển đất được bố trí đứng chếch sau máy đào, nghĩa là máy
đào đứng gần một bên bờ hố đào, còn ôtô vận chuyển đứng sát về bờ bên kia
của hố đào.
- Khi chiều rộng hố đào B = (1,5 ÷ 1,9)R
max
thì cho máy đào chạy dọc ở giữa và
đổ đất lên các xe vận chuyển đứng hai bên phía sau.
- Nếu chiều rộng hố đào B lên đến 2,5R
max
thì cho máy đào chạy rộng thành hình
chữ chi (hình dích dắc), vẫn đào theo kiểu đào dọc đổ sau.
- Khi chiều rộng hố đào B đến 3,5R
max
có thể cho máy đào ngang hố móng và
tiến dần lên theo kiểu chạy dọc đổ sau. Những máy đào loại nhỏ (dung tích gàu
từ 0,25 ÷ 0,65m
3
) chạy chữ chi một cách dễ dàng. Trong các hố đào được mở
rộng như vậy, máy đào đổ đất lên xe tải dể dàng.
- Nếu hố đào rộng hơn 3,5R
max
thì ban đầu đào một tuyến theo kiểu chạy dọc đổ
sau, các tuyến đào sau sẽ thi công theo kiểu đào dọc đổ bên.
b. Máy đào gầu sấp
Hình 8. Sơ đồ đào đất của máy đào gầu sấp
- Đào dọc (hình 8a):
- Đào ngang (hình 8b) áp dụng cho những hố đào có chiều rộng lớn.
b. Máy đào gầu dây
Hình 9. Sơ đồ đào đất của máy đào gầu dây
a
b
a
b
c
12
Cũng như sơ đồ tổ chức đào đất của máy đào gầu sấp, máy đào gầu dây cũng có kiểu
đào dọc (hình 9a) và kiểu ngang (hình 9b). Trong trường hợp hố đào quá rộng, có thể
đào theo sơ đồ máy dịch chuyển hình chữ Z (hình 9c)
D- Năng suất của máy đào một gầu:
- Năng suất lý thuyết hay năng suất kết cấu: Là năng suất trong một giờ làm việc liên
tục được xác định theo công thức:
N
LT
= q
T
ck
3600
(m
3
/h) (2)
Trong đó:
q: dung tích gầu (m
3
);
T
ck
: chu kỳ của máy đào (s);
- Năng suất kỹ thuật: Được tính bằng khối lượng đất đào ở dạng chặt được đào trong
thời gian một giờ làm việc liên tục:
N
KT
=
Pck
H
KT
Kq
.
3600
(m
3
/h) (3)
Trong đó:
K
H
: hệ số đầy gầu;
K
P
: hệ số tơi xốp của đất.
- Năng suất thực tế: Được tính bằng khối lượng đất đào ở dạng chặt được đào trong
thời gian một giờ làm việc có xét đến việc tổ chức và tính chất của toàn bộ quá trình
sản xuất:
N
TT
=N
KT
.K
B
(4)
Trong đó K
B
là hệ số sử dụng thời gian phụ thuộc vào dung tích của xe vận chuyển,
thời gian tiêu hao do máy đào di chuyển trong khoang đào và thời gian chờ đợi đưa
các phương tiện vận chuyển vào gần máy đào (K
B
=0,8÷0,85).
- Số lượng xe vận chuyển cần thiết để phối hợp với một máy đào:
Trên cơ sở đảm bảo liên tục xe vận chuyển cho từng máy đào làm việc, thì số lượng xe
vận chuyển cần thiết phối hợp với một máy đào được xác định từ điều kiện (5):
zpxa
tt
v
L
v
L
tN +++=−
21
)1( (5)
Trong đó:
N
a
: Số lượng xe vận chuyển phối hợp với một máy đào;
t
x
: thời gian xúc xong cho một xe vận chuyển có kể thời gian lái vòng trong các
điều kiện chật hẹp;
L: quãng đường từ nơi đào đến nơi đổ đất;
13
v
1
, v
2
: tốc độ trên đường tương ứng lúc chở nặng và lúc không tải;
t
p
: thời gian đổ đất của xe vận chuyển có kể đến thời gian lái vòng trong điều
kiện chật hẹp tại bãi đổ đất.
2.2.2. Máy cạp
a. Khái niệm, cấu tạo, phân loại và tính năng công tác
- Khái niệm:
Cũng giống như máy ủi, máy san, máy cạp là loại máy mà bộ phận công tác khi đào
đất thì di chuyển đồng thời cùng với sự chuyển động của máy. Máy cạp có thể sử dụng
một cách t
ổng hợp: Đào, vận chuyển, rải, san và đầm nén. Vì vây máy cạp được sử
dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình thuỷ lợi như đào bỏ lớp đất xấu trong nền
của công trình đất, bóc lớp phủ trên bãi vật liệu, đào hố móng, san, đắp đê, đập kênh
mương. Máy cạp đạt được hiệu ích lớn khi làm việc khi làm việc trong đất mềm đồng
chất có độ ẩm trung bình.
- Cấu t
ạo: Gồm các bộ phận chính thùng cạp, lưỡi cạp, bộ phận thao tác và bộ phận di
chuyển.
Hình 10. Sơ đồ máy cạp tự
hành
1. Lưỡi cắt; 2. Khung chính;
3. Khớp; 4. Thùng; 5. Xi
lanh; 6. Bánh xe; 7. Tấm
chắn; 8. Nắp miệng thùng;
9. Xi lanh nâng hạ thùng;
10. Khung; 11. Khớp vạn
năng; 12. Đầu kéo
- Phân loại:
+ Dựa vào dung tích thùng cạp chia ra các loại:
• Máy cạp có dung tích nhỏ (tới 3m
3
);
• Máy cạp có dung tích trung bình (từ 3 đến 6m
3
);
• Máy cạp có dung tích trung bình (từ 8m
3
trở lên).
+ Dựa vào phương pháp kéo mà phân thành loại có rơ moóc, bán rơ moóc và tự
hành.
+ Dựa vào phương pháp đổ đất, chia ra: đổ đất cưỡng bức, nửa cưỡng bức và tự
do.
+ Dựa vào cơ cấu điều khiển thùng cạp, chia ra: điều khiển bằng thuỷ lực và dây
cáp.
14
- Các đặc trưng kỹ thuật của máy cạp:
+ Tốc độ lớn nhất của máy kéo (km/h);
+ Dung tích thùng cạp (m
3
);
+ Chiều rộng cắt đất (m);
+ Chiều sâu cắt đất (m);
+ Chiều rộng để quay máy 180
0
(m);
+ Trọng lượng máy cạp (tấn).
b. Nguyên tắc làm việc
Khi cạp đất thì thùng cạp hạ xuống và dưới tác dụng của trọng lượng bản thân, lực kéo
của máy kéo, cắt vào đất bằng lưỡi dao và qua một hành trình thì cắt một phoi đất chứa
đầy thùng cạp. Sau khi thùng cạp đã đầy thì hạ tấm chắn miệng thùng cạp xuống, và
thùng cạp được nâng lên đồng thời vận chuyển đất đến vị
trí đổ. Theo một trong những
phương pháp đổ đất là thùng cạp được nghiêng về phía trước, tấm chắn ở miệng thùng
cạp được kéo lên hết cỡ. Đất đổ ra được san bằng dao của thùng cạp. Chiều dày của
lớp đất đổ ra được điều chỉnh bằng vị trí đáy của thùng cạp. Giá thành đào 1m
3
đất của
máy cạp phụ thuộc vào chiều dài chở đất.
Cự ly vận chuyển hợp lý nhất của máy cạp có đầu kéo trong khoảng 400 đến 800m.
Cự ly vận chuyển lớn nhất không nên vượt quá các trị số trong bảng 1.
Bảng 1. Cự ly vận chuyển hợp lý đối với các loại máy đào
Lo
ạ
i má
y
c
ạ
p
C
ự
l
y
v
ậ
n chu
y
ển lớn nhất
(
m
)
Lo
ạ
i
p
hải kéo có dun
g
tích thùn
g
c
ạ
p
(
m
3
)
5 300
6 500
8 500-600
10 600-750
15 800-1000
Lo
ạ
i t
ự
hành có dun
g
tích thùn
g
c
ạ
p
(
m
3
)
6÷8 1500
10 2000
15 3000
>15 3000
c. Các sơ đồ tổ chức thi công đào đất
- Sơ đồ hình enlíp:
15
Hình 11. Thi công bằng máy cạp theo sơ đồ enlíp
1. Đào đất; 2. Vận chuyển đất; 3. Rải đất; 4. Trở về vị trí đào
Thi công theo sơ đồ hình enlip áp dụng khi hố đào sâu, mái dốc lớn. Ở đây mỗi chu kỳ
phải thực hiện hai lần quay 180
0
, đó là nhược điểm của sơ đồ. Để giảm độ dốc khi vận
chuyển đất, có thể bố trí cho máy chạy theo sơ đồ hình enlip lệch (hình 11b).
- Sơ đồ hình số 8:
Theo sơ đồ tổ chức thi công này thì trong một chu kỳ có 2 lần cạp đất và 2 lần đổ đất.
Sơ đồ tổ chức thi công này áp dụng cho những khối đào sâu và rộng.
- Sơ đồ zíc zắc:
Các máy cạp chạy dọc theo công trình, vừa đào vừa đổ đất. Sơ đồ thi công này áp
dụng áp dụng trong những công trình đất chạy dài.
d. Năng suất của máy cạp
- Năng suất kỹ thuật của máy cạp được xác định theo công thức:
2
2
Hình 12. Thi công bằng máy cạp theo số đồ số 8
1. Cạp đất; 2. Vận chuyển; 3. Rải đất; 4. Trở về vị trí đào
1
3
4
3
4
Hình 13. Thi công bằng máy cạp theo sơ đồ zíc zắc
1. Đào đất; 2. Vận chuyển; 3. Rải đất; 4. Trở về vị trí đào
1
1
3
3
4
2
3
16
)/(
.
.3600
N
3
KT
hm
KT
Kq
PCK
H
=
(6)
Trong đó:
T
CK
=T
1
+T
2
+T
3
+T
4
+nT
5
T
1,
T
2
, T
3
, T
4
, T
5
: thời gian cạp đất, vận chuyển, rải đất, trở về và thời gian thay
đổi tốc độ máy kéo.
n: số lần thay đổi tốc độ của máy kéo.
- Năng suất thực tế của máy cạp được xác định theo công thức:
)/(K .NN
3
BKTTT
hm= (7)
Trong đó K
B
là hệ số lợi dụng thời gian.
2.2.3. Máy ủi
a. Đặc điểm và phân loại
- Máy ủi là loại máy đào, vận chuyển đơn giản, cơ động và năng suất cao, dùng để
đào đất theo từng lớp và di chuyển đi 1 khoảng cách từ 25÷180m. Khoảng cách vận
chuyển thích hợp của máy ủi từ 25 ÷ 100m, hợp lí nhất trong khoảng 50m;
- Dùng máy ủi để đào hố, rãnh vớ
i chiều sâu không quá lớn, thích hợp với những hố
đào nông và rộng, dài. Máy ủi thi công hiệu quả nhất trong giới hạn chiều sâu đào
hay chiều cao đắp 2m;
- Máy ủi dùng thích hợp cho đất cấp I, II, III. Đối với đất cấp IV thì cần phải làm tơi
trước khi công;
- Máy ủi có thể làm việc độc lập hay kết hợp với những máy khác như máy đào, san
bằng trong các khối đất đắp do xe vậ
n chuyển chở đến (trước khi đầm);
- Sử dụng máy ủi để san lấp mặt bằng, bóc các lớp đất không sử dụng;
- Đào gốc cây, phá đá, làm máy kéo hoặc để hỗ trợ lực đẩy cho máy cạp hoặc các loại
máy khác, sửa chữa đường ;
- Khi máy ủi di chuyển trên dốc thì:
+ Độ dốc ủi khi máy lên không vượt quá 25
0
;
+ Độ dốc khi máy xuống không vượt quá 35
0
;
+ Độ dốc ngang không quá 30
0
.
- Tốc độ di chuyển của máy ủi phù hợp với loại đất, điều kiện làm việc, công suất của
máy, kiểu máy. Tốc độ hợp lý nhất ghi trong bảng 2.
17
Bảng 2. Tốc độ hợp lý của máy ủi.
Tốc độ hợp lý (Km/h)
Tên công việc
Máy ủi bánh xích Máy ủi bánh lốp
Đào đất 2,5÷8 3,3÷10
Vận chuyển đất 4÷10 6÷12
Chạy không 8÷12 10÷20
Chạy trên dốc 2,1 3,6
- Khi đào đất cứng, cần lắp thêm răng cày vào máy để kết hợp xới tơi đất khi máy lùi;
- Các loại máy ủi thông dụng hiện nay: DT75, T130, T140, D7, ben ủi được điều
khiển bằng thuỷ lực. Ben ủi có thể nâng lên hạ xuống, thay đổi góc nghiêng so với
mặt phẳng san ủi hoặc thay đổi góc nghiêng so với trục dọc máy.
b. Các sơ đồ thi công
- Sơ đồ đi thẳng về lùi:
Hình 14. Sơ đồ đi thẳng về lùi
Máy ủi chạy thẳng để đào đất vận chuyển đến nơi đổ sau đó trở về vị trí đào bằng cách
chạy giật lùi. Thường áp dụng sơ đồ này khi khoảng cách đào và vận chuyển đất trong
phạm vi 10÷50m, yêu cầu tập trung đất về một phía của công trình.
- Sơ đồ đi thẳng về quay:
Máy ủi chạy th
ẳng để đào và vận chuyển đất đến nơi đổ sau đó quay đầu lại tiếp tục ủi
về hướng ban đầu. Áp dụng sơ đồ này khi khoảng cách đào và vận chuyển lớn, ứng
dụng để đào và vận chuyển đất về một hoặc cả hai phía của công trình.
- Sơ đồ đào thẳng đổ bên:
Máy đào đất đi thẳng
Máy đi lùi không đào đất
Hình 15. Sơ đồ đi thẳng về quay
18
Hình 16. Sơ đồ đào thẳng đổ bên
Máy ủi đất chạy dọc đến nơi đổ đất rồi quay sang bên để đổ đất. Sau đó chạy giật lùi
hoặc quay đầu trở về.
- Sơ đồ đào hình quạt:
Đào đất theo sơ đồ này thích hợp
cho việc bóc bỏ lớp đất xấu bề
mặt khi tiến hành khai thác tại bãi
vật liệu.
Hình 17. Sơ đồ đào theo hình quạt
c. Năng suất máy ủi
Năng suất thực tế của máy ủi tính theo công thức:
B
pck
K
tgkt
Bh
N .
2.
3600
2
ψ
ϕ
= (8)
Trong đó:
B: chiều rộng lưỡi ủi;
h: chiều cao lưỡi ủi;
ϕ: góc của mái tự nhiên của đất trong lúc chuyển;
K
B:
hệ số sử dụng thời gian;
ψ: hệ số xét đến sự rơi vãi của đất;
0
321
1
t
v
L
v
L
v
l
t
ck
+++=
l: chiều dài đoạn đường cắt đất
L: chiều dài chuyển đất;
v
1
, v
2
, v
3
: các tốc độ tương ứng của quá trình cắt đất, chuyển đất, và trở về;
t
0
: thời gian để sang số tốc độ của thao tác nâng, hạ lưỡi ủi, quay,
Lượt đi đào đất
Quay ngang đổ
đất
Nơi đổ đất
19
2.3. Công tác vận chuyển đất
2.3.1. Vận chuyển bằng ô tô
a. Ưu điểm:
- Yêu cầu về làm đường không cao;
- Cơ động cao và thích hợp với các điều kiện luôn thay đổi của khoang đào;
- Cho phép độ dốc dọc của đường lớn đến 10%;
- Bán kính quay vòng nhỏ;
- Công tác làm đường nhanh chóng, không cần nhiều đến gỗ và sắt thép;
- Thích hợp với điều kiện địa hình phức tạp, diện công tác hẹp.
b. Nhược điểm:
- Chi phí vận chuyển lớn, đường vận chuyển phải thường xuyên tu sửa;
- Khi cự ly vận chuyển ngắn thì không kinh tế, đường không rải cấp phối khi gặp mưa
sẽ bị lầy lội, không vận chuyể được;
- Cần phải kiểm tra sự phối hợp xe máy để đảm bảo năng suất;
- Quá trình vận chuyển rễ làm thay đổi kết cấu vậ
t lý đất.
c. Ứng dụng:
- Khi cự ly vận chuyển L>300m;
- Dùng xe có tải trọng lớn, tự đổ để nâng cao năng suất;
- Khi phối hợp với máy đào, bề rộng tối thiểu của khoang đào khai thác đất (loại đất
không nổ mìn tơi trước) không được nhỏ hơn kích thước quy định trong bảng 3
Bảng 3. Bề rộng tối thiểu khoang đào
Loại phương tiện
Bề
rộng tối thiểu khoang đào cho
phép ô tô quay vòng 180
0
(m)
Xe hai cầu trọng tải dưới 2 tấn 16,5
Xe hai cầu trọng tải trên 2,5 tấn 20,5
Xe ba cầu trọng tải 22,5
2.3.2. Vận chuyển bằng đường thuỷ
Trong điều kiện cho phép có thể dùng các loại tàu tự hành hoặc xà lan phục vụ công
tác vận chuyển. Bảng 4 thể hiện các đặc trưng kỹ thuật của một số xà lan thường dùng
trong vận chuyển đất.
20
Bảng 4. Đặc trưng kỹ thuật của một số xà lan
Kích thước thân tàu (m)
Loại tàu
Tải trọng
(tấn)
Dài Rộng Cao
Độ chìm khi
có tải (m)
1000 65 14 2 1,5
600 55 12 1,8 1,4
Xà lan có mặt trên chứa
vật liệu khô
100 30 6 1,8 0,9
300 42 10 1,8 1,1
150 31 6 1,8 1,1
Xà lan để hở, chở vật
liệu khô
50 22 5 1,5 0,8
Xà lan tự dỡ tải loại hở 500 41 8 4,2 4
Xà lan gồm thùng chứa
ghép l
ạ
i
250 31 7,5 1,8 2,6
Loại chở đất 350 39 9,7 2,6 1,8
2.3.3. Năng suất vận chuyển của ô tô
Năng suất vận chuyển của ô tô được xác định bằng công thức (9):
CK
B
T
KV
N
.60
= (m
3
/h) (9)
Trong đó:
V: thể tích đất trong thùng xe ô tô ở trạng thái chặt;
T
CK
: thời gian của một chu kỳ làm việc: T
CK
=t
1
+t
2
+t
3
+t
4
;
T
1
, t
2
, t
3
, t
4
: thời gian đổ đất vào xe, đổ đất ra khỏi xe, đi về;
K
B
: hệ số lợi dụng thời gian.
2.4. Thi công đắp đất đầm nén
2.4.1. Các loại máy để làm chặt đất
a. Đầm lăn phẳng
Có thể là loại tự hành (xe lu), có thể cấu tạo từ những quả lăn phẳng, trong quả lăn có
thể chứa vật liệu rời như cát hay sỏi để tăng hay giảm tải trọng đầm. Các quả lăn này
được kéo bởi máy kéo. Tải trọng củ
a đầm lăn phẳng từ 4 ÷20 tấn. Đầm lăn dùng thích
21
hợp để đầm đất rời hoặc đất ít dính (cát pha sét). Mặt trên của lớp đất được đầm bởi
đầm lăn phẳng sẽ bị nhẵn và phải xới lên trước khi rải lớp đất tiếp theo.
Nhược điểm của đầm này là tạo nên sóng đất, gây ra sự chuyển dịch của đất và sự phá
hoại kết cấu của đất.
Để giảm sóng đất và đồng th
ời để rút ngắn số lần đầm của loại đầm lớn thì trước thì
trước tiên có thể dùng loại đầm nhẹ đầm qua lớp đất vừa rải.
Hình 18. Hiện tượng nổi sóng khi đầm bằng đầm lăn
b. Đầm chân dê
Đầm chân dê (còn gọi là đầm lăn có vấu hay đầm chân cừu)
Hình 19. Đầm chân dê
- Đầm chân dê tạo ra áp suất lớn lên đất. Chỉ nên sử dụng đầm chân dê để
đầm những
loại đất dính, nhất là đất cục. Nếu dùng để đầm những đất rời thì hiệu quả sẽ kém, vì
những hạt đất này dễ chuyển dịch ra các phía và bị vấu đầm làm tung lên, do đó cơ cấu
đất bị phá hoại.
- Khi đầm lăn qua một vị trí, đất đầm được tạo thành 3 lớp a, b, c (hình 1.27), chỉ có
những lớp đất ở dưới chân dê (lớp a) là được đầ
m tốt, còn lớp đất b bị lèn ép ngang,
chưa nhận được tải trọng đầm nén tốt nhất. Lớp đất c bị hất tung lên. Các lớp đất b và
c sẽ được đầm sau khi đổ lớp đất mới lên trên.
Hình 20. Tác dụng đầm dưới đáy chân dê
a
b
c
P
G
F
Sóng đất
Hướng di chuyển
6
4
1
5
22
- Đầm chân dê không chỉ lèn đất ở dưới đáy chân dê, nơi trực tiếp chịu áp lực thẳng
đứng, mà còn lèn ép đất ở giữa các vấu đầm về phía bên.
- Đầm chân dê không gây ra hiện tượng sóng. Chất lượng đất đầm đồng đều. Đầm
chân dê tạo ra mặt nhám, tạo điều kiện liên kết tốt giữa những lớp đất với nhau.
c. Đầm lăn bánh hơi
- Đầm lăn bánh hơi có th
ể là loại tự hành hoặc là một loại xe rơ moóc có một hoặc hai
trục, mỗi trục có từ 4÷6 bánh hơi, mang những tải trọng thay đổi tuỳ theo yêu cầu của
công tác đầm.
- Đầm lăn bánh hơi có thể dùng để đầm cả đất dính và đầm rời.
- Đầm lăn bánh hơi khác các loại đầm lăn khác là khi đầm thì không phải chỉ có đất
biến dạng, mà cả bánh hơi cũng bi
ến dạng. Trong những lượt đầm đầu tiên, khi đất còn
ở trong trạng thái xốp thì biến dạng của bánh hơi nhỏ so với biến dạng của đất, đến
những lượt đầm sau, khi đất đã được lèn chặt tương đối, thì hiện tượng lại xảy ra
ngược lại.
- Áp lực truyền từ xe đầm lăn lên đất phụ thuộc vào mặt tiếp xúc của bánh xe với đất.
Càng tăng tải trọng lên bánh xe thì bề mặt tiếp xúc cũng tăng, nhưng áp suất trung
bình lên đất không thay đổi.
- Bề mặt tiếp xúc giữa bánh hơi và đất có hình enlíp. Ứng suất tại mặt đất tăng lên rất
nhanh đến trị số cực đại, và giữ trị số đó trên phần bánh lốp bị nén bẹp, như vậy thời
gian tác dụng của bánh hơi lên đất dài hơn so với quả l
ăn cứng. Điều này làm tăng
hiệu quả đầm đất theo chiểu sâu.
- Càng tăng tốc độ di chuyển của xe đầm lăn, thời gian tác dụng của bánh hơi lên đất
càng ngắn, thì độ sâu được đầm càng giảm. Vậy đầm lăn bánh hơi cũng như đầm lăn
mặt nhẵn cần có một tốc độ đầm thích hợp .
d. Đầm búa
σ
max
σ
max
a) b)
Hình 21. Sự phân bố ứng suất trong đất khi đầm.
a) Dưới quả lăn cứng; b) Dưới bánh hơi
23
- Đầm búa hay còn gọi là đầm chày. Cấu tạo gồm một quả nặng từ 1,4 ÷ 4 tấn, bằng
thép hay bằng bê tông, bê tông cốt thép được gắn vào cần của máy cơ sở.
- Khi đầm quả nặng được nâng lên khỏi mặt đất từ 1÷5 m, rồi cho rơi xuống đất để
đầm đất;
- Chiều dày lớp đất đầm từ 0,4÷2 m, thích hợp để đầm các loại đất r
ời, đất dính, thích
hợp để thi công đầm đất khi mặt bằng thi công rộng rãi;
Bảng 5. Một số tính năng kỹ thuật của đầm búa.
Loại búa
Thông số
Đơn
vị
1 2 3 4
Khối lượng búa tấn 1,5 2 2,5 3
Kích thước mặt búa m 0,8x0,8 1x1 1,2x1,2 1,3x1,2
Độ cao rơi búa m 1÷2 1÷2 1÷2 1÷2
Số lần đầm trong một phút
+ Độ cao rơi búa 4m 25 15 15 15
+ Độ cao rơi búa 2m 17 8 8 8
Khoảng cách vươn xa của cần chống m 4,6 5 5 5
Độ dày lớp đất đầm nện Cm 40÷60 50÷70 60÷70 70÷80
Ngoài đầm chày tác dụng lực kiểu xung kích, còn có loại đầm loại nhỏ như đầm cóc
kiểu đốt trong cũng được dùng khi đầm trong diện tích hẹp.
e. Đầm rung
- Dùng động cơ để tạo ra lực chấn động. Dưới tác dụng của chấn động liên tục với tần
số cao và biên độ nhỏ do đầm chấn động gây ra, những hạt đất di chuyển tới vị trí ổn
định và đất
được đầm chặt;
- Đầm rung đạt được hiệu quả cao đối với các loại đất rời;
- Độ dày đầm chặt tuỳ theo loại máy.
h
H
Hình 22. Đầm chày
24
2.4.2. Chọn thông số đầm nén của máy đầm
Các thông số đầm nén tốt nhất là được xác định theo thí nghiệm. Đối với một số máy
đầm chủ yếu, cần tham khảo các số liệu thực tế rồi phân tích, tính toán cụ thể để lựa
chọn các thông số đầm nén, sau đó tiến hành thí nghiệm thực tế hiện trường để hiệu
chỉnh lại cho phù hợp.
a. Các thông số của đầm l
ăn phẳng
- Ứng suất lớn nhất trong đất:
)cm/kg(;
R
qE
σ
2
max
= (10)
Trong đó:
E: là mô đun biến dạng của đất;
R: bán kính trống đầm;
q: áp suất tuyến tính dọc theo chiều dài quả lăn.
Khi đầm phải đảm bảo ứng suất lớn nhất trong đất nhỏ hơn ứng suất cực hạn của đất.
- Chiều dày rải đất:
Chiều dày rải đất khi dùng loại đầm lăn này không quá 20÷25cm. Chiều dày đầm đất
hiệu quả thường
được tính toán theo công thức:
+ Đất dính:
)cm(;qR
W
W
28,0h
o
dênh
o
= (11)
+ Đất rời:
)cm(;qR
W
W
35,0h
o
råìi
o
= (12)
Trong đó:
W: độ ẩm tự nhiên của đất;
W
0
: độ ẩm tối ưu của đất;
b. Các thông số của đầm chân dê
- Khối lượng tổng cộng và áp lực đơn vị ở đáy chân dê:
Q=P.F.N (13)
Trong đó:
Q: trọng lượng của máy đầm;
P: áp lực đơn vị ở đáy chân dê, phụ thuộc vào loại đất. Áp lực này không được
quá lớn để đất không bị phá hoại kết cấu;
N: số núm chân dê trong một hàng.