Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ THI THỬ VÀ ĐÁP ÁN ĐH MÔN NGỮ VĂN 2014 (LẦN 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.71 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ VÀ ĐÁP ÁN ĐH MÔN NGỮ VĂN 2014 (LẦN 1)
TRUNG TÂM LUYỆN THI ĐH NGUYỆT QUẾ
Số 307. Đồng Khởi. Kp1 Tân Mai. Biên Hòa. Đồng Nai
ĐỀ THI THỬ LẦN 1
MÔN NGỮ VĂN - KHỐI C.D.H.M
PHẦN I. PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1: (2 điểm)
Trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của nhà văn Nguyễn Tuân, viên quan quản
ngục được ví với hình ảnh nào? Ý nghĩac ?
Câu 2: (3 điểm)
Viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về hiện tượng hiện nay nhiều bạn trẻ tự tạo
Scandal để được nổi tiếng. Bạn có đồng tình không?
PHẦN II. PHẦN TỰ CHỌN
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b.
Câu 3a. 5 điểm (Chương trình cơ bản)
Kim Lân tâm sự rằng: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn
cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những
con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác.
Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy
không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở
tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người”.
Anh/chị hãy chứng minh qua truyện ngắn "Vợ nhặt" (SGK Ngữ văn 12 tập 2 -
NXB GD 2012)
Câu 3b. 5 điểm. Chương trình nâng cao
Phân tích sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ Tố Hữu qua
bài thơ "Từ ấy" (Sách Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD - 2012)

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

PHẦN I. PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1: (2 điểm)


Trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của nhà văn Nguyễn Tuân, viên quan quản
ngục được ví với hình ảnh nào? Ý nghĩa ?
Trả lời:
a. Trong tác phẩm "Chữ người tử tù" của nhà văn Nguyễn Tuân, viên quan quản
ngục được ví với hình ảnh: “một thanh âm trong trẻo chen lấn giữa một bản đàn
mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ … ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải
những thứ thuần khiết giữa một đống cặn bã và buộc ăn đời, ở kiếp với lũ quay
quắt”. (0,5đ)
b. Ý nghĩa:
- Ví quản ngục như “thanh âm trong trẻo”, thứ “thuần khiết” … nhà văn
Nguyễn Tuân đã góp phần thể hiện cái nhìn trân trọng, ngưỡng mộ đối với một
con người có phẩm chất cao đẹp nhưng chọn nhầm nghề, lạc lối. (0,5đ)
- Quản ngục là nhân vật tư tưởng mà Nguyễn Tuân tạo dựng để nâng tầm Huấn
Cao. Quản ngục dù sống trong đề lao – nơi người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc
nhưng quản ngục vẫn giữ được nếp sống biết yêu, biết quý, biết trọng cái đẹp.
(0,5đ)
- Xây dựng nhân vật quản ngục – một kẻ chỉ biết thưởng thức cái đẹp, tôn thờ
cái tài hoa, khí phách, Nguyễn Tuân đã tạo nên một đối tượng tương xứng với
nhân vật chính Huấn Cao, từ đó gửi gắm những triết lí, thông điệp sâu xa: “Một
kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ chỉ biết tiếc, biệt trọng người có tài, hẳn
không phải là một kẻ xấu hay vô tình”. Thậm chí, với những con người như
quản ngục và thơ lại, họ càng đáng quý, đáng trân trọng hơn bởi họ như loài
hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. (0,5đ)
Câu 2:(3.0 điểm) Viết bài văn khoảng 600 từ bàn về hiện tượng hiện nay nhiều
bạn trẻ tự tạo Scandal để được nổi tiếng. Bạn có đồng tình không?
I. Mở bài: nêu vấn đề
II. Thân bài
1. Giải thích: (0,5đ)
Scandal là gì ? là để chỉ các sự việc tạo ra cho dư luận ồn ào quan tâm, nhưng
phần lớn là dư luận phẫn nộ, các vụ rùm beng bê bối về tất cả các mặt của đời

sống. Như phát ngôn gây sốc, khoe thân phản cảm, …
2. Bàn luận
a. Thực trạng và nguyên nhân: (0,5đ)
Thực trạng là ngày càng nhiều bạn trẻ tự tạo Scandal để được nổi tiếng: Có thể
điểm qua một số cái tên trong năm 2013 như: bà Tưng, Quân Kun “quần xịp
vàng”….
Nguyên nhân: Lý giải nguyên nhân các bạn trẻ thích làm trò lố trên mạng xã
hội thời gian gần đây, thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An cho biết: “Hai nhu cầu lớn
nhất của giới trẻ hiện nay là: muốn tự khẳng định bản thân và khao khát người
khác quan tâm, chú ý. Những scandal thời gian gần đây của các bạn trẻ cũng
không nằm ngoài nhu cầu ấy. Theo tâm lý học xã hội, hiện tượng này được gọi
là hiện tượng phản vai (tức làm cố gắng làm trái đi vai trò, hình ảnh, tính cách
hiện có của mình) để mưu cầu một điều gì đó, ở đây là sự nổi tiếng.
c. Hậu quả để lại: (1,0đ)
- Đi ngược lại với văn hóa văn minh và truyền thống nhân văn của dân tộc.
- Ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của bản thân và gia đình.
- Để lại tác hại lâu dài về nhân cách, phẩm giá.
d. Biện pháp giải quyết: (0, 5)
- Mỗi bạn trẻ cần ý thức về sự nổi tiếng là thực lực của bản thân chứ không
phải chiêu trò.
- Phụ huynh cần quan tâm hơn đời sống tinh thần, tâm tư tình cảm của con em
mình. Nhà trường cần có nhiều hoạt động giáo dục hơn.
- Cần có chế tài với mạng xã hội, không để cho những thứ văn hóa Scandal làm
vấy bẩn.
3. Bài học cho bản thân mỗi người: (0,5)
III. KẾT BÀI
PHẦN II. PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm)
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai câu 3a hoặc 3b.
Câu 3a. 5 điểm (Chương trình cơ bản)
Kim Lân từng nói: "Viết về những con người năm đói, tôi muốn viết về những

con người không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến cái sống, mà đã sống thì
sống cho ra cuộc sống con người". (Trích Nhà văn nói về tác phẩm)
Anh/chị hãy chứng minh qua truyện ngắn "Vợ nhặt" (SGK Ngữ văn 12 tập 2 -
NXB GD 2012)
1. Giới thiệu Kim Lân và tác phẩm “Vợ nhặt” (0,5 đ)
2. Giải thích nhận định của Kim Lân: (0,5đ)
Thông điệp của nhà văn làm toát lên vẻ đẹp của con người VN về lòng ham
sống, khát vọng sống mãnh liệt. Tình yêu thương, quan tâm, cưu mang giữa
con người với con người trong hoàn cảnh khốn cùng.
3. Chứng minh nhận định:
*** Những con người năm đói chỉ nghĩ đến cái sống mà đã sống thì sống cho
ra cuộc sống con người.
- Tràng: anh phu xe nghèo khổ, xấu xí nhưng có tấm lòng nhân hậu, hào hiệp.
Sẵn lòng cưu mang một con người đói khát hơn mình. Trong lúc nạn đói đang
diễn ra, người chết như ngả rạ nhưng Tràng vẫn hướng đến hạnh phúc, hướng
đến cái “đám cưới nhỏ giữa một đám ma to”. Từ một con người ngộc nghệch,
Tràng biết quan tâm đến những con người trong gia đình và hướng đến những
chuyện ngoài xã hội với hình ảnh “lá cờ đỏ và đoàn người đói”. (1,0đ)
- Người vợ nhặt bị nạn đói thổi cho trôi dạt, tha phương cầu thực. Đói khiến
cho thị trở nên trơ trẽn, nanh nọc, chao chát chỏng lỏn. Thậm chí bất chấp tất cả
để có cái ăn. Lúc anh Tràng nói đùa, thị tưởng thật. Và thế rồi thị phó thác đời
mình cho người đàn ông xa lạ. Hình ảnh ấy của thị thật đáng thương. Tất cả
xuất phát từ lòng ham sống, khát sống đến mãnh liệt. (1,0đ)
- Bà Cụ Tứ - người mẹ nông nghèo khổ. Việc Tràng lấy vợ gây cho bà bao xáo
trộn về tâm lý. Với tấm lòng vị tha, bao dung nhân hậu, bà đã mở rộng vòng tay
cưu mang một con người xa lạ. Bà thổi niềm tin vào tương lai tươi sáng của đôi
vợ chồng son. (0,5đ)
- Sau đêm tân hôn của Tràng, mọi sự đổi khác, một cuộc sống tươi mới đâng
đến với họ.
3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật:

- Nội dung: giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. (0,5đ)
- Nghệ thuật: (1,0đ) tình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo;
ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; trần thuật hấp dẫn.
Câu 3b. 5 điểm (Nâng cao)
Phân tích sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ Tố Hữu qua
bài thơ "Từ ấy" (Sách Ngữ văn 11, tập 2, NXB GD - 2012)
Hết
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: (0,5đ)
2. Phân tích sự chuyển biến trong nhận thức và tình cảm của người chiến sĩ
cách mạng trẻ tuổi:
- Khổ thơ thứ nhất là niềm vui sướng, hân hoan của Tố Hữu khi đón nhận ánh
sáng của Đảng, của lý tưởng soi rọi vào tận cả con tim khối óc làm bừng sáng
một sức sống mới. Tác giả gọi Đảng là mặt trời chân lý, so sánh hồn tôi là một
vườn hoa lá… để diễn tả phút giây từ ấy là một mốc thời gian không bao giờ
phai nhòa trong trái tim của người cách mạng trẻ tuổi. (1,5đ)
- Khổ thơ thứ hai là nhận thức mới về lẽ sống: Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố
Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó, hài hòa giữa “cái tôi”
cá nhân và “cái ta” chung của mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người…
mạnh khối đời”. (0,5đ)
- Khổ cuối là sự chuyển biến sâu sắc về mặt tình cảm: vượt qua giới hạn cái tôi
để đến với cái ta chung. Nhà thơ tự nguyện là đứa con của nhân dân, vì nhân
dân phục vụ. (1,0đ)
3. Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật : (1,5đ)

×