BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC THUỶ LỢI VIỆT NAM
BÁO CÁO TỔNG KẾT CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ TỪ XA
THUỘC ĐỀ TÀI:
“
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẮP ĐÊ BẰNG VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG VÀ ĐẮP TRÊN
NỀN ĐẤT YẾU TỪ QUẢNG NINH ĐẾN QUẢNG NAM
”
Mã số: 05 Thuộc chương trình: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂ
Y
DỰNG ĐÊ BIỂN VÀ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN
Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Nguyễn Quốc Dũng
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam
7579-16
22/12/2009
Hà Nội 2009
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
Chương VII
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÁI ĐÊ BIỂN
Đê biển nói chung và đê biển bằng đất nói riêng cần được bảo vệ chống lại
các tác động của tự nhiên và con người. Giải pháp bảo vệ đê biển gồm các giải pháp
chống sóng, giảm sóng và các giải pháp hạn chế dòng chảy ven bờ. Có những biện
pháp bảo vệ từ xa như rừng cây ngập mặn, hệ thống mỏ hàn chắn cát, đê giảm sóng
dọc bờ , đồng thờ
i cũng có những giải pháp trực tiếp bảo vệ đê như kè gia cố mái
đê và đỉnh đê .
Các giải pháp bảo vệ từ xa rất quan trọng, nhưng được các đề tài số 2 và số 3
giải quyết. Vì vậy, trong chương này chỉ giới thiệu sơ lược các giải pháp trên, và tập
trung viết hướng dẫn thiết kế lớp phủ bảo vệ mái là chính.
Lớp phủ bảo vệ mái có th
ể là vật liệu xây dựng thông thường như: gạch đá,
BTCT, bitum. Gần đây nước ngoài còn ứng dụng một số công nghệ mới như thảm
BT, thảm sợi tổng hợp 3D, túi cát, …. nhưng bảo vệ mái bằng trồng cỏ tưởng như là
vấn đề cũ, thực ra trong các hướng dẫn kỹ thuật hiện nay, vấn đề này chưa được
quan tâm đúng mức. Việt Nam có gần 2700km đ
ê biển và đê cửa sông, việc gia cố
toàn bộ mái bằng vật liệu cứng dường như không mấy khả thi. Vì vậy, nghiên cứu
trồng cỏ để bảo vệ mái là một hướng giải quyết mới cho vấn đề đê biển Việt Nam
hiện nay. Đây một nội dung nghiên cứu dài hơi, cần phải giải quyết được các vấn đề
về giống, khả năng ch
ịu mặn, chịu hạn và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt khác,
khả năng tham gia chống xói mòn bề mặt , đồng thời mối không ăn hoặc làm tổ
được trong bộ rễ của nó.
7.1. GIỚI THIỆU CÁC GIẢI PHÁP CHỐNG SÓNG
Khi bãi biển bị xâm thực mạnh bởi sóng và dòng chảy, đê biển ngoài bảo vệ
trực tiếp bằng kè gia cố mái đê cần bảo vệ kết h
ợp bằng các giải pháp sau:
- Rừng cây ngập mặn trồng trên vùng bãi trước đê;
- Hệ thống mỏ hàn ngăn cát;
- Hệ thống đê giảm sóng;
- Hệ thống công trình kết hợp giữa mỏ hàn và đê giảm sóng.
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
7.2. RỪNG NGẬP MẶN
7.2.1. Thế nào là rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là những cây và bụi nằm trong vùng triều được ngập nước
theo chu kỳ thủy triều. Khác với cây rừng trên đất liền và cây công nghiệp chỉ sống
ở nơi có nước ngọt, cây ngập mặn có khả năng thích nghi cao, cho phép chúng tồn
tại ở những môi trường thay đổi thất thường. Chúng có thể sống trong vùng nước
ngậ
p mặn trong khi hầu hết các loại cây khác không thể tồn tại được.
Rừng ngập mặn thường rất phổ biến ở các bờ biển nhiệt đới và vùng cửa
sông chịu ảnh hưởng của thủy triều (trong đó có Việt Nam). Chúng hình thành nên
hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, nơi nuôi dưỡng nhiều loại sinh vật biển. Một
số loài cây ngập mặn nhân giống bằng hạt. Những hạ
t này di chuyển cùng với thủy
triều, nảy mầm và mọc thành cây chỉ sau vài ngày.
7.2.2. Tác dụng của rừng cây ngập mặn
Tác dụng của rừng cây ngập mặn nói chung được đề cập trong nhiều công
trình nghiên cứu, nhưng nghiên cứu trên quan điểm về vật lý và kỹ thuật bờ biền lại
rất ít. Mối quan tâm lớn nhất ở đây theo quan điểm về thủy lực là phải có cái nhìn
sâu sắc h
ơn nữa về tác dụng của rừng ngập mặn đối với sự truyền sóng, sự ổn định
của bờ biển.
Theo một nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Deftl, Hà Lan về sự truyền sóng
trong rừng ngập mặn (Schiereck và Booij, 1995) dựa trên sự tắt dần của sóng quanh
một hình trụ, người ta đã đánh giá được tác dụng của đuôi tàu và rễ cây ngập mặn.
Nghiên cứu
được thực hiện với ba trường hợp về kích thước và mật độ của cây:
thưa; trung bình và dày đặc. Hình 7.1 là quan hệ giữa sự truyền sóng và độ sâu
nước. Ở đây sự truyền sóng được định nghĩa là tỷ số độ cao sóng truyền qua chia
cho độ cao sóng tới (H
T
/H
l
).
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
Hình 7.1. Sự truyền sóng qua thảm cây ngập mặn rộng 100m
Như vậy, khi được trồng theo đúng qui cách, mật độ cây đủ dày, cây lên tốt
sẽ tiêu hao năng lượng sóng nhờ lực cản của thân, cành, tán, lá cây tạo ra trên
đường truyền sóng, làm giảm nhỏ chiều cao sóng.
Ngoài ra, rừng cây ngập mặn còn được coi là hàng rào xanh chống sạt lở đê
và chống xói lở bờ biển, bờ sông. Đồng thời, nhờ bộ rễ của chúng, đặc biệt là hệ
thống rễ trên mặt đất có tác d
ụng làm tăng khả năng lắng đọng phù xa, nhờ vậy mà
bãi biển được bồi cao dần lên, hình thành các miền đất mới có thể quai đê lấn biển.
7.2.3. Điều kiện ứng dụng rừng ngập mặn
- Khí hậu
Khí hậu nước ta phù hợp cho nhiều loại cây ngập mặn phát triển tốt. Tuy
nhiên, miền Bắc có khí hậu mùa đông thấp hơn so với miền Nam nên chọn loại cây
có khả
năng chịu được khí hậu lạnh để phát triển.
- Lượng mưa
Nước mưa rất cần cho quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn,
đặc biệt trong thời kỳ ra hoa kết quả. Nước mưa có tác dụng pha loãng nồng độ
muối trong đất, hạ nhiệt độ môi trường, nhất là trong những ngày nắng nóng.
- Thủy triều
Cây ngập mặn chỉ phát triển ở những nơ
i có nước thủy triều lên, xuống hàng
ngày. Những nơi đắp bờ làm đầm nuôi tôm, cá, cua , nước triều không lưu thông
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
tốt, ngập úng lâu ngày cây ngập mặn sẽ chết. Vì vậy, vùng trồng cây phải nằm
ngoài đầm nuôi hải sản.
- Độ mặn của đất và nước
Dù sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước mặn, nhưng độ mặn quá
cao hoặc quá thấp sẽ hạn chế rất nhiều khả năng phát triển của cây.
Đối với các loài cây như đước, đâng, vẹt, trang, độ mặn thích hợp cho cây
trung bình từ 1,5 ÷ 2,5℅
.
Các loài cây như cây mắm, cây sú, khả năng chịu mặn có thể cao hơn.
Các loại cây như cây bần chua, cây dừa nước lại ưa sống trong môi trường
nước lợ.
- Địa hình địa chất
+ Địa hình
Địa hình thích hợp cho rừng cây ngập mặn phát triển là ở bãi lầy bằng phẳng,
độ dốc không lớn, những vùng ven biển cửa sông có nhiều đảo che chắn, ít chịu ảnh
hưởng của gió bão.
Mỗ
i loài cây ngập mặn thích nghi với mỗi loại địa hình cao, thấp khác nhau
như cây mắm, cây bần sống nơi đất thấp, còn cây tra, cây cóc thường sống nơi đất
chỉ ngập lúc nước triều cao.
Hình 7.2 biểu diễn một mặt cắt ngang điển hình của bờ biển có rừng ngập
mặn.
Hình 7.2. Mặt cắt ngang bờ biển có rừng ngập mặn
Với mô hình về năng lượng sóng (Holthuijsen và nnk, 1989), sự tiêu hao
năng lượng sóng trên một vài loại mái dốc đã được tính toán cho rừng ngập mặn
(hình 7.1). Với giả thiết sự tiêu hao năng lượng sóng trên từng đơn vị diện tích là
như nhau, người ta đã tìm được mái dốc của rừng ngập mặn là 1:100 ÷ 1:300 và của
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
đầm lầy là 1:2000. Những con số này về cơ bản là phù hợp với những số liệu đo đạc
được trong tự nhiên (xem hình 7-2).
Khi rừng ngập mặn bị phá huỷ, mái dốc sẽ trở thành 1:1000. Kết quả là có sự
thoái lui của đường bờ biển tới hàng trăm mét.
+ Địa chất
Đất phù sa chứa nhiều mùn hữu cơ và khoáng do nước triều dâng mang vào
làm thức ăn cho cây để rừng ngập mặn phát triể
n.
Đối với đất ít phù sa, thành phần hạt cát nhiều cây ngập mặn vẫn có thể sống
nhưng chậm lớn, cây thấp bé nhưng cành nhiều.
7.2.2. Thiết kế rừng cây ngập mặn chống sóng
7.2.2.1. Các loại cây ngập mặn
Một số loại cây ngập mặn sau có thể được trồng cho vùng bờ biển từ Quảng
Ninh đến Quảng Nam:
- Cây sú
Tên khoa học: Aegiceras comiculatun
Giống cây bụi, cao từ 0,5 ÷ 3,0m. Nhiều cành, sinh trưởng
ở vùng bãi lầy.
Thích nghi với các độ mặn khác nhau, trồng ở cả ba miền Bắc, Trung Nam.
Hình thức nhân giống: bằng quả. Cắm trực tiếp cuống quả xuống bùn.
- Cây mắm biển
Tên khoa học: Avicennia marina
Cây bụi, cao từ 0,5 ÷ 1,5m ( đất ít phù xa), 0,5 ÷ 1,5m ( đất bùn)
Mọc nhiều ở các bãi mới bồi ở cửa sông miền Bắc.
Hình thức nhân giống: cắm quả xuống bùn hoặc làm bầu ươm rồi cắm.
- Cây vẹt
Tên khoa học: 1.Bruguiera gumriorhiza ( vẹt dù, vẹt rễ lồi )
2. Bruguiera uylindrica ( vẹt trụ, vẹt khoang )
3. Bruguiera parviflora ( vẹt tách )
4. Bruguiera sexan-gula ( vẹt đen, bông hạt )
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
Cây gốc cao từ 5 ÷ 25m
Loại vẹt dù, vẹt rễ lồi cao từ 5 ÷ 8m thường mọc nhiều ở miền Bắc và miền
Trung. Các loại vẹt còn lại cao hơn và thường mọc từ vũng Tàu trở ra.
Nhân giống: Cắm khoảng 1/3 trụ mầm xuống bùn hoặc làm bầu ươm.
- Cây trang
Tên khoa học: Kandelin candel
Cây gỗ cao từ 4 ÷ 10m, mọc ở bùn cát, bùn xốp, có độ mặn thay đổi, chịu
được biến đổi nhiệt
độ lớn.
Mọc nhiều ở ven biển, cửa sông ba miền Bắc, Trung, Nam.
Hình thức nhân giống: Cắm 1/3 trụ mầm xuống bùn. Cây sau 2 ÷ 3 năm là có
quả, thậm chí sau 1 năm là có quả.
- Cây đước
Tên khoa học: 1. Rhizophora apiculata (đước, đước đôi)
2. Rhizophora stylora (đước đôi, dâng)
3. Rhizophora mucronata (đước, đước hộp)
4. Rhizophora stylosa (đước vòi, đước chằng)
Cây gốc cao từ 2 ÷ 8m, có cây 20 ÷ 30m, sống ở nơi đất bùn, bùn pha cát.
Loại 3, 4 cây thấp nhỏ (2 ÷ 8m), sống ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam và Nam
Bộ. Loại 2 cây cao hơn, thích nghi ở vùng đất bồi mới, chỉ sống ở Nam Bộ.
Hình thức trồng: Cắm 1/3 trụ mầm xuống bùn cát.
- Cây cóc
Tên khoa học: 1. Lumnizera littorea (cóc, cóc đỏ)
2. Lumnizera racemosa (cóc vàng, cóc trắng)
Cây cao từ 5 ÷ 15m, ưa sống trên bùn cát chặt, chịu mặn. Đôi khi sống trên
cả bờ ruộng muối bỏ hoang. Loại 2 có mặt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Loại 1
phân bố từ Nam Trung Bộ trở vào.
Hình thứ
c trồng: gieo hạt vào bầu ươm, sau 6 ÷ 8 tháng mới đem trồng. Tỷ lệ
sống thấp, đà tăng trưởng chậm.
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
- Cây dừa nước
Tên khoa học: Nypa jruticans
Sống ở vùng đất bồi tụ, theo triền sông nước lợ, nước lưu thông. Cây này ở
vùng Quảng Nam, Nam Trung Bộ, và Nam Bộ.
Hình thức trồng: trực tiếp ấn quả xuống bùn hoặc ươm cây trong bầu, sau 2
tháng đem trồng.
- Cây bần
Tên khoa học: 1. Sonnertia alba (bần trắng, bần đắng)
2. Sonnertia caseolaris (bần chua, cây lậu)
3. Sonnertia ovata (bần ổi, bần hôi)
Cây cao 4 ÷ 15m, thích sống ở vùng nước bùn dày nước lợ c
ửa sông.
Loại 2 có cả ở 3 miền Bắc, Trung, Nam, khả năng tái sinh và độ sinh trưởng
nhanh. Loại 1 sống ở miền Nam, loại 3 sống ở Vũng Tàu trở vào.
Hình thức trồng: gieo ươm hoặc bứng cây.
- Cây xu
Tên khoa học: 1. Xylocarpus granatum (xu ổi, su ổi)
2. Xylocarpus molucensis (xu sung)
Cây cao 10 ÷ 15m, thường mọc ở nơi đất bùn cát đã nâng cao, chỉ ngập khi
triều trung bình đến triều cao.
Loại 1 mọc ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Loại 2 chỉ
mọc từ Nam Trung Bộ
trở ra.
Nhân giống: Ươm hạt trong bầu, sau 8 ÷ 10 tháng, bứng cây non đem trồng.
7.2.2.2. Qui cách rừng ngập mặn
- Mật độ cây
Trồng cây theo hình thức “hoa mai” là thích hợp tạo hàng rào chắn sóng tốt.
Với loại cây thấp (dưới 10m), trồng với cự ly 1x1, mật độ 10000 cây/1ha.
Với loại cây cao trên 10m, trồng với cự ly 2,5x2,5m, mật độ 1000 cây/ha.
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
- Phạm vi trồng cây
Việc tạo mặt bằng trồng rừng là một hạng mục không thể thiếu trong dự án.
Người thiết kế cần đưa hạng mục này vào tổng mức đầu tư.
Để bảo vệ từ xa tốt, chiều rộng rừng cây theo chiều truyền sóng, tối thiểu
phải lớn hơn 2 lần chiều dài bước sóng.
Theo kinh nghiệm, chiều rộng dải rừng có hi
ệu quả là B
C
= 40 ÷ 80m đối với
đê cửa sông và B
C
= 120 ÷ 200m đối với đê biển.
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
7.3. CÁC GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH NGĂN CÁT GIẢM SÓNG
7.3.1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH BẢO VỆ
7.3.1.1. Kè mỏ hàn
Mỏ hàn là một loại công trình được xây dựng như một gờ chắn nhô ra khỏi
bờ, có tác dụng:
- Ngăn chặn dòng bùn cát ven bờ, giữ gìn bùn cát lại gây bồi tại vùng bãi bị
xâm thực, mở rộng và nâng cao thềm bãi, củng cố đê, bờ.
- Điều chỉnh đường bờ bi
ển, làm cho phương của dòng gần bờ thích ứng với
phương truyền sóng, giảm nhỏ lượng bùn cát trôi.
- Che chắn cho bờ khi bị sóng xiên góc truyền tới, tạo ra vùng nước yên tĩnh,
làm cho bùn cát trôi bồi lắng ở vùng này.
- Giảm và hướng dòng chảy ven bờ đi ra vùng xa bờ.
Để hiểu rõ hơn về chức năng của mỏ hàn, xét một bờ biển đang bị xâm thực,
phải dùng hệ thống mỏ hàn để b
ảo vệ (xem hình 7.3). Phân tích đường bờ biển
trước và sau khi đặt hệ thống mỏ hàn cho thấy:
+ Khi chưa có hệ thống mỏ hàn, sóng truyền thẳng vào bờ, dòng chảy ven bờ
áp sát vào vách bờ. Tác động của sóng và dòng chảy ven bờ sẽ làm xói mòn bãi và
vách bờ. Bùn cát sau khi bị moi ra được dòng chảy ven bờ vận chuyển ra khỏi khu
vực chịu tác động, sau đó bị dòng triều ngoài biển vận chuyển đến một khu vực
khác nào đó. Hậ
u quả là đường bờ biển bị xói và biển tiến dần vào đất liền.
Hình 7.3. Sơ đồ mặt bằng hệ thống mỏ hàn bảo vệ bờ biển
+ Khi có hệ thống mỏ hàn, do trục mỏ hàn chắn nghiêng so với hướng sóng,
vì thế một phần lớn tác động của sóng không truyền thẳng vào bờ mà bị các mỏ hàn
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
cản lại. Biên dạng của đường bờ trong phạm vi hệ thống mỏ hàn không còn phẳng
trơn, đơn điệu như trước, mà trở khúc khuỷ kiểu răng lược. Do vậy, dòng chảy ven
bờ bị đưa ra xa, chỉ có thể áp sát các đầu mỏ hàn, mà không còn áp sát vào vách bờ
như trước. Tác động của sóng và dòng chảy ven bờ không còn làm xói mòn bãi và
vách bờ trong phạm vi có bố trí các mỏ hàn nữa. Bùn cát tại chỗ có mỏ hàn không
những không b
ị moi ra, mà ngược lại, bùn cát lơ lửng do dòng chảy ven bờ đưa từ
nơi khác đến, do sóng đưa ngoài khơi vào khu vực nước lặng hoặc xoáy nhẹ có lưu
tốc nhỏ gữa các mỏ hàn. Kết quả là đường bờ biển được bồi dần trở lại trong khu
vực bố trí hệ thống mỏ hàn và hơn nữa bãi bồi có thể rộng ra hơn nhiều so với phạm
vi có các mỏ hàn.
7.3.1.2.
Đê giảm sóng
Khi hướng sóng vuông góc với bờ, hiệu quả bảo vệ của mỏ hàn rất hạn chế.
Lúc đó bố trí đê dọc cách bờ một khoảng cách nhất định, trục đê thường song song
với bờ. Ta gọi đó là đê giảm sóng.
Đê giảm sóng có chức năng:
- Che chắn sóng cho vùng sau tường, giảm yếu tố tác dụng của sóng vào
vùng bờ bãi, chống xâm thực bờ bãi;
- L
ắng đọng bùn cát trôi vùng phía sau tường, hình thành nên dải bồi tích
giữa tường bờ, do đó làm giảm dòng chảy ven bờ;
- Đê giảm sóng còn được sử dụng như một đê tạm có tác dụng che chắn cho
vùng phía sau đê để phát triển rừng cây ngập mặn ở giai đoạn đầu phát triển.
7.3.1.3. Hệ thống phức hợp ngăn cát - giảm sóng
Hệ thống mỏ hàn chủ yếu có tác dụng bồ
i lắng bùn cát mà không có tác dụng
nhiều trong việc chắn sóng có phương vuông góc với bờ. Khi đó, bùn cát có thể bị
lôi ra khỏi bờ. Nếu chỉ sử dụng đê chắn sóng, cũng không ngăn được bùn cát dọc
bờ. Vì thế, trong điều kiện thủy hải văn phức tạp, cần kết hợp công trình ngang bờ
và công trình dọc bờ, phối hợp hiệu quả chắn cát dọc bờ và giảm sóng, chắ
n cát
ngang bờ.
Hệ thống công trình phức hợp ngăn cát - giảm sóng có chức năng chính:
- Giảm năng lượng sóng khi sóng tiến vào bờ;
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
- Tạo vùng nước lặng cho tàu thuyền neo đậu;
- Gây bồi lắng, giảm dòng chảy ven bờ.
7.3.2. THIẾT KẾ CÁC LOẠI CÔNG TRÌNH BẢO VỆ
7.3.2.1. Kè mỏ hàn
a. Các bộ phận tạo thành mỏ hàn
Hệ thống mỏ hàn là hệ thống các loại công trình được xây dựng như một gờ
chắn nhô ra khỏi bờ để cản sóng và hạn chế dòng ven bờ làm xói lở bờ.
Các bộ phận tạo thành mỏ hàn gồm có: m
ũi, thân và gốc. (xem hình 7.5).
Hình 7.5. Các bộ phận kè mỏ hàn
OB: gốc; BC: thân; CE: mũi
Phần gốc mỏ hàn là nơi mỏ hàn nối tiếp với bờ, cần được lượn cong và nối
tiếp vững chắc với vách bờ.
Phần thân mỏ hàn nằm giữa gốc và mũi. Chiều dài của phần thân phải đủ lớn
để có hiệu quả cản sóng và lái dòng ven bờ ra xa vách bờ.
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
Phần mũi mỏ hàn là phần xa bờ nhất của đập mỏ hàn, trực tiếp chịu tác động
lớn nhất của sóng và dòng chảy, dễ bị hư hỏng, vì thế cần được bảo vệ kiên cố.
b. Kết cấu và điều kiện dứng dụng của một số loại mỏ hàn
- Mỏ hàn cọc gỗ
+ Ưu nhược điểm
Không gây hố xói lớ
n ở đầu mỏ hàn; bồi lắng bùn cát tương đối đều trên mặt
bằng. Tuy nhiên, do kết cấu bằng gỗ nên trong điều kiện chịu tác động của nhiệt độ,
mưa, gió, vi sinh vật, sự thay đổi mực nước cũng như độ mặn nước biển, kết cấu gỗ
dễ bị mục, do đó giảm tuổi thọ mỏ hàn.
Hình 7.6. Mỏ hàn sử dụng cọc gỗ
+ Ứn dụng
Mỏ hàn gỗ sử dụng ở vùng nước nông; hoặc khi không có nguồn cung cấp đá
dồi dào; giá thành rẻ khi so sánh với các phương án khác.
- Mỏ hàn đá
+ Ưu nhược điểm
Độ bền cao; chịu được tác động của sóng, gió, nhiệt độ, môi trường mặn…;
kết cấu tổng thể của mỏ hàn bằng đá (đá hộc, đá tảng, rọ đá) thuộc loạ
i mềm dẻo,
linh hoạt, cho phép chuyển dịch cùng với biến dạng nền mà không gây ra hư hỏng
và phá hoại kết cấu mỏ hàn; dễ sửa chữa, tôn cao, mở rộng; dễ thi công.
Tuy nhiên, với kết cấu đá rời, nếu tại một nơi nào đó các viên đá bị sóng và
dòng chảy tác động làm chuyển dịch ra khỏi mỏ hàn sẽ làm ảnh hưởng đến ổn định
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
của các viên đá lân cận. Sự phá hoại mỏ hàn có thể bắt đầu từ sự mất ổn định của
các viên đá cá thể này. Đối với kết cấu rọ đá, ổn định của mỏ hàn còn phải phụ
thuộc vào độ bền của lưới thép bọc rọ đá.
Hình 7.7. Mỏ hàn sử dụng đá hộc lát khan
+ Ứng dụng
Vùng xây dựng có nguồn cung cấp đá rồi rào và phong phú.
- Mỏ hàn bê tông hoặc bê tông cốt thép
+ Ưu nhược điểm
Cho phép đúc tại chỗ những tấm và khối bê tông có kích thước lớn, đủ đảm
bảo ổn định dưới tác động của sóng và dòng chảy.
Tuy nhiên, ximăng sử dụng để đúc các cấu kiện phải là ximăng bền sunfat
hoặc sử dụng phụ gia chố
ng xâm thực mặn để đảm bảo tuổi thọ cho các cấu kiện.
Hình 7.8. Mỏ hàn sử dụng các khối bê tông cốt thép
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
+ Ứng dụng
Khi vùng xây dựng có sóng lớn, dòng chảy ven bờ có lưu tốc lớn; nguồn đá
hộc khan hiếm; yêu cầu về mỹ thuật cho cảnh quan du lịch.
- Mỏ hàn ống buy bê tông cốt thép
+ Ưu nhược điểm
Mỏ hàn biển bằng ống buy bê tông cốt thép, bên trong xếp đá hộc hoặc túi
đất, túi cát được sử dụng phổ biến vì các ưu điểm sau:
Ống buy quây tròn, chứa đá hộ
c hoặc túi đất, túi cát, tạo ra các đơn vị kết cấu
khối lớn phù hợp với yêu cầu của đập mỏ hàn biển chiụ tác động lớn của sóng và
dòng chảy.
Kết cấu ống buy hình trụ tròn chiều dày thành mỏng là loại kết cấu hợp lý để
phát huy khả năng chịu lực của vật liệu, chịu được tác động lớn của sóng và dòng
chảy, bền vững trong nướ
c biển khi dùng xi măng bền sun phát.
Đối với đất nền loại cát, có thể thi công chôn ống buy theo phương pháp hạ
giếng chìm trong nước mà không cần đê quây, hạ thấp giá thành xây dựng.
Khi dùng ống buy, nên dùng loại ống buy có biên dạng bên ngoài là hình đa
giác 6 cạnh đều sẽ tăng diện tiếp xúc ở mối tiếp giáp giữa các ống buy, chất lượng
mỏ hàn tốt hơn, ngăn ngừa được cốt đất nền chui qua khe giữa 2 ống buy.
Tuy nhiên, do khi làm việc, các động vật biển chui vào trong các ống buy ẩn
nấp, người dân thường gỡ các viên đá trong ống để bắt các loại động vật. Do đó làm
giảm khả năng chống chịu sóng lớn của mỏ hàn.
Hình 7.9. Mỏ hàn sử dụng ống buy, bên trong thả đá hộc
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
+ Ứng dụng
Vùng xây dựng có nguồn cung cấp cát, đá tương đối phong phú.
c. Các thông số thiết kế chính kè mỏ hàn
- Tuyến bố trí
Khi sử dụng mỏ hàn để bảo vệ bờ biển, trước hết cần hoạch định đường bờ
mới cho đoạn bờ cần bảo vệ. Đường bờ mới này cần trơn thuận, nối tiếp tốt với
đường b
ờ đoạn không có mỏ hàn. Để đạt hiệu quả tốt, chiều dài của mỏ hàn không
được quá ngắn, cần vươn ra tới dải sóng vỡ và vùng có dòng ven mạnh.
- Phương mỏ hàn
Phương lý tưởng cho mỏ hàn là phương vừa có tác dụng ngăn chặn bùn cát
ven bờ, vừa có tác dụng che chắn sóng cho bờ.
Thông thường, mỏ hàn được bố trí theo phương vuông góc với đường bờ
(hình 7.10) vì những lý do sau:
+ Ngoại trừ vùng bờ bi
ển đặc biệt có hướng sóng không đổi, còn thông
thường sóng có nhiều hướng nên không chọn được hướng tối ưu.
+ Để đạt được tới một độ sâu nhất định, hướng đê vuông góc với bờ là kinh
tế nhất.
+ Khi đê mỏ hàn đặt xiên với bờ, lực sóng tác dụng vào đê sẽ lớn, kết cấu đê
sẽ phải kiên cố và phức tạp hơn.
H−íng sãng
Dßng bïn c¸t ven bê
Má hµn
Båi
Hình 7.10. Kè mỏ hàn có phương vuông góc với đường bờ
Trong trường hợp hướng sóng tương đối ổn định, nên tùy theo hướng sóng
tới bờ để chọn phương mỏ hàn có lợi nhất cho việc bồi lắng giữa các mỏ hàn:
Theo kinh nghiệm, khi góc giữa hướng sóng và trục mỏ hàn là δ =
100
0
÷110
0
, xói lở mũi mỏ hàn và áp lực sóng tác dụng lên mỏ hàn sẽ tương đối nhỏ,
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
nếu δ ≥ 120
0
thì tình hình sẽ trở nên xấu hơn. Đồng thời, nên chọn góc α để diện
tích che chắn là tam giác ABC (hình 7.11) đạt cực đại. Để thõa mãn điều kiện đó, δ
và α chọn cần phù hợp biểu thức sau:
α = ( 7-1 )
A
B
C
H−íng sãng
Trôc má hµn
δ
θ
β
α
Hình 7.11. Quan hệ giữa trục mỏ hàn và hướng sóng.
Khi θ = 30
0
÷ 35
0
thì:
Nếu α = 110
0
, dễ bồi lắng giữa các mỏ hàn
Nếu α = 90
0
, mũi và gốc mỏ hàn dễ bị xói
Khi θ = 60
0
÷ 90
0
thì:
Nếu α = 110
0
, đường bờ bị xói, giữa các mỏ hàn khó bồi lắng
Nếu α = 90
0
, tương đối tốt.
Các mỏ hàn với mục đích bảo vệ bãi khỏi bị xâm thực của sóng, thường bố
trí xiên góc với phương truyền sóng. Khi trục mỏ hàn song song với phương truyền
sóng, mỏ hàn thẳng không thể che chắn cho bãi bờ, lúc dó, mỏ hàn dạng chữ T, chữ
Z được ưu tiên sử dụng để tăng hiệu quả cản sóng, gây bồi. Cũng cần lưu ý rằng,
mỏ hàn chữ
T hay chữ Z có kinh phí xây dựng cao, khó duy tu bảo dưỡng đoạn
song song với bờ (xem hình 7.12).
Hình 7.12. Một số dạng mặt bằng mỏ hàn
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
- Chiều dài mỏ hàn
Chiều dài của mỏ hàn không được quá ngắn, mà phải xác định theo nguyên
tắc cần vươn ra tới dải sóng vỡ và vùng có dòng chảy ven bờ mạnh thì mới đạt hiệu
quả tốt.
Theo các số liệu thực đo, phần giữa các mỏ hàn được cát bồi vào, nhưng nhìn
trên mặt bằng đường bờ ở khu vực này có hình dạng cung lõm vào. Chiều cao của
cung lõm thường bằng 1/10 ÷1/5 khoảng cách giữa 2 mỏ hàn. Trên c
ơ sở đó, chiều
dài mỏ hàn có thể xác định bằng cách lấy chiều rộng bãi (theo phương vuông góc
với đường bờ) tại vị trí đặt mỏ hàn bảo vệ, cộng thêm 1/5 khoảng cách giữa 2 mỏ
hàn.
Chiều dài mỏ hàn thông thường lấy bằng 40m ÷ 60m đối với bãi sỏi đá nhỏ;
từ 100m ÷150m đối với bãi đất cát. Nói chung, chiều dài mỏ hàn càng lớn, tác dụng
gây bồi càng mạnh.
- Khoảng cách giữa các m
ỏ hàn
Tùy vào điều kiện tự nhiên mỗi vùng (như sóng, dòng chảy ven bờ, địa mạo
dải bờ biển, điều kiện kỹ thuật…) mà khoảng cách giữa hai mỏ hàn được chọn khác
nhau. Thông thường, khoảng cách giữa hai mỏ hàn lấy bằng 1,5 ÷ 2,0 lần chiều dài
mỏ hàn đối với bờ biển sỏi đá; 1,0 ÷ 1,5 lần đối với bờ biển đất cát.
Nếu mỏ hàn chỉ
để bảo vệ bờ thì khoảng cách bố trí có thể thưa hơn so với
mỏ hàn tạo bãi bồi.
Hình 7.13: Sơ đồ bồi lắng giữa các mỏ hàn trong trường hợp θ = 30
0
÷ 35
0
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
Hình 7.14: Sơ đồ bồi lắng giữa các mỏ hàn trong trường hợp sóng vuông góc với bờ
Hình 7.13 và Hình 7.14 là sơ đồ về sự bồi lắng giữa các mỏ hàn đối với các
khoảng cách khác nhau trong trường hợp chỉ có dòng ven do sóng, không có dòng
triều.
Từ sơ đồ trên ta thấy, khi góc giữa hướng sóng và đường bờ biển θ = 30
0
÷
35
0
, khoảng cách bằng 3 lần chiều dài mỏ hàn cho tác dụng gây bồi lớn nhất, bằng 2
lần thì hiệu quả gây bồi kém hơn, bằng 4 lần thì sóng xô trực tiếp vào bờ gây sạt lở.
Ngược lại, khi hướng sóng gần vuông góc với đường bờ, không có dòng ven
bờ, dòng hồi lưu ở gần mặt đáy có phương ngược với phương truyền sóng, do đó rất
khó gây bồi ở xung quanh đường bờ. Trong tình trạng
đó, khoảng cách mỏ hàn bằng
4 lần chiều dài mỏ hàn có hiệu quả gây bồi tốt hơn so với khoảng cách bằng 3 lần,
còn với khoảng cách bằng 2 lần thì rất khó gây bồi lắng giữa các mỏ hàn.
- Cao trình đỉnh mỏ hàn
Cao trình mỏ hàn bảo vệ bờ biển thường lấy bằng mực nước triều trung bình.
Theo chiều dọc mỏ hàn, từ gốc ra mũi của mỏ hàn có độ dốc d
ọc thường bằng
1/30÷1/50, hoặc bằng độ dốc đáy biển tại vị trí đó.
Cao trình của gốc mỏ hàn phải cao hơn mực nước trung bình của đỉnh triều.
Theo kinh nghiệm, cao trình của gốc mỏ hàn bằng cao trình mực nước trung bình
của đỉnh triều cộng thêm chiều cao sóng trung bình.
Cao trình đỉnh của gốc mỏ hàn biển có thể tính theo công thức sau:
Z
đp
= Z
p
+ H
s
( 7-2 )
Trong đó,
Z
đp
- Cao trình đỉnh gốc mỏ hàn với tần suất thiết kế p% (m);
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
Z
p
– Mực nước biển cao thiết kế với tần suất p% (m);
H
s
– Chiều cao sóng thiết kế (m).
Lưu ý
1. Tần suất thiết kế của mực nước được xác định theo cấp đê;
2.Cần phải cộng thêm chiều cao dự phòng lún cho đê vào công thức nêu trên.
3. Độ dốc dọc của đê mỏ hàn lấy i
đ
= 0 ÷ i
b
, trong đó, i
b
là độ dốc mặt bãi
theo phương vuông góc với đường bờ.
4. Đối với mỏ hàn có nhiệm vụ chính là gây bồi để bảo vệ bãi biển, thì cao
trình của mũi mỏ hàn cần cao hơn so với trường hợp mỏ hàn có nhiệm vụ chủ yếu
để bảo vệ bờ biển.
- Chiều rộng đỉnh đê mỏ hàn
Chiều rộng đỉnh đê mỏ hàn lấy theo điề
u kiện ổn định, điều kiện thi công, và
điều kiện cấu tạo.
- Mặt cắt dọc mỏ hàn
Một số kết cấu mặt cắt dọc mỏ hàn xem hình 7.15.
Hình 7.15. Mặt cắt dọc mỏ hàn biển.
a. Mỏ hàn bảo vệ bờ; b. Mỏ hàn tạo bãi bồi; c. Mỏ hàn bảo vệ bờ cửa sông
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
- Mặt cắt ngang mỏ hàn
Kết cấu mặt cắt ngang mỏ hàn thường được sử dụng nhất là loại kết cấu kết
hợp đổ đá tạo lõi và phủ ngoài bằng các loại khối được lắp đặt cẩn thận để chống
sóng. Xem hình 7.16.
Hình 7.16a. Mặt cắt ngang mỏ hàn hình thang dùng vật liệu đá đổ, đá xếp khan
Hình 7.16b. Mặt cắt ngang mỏ hàn bán nguyệt dùng vật liệu đá đổ, đá xếp khan
Có thể sử dụng phối hợp các loại vật liệu và hình thức kết cấu để xây dựng
mỏ hàn, nhằm khắc phục các nhược điểm khi sử dụng đơn điệu một loại vật liệu và
hình thức kết cấu, tạo ra sự ổn định và bền vững cao hơn của kết cấu mỏ hàn, như
sơ đồ minh hoạ ở hình 7.17 và hình 7.18.
Hình 7.17. Mặt cắt ngang mỏ hàn dùng thùng chìm BTCT, lõi cát, bảo vệ đáy thảm đá hộc
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
Hình 7.18. Mặt cắt ngang mỏ hàn dùng cọc BTCT,bảo vệ đáy bằng bè đệm,thảm đá hộc
Hình 7.19. Mặt cắt ngang mỏ hàn bằng đá đổ, đá xếp kết hợp cọc (ở Pháp)
Lưu ý
1. Ở những vùng có dòng chảy mạnh (như cửa sông), mỏ hàn cần được gia
cố đáy. Gia cố đáy có thể bằng bè chìm cành cây, thảm mềm các loại. Chiều rộng
dải gia cố đáy cần rộng hơn phạm vị mặt nền của đáy mỏ hàn ít nhất 0,5 lần chiều
dài sóng đối với vùng đất cát, và lớn hơn ít nhất 0,75 lần chiều dài sóng đối với
vùng đấ
t cát bột.
2. Khi nền mỏ hàn tốt, chỉ cần gia cố đáy ở vùng mũi mỏ hàn.
3. Đối với mỏ hàn gây bồi bờ biển, có thể không cần gia cố đáy.
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
4. Ở vùng cửa sông có dòng triều mạnh, vùng mũi mỏ hàn luôn hình thành
hố xói cục bộ, ảnh hưởng đến ổn định của mũi mỏ hàn. Trong trường hợp dự báo
cho thấy hố xói có thể phát triển sâu ở phía sau mũi mỏ hàn, cần tăng cường bảo vệ
mũi mỏ hàn và chống xói cho nền dưới đầu mỏ hàn. Có thể dùng biện pháp giếng
chìm để bảo vệ ổn định cho vùng mũi m
ỏ hàn. Giếng chìm cần đặt sâu xuống dưới
đáy hố xói dự báo, phía ngoài đổ đá hộc hỗ trợ, xem hình 7.20.
Hình 7.20. Bảo vệ mũi mỏ hàn bằng giếng chìm và thảm rọ đá
Đối với những vùng biển có sóng rất lớn, để bảo vệ cho khối lõi của mỏ hàn
cần phải dùng đến đá tảng hòn lớn (hình 7.21, 7.22), hoặc sử dụng các cục bê tông
kích thước lớn và hình dạng phức tạp kiểu Tetrapod, Dolos, Quadripod, Tribar để
đảm bảo ổn định kết cấu lớp bảo vệ, tăng độ nhám tiêu hao năng lượng sóng.
Hình 7.21. Bảo vệ lõi thân kè bằng đá tảng hòn lớn
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
Hình 7.22. Mặt cắt ngang mỏ hàn bằng đá đổ, đá xếp hòn lớn (ở Pháp)
c. Đánh giá hiệu quả kè mỏ hàn
Tác dụng lớn nhất của kè mỏ hàn là hiệu quả gây bồi. Tác dụng này phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như vật chất bãi biển, lưu lượng bùn cát đáy; chiều cao,
phương và tần suất của sóng; vận tốc dòng ven; hình dạng đường bờ; địa hình dưới
nước; kết cấu cũng như cách bố trí của mỏ hàn.
Khi thiế
t kế, người thiết kế cần nắm vững được điều kiện tự nhiên, nhận thức
rõ qui luật chuyển động bùn cát khu vực dự án, tham khảo kinh nghiệm và tiến hành
thí nghiệm trên mô hình vật lý. Với những dự án qui mô lớn, cần bố trí thử nghiệm,
tiến hành quan trắc hiện trường để tìm ra kinh nghiệm tại chỗ, ứng dụng cho giai
đoạn thiết kế và thi công.
Đề tài: Nghiên cứu giải pháp để đắp đê bằng vật liệu địa phương và đắp trên nền đất yếu
từ Quảng Ninh đến Quảng Nam
Báo cáo chuyên đề 24: Nghiên cứu, phân tích đánh giá các giải pháp bảo vệ từ xa
7.3.2.2. Đê giảm sóng
a. Các bộ phận tạo thành đê giảm sóng
Đê giảm sóng bao gồm các bộ phận: hai đầu đê và thân đê. Thân đê có một
mặt cắt ngang gần như đồng đều và có hai phía chịu tải trọng khác nhau là phía biển
và phía bờ.
Đê giảm sóng có thể là đê nhô (cao trình đỉnh đê cao hơn mặt nước) hoặc đê
ngầm (cao trình đỉnh đê thấp hơn mực nước); có thể là
đê dài liên tục (chạy suốt
chiều dài dọc đoạn bờ cần bảo vệ) hoặc đê đứt khúc (từng khúc ngắn đặt cách nhau
trên cùng một tuyến, quãng đứt giữa hai khúc gọi là cửa đê. Đây là nơi để trao đổi
bùn cát ngoài và trong đê).
( vẽ hình 7-14-LPH – P241)
Hình 7.18. Cấu tạo đê giảm sóng
b. Vật liệu dùng trong đê giảm sóng
Đê giảm sóng chủ yếu sử dụng vật liệu đá với các kích thước hạt khác nhau
cho các bộ phận khác nhau của đê.
c. Các thông số thiết kế chính đê giảm sóng
- Vị trí đặt đê giảm sóng
Vị trí đặt đê giảm sóng phụ thuộc vào mục đích của việc khai thác, sử dụng
đối với vùng bãi cần được bảo vệ
.
Nhìn chung, đê đặt càng gần bờ càng kinh tế, nhưng về hiệu quả kỹ thuật thì
phải xét đến các vấn đề sau:
+ Khi xây dựng đê giảm sóng quá gần bờ, phía trước đê sẽ bị xói mạnh, đê sẽ
bị lún sụt.
+ Khi xây dựng đê giảm sóng quá xa bờ, sóng vỡ đợt đầu xảy ra ở vị trí đê, ở
sau đê sóng có thể phục hồi làm giảm hiệu qu
ả công trình.