THỊ
TRƯỜNG
KÌ HẠN
LỚP HỌC PHẦN
1103BKSC0521
NHÓM II
ĐỀ TÀI:
CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG KÌ HẠN Ở VIỆT NAM
Thị trường kỳ hạn hay còn gọi là thị trường hàng hóa kỳ hạn hay thị trường
tương lai, chuyên giao dịch mua bán các sản phẩm hàng hóa, chứng khoán và các
công cụ đầu tư tài chính theo phương thức đấu giá cạnh tranh, hình thành các hợp
đồng mua bán kỳ hạn. Thị trường này sẽ giúp cho các nhà đầu tư, sản xuất, kinh
doanh, nông dân và tiểu thương bảo hộ được giá thành sản phẩm, chủ động định
hướng sản xuất trồng trọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Vietnam Commodity
Exchange là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình
thị trường hàng hóa kỳ hạn này, với 3 sản phẩm đầu tiên là cà phê, cao su và thép.
So với thế giới, thị trường kì hạn ở Việt Nam mới xuât hiện trong nhữn năm gần
đây. Vậy để hình thành thị trường kì han Việt Nam cần có những điều kiện gì và
quá trình phát triển của thị tường kì hạn ở Việt Nam như thế nào chúng ta sẽ tìm
hiểu trong bài tiểu luân này.
I) ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG KÌ HẠN Ở VIỆT NAM:
1.1. Điều kiện thể chế, luật pháp
- Một là, thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình
thành nhu cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau.
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường hợp đồng tương lai nói
riêng là thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường với những hệ giá
trị và quy luật kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành một cách
tự phát hoặc có tổ chức nhu cầu giao dịch kì hạn đi kèm với những đặc trưng vốn
của của loại hình thị trường này. Ví dụ, cơ chế xác định giá dựa trên cơ sở cung
cầu và sự tự nguyện trao đổi giữa các bên tham gia; hoặc thị trường vốn hình thành
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia và hiện thực hóa các loại hình hợp đồng
kì hạn khác nhau. Vì thế, việc tiếp tục kiên trì thúc đẩy và hoàn thiện thể chế kinh
tế thị trường sẽ tạo ra môi trường sống cho thị trường kì hạn được hình thành
- Hai là, cần xây dựng triết lý kinh doanh mới về vấn đề đầu tư. Một trong những
tính chất của thị trường kì hạn là tính “đánh cược” vào tương lai dựa trên dự đoán;
trong khi đó bản thân việc dự đoán luôn có xác suất đúng, nên kết quả thu được từ
việc tham gia giao dịch tương lai có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ. Chính vì vậy,
tính “đánh bạc” (gambling) của thị trường kì hạn là khó tránh khỏi và thậm chí còn rõ
rệt hơn nhiều so với mua bán hàng hóa trên thị trường cơ sở. Điều này đòi hỏi việc
tuyên truyền một triết lý kinh doanh mới: “đầu tư chứ không phải cờ bạc”, nhất là tại
các nước không cho phép loại hình casino tồn tại.
Tại Việt Nam thực trạng thị trường tài chinh với nhiều biến động, sự suy thoái thị
trường chứng khoán trong thời gian gần đây , với những hiểu biết chưa đầy đủ của
một bộ phận nhà đầu tư đã xuất hiện nhiều quan niệm không thiện cảm về thị trường
chứng khoán như là “một thị trường ảo ”,”không thực” ,”phi sản xuất” điều đó là một
chướng ngại cho việc phát triển thị trường kỳ hạn . Phải có cai nhin kinh doanh mới
về đầu tư : “đầu tư không phải đánh bạc ” hiểu rõ bản chất của thị trường kì hạn. tính
chất của nhiều hợp đòng trong thị trường kì hạn là “đánh cược ” trên dự đoán của
mình. Dự đoán có thể đúng hoặc sai sử dụng các công cụ phái sinh trong thị trường kỳ
hạn đem laij nhiều lợi ích cho nhà đầu tư tuy nhiên nó cũng chứa đựng những rủi ro
tiềm tàng rất lớn thậm chí khi rủi ro xảy ra có thể làm cho nhà đầu tư “mất trắng” ,
2 | P a g e
doanh nghiệp thua lỗ phá sản , khủng hoảng tài chính Vì thế việc “đánh bạc’ khó
tranh khỏi và nó được thể hiện rõ rệt hơn nhiều so với mua bán hang hóa ở thị trường
cơ sở Một khi chấp nhận triết lý nói trên thị trường chứng khoán sẽ có điều kiện mở
rộng và phát triển tạo môi trường tốt cho hoạt động giao dịch trong thị trường kỳ hạn
phát triển.
-Ba là, cần có hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ ràng về điều kiện
thành lập, tham gia và hoạt động của thị trường kì hạn .
Cần có hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ rang về điều kiện thành lập, tham gia
vào hoạt động của thị trường kỳ hạn. hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban hành
trước mở đường choc ho các hoạt đọng giao dịch trong thị trường kỳ hạn hinh thành.
Khi thị trường đã đi vào hoạt động cầncó hành lang pháp lý khuyến khích hổ trợ các
sở giao dịch , các trung tâm giao dịch , doanh nghiệp trong việc cải tiến phát triển các
sản phẩm mới phù hợp hơn. Có những nội dung quản lý hướng tới bảo vệ nhà đầu tư
thông qua các quy định về ký quỹ , bảo lãnh hỗ trợ thanh toán hoặc các biện pháp
quản lý rui ro khác . hoàn thiện chính sách đặc biệt kể đến chính sách thuế , vấn đề
hạch toán kế toán , ghi sổ kế toán
Trong nhiều năm gần đây ngân hàng nhà nước (NHNN) đã cho phép các
NHTM đuoẹc thực hiện các nghiêp vụ quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng
hoán đổi lãi suất . tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy
đủ ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là quyết
định số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30/9/2003 . Mặc dù hiện nay tất cả các ngân
hàng đều được thực hiện quyền chọn ngoại tệ tuy nhiên chỉ được quyền chọn giữa
ngoại tệ và ngoại tệ còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND cần có sư cho phép của
NHNN . Trên thực tế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ
ra VND để phục vụ cho hoạt đông đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không
chuyển đổi từ ngoại tệ sang ngoại tệ . Đây là trở ngại lớn đối với các NHTM làm
cho doanh số giao dịch quyền chọn thấp.
NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch
phái sinh các văn bản hướng dẫn phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam hiện
nay có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các ngân hàng thương mai . cho
phép các NHTM chủ động quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu
cầu phát sinh. Tránh các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ một cách riêng lẻ theo sự
hiểu biết ngân hàng dẫn đến tình trạng không thống nhất dễ gây ra tranh chấp.
- Bốn là, cần phân định rạch ròi chức năng quản lý, giám sát thị trường.
Do đặc thù thị trường kì hạn có thể giao dịch nhiều loại hàng hóa gốc khác
nhau, nên liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành
và dễ dẫn tới xung đột lợi ích. Thực tiễn cho thấy nếu có sự chồng chéo và không
rõ ràng trong chức năng, nhiệm vụ quản lý, giám sát thị trường sẽ dẫn tới sự thất
bại thị trường phái sinh nói chung và phái sinh trái phiếu nói riêng. Như vậy, việc
phân định rạch ròi chức năng sẽ đem lại các lợi ích:
+ Tránh xung đột giữa các bên tham gia thị trường
+ Tạo điều kiện tập trung trách nhiệm quản lý những rủi ro đặc thù của hàng hóa
gốc
3 | P a g e
+ Tạo cơ chế hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả trước thay đổi của thị trường phái
sinh.
Trên cơ sở đó, việc phân loại chức năng quản lý, giám sát thị trường tương lai có
thể theo một trong hai hướng :
+Theo hàng hóa – tính chất của loại hình công cụ cơ sở
+ Theo chức năng quản lý thị trường cơ sở.
Tuy nhiên phân bên cạnh sự phân định rõ ràng về chức năng quản lý. Hệ thổng
quản lý phải có sự thống nhất lien kết với nhau một cách chặt chẽ đảm bảo cho việc
thực hiện trên thị trường một cách linh hoạt , nhanh chóng , hiệu quả cao.
1.2. Điều kiện kinh tế - tài chính
- Một là, cần phải tồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm.
Nói cách khác, cần phải có nhu cầu thiết thực về việc sử dụng sản phẩm kì
hạn và nhu cầu này phải có trước khi thị trường được xây dựng.
Như trên đã đề cập, nhu cầu về giao dịch kì hạn nói chung trước hết xuất phát từ
phía những đơn vị sở hữu hàng hóa cơ sở với mong muốn hạn chế thiệt hại khi giá
giảm; đồng thời những đơn vị nhập hàng/ tổ chức sản xuất cũng mong muốn rào
chắn rủi ro giá thành tăng trong tương lai; trong khi đó nhu cầu từ một bên thứ ba
là các tổ chức, cá nhân mong muốn kinh doanh nhằm mục tiêu hưởng lợi nhuận
chênh lệch. Một khi không có nhu cầu cao của các bên nói trên thì không thể có thị
trường kì hạn.Ví dụ, sàn giao dịch café ỏ Việt Nam (BCEC) khó phát triển vì đa số
nông dân trồng café không có nhu cầu giao dịch qua sàn; lý do cơ bản bởi vì họ
nhận thấy giao dịch qua các đại lý trung gian thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn
nhiều, đó là chưa kể yêu cầu ký quỹ của sàn mà nhiều nông dân không có đủ khả
năng. Về phía các công ty kinh doanh café, họ cũng không nhận thấy mình có nhu
cầu rõ rệt về việc kinh doanh qua sàn tập trung vì vẫn có thể thu mua café đủ phục
vụ cho sản xuất, chế biến trực tiếp từ nông dân. Hiện tượng tương tự chắc chắn sẽ
xảy ra đối với các sản phẩm gốc là công cụ tài chính: nhu cầu giao dịch không có
hoặc có nhưng không thiết thực, cộng với thói quen, tập quán giao dịch sẽ khiến
cho thị trường tương lai trở nên èo uột và khó phát triển.
- Hai là, thị trường hàng hóa cơ sở phát triển đầy đủ là nền tảng cho thị
trường kì hạn tồn tại. Một đặc điểm dễ thấy là không có thị trường cơ sở thì
không thể có thị trường kì hạn, và giá cả hàng hóa tương lai phụ thuộc vào biến
động giá cả hàng hóa cơ sở. Thị trường hàng hóa cơ sở phát triển bao hàm tính
thanh khoản cao và thông tin thị trường minh bạch, đầy đủ. Tính chất và quy mô
của thị trường cơ sở càng cao thì thị trường giao dịch mang tính kì hạn tương ứng
càng phát triển.
-Ba là, một cơ sở nhà đầu tư tài chính đủ rộng và sâu là điều kiện không
thể thiếu.
Thông thường trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng phát triển trước hoạt
động cổ phiếu, tiếp đến mới có sự phát triển công cụ phái sinh. Điều đó có ý nghĩa
rằng trình độ phát triển thị trường phải đạt đến một mức độ nhất định mới phát sinh
nhu cầu giao dịch kì hạn (phái sinh). Cụ thể, số lượng và tiềm lực của các thành
viên có thể tham gia vào thị trường giao dịch tương lai sẽ quyết định sự tồn tại như
thế nào của thị trường này. Thị trường kì hạn không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ
4 | P a g e
của hai bên nắm giữ hàng hóa cơ sở và bên nhập hàng, mà còn có sự tham gia tích
cực của các nhóm đối tượng đầu cơ, kinh doanh chuyên nghiệp (trong nhiều trường
hợp một đối tượng có thể đóng nhiều vai trò); và chính nhóm đối tượng này là chất
xúc tác tiếp thêm sức sống cho thị trường tương lai với điều kiện họ có đủ năng lực
tham gia. Hơn nữa, không chỉ có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà nhà đầu tư
cá nhân cũng cần được nuôi dưỡng và khuyến khích tham gia, tạo điều kiện cho thị
trường tương lai phát triển đi lên.
1.3. Điều kiện kỹ thuật
- Một là, cần xây dựng được tập hợp các tiêu chuẩn áp dụng thống nhất
theo mẫu chuẩn. Phải được thiết kế sao cho phù hợp với thực tế dễ dàng áp dụng
theo thông lệ quốc tế trước khi giao dịch các sản phẩm phái sinh như hoán đổi
quyền chọn hay tương lai các bên tham gia phải ký kết với nhau bản thỏa thuân
chung về các nhà kinh doanh phái sinh và hoán đổi quốc tế ISDA. Theo đó, những
điều kiện chuẩn tối thiểu phải bao gồm các nội dung sau: quy mô hợp đồng; đơn vị
yết giá; biên độ giao động giá tối thiểu; chủng loại sản phẩm; thời gian giao dịch;
thời gian thanh toán; ngày giao dịch cuối cùng. Ngoài ra, đối với một số hàng hóa
cơ sở đặc thù, có thể phải quy định thêm một số nội dung chuẩn sau: điều kiện giao
hàng; thủ tục giao hàng; biên độ giao động giá tối đa trong ngày
- Hai là, có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin
học. Trong thời đại hiện nay, việc xây dựng thị trường kì hạn mạnh cần áp dụng
công nghệ tin học hiện đại ngay từ đầu nhằm xử lý được quy trình thanh toán và
kết nối thông tin. Trong vấn đề này, năng lực của đơn vị thanh toán bù trừ trung
tâm đóng vai trò mũi nhọn. Bên cạnh đó cần tăng cường Tăng cường bảo mật cho
khách hàng , giảm thiểu rủi ro khi giao dịch , ký kết. ví dụ ngoài những phương
tiện thiết bị hiện có của Reuter , Thomson , Sow jones News hay Metastock cần
trang bị thêm những thiết bị phần mềm sử lý quản lý rủi ro và tính phí đối với các
nghiệp vi phái sinh . Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên
thị trường ngoại hối quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức về hệ thống phân
tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh.
- Ba là, việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp cho giao dịch sẽ
ảnh hưởng tới phương thức giao dịch của các thành viên thị trường. Lựa chọn
thanh toán bằng tiền thường được áp dụng đối với các sản phẩm phái sinh tài
chính. Liên quan đến vấn đề này, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán
cho sản phẩm phái sinh cần phải thống nhất và phù hợp.
1.4. Điều kiện về nguồn nhân lực:
Thị trường phái sinh và công cụ phái sinh rất đa dạng, phức tạp đòi hỏi các
giao dịch viên là các cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh
vực ngoại hối, am hiểu các kỹ thuật nghiệp vụ. Đặc biệt là cán bộ giao dịch phải có
khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với danh
mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân ngân hàng. Ngoài ra họ còn phải có khả
năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái sinh tới các doanh nghiệp có hoạt
động thương mại quốc tế. Bên cạnh điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn đề công
nghệ ngân hàng cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh. Vì
các công cụ phái sinh nói chung được xây dựng trên cơ sở sử dụng các thuật toán
5 | P a g e
phức tạp để dự đoán về các khả năng biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai.
Do đó đòi hỏi các NHTM cần phải có các phần mềm hiện đại để xử lý giao dịch
cũng như quản lý và tính phí đối với các công cụ phái sinh.
Hiện tổng số nhân lực làm việc trong hệ thống ngân hàng là khoảng 215.000
người, trong đó, hệ thống ngân hàng nhà nước chiếm khoảng 6.000 người. Có một
nghịch lý là số lượng người theo học các ngành tài chính, ngân hàng hiện nay rất
cao, thậm chí dư thừa để cung ứng cho doanh nghiệp: Hơn 46.000 người được đào
tạo chính quy hằng năm. Tuy nhiên, hầu hết các nhà tuyển dụng đều cho rằng mình
luôn trong tình trạng khan hiếm trầm trọng. Lý do: Chất lượng đào tạo yếu, chưa
chú ý đến nhu cầu sử dụng lao động, chưa gắn với những đòi hỏi mới của thị
trường lao động.
Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động. Do đó, việc đào tạo
phải đặt lên hàng đầu và được thực hiện thường xuyên. Thị trường chứng khoán
nói chung và thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh nói riêng là lĩnh vực kinh
doanh đòi hỏi phải có kiến thức, trình độ chuyên môn cao, nhưng hiện nay còn quá
mới mẻ ở VN. Cho nên, việc đào tạo phải gắn kết với hoạt động mở rộng quan hệ
giao lưu hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực, tư vấn, xây dựng chính sách phát
triển và quản lý thị trường
II) LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG KÌ HẠN
Ở VIỆT NAM:
1. Khái quát lịch sử phát triển của thị trường kì hạn trên thế giới
Lịch sử hinh thành và phát triển của thị trường kì hạn nằm trong lịch sử hình
thành và phát triển của thị trường tài chính phái sinh
Vào thập niên 40 thế kỷ XIX, Chicago đã trở thành một trung tâm thương mại
lớn của Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian đó, máy gặt McCormick đã được phát minh,
giúp cho năng suất sản xuất lúa mì tại Mỹ tăng lên rất nhanh chóng. Do đó, những
người nông dân trồng lúa mì từ khắp nơi đều quy tụ về Chicago để bán sản phẩm
của họ. Nông dân Mỹ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong sản xuất, dự trữ hay
bán hàng bởi các yếu tố như thời tiết, vận chuyển,… ảnh hưởng đến cung và cầu.
Trong trường hợp giá cả tăng lên, nông dân luôn sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất,
nhưng trong trường hợp giá cả giảm sút sẽ xảy ra hiện tượng bán tống bán tháo
hàng loạt. Dần dần, hoạt động này trở nên sôi nổi đến mức hầu như không đủ nhà
kho chứa lúa mì của nông dân. Ngoài ra, sự tồn tại những phương pháp nghèo nàn
trong việc cân và phân loại hàng hóa đã đẩy người nông dân vào tình thế phải chịu
sự định đoạt của các thương nhân. Cũng tương tự, những thương nhân luôn đối
mặt với những rủi ro tiềm ẩn do biến động trong giá cả gây nên.
Một cơ chế để có thể giảm thiểu hay hạn chế bởi những rủi ro trên là nhu cầu
bức thiết. Bằng những thoả thuận trước về giá cả, người mua cũng như người bán
có thể phòng ngừa được những rủi ro do biến động giá cả trong tương lai gây nên.
Nhờ đó, nông dân xác định được một mức giá chắc chắn cho lượng hàng họ sẽ sản
xuất ra mà không phải lo ngại về tình trạng nguồn cung quá lớn sẽ dẫn đến giảm
giá, gây thiệt hại cho đời sống của họ. Những thương nhân đóng vai trò trung gian
giữa nông dân và người tiêu dùng cuối cùng sẽ không còn phải lo ngại về những
6 | P a g e
biến động bất lợi của giá cả khi họ có thể phải thu mua với giá cao và bán ra với
mức giá thấp không được dự tính trước.
Tuy nhiên, cơ chế người mua và người bán gặp nhau để thoả thuận trước
những giao dịch trong tương lai, xác định trước về giá cả và ngày thời gian giao
hàng tỏ ra không hiệu quả. Thực tế đó làm phát sinh yêu cầu cần có một có chế thị
trường trung gian tham gia vào, đây là khởi điểm cho sự phát triển của Thị trường
tương lai về sau.
Năm 1848, 82 thương gia đã đến Chicago và đã cùng thành lập nên Trung tâm
giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT). Ở đó, người nông dân và các
thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số
lượng và chất lượng do CBOT qui định. Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ
dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng
– trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu
hợp đồng mới xuất hiện dưới hình thức là các bên cùng thỏa thuận mua bán với
nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương
lai. Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của
mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với
nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan
hệ mua bán này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng
không dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến
đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các
khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này
trước ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân không muốn mua lúa mì thì họ có
thể bán lại cho người khác cần nó hoặc người nông dân không muốn giao hàng thì
họ có thể chuyển nghĩa vụ của mình cho người nông dân khác. Giá cả hợp đồng
lên xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Nếu thời tiết xấu xảy đến, thì
người bán lại hợp đồng đó sẽ thu được nhiều lãi vì nguồn cung hàng đang thấp đi
nên giá hợp đồng sẽ tăng; nếu vụ mùa thu được nhiều hơn sự mong đợi thì người
bán hợp đồng sẽ mất giá vì người ta có thể trực tiếp mua lúa mì trên thị trường tự
do. Cứ như thế, các quy định cho loại hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta
quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì mà chuyển sang lập các Hợp đồng
tương lai lúa mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng mới này thấp hơn rất
nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ. Từ
đó trở đi, những người nông dân có thể bán lúa mì của mình bằng cả 3 cách: trên
thị trường giao ngay (Spot/Forward), trên thị trường kỳ hạn (forward) hoặc tham
gia vào HĐTL (futures).
Lịch sử phát triển của TTTL không dừng lại ở đó. Đến năm 1874, The
Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên thành Chicago Mercantile
Exchange (CME), giao dịch thêm một số loại nông sản khác và trở thành TTTL lớn
nhất Hoa Kỳ.
Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market (IMM) –
là thị trường đầu tiên trên thế giới giao dịch về tiền tệ. Sau đó, xuất hiện thêm các
loại HĐTL tài chính khác như HĐTL tỉ lệ lãi suất (Interest rates), HĐTL về chỉ số
chứng khoán…
7 | P a g e
Ngày nay, TTGS đã vượt xa khỏi giới hạn của hợp đồng nông sản ban đầu, nó
trở thành công cụ tài chính để bảo vệ các loại hàng hóa truyền thống và cũng là
một trong những công cụ đầu tư hữu hiệu nhất trong ngành tài chính. TTTL hiện
nay hoạt động liên tục thông qua hệ thống Globex nối liền 12 trung tâm tài chính
lớn trên thế giới. Sự thay đổi giá cả của các loại hàng hóa chuyển biến từng giây
một và gây ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế của một quốc gia mà cả khu vực
và toàn thế giới.
Như vậy lịch sử phát triển thị trường chứng khoán cho thấy thị trường giao
dịch tương lai bắt nguồn từ các sản phẩm nông nghiệp tiếp đến là năng
lượng,nguyên vật liệu. Sau đó là thị trường tương lai giành cho các sản phẩm tài
chính như chứng khoán, ngoại hối, lãi xuất,tỉ giá,…
2. Đôi nét về lịch sử phát triển thị trường kì hạn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái
sinh đầu tiên theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao
dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng
thương mại với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại
khác được phép của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên trên thực tế hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị
trường liên ngân hàng (Interbank) ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn
chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỉ giá.
Tiếp theo là giao dịch hoán đổi được ra đời theo Quyết định số 430/QĐ-
NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là Quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày
17/7/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên đây chỉ là những giao
dịch hoán đổi thuận chiều giữa Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại.
Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các Ngân hàng thương mại dư thừa ngoại tệ
và khan hiếm VND.
Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và
được các ngân hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các Ngân hàng Thương mại
nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động Ngân hàng quốc tế trong hoạt động thương
mại quốc tế. Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các Ngân hàng thương mại thực
hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.
Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các Ngân hàng thương mại
và các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất.
Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng
với doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng; giữa ngân hàng với những doanh nghiệp
vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các ngân
hàng trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong nước với các tổ
chức tín dụng nước ngoài.
Trên cơ sở nới lỏng quản lý của Ngân hàng Nhà nước, nhiều NHTM đã triển
khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác
là các tổ chức tín dụng nước ngoài để ký kết hợp tác. Từ khi Ngân hàng Nhà nước
cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam, đã có một
số ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng
8 | P a g e
USD. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán
đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có quy định chính thức của ngân
hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép,
HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn
lên tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Khi đó, HSBC đưa VND và nhận
USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC đưa USD và nhận lại VND từ khách
hàng. Với giao dịch này, khách hàng có được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị
trường nội địa cho việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một
rủi ro nào về tỷ giá USD/VND.Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát
triển cho các giao dịch hoán đổi sau này. Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh
tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền chéo đối với các
khoản vay ngoại tệ của khách hàng sử khi khách hàng vay ngoại tệ. Và trong tương
lai, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái sinh nữa trên thị
trường Việt Nam, hứa hẹn tương lai phát triển thị trường.
Ở một mức cao hơn, các công cụ lai tạp có nguồn gốc từ hoán đổi như hoán
đổi lãi suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi
lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai, …cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị
trường ngoại hối trong thời gian gần đây. Điều đặc biệt là các hợp đồng hoán đổi
rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp dụng tại Việt Nam theo công văn 3324/NHNN-
CSTT, tháng 4/2006 cho phép HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Mặc dù là một loại hoán đổi nhưng hoán đổi rủi ro tín dụng thực sự lại giống một
chính sách bảo hiểm hơn. Tức một bên nắm giữ trái phiếu hoặc các khoản vay,
định kỳ sẽ thanh toán cho bên kia. Trường hợp trái phiếu bị đánh giá thấp hay các
khoản vay trên bị vỡ nợ, bên bảo hiểm ở đây là HSBC sẽ trả cho bên đối tác, khách
hàng các khoản bù trừ lỗ.Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam
chỉ gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do chính phủ hoặc các doanh
nghiệp Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, các khoản vay dài hạn
của doanh nghiệp Việt nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Khách
hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt động
tại Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là các chi nhánh HSBC ở nứơc ngoài.
Thời hạn của giao dịch không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này cũng
giống như thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này
cho phép nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt
động tín dụng tiền gửi bình thường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các
tổ chức tín dụng. Mặt khác, việc sử dụng các công cụ mới này còn góp phần nâng
cao mức độ tín nhiệm của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành
trái phiếu ra thị trường quốc tế.
Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh
được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của
nó trong bối cảnh lãi suất, tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực
hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép
thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng
USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động
9 | P a g e
tại VN, các Ngân hàng thương mại hoạt động ở VN được Ngân hàng Nhà nước cho
phép và các ngân hàng ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao
gồm cả NHTM cổ phần đô thị cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này.
Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân
hàng cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank,
Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố
HCM. Nguyên tắc chính của loại quyền chọn này là các DN và cá nhân được
quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ thông qua một tỷ giá do khách hàng tự
chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng
cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà
nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho
phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày
10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này
được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên
cũng cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công
cụ. Tới nay, đã có rất nhiều ngân hàng được phép của Ngân hàng nhà nước cho
phép thực hiện các nghiệp vụ Option. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước cũng đã cho
phép thực hiện các Options tiền Đồng tại BIDV, ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu, ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương
lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính
thế giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên. Tuy nhiên, vì đang
trong giai đoạn thí điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện.
Nhìn chung, hoạt động này đang đem lại một cơ cấu sản phẩm hiện đại cho các
ngân hàng trong điều kiện hội nhập. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng đối với các
giao dịch Options đang có xu hướng tăng, do vậy ngân hàng nhà nước đã tiến hành
gia hạn thí điểm hợp đồng các nghiệp vụ này.
Quyền chọn USD và VND đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu
trong đó quyền chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng
cho nhà xuất khẩu. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực
hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công
bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được tung ra trong bối cảnh trong nước và
quốc tế giá vàng liên tục tăng.
Điểm lại nhưng mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh ở VN, dễ nhận
thấy rằng thị trường các công cụ phái sinh chưa thật sự phát triển. Có lẽ, hiện tại
chúng ta cần quan tâm tới những điều kiện để phát triển như: sự hiểu biết của các
chủ thể đối với các công cụ phái sinh, chính sách sử dụng, điều kiện kinh tế, …để
các công cụ phái sinh phát huy hết những tác dụng của mình trong nền kinh tế
10 | P a g e