Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài giảng thị trường kì hạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.07 KB, 22 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG KỲ HẠN
1.1 Khái niệm
- Khái niệm thị trường tài chính: Là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử
dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính
nhất định. Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh
tế, là kết quả của một quá trình phát triển cấu trúc thị trường trong thời gian dài.
- Khái niệm thị trường tài chính phái sinh: Là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán
quyền sử dụng các công cụ tài chính phái sinh thông qua những phương thức nhất định.
- Khái niệm thị trường kỳ hạn: Là nơi tiến hành các giao dịch hàng hóa có tính kỳ hạn.
1.2 Đặc điểm
- Hàng hóa giao dịch trên thị trường: SP phái sinh
Hàng hóa giao dịch trên thị trường kỳ hạn là các sản phẩm tài chính phái sinh.
Sản phẩm tài chính phái sinh là một loại công cụ tài chính hoặc một loại hợp đồng được
sử dụng với mục đích ngăn ngừa rủi ro hoặc được nắm giữ vì mục đích thương mại. Sản
phẩm tài chính phái sinh có các đặc điểm: Giá trị của sản phẩm tài chính phái sinh có thể
bị thay đổi theo sự biến động của lãi suất trên thị trường, sự biến động của giá trị công cụ
tài chính gốc, giá cả hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, tỷ suất hoặc chỉ số tín dụng
hoặc các biến động khác của hợp đồng gốc.
- Chủ thể tham gia giao dịch
Mục đích tham gia giao dịch: phòng ngừa rủi ro hoặc đầu cơ…
Người tham gia vào thị trường tài chính phái sinh tránh được những thiệt hại kinh
tế đáng kể nếu trong thời hạn của hợp đồng giá cả của hàng hóa cơ sở có sự biến động
không có lợi cho mỗi bên.
Các sản phẩm phái sinh có nhiệm vụ là tạo lợi nhuận và gia tăng lợi nhuận cho
người tham gia vào thị trường. Ngoài ra các sản phẩm tài chính giúp cho các chủ thể
giảm thiểu rủi ro, tạo đòn bẩy tài chính, đầu cơ và gia công, chế biến rủi ro.
+ Cơ chế giao dịch: Hợp đồng được thiết lập ngày hôm nay và giao dịch được thức hiện
vào một thời điểm trong tương lai. Căn cứ vào từng loại hợp đồng việc giao dịch có hay
không thực hiện chuyển giao gốc phái sinh
1.3 Chức năng của thị trường kỳ hạn
Thị trường tài chính phái sinh có chức năng:


- Chu chuyển vốn
- Cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro
1.4 Vai trò
- Thị trường tài chính phái sinh góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng các hàng
hóa trên thị trường.
- Do chức năng tạo lợi nhuận, bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro của thị trường phái
sinh mà thúc đẩy các chủ thể ngày càng quan tâm và tìm hiểu về thị trường và góp phần
gia tăng nguồn vốn cho thị trường tài chính nói chung
- Tạo cơ hội cho nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trong đầu tư để nâng cao hiệu quả
đầu tư
- Tăng tính thanh khoản của hàng hóa cơ sở
- Thông qua thị trường tài chính phái sinh Nhà nước, Chính phủ có thể thực hiện chính
sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ.
- Đầu cơ rủi ro: là việc nhà đầu tư đưa ra dự đoán biến động tương lai của thị trường và
đánh cược với dự đoán đó.
Các hợp đồng phái sinh là công cụ hữu hiệu để thực hiện việc đầu cơ bằng việc
duy trì trạng thái “trường” hoặc “đoản” đối với các gốc phái sinh phù hợp. Ví dụ nhà đầu
tư tin rằng giá cổ phiếu sẽ tăng, họ có thể thực hiện mua hợp đồng cổ phiếu có kì hạn
hoặc mua quyền chọn mua cổ phiếu. Ngược lại, nếu nhà đầu tư tin rằng giá cổ phiếu sẽ
giảm, họ có thể thực hiện bán hợp đồng cổ phiếu có kì hạn hoặc mua quyền chọn bán cổ
phiếu.
- Quản trị rủi ro:Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm
rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những
nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các
nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân
mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính,
điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và
giảm chi phí sử dụng vốn
(ví dụVới hợp đồng mua bán ngoại tệ trên, ngân hàng có trạng thái kì hạn “trường” đối
với VND và “đoản” đối với USD. Điều này có nghĩa NH bị rủi ro nếu USD tăng giá. Do

đó, nếu NH tin rằng USD tăng giá, họ sẽ đóng trạng thái USD. Với vai trò nhà tạo lập thị
trường, họ dễ dàng tìm được một khách hàng khác để mua USD bán VND, thông thường
là một nhà xuất khẩu. Trong thực tế, kinh doanh ngoại tệ với khối lượng giao dịch lớn,
ngân hàng không thể quản lý trạng thái đồng tiền cho từng giao dịch mà quản lý tổng
trạng thái ròng cho từng đồng tiền dựa vào các trạng thái nội bảng cũng như ngoại bảng
(cam kết kì hạn). Các trạng thái này sẽ được phân bổ cho từng nhóm nhân viên đầu tư và
cho từng nhân viên đầu tư, đồng thời tổng hợp cân đối một cách thường xuyên. Ngân
hàng có thể xây dựng hạn mức cuối ngày và hạn mức trong ngày (intra-day limit) cho
từng đồng tiền nhằm hạn chế rủi ro.
1.5. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG KÌ HẠN
1.5.1Người đầu tư
Nhà đầu tư tham gia vào thị trường kỳ hạn với mục đích phòng ngừa rủi ro cho tài
sản gốc của mình. Nhóm nhà đầu tư bao gồm cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ
chức.
Nhà đầu cơ sử dụng những lợi thế về đặc tính của các sản phẩm phái sinh để tạo
những cơ hội thu được siêu lợi nhuận cho mình.
Nhà bảo hộ giá là các công ty, họ tham gia thị trường kỳ hạn nhằm tự bảo vệ
trước sự biến động về tỷ giá mà hậu quả của nó là rủi ro hối đoái
1.5.2 Người tổ chức thị trường
- Các sàn giao dịch
- Ngân hàng thương mại
- Thể chế tài chính trung gian khác
- Nhà môi giới
Mục đích NHTM
- cung cấp dvu cho KH bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm KH mua lẻ. Vì là mua hộ
bán hộ nên NH không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giá và không làm thay đổi kết
cấu bảng cân đối tài sản nội bảng. thong qua Dvu mua bán hộ,NH thu 1 khoản phí phổ
biến ở dạng chênh lệch tỷ giá mua bán
- KD cho chính mình, tức mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi
1.5.3. Các tổ chức phụ trợ

- Hiệp hội các nhà môi giới
- Trung tâm thanh toán bù trừ kết quả giao dịch
1.5.4. Người quản lí (nhà nước và tổ chức tự quản)
- Nhà nước
- Tổ chức tự quản
1.5. ĐIỀU KIỆN ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG KÌ HẠN
1.5.1. Điều kiện về kinh tế
- Một là,tồn tại nhu cầu cao về giao dịch sản phẩm.
Nói cách khác, cần phải có nhu cầu thiết thực về việc sử dụng sản phẩm kì hạn và
nhu cầu này phải có trước khi thị trường được xây dựng. nhu cầu về giao dịch kì hạn nói
chung trước hết xuất phát từ phía những đơn vị sở hữu hàng hóa cơ sở với mong muốn
hạn chế thiệt hại khi giá giảm; đồng thời những đơn vị nhập hàng/ tổ chức sản xuất cũng
mong muốn rào chắn rủi ro giá thành tăng trong tương lai; trong khi đó nhu cầu từ một
bên thứ ba là các tổ chức, cá nhân mong muốn kinh doanh nhằm mục tiêu hưởng lợi
nhuận chênh lệch. Một khi không có nhu cầu cao của các bên nói trên thì không thể có thị
trường kì hạn.
- Hai là, thị trường hàng hóa cơ sở phát triển đầy đủ là nền tảng cho thị
trường kì hạn tồn tại. Một đặc điểm dễ thấy là không có thị trường cơ sở thì không thể
có thị trường kì hạn, và giá cả hàng hóa tương lai phụ thuộc vào biến động giá cả hàng
hóa cơ sở. Thị trường hàng hóa cơ sở phát triển bao hàm tính thanh khoản cao và thông
tin thị trường minh bạch, đầy đủ. Tính chất và quy mô của thị trường cơ sở càng cao thì
thị trường giao dịch mang tính kì hạn tương ứng càng phát triển.
-Ba là, một cơ sở nhà đầu tư tài chính đủ rộng và sâu là điều kiện không thể
thiếu.
trình độ phát triển thị trường phải đạt đến một mức độ nhất định mới phát sinh nhu cầu
giao dịch kì hạn (phái sinh). Thị trường kì hạn không đơn thuần chỉ là nơi gặp gỡ của hai
bên nắm giữ hàng hóa cơ sở và bên nhập hàng, mà còn có sự tham gia tích cực của các
nhóm đối tượng đầu cơ, kinh doanh chuyên nghiệp; và chính nhóm đối tượng này là chất
xúc tác tiếp thêm sức sống cho thị trường tương lai với điều kiện họ có đủ năng lực tham
gia. Hơn nữa, không chỉ có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp mà nhà đầu tư cá nhân cũng

cần được nuôi dưỡng và khuyến khích tham gia, tạo điều kiện cho thị trường tương lai
phát triển đi lên.
1.5.2. Điều kiện thể chế, luật pháp
- Một là, thể chế kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc hình thành nhu
cầu giao dịch các sản phẩm phái sinh khác nhau.
Thị trường chứng khoán nói chung và thị trường hợp đồng tương lai nói riêng là
thuộc tính của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường với những hệ giá trị và quy luật
kinh tế của nó sẽ là nền tảng quan trọng nhất để hình thành một cách tự phát hoặc có tổ
chức nhu cầu giao dịch kì hạn đi kèm với những đặc trưng vốn của của loại hình thị
trường này.
- Hai là, xây dựng triết lý kinh doanh mới về vấn đề đầu tư.
Một trong những tính chất của thị trường kì hạn là tính “đánh cược” vào tương lai dựa trên
dự đoán; trong khi đó bản thân việc dự đoán luôn có xác suất đúng, nên kết quả thu được từ
việc tham gia giao dịch tương lai có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc lỗ. Chính vì vậy, tính
“đánh bạc” của thị trường kì hạn là khó tránh khỏi và thậm chí còn rõ rệt hơn nhiều so với
mua bán hàng hóa trên thị trường cơ sở. Điều này đòi hỏi việc tuyên truyền một triết lý kinh
doanh mới: “đầu tư chứ không phải cờ bạc”, nhất là tại các nước không cho phép loại hình
casino tồn tại. Một khi chấp nhận triết lý nói trên thị trường chứng khoán sẽ có điều kiện
mở rộng và phát triển tạo môi trường tốt cho hoạt động giao dịch trong thị trường kỳ hạn
phát triển.
-Ba là, hệ thống văn bản pháp luật, quy định rõ ràng về điều kiện thành lập, tham
gia và hoạt động của thị trường kì hạn .
hệ thống văn bản pháp quy có thể được ban hành trước mở đường cho các hoạt đọng giao
dịch trong thị trường kỳ hạn hinh thành. Khi thị trường đã đi vào hoạt động cầncó hành lang
pháp lý khuyến khích hổ trợ các sở giao dịch , các trung tâm giao dịch , doanh nghiệp trong
việc cải tiến phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn.
- Bốn là, phân định rạch ròi chức năng quản lý, giám sát thị trường.
Do đặc thù thị trường kì hạn có thể giao dịch nhiều loại hàng hóa gốc khác nhau,
nên liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành và dễ dẫn tới
xung đột lợi ích Như vậy, việc phân định rạch ròi chức năng sẽ đem lại các lợi ích:

+ Tránh xung đột giữa các bên tham gia thị trường
+ Tạo điều kiện tập trung trách nhiệm quản lý những rủi ro đặc thù của hàng hóa gốc
+ Tạo cơ chế hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả trước thay đổi của thị trường phái sinh.
Tuy nhiên phân bên cạnh sự phân định rõ ràng về chức năng quản lý. Hệ thổng quản lý
phải có sự thống nhất lien kết với nhau một cách chặt chẽ đảm bảo cho việc thực hiện trên thị
trường một cách linh hoạt , nhanh chóng , hiệu quả cao.
1.5.3. Điều kiện kỹ thuật
- Một là, cần xây dựng được tập hợp các tiêu chuẩn áp dụng thống nhất theo mẫu
chuẩn. Phải được thiết kế sao cho phù hợp với thực tế dễ dàng áp dụng theo thông lệ
quốc tế trước khi giao dịch các sản phẩm phái sinh như hoán đổi quyền chọn hay tương
lai các bên tham gia phải ký kết với nhau bản thỏa thuân chung về các nhà kinh doanh
phái sinh và hoán đổi quốc tế ISDA.
- Hai là, có cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ tin học. Trong
thời đại hiện nay, việc xây dựng thị trường kì hạn mạnh cần áp dụng công nghệ tin học
hiện đại ngay từ đầu nhằm xử lý được quy trình thanh toán và kết nối thông tin.
- Ba là, việc lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp cho giao dịch sẽ ảnh hưởng
tới phương thức giao dịch của các thành viên thị trường. Lựa chọn thanh toán bằng tiền
thường được áp dụng đối với các sản phẩm phái sinh tài chính. Liên quan đến vấn đề này,
việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán cho sản phẩm phái sinh cần phải thống
nhất và phù hợp.
1.5.4. Điều kiện về nguồn nhân lực
Thị trường phái sinh và công cụ phái sinh rất đa dạng, phức tạp đòi hỏi các giao dịch viên
là các cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực ngoại hối, am hiểu
các kỹ thuật nghiệp vụ. Đặc biệt là cán bộ giao dịch phải có khả năng vận dụng linh hoạt
các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản
thân ngân hàng. Ngoài ra họ còn phải có khả năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái
sinh tới các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh điều kiện về trình
độ cán bộ thì vấn đề công nghệ ngân hàng cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp
vụ phái sinh.
CHƯƠNG 2: HỢP ĐỒNG KỲ HẠN

2.1Hợp đồng kì hạn
- Khái niệm: Hợp đồng kì hạn là một loại hợp đồng giữa hai bên trong đó bên
mua đồng ý mua và bên bán đồng ý bán một gốc phái sinh nào đó với một mức giá cố
định, thực hiện sau một kì hạn nhất định.
Khi hết hạn hợp đồng bên bán và bên mua sẽ thanh toán trực tiếp cho nhau. Do
đó, các bên tham gia hợp đồng có thể chịu rủi ro tín dụng của nhau nếu một bên không có
khả năng thanh toán cho bên kia.
- Các loại hợp đồng kì hạn
-> Hợp đồng gốc chuyển giao phái sinh : bên bán chuyển giao gốc phái sinh sang cho bên
mua và bên mua sẽ thanh toán tiền mặt theo giá thoản thuận trong hợp đồng.
-> Hợp đồng không chuyển giao gốc phái sinh: hai bên không chuyển giao gốc phái sinh
mà chỉ tiến hành quyết toán phần tiền mặt chênh lệch giữa giá thỏa thuận hợp đồng và giá
giao ngay tại thời điểm kết thúc hợp đồng. Phươmg thức thanh toán này ngày trở nên
thông dụng và thuận tiện đặc biệt khi việc chuyển giao gốc phái sinh trở nên bất tiện hoặc
bị hạn chế.
- chủ thể: Tham gia giao dịch kỳ hạn chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty
đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập
khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách
đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân
hàng và khách hàng thoả thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn.
Thị trường hối đoái kỳ hạn chính là thị trường thực hiện giao dịch loại hợp đồng này
2.2 ứng dụng HĐKH
(1) bảo hiểm khoản thanh toán nhập khẩu
Thông thường các nhà NK được yêu cầu thanh toán cho nhà XK nước ngoài bằng
ngoại tệ. Ví dụ, nếu nhà NK Úc mua ô tô từ Nhật Bản, thì việc thanh toán cho nhà xuất
khẩu Nhật bản có thể được tiến hành bằng đồng yên Nhật. Nhà nhập khẩu phải đối mặt
với rủi ro tỷ giá do đã cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu một lượng ngoại tệ cố định.
Nếu giá của AUD giảm so với JPY, thì chi phí bằng AUD để mua JPY sẽ tăng lên.
(2) bảo hiểm khoản thu xuất khẩu
Nếu khoản thu xuất khẩu bằng ngoại tệ, thì nhà XK ở trạng thái ngoại hối trường

ròng, do đó chịu rủi ro tỷ giá. Nếu ngoại tệ lên giá sẽ phát sinh lãi, còn nếu ngoại tệ giảm
giá sẽ phát sinh lỗ. Điều này hàm ý, nếu không tiến hành bảo hiểm rủi ro tỷ giá thì thu
nhập bằng VND của nhà XK sẽ không chắc chắn. Để biết trước và cố định thu nhập bằng
VND, nhà XK có thể dung hợp đồng kì hạn để loại bỏ rủi ro tỷ giá bằng cách bán kì hạn
khoản thu xuất khẩu bằng ngoại tệ.
(3) bảo hiểm khoản đầu tư bằng ngoại tệ
Việc ngân hàng huy động bằng ngoại tệ đẻ đầu tư bằng ngoại tệ, làm cho bên tài
sản nợ và bên tài sản có bằng nhau (bỏ qua chênh lệch lãi suất huy động và cho vay),
nghĩa là không tạo ra trạng thái ngoại tệ, do đó không chịu rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên ngày
nay, do thị trường tài chính quốc tế liên thông, do đó các NH có thể huy động bằng đồng
tiền này và đầu tư bằng đồng tiền khác, làm cho tài sản nợ và tài sản có của các nguyên tệ
không cân xứng, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ và chịu rủi ro tỷ giá.
(4) bảo hiểm khoản vay bằng ngoại tệ
Việc đi vay ngoại tệ không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng. Tuy nhiên, nếu ngoại
tệ đi vay được chuyển hóa ra đồng tiền khác ( thông thường bán để lấy nội tệ). Việc bán
ngoại tệ để nhận nội tệ tạo ra trạng thái ngoại tệ, do đó bộc lộ rủi ro tỷ giá. Chi phí bằng
nội tệ để hoàn trả khoản vay ngoại tệ sẽ tăng lên, nếu như nội tệ giảm giá so với đồng
ngoại tệ; ngược lại, nếu đồng bản tệ lên giá thì chi phí sẽ giảm.
Ngoài ra, hợp đồng kỳ hạn có nhiều ứng dụng trong kinh doanh ngân hàng như:
Lựa chọn đồng tiền đầu tư; Lựa chọn đồng tiền đi vay; kinh doanh chênh lệch lãi suất.
2.4 Hợp đồng kì hạn ngoại tệ
2.4.1 Khái niệm
Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ là hợp đồng giữa hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau
một khối lượng ngoại tệ nhất định tại một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được
thực hiện trong tương lai.
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn là giao dịch mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ khi thực hiện hợp đồng.
Lý do xuất hiện loại giao dịch này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro
hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá gây ra. Với tư cách
là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu

nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên
thị trường.
2.1.2 Cơ chế hoạt động (cơ chế xác định tỉ giá, quản lí trạng thái luồng tiền, thanh toán
hợp đồng)
2.1.2.1. Cơ chế xác định tỷ giá
A.Cách biểu thị tỉ giá
* Tỷ giá giao ngay: Các phương pháp niêm yết tỷ giá
- Yết giá trực tiếp (Direct Quotation): là cách yết giá thể hiện số đơn vị nội tệ tương ứng
với một đơn vị ngoại tệ.
- Yết giá gián tiếp (Indirect Quotation): là cách yết giá thể hiện một đơn vị nội tệ tương
ứng với bao nhiêu đơn vị ngoại tệ.
- Yết giá kiểu Mỹ (American Term): là cách yết giá thể hiện số dola Mỹ trên một đơn vị
tiền tệ.
- Yết giá kiểu Châu Âu (European Term): là cách yết giá thể hiện số đơn vị tiền tệ trên
một dola Mỹ.
*Tỷ giá chéo và phương pháp xác định tỷ giá chéo
● Trường hợp 1: Xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền định giá

BID
n
A/C
ASK
k
B/C=BID
n
B/C =
ASK
n
A/B
ASKn A/C

BIDk B/C = ASKn B/C =
BIDn A/B
● Trường hợp 2: Xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền yết giá

BID
n
B/D
ASK
k
B/C = BID
n
B/C =
ASK
n
C/D

ASK
n
B/D
BID
k
B/c=ASK
n
B/C =
BID
n
C/D
● Trường hợp 3: Xác định tỷ giá giữa hai đồng tiền khác vị trí
BIDn A/C= BIDn A/B x BIDn B/C
ASKn A/C= ASKn A/B x ASKn B/C

*Tỷ giá có kỳ hạn được yết theo 2 cách:
+ Yết giá theo kiểu outright: Giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn
vị đồng tiền kia.
+ Yết giá theo kiểu swap: Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết phần chênh lệch theo số
điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng.
*Công thức tổng quát xác định tỷ giá có kỳ hạn
Gọi:
- F là tỷ giá có kỳ hạn: Tỷ giá kỳ hạn là tỷ số giữa giá trị kỳ hạn của đồng tiền
định giá chia cho giá trị kỳ hạn của đồng tiền yết giá
- S là tỷ giá giao ngay: Tỷ số giữa giá trị hiện tại của đồng tiền định giá chia cho
giá trị hiện tại của đồng tiền yết giá
- r
d
là mức lãi suất năm của đồng tiền định giá
- r
y
là lãi suất năm của đồng tiền yết giá
- t là thời hạn của hợp đồng tính theo năm
(r
d
– r
y
).t
F = S+ S
(1 + r
y
.t)

• Xác định tỷ giá kì hạn mua vào (Fb): đây là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết
giá sẵn sang mua kì hạn đồng tiền yết giá.

(r
db
– r
yo
).t
F
b
= S
b
+ S
b

(1+ r
y0
.t)
• Xác định kì hạn bán ra (Fo): Đây là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn
sang bán kì hạn đồng tiền yết giá.
(r
d0
– r
yb
).t
F
o
= S
o
+ S
0
x
(1 + r

yb
.t)
2.1.2.2. Trạng thái quản lý nguồn tiền
Với tư cách là nhà tạo lập thị trường, ngân hàng luôn phải tự xây dựng cho mình
trạng thái ngoại tệ đảm bảo hoạt động ngân hàng đảm bảo tính liên tục. Thuật ngữ sử
dụng trong ngân hàng khi mua vào là “trường”, bán ra là “đoản” và tất nhiên rằng trạng
thái “trường” có lợi khi tăng giá, trạng thái “đoản” có lợi khi giảm giá.
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng thương mại luôn
phải đối mặt với các rủi ro do sự biến động về tỷ giá. Khi đó các ngân hàng luôn phải tìm
kiếm những hợp đồng mua và bán ngoại tệ để đảm bảo trạng thái quản lý nguồn tiền hiệu
quả.
Trong thực tế, với đặc thù kinh doanh ngoại tệ với khối lượng giao dịch lớn, ngân
hàng không quản lý trạng thái nguồn tiền cho từng giao dịch mà phải quản lý trạng thái
nguồn tiền dựa vào trạng thái nội bảng và ngoại bảng. Cụ thể là ngân hàng sẽ quản lý
dòng tiền đến từng nhân viên thông qua việc xây dựng hạn mức trong từng thời điểm
trong ngày để hạn chế rủi ro.
2.1.2.3 Thanh toán hợp đồng kỳ hạn
Một là, thanh toán gốc phái sinh
Thanh toán dứt điểm giữa các bên, khách hàng thanh toán toàn bộ VND cho ngân
hàng và ngân hàng thanh toán toàn bộ USD cho nhà đầu tư. Đây là hình thức thanh toán
phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
Hai là, thanh toán không chuyển giao gốc phái sinh
Với hình thức này, hai bên thanh toán phần chênh lệch giữa giá ký kết và giá giao
ngay tại thời điểm kết thúc hợp đồng để từ đó nhà đầu tư có thể tự mua USD theo giá thị
trường.
Việc thanh toán phần chênh lệch có thể thực hiện bằng VND, USD hoặc một
đồng thứ ba tùy theo thỏa thuận hợp đồng. Hình thức này goi là NDF (Non – Deliverable
Forward) rất thông dụng trong các trường hợp mua bán ngoại tệ của các nước đang phát
triển khi có các hạn chế chặt chẽ về việc chuyển nội tệ ra nước ngoài. Việc thanh toán
dưới hình thức NDF thường được thực hiện bằng một đồng tiền thông dụng, có khả năng

tự do chuyển đổi.
2.1.3 Ứng dụng hợp đồng kì hạn ngoại tệ
Với chức năng là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ giúp cho
người sử dụng giảm thiểu rủi ro về biến động tỷ giá bằng cách họ sử dụng họ sử dụng
một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ để khóa tỷ giá trong tương lai tại một mức giá chấp nhận
được.
Một ứng dụng nữa của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ là các nhà đầu tư quốc tế cần
mua ngoại tệ để đầu tư. Họ cần bán ngoại tệ từ nguồn thu nhập như cổ tức, lãi suất và thu
hồi vốn.
Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ là công cụ hữu hiệu cho việc đầu cơ biến động tỷ giá.
2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn lãi suất
- Khái niệm: Hợp đồng kì hạn lãi suất là một hợp đồng kì hạn với gốc phái sinh
là lãi suất áp dụng cho một khoản tiền vay hay tiền gửi tham chiếu trong một kì hạn nhất
định.
Nhà đầu tư mua hợp đồng kì hạn lãi suất sẽ thanh toán lãi suất cố định đồng thời
nhận lãi suất tham chiếu tính cho khoản vay tham chiếu trong một kì hạn định trước.
Ngược lại, nhà đầu tư bán hợp đồng kì hạn lãi suất sẽ nhận lãi suất cố định và thanh toán
lãi suất tham chiếu.
Hợp đồng kì hạn lãi suất được viết tắt là FRA (Forward rate Agreement).
- Các yếu tố cấu thành hợp đồng kì hạn lãi suất:
+ Ngày giao dịch
+ Ngày đáo hạn hợp đồng
+ Gốc phái sinh bao gồm giá trị danh nghĩa, kì hạn và lãi suất tham chiếu (ví dụ
LIBOR) của khoản tiền vay hay tiền gửi tham chiếu.
+ Lãi suất cố định thỏa thuận của hợp đồng LIBOR….
+ Quy ước tính lãi suất: 360 hoặc 365 ngày/năm (Bảng Anh 365ngày)
2.2.2. Cơ chế hoạt động
a) Thời hạn trong hợp đồng kì hạn lãi suất
Nếu hợp đồng kỳ hạn lãi suất có thời hạn là (n x m) được hiểu như sau: Hợp đồng
có hiệu lực trong vòng n tháng tới và khoản vay tham chiếu sẽ đáo hạn sau m tháng từ

ngày ký hợp đồng. Vậy tỷ lệ lãi suất tham chiếu sẽ được áp dụng cho khoản vay có thời
hạn (m-n) tháng.
b) Thanh toán hợp đồng kì hạn lãi suất
Số tiền thanh toán = Giá trị danh nghĩa x (Lãi tham chiếu – Lãi hợp đồng kì hạn)
x Số ngày hợp đồng/360/(1 + Lãi tham chiếu x Số ngày hợp đồng/360)
2.2.3. Ứng dụng hợp đồng kì hạn lãi suất
Hợp đồng kì hạn lãi suất có thể sử dụng như một công cụ giảm thiểu rủi ro đối với
sự biến động của lãi suất hoặc cho mục đích đầu cơ biến động lãi suất. Nhà đầu tư có thể
sử dụng hợp đồng kì hạn lãi suất nhằm:
-Cố định thu nhập đối với một khoản đầu tư hay chi phí đối với một khoản vay
-Bảo hiểm giá trị danh mục đầu tư
-Lấp khe hở kì hạn danh mục đầu tư
-Đầu cơ xu hướng biến động lãi
2.2.4. Các hợp đồng kì hạn lãi suất
2.2.4.1. Hợp đồng kì hạn trái phiếu
Giữa thị giá trái phiếu với mức lãi suất thị trường có mối quan hệ nghịch
biến, nên nhà quản trị NH có thể sử dụng quy tắc này để phòng ngừa rủi ro lãi suất
đối với trái phiếu. Chẳng hạn, nếu lãi suất thị trường dự báo sẽ tăng (nghiã là giá
trái phiếu giảm), nhà quản trị NH có thể bán kì hạn các trái phiếu theo giá hiện tại.
Khi hợp đồng kì hạn đến hạn nếu lãi suất tăng lên đúng như dự báo, nhà quản trị
sẽ thực hiện việc bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận cố định
trong hợp đồng, do đó tránh được thiệt hại do giá trái phiếu giảm. Ngược lại, nếu
NH dự báo lãi suất thị trường sẽ giảm, nhà quản trị có thể kí kết các hợp đồng mua
kì hạn các trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
2.2.4.2. Hợp đồng kì hạn tiền gửi
Như chúng ta đã biết đặc trưng kinh doanh của NH là huy động tiền gửi có
thời hạn ngắn để tài trợ cho các khoản cho vay có thời hạn dài hơn. Nếu các khoản
cho vay có lãi suất là cố định, trong khi đó, theo dự báo của NH thì lãi suất thị
trường lại có xu hướng tăng lên trong tương lai. Tình huống này đặt NH đứng
trước rủi ro lãi suất. Để tránh rủi ro lãi suất, NH có thể tiến hành kí một hợp đồng

kì hạn tiền gửi (Forward – Forwars Deposit – FFD) với một đối tác khác, với các
nội dung được mô tả theo ví dụ sau:
-Hôm nay, NH kí một hợp đồng tín dụng với khách hàng có mức lãi suất cố định,
thời hạn từ to đến t
2
.
-Hiện tại, NH chỉ huy động được nguồn vốn có thời hạn từ t
0
đến t
1
Để phòng ngừa rủi ro do lãi suất có thể tăng tại thời điểm t
1
(ngân hàng phải
huy động vốn để tài trợ tiềp cho khoản tín dụng trong khoảng thời gian còn lại từ t
1
đến t
2
). Ngay ngày hôm nay, ngân hàng kí một hợp đồng kì hạn với một đối tác,
rằng: Tại thời điểm t
1
, ngân hàng cam kết sẽ nhận và phía đối tác cam kết sẽ gửi
một lượng tiền nhất định, với mức lãi suất cố định, thời hạn từ t
1
đến t
2
.
Với hợp đồng kì hạn tiền gửi này, ngân hàng đã hoàn toàn tránh được rủi ro
lãi suất, nghĩa là thu nhập của NH từ chênh lệch lãi suất cho vay và huy động là
một số biết trước và chắc chắn, nghĩa là không phụ thuộc vào biến động của lãi
suất thị trường trong suốt khoảng thời gian từ t

0
đến t
2
. Ngoài ra, với hợp đồng kì
hạn tiền gửi này, NH cũng đồng thời tránh được rủi ro thanh khoản.
CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
3.1 Khái niệm
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng cam kết có kỳ hạn, cam kết mua bán trong
tương với mức giá thỏa thuận này tại thời điểm hiện tại theo qui chuẩn của Sở giao dịch
Hợp đồng tương lai là một loại hợp đồng cam kết có kỳ hạn.
3.2 Cơ chế hoạt động
3.2.1 Chuẩn hóa điều khoản hợp đồng
Hợp đồng tương lai là một dạng hợp đồng được chuẩn mang tính đại chúng cao,
mọi điều khoản và điều kiện đều do Sở giao dịch qui định.
- Kỳ đáo hạn: Thông thường ngày đáo hạn là ngày cuối quý (3,6,9,12)
- Ngày đáo hạn: Thông thường rơi vào tuần tứ 3 của tháng cuối của quý
Lưu ý: Sau khi đã mua hay đã bán, thì các hợp đồng tương lai rất ít khi
được duy trì cho đến ngày đáo hạn. Những hợp đồng được duy trì cho đến ngày đáo hạn
sẽ được thanh toán giống như các giao dịch kì hạn, tức là sau hai ngày làm việc kể từ khi
hợp đồng đáo hạn.
- Thời hạn hợp đồng: Bội số nhân của quý. Hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc
Mỹ thường có thời hạn ngắn khoản 3 tháng song hợp đồng tương lai trái phiếu ngoại tệ
Eur có thời hạn là 10 năm.
- Qui ước giá trị hợp đồng: Mỗi loại hợp đồng được coi là một “lô”
- Thời gian và địa điểm giao dịch tại Sở giao dịch. Một số Sở giao dịch áp dụng
hệ thống giao dịch thủ công, trong đó các nhân viên dùng ký hiệu tay để ra lệnh mua bán
và giá chào mua, bán. Một số Sở giao dịch khác áp dụng hệ thống giao dịch tự động.
Hoạt động giao dịch được thực hiện thông qua một tổ chức trung gian đó là Công
ty thanh toán bù trừ (clearing house) theo sơ đồ sau:
3.2.2 Đơn vị yết giá và bước nhảy giá

3.2.2.1. Đơn vị yết giá
- Qui ước giá trị hợp đồng: Mỗi loại hợp đồng được coi là một “lô”
3.2.2.2. Bước nhảy giá
Đối với hợp đồng tương lai, các nhà đầu tư sẽ thỏa thuận mức giá trên cơ sở đưa
ra giá chào mua và giá chào bán.
Để thống nhất khớp lệnh, giá được đưa ra theo từng bước giá và mức thay đổi giá
tối thiểu được gọi là bước nhảy giá.
Giá trị một hợp đồng tương lai ứng với một bước nhảy giá được gọi là giá trị bước
nhảy giá.
Trong quá trình giao dịch, khách hàng dựa vào bước nhảy giá và giá trị bước nhảy
giá có thể lượng hóa được phần giá trị thay đổi của hợp đồng một cách dễ dàng
3.2.3 Kí quỹ và ký quỹ bổ sung
Hiện nay có 3 loại ký quỹ:
Một là, mức kỹ ban đầu
Là số tiền ký quỹ mà Sở giao dịch chứng khoán qui định đối với mỗi hợp đồng
tương lai. Thông thường số tiền ký quỹ ban đầu tương đương với 10 % giá trị hợp đồng
Hai là, mức ký quỹ tối thiểu
Mua HĐ
tương lai
Công ty thanh
toán bù trừ
Bán HĐ
tương lai
Là số tiền ký quỹ tối thiểu mà Sở giao dịch chứng khoán qui định đối với mỗi hợp
đồng tương lai. Khi số dư tài khoản kỹ quỹ giảm xuống mức tối thiểu thì Sở giao dịch
chứng khoán sẽ liên hệ với nhà đầu tư để nhà đầu tư nộp thêm tiền vào tìa khoản kỹ quỹ.
Thông thương mức kỹ quỹ tối thiểu thấp hơn mức ký quỹ ban đầu
Ba là, mức ký quỹ thêm
Là số tiền kỹ quỹ mà nhà đầu tư phải nộp thêm vào tài khoản kỹ quỹ khi số dư tài
khoản kỹ quỹ rơi xuống thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu.

Khi giao dịch tại Sở giao dịch, nhà đầu tư sẽ mở một tài khoản ký quỹ, tài khoản
này là tài khoản tiền mặt tại Sở giao dịch chứng khoán. Tài khoản này sẽ được dùng để
hạch toán các phát sinh kỹ quỹ cũng như hạch toán lỗ, lãi phát sinh hàng ngày từ việc
đánh giá lại giá trị hợp đồng tương lai theo giá trị thị trường.
3.2.4 Đánh giá lại giá trị hợp đồng tương lai
- đánh giá lại giá trị hợp đồng tương lai trên cơ sở hàng ngày dựa trên mức giá đóng cửa
do Sở giao dịch chứng khoán xác định. Mức giá đóng cửa thông thường được xác định
bằng giá thực hiện bình quân của một số hợp đồng thực hiện xung quanh giờ đóng cửa.
Lãi, lỗ phát sinh hàng ngày được hạch toán vào tài khoản ký quỹ của từng nhà đầu
tư.
Nhà đầu tư luôn phải hiện nghĩa vụ đảm bảo số dư trên tài khoản kỹ quỹ khi mức
kỹ quỹ xuống mức tối thiểu, có nghĩa là nhà đầu tư phải nộp thêm tiền vào tài khoản ký
quỹ để tăng mức kỹ quỹ ban đầu.
3.2.5 Tất toán hợp đồng tương lai
Đối với hợp đồng tương lãi nhà đầu tư không cần đợi đến khi hợp đồng tương lai
đáo hạn để hiện thực lãi lỗ, mà có thể đóng trạng thái đầu tư của mình bằng việc ký kết
hợp đồng đối ngược với trạng thái đầu tư hiện tại. Khi đầu tư nắm giữ trạng thái trườngvà
đoản đối với cùng một hợp đồng.
Phương thức thanh toán: Sở giao dịch chứng khoán qui định việc thanh toán được
thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển giao gốc phái sinh.
Bằng tiền mặt: Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, Sở giao dịch chứng
khoán sẽ thực hiện việc đánh giá lại giá trị thị trường và các trạng thái đầu tư của khách
hàng và quyết toán lỗ, lãi hàng ngày vào tài khoản ký quỹ của khách hàng theo qui trình.
Bằng việc chuyển giao gốc phái sinh: Trung tâm thanh toán sẽ thu xếp để bên bán
chuyển giao gốc phái sinh cho bên mua, đồng thời bên mua thanh toán tiền mạt cho bên
bán theo thỏa thuận trong hợp đồng. Lúc này Sở giao dịch chứng khoán đóng vai trò là
trung gian đảm bảo việc thanh toán theo đúng qui định.
Đối với những nhà đầu tư không muốn tham gia vào việc giao nhận gốc phái sinh
theo hợp đồng tương lai, họ có thể đóng trạng thái đầu tư của mình trước ngày đáo hạn
của hợp đồng. Trong trường hợp nhà đầu tư không kịp đóng trạng thái đầu tư của mình

trước ngày đáo hạn, việc thanh toán sẽ được thực hiện như sau: bên bán giao gốc phí sinh
và bên mua thanh toán tiền mặt theo mức giá ngày trước ngày đáo hạn. Điều này là do
lãi, lỗ trước đó đã được Sở giao dịch hạch toán vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư trên
cơ sở hàng ngày.
Trường hợp áp dụng: Với các nhà đầu tư mua bán hợp đồng tương lai với mục
đích giảm thiểu rủi ro thường lựa chọn phương thức thanh toán thông qua chuyển giao
gốc phái sinh, trong khi đó các nhà đầu cơ sẽ lựa chọn phương thức thanh toán tiền mặt.
3.2.6 Ứng dụng hợp đồng tương lai
-Đầu cơ
Hoạt động giao dịch trên thị trường tương lai là hoạt động đầu cơ. Người mua hợp
đồng tương lai dự đoán thị trường giá tăng (ngoại tệ) tăng, sẽ có lời và được ghi có vào
tài khoản và ngược lại. Đối với người bán hợp đồng tương lai khi giá sẽ xuống, sẽ lãi và
ghi có vào tài khoản và ngược lại. Khi đó nhà đầu tư trở thành những nhà đầu cơ thực
hiện các hoạt động mua bán nhằm mục đích sinh lời.
- Phòng chống rủi ro
- Phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải trả
Để có thể phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với một khoản phải trả bằng
ngoại tệ, doanh nghiệp có thể thực hiện mua ngoại tệ theo hợp đồng tương lai có trị giá
và thời hạn tương đương với khoản phải trả. Khi đáo hạn, có hai khả năng xảy ra: Nếu
ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ giá từ hợp đồng
giao sau, nhưng bị thiệt từ sự gia tăng chi phí của khoản phải trả. Khi ấy, doanh nghiệp
lấy lợi từ hợp đồng giao sau bù đắp cho thiệt của khoản phải trả. Nhờ vậy tổn thất do rủi
ro ngoại hối được giảm thiểu hay có thể kiểm soát. Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì
doanh nghiệp sẽ bị thiệt do mua hợp đồng giao sau, nhưng có lợi từ khoản phải trả do
biến động tỷ giá làm giảm chi phí của khoản phải trả. Khi ấy doanh nghiệp lấy lợi từ
khoản phải trả bù đắp cho thiệt của hợp đồng giao sau. Nhờ vậy tổn thất do rủi ro ngoại
hối được giảm thiểu hay có thể kiểm soát.
- Phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu
Trong trường hợp cần phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với một khoản phải thu
bằng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể thực hiện bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau có trị

giá và thời hạn tương đương với khoản phải thu. Khi đáo hạn, khi đó cũng có hai khả
năng xảy ra: Nếu ngoại tệ lên giá so với nội tệ thì doanh nghiệp sẽ có lợi do biến động tỷ
giá từ khoản phải thu nhưng bị thiệt do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau. Lấy lợi từ
hợp đồng này bù đắp cho thiệt của hợp đồng kia. Nếu ngoại tệ giảm giá so với nội tệ thì
doanh nghiệp sẽ có lợi do bán ngoại tệ theo hợp đồng giao sau nhưng bị thiệt do biến
động tỷ giá của khoản phải thu bằng ngoại tệ. Lấy lợi từ hợp đồng này bù đắp cho thiệt
của hợp đồng kia.
Tuy nhiên, do hợp đồng tương lai giao dịch trên thị trường theo trị giá đã được
chuẩn hóa nên thường trị giá khoản phải thu và trị giá hợp đồng giao sau không khớp với
nhau theo một tỷ lệ nhất định nên hợp đồng tương lai chỉ có thể giúp cắt giảm hay kiểm
soát rủi ro chứ chưa hẳn hoàn toàn loại trừ rủi ro.
CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI
1.Hợp đồng hoán đổi
Về bản chất, hợp đồng hoán đổi là một chuỗi các hợp đồng có kì hạn. Hợp đồng
hoán đổi là cam kết hợp đồng giữa hai bên trao đổi một chuỗi các dòng tiền trong tương
lai. Thông thường một dòng tiền trao đổi được xác định trước trong khi dòng tiền kia lại
phụ thuộc vào sự biến động của gốc phái sinh trong tương lai (ví dụ hợp đồng hoán đổi
lãi suất cố định với lãi suất thả nổi). Cũng có trường hợp cả hai dòng tiền đều phụ thuộc
vào kết quả của các gốc phái sinh khác nhau trong tương lai ( ví dụ hợp đồng hoán đổi cổ
phiếu phụ thuộc vào hai gốc phái sinh là lãi suất và giá cổ phiếu)
Các gốc phái sinh thông dụng đối với hợp đồng hoán đổi bao gồm lãi suất, tiền tệ,
rủi ro tín dụng, cổ phiếu, hàng hóa cơ bản và bất động sản. Các gốc phái sinh cổ phiếu,
hàng hóa cơ bản và bất động sản đều sử dụng hình thức hợp đồng hoán đổi toàn bộ lợi
ích (Total Return Swaps).
Từ khái niệm trên cho thấy, hợp đồng hoán đổi có đặc điểm:
(1) Một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế: vế mua vào và vế bán ra được kí kết ngày
hôm nay, nhưng có ngày giá trị khác nhau.
(2) Nếu không có thỏa thuận khác, thì khi nói mua một đồng tiền có nghĩa là NH
yết giá mua vào đồng tiền yết giá; và bán một đồng tiền có nghĩa là NH yết
giá bán ra một đồng tiền yết giá.

(3) Số lượng mua vào và bán ra đồng tiền này (đồng tiền yết giá) là bằng nhau
trong cả hai vế (vế mua và vế bán) của hợp đồng hoán đổi.
- Xách định tỷ giá hoán đổi: Một hợp đồng hoán đổi liên quan đến hai loại tỷ giá: tỷ giá
giao ngay và tỷ giá có kỳ hạn. Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời
điểm giao dịch do hai bên thoả thuận. Tỷ giá có kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao
ngay, chênh lệch lãi suất giữa VND và ngoại tệ, và số ngày thực tế của hợp đồng.
Lưu ý:
(1)Trong thực tế tỷ giá giao ngay trong giao dịch hoán đổi do ngân hàng yết giá
quyết định và thường là tỷ giá trung bình giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra. Do đó ta
có:
Sb + So
S =
2
F
b
w
= S

+ P
b
và F
o
w
= S

+

P
o
Điểm kì hạn trong giao dịch hoán đổi còn được gọi là tỷ lệ hoán đổi (Swap rate),

nên người ta còn kí hiệu là W. Tức:
P
b
= W
b
và S
o
= W
o
4.2 Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
4.2.1 Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một dạng hợp đồng phái sinh trong đó hai
bên thỏa thuận hoán đồi dòng tiền mặt liên quan đến gốc và lãi giữa hai đồng tiền.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ tương đồng như hợp đồng hoán đổi hối đoái, tuy nhiên
cách thức hoạt động của hợp đồng hoán đổi tiền tệ có một số điểm khác biệt như: Số tiền
hoán đổi tại ngày hiệu lực và ngày đáo hạn là hoàn toàn giống nhau. Hai bên ký kết hợp
đồng sẽ hoán đổi dòng lãi suất giữa hai dòng tiền trên cơ sở hàng tháng. Thời hạn của
hợp đồng hoán đổi tiền tệ thông thường từ 1 đến 15 năm.
4.2.2 Cơ chế hoạt động
Quy trình hoán đổi tiền tệ
Như đã nói ở trên, giao dịch hoán đổi tiền tệ (hay còn gọi là giao dịch hoán đổi
chéo tiền tệ-cross currency swap) là giao dịch, trong đó hai đối tác hoán đổi hai khoản
vay dài hạn bằng hai đồng tiền khác nhau, nhằm mục đích tránh rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi
suất và giảm chi phí. Về nguyên lí của giao dịch hoán đổi tiền tệ tương đối đơn giản
nhưng hiệu quả cao. Do đó, trong thực tế thị trường này phát triển rất nhanh và tương đối
phong phú. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu nguyên lí cơ bản của giao dịch loại này trên
cơ sở hợp đồng hoán đổi loại “cố định/cố định”
Dòng tiền hoán đổi tiền tệ
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ tiền tệ thực chất là một giao dịch đi vay và cho vay
giữa hai bên tham gia kí hợp đồng. Hai bên tham gia hợp đồng sẽ thanh toán lãi suất cho
nhau bằng đồng tiền vay trên cơ sở hàng tháng theo mức lãi suất cam kết theo hợp đồng.

Không có sự thay đổi về số tiền gốc thanh toán tại thời điểm trao ngay và khi tất toán hợp
đồng hoán đổi.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là một công cụ khá thông dụng do có tính linh hoạt
cao. Tỷ lệ lãi suất áp dụng cho việc hoán đổi dòng tiền giữa hai bên có thể cố định hoặc
thả nổi. Bên cạnh việc thỏa thuận tần suất thanh toán lãi suất, kiểu lãi suất cố định hay thả
nổi, hai bên còn có thể thỏa thuận lãi suất tham chiếu phù hợp với nhu cầu của hai bên.
4.2.3 Ứng dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ
- Chuyển đối cơ cấu tiền tệ của tài sản hoặc nguồn vốn
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ có thể chuyển đổi có cấu tiền tệ của tài sản hoặc nguồn
vốn một cách hiệu quả. Trong trường hợp lãi suất vay VND cao hơn nhiều so với USD và
doanh nghiệp tin tưởng tỷ giá USD/VND sẽ được duy trì ổn định, nhà đầu tư có thể thực
hiện hợp đồng hoán đổi tiện tệ để chuyển khoản vay VND thành khoản vay USD. Hàng
tháng doanh nghiệp sẽ trả lãi suất vay trên USD, tuy nhiên chịu rủi ro về tỷ giá
USD/VND tăng cao. Bản chất của chiến thuật này là một dạng khai thác chênh lệch lãi
suất. Chiến thuật này phù hợp với doanh nghiệp có nguồn thu ổn định bằng ngoại tệ.
-Tạo sự phù hợp về đồng tiền giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Khi một doanh nghiệp tiếp cận vay vốn nước ngoài song muốn tránh rủi ro về tỷ
giá khi chuyển nguồn vốn này sang đồng tiền nội địa có thể thực hiện hợp đồng hoán đổi
tiền tệ. Kết quả là doanh nghiệp sẽ thanh toán lãi suất bằng đồng nội địa. Chiến lược này
phù hợp với doanh nghiệp có thu nhập bằng đồng tiền nội địa nhưng lại muốn vay nợ
nước ngoài hoặc trong trong nước bằng ngoại tệ.
-Tiết kiệm chi phí lãi suất và tăng cường thu nhập
Một số tập đoàn đa quốc gia có hoạt động trên toàn cầu có nhu cầu vốn bằng
nhiều đồng tiền khác nhau. Việc tập trung vốn từ nước mẹ có thể giúp việc thực hiện dễ
dàng hơn thông quan hiệu quả kinh tế theo qui mô. Do đó, tập đoàn có thể huy động vốn
bằng một đồng tiền thông dụng và sau đó thực hiện hợp đồng hoán đổi tiền tệ để chuyển
đổi khoản vay sang các đồng tiền khác nhau cho các công ty con tại các quốc gia khác
nhau. Ngược lại, một tập đoàn có các công ty con tại nước ngoài có các khoản đầu tưu
bằng ngoại tệ có lãi suất thấp hơn ddoognf tiền của nước mẹ có thể thực hiện hợp đồng
hoán đổi tiền tệ để chuyển hóa khoản đầu tư ngoại tệ với lãi suất thấp sang đông tiền

nước mẹ có lãi suất cao hơn.
CHƯƠNG 5: HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
5.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng quyền chọn
a) Khái niệm
- Khái niệm: Hợp đồng quyền chọn là một dạng hợp đồng giữa bên mua và bên
bán, trong đó bên mua có quyền mà không có nghĩa vụ thực hiện quyền đã thỏa thuận.
Đúng như tên gọi của giao dịch “quyền chọn”, hợp đồng quyền chọn cho phép
“người mua quyền chọn” tức sự lựa chọn:
+ Hoặc tiến hành giao dịch theo gía đã thỏa thuận cố định từ trước, nếu anh ta
thấy có lợi.
+ Hoặc, để cho hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành một giao dịch nào,
nếu anh ta thấy rằng làm như vậy thì ít tốn kém hơn.
Mặt khác, người bán hợp đồng quyền chọn phải luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch
khi người mua thực hiện quyền chọn.
- Có hai loại hợp đồng quyền chọn chính:
+ Hợp đồng quyền chọn mua (call option) là hợp đồng mà bên mua có quyền
(nhưng không có nghĩa vụ) mua một loại gốc phái sinh trong tương lai theo giá thỏa
thuận tại thời điểm kí kết hợp đồng. Giá thỏa thuận được gọi là giá thực hiện quyền
(stricke price)
+ Hợp đồng quyền chọn bán (put opion) là hợp đồng mà bên mua có quyền
(nhưng không có nghĩa vụ) bán một loại gốc phái sinh trong tương lai theo giá thỏa thuận
tại thời điểm kí kết hợp đồng. Giá thỏa thuận được gọi là giá thực hiện quyền (stricke
price)
- Các gốc phái sinh thông dụng với hợp đồng quyền chọn bao gồm: Lãi suất,
tỷ giá, trái phiếu, cổ phiếu và hàng hóa cơ bản.
b) Đặc điểm
- Mọi điều khoản của hợp đồng quyền chọn được đàm phán, ký kết ở hiện tại,
còn việc giao nhận được thực hiện ở tương lai
- Nghiệp vụ quyền chọn thường được thực hiện trên OTC
- Để có quyền được mua hoặc bán một lượng tiền trong tương lai theo một tỷ giá

đã được định trước, người mua quyền phái trả cho người bán quyền một khoản phí nhất
định gọi là phí mua quyền chọn cho dù thực hiện hay không thực hiện. Người bán quyền
có thể yêu cầu người mua quyền thanh toán phí quyền chọn ngay tại thời điểm ký kết hợp
đồng hoặc cho phép trả sau.
- Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, người mua có quyền thực hiện hoặc
không thực hiện hợp đồng đã ký, còn người bán quyền phải thực hiện theo yêu cầu của
người mua quyền.
- Khi thực hiện hợp đồng quyền chọn, người mua và người bán quyền có thể có
lãi, hòa vốn hoặc thua lỗ.
- Hợp đồng quyền chọn được các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ lợi nhuận hoặc
hạn chế thua lỗ trong đầu tư kinh doanh chứng khoán.
5.1.2 Các yếu tố cấu thành hợp đồng quyền chọn bao gồm:
+ Các bên tham gia kí kết hợp đồng
+ Loại hợp đồng: quyền chọn mua hay quyền chọn bán
+ Kiểu hợp đồng: kiểu châu âu, kiểu Mỹ, kiểu Mỹ hoãn lại hay kiểu Bermuda
+ Giá trị hợp đồng
+ Gốc phái sinh mua bán
+ Giá thực hiện quyền mua hoặc quyền bán
+ Ngày giao dịch và
+ Phương thức và địa điểm thanh toán
5.1.3 Một số kiểu hợp đồng quyền chọn:
+ Quyền chọn kiểu châu âu: Cho phép bên mua thực hiện quyền mua hoặc bán vào ngày
đáo hạn của hợp đồng.
+ Quyền chọn kiểu Mỹ: cho phép bên mua thực hiện quyền mua hoặc bán vào tất cả các
ngày trong khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
+ Quyền chọn kiểu Mỹ hoãn lại: cho phép bên mua thực hiện quyền mua hoặc bán sau
một khoảng thời gian nào đó đến ngày đáo hạn của hợp đồng
+ Quyền chọn kiểu Bermuda: cho phép bên mua thực hiện quyền mua hoặc bán vào một
số ngày nhất định trong khoảng thời gian hiệu lực của hợp đồng.
5.1.4 Cơ chế hoạt động của hợp đồng quyền chọn

Tại thời điểm kí kết hợp đồng quyền chọn, bên mua quyền chọn sẽ thanh toán cho
bên bán quyền chọn một khoản tiền phí mua quyền chọn. Trong khoảng thời hạn (hoặc
vào ngày) hiệu lực của hợp đồng, bên mua có quyền chọn nhưng không có nghĩa vụ thực
hiện hợp đồng. Nếu bên mua lựa chọn thực hiện hợp đồng, bên bán sẽ có trách nhiệm
thực hiện các cam kết hợp đồng.
Hợp đồng quyền chọn có thể được thanh toán theo phương thức cấn trừ tiến mặt
hoặc phương thức trao đổi gốc phái sinh. Đối với hợp đồng quyền chọn mua (call), bên
mua sẽ thực hiện quyền mua bằng cách thanh toán tiền cho bên bán và bên bán giao hàng
cho bên mua. Ngược lại, đối với hợp đồng quyền chọn bán (put), bên mua sẽ thực hiện
quyền bán bằng cách giao hàng cho bên bán và nhận tiền thanh toán.
5.1.5 ỨNG DỤNG HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
- Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư
Khi giá chứng khoán trên thị trường có xu hướng tăng giá, người đầu tư thường
có ý định mua chứng khoán ở thời điểm hịên tại và sẽ bán chúng khi giá chứng khoán
tăng lên. Khi đó nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận. Song để đạt được mục tiêu lợi nhuận
như mong muốn khi giá chứng khoán có xu hướng gia tăng không nhất thiết phải thực
hiện theo con đường kinh điển đó. Thay vì việc bỏ vốn mua chứng khoán, nhà đầu tư có
thể mua quyền chọn mua. Khi giá chứng khoán trên thị trường về tới mức giá như nhà
đầu tư đã dự đoán, anh ta sẽ thực hiện quyền mua đồng thời bán ngay số chứng khoán
mua được theo giá thị trường hiện hành. Như vậy, với phương thức này giao dịch này đã
giúp cho nhà đầu tư nâng cao hiệu suất vốn đầu tư của mình.
-Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro
Giảm thiểu rủi ro là mong muốn của mọi nhà đầu tư. Trên TTCK, quyền chọn
được coi là một trong các công cụ hạn chế rủi ro hiệu quả khi mà giá thị trường của
chứng khoán biến động theo xu hướng bất lợi cho người nhà đầu tư chứng khoán. Bằng
việc sử dụng quyền chọn nhà đầu tư luôn giới hạn được mức thua lỗ luôn nhỏ hơn hoặc
cao nhất bằng số tiền bỏ ra mua quyền chọn (phí quyền chọn).
5.2. Hợp đồng quyền chọn cổ phiếu
a) Khái niệm
Quyền chọn cổ phiếu cho phép nhà đầu tư có quyền chọn mua hoặc quyền chọn

bán một cổ phiếu nào đó trong một thời gian nhất định hoặc một thời điểm nhất định với
một mức giá thực hiện thỏa thuận trước.
Đây là loại quyền chọn thông dụng nhất do tính thông dụng của thị trường cổ
phiếu
Quyền chọn cổ phiếu có thể được giao dịch trên thị trường tập trung hoặc thị
trường OTC
b) Nội dung
+ Tên và khối lượng chứng khoán được mua, hoặc bán theo quyền.
+ Loại quyền: quyền chọn mua - call option hay chọn bán - put option;
+ Cách thực hiện quyền: quyền chọn kiểu Mỹ hay kiểu Âu,
+ Thời hạn hiệu lực của quyền,
+ Giá hàng hóa cơ sở (giá mua, hoặc bán chứng khoán theo quyền),
+ Giá (phí) quyền chọn mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền.
Người nắm giữ quyền chọn có quyền mua, hoặc quyền bán chứng khoán trong
thời gian hiệu lực của hợp đồng. Một hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ có thể được thực
hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian hiệu lực của nó, kể cả ngày đáo hạn của
hợp đồng. Còn một hợp đồng quyền chọn kiểu Âu chỉ được phép thực hiện vào ngày hợp
đồng đáo hạn.
c) Cách thức thực hiện hợp đồng
+ Quyền chọn kiểu Châu Âu: Cho phép người mua quyền chỉ được thực hiện hợp
đồng vào ngày đáo hạn
+ Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người mua quyền được thực hiện hợp đồng vào
bất cứ thời điểm nào trong thời hạn của hợp đồng.
d) Phân loại
* Quyền chọn mua (Call option)
- Khái niệm: Quyền chọn mua là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có
quyền nhưng không bắt buộc mua một khối lượng chứng khoán nhất định với một mức
giá và trong một thời hạn xác định.
*Quyền chọn bán (Put option)
- Khái niệm: Quyền chọn bán là loại quyền chọn cho phép bên mua quyền có

quyền nhưng không bắt buộc bán một khối lượng chứng khoán nhất định với một mức
giá và trong một thời hạn xác định.
● Giá trị nội tại của quyền chọn
Là giá trị mà người nắm giữ quyền sẽ nhận được bằng cách thực hiện ngay lập
tức.
Gọi E là giá chứng khoán theo quyền, S là giá chứng khoán mua bán giao ngay ở
hiện tại.
E < S Quyền chọn mua có lãi (in the money)
E = S Quyền chọn mua hòa vốn (at the money)
E > S Quyền chọn mua lỗ (out of money)
Đối với quyền chọn bán thì ngược lại.
● Giá trị thời gian của quyền
Là khoản trội ra giữa giá của một quyền so với giá trị nội tại của nó.
e)* Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn
- Giá thực hiện (E): Đối với quyền chọn mua chứng khoán , nếu giá thực hiện
theo quyền càng cao so với giá hiện hành của chứng khoán trên thị trường (S) thì giá
quyền chọn mua càng thấp và ngược lại. Đối với quyền chọn bán chứng khoán, nếu giá
thực hiện theo quyền càng cao thì giá quyền chọn bán càng cao và ngược lại.
- Xu hướng biến động giá giao ngay (S) của chứng khoán cơ sở. Đối với quyền
chọn mua, giá quyền chọn có quan hệ cùng chiều với sự tăng giảm giá của chứng khoán
cơ sở. Ngược lại, đối với quyền chọn bán, giá quyền chọn có quan hệ ngược chiều với sự
biến động của giá chứng khoán cơ sở.
- Thời hạn hiệu lực còn lại của quyền chọn. Thông thường, nếu thời hạn hiệu lực
của quyền chọn càng dài thì giá quyền càng cao. Ngược lại, thời hạn hiệu lực còn lại càng
ngắn thì giá quyền càng thấp.
- Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro hiện hành trên thị trường. Yếu tố này chủ yếu liên
quan tới sự tăng, giảm giá của quyền chọn mua hoăc bán trái phiếu. Giá quyền chọn mua
trái phiếu sẽ tăng nếu lãi suất ngắn hạn phi rủi ro hiện hành tăng. Điều này ngược lại đối
với giá quyền chọn bán trái phiếu .
- Lãi suất coupon. Với lý do các coupon luôn có xu hướng làm giảm giá quyền

mua trái phiếu, nên việc nắm giữ trái phiếu sẽ trở nên hấp dẫn hơn so với việc nắm giữ
quyền. Điều đó sẽ làm cho giá quyền chọn mua trái phiếu có coupon thấp hơn giá quyền
mua trái phiếu thông thường không có coupon. Điều này hoàn toàn ngược lại đối với giá
quyền chọn bán trái phiếu .
- Xu hướng dao động của lãi suất trong thời hạn còn lại của quyền. Điều này được
giải nghĩa là khi mức lãi suất dự đoán có xu hướng tăng thì giá quyền mua chứng khoán
sẽ tăng, ngược lại, giá quyền bán chứng khoán sẽ giảm nếu nếu lãi suất dự đoán có xu
hướng giảm sút. Bởi lẽ, khi lãi suất dự đoán càng cao thì người nắm giữ chứng khoán
không muốn tiếp tục nắm giữ chứng khoán, điều này có lợi cho người nắm giữ quyền
chọn mua và sẽ bất lợi cho những người nắm giữ quyền chọn bán.
- v.v
Việc nghiên cứu sự tác động của các yếu tố tới sự tăng giảm giá quyền có một ý
nghĩa quan trọng đối với người nắm giữ và nó lại càng quan trọng hơn đối với những
người kinh doanh quyền chọn trên TTCK bởi đây chính là những căn cứ cần thiết để xác
định giá quyền chọn
2.3 Bảng so sánh hợp đồng kì hạn và hợp đồng tương lai
• Giống nhau
-bắt buộc phải thực hiện hợp đồng vào ngày giao hàng đã thỏa thuận trước
-đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng
và địa điểm giao hàng
-bên mua hợp đồng gọi là bên giữ thế trường vị của HĐ
bán______________________đoản vị
Hợp đồng kì hạn Hợp đồng tương lai
Nơi giao dịch Thị trường OTC SGDCK
Tính chuẩn hóa của
hợp đồng
Không. Các điều khoản
hoàn toàn do bên mua và
bán thương lượng trực
tiếp

Có. SGDCK quyết định các điều
khoản và điều kiện của hợp đồng.
Tính thanh khoản Thấp Cao
Đảm bảo thanh toán Không Có
Những ngày đến hạn Vào bất cứ ngày làm việc
nào nếu có thỏa thuận
giữa người mua và người
bán
Những ngày đến hạn được tiêu
chuẩn hóa
Thời hạn tối đa Không hạn chế. Có
những trường hợp
HĐKH tới 20 năm
Tối đa 12 tháng
Chủ thể tạo hợp đồng Hai bên mua bán SGDCK
Kí quỹ đảm bảo thanh
toán
Tùy quan hệ tín dụng hai
bên mua bán
Bắt buộc theo quy định của SGDCK
Nơi thanh toán Hai bên mua bán thanh
toán trực tiếp
Thanh toán thông qua SGDCK
Cách thức thanh toán Đến ngày đáo hạn hợp
đồng
SGDCK đánh giá lại hợp đồng theo
giá trị thị trường và hạch toán lãi lỗ
hàng ngày vào tài khoản kí quỹ
Gốc phái sinh Tỷ giá, lãi suất, chứng
khoán, hàng hóa

Tỷ giá, lãi suất, chứng khoán, hàng
hóa.
Ngoại tệ Tất cả các ngoại tệ Chỉ giới hạn 1 số ngoại tệ
Tỷ giá Được khóa chặt trong
suốt thời hạn hợp đồng
Tỷ giá thay đổi hàng ngày
Rủi ro Rủi ro rất lớn có thể xáy
ra nếu 1 bên tham gia HĐ
thất bại trong việc thực
hiện hợp đồng
Ít rủi ro tuy nhiên rủi ro cũng có thể
xảy ra giưa nhà môi giới và khách
hàng
Hoa hồng Ng` kinh doanh hưởng
trên cơ sở chênh lệch
giữa giá bán và giá mua
-KH trả hoa hồng cho nhà môi giới
-nhà môi giới và nhà giao dịch trả
phí cho SGD
2.So sánh HĐKH ngoại tệ và HĐHĐ tiền tệ
- bên mua và bên bán đều chịu rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh toán của đối tác
-bắt buộc thực hiện khi đáo hạn
- thực hiện trên thị trường phi tập trung
Tiêu chí HĐKH ngoại tệ HĐHĐ tiền tệ
Thời hạn tối đa Không hạn chế Thường từ 1 đến 15 năm
Ký quỹ Tùy thuộc định mức tín
nhiệm và mối quan hệ
5% giá trị HĐ
Luồng tiền Không phát sinh cho đến
khi HĐ đến hạn

Phát sinh ngay sau ngày HĐ có hiệu
lực
Tỷ lệ lãi suất Được cố định trong suốt
thời hạn thực hiện HĐ
Có thể cố định hoặc thả nổi
Hai bên cam kêt mua bán
1 khối lượng ngoại tệ
nhất định
Hoán đổi dòng tiền này lấy dòng
tiền khác
Tính linh hoạt Thấp Cao
Áp dụng DN chỉ có nhu cầu mua
bán ngoại tệ trong tương
lai mà không có nhu cầu
ở hiện tại
DN vừa có nhu cầu giao dịch giao
ngay ở hiện tại vừa có nhu cầu giao
dịch ngoại tệ kỳ hạn ở 1 thời điểm
nào đó trong tương lai
Ngày thanh toán Ngày đáo hạn -ngày hiệu lực : ngày thực hiện
thanh toán giao dịch giao ngay
-ngày đáo hạn : ngày thực hiện thanh
toán giao dịch có kỳ hạn
Đối tượng giao dịch Về mặt chính thức là
không có hạn chế nào
KH phải có giấy phép kinh doanh,
mở tài khoản ngoại tệ và VNĐ tại
NH,

×