Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

tổng quan về tảo và ứng dụng tảo trong sản xuất thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 63 trang )

ii


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đồ án tốt nghiệp, em đã cố gắng hoàn
thành bài báo cáo đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình đó em đã nhận được sự động viên,
quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiệt tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè rất
nhiều.
- Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP
Hồ Chí Minh, các thầy cô giáo trong khoa Công nghệ thực phẩm, những người đã giảng
dạy và cho em những kiến thức hữu ích trong quá trình học và cả kiến thức cho sau này.
- Em xin gửi lòng cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, thầy Lê Quang Trí đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc nghiên cứu làm đồ án. Thầy đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo đồ án tốt nghiệp này.
- Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cha mẹ và toàn thể gia đình đã luôn
động viên, khích lệ em trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập.
- Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã cùng tôi, giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Một lần nữa xin kính chúc quý thầy cô lời chúc sức khỏe, thành công trong công
việc giảng dạy cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn !

1

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tảo đã được biết đến và được ứng dụng trong cuộc sống từ rất lâu. Tuy nhiên, hầu hết các
ứng dụng đều là sản xuất thức ăn trong chăn nuôi thủy hải sản. Chi tiết thành phần dinh
dưỡng và khả năng ứng dụng các loài tảo làm thực phẩm cho người vẫn chưa thu hút được
nhiều sự quan tâm nghiên cứu.
Trong thời gian gần đây, trên thị trường xuất hiện thêm nhiều loại sản phẩm thực phẩm có


nguồn gốc từ tảo, đặc biệt là các dạng thực phẩm chức năng hoặc các loại sản phẩm phục vụ
nhu cầu chế biến thực phẩm trong gia đình. Sự phát triển sản phẩm này đã góp phần làm
phong phú thêm nguồn nguyên liệu cung cấp thực phẩm cho con người. Ngoài ra, tảo còn
được ứng dụng trong nhiều ngành khác như xử lý môi trường, công nghiệp nhiên liệu, công
nghiệp mỹ phẩm…
Bên cạnh các lợi ích đã được ứng dụng, vi tảo cũng có những độc hại nhất định chẳng hạn
như vi tảo Prototheca cutis có thể gây nhiễm trùng chết người; hiện tượng thủy triều đỏ do
tảo và vi khuẩn lam gây ra đã tác động rất lớn đến môi trường xung quanh làm cá chết và còn
ảnh hưởng đến sức khỏe con người; đồng thời ở người khi ăn thủy sản bị nhiễm độc bởi tảo
có hiện tượng tiêu chảy, ảnh hưởng đến thần kinh, gan…Điều nguy hiểm là ở thủy sản khi bị
nhiễm độc hầu như không có dấu hiệu bên ngoài để nhận biết, cũng như các phương pháp
nấu, sơ chế thông thường cũng không thể làm giảm độc tố xuống. Từ đó có thể thấy rằng độc
tố vi tảo cũng là một đề tài cần được đặc biệt quan tâm để có những phương pháp nhất định
có thể phát hiện kịp thời cũng như xử lý triệt để những độc tố này.
Trước thực trạng trên, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu chuyên sâu về tảo nhằm tạo điều
kiện mở rộng thêm các ứng dụng trong sản xuất thực phẩm từ tảo là cần thiết. Bước đầu, đề
tài này được thực hiện nhằm tổng quan tài liệu về tảo nhằm tạo cơ sở lý thuyết cho việc thực
hiện các nghiên cứu về sau.
1.2 Nội dung nghiên cứu:
Đề tài này thực hiện tổng quan tài liệu các nội dung sau:
- Sự phân loài tảo và các đặc điểm nhận dạng
- Thành phần hóa học trong tảo đại diện
2

- Ứng dụng của tảo, trong đó tập trung vào ứng dụng trong thực phẩm
- Một số sản phẩm thực phẩm từ tảo và quy trình sản xuất.



















3

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TẢO
2.1 Vị trí của tảo trong sinh giới [1]
Đa phần Tảo thuộc về giới Nguyên sinh (Protisa). Một số ít loài Tảo lớn lại được xếp vào
giới Thực vật và được phân chia thành thực vật bậc thấp. Dạng thực vật bậc thấp này không
có phôi, đây là đặc điểm để phân biệt giới Nguyên sinh với thực vật bậc cao thông thường.
2.2 Phân loại, phân bố và đặc điểm cấu tạo [7]
a. Phân loại
Dựa vào màu sắc và cấu trúc cơ thể khác nhau, người ta chia nhóm tảo thành một số ngành
riêng biệt. Tuy vậy con số các ngành tảo hiện nay vẫn chưa thống nhất tùy theo các tác giả.
Pascher (1931) phân chia tảo thành 8 ngành sau đây: Tảo giáp (Pyrrhophyta), Tảo
vàng ánh (Chrysophyta), Tảo mắt (Euglenophyta), Tảo silic (Bacillariophyta), Tảo
lục (Chlorophyta), Tảo vòng (Charophyta), Tảo nâu (Phaeophyta) và Tảo đỏ
(Rhodophyta).
Trong thư mục khoa học của Liên Xô cũ cũng xếp nhóm tảo thành 8 ngành này và

thêm 2 ngành nữa là Tảo silic (Bacillariophyta) và Tảo vàng lục (Xantophyta).
Theo West và Fritsch (1927) và Fritch (1935) lại gộp tất cả tảo (kể cả Tảo lam) vào 1
ngành với 11 lớp khác nhau.
Chadefauld (1960) dựa trên những dẫn liệu về tế bào học và đặc biệt là hóa học tế
bào, đã phân chia Tảo (trừ Tảo lam) thành 3 ngành là Tảo đỏ, Tảo màu và Tảo lục.
Trong đó Tảo đỏ (Rhodophyta) với 1 lớp; Tảo màu (Chromophyta) bao gồm 5 lớp:
Tảo vàng lục, Tảo ánh vàng, Tảo silic, Tảo nâu, Tảo giáp; Tảo lục (Chlorophyta) với
3 lớp: Tảo lục, Tảo tiếp hợp, Tảo vòng. Và sau Chadefauld, một số nhà Tảo học đã
sửa đổi hệ thống này một chút ít.
b. Phân bố
Tảo phân bố hết sức rộng rãi, khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đến đáy biển sâu. Tảo phổ biến
trong các đại dương, các thủy vực nước ngọt và cả trong đất và giữ vai trò quan trọng trong
các hệ sinh thái như là sinh vật sản xuất. Vai trò của tảo trong các hệ sinh thái cũng giống
4

như thực vật trên đất liền. Những tảo sống ở lớp nước phía trên được gọi là Tảo phù du
(Phytoplankton) còn những tảo sống bám dưới đáy thủy vực, bám trên các vật sống hay
thành tàu thuyền được gọi là Tảo đáy (Phytobentos). Tảo bao gồm các tảo đơn bào (Protista)
và rong biển là các loại có kích thước lớn của tảo đỏ, tảo nâu và tảo lục. Rong biển tạo mọc
thành từng đám lớn, làm nơi trú ngụ và làm thức ăn cho sự đa dạng của cá và nhiều động vật
không xương sống khác. Một số rong biển là thức ăn của con người.
Các tế bào tảo quang hợp nhỏ và vi khuẩn lam trôi nổi trong nước được gọi là các thực vật
phù du (phytoplankton) là mắc xích đầu tiên của chuỗi thức ăn của các sinh vật dị dưỡng ở
đại dương cũng như ở nước ngọt. Tảo có vai trò quan trọng trong chu trình carbon, biến đổi
carbon dioxid (CO
2
) thành carbohydrat nhờ quang hợp và thành canxi carbonat nhờ sự hóa
canxi. Một số thực vật phù du ở biển, đặc biệt là haptophyta và dinoflgellata tạo nên một
lượng lớn hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh giúp điều hòa áp suất thẩm thấu trong tế bào của
chúng. Các hợp chất bay hơi tiết ra từ tế bào và biến đổi thành oxid lưu huỳnh trong khí

quyển và tạo nên những hiệu ứng khác về khí hậu.
Tảo phù du ở hầu hết các loài sinh vật đơn bào, có thể sống lơ lửng ở những vùng
có nước kể cả ở dưới lớp băng hoặc sống gắn liền với các trầm tích. Nhưng hạn chế sống ở
khu vực nông, cạn do sự giảm nhanh của các ánh sáng theo chiều sâu.
Tảo đáy có thể phát triển trên đá (epilithic), dưới bùn, cát (epipelic), trên các loại
tảo khác hoặc trên thực vật (epiphytic) và động vật (epizoic). Một số lượng đáng kể tảo
Subaerial đã thích nghi với điều kiện sống trên đất.
Dạng tảo cộng sinh với nấm thành Địa y cũng là dạng phân bố rất rộng rãi và nhiều loài đã
được khai thác dùng làm dược phẩm, nước hoa, phẩm nhuộm và các mục đích kinh tế khác
(hiện đã biết tới 20000 loài Địa y thuộc 400 chi khác nhau).
c. Đặc điểm cấu tạo
Nhiều loại tảo là những tế bào đơn độc, có hoặc không có tiêm mao do đó có thể di động
hoặc không di động. Số khác tồn tại như là tập hợp của một số các tế bào riêng lẻ có tổ chức
với nhau một cách lỏng lẻo hoặc trong một hình dạng có tổ chức cao gọi là cụm. Nhưng mỗi
tế bào có thể tồn tại độc lập cả về sinh sản và sinh dưỡng. Khi số lượng và sự sắp xếp các tế
5

bào trong cụm này được xác định và duy trì không đổi thì được gọi là coenobium có thể hoặc
không thể di động.
Tế bào của tảo có nhiều đặc điểm chung của các sinh vật nhân thật (Eukarya).
Thành tế bào của tảo cấu tạo bởi polysaccharide gồm các sợi cellulose liên kết
thành bộ xương (skeleton) nhằm bảo vệ và duy trì hình dạng ổn định cho tế bào. Một số tảo
có mannan hay xylan thay thế cho cellulose. Ngoài ra còn có phần vô định hình tạo nên chất
nền của thành tế bào. Bên ngoài thành tế bào ở một số tảo có màng keo chứa các
polysaccharide có thể ứng dụng để sản xuất alginate, fucoidine, agar, carragenan,
porphyrane, furcelleran, funoran Một vài nhóm tảo vách có thấm thêm chất silic (như Tảo
silic, Tảo ánh vàng) hoặc canxi carbonat (như Tảo vòng). Mỗi tế bào có một nhân hay đôi khi
nhiều nhân (như ở dạng Tảo ống thông).
Tế bào của nhiều tảo vận động được là nhờ lông roi (flagella). Lông roi được cấu
tạo bởi 9 cặp vi ống bao quanh 2 vi ống ở giữa và được bao bọc bởi màng sinh chất. 2 vi ống

giữa xuất phát từ đĩa gốc (dense plates) và thể gốc (basal body).
Màng sinh chất cũng giống như ở các sinh vật khác. Trong tế bào chất có nhiều
bào quan khác nhau. Sắc lạp (chromoplast) của tảo có cấu tạo như ở thực vật, gồm hai lớp
màng bao bọc, bên trong có chất nền (stroma) cùng với hệ thống các túi dẹt gọi là thylakoid.
Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành loại cấu trúc giống như grana ở thực vật. Trên
màng của thylakoid có nhiều chất diệp lục (chlorophyll) và các enzyme tham gia vào quá
trình quang hợp. Ngoài chất diệp lục (a,b,c,d) còn có thể có các sắc tố carotenoid, phổ biến
nhất là -caroten. Nhiều tảo chứa sắc tố xanthophyll, phycobiliprotein. Trong chất nền của sắc
lạp còn có DNA dạng vòng và ribôsome. Đôi khi các sắc lạp có một vùng đậm đặc protein
liên kết với các sản phẩm dự trữ tạo thành một cấu trúc gọi là nhân tinh bột hay nhân protein
(pyranoid). Sắc lạp còn có chứa các giọt lipid nhỏ nằm giữa các thylakoid. Một số tảo còn có
thêm một hai lớp mạng lưới nội chất lục lạp (CER- chloroplast endoplasmic reticulum).
Ngoài ra còn có các vô sắc lạp gồm leucoplast và amyloplast làm nhiệm vụ tích lũy chất dự
trữ.
Còn ty thể là bào quan có hai lớp màng bao bọc, màng ngoài trơn nhẵn còn màng
trong ăn sâu vào phía trong chất nền và tạo thành những mào (crista) trên đó mang nhiều loại
enzyme hô hấp. Chất nền của ty thể có chứa ADN và ribôsôm.
6

Tế bào của tảo cũng có thể Golgi (Golgi body) như ở tế bào nhiều sinh vật khác.
Đó là các túi dẹp xếp hầu như song song với nhau và có hình vòng cung, phía lồi gọi là mặt
trans còn phía lõm gọi là mặt cis.Thể Golgi ở tảo làm nhiệm vụ tổng hợp và tiết ra
polysaccharide.
Tế bào chất (cytoplasm) của tảo có chứa ribosom 80S và các giọt lipid. Một số tảo
di động có các nhóm hạt lipid màu vàng cam cấu tạo nên các điểm mắt (stigma). Chất dự trữ
trong tế bào thuộc về nhiều dạng khác nhau: tinh bột ở Tảo lục, floridean ở Tảo đỏ,
laminarian ở Tảo nâu, leucosin ở Tảo roi, fructosan ở Tảo lục Ngoài ra còn có các chất dự
trữ phân tử thấp như đường, glycoside, polyol
Tảo có không bào co rút (contractile vacuoles) giúp cho việc duy trì nước trong tế
bào bỏ chất thải ra khỏi tế bào.

Nhân tế bào ở tảo cũng không khác mấy so với các tế bào nhân thực khác nhưng
hầu hết là nhân đơn bội. Tảo lục và một số Tảo đỏ có nhân lưỡng bội. Nhân có màng kép bao
bọc, trong nhân có ADN.
2.3 Một vài ngành tảo đặc trƣng [7]
2.3.1 Ngành Tảo silic
Tảo silic hay tảo cát bao gồm những cơ thể đơn bào hay tập đoàn có cấu tạo tế bào khá đặc
biệt. Vách tế bào dày bằng chất pectin, phía ngoài thấm thêm chất silic, tạo thành vỏ cứng
gồm 2 mảnh úp vào nhau như một cái hộp. Trên vỏ có những đường vân rất tinh vi và phức
tạp do silic thấm không đều tạo nên. Thể màu có màu vàng, vàng nâu, chứa diệp lục a và c,
fucoxanthin màu vàng (thuộc nhóm xantophin), caroten (nhóm carotinoit). Chất dự trữ là các
giọt dầu, không có tinh bột.
Nhiều Tảo silic có khả năng chuyển động bằng cách tiết chất nhầy qua khe hở của vỏ ra
ngoài tạo thành một lực đẩy tế bào đi. Như vậy chỉ những Tảo silic mà trên vỏ có khe rãnh
(như ở lớp Tảo lông chim) mới có khả năng chuyển động. Cũng có ý kiến cho rằng tảo
chuyển động được là do sự chuyển động của chất tế bào.





7




(a) (b) (c) (d) (e) (f)
Hình 2.1 Các loại Tảo silic
(a) Navicula; (b) Cyclotella;(c) Pinnularia; (d) Tabellaria; (e) Fragilaria; (f)Synedra
Các đại diện thƣờng gặp:
Navicula (Tảo thuyền): tế bào hình thoi, nhọn đầu, sống ở nước mặn và nước ngọt.

Cyclotella: tế bào hình hộp tròn có 2 mặt lồi lõm, sống trôi nổi ở nước mặn và nước ngọt.
Pinnularia (Tảo lông chim): tế bào hình chữ nhật, dài, tròn đầu, ở giữa hơi phình to rất phổ
biến ở nước ngọt.
Tabellaria: dạng tập đoàn hình chữ chi, gồm những tế bào hình que ngắn, ở giữa và 2 đầu
phình to, phân bố rộng ở nước ngọt.
Fragillaria: dạng tập đoàn gồm những tế bào hình que dài, ở giữa phình to, phân bố ở trong
nước ngọt, chủ yếu ở đáy, rất ít khi sống trôi nổi.
Synedra: tế bào hình que dài, không có rãnh nên không di chuyển được, phân bố ở biển.
Nguồn gốc, quan hệ họ hàng:
Tảo silic có quan hệ họ hàng với Tảo ánh vàng, vì chúng có chất màu và động bào tử cấu tạo
gần giống nhau. Mặt khác, Tảo silic lại có quá trình sinh sản tiếp hợp gần giống như tảo tiếp
hợp trong ngành Tảo lục nên cũng có thể quan hệ họ hàng với ngành này.
Các hóa thạch của Tảo silic được tìm thấy ở đầu kỷ Giura, tuy nhiên phần lớn Tảo silic chỉ
xuất hiện ở kỷ Phấn trắng và phát triển phong phú trong kỷ Thứ ba và tiếp tục tới kỷ Thứ tư.

8

2.3.2 Ngành Tảo nâu
Gồm những tảo đa bào sống ở biển. Tản hình sợi, hay hình bản, bám vào đá ở dưới nước nhờ
rễ giả, hay sống trôi nổi nhờ các phao chứa khí. Một số loài có tổ chức cao, tản phân hóa
dạng cây với “thân”, “lá”, “rễ” giả, đã có một số mô (đồng hóa, dự trữ, mô cơ, mô dẫn) tuy
chưa hoàn thiện. Tản thường có kích thước lớn, có chi dài hàng chục hoặc hàng trăm mét
(như tảo thảm Macrocystis dài 100 – 300m).
Tảo nâu là một ngành tảo phân hóa khá cao, cấu tạo khá phức tạp, có sự xen kẽ thế hệ rõ ràng
trong vòng đời, gần giống với thực vật bậc cao. Nhiều tác giả cho rằng nhiều thực vật bậc cao
xuất phát từ Tảo nâu.
Tảo nâu có khoảng 1500 loài. Căn cứ vào sự giống nhau về chất màu và chất dự trữ, người ra
cho rằng Tảo nâu có chung nguồn gốc với Tảo vàng lục, xuất phát từ một tổ tiên nào đó. Tuy
nhiên đại diện hiện nay của 2 nhóm này ngoài những dấu hiệu kể trên, có rất ít nét chung.
Tảo nâu xuất hiện rất sớm, các di tích hóa thạch tìm thấy ở kỷ Silua và Đêvôn.





(a) (b) (c) (d)
Hình 2.2 Các loại Tảo nâu
(a) Padina; (b) Laminaria; (c) Fucus; (d) Sargassum
Các đại diện thƣờng gặp:
Padina (Tảo quạt hay rong quạt): tản hình quạt mỏng, phẳng, trên mặt có nhiều đường vân.
Gặp ở vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh.
Laminaria (Tảo dẹp): thường được nêu làm ví dụ điển hình cho những tảo tiến hóa cao. Tản
lớn, phân hóa thành dạng thân, lá, rễ giả. Về cấu tạo trong, tản đã phân hóa thành mô dẫn, mô
9

cơ, mô đồng hóa thô sơ. Tản đó chính là thể bào tử chứa các động bào tử đơn bội, động bào
tử nảy mầm thành nguyên tản (n) phân tính, hình sợi ngắn. Trên nguyên tản đực có 1 số túi
tinh, mỗi túi tinh chỉ chứa 1 tinh trùng. Nguyên tản cái cũng mang các túi noãn đơn bào, mỗi
túi noãn có một noãn cầu. Sau khi thụ tinh hợp tử phát triển thành tản lưỡng bội. Tảo dẹp
thường gặp ở các vùng biển xứ lạnh.
Fucus (Tảo sừng hưu): tản dẹp, phân nhánh đôi, trên tản có những chỗ phồng chứa đầy
không khí dùng làm phao nổi. Toàn bộ tản có thể dài tới 30 – 60cm. Tảo sừng hưu rất phổ
biến trên các tảng đá ở ngoài biển. Nó được dùng làm phân bón, làm nguyên liệu chế biến
brôm và iốt, dùng trong y học.
Sargassum (Rong mơ): tản phân hóa hình cây, có “thân”, “lá”, “rễ” giả, ngoài ra còn có cả
những phao nổi là những bóng khí hình cầu nhỏ trông giống như những quả (trái) của nó.
Rong mơ là một chi lớn, có tới 250 loài, ở nước ta có gặp một số loài tuy nhiên đều gọi tên
chung là rong mơ. Chúng được gặp phổ biến ở bờ biển nước ta, trong vùng nước sâu 3 – 6m,
có sóng gió tương đối lớn. Khi chúng bị đánh giạt vào bờ, người ta có thể vớt về hàng tấn.
Bờ biển nước ta có những bãi rong mơ dài hàng 20 – 30km. Đó là một nguồn lợi lớn, vì từ
rong mơ người ta có thể chế biến các nguyên liệu dùng trong công nghiệp (hồ vải, dán gỗ, tơ

nhân tạo…), trong nông nghiệp dùng làm phân bón, thuốc trừ sâu, trong y học dùng chữa
bệnh bứu cổ do thiếu iốt.
2.3.3 Ngành Tảo đỏ
Tảo đỏ với những đặc điểm riêng về tế bào, khác biệt hẳn với các tảo còn lại, nên đã được
xếp vào một phân giới riêng trong thực vật bậc thấp (theo hệ thống 4 giới của Sinh giới), đó
là phân giới Tảo đỏ chỉ bao gồm 1 ngành Tảo đỏ.
Hầu hết Tảo đỏ sống ở biển, phân bố ở mực nước sâu tới 200m.
Tản đa bào hình sợi phân nhánh hay hình bản dẹp, gốc có rễ giả, chỉ một số rất ít có dạng đơn
bào (chi Porphyridium). Tế bào có vách bằng chất pectin hay xenlulozơ hóa nhày hoặc thấm
thêm chất vôi (CaCO
3
) nên rất cứng. Một nhân nằm trong chất nguyên sinh ở sát vách. Thể
màu hình sao, hình đĩa, hình hạt, hình que hoặc hình dải, chứa diệp lục a và d, và
phycoeritrin (màu hồng), phycoxianin (màu xanh). Nhờ 2 chất phụ này có khả năng hút tia
10

xanh, tia lục mà tảo có thể phân bố ở các lớp nước khá sâu. Tùy theo hàm lượng các chất
màu mà tảo có màu đỏ tươi, đỏ tía, hồng hay gần như xanh. Đại đa số Tảo đỏ không có hạch
tạo bột, sản phẩm đồng hóa là amylodextrin giống như tinh bột nhưng khi gặp iốt thì cho màu
đỏ nhạt chứ không phải màu xanh (gọi là “tinh bột tảo đỏ”).
Các đại diện thƣờng gặp:
Gelidium (Rong thạch): tản hình sợi phân nhánh, dài 10 – 25 cm, đường kính 0,5 – 2mm,
gồm 2 phần rõ rệt: phần lõi gồm những tế bào dài dọc theo tản, phần vỏ gồm những tế bào
xếp sát nhau bao phủ bởi chất keo nhầy ở mặt ngoài. Rong thạch dùng để chế thạch (agar –
agar), từ thạch có thể làm bánh kẹo, siro, mứt, chế hồ dùng trong công nghiệp, làm môi
trường nuôi cấy vi sinh vật.
Gracillaria (Rau câu): tản hình sợi, đôi khi hơi dẹp, phân nhánh nhiều, có bộ phận bám ở gốc
gọi là đĩa. Tản cũng gồm 2 phần lõi và vỏ. Gặp cả ở nước mặn và nước lợ, phát triển tốt ở
vùng thủy triều có đá sỏi. Rau câu được dùng nấu thạch (agar – agar) hoặc làm nộm ăn. Ở
nước ta có một vài loài, như Gracillaria verrucosa, được khai thác và nuôi trồng nhiều.

Hypnea (Rau đông): tản dòn, đầu nhánh nhọn hay uốn cong hình móc câu. Thường sống bám
trên các đám san hô và cuộn vào các tảo biển khác, hay gặp ở các vùng bờ biển Thanh Hóa,
Quảng Ninh. Rau đông có thể ăn được.




Gelidium Gracillaria Hypnea
Hình 2.3 Các loại Tảo đỏ
Nguồn gốc của Tảo đỏ không được rõ ràng. Có thể chúng có quan hệ với Tảo lam vì cả 2
ngành này cũng có chất màu phụ giống nhau và cũng không có giai đoạn di động trong quá
trình sống. Tuy nhiên về cấu trúc tế bào và lối sinh sản chúng ta không thấy chúng có quan
11

hệ nguồn gốc. Tảo đỏ xuất hiện khá sớm, từ đại Cổ sinh đến đại Trung sinh thì phát triển
mạnh, và còn để lại nhiều di tích hóa thạch ở kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 80 triệu năm.
2.3.4 Ngành Tảo lục
Tảo lục là một ngành lớn và đa dạng, phân biệt với các Tảo khác ở chỗ cơ thể luôn luôn có
màu lục giống như ở thực vật bậc cao.
Về tổ chức cơ thể: có thể đơn bào, tập đoàn hay đa bào hình sợi đơn, phân nhánh hoặc hình
bản mỏng, có khi có cấu tạo cộng bào (tản hình ống thông), trong chứa nhiều nhân.
Về cấu tạo tế bào thì vách tế bào Tảo lục thường bằng xenlulozơ, pectin hóa nhầy, một số ít
dạng nguyên thủy nhất mới là tế bào trần (chỉ có vách ngoại sinh chất). Thể màu có nhiều
hình khác nhau: hình bản, hình dải xoắn, hình sao, hình hạt…chứa diệp lục a và b, carotene,
xantophin (với 10 loại chất khác nhau), trong đó diệp lục a và b chiếm ưu thế so với các chất
màu phụ khác nên tản bao giờ cũng có màu lục. Chất dự trữ là tinh bột tập trung quanh hạch
tạo bột nằm trong thể màu, đôi khi chất dự trữ có thể là những giọt dầu.
Một số Tảo lục đơn bào hoặc tập đoàn có thể di động được ở trạng thái dinh dưỡng nhờ có
roi còn các Tảo lục khác chỉ có bào tử hay giao tử mới có roi, di động được.
Tảo lục có khoảng 8000 loài, phân bố rộng rãi ở khắp mọi nơi có ánh sáng, chủ yếu ở trong

nước ngọt, một số ở trong nước mặn, trên đất ẩm, có khi ở trên thân cây hoặc bờ tường, vách
đá ẩm; ngoài ra cũng còn gặp các dạng ký sinh và cộng sinh.
Tảo lục có quan hệ với Tảo mắt vì động bào tử và chất màu của chúng giống nhau.
Các đại diện thƣờng gặp:



Chlamydomonas Tập đoàn Volvox Chlorella Hydrodyction

12





Ulothrix Caulerpa Spirulina Closterium
Hình 2.4: Các loại Tảo lục
Chlamydomonas (Tảo lục đơn bào): tế bào hình trứng với 2 roi ở đầu, trong chứa 1 thể màu
lớn hình chén. Sống ở nước ngọt trong các ao hồ.
Tập đoàn Volvox: hình cầu, đường kính 0,5 – 2mm, gồm tới 20.000 tế bào dàn ra ở phía
ngoài, phía trong chứa chất nhầy. Hay gặp ở các ao tù nước ngọt.
Tảo (rong), Chlorella (tiểu cầu): đơn bào, hình cầu nhỏ, thể màu lõm hình chữa U chiếm gần
hết khoang tế bào. Trong tế bào chứa lượng mỡ và đạm cao (tới 74% protein theo khối lượng
khô) nên rất có giá trị trong chăn nuôi. Sống ở nước ngọt.
Hydrodyction (Tảo mắt lưới): tập đoàn hình mạng lưới, các tế bào kết hợp với nhau thành
những mắt lưới 4 – 6 cạnh, mỗi cạnh là 1 tế bào có nhiều nhân. Phổ biến ở các mương rãnh
hay các ruộng lúa nước.
Ulothrix (Tảo tóc): tản đa bào hình sợi không phân nhánh, động bào tử có 4 roi. Sợi bám ở
chỗ nước chảy nhờ 1 tế bào ở phía gốc hơi dài và không màu.
Caulerpa (Tảo thông tâm); tản khá lớn, phân hóa giống như thân, lá, rễ với hình dạng ngoài

khác nhau tuy vẫn chỉ là một ống liên tục, bám chặt vào vách đá ven biển.
Spirulina (Tảo xoắn): sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật dài, có thể màu hình dải xếp xoắn,
trong thể màu chứa nhiều hạch tạo bột. Sinh sản tiếp hợp giữa 2 tế bào sinh dưỡng. Tảo xoắn
rất phổ biến ở nước ngọt, mọc thành búi ở các ao hồ.
Closterium (Tảo lưỡi liềm): đơn bào, tế bào hình lưỡi liềm, nhân nằm ở giữa 2 thể màu hình
bản. Thường gặp ở các ao hoặc rãnh nước bẩn.
13

2.3.5 Ngành Tảo vòng
Gồm những tảo có kích thước khá lớn, cấu tạo và sinh sản phức tạp.
Tản đa bào, hình dạng bên ngoài phân hóa thành “thân”, “cành” với các mấu và lóng, có các
“lá” mọc vòng quanh mấu và ở gốc có rễ giả không màu. Tất cả các phần cơ quan sinh dưỡng
của Tảo vòng về dạng ngoài trông giống như các cơ quan của thực vật bậc cao. Ở ngọn
“thân” cũng có một nhóm tế bào có khả năng phân chia (tương tự đỉnh sinh trưởng ở thực vật
bậc cao), còn “lá” sinh trưởng có hạn.
Ở Tảo vòng có sự sai khác giữa các tế bào của mấu và của lóng. Mỗi một lóng là một tế bào
khổng lồ chứa nhiều nhân, dài tới vài cm, không có khả năng phân chia, còn mỗi mấu gồm
một số tế bào nhỏ có một nhân, tập hợp lại thành đĩa, phân hóa trong quá trình phân chia và
hình thành các nhánh bên của thân và vòng lá.
Về cấu tạo tế bào: vách tế bào dày gồm 2 lớp. Lớp trong bằng xenlulozơ, lớp ngoài bằng
callozơ và có thể thấm thêm chất vôi ở tế bào già. Các tế bào ở giai đoạn đầu của sự phân hóa
tản (tế bào non) đều có một nhân, còn tế bào trưởng thành (ví dụ tế bào lóng) lại chứa nhiều
nhân. Trong tế bào chứa nhiều thể màu hình hạt hay hình đĩa gần giống như hạt diệp lục ở
thực vật bậc cao. Thể màu cũng chứa các chất như ở Tảo lục. Chất dự trữ là tinh bột.
Tảo vòng sống ở ruộng lúa, thường sử dụng chất khoáng ở ruộng, do đó cũng ảnh hưởng tới
cây lúa, nhưng mặt khác nó lại có thể diệt được ấu trùng muỗi (do tác dụng của một hợp chất
tiết ra), vì thế có thể nghiên cứu nuôi cấy ở các thủy vực để diệt muỗi (ví dụ đối với loài
Charaelegans).
Tảo vòng có quan hệ với ngành Tảo lục nhưng ở mức tiến hóa cao hơn. Có tác giả đã xếp
Tảo vòng thành 1 lớp tiến hóa nhất trong ngành Tảo lục.




Hình 2.5 Các loại Tảo vòng
14

2.4 Giá trị dinh dinh dƣỡng của tảo [4]
2.4.1. Dinh dƣỡng
Khi nói đến các chất dinh dưỡng có trong tảo thì nhiều nhất đó là chất khoáng, vitamin, các
chất chống oxy hóa, các chất màu, bên cạnh đó trong tảo còn đó protein, carbohydrate và
lipid.
Trong tảo đơn bào hàm lượng protein dao động từ 6 – 52 %; carbohydrate từ 5 – 23 % và
lipid từ 7 – 23 %. Các lớp tảo khác nhau thì có sự khác biệt nhau về hàm lượng protein, lipid
hàm lượng carbohydrate.
Các axit béo không no có trong tảo, ví dụ như: docosahecxaenoic acid (DHA),
eicosapentaenoic acid (EPA), arachidonic acid (AA). Hầu hết các loài tảo đều chứa loại acid
béo không no EPA ở mức độ từ trung bình tới cao (7 – 34 %).
Theo thống kê của Brown (2002), hàm lượng acid ascorbic (vitamin C) trong vi tảo có sự
khác nhau rất lớn giữa các loài. Còn lại các vitamin khác (thiamin-B
1
, riboflavin-B
2
,
pyridoxine-B
6
, cyanocobalamin-B
12
, biotin, pyridoxine…) chỉ khác nhau từ 2 – 4 lần giữa
các loài tảo.
Ngoài ra, các khoáng chất và sắc tố trong tảo cũng đóng góp một vai trò quan trọng trong

việc xây dựng nên giá trị dinh dưỡng của một loài tảo (Fabregas & Herrero, 1986). Thành
phần chủ yếu của sắc tố là chlorophyll và các loại carotenoid chiếm 0,5 – 5 % trọng lượng
khô. Ngoài ra còn có phycoerythin và phycocyanin nhưng chỉ chiếm một lượng nhỏ khoảng
1% khối lượng khô. Nghiên cứu của Ronnestad, Helland & Lie (1998) đã phát hiện ra rằng
sắc tố lutein và astaxanthin (có nhiều trong tảo xanh - Tetraselmis spp.) có khả năng chuyển
đổi thành vitamin A.
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn các chất dinh dưỡng đó, thông qua ví dụ một vài loại tảo
a. Beta-caroten và vitamin
Beta-caroten là một loại carotenoid phổ biến nhất được tìm thấy trong thực phẩm và là tiền
thân chủ yếu của vitamin A (cơ thể có thể chuyển beta-caroten thành vitamin A). Beta-
15

caroten có màu cam, thường thấy trong các loại trái cây và rau quả có màu cam như cà rốt, bí
ngô, đào, khoai lang đỏ,…nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ vai trò và ích lợi của beta-caroten
trên hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiều loại ung thư và giảm tác hại của ánh nắng mặt trời.
Vài thập kỷ trước đây các nhà khoa học đã khám phá ra rằng beta-caroten có thể chuyển
thành vitamin A trong cơ thể, cho nên nó cũng có những tác dụng tương tự loại vitamin này.
Ví dụ, cả vitamin A và beta-carotene đều được dùng để điều trị quáng gà, một dấu hiệu sớm
của tình trạng thiếu vitamin A, trong đó mắt không thể thích nghi nhanh chóng với sự thay
đổi cường độ ánh sáng. Tuy nhiên beta-caroten dùng trong trường hợp này tác dụng không
nhanh bằng vitamin A vì cơ thể phải chuyển beta-caroten thành vitamin A.
Suốt thập niên 1970 các nhà khoa học đã phát hiện hàng loạt chứng cứ cho thấy các loại trái
cây và rau quả chứa nhiều beta-caroten có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và một số
loại ung thư. Các chuyên gia còn phát hiện nhiều lợi ích từ beta-caroten hoàn toàn độc lập
với tác dụng giống vitamin A của nó.
Chế phẩm beta-caroten có hàng loạt tác dụng có lợi cho sức khỏe. Lợi ích đáng kể nhất là
khả năng hoạt hóa một số loại tế bào miễn dịch của cơ thể. Beta-caroten còn có thể làm tăng
dung tích phổi, nghĩa là bạn có thể hít thở sâu hơn, nhiều không khí hơn. Đã có một số bằng
chứng cho thấy beta-caroten có thể giảm tổn thương DNA, bảo vệ da tránh tác hại của ánh
nắng mặt trời, hạ thấp nguy cơ mắc một số loại ung thư, góp phần giảm nồng độ cholesterol

máu cũng như nguy cơ một số bệnh tim mạch liên quan. Beta-caroten còn là một nguồn cung
cấp vitamin A an toàn (vitamin A dùng liều cao có thể gây ngộ độc) vì cơ thể chuyển beta-
caroten thành vitamin A chậm hơn [18].
Một số tảo là nguồn vitamin tự nhiên cho cơ thể. Đặc biệt, tảo Spirulina là loại thực vật chứa
hàm lượng Beta-caroten (tiền Vitamin A) rất cao, gấp 20 lần hàm lượng Beta-caroten có
trong cà rốt, được biết đến như loại rau quả thông dụng giàu beta-caroten nhất trong thực
phẩm hàng ngày. Beta-caroten trong Spirulina là chất chống oxy hóa mạnh nhất, giúp tiêu
diệt các gốc tự do là nguyên nhân của bệnh tật và sự chết. Dùng liều cao beta-caroten trong
khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày sẽ phòng chống rất hiệu quả các dạng ung thư.
16

Spirulina cũng là nguồn giàu vitamin B
12
. ử dụng 1g Spirulina thì
sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vitamin B
12
hàng ngày. Ngoài ra, Spirulina còn chứa các vitamin khác
như A, B
1
, B
2
, B
6
Spirulina cung cấp 21% thiamin và riboflavin so với
nhu cầu hàng ngày. Provitamin A ( - ớ
ủa Spirulina được liệt kê trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Thành phần vitamin trong Spirulina [6]
Vitamin
Tính trên
10g

Nhu cầu hàng
ngày cho phép
% so với nhu cầu
hàng ngày cho phép
Vitamin A ( -carotene)
23000 IU
5000
460
Vitamin B
1
(Thiamine)
0,31 µg
1,5
21
Vitamine B
2
(Riboflavin)
0,35 µg
1,7
21
Vitamin B
3
(Niacin)
1,46 µg
20
7
Vitamin B
6
(Pyridoxine)
80 µg

2,0
4
Vitamin B
12

(Cyanocobalamine)
32 µg
6,0
533
Citamine E ( -tocoferol)
1 IU
30
3
Folacin
1 µg
400
0,04
Panthothenic acid
10 µg
10
1
Biotin
0,50 µg
-
-
Inositol
6,40 µg
-
-


17

Bảng 2.2: Thành phần vitamin trong Rong mứt (trên 100g rong tƣơi) [26]
STT
Vitamin
Tính trên 100 g
1
Vitamin A ( -carotene)
263 (Retinol equivalents)
2
Vitamin B
1
(Thiamine)
0,37 mg
3
Vitamine B
2
(Riboflavin)
1,79 mg
4
Vitamin B
3
(Niacin)
3,7 mg
5
Vitamin C
11,6 mg
Bảng 2.3: Thành phần vitamin trong Tảo lục [24]
STT
Vitamin

Tính trên 100 g
1
Vitamin A ( -carotene)
10,8 mg
2
Vitamin B
1
(Thiamine)
2,95 mg
3
Vitamine B
2
(Riboflavin)
4,65 mg
4
Vitamin B
6
(Pyridoxine)
2,16 mg
5
Vitamin B
12
(Cyanocobalamine)
0,63 mg
6
Vitamin C
29 mg
7
Vitamin E
7,6 mg



18

b. Khoáng
Tảo rất giàu chất khoáng. Cụ thể trong tảo Spirulina rất giàu sắt và calcium, hỗ trợ tốt cho
máu, cho xương và răng. Lượng calcium của Spirulina cao hơn trong sữa (Fox, 1986). Lượng
sắt trong Spirulina ới trong các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, Spirulina
giàu magnesium, potassium. Những khoáng đa lượng bao gồm sodium, calcium, magnesium,
potassium, chlorine, sulfur và phosphorous. Các khoáng vi lượng gồm iodine, zinc, copper,
selenium, molybdenum, fluoride, manganese, boron, nickel và cobalt. Lượng Ka và Ca
chiếm lượng lớ ượng (160 µg và 100 µg/10g Spirulina), trong các
khoáng vi lượng thì Mn chiếm hàm lượng cao nhất (500 µg/10g Spirulina). [8]
Bảng 2.4: Thành phần khoáng trong Spirulina [6]
Khoáng
Trên 10g
Nhu cầu hàng ngày
ầu hàng ngày
Calcium
100 µg
1000 µg
10
Iron
15 µg
18 µg
83
Zinc
300 µg
15 µg
2

Phosphorous
90 µg
1000 µg
9
Magnesium
40 µg
400 µg
10
Copper
120 µg
2 µg
6
Sodium
60 µg
2 - 5 µg
1
Potassium
160 µg
6 µg
3
Manganese
500 µg
3 µg
17
Selenium
2 µg
100 µg
2
19


Bảng 2.5: Thành phần khoáng trong Rong mứt (trên 100g rong tƣơi) [26]
Khoáng
Trên 100g
Phosphorous
3300 mg
Sodium
3140 mg
Magnesium
623 mg
Copper
1,7 mg
Zinc
1,7 mg
Iron
10,5 mg
Manganese
1,6 mg
Hàm lượng chất khoáng trung bình của Rong mứt trên thế giới chiếm khoảng 20% trọng
lượng khô (Theo Baraskov (1963)). Rong mứt khô tuyệt đối của miền Bắc nước ta chứa
khoảng 23 – 34% tổng lượng chất khoáng, còn rong ở miền Nam chứa 13,25 – 57,63% . Hàm
lượng chất khoáng phụ thuộc vào giống loài, điều kiện sống, giai đoạn sinh trưởng. Rong
sống trong đầm thường có hàm lượng khoáng thấp hơn trong nước biển.
Bảng 2.6: Thành phần khoáng trong Tảo lục [24]
Khoáng
Trên 100g
Calcium
276 mg
Iron
334 mg
Phosphorous

1600 mg
20

Magnesium
326 mg
Sodium
24,5 mg
Potassium
729 mg

c. Protein, acid amin
Một số tảo là nguồn protein tuyệt vời cho con người. Cụ thể, trong tảo Spirulina chứa hàm
lượng protein rất cao và chứa đầy đủ các vitamin. Spirulina có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa
hàm lượng protein cao và các chất có hoạt tính sinh học khác. Giá trị protein trung bình của
Spirulina là 65%, cao hơn so với nhiều loại thực phẩm. Ví dụ, hàm lượng protein của cá và
thịt là 15-20%, nước tương là 35%, sữa cô đặc là 35%, trứng là 12% và của ngũ cốc là 8-14%
(R. Herehson, Earth Food Spirulina, Konore Press,1977).
Thành phần protein của Rong mứt thì phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, thời gian sinh trưởng,
điều kiện sống (cường độ bức xạ, thành phần hóa học của môi trường).
Bảng 2.7: Thành phần hóa học của Spirulina [6]
STT
Thành phần
Số lượ
1
Protein tổng số
60 ÷ 70
2
Glucid
13 ÷ 16
3

Lipid
7 ÷ 8
4
Acid nucleic
4,29
5
Diệp lục
0,76
21

6
Carotene
0,23
7
Tro
4 ÷ 5
Spirulina chứa 18 trong số 20 loại amino acid được biết (Fox, 1986). Một số amino acid có
hàm lượng cao trong Spirulina như glutamic acid (14,6%); aspartic acid (9,8%); leucine
(8,7%); aniline (7,6%)…
Bảng 2.8: Thành phần hóa học của Rong mứt (trên 100g rong tƣơi) [26]
STT
Thành phần
Trên 100g
1
Năng lượng
279 kcal
2
Glucid
58,0 g
3

Lipid
1,4 g
4
Protein
24,2 g
5
Chất xơ
25,2 g
7
Tro
16,1 g
Trong rong mứt thường chứa galactose, mannose. Galactose ở trạng thái kết hợp với các acid
glyceride tạo hợp chất không bền có thể bị chiết bởi alcohol cao độ. Mannose ở dạng kết hợp
với các acid glycerid và natri tạo hợp chất mannozidoglyceratenatri.
Protein trong Rong mứt chiếm tỷ lệ cao hơn. Hàm lượng protein giảm dần theo vĩ độ và cao
nhất vào tháng 5 đến tháng 6 trong năm.
Hàm lượng lipid trong rong mứt không đáng kể và cũng chưa có nhiều số liệu nghiên cứu.
Bảng 2.9: Thành phần hóa học của Tảo lục [24]
22

STT
Thành phần
Trên 100g
1
Năng lượng
419 kcal
2
Glucid
12,5 g
3

Lipid
12,1 g
4
Protein
62,1 g
5
Chất xơ
12 g
Bảng 2.10: Thành phần acid amin trong Spirulina [6]
Acid amin
thiết yếu
Hàm lượng
trong 10g
%/tổng
Các Acid amin
khác
Hàm lượng
trong 10g
%/tổng
Phenylalanine
280 µg
4,5 %
Glycine
320 µg
5,2 %
Threonine
320 µg
5,2 %
Histidine
100 µg

1,6 %
Tryptophan
90 µg
1,5 %
Proline
270 µg
4,3 %
Valine
400 µg
6,5 %
Serine
320 µg
5,2 %
Isoleucine
350 µg
5,6 %
Tyrosine
300 µg
4,8 %
Leucine
540 µg
8,7 %
Alanine
470 µg
7,6 %
Lysine
290 µg
4,7 %
Arginine
430 µg

6,9 %
Methionine
140 µg
2,3 %
Aspartic Acid
610 µg
9,8 %
23




Cystine
60 µg
1,0 %



Glutamic Acid
910 µg
14,6 %
2.4.2 Hoạt chất chức năng
a. Chất chống oxy hóa
Một số tảo có chứa những hoạt chất chức năng rất có giá trị cho cơ thể con người. Tảo
Spirulina có khả năng chống oxy hóa do có hoạt chất rất nhạy với ánh sáng được gọi là
chlorins. Chúng tương tác với ánh sáng đỏ và tia hồng ngoại kéo theo phản ứng
photodynamic, phản ứng này có thể tiêu diệt được các tế bào bất thường. Có một điểm chung
cần lưu ý là hầu hết các báo cáo nổi bật về lợi ích đều xuất phát từ các nước có khí hậu nhiều
nắng. Thậm chí có gợi ý cho rằng chlorine có khả năng chống lại ung thư và Spirulina chính
là nguồn phân cắt khả năng nhạy sáng nhằm để tiêu diệt các tế bào ung bướu ở bệnh nhân

liên quan đến các nguồn sáng và toàn bộ cơ thể bằng phương pháp chữa bệnh tia hồng ngoại.
(Do Ralph W Moss ; Townsnd Letter for Doctors and Patients Feb-Mar 2003).
Spirulina giàu beta-caroten, chất chống oxy hóa cần thiết cho việc trung hòa các free radicals
bị tổn thương, làm già đi và giết chết nhiều tế bào khỏe mạnh, cần cho việc thiết lập sức đề
kháng chống ung thư. (Scheer J F ; Better Nutrition for Today's Living (1995))
Tảo lục có chứa chất chống lão hóa như carotene, vitamin E, linoleic axit. Những chất
này có khả năng loại bỏ các gốc tự do thông qua tác dụng chống oxy hóa, làm chậm sự lão
hóa của tế bào, đồng thời sắt, canxi có nhiều trong tảo vừa dễ hấp thụ vừa có tác dụng phòng
và hỗ trợ điều trị các bệnh thường gặp ở người già như thiếu máu, xốp xương.
b. Diệp lục tố và các sắc tố khác
Trong tảo lục lượng Cholorophyl chiếm 2,47g/100g tảo
Spirulina có màu xanh lam-lục là do Spirulina chứa nhiều sắc tố với hàm lượng cao như
chlorophyll, phycocyanin, beta-caroten, xanthophyll (Estrada và cộng sự, 2001).
24

Rong đỏ chứa các sắc tố như cholorophil, caroten, xanthophylls, phycocyanin. Tuy nhiên sắc
tố trong Rong đỏ kém bền hơn Spirulina nên một số loài Rong đỏ được tẩy màu bằng phương
pháp phơi nắng.
Bảng 2.11: Các chất màu trong Spirulina [6]
Chất màu
Màu sắc
Hàm lượng trong
10g
% Spirulina
Phycocyanin
Xanh da trời
1400 µg
14 %
Chlorophyll
Xanh lá cây

100 µg
1,0 %
Carotenoids
Màu vàng cam
47 µg
0,47%
2.5 Độc tố của tảo
Tảo có vai trò quan trọng trong thiên nhiên và trong đời sống con người. Trước hết chúng tạo
nên một nguồn thức ăn phong phú và đầy dưỡng chất cho con người và các động vật nhỏ.
Tảo là những thành viên đầu tiên trong loạt chuỗi thức ăn của các sinh vật ở dưới nước. Tuy
nhiên, không phải lúc nào tảo cũng có lợi cho người và động vật thủy sản. Trong trường hợp
vùng biển bị ô nhiễm bởi các độc tố do sự nở hoa của tảo, động vật thân mềm và một số loài
ăn tảo sẽ bị nhiễm độc tố và là nguồn gây bệnh cho con người.
2.5.1 Độc tố tảo nƣớc ngọt và nƣớc mặn [8], [9]
Hiện tượng HABs (Harmful Algal Blooms) là do một số loài tảo độc hại phát triển với tốc độ
nhanh trong nước tạo thành các mảng có thể nhìn thấy (gọi là hiện tượng nở hoa của tảo).
Chính những độc tố do chúng tiết ra gây hại đến thực vật, động vật và sức khỏe con người
xung quanh khu vực này. HABs có thể làm cạn kiệt nguồn oxy và chặn ánh sáng mặt trời gây
hạn chế quá trình quang hợp của những sinh vật này. HABs có thể xảy ra trong vùng nước
biển, cửa sông, và cả ở vùng nước ngọt. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra do độc tố của vi
khuẩn lam (cyanobacteria) còn độc tố do vi tảo tiết ra ít nguy hiểm hơn. Hiện nay vẫn còn
một số độc tố khác chưa được phát hiện. Những độc tố này là chất chuyển hóa chủ yếu của

×