Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đoạn văn Đồng Chí.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.35 KB, 4 trang )

ĐỒNG CHÍ (Chính Hữu)
* 7 câu thơ đầu:
(1) Trong thời kì kháng chiến chống Pháp có rất nhiều bài thơ ra đời để
khích lệ tinh thần của các chiến sĩ và bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ
Chính Hữu là một trong số đó. (2) Đến với tác phẩm qua những dịng thơ
nói về cơ sở hình thành tình đồng chí, đồng đội đã giúp người đọc cảm
nhận được vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu gian khó
của cuộc kháng chiến chống Pháp. (3) Trước tiên, tình đồng chí bắt
nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân: “Quê hương anh
nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. (4) Nghệ thuật
đối “ quê hương anh” - “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” - “đất cày lên
sỏi đá”, hình ảnh này đã gợi lên sự tương đồng về quê hương của các anh
- đói nghèo, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và canh tác vì nơi thì
nhiễm phèn, nơi thì đất đai cằn cỗi. (5) Lời thơ mộc mạc, giản dị làm hiện
lên bóng dáng của những người lính xuất thân từ giai cấp nông dân chân
lấm tay bùn, vất vả cực nhọc. (6) Chính sự tương đồng về cảnh ngộ là cơ
sở ban đầu để họ hình thành tình đồng đội, đồng chí. (7) Khơng chỉ
chung nguồn gốc xuất thân mà họ cịn có chung một lí tưởng cách
mạng: “Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen
nhau/ Súng bên súng đầu sát bên đầu/ Đêm rét chung chăn thành đôi tri
kỉ”. (8) Nếu hai câu thơ mở đầu “tôi” và “anh” nằm ở hai vị trí đối lập thì
giờ đây đã nằm chung trên một dịng thơ và kết hợp với từ “đơi” khiến họ
càng trở nên keo sơn, gắn bó, khăng khít. (9) Nếu như “súng bên súng” là
cách nói giàu hình tượng nhằm diễn tả sự kề vai sát cánh trong chiến
đấu, cùng chung mục tiêu thì “đầu sát bên đầu” là cách nói hốn dụ tượng
trưng cho ý chí chiến đấu và quyết tâm của những người lính. (10) Cuộc
sống nơi chiến trường đầy gian khổ, hi sinh; họ cùng nhau trải qua
mọi khó khăn thiếu thốn và cũng nhờ đó mà tình đồng đội là càng
gắn bó bền chặt “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. (11) Câu thơ chỉ
có một chữ “chung” mà bao trùm lên tất cả, họ cùng nhau chia ngọt sẻ
bùi, cùng truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội và từ chỗ xa lạ thì


bây giờ đã trở thành tình đồng chí. (12) Khép lại đoạn thơ là một câu thơ
có vị trí đặc biệt được cấu tạo bởi hai từ: “Đồng chí!”. (13) Câu thơ vang
lên như một phát hiện, một lời khẳng định về tình đồng chí đi kèm với
câu thơ là một dấu chấm than chất chứa biết bao tình cảm yêu mến, đồng


thời, cũng là một bản lề nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ
đoạn sau. (14) Với giọng điệu tâm tình, lời thơ giản dị, đoạn thơ đã khám
phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí - một tình cảm nảy nở, bền chặt trong
sự chan hoà, sẻ chia và yêu thương tràn đầy dù cho bao gian khổ, hiểm
nguy phía trước.
* 10 câu thơ tiếp: (1) Trong thời kì kháng chiến chống Pháp có rất nhiều
bài thơ ra đời để khích lệ tinh thần của các chiến sĩ và bài thơ “Đồng chí”
của nhà thơ Chính Hữu là một trong số đó. (2) Viết về đề tài người lính
và chiến tranh nhưng “Đồng chí” khơng đi sâu vào khai thác những khó
khăn, gian khổ hay những mất mát, đau thương mà chủ yếu hướng ngịi
bút của mình vào khai thác vẻ đẹp của những người lính. (3) Trước hết,
tình đồng chí là sự cảm thơng sâu sắc cho những hồn cảnh, tâm tư
thầm kín của nhau: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà
khơng mặc kệ gió lung lay/ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. (4)
Những người lính thấu hiểu sâu sắc cảnh ngộ, mối bận lòng về chốn quê
nhà: gia đình khó khăn, thiếu thốn; ruộng nương và căn nhà là những tài
sản quý giá mà họ sẵn sàng bỏ lại ở hậu phương. (5) Từ “mặc kệ” ở đây
không có nghĩa là bỏ mặc mà nhằm chỉ sự dứt khốt của những người
lính, họ sẵn sàng tạm biệt làng quê và những gì thân thuộc nhất để lên
đường đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. (6) Cùng chung cảnh
ngộ nên họ hiểu cả nỗi nhớ quê hương luôn đau đáu trong tâm hồn của
nhau: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. (7) Hình ảnh “giống nước
gốc đa” là một hình ảnh ẩn dụ mang tính chất nhân hoá biểu tượng cho
quê hương, người thân nơi hậu phương ln dõi theo và nhớ nhung người

lính hay cũng chính là người lính đang nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.
(8) Q hương, gia đình chính là điểm tựa, là nguồn động viên để các anh
chiến đấu và chiến thắng. (9) Khơng chỉ có vậy, biểu hiện và sức mạnh
của tình đồng chí cịn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn
trong cuộc đời người lính.(10) Nhà thơ là người trực tiếp tham gia cuộc
kháng chiến nên hơn ai hết ơng hiểu rõ những gì mà người lính gặp phải,
trước hết, họ phải đối mặt với những cơn sốt rét rừng: “Anh với tôi biết
từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. (11) Tác giả đã
lựa chọn bút pháp tả thực cùng với những hình ảnh thơ chọn lọc để nhìn
thẳng vào khó khăn, gian khổ mà những người lính đang phải đối mặt và
phải thực sự trải qua thì mới thấy cơn sốt rét rừng dữ dội đến mức nào.
(12) Những ngày đầu của cuộc kháng chiến, quân ta thiếu thốn trăm bề,
khơng chỉ bệnh tật mà cịn thiếu thuốc men, qn trang, vũ khí: “Áo anh


rách vai/ Quần tơi có vài mảnh vá/ Miệng cười buốt giá/ Chân khơng
giày”. (13) Thế nhưng, chính những gian khổ, thiếu thốn ấy lại càng tô
đậm vẻ đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ - vẫn lạc quan, yêu thương và truyền
hơi ấm cho nhau: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. (14) Cái nắm tay
thân thương, chan chứa tình cảm đồng đội và gạt bớt đi nhiều nỗi khó
khăn, gian khổ, động viên nhau trên mọi nẻo đường chiến đấu. (15) Với
giọng điệu tâm tình, thiết tha, lời thơ giản dị, chân thật; tác giả đã tái hiện
lại được một cách chân thực vẻ đẹp của những người lính Cụ Hồ. (16)
Mặc dù cịn nhiều khó khăn gian khổ ở phía trước nhưng các anh khơng
hề lùi bước mà động viên, chia sẻ để cùng nhau vượt qua và chiến đấu.
* 3 câu thơ cuối:
(1) Trong thời kì kháng chiến chống Pháp có rất nhiều bài thơ ra đời để
khích lệ tinh thần của các chiến sĩ và bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ
Chính Hữu là một trong số đó. (2) Hình ảnh người lính và tình đồng chí
của họ đã được kết tinh và toả sáng trong khổ thơ cuối của bài: “Đêm nay

rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng
trăng treo”. (3) Ba câu thơ vừa giàu chất hiện thực lại vừa đậm chất lãng
mạn, bay bổng; vừa gợi tả bức tranh khơng gian của núi rừng vừa đặc tả
tình cảm ấm áp của những người lính trong chiến tranh. (4) Khoảng thời
gian “đêm nay” rất cụ thể với không gian “rừng hoang sương muối” lạnh
lẽo, khắc nghiệt; tuy nhiên người lính vẫn đứng cạnh bên nhau để “chờ
giặc tới”. (5) Động từ “chờ” cho thấy được tư thế chủ động và hết sức
cảnh giác của những người lính khi làm nhiệm vụ. (6) Nghệ thuật tương
phản đối lập giữa một bên là không gian núi rừng lạnh lẽo, hoang vu với
một bên là tư thế chủ động, mạnh mẽ lấn át cả không gian của người
chiến sĩ. (7) Các từ gần nghĩa “cạnh” - “bên” cho thấy sức mạnh của tinh
thần đồn kết, gắn bó, ln có nhau và chính điều này đã giúp người lính
vượt qua sự khắc nghiệt của cuộc chiến. (8) Dõi theo nhiệm vụ của các
đồng chí là ánh trăng sáng vằng vặc và dưới mắt nhìn lãng mạn của nhà
thơ thì vầng trăng như đang treo lơ lửng trên đầu súng. (9) Đêm về
khuya, trăng trên cao dường như đã sà xuống thấp, ở góc nhìn của tác giả,
vầng trăng như treo trên mũi súng của người chiến sĩ. (10) Hình ảnh
“súng” và “trăng” - thực tại và thơ mộng, chiến tranh và hoà bình, chiến
sĩ và thi sĩ, chất thép hồ với chất trữ tình. (11) Sự đan cài ấy vừa cho
thấy hiện thực của cuộc chiến tranh: gian khổ, vất vả, hi sinh lại vừa toát
lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính - vừa là chiến sĩ vừa là thi sĩ, cầm súng


chiến đấu bảo vệ quê hương nhưng vẫn không quên những điều lãng mạn.
(12) Có thể nói, ba câu thơ cuối là một bức tranh đẹp với tình đồng đội,
đồng chí thiêng liêng, sâu sắc. (13) Chính tình cảm đồng chí gắn bó keo
sơn đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính Cụ Hồ trong giai đoạn đầu
của cuộc kháng chiến chống Pháp.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×