Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Một số giải pháp trong thanh toán tín dụng chứng từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.91 KB, 28 trang )

Một số giải pháp trong thanh toán tín dụng chứng từ
-Nhận dạng rủi ro tín dụng
+ Lập bảng câu hỏi nghiên cứu
+ Dựa vào quy trình vay
+ Đẩy mạnh hoạt động thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu
- Đo lường rủi ro tín dụng
+ Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ
IRB (Internal Ratings Based)
ED= PD x EAD x LGD
Cách xác định PD: Xác suất không trả nợ của khách hàng
Cách xác định EAD: Tổng dự nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ
Cách xác định LGD: Tỷ trọng tồn thất ước tính
Những thuận lợi khi sử dụng IRB và điều kiện sử dụng IRB
+ Phương pháp xác định giá trị rủi ro VaR (Value at Risk): Giới thiệu VaR, cách xác định
VaR cho danh mục cho vay, ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng VaR, điều kiện để ứng
dụng VaR
- Kiểm soát rủi ro tín dụng
+ Sử dụng nghiệp vụ bán nợ: lý do sử dụng, lợi ích và rủi ro của nghiệp vụ bán nợ
+ Sử dụng các công cụ phái sinh: Hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập, Hợp đồng hoán đổi
tín
dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng quyền chọn trái phiếu.
- Tài trợ rủi ro tín dụng
+ Tăng cường công tác trích lập dự phòng rủi ro và xử lý tài sản đảm bảo
+ Chứng khoán hóa các khoản nợ
+ Mua bảo hiểm tiền vay
- Hoàn thiện chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng
- Hoàn thiện quy trình cho vay
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
- Ứng dụng các công cụ phái sinh
- Tăng cường hoạt động thông tin tín dụng
Trong thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit), các ngân hàng luôn đề


cao nghiệp vụ kiểm tra chứng từ để đưa ra kết luận về một xuất trình phù hợp. Trong đó,
kiểm tra chứng từ vận tải mà điển hình nhất là vận đơn đường biển là một trong những
nhiệm vụ quan trọng và khá phức tạp, xuất phát từ vai trò của vận đơn trong quá trình
thanh toán cũng như tỷ trọng của phương thức vận tải đường biển trong mối quan hệ với
các phương thức vận tải khác. Hiện nay, khá nhiều ngân hàng đang gặp phải những
vướng mắc trong quá trình kiểm tra vận đơn đường biển, khiến họ cảm thấy khó khăn
trong việc ra quyết định thanh toán.
Trong thời gian qua, đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài viết về Vận đơn đường
biển (B/L). Những nội dung chính được đề cập tới đó là: Hình thức, nội dung của B/L;
những câu hỏi xoay quanh B/L; những tranh chấp xảy ra liên quan tới B/L như địa chỉ
của người làm đơn yêu cầu mở L/C trong mục người nhận hàng, bên được thông báo
không phù hợp với quy định của L/C; thiếu ghi chú On Board trên B/L; ghi chú On
Board không đúng; B/L không chỉ ra người chuyên chở
Do số lượng hãng vận tải trên thế giới là vô cùng lớn và có mặt tại nhiều quốc gia
khác nhau nên khó tránh khỏi những khác biệt về hình thức, cách hiểu, trình độ, do vậy,
dẫn tới những bất đồng trong việc kiểm tra và ra kết luận thanh toán của các ngân
hàng thương mại cũng như các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Ðiều này làm ảnh
hưởng không nhỏ đến uy tín của các ngân hàng, làm ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp.
Nhận thức được thực trạng như vậy, nhóm tác giả thực hiện bài viết này với mong
muốn để các ngân hàng giải quyết được vấn đề trên bằng việc đưa ra những tình huống cụ
thể với lý giải logic nhằm giúp bạn đọc quan tâm hiểu sâu hơn về B/L, tránh được những
tranh chấp không đáng có.
1. Tổng quan về vận đơn đường biển
Khái niệm
Khái niệm vận đơn đường biển được nhiều tài liệu mô tả như sau: “Vận đơn
đường biển (Ocean Bill of Lading - thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi
hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở”.
Hiện nay, khoảng 90% lượng hàng hóa giao dịch thương mại quốc tế sử dụng

phương thức vận tải đường biển, chính vì vậy B/L cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong
tổng số chứng từ vận tải đang được sử dụng.
B/L có 3 chức năng cơ bản:
- B/L là một biên lai của người chuyên chở xác nhận là họ đã nhận hàng để chở.
- B/L là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường
biển.
- Chức năng quan trọng nhất: B/L là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng
hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép người mua bán hàng hóa bằng cách
chuyển nhượng B/L.
Công dụng của B/L: Từ các chức năng kể trên, B/L có thể được dùng để:
- Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa;
- Làm tài liệu về hàng hóa kèm theo trong bộ chứng từ thương mại người bán gửi
cho người mua hoặc ngân hàng để nhận tiền thanh toán;
- Làm chứng từ để mua bán, cầm cố và chuyển nhượng hàng hóa;
- Làm căn cứ xác định số lượng hàng đã được người bán gửi cho người mua, dựa
vào đó người ta ghi sổ, thông kê, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
2. Vai trò của ngân hàng trong việc kiểm tra vận đơn đường biển
Ngân hàng thương mại giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm tra chứng từ,
đặc biệt trong thanh toán L/C
Ngân hàng phát hành, ngân hàng được chỉ định và ngân hàng xác nhận là những
chủ thể có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để đưa ra kết luận về một xuất trình phù
hợp.
Trong việc kiểm tra bộ chứng từ xuất trình, kiểm tra vận đơn đường biển là nghiệp
vụ phức tạp nhất. Nếu như vận đơn có lỗi, nhưng các ngân hàng không phát hiện ra thì
tùy theo vai trò của mình, các ngân hàng sẽ chịu rủi ro ở các mức độ khác nhau:
- Ðối với ngân hàng được chỉ định, nếu không bắt lỗi trên vận đơn, có thể ngân
hàng sẽ kết luận bộ chứng từ xuất trình phù hợp, sau đó tiến hành thanh toán hoặc chiết
khấu cho người thụ hưởng. Khi bộ chứng từ xuất trình đến ngân hàng phát hành, có thể
ngân hàng phát hành với nghiệp vụ tốt hơn sẽ phát hiện ra lỗi trên vận đơn và từ chối
thanh toán cho ngân hàng được chỉ định. Trong trường hợp này, ngân hàng được chỉ định

sẽ đứng trước rủi ro là: (i) giảm uy tín đối với ngân hàng phát hành và người thụ hưởng -
không thể hiện được trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để tư vấn; (ii) không đòi
được tiền, đặc biệt nếu hình thức chiết khấu là miễn truy đòi.
- Ðối với ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận, hai chủ thể này đều có cam
kết thanh toán có điều kiện với người thụ hưởng - người thụ hưởng cần phải lập và xuất
trình một bộ chứng từ phù hợp. Mặc dù, thanh toán tín dụng chứng từ vận hành dựa trên
cam kết thanh toán có điều kiện của ngân hàng đối với người thụ hưởng, tuy nhiên người
trả tiền cuối cùng thực chất là nhà nhập khẩu. Do đó, nếu bộ chứng từ có lỗi nhưng ngân
hàng phat hành không phát hiện ra thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro xuất phát từ việc
nhà nhập khẩu từ chối thanh toán cho ngân hàng.
3. Những vướng mắc thường gặp khi kiểm tra vận đơn đường biển
3.1. Ngày giao hàng trên B/L
Tầm quan trọng của ngày giao hàng: Ngày giao hàng là căn cứ để các bên tham
gia thương mại và thanh toán quốc tế khẳng định người bán đã thực hiện đúng thời hạn
giao hàng được quy định trong Hợp đồng thương mại hoặc L/C.
Căn cứ để xác định ngày giao hàng: Ngày giao hàng được căn cứ vào chứng từ
vận tải. Tuy nhiên, trên B/L, có thể có thông tin về ngày tháng trong mục ghi chú On
Board. Ðiều này thường dẫn đến băn khoăn cho ngân hàng là ngày nào sẽ được coi là
ngày giao hàng.
Kết luận về ngày giao hàng:
- Trường hợp B/L có ghi chú On Board: Ngày của ghi chú On Board - OBN (On
Board Notation) sẽ được coi là ngày giao hàng cho dù ngày On Board trước hoặc sau
ngày phát hành B/L. Nếu trên 1 B/L có nhiều hơn một ghi chú On Board, ngày On
Board sớm hơn sẽ được coi là ngày giao hàng. Nếu bộ chứng từ được xuất trình nhiều
hơn một bộ B/L thì ngày On Board muộn hơn sẽ được coi là ngày giao hàng.
- Trường hợp B/L không ghi chú On Board: Ở phần sau, chúng ta cùng bàn luận
tới vấn đề B/L có cần thiết có OBN hay không và bao gồm những thông tin gì trong phần
OBN. Ở đây, chúng ta chỉ xem xét đối với trường hợp B/L không ghi chú On Board là
được phép. Ðối với trường hợp này, ngày phát hành sẽ được coi là ngày giao hàng.
3.2. Ghi chú On Board trên B/L (OBN)

3.2.1. Tổng quan về ghi chú On Board trên B/L
Ghi chú On Board
On Board Notation (OBN) là việc xác nhận rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu.
Việc hàng hóa đã được xếp lên tàu không chỉ liên quan đến quyền lợi của người mua,
người bán mà còn là cơ sở trong việc kiểm tra chứng từ bảo hiểm, vì vậy được tất cả
các bên tham gia thương mại và thanh toán quốc tế đặc biệt quan tâm.
Khi nào cần có OBN?
OBN cần có khi những nội dung của B/L không chỉ ra một cách rõ ràng rằng hàng
hóa đã được xếp lên con tàu được xuất phát tại cảng đi đúng như quy định của L/C.
Những nội dung nào cần phải có trong OBN?
Tùy thuộc vào nội dung và loại B/L sử dụng để quyết định những nội dung cần
phải có trong OBN. Việc ghi chú OBN là nhằm xác định hàng hóa đó đã được xếp lên
con tàu, tại cảng đi được quy định trong hợp đồng thương mại cũng như trong L/C.
Việc có những nội dung nào trên OBN tùy thuộc vào những yếu tố sau đây:
(1) Ðó là B/L đã xếp hàng lên tàu hay B/L nhận hàng để chở?
(2) Nội dung ở trong mục cảng đi trên B/L có phù hợp với cảng đi quy định trong
L/C hay không?
(3) Trên B/L có chặng trước hay không?
Mục đích của OBN là để xác định hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng được quy
định trong L/C, vì vậy bản thân từng B/L đã cho thấy sự cần thiết của OBN là khác nhau.
3.2.2. Những vướng mắc khi kiểm tra OBN
Các bên tham gia thanh toán thường đặt ra hàng loạt các câu hỏi trong quá trình
kiểm tra OBN. Ðó là:
(1) Có chấp nhận B/L không ghi chú On Board hay không?
(2) OBN chỉ ghi ngày tháng có hợp lệ hay không?
(3) OBN có ngày tháng, tên tàu đã đủ điều kiện thanh toán hay chưa?
(4) Mọi OBN có phải chỉ ra ngày tháng, tên tàu, tên cảng đi, cảng đến?
Liên quan đến vấn đề này, dựa trên hàng loạt các tài liệu đã có của ICC, chúng tôi
xin tổng hợp và phân loại như sau:
B/L không cần chỉ ra OBN:

Các bên tham gia thanh toán sẽ chấp nhận B/L không có OBN nếu đồng thời thỏa
mãn các điều kiện sau đây:
- Nếu B/L là loại đã xếp hàng lên tàu.
- Cảng bốc hàng phù hợp với quy định của L/C.
- Trên B/L không có chặng trước cho dù có nơi nhận hàng để chở khác với cảng
bốc hàng theo L/C.
Ví dụ: L/C quy định hàng được xếp từ Hải Phòng tới Oakland (California, USA).
B/L được chấp nhận nếu B/L đó không chỉ ra chặng trước - precarriage và có in sẵn dòng
chữ đã xếp hàng lên tàu - shipped on board.
B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng:
Ðối với B/L nhận hàng để chở và không có chặng trước.
Ví dụ trên, nếu người thụ hưởng xuất trình vận đơn nhận hàng để chở - Receipt for
shipment B/L thì cần có OBN, tuy nhiên chỉ cần chỉ ra ngày tháng OBN là phù hợp.
B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng và tên con tàu thực tế:
Nếu B/L có ghi “con tàu dự định” hoặc quy định tương tự liên quan đến tên con tàu, thì
việc ghi chú hàng đã xếp lên tàu, ghi rõ ngày giao hàng và tên con tàu là cần thiết.
Ví dụ: B/L thể hiện Intended vessel: MOONLIGHT III
=> Ngay cả khi hàng hóa thực tế được giao trên tàu MOONLIGHT III, B/L cần
phải có OBN thể hiện:
Vessel: MOONLIGHT III
Date: …
B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng, tên tàu và cảng đi:
Thứ nhất, nếu trên B/L thể hiện có chặng trước, cho dù đó là shipped on board B/L
hay Receipt for shipment B/L.
Ví dụ: L/C quy định hàng được chuyên chở từ Ðà Nẵng đến Long Beach,
California, USA. Người thụ hưởng xuất trình shipped on board B/L chỉ ra nơi nhận hàng
để chở là Hải Phòng, tàu S1 (precarriage); Port of loading là Ðà Nẵng, tàu S2. Ðể được
thanh toán, B/L phải chỉ rõ ngày tháng, tên cảng và tên tàu trong phần ghi chú B/L như
sau: On Board on Vessel S2 at Danang Port on (date )
Thứ hai, OBN cần đầy đủ các thông tin về tên tàu, cảng đi và ngày tháng đối với

B/L thể hiện tên cảng đi ở mục “Place of receipt” thay vì “Port of Loading”.
Ví dụ: L/C quy định Port of loading: Anwept
Trên mục Place of receipt thể hiện:
“Anwept Vessel: MOONLIGHT III Date …”
=> Trên B/L cần có dấu On Board thể hiện:
Port of Loading: Anwept
Vessel: MOONLIGHT III
Date: 25/12/2010
Thứ ba, OBN cần đầy đủ các thông tin về tên tàu, cảng đi và ngày tháng đối với
B/L thể hiện cảng xếp hàng là dự định hoặc quy định tương tự liên quan.
Ví dụ: Port of Loading: intended Kobe port
=> Cần phải có OBN thể hiện các thông tin:
Port of Loading: Kobe
Vessel: … Date: …
3.3. Cảng đi, cảng đến
Cảng đi và cảng đến trên B/L đòi hỏi phải phù hợp với quy định của L/C. Tuy
nhiên, do nhiều hãng chuyên chở muốn phản ánh đầy đủ các thông tin trên bề mặt B/L từ
nơi nhận hàng để chở cho đến nơi chuyển tải, cảng dỡ nhưng phần lớn trên B/L không có
mục in sẵn chuyển tải, vì vậy, người phát hành B/L không đủ các mục in sẵn để điền
thông tin vào ô thích hợp, dẫn đến tình trạng điền thông tin vào B/L không đúng vị trí.
Những trường hợp thường gặp, đó là: tên cảng dỡ được điền vào Destination hoặc tên
cảng bốc hàng được điền vào mục Place of receipt hoặc tên cảng chuyển tải được điền
vào mục Port of unloading
Ðối với những trường hợp này, đòi hỏi có sự ghi chú để chỉ ra đúng cảng được quy
định trong L/C.
Ví dụ: L/C quy định: Port of loading: Marseilles Port of discharge: Thi Nghe
Thực tế có xảy ra chuyển tải tại Port of Anwept nên B/L thể hiện như sau: Place
of receipt: Marseilles
Port of loading: Anwept
Port of discharge: Thi Nghe

=> trên B/L cần phải có dấu On Board thể hiện:
Port of loading: Marseilles
Vessel: …
Date: …
3.4. Người chuyên chở
Người chuyên chở cần được thể hiện rõ trên B/L. Một vấn đề đặt ra đối với việc
phát hành B/L là người chuyên chở, người ký phát B/L và letter head của B/L có thể khác
nhau. Vì vậy, cần thể hiện rõ tên của người chuyên chở trên bề mặt B/L.
Tên của người chuyên chở có thể thể hiện theo những cách chính sau đây:
Thứ nhất, người ký phát chỉ rõ là đại lý cho người chuyên chở.
Ví dụ: Ở ô signature của B/L PT.Sudameris Indonesia Tbk as agent for Titanic
Line
Cách ghi này sẽ phù hợp (được chấp nhận) nếu trên B/L thể hiện:
Received by the carrier, Titanic Line
Thứ hai, người ký phát B/L chỉ rõ là đại lý của người chuyên chở mà tên của
người chuyên chở được xác định rõ trong B/L
Ví dụ: Ở ô signature của B/L: As agent for the carrier
Trong B/L thể hiện: Received by the carrier, Titanic Line
3.5. Ký hậu vận đơn
3.5.1. Tổng quan về ký hậu vận đơn
Nghiệp vụ ký hậu rất phổ biến trong thương mại quốc tế, ví dụ như ký hậu hối
phiếu - nhằm chuyển nhượng quyền nhận số tiền nhất định tại thời điểm đáo hạn trên hối
phiếu theo lệnh từ chủ thể này qua chủ thể khác, hoặc ký hậu bảo hiểm - nhằm chuyển
nhượng quyền đòi bồi thường trong trường hợp đối tượng bảo hiểm bị tổn thất từ chủ thể
này sang chủ thể khác.
Theo cách hiểu này, ký hậu vận đơn được hiểu là “hành động chuyển nhượng
quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn theo lệnh từ người nhận hàng này qua
người nhận hàng khác”. Người ký hậu sẽ ký lên mặt sau của vận đơn và trao vận đơn cho
người nhận ký hậu. Về mặt pháp lý ta có thể hiểu, ký hậu là hành động thể hiện sự chấp
nhận của người ký hậu về việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn và

chuyển nhượng nó sang cho người nhận ký hậu.
Ký hậu có ba đặc trưng cơ bản:
(i) Ký hậu là vô điều kiện: Khi ký hậu không cần phải nêu nguyên nhân, người ký
hậu không cần thiết phải thông báo cho người chuyên chở hoặc những chủ thể đã ký hậu
trước đó. Ký hậu nếu kèm theo điều kiện thì ký hậu này sẽ trở nên vô hiệu lực.
(ii) Ký hậu là sự xác nhận của người ký hậu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu
hàng hóa được mô tả trên vận đơn cho người nhận ký hậu, điều đó đồng nghĩa với việc
chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hóa sang cho người nhận ký
hậu.
(iii) Ký hậu chỉ được áp dụng đối với vận đơn theo lệnh.
Từ khái niệm, chúng ta thấy có hai chủ thể tham gia, đó là người ký hậu (endorser)
và người nhận ký hậu (endorsee). Chúng ta có thể nêu ra các vấn đề sau: Chủ thể nào là
người ký hậu? Thời điểm ký hậu? Chủ thể nào là người nhận ký hậu?
Ðối với người ký hậu, thông thường đó là người gửi hàng, ngân hàng phát hành
L/C hoặc một chủ thể thương mại khác:
(i) Khi vận đơn được lập “theo lệnh” (to order) hoặc “theo lệnh của người gửi hàng”
(to the order of shipper), thì theo tập quán, người gửi hàng phải ký hậu trong khoảng thời
gian anh ta lập và xuất trình bộ chứng từ tới cho ngân hàng được chỉ định. Trong trường hợp
này, người nhận ký hậu có thể là ngân hàng phát hành L/C hoặc người yêu cầu mở L/C.
(ii) Khi vận đơn được lập hoặc đã được ký hậu “theo lệnh của ngân hàng phát
hành” (to the order of issuing bank), thông thường, ngân hàng phát hành cần ký hậu cho
người yêu cầu mở L/C (người nhận ký hậu) trong khoảng thời gian từ lúc ngân hàng nhận
vận đơn đến sau khi người yêu cầu mở L/C làm thủ tục thanh toán tiền hàng.
(iii) Khi vận đơn được lập hoặc đã được ký hậu “theo lệnh của một chủ thể thương
mại khác” (to the order of named party), anh ta cần phải ký hậu vận đơn khi bán lại hàng hóa
cho một chủ thể khác.
3.5.2. Những vướng mắc khi kiểm tra
a) Ký hậu có cần phải đóng dấu
Hiện nay, ở thị trường Trung Ðông, châu Phi hoặc ở một số quốc gia ở Nam Mỹ
và châu Á như Trung Quốc, khi ký hậu cần phải đóng dấu thể hiện tên của doanh nghiệp.

Ðã có trường hợp, bộ chứng từ gửi đến một ngân hàng của Trung Quốc bị bắt lỗi do con
dấu đóng lúc ký hậu thể hiện đầy đủ tên doanh nghiệp là ABC Limited thay vì theo yêu
cầu của L/C là ABC Ltd. Ngân hàng phát hành vẫn cho rằng đây là một lỗi nên đã từ chối
thanh toán. Ðiều đó cho thấy, ở các thị trường này, kiểm tra việc đóng dấu và nội dung
con dấu là nghiệp vụ rất được quan tâm.
Từ phần vừa nêu trên, ta thấy có một số thị trường rất chú trọng kiểm tra việc đóng
dấu khi ký hậu trong khi đó, một số thị trường khác thì không. Từ đó đặt ra một vấn đề, liệu
rằng việc đóng dấu khi ký hậu là bắt buộc?
Vấn đề này đã được nêu ra trong ICC Official Opinion R531/TA526 -
Unpublished Opinion 2004 về việc giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng phát hành và
ngân hàng xác nhận, trong đó, ngân hàng phát hành bắt lỗi và từ chối thanh toán đối với
bộ chứng từ có vận đơn được ký hậu nhưng không được đóng dấu. Theo kết luận của
ICC, cách thức ký hậu vận đơn không thuộc về phạm vi điều chỉnh của UCP. Tuy nhiên,
theo tập quán, ký hậu có thể được thực hiện bằng cách (i) đánh máy và ký; (ii) đóng dấu
có tên của công ty và ký hoặc; (iii) toàn bộ được thực hiện bằng tay. Ở bộ chứng từ nêu
trên, việc ký hậu được thực hiện hoàn toàn bằng tay, nên ở đây không có sự sai biệt. Tuy
nhiên, quan điểm này của ICC được ban hành trước khi có UCP 600. Ðối với phiên bản
mới nhất UCP 600, tương ứng với ISBP 681.
Phiên bản ISBP 681 không có quy định riêng về cách thức ký hậu, nhưng có một
quy định chung về nghiệp vụ ký ở các chứng từ mà theo quan điểm của tác giả, có thể áp
dụng vào ký hậu vận đơn.
Ngay cả khi thư tín dụng yêu cầu ký hậu cần phải được ký và đóng dấu (document
to be “signed and stamped”), thì yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng việc thể hiện chữ
ký và tên gọi của chủ thể được thực hiện bằng đánh máy, đóng dấu hoặc hoàn toàn bằng
tay. (Ðiều 39 ISBP 681).
b) Chủ thể ký hậu - Endorser
- Trường hợp 1: Khi ký hậu có cần phải nêu rõ tên của doanh nghiệp đi kèm?
Trong vụ án giữa Hilditch Pty Ltd v Dorval Kaiun (No 2) [2007] FCA 2014, L/C
yêu cầu xuất trình trọn bộ B/L theo “lệnh của người gửi hàng và ký hậu để trống”, người
thụ hưởng xuất trình bộ vận đơn thể hiện ở mặt sau chỉ có duy nhất chữ ký, không có các

thông tin về tên công ty, chức danh của người ký. Liệu rằng chữ ký như vậy đã đủ cấu
thành nên nghiệp vụ ký hậu hoàn chỉnh?
Kiểm tra lại bộ chứng từ, các chuyên gia thấy rằng, chữ ký ở mặt sau của vận đơn
giống với chữ ký trên hóa đơn thương mại do người thụ hưởng (trùng tên với người gửi
hàng) ký phát. Nên dẫn tới kết luận là chữ ký trên mặt sau của vận đơn là hợp lệ.
Tuy nhiên, nếu như trong bộ chứng từ (ngoài B/L) không có chữ ký của người thụ
hưởng thì sao. Giả thuyết này hoàn toàn có thể xảy ra vì theo Ðiều 18 UCP 600, khi L/C
không yêu cầu, thì hóa đơn thương mại không cần phải ký. Ðể giải quyết thắc mắc này,
chúng ta viện dẫn tới Ðiều 34 UCP 600 - Miễn trách về tính hiệu lực của chứng từ và
Ðiều 14d UCP 600 - Về tính phù hợp về thông tin trên chứng từ với L/C, UCP, các chứng
từ khác và chính bản thân chứng từ đó. Nếu như ở các chứng từ khác có chữ ký kèm theo
tên gọi của người thụ hưởng (người gửi hàng), thì ngân hàng cần kiểm tra để đảm bảo
rằng chúng phù hợp. Tuy nhiên, nếu như ở các chứng từ khác không thể hiện chữ ký của
người thụ hưởng, thì ngân hàng không có trách nhiệm phải xác minh liệu rằng chữ ký này
có phải là của người thụ hưởng. Hay nói cách khác, chỉ một chữ ký trên mặt sau của vận
đơn cũng đủ cấu thành nên nghiệp vụ ký hậu (áp dụng trong trường hợp L/C yêu cầu ký hậu
để trống, còn trong trường hợp ký hậu theo lệnh hoặc đích danh, cần phải có các thông tin
này).
- Trường hợp 2: Tư cách người ký hậu - Người ký hậu có cần phải nêu rõ chức
danh của mình nắm giữ tại công ty? Ngân hàng có cần kiểm tra xem người ký có đủ thẩm
quyền để ký hậu?
Các ngân hàng thường yêu cầu chữ ký hậu phải được thực hiện bởi chủ thể có tư
cách là giám đốc công ty, nhưng thỉnh thoảng, khi kiểm tra B/L lại được ký hậu bởi phó
giám đốc hoặc trưởng phòng của công ty xuất khẩu (bên gửi hàng). Vậy trong trường hợp
này, đây có phải là một sai biệt (lỗi) trong bộ chứng từ xuất trình.
Ðối với vấn đề này, trừ khi L/C quy định rõ về chức danh của người ký hậu là
giám đốc và phải được thể hiện rõ khi ký, nếu không, người ký hậu không cần phải nêu
rõ chức danh của mình và ngay cả khi đề cập chức danh mà không phải là giám đốc, ví
dụ, phó giám đốc hoặc trưởng phòng… thì ngân hàng cũng không có quyền bắt lỗi đối
với B/L. Và trong trường hợp, cũng theo Ðiều 34 UCP 600, ngân hàng không có trách

nhiệm phải kiểm tra thẩm quyền của người ký hậu, ngược lại, ngân hàng cũng không có
quyền bắt lỗi nếu thông tin về người ký hậu được thể hiện ở một trong các cách sau: (i)
Nguyễn Văn A (Giám đốc công ty X) hoặc (ii) Nguyễn Văn A (Giám đốc công ty hoặc
trưởng phòng X) hoặc (iii) Nguyễn Văn A.
Tuy nhiên, khi L/C có yêu cầu rõ ràng về thẩm quyền của người ký hậu phải là giám
đốc, thì khi ký hậu, ông giám đốc phải ghi rõ chức danh của mình. Trong trường hợp phó
giám đốc hoặc trưởng phòng ký thay, thì trong bộ chứng từ xuất trình cần phải có Giấy ủy
nhiệm về vấn đề ký hậu.
- Trường hợp 3: Ký hậu có thể được thực hiện bởi đại lý của người gửi hàng?
Vấn đề này được đặt ra dựa trên thực tiễn nhà xuất khẩu thường ủy quyền cho
người giao nhận hàng hóa (forwarder) thực hiện việc giao hàng. Do đó, trong mục
consignee (người nhận hàng) được thể hiện là:
“ABC Logistics on behalf of (name of exporter)” (Công ty logistics ABC đại diện
cho nhà xuất khẩu…) thay vì thể hiện tên và địa chỉ của người gửi hàng thực tế. (Lưu ý:
trong trường hợp này ABC Logistics được gọi là người gửi hàng danh nghĩa).
Câu hỏi được đặt ra ở đây là, ai sẽ là người thực hiện ký hậu - nhà xuất khẩu hay
người giao nhận hàng hóa?
Thực tế là người giao nhận hàng hóa thường chỉ được ủy quyền giao hàng hóa và
chuẩn bị bộ chứng từ gửi hàng để xuất trình cho ngân hàng đòi thanh toán. Trong các
mẫu thư ủy quyền hoặc hợp đồng đối với người giao nhận hàng hóa thường không kèm
theo sự ủy quyền ký hậu vận đơn.
Theo luật pháp của quốc tế cũng như của các quốc gia liên quan tới B/L, chỉ người gửi
hàng thực tế (nhà xuất khẩu) mới là người có đủ thẩm quyền để ký hậu.
Do đó, trong trường hợp này, nếu người giao nhận hàng hóa thực hiện ký hậu thì
trong bộ chứng từ xuất trình tới ngân hàng cần có thư ủy quyền (Power of attorney hoặc
Letter of authorization) liên quan tới việc ký hậu đính kèm với vận đơn.
c) Chủ thể nhận ký hậu - Endorsee
Có những trường hợp, tên của người nhận ký hậu lại được thể hiện sai hoặc do bản
thân người gửi hàng lại muốn giao hàng cho chủ thể khác. Chính vì thế, sau khi ký hậu,
tên gọi người nhận hàng trên vận đơn khác với tên người nhận hàng thực tế được yêu cầu

trong B/L.
Ðối với bộ vận đơn thể hiện như vậy, ngân hàng hoàn toàn có quyền bắt lỗi.
Tuy nhiên, nếu người nhập khẩu thực tế muốn nhận hàng, ngân hàng có thể xử lý vấn
đề này bằng cách yêu cầu chủ thể ký hậu phát hành thư xác nhận (Letter of
confirmation) thể hiện: (i) anh ta đã sai khi nêu tên của người nhận ký hậu; (ii) nêu tên
của người nhận ký hậu thực tế; và để đảm bảo an toàn cho mình, ngân hàng cần yêu
cầu (iii) người ký hậu cần phải cam kết chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan có
thể xảy ra sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hilditch Pty Ltd v Dorval Kaiun (No 2) [2007] FCA 2014.
2. ICC R531 / TA526 - Unpublished Opinion 1995-2004.
3. Nguyen Van Anh (FB-07) Kieu Thi Thu Hang, Nguyen Le Quyen (FB-07) “BILL
OF LADING AND ENDORSEMENT PROCESS”.
4. Vlad Cioarec (International Trade Consultant, Romania) “Can an endorsement
in a B/L be made by an agent of shipper”
Thuế GTGT
Câu 16: (theo NĐ 123/2008/NĐ-CP):
- Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- những đối tượng chịu thuế GTGT:
1. Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân
nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp
mua dịch vụ gắn với hàng hoá) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt
Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân
mua dịch vụ là người nộp thuế.
Quy định về cơ sở thường trú và cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại
khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật
thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp mua dịch vụ như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị;
quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá; đào tạo; chia
cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch
vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ hoặc chia cước
cho phía nước ngoài không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú tại khoản này thực hiện
theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập cá
nhân.
3. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng:
a) Hàng hóa, dịch vụ do đối tượng nộp thuế tại Việt Nam cung cấp ở ngoài Việt Nam, trừ
hoạt động vận tải quốc tế mà chặng vận chuyển quốc tế có điểm đi và đến ở nước ngoài.
Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn
ra ở nước ngoài nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa 02 (hai) doanh nghiệp là đối
tượng nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì dịch vụ này phải
chịu thuế giá trị gia tăng đối với phần giá trị hợp đồng thực hiện tại Việt Nam, trừ trường
hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu.
b) Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng
quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước
ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không
cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật
tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán
hàng hóa, cung cấp dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế
giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
d) Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng thì
không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng khi bán tài sản, kể cả trường hợp bán tài sản
đang sử dụng để đảm bảo tiền vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.”
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại khoản này.
- Đối tượng không chịu thuế:
1. Đối với các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng qua sơ

chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt,
ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác”.
2. Đối với các sản phẩm muối quy định tại khoản 4 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng là sản
phẩm mà thành phần chính có công thức hoá học là NaCl.
3. Bảo hiểm theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm: bảo
hiểm nhân thọ; bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm người học và
các dịch vụ bảo hiểm liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và
các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; tái bảo hiểm.”
4. Một số dịch vụ quy định tại khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng được quy định
như sau:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế;
- Các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người nộp thuế giá trị gia tăng hoặc đã được
chuyển quyền sở hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế giá trị gia tăng, trừ trường
hợp là hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia
tăng.
b) Kinh doanh chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo
lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý công ty đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư
chứng khoán, dịch vụ tổ chức thị trường của các sở hoặc trung tâm giao dịch chứng
khoán, dịch vụ liên quan đến chứng khoán đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng
khoán Việt Nam, cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ, ứng trước tiền
bán chứng khoán và các dịch vụ khác theo quy định của Bộ Tài chính.
c) Chuyển nhượng vốn bao gồm việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã

đầu tư, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất kinh
doanh, chuyển nhượng chứng khoán và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy
định của pháp luật.
d) Bán nợ.
đ) Kinh doanh ngoại tệ”.
5. Dịch vụ khám, chữa bệnh quy định tại khoản 9 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng
bao gồm cả vận chuyển, xét nghiệm, chiếu, chụp, máu và chế phẩm máu dùng cho người
bệnh.
6. Đối với hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình quy định tại khoản 12
Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng nếu có sử dụng nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn đóng
góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ
nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số vốn sử dụng cho công trình
thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.
Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: người có công theo quy định của pháp luật về
người có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người
thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
7. Vận chuyển hành khách công cộng quy định tại khoản 16 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia
tăng gồm vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện theo các tuyến trong
nội tỉnh, trong đô thị và các tuyến lân cận ngoại tỉnh theo quy định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
8. Tàu bay quy định tại khoản 17 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm cả động cơ
tàu bay.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan ban hành Danh mục máy
móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở phân biệt với loại
trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương
tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân
biệt với loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm
thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; Danh mục tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại
trong nước đã sản xuất được làm cơ sở phân biệt với loại trong nước chưa sản xuất được

cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản
xuất, kinh doanh và để cho thuê.
9. Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 18 Điều 5
Luật Thuế giá trị gia tăng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, thống nhất với Bộ Tài
chính quy định cụ thể.
10. Hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 19 điều 5 luật Thuế GTGT được
quy định cụ thể như sau:
a) Đối với hàng viện trợ nhân đạo,viện trợ không hoàn lại nhập khẩu phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
bĐối với quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng.
c) Định mức hàng hóa nhập khẩu là quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực
hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng
11. Trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo
quy định tại khoản 21 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng mà có kèm theo chuyển giao máy
móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị công
nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng
được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí
tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
12. . Tài nguyên, khoáng sản chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 Luật Thuế
giá trị gia tăng là những tài nguyên, khoáng sản chưa được chế biến thành sản phẩm
khác.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc xác định
tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa được chế biến thành sản phẩm khác quy định tại
khoản này
13. Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư; duy trì
vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang
lễ.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể dịch vụ phục vụ công cộng không thuộc đối tượng chịu

thuế quy định tại khoản này.”
.
Câu 17:
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu :
Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu=Giá nhập lại cửa khẩu+Thuế nhập
khẩu(nếu có)+Thuế tiêu thụ đặc biệt(nếu có)+Thuế bảo vệ môi trường(nếu có) ).
Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
-Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn,giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế=giá
nhập khẩu+thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn giảm.
- Đối với trường hợp mua dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này giá tính
thuế là giá thanh toán ghi trong hợp đồng mua dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng
- thời điểm xác định thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu:Thời điểm đăng kí tờ khai
hải quan.
Câu 18. Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:
1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế,
hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật
Thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các hàng hoá, dịch vụ quy định tại điểm điều
khoản này.
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, bán vào
khu phi thuế quan và các trường hợp khác được coi như xuất khẩu theo quy định của
pháp luật.
b) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.
Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không
phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam.
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng
dịch vụ.
Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh
và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Tài chính quy định cụ thể các dịch vụ cung ứng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
không được áp dụng mức thuế suất 0%.
c) ) Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu quy định tại điểm a, b khoản này được áp dụng mức
thuế suất 0% phải đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Luật Thuế
giá trị gia tăng, trừ một số dịch vụ cung ứng cho hoạt động vận tải quốc tế được coi là
xuất khẩu và được áp dụng mức thuế suất 0% theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định.
d) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa
theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả
điểm đi và đến ở nước ngoài. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng
vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa”.
.
đ) Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% gồm: tái bảo
hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước
ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài
chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng
sản khai thác chưa chế biến quy định tại khoản 12 Điều 3 Nghị định này; hàng hoá, dịch
vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan.
-Thuế suất GTGT , đối với hàng hóa nhập khẩu.
-thuế suất thuế nhập khẩu được áp dụng mức 0% đối với hai nhóm mặt hàng có xuất xứ
từ CHDCND Lào gồm: thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá
Để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan 0%, hàng hóa phải
đáp ứng các điều kiện sau:
+Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do
cơ quan thẩm quyền của CHDCND Lào cấp theo quy định và được thông quan qua các
cặp cửa khẩu nêu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này. Thủ tục nhập khẩu hàng hóa
giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo nguyên tắc trừ
lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi
số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).
+Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu các mặt hàng thóc và gạo các loại theo hạn
ngạch thuế quan.

Đối với mặt hàng lá và cọng thuốc lá, chỉ những thương nhân Việt Nam có giấy phép
nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo
quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06 tháng 4 năm 2006 của Bộ Thương
mại (nay là Bộ Công Thương) hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số
12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua,
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu. Số lượng
nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công
Thương cấp.
- Từ 24/5: Áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu 3% đối với mặt hàng Hydro peroxit
(09/04/2013 14:08:00)
Đó là nội dung được quy định tại Thông tư số 39/2013/TT-BTC ngày 9/4/2013 của Bộ
Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng Hydro peroxit thuộc mã
số 2847.00.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Theo đó, Thông tư quy định tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 0% lên 3% đối với mặt
hàng Hydro peroxit, đã hoặc chưa làm rắn bằng ure, dạng lỏng thuộc mã số 2847.00.10.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/5/2013./.
-Thuế suát 10% được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa,dịch vụ ở các khâu nhập
khẩu,sản xuất gia công hay kinh doanh thương mại
Ví dụ: hàng may mặc
NHẬN DẠNG VÀ PHÒNG CHỐNG RỦI RO VỀ SỬ DỤNG THẺ NGÂN HÀNG
Phải có được sự đồng thuận, sự hợp tác giữa các Ngân hàng, xây dựng một môi trường
thật sự bảo mật, công nghệ cao trong việc phòng chống những rủi ro trong quá trình phát
hành và thanh toán thẻ Ngân hàng vì một thị trường thẻ Việt Nam an toàn và phát triển.
Hoạt động thanh toán thẻ đang phát triển ngày càng mạnh ở hầu hết các nước trên thế
giới. Ở Việt Nam, nhờ sự phát triển nhanh chóng của Công nghệ thông tin, ứng dụng
công nghệ mới trong các hoạt động Ngân hàng và sự chuyển hướng tập trung của các
Ngân hàng vào lĩnh vực bán lẻ. Công nghệ thông tin kích thích mạnh mẽ quá trình hiện
đại hoá hệ thống ngân hàng và là yếu tố tiên quyết tạo điều kiện cho sự ra đời và phát

triển mạnh mẽ của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, qua đó mang lại những lợi
ích lớn cho ngân hàng, người tiêu dùng và toàn xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay,
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình Phát hành và thanh toán thẻ khiến các Ngân hàng gặp
nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thanh toán thẻ, bởi khách hàng sử dụng thẻ,
cũng như các bên có lợi ích liên quan còn nhiều lo ngại về vấn đề này.
I. Nhận dạng các rủi ro và xu hướng rủi ro
Có nhiều cách nhận diện cũng như phân loại rủi ro khác nhau, tuỳ thuộc vào tiêu chí lựa
chọn. Tuy nhiên, có thể khái quát và tiếp cận dưới hai góc độ: (i), Rủi ro trong hoạt động
Phát hành thẻ; (ii), Rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ.
1. Rủi ro trong hoạt động Phát hành thẻ.
Ngân hàng phát hành phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau trong suốt quá trình
Phát hành thẻ: lựa chọn khách hàng, in dập, cá thể hoá thẻ, gửi thẻ cho khách hàng và
quản lý tài khoản thẻ trong quá trình sử dụng. Các rủi ro trong quá trình này, bao gồm:
Giả mạo thông tin Phát hành thẻ (fraudulent application): Khách hàng cung cấp thông tin
không trung thực về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập để được cấp thẻ và sử
dụng thẻ để chiếm đoạt tiền của ngân hàng (thường xảy ra đối với thẻ tín dụng); Rủi ro
tín dụng (credit risk): Chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán cho khoản tín dụng đã chi
tiêu từ thẻ Ngân hàng; Thẻ bị thất lạc trong quá trình gửi thẻ đến khách hàng (Mail
Intercept) và thất thoát dữ liệu trong quá trình cá thể hoá thẻ.
2. Rủi ro trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ
Hoạt động Thanh toán thẻ cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro, trong đó có sự tham gia của
Ngân hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ và các thiết bị đầu cuối (ATM, POS ). Các
loại rủi ro thường gặp trong hoạt động thanh toán thẻ bao gồm:
Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) giả mạo (Fraudulen Merchant)
ĐVCNT thông đồng với chủ thẻ: đánh cắp dữ liệu thẻ sử dụng vào mục đích
bất hợp pháp hoặc thông đồng với chủ thẻ chấp nhận thanh toán thẻ giả;
Thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ qua các phương tiện viễn thông qua
thư, điện thoại, Internet: Thay đổi số tiền trên hóa đơn, đánh cắp tiền trong tài khoản
Nhân viên ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ (Multiple
imprint)

Các ĐVCNT có tỷ lệ rủi ro cao (High Risk Merchant): Hàng hóa, dịch vụ có
giá trị lớn, có tính chất dễ chuyển đổi sang tiền mặt;

×