BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN M&H THỰC HIỆN
Ngành : KẾ TOÁN
Chuyên ngành : KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hoàng Yến
MSSV: 0954030683 Lớp: 09DKKT5
TP. Hồ Chí Minh, 07/2013
Khoa: Kế toán – Tài chính – Ngân hàng
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm……)
(1) MSSV: …………… Lớp:
(2) MSSV: …………… Lớp:
(3) MSSV: …………… Lớp:
Ngành :
Chuyên ngành :
2. Tên đề tài :
3. Các dữ liệu ban đầu :
4. Các yêu cầu chủ yếu :
5. Kết quả tối thiểu phải có:
1) trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của doanh nghiệp để đưa ra những
nhận xét thực tế và các kiến nghị nhằm hoàn thiện
2)
3)
4)
Ngày giao đề tài: ……./…… /……… Ngày nộp báo cáo: ……./…… /………
Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)
Giảng viên hướng dẫn phụ
(Ký và ghi rõ họ tên)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy. Mọi chứng từ cập nhật, kết quả và số liệu
trong báo cáo đều được phép của Công ty TNHH Kiểm toán M&H, không có sự sao
chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay có sự gian trá. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hoàng Yến
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến
LỜI CẢM ƠN
Kiến thức luôn là nền tảng cho sự thành công và là hành trang cho mỗi người
bước vào cuộc sống. Trong suốt quá trình học tập ở Trường Đại học Kỹ thuật Công
nghệ Tp.HCM, tôi đã tích lũy đư ợc nhiều kiến thức cơ bản do các Thầy, các Cô tận
tình giảng dạy, truyền đạt và đó cũng là hành trang giúp tôi bư ớc vào đời, cho tôi
rèn luyện bản thân và áp dụng những kiến thức đã được học ở trường để trở thành
người giúp ích cho xã hội.
Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn
sâu sắc đến Ban giám hiệu và quý Thầy Cô trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Tp.HCM, đặc biệt là giảng viên trực tiếp hướng dẫn, ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy, đã
quan tâm giúp đỡ, lên kế hoạch hướng dẫn cụ thể để tôi hoàn thành một cách tốt
nhất khóa luận tốt nghiệp trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Kiểm
toán M&H và toàn thể Anh Chị trong Công ty, đặc biệt là Kiểm toán viên Lê Công
Thạnh đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình làm việc. Thời gian
không nhiều nhưng đã cho tôi thêm m ột số kiến thức cơ bản về công việc kiểm
toán, điều này có ý nghĩa quan trọng cho tôi trong việc hoàn thành tốt chuyên đề tốt
nghiệp này, đồng thời tạo bước đệm cho tôi có thể tự tin bước vào nghề sau này.
Sau cùng, bằng tất cả tấm lòng và tình cảm của mình, tôi xin gửi đến các Thầy
Cô trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM cùng toàn thể Anh Chị Công ty
TNHH Kiểm toán M&H lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu 3
6. Kết cấu đề tài 3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH 4
1.1. Lý luận chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Mục tiêu 4
1.2. Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương 5
1.2.1. Bản chất 5
1.2.2. Mục tiêu 6
1.2.3. Đặc điểm 7
1.2.4. Quy định hiện hành về tiền lương và các khoản trích theo lương 8
1.2.4.1. Quy định hiện hành về tiền lương 8
1.2.4.2. Quy định hiện hành về các khoản trích theo lương 8
1.2.5. Chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương 11
1.2.6. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 12
1.3. Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và các khoản trích theo lương 14
1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính mẫu do VACPA ban hành 16
1.4.1. Chuẩn bị kiểm toán 16
1.4.1.1. Xem xét và chấp nhận khách hàng 16
1.4.1.2. Hợp đồng/ Thư hẹn kiểm toán 16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page ii
1.4.1.3. Tính độc lập của kiểm toán viên 17
1.4.1.4. Trao đổi với Ban giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán 17
1.4.1.5. Tìm hiểu về khách hàng và môi trường hoạt động 18
1.4.1.6. Tìm hiểu về chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng
18
1.4.1.7. Phân tích sơ bộ BCTC 18
1.4.1.8. Đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị 19
1.4.1.9. Trao đổi với BGĐ và cá nhân có liên quan về gian lận 19
1.4.1.10. Trao đổi với Bộ phận Kiểm toán nội bộ/ Ban Kiểm soát về gian
lận 20
1.4.1.11.Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) 20
1.4.1.12. Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu (kế hoạch – thực hiện)
21
1.4.1.13. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 21
1.4.2. Thực hiện kiểm toán 21
1.4.2.1.Kiểm tra hệ thống KSNB. 21
1.4.2.2.Tổng hợp số liệu. 22
1.4.2.3.Chương trình kiểm toán 23
1.4.2.4.Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan. 24
1.4.2.5.Soát xét các bút toán tổng hợp. 25
1.4.2.6.Kiểm tra năm đầu tiên – Số dư đầu năm tài chính 26
1.4.2.7.Soát xét giao dịch các bên liên quan 26
1.4.2.8.Soát xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính (trước
ngày phát hành báo cáo kiểm toán) 27
1.4.2.9.Kiểm tra các thông tin trong tài liệu có BCTC đã được kiểm toán 27
1.4.2.10.Soát xét tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết 28
1.4.2.11.Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót 28
1.4.3. Hoàn thành kiểm toán 29
1.4.3.1.Phê duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý 29
1.4.3.2.Soát xét chất lượng của thành viên BGĐ độc lập. 29
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page iii
1.4.3.3.Soát xét giấy tờ làm việc chi tiết 29
1.4.3.4.Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán năm nay. 30
1.4.3.5.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trước và sau điều chỉnh. 30
1.4.3.6.Bút toán điều chỉnh và phân loại lại, Các bút toán không điều chỉnh
30
1.4.3.7.Tổng hợp kết quả kiểm toán 31
1.4.3.8.Các vấn đề cần giải quyết trước ngày phát hành BCKT 31
1.4.3.9.Thư giải trình của BGĐ khách hàng 32
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN M&H THỰC HIỆN 33
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán M&H 33
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 33
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 33
2.1.3. Cơ cấu tổ chức 34
2.1.4. Đặc điểm hoạt động 36
2.2. Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty TNHH
Kiểm toán M&H 37
2.2.1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ 37
2.2.1.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 37
2.2.1.2. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 37
2.2.1.3. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 38
2.2.2. Thử nghiệm cơ bản 40
2.2.2.1. Thủ tục phân tích 40
2.2.2.2. Thử nghiệm chi tiết 43
2.3. Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
do công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện tại công ty ABC 44
2.3.1.Lập kế hoạch kiểm toán 44
2.3.1.1.Phân công nhiệm vụ 44
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page iv
2.3.1.2.Tìm hiểu về khách hàng 45
2.3.1.3.Thực hiện thủ tục phân tích 47
2.3.1.4.Đánh giá rủi ro chung 48
2.3.1.5.Xác định mức trọng yếu 50
2.3.1.6.Thiết kế chương trình kiểm toán 51
2.3.2.Thực hiện kiểm toán 53
2.3.2.1.Thủ tục chung 53
2.3.2.2.Kiểm tra phân tích khoản phải trả người lao động 54
2.3.2.3.Kiểm tra chi tiết 56
2.3.3.Hoàn thành kiểm toán 64
2.3.3.1.Soát xét giấy tờ kiểm toán của kiểm toán viên 64
2.3.3.2.Tổng hợp kết quả và phát hành báo cáo kiểm toán 64
CHƯƠNG 3
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG DO CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN M&H THỰC HIỆN 66
3.1. Nhận xét quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương do
công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện 66
3.1.1. Nhận xét tình hình chung của công ty TNHH Kiểm toán M&H ảnh
hưởng đến quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương 66
3.1.1.1. Tình hình nhân sự 66
3.1.1.2. Phân công nhiệm vụ 67
3.1.1.3. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên 68
3.1.1.4. Công cụ hỗ trợ công việc kiểm toán 68
3.1.2. Nhận xét Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
69
3.1.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 69
3.1.2.2. Thực hiện kiểm toán 70
3.1.2.3. Hoàn thành kiểm toán 72
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page v
3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản
trích theo lương do công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện 72
3.2.1. Hoàn thiện tình hình chung của công ty TNHH Kiểm toán M&H
ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo
lương 73
3.2.1.1. Tình hình nhân sự 73
3.2.1.2. Phân công nhiệm vụ 73
3.2.1.3. Giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên 74
3.2.1.4. Công cụ hỗ trợ công việc kiểm toán 74
3.2.2. Hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo
lương 75
3.2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 75
3.2.2.2. Thực hiện kiểm toán 79
3.2.2.3. Hoàn thành kiểm toán 80
KẾT LUẬN 81
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI
1
BCDKT
Bảng cân đối kế toán
2 BCKQHDKD
Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
3
BCTC
Báo cáo tài chính
4
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
5
BHXH
Bảo hiểm xã hội
6
BHYT
Bảo hiểm y tế
7
DN
Doanh nghiệp
8
KPCD
Kinh phí công đoàn
9
KSNB
Kiểm soát nội bộ
10
KTXH
Kinh tế Xã hội
11
KTV
Kiểm toán viên
12
NCTT
Nhân công trực tiếp
13
NH NNVN
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
14
NLĐ
Người lao động
15
NVBH
Nhân viên bán hàng
16
NVPX
Nhân viên phân xưởng
17
NVQLDN
Nhân viên quản lý doanh nghiệp
18
SPDD
Sản phẩm dở dang
19
TK
Tài khoản
20
TNCN
Thu nhập cá nhân
21
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page vii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 1.1.
Tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm từ 01/01/2010 – 31/12/2013
Bảng 1.2.
Mức giảm trừ gia cảnh theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2009 -
2013
Bảng 2.1.
Các thủ tục phân tích và đánh giá tổng quát chu trình tiền lương và
các khoản trích theo lương
Bảng 2.2.
Bảng cân đối kế toán công ty ABC (trích yếu)
Bảng 2.3.
Bảng phân tích chi phí lương năm 2012
Bảng 2.4.
Soát xét hệ thống KSNB tại công ty ABC
Bảng 2.5.
Xác định mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương
Bảng 2.6.
Chương trình ki ểm toán của chu trình tiền lương do công ty
TNHH Kiểm toán M&H thực hiện (E430)
Bảng 2.7.
Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng tại công ty ABC
Bảng 2.8.
Thống kê tiền lương theo tháng và theo bộ phận
Bảng 2.9.
Kiểm tra nghĩa vụ phải trả người lao động
Bảng 2.10.
Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của phải trả người lao động
Bảng 2.11.
Kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của khoản trích theo lương
Bảng 2.12.
Kiểm tra chi tiết các khoản phải trả phải, nộp khác theo lương
Bảng 3.1.
Câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1.
Lưu đồ chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 1.1.
Chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
Sơ đồ 1.2.
Hạch toán tổng hợp thanh toán với người lao động
Sơ đồ 1.3.
Hạch toán tổng hợp quỹ KPCD, BHXH, BHYT, BHTN
Sơ đồ 2.1.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công
ty Kiểm toán M&H
Sơ đồ 2.2.
Mô hình tổ chức phòng kiểm toán
Sơ đồ 2.3.
Chu trình tiền lương tại công ty ABC
Sơ đồ 3.1.
Lưu đồ chu trình tiền lương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự ra đời và phát triển của các tổ chức kiểm toán độc lập là xu hướng tất yếu,
khách quan có tính quy luật của kinh tế thị trường. Kiểm toán độc lập chính là công
cụ quản lý kinh tế, tài chính quan trọng góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền
kinh tế thị trường. Cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, kiểm toán đã được hình
thành và đi vào hoạt động ở Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của các công ty
kiểm toán độc lập trong những năm qua ở nước ta đã chứng tỏ điều này. Một trong
những hoạt động chủ yếu mà các Công ty kiểm toán độc lập cung cấp cho khách
hàng là hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính phản ánh kết quả tình hình hoạt động và tài chính của doanh
nghiệp nói chung trên mọi khía cạnh trọng yếu của quá trình kinh doanh.Và trong
mỗi doanh nghiệp, tiền lương đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là
một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp mà nó còn là nguồn động lực khuyến khích
người lao động làm việc. Mỗi doanh nghiệp đều có chính sách lương khác nhau,
chính sách lương thể hiện chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với người lao
động và khuyến khích họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Làm thế nào để có một
chính sách lương hợp lý để khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả và tiết
kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp luôn là một câu hỏi lớn của các doanh nghiệp
trên thị trường hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, trên kết quả đạt được từ đề tài
thực tập tại Công ty Kiểm toán M&H, tôi đã phát triển lên thành đề tài khóa luận tốt
nghiệp: “Quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong thời gian thực tập, phần hành tôi thực hiện nhiều nhất là khoản phải trả
người lao động và các khoản trích theo lương, tôi nhận thấy được những ưu điểm
cũng như những nhược điểm nhất định. Qua đó, tôi muốn góp ít khả năng, kiến thức
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 2
và kinh nghiệm nhỏ bé của mình đ ể hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và
các khoản trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH
Kiểm toán M&H thực hiện.
Tuy nhiên, đề tài lựa chọn là một vấn đề mang tính chất trọng yếu trong kiểm
toán báo cáo tài chính. Trong khuôn khổ quy định của khóa luận tốt nghiệp, tôi
nhận thấy còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn và đó là cơ sở, định hướng phát
triển nghiên cứu làm đề tài cao học của tôi trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp như sau
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quy trình kiểm toán báo cáo tài
chính.
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quy trình kiểm toán tiền lương và
các khoản trích theo lương.
- Tìm hiểu và đánh giá Quy trình Kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo
lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán M&H
thực hiện.
- Đánh giá thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện trong quy trình kiểm toán
nói chung và quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói
riêng do công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Trong quá trình thực tập, tôi chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin tại đơn vị
khách hàng mà tôi trực tiếp tham gia kiểm toán do công ty TNHH Kiểm toán
M&H phân công. Từ việc tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm toán, tôi đã
được thực hiện cụ thể trên phần hành liên quan đến đề tài (Phương pháp thực
hành).
- Sau thời gian thực tập, phương pháp hết sức quan trọng để hoàn thành tốt bài
báo cáo này là tôi phải thường xuyên tham khảo ý kiến của Ths. Ngô Thị Mỹ
Thúy – giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp để có phương pháp thu
thập thông tin thích hợp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 3
- Tôi thường xuyên tìm hiểu các văn bản, tài liệu, liên quan đến đơn vị và vấn
đề kiểm toán được chọn lọc trong đề tài (Phương pháp nghiên cứu tài liệu).
- Trong số các công ty khách hàng của công ty TNHH Kiểm toán M&H, tôi
phải chọn lọc một công ty khách hàng phù hợp để viết báo cáo (Phương pháp
chọn mẫu).
- Từ thực trạng đã nghiên cứu, tôi đối chiếu cơ sở lý thuyết với quy trình kiểm
toán chung của Công ty TNHH Kiểm toán M&H, đối chiếu quy trình kiểm
toán chung thực tế áp dụng với quy trình kiểm toán mẫu VACPA (Phương
pháp so sánh).
5. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả đạt được của đề tài nghiên cứu trên hết là đưa ra được một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo lương
nói riêng và khắc phục những khó khăn trong hoạt động trong công ty TNHH Kiểm
toán M&H nói chung.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài khóa luận tốt nghiệp của tôi gồm 3 chương
- Chương 1: Lý luận chung về quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản
trích theo lương trong kiểm toán báo cáo tài chính.
- Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán tiền lương và các khoản trích theo
lương trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán M&H
thực hiện.
- Chương 3: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện quy trình kiểm toán tiền lương và
các khoản trích theo lương do Công ty TNHH Kiểm toán M&H thực hiện.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 4
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Lý luận chung về Kiểm toán Báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhưng hiện nay định nghĩa được
chấp nhận rộng rãi là
“Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin
được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin
đó với các chuẩn mực đã đư ợc thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện
bởi các kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập” (Auditing: An integrated
approach, A. A. Arens & J. K. Locbbecke, Prentice Hall 1997)
Có nhiều cách để phân loại kiểm toán theo những tiêu thức khác nhau
- Phân loại kiểm toán theo bộ máy quản lý: bao gồm kiểm toán Nhà nước, kiểm
toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
- Phân loại kiểm toán theo đối tượng kiểm toán thì có ba loai: Kiểm toán báo
cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Trong đó, kiểm toán
báo cáo tài chính là loại phổ biến nhất. Theo PGS.TS Vương Đình Hu ệ:
“Kiểm toán BCTC là sự kiểm tra trình bày ý kiến nhận xét của KTV về tính
trung thực, hợp lý, tính hợp thức và hợp pháp của BCTC”.
Đối tượng của kiểm toán BCTC là BCTC. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 200: “BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính của
đơn vị”.
1.1.2. Mục tiêu
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200, khoản 11 xác định: “Mục tiêu của
kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 5
ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ
kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản
ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm
toán báo cáo tài chính còn giúp đơn v ị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót
để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”.
1.2. Lý luận chung về tiền lương và các khoản trích theo lương
1.2.1. Bản chất
Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp
trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc.
Về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác,
tiền lương còn là đòn b ẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích
thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ.
Người lao động là tài sản của doanh nghiệp, do đó để thu hút được nguồn nhân
lực chất lượng cao thì mỗi doanh nghiệp đều có chính sách lương của riêng mình.
Chính sách lương thể hiện chiến lược kinh doanh cũng như chính sách đãi ngộ của
doanh nghiệp đối với người lao động và gắn kết họ lâu dài với doanh nghiệp.
Khoản mục tiền lương là một chu trình quan trọng trong nhiều đơn vị, vừa
phản ánh đầu vào (chi phí tiền lương) vừa là cơ sở để xác định chi phí đầu ra (giá
thành sản phẩm/dịch vụ). Chi phí tiền lương có liên quan mật thiết với các nghĩa vụ
phải thực hiện, như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, thuế TNCN, nên nếu xảy ra
sai phạm có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng.
Trong BCTC khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan
đến những khoản mục sau
- Đối với BCDKT: hàng tồn kho, phải trả người lao động, chi phí phải trả, các
khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, quỹ khen thưởng phúc lợi.
- Đối với BCKQHDKD: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (nếu đơn vị
có trả lương, thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm, dịch vụ của công ty), giá
vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 6
1.2.2. Mục tiêu
Một là, nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi chép thì
thực sự đã xảy ra và số dư tài khoản tiền lương, các khoản trích theo lương thực sự
tồn tại. Doanh nghiệp có thể vô tình hoặc cố ý ghi chép các nghiệp vụ thanh toán
lương cho các nhân viên không cung cấp bất cứ lao vụ hoặc dịch vụ gì cho tổ chức
đó (Hiện hữu).
Hai là, tất cả các nghiệp vụ tiền lương và các khoản trích theo lương đã xảy ra
thì đều được ghi chép đầy đủ trong sổ sách, báo cáo kế toán. Trường hợp đơn vị
không ghi chép một khoản thanh toán lương cho nhân viên thì chi phí ti ền lương và
các khoản phải thanh toán cũng như tài sản có liên quan sẽ bị trình bày không đúng
với thực tế (Đầy đủ).
Ba là, kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích
hợp để khẳng định tính trung thực và hợp lý của các nghiệp vụ về tiền lương và các
khoản trích theo lương, tất cả thông tin tài chính trọng yếu có liên quan tới chu trình
đều được trình bày phù hợp với các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán hiện hành
(Đánh giá).
Bốn là, đơn vị phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lương, các khoản trích trên tiền
lương theo đúng chế độ tài chính kế toán hiện hành (Nghĩa vụ).
Năm là, nghiệp vụ tiền lương và các số dư có liên quan nghĩa là nh ững giá trị
đã ghi chép về các nghiệp vụ tiền lương hợp lệ là đúng. Trường hợp đơn vị ghi chép
không chính xác, có thể do sử dụng mức lương để tính lương sai, hoặc do mức khấu
trừ không tính đúng theo tỉ lệ qui định, hoặc có thể do tổng số tiền lương tính toán
sai về mặt số học. Các sai phạm về tính giá trong nghiệp vụ tiền lương đều dẫn đến
làm tăng hoặc giảm hơn so với thực tế đối với số chi phí tiền lương và số tiền lương
phải thanh toán cho công nhân viên và những tài sản khác (Ghi chép chính xác).
Mục tiêu sau cùng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương phải được
trình bày vào các tài khoản thích hợp. Sai phạm có thể xảy ra, chi phí nhân công
trực tiếp lại được phản ánh vào tài khoản chi phí khác chi phí bán hàng, dẫn đến sai
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 7
lệch trong chi phí và ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho cũng như nh ững tài sản
khác có liên quan trên BCTC (Trình bày và công bố).
Trong đó, mục tiêu ghi chép chính xác có ý nghĩa quan tr ọng trong việc lập
báo cáo khoản thuế phải nộp và phải nộp khác có liên quan tới tiền lương.
1.2.3. Đặc điểm
Thứ nhất, chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi
phí lớn trong hầu hết các doanh nghiệp cũng như các tổ chức khác.
Thứ hai, chi phí tiền lương được xem là một khoản mục trọng yếu khi xác
định giá trị hàng tồn kho của các công ty sản xuất và xây dựng vì nếu việc phân loại
và phân bổ chi phí tiền lương mà không đúng đắn cho các đối tượng chịu chi phí thì
sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu về giá trị sản phẩm dở dang và trị giá hàng tồn kho do
đó ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, chu trình tiền lương trải qua nhiều khâu (thu thập thông tin, tính toán),
liên quan đến người lao động, những tài sản nhạy cảm như tiền, séc nên dễ bị tính
toán sai và là đối tượng dễ bị tham ô, chiếm dụng. Các hành vi gian lận thường gặp
- Một là, khai khống nhân viên, đây là hành vi tính toán, thanh toán cho người
lao động không làm việc ở đơn vị hoặc đã chấm dứt hợp đồng, không còn làm
việc ở đơn vị nữa. Thường thì ngư ời tiến hành hành vi gian lận này là nhân
viên phụ trách tiền lương, chấm công. Minh họa, trong một cơ cấu kiểm soát
nội bộ mà người chấm công đó có thể ghi giờ hàng ngày cho nhân viên và
chứng nhận vào thẻ thời gian vào lúc cuối kỳ. Nếu người này cũng làm công
tác thanh toán lương cho nhân viên thì có nhiều cơ hội để gian lận xảy ra.
- Hai là, khai khống số giờ làm việc, là hành vi ghi sổ số giờ làm việc nhiều hơn
thực tế. Thường thì khách hàng dễ ngăn ngừa hình thức gian lận này bằng các
quá trình kiểm soát thích hợp như: sử dụng máy ghi giờ, đưa bảng chấm công
về cho các bộ phận để các bộ phận đó tiến hành chấm công và công bố công
khai cho nhân viên trong phòng, hơn là để kiểm toán viên phát hiện ra nó.
- Ba là, hành vi gian lận dưới hình thức tính toán bảng lương không chính xác
thường xảy ra khi người lập bảng lương cũng phụ trách phát lương nhân viên.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 8
- Bên cạnh đó, trong thực tế thường xảy ra ở nhiều đơn vị như quy trình tuyển
dụng không đúng, hợp đồng lao động ký sai, xác định mức lương, hệ số lương,
đơn giá lương, thời điểm tăng lương không đúng quy định.
1.2.4. Quy định hiện hành về tiền lương và các khoản trích theo lương
Kinh nghiệm đầu tay của công việc kiểm toán đó chính là “Cập nhật luật –
hiểu luật – thực hiện theo luật”. Do vậy, cập nhật văn bản luật hiện hành, hiểu được
nội dung của luật và thực hiện kiểm toán theo văn bản luật hiện hành liên quan đến
đối tượng được kiểm là một vấn đề thiết yếu.
1.2.4.1. Quy định hiện hành về tiền lương
Về tiền lương, được quy định rõ trong Bộ luật Lao động của Nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam – Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 06 năm 1994 và đã đư ợc
sửa đổi, bổ sung theo
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 35/2002/QH10
ngày 02/04/2002 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2003;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động số 74/2006/QH11
ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007;
- Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động số 84/2007/QH11 ngày
02/04/2007 có hiệu lực thi hành từ ngày công bố.
- Quy định về tiền lương được cụ thể trong Bộ luật lao động Việt Nam, theo dõi
văn bản Luật hiện hành năm 2012, Chương VI. Tiền lương/ Bộ luật lao động
số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012 có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2013.
Ngoài ra, KTV cần theo dõi thông tư, nghị định ban hành về vấn đề liên quan.
1.2.4.2. Quy định hiện hành về các khoản trích theo lương
Bảng 1.1. Tỷ lệ đóng các khoản bảo hiểm từ 01/01/2010 – 31/12/2013
Thời gian áp dụng
Người sử dụng lao động (%)
20% - 21%
Người lao động (%)
8.5% - 9.5%
Tổng
cộng
(%)
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ
BHXH
BHYT
BHTN
Từ 01/2010 – 12/2011
16
3
1
2
6
1,5
1
30,5
Từ 01/2012 – 12/2013
17
3
1
2
7
1,5
1
32,5
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 9
Bảo hiểm xã hội – TK 3383
BHXH được hình thành do việc trích lập theo quy định trên tiền lương phải trả
cho người lao động trong kỳ. Từ ngày 01/01/2012, tăng mức đóng BHXH thêm 2%.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập BHXH theo tỷ
lệ 24% trên tổng số tiền lương cơ bản đóng BHXH. Trong đó, 17% tính vào chi phí
sản xuất và 7% trừ vào lương của người lao động.
Theo dõi chế độ hiện hành, toàn bộ sổ trích BHXH được nộp lên cơ quan quản
lý và trợ cấp cho người lao động thông qua các trường hợp: nghỉ hưu, nghỉ mất sức
lao động. Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho
người lao động bị ốm đau, thai sản, trên cơ sở chứng từ hợp lý hợp lệ như: Phiếu
nghỉ hưu BHXH và các chứng từ liên quan khác.
Theo công văn số 555/BHXH -THU hướng dẫn, đơn vị được giữ lại 2% quỹ
tiền lương, tiền công đóng BHXH của những người lao động tham gia BHXH để
chi trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng các chế độ ốm đau, thai sản
và thực hiện quyết toán hằng quý với cơ quan BHXH.
- Hàng quý, cơ quan BHXH sẽ tổng hợp số ch i BHXH cho người lao động đã
được duyệt theo danh sách;
- Trường hợp số chi BHXH thấp hơn 2% giữ lại hoặc không sử dụng, đơn vị
phải nộp số chênh lệch thừa về cơ quan BHXH trong 30 ngày đầu của quý sau.
Hết thời hạn này, nếu không nộp, đơn vị phải chịu lãi chậm theo quy định.
- Trường hợp kinh phí 2% để lại không đủ chi, đơn vị có thể gửi văn bản đề
nghị cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí bổ sung để chi trả kịp thời cho người
lao động hoặc cơ quan BHXH sẽ chuyển trả cho đơn vị trong 30 ngày đầu của
quý sau.
Bảo hiểm y tế – TK 3384
BHYT là quỹ dùng để khám chữa bệnh cho người lao động có tham gia đóng
góp quỹ. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp trích BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên
tổng số tiền lương cơ bản phải trả trong tháng cho người lao động. Trong đó, trích
3% tính vào chi phí sản xuất và 1,5% trừ vào lương của người lao động.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 10
Theo chế độ toàn quỹ được nộp lên cơ quan chuyên trách để quản lý và trợ cấp
cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
Bảo hiểm thất nghiệp – TK 3389
Theo điều 102 Luật BHXH, nguồn hình thành quỹ như sau
Người lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN.
Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công hành tháng đóng
BHTN của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hằng tháng, Nhà
nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm
chuyển một lần.
Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao động
chịu 1% và Doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí.
Kinh phí công đoàn – TK 3382
KPCĐ dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn ở đơn vị cấp trên và toàn bộ
doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích 2% KPCĐ
trên số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng và được tính vào chi phí sản
xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động.
Toàn bộ số KPCĐ, một phần phải nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một
phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân – TK 3335
Bảng 1.2. Mức giảm trừ gia cảnh theo Luật thuế thu nhập cá nhân 2009 - 2013
Mức giảm trừ/tháng
Luật thuế thu nhập cá nhân
Số 04/2007/QH12
Số 26/2012/QH13
Từ 01/01/2009 - 30/06/2013
Từ 01/07/2013
Đối tượng nộp thuế
4.000.000 đồng
9.000.000 đồng
Người phụ thuộc
1.600.000 đồng
3.600.000 đồng
Như vậy, theo Luật thuế thu nhập cá nhân Số 04/2007/QH12, mức giảm trừ
gia cảnh được áp dụng cho bản thân là 4.000.000 đồng/tháng và cứ một người phụ
thuộc được giảm trừ là 1.600.000 đồng/tháng. Và từ ngày 01/07/2013 thì mức giảm
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 11
trừ gia cảnh cho bản thân thay đổi lên mức là 9.000.000 đồng/tháng và cứ một
người phụ thuộc được giảm trừ là 3.600.000 đồng/tháng.
Theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, các khoản thu nhập phải khấu trừ
tính thuế thu nhập cá nhân
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
- Thu nhập từ đầu tư vốn;
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán;
- Thu nhập từ các hình thức trúng thưởng;
- Thu nhập từ bản quyền;
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
1.2.5. Chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
Việc phân chia giữa chức năng nhân sự với chức năng thanh toán tiền lương là
hết sức cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong việc thanh toán cho những nhân viên
khống. Bởi vì chỉ có phòng nhân sự mới có điều kiện để đưa thêm danh sách nhân
viên vào sổ nhân sự và chỉ có phòng kế toán tiền lương mới có điều kiện tiến hành
thanh toán lương cho người lao động. Nên việc tách bạch trách nhiệm này sẽ hạn
chế nhân viên của bộ phận nhân sự làm các hồ sơ nhân sự giả tạo, đồng thời các
Bộ phận kế toán tiền lương
- Tính lương, thưởng và lập bảng thanh toán lương, thưởng và các
khoản phải nộp, phải trả
- Ghi chép số sách kế toán
- Thanh toán lương, thưởng và các khoản liên quan.
Sơ đồ 1.1. Chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương
Bộ phận hoạt động
Có chức năng theo dõi th ời gian, khối
lượng công việc hoàn thành
- Chấm công, theo dõi thời gian lao động
- Xác nhận công việc/lao vụ hoàn thành
- Duyệt thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn
lao động , ngừng sản xuất, ngừng việc
Bộ phận nhân sự
Chức năng tuyển dụng và thuê
mướn
- Tuyển chọn, thuê mướn
- Lập báo cáo tình hình nhân sự
- Lập sổ nhân sự
- Lập hồ sơ nhân sự
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 12
nhân viên của bộ phận tiền lương chỉ có thể thanh toán cho những ai có tên trong
danh sách của sổ nhân sự với các mức lương đã được ấn định cụ thể. Sự kết hợp của
hai chức năng này lại một sẽ tạo điều kiện để gian lận và sai phạm nảy sinh.
1.2.6. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
TK 111,112
TK 3383
TK 353
TK 642
TK 641
TK 141
TK 138
TK 622
TK 334
TK 627
Thanh toán thu nhập
cho NLĐ
BHXH phải trả cho
NLĐ
Tiền thưởng từ quĩ
khen thưởng phải trả
cho NLĐ
Khấu trừ khoản phải
thu khác
Khấu trừ khoản tạm
ứng thừa
TL, thưởng phải trả cho
NVQLDN
TL, thưởng phải trả cho
NVBH
TL, tiền thưởng phải trả
cho NVPX
TL, thưởng phải trả
cho NCTT
TK 335
Thu hộ cho cơ quan
khác hoặc giữ hộ
NLĐ
Trích trước
NVPX
TLNP thực tế
phải trả
Sơ đồ 1.2. Hạch toán tổng hợp thanh toán với người lao động
TK 338
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Thị Mỹ Thúy
SVTH: Nguyễn Thị Hoàng Yến Page 13
TK 351 “Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm”
Khi thực hiện kiểm toán trong năm 2012 phải lưu ý thông tư s ố 180/2012/TT-
BTC, thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2012 thay thế cho Thông tư
số 82/2003/TT-BTC ngày 14/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn trích lập, quản lý,
sử dụng và hạch toán Quỹ trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp.
- Khi chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động từ nguồn dư Quỹ tại thời
điểm 31/12/2011 ghi
Nợ TK 351
Có các TK 111, 112, …
- Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong năm tài chính được
hạch toán vào CPQLDN, ghi
Nợ TK 642
Có các TK 111, 112,
- Trường hợp số tiền chi trả trợ cấp mất việc làm trong năm phát sinh lớn, hạch
toán vào chi phí của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, doanh nghiệp được hạch
toán phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau, thời gian phân bổ tối
đa là 3 năm, sau khi chi trả ghi
Nợ TK 242
Có các TK 111, 112,
- Khi phân bổ ghi
Nợ TK 642
Có TK 242
- Nguồn dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (nếu có) khi
lập báo cáo tài chính năm 2012 hạch toán tăng thu nhập khác của doanh
nghiệp ghi
Nợ TK 351
Có TK 711