Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Giải Quyết Tranh Chấp Về Lãi Suất Trong Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Từ Thực Tiễn Xét Xử Sơ Thẩm Của Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.52 KB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG THỊ HOÀNG QUYÊN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN
XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Hà Nội - 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG THỊ HOÀNG QUYÊN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN
XÉT XỬ SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN TUYẾN


Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phùng Thị Hồng Quyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG TẠI TỊA ÁN ...................................................................................... 8
1.1. Bản chất của tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng .... 8
1.2. Khái niệm giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng
ngân hàng .................................................................................................... 19
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ LÃI
SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ ................................. 30
2.1. Cơ sở pháp lý của việc giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp
đồng tín dụng ngân hàng ............................................................................. 30
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng
ngân hàng tại Tịa án nhân dân thị xã Phú Thọ ........................................... 44
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ
PHÚ THỌ....................................................................................................... 55
3.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về lãi
suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án .................................... 55
3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án .......................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự
HĐTD

: Hợp đồng tín dụng

KDTM

: Kinh doanh thương mại

TAND

: Tòa án nhân dân

TCTD


: Tổ chức tín dụng


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng vụ án tranh chấp HĐTD được giải quyết tại TAND Thị xã
Phú Thọ giai đoạn từ 2016-2019..................................................................... 45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lãi suất là công cụ được các ngân hàng sử dụng trong hoạt động cho
vay – một trong những hoạt động chính mang lại nguồn thu cho ngân hàng.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng như nền kinh tế đang phát triển
mạnh mẽ như hiện nay, việc các cá nhân, tổ chức tiến hành vay ngân hàng
thông qua các hợp đồng tín dụng để phát triển hoạt động kinh doanh đang
ngày càng gia tăng về số lượng. Tuy nhiên, điều này đồng thời kéo theo một
thực tế là các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng ngân hàng, đặc biệt
là điều khoản về lãi suất cũng ngày càng nhiều.
Trong những năm qua, để quản lý hiệu quả các quan hệ xã hội trong
lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là liên quan đến hợp đồng tín dụng
ngân hàng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh vấn đề này như: Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật các tổ chức tín
dụng cùng với các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, trong nền
kinh tế thị trường hiện nay các giao dịch dân sự, đặc biệt là các giao dịch
thơng qua hợp đồng tín dụng ngân hàng diễn ra ngày càng nhiều trên phạm vi
rộng, làm phát sinh thêm nhiều trường hợp mà pháp luật chưa thể bao quát và
cập nhật để điều chỉnh được tồn bộ. Chính vì thế, cần phải hoàn thiện hơn hệ
thống pháp luật liên quan đến hợp đồng tín dụng ngân hàng nói chung, điều
khoản về lãi suất nói riêng để tránh những tranh chấp khơng đáng có xảy ra và

nếu có xảy ra thì các cá nhân, cơ quan có liên quan cũng có được cơ sở pháp
lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng.
Tịa án đóng một vai trị quan trọng và khơng thể thiếu trong việc giải
quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng ngân hàng, đặc biệt là
tranh chấp xung quanh điều khoản lãi suất. Việc giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ điều khoản lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng của Tịa
án đóng vai trị rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của nhà

1


nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giữ gìn trật tự an tồn
xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá
trình giải quyết, trên thực tế có những yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan
dẫn đến việc giải quyết tranh chấp của Tòa án khơng được thực hiện một cách
có hiệu quả, cần có những giải pháp được rút ra từ thực tiễn để nâng cao hiệu
quả cơng tác này.
Chính vì những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Giải quyết
tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử
sơ thẩm của Tòa án nhân dân thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận
văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, trong những năm qua đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu về đề tài pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp
đồng tín dụng ngân hàng nói chung và về lãi suất trong hợp đồng tín dụng nói
riêng. Có nhiều tác giả đã cơng bố những bài báo khoa học trên các tạp chí
chun ngành có uy tín như Tạp chí Kiểm sát và Tạp chí Tịa án nhân dân.
Trong đó:
- Tác giả Đồn Đức Lương có bài viết “Vướng mắc trong áp dụng
pháp luật tính lãi suất trong hợp đồng tín dụng” đăng trên Tạp chí Kiểm sát

số 23/2016 [19]. Nội dung của bài viết nêu lên thực tiễn giải quyết tranh chấp
lãi suất vay và lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng tín dụng, phân tích các quy
định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về lãi suất và lãi suất quá hạn trong hợp
đồng vay. Từ đó, đưa ra những kiến nghị về việc ban hành văn bản hướng dẫn
áp dụng các quy định về tính lãi suất trong hợp đồng tín dụng.
- Tác giả Hồng Thị Liên đăng trên Tạp chí Kiểm sát số Xuân 2015 bài
viết “Trao đổi về tình trạng vượt trần lãi suất trong các hợp đồng tín
dụng”[17], với nội dung liên quan tới thực trạng vấn đề vượt trần lãi suất hợp đồng tín dụng cho vay lãi nặng và việc kiểm sát. Ngồi ra, tác giả cịn

2


phân tích việc vận dụng hướng dẫn để lách luật, không bảo vệ bên yếu thế và
đưa ra một số đề nghị để khắc phục tình trạng này.
- Tác giả Đoàn Đức Lương cũng đề cập đến vấn đề này qua bài viết
“Vướng mắc trong áp dụng pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và
hợp đồng vay tiền” trên Tạp chí Tịa án nhân dân số 20/2013 [18]. Bài viết
phân tích các quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng và
hợp đồng vay tiền, những điểm còn hạn chế của những quy định này và
vướng mắc trong việc áp dụng những quy định này trên thực tế.
- Tác giả Phạm Vũ Ngọc Quang cũng đưa ra quan điểm của mình qua
bài viết “Cần áp dụng đúng quy định của pháp luật trong việc giải quyết
tranh chấp hợp đồng tín dụng về lãi suất” trên Tạp chí Kiểm sát số 9/2014
[29].
Bên cạnh đó, cịn có những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận
tốt nghiệp… cũng lựa chọn vấn đề về lãi suất trong hợp đồng tín dụng làm đề
tài nghiên cứu. Trong đó:
- Nguyễn Hưng lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về lãi suất trong
hợp đồng tín dụng tại Tòa án” làm đề tài luận văn do TS. Vũ Thế Hoài hướng
dẫn vào năm 2019 [15]. Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ các khó khăn,

vướng mắc trong quá trình giải quyết các tranh chấp về lãi suất hợp đồng tín
dụng tại Tịa án nhằm góp phần giải quyết những bất cập và sự chưa thống nhất
trong hướng xử lý của Tòa án đối với những trường hợp mà quy định của pháp
luật còn bỏ ngỏ và những vấn đề phát sinh trong thời điểm có những sự điều
chỉnh, thay thế của hàng loạt các Bộ luật và luật trong thời điểm hiện nay, từ đó
góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về cả nội dung và hình thức.
- Phạm Thị Mỹ Nhanh có luận văn về đề tài “Giải quyết tranh chấp
hợp đồng tín dụng tại Tịa án” do PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện hướng dẫn
năm 2018 [25]. Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận
về hợp đồng tín dụng và giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tịa án,

3


thông qua các bản án thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật trong xét xử
vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết các vụ án tranh chấp hợp đồng tín
dụng tại Tòa án.
- Năm 2017, Lê Thành Trung lựa chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng pháp
luật về lãi suất trong giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Ngân hàng tại
Tòa án” làm đề tài luận văn do TS. Nguyễn Hạnh hướng dẫn [44]. Luận văn
nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về lãi suất tín dụng, giải quyết về
lãi suất trong tranh chấp hợp đồng dụng tại Tịa án, những khó khăn, vướng
mắc trong q trình giải quyết các tranh chấp về lãi suất của hợp đồng tín
dụng tại Tịa án làm cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp hoàn thiện.
- Nguyễn Anh với đề tài luận văn “Giải pháp pháp lý đển hạn chế và
khắc phục tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng” do PGS.TS. Nguyễn
Văn Vân [1] hướng dẫn bàn về những vấn đề lý luận về hợp đồng tín dụng và
tranh chấp hợp đồng tín dụng; thực trạng tranh chấp và áp dụng pháp luật để

giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng cũng như các giải pháp pháp lý để
ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp hợp đồng tín dụng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, tuy rằng
cũng đã có các cơng trình nghiên cứu về các quy định của pháp luật hoặc giải
quyết tranh chấp liên quan đến điều khoản lãi suất trong hợp đồng tín dụng tại
Tòa án. Tuy nhiên, các đề tài thường nghiên cứu sâu về một trong hai vấn đề
trên, vẫn cịn ít cơng trình nghiên cứu một cách tổng hợp hoặc dù có thì đã từ
giai đoạn trước đây, chưa cập nhật những vấn đề cũng như những quy định
của pháp luật mới nhất hiện nay. Chính vì vậy, trong luận văn của mình,
ngồi việc nghiên cứu các quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam về lãi
suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng, tác giả cịn đề cập đến thực trạng giải
quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề này tại Tòa án, đặc biệt là tại Tòa

4


án nhân dân thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc
những thành quả nghiên cứu đã có từ trước và tiếp tục nghiên cứu những
khoảng trống còn chưa được khai thác, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất để
hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết
các tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tịa án nói
chung và Tịa án nhân dân thị xã Phú Thọ nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu những quy định pháp luật trong
các văn bản pháp luật Việt Nam về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân
hàng và đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này tại Tòa án
nhân dân thị xã Phú Thọ, từ đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm
bổ sung, hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp tại đơn vị này.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài phải thực hiện các nhiệm

vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp luật về lãi suất trong hợp
đồng tín dụng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết các tranh chấp phát sinh về
lãi suất trong hợp đồng tín dụng tại Tịa án nhân dân thị xã Phú Thọ;
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về lãi suất trong hợp
đồng tín dụng ngân hàng, hồn thiện công tác thực thi và áp dụng pháp luật
trên thực tế tại cơ quan nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định pháp luật trong
các văn bản pháp luật Việt Nam về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân
hàng; các vấn đề lý luận và thực tiễn về tranh chấp và giải quyết tranh chấp
liên quan đến lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng; thực tiễn tại Tòa án
nhân dân thị xã Phú Thọ.

5


Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các văn bản pháp luật Việt Nam có
quy định về vấn đề nghiên cứu như: Bộ luật dân sự 2005, Bộ luật dân sự
2015, Luật thương mại 2005, Luật các tổ chức tín dụng 2010… cùng các văn
bản dưới luật hướng dẫn thi hành, sửa đổi, bổ sung, làm rõ các điều khoản có
liên quan. Bên cạnh đó, luận văn cịn nghiên cứu các số liệu, báo cáo thống
kê, tổng kết về thực tiễn giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến lãi suất
trong hợp đồng tín dụng ngân hàng của ngành Tòa án, đặc biệt là Tòa án nhân
dân thị xã Phú Thọ.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật
lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà

nước pháp quyền, về chính sách ban hành và hồn thiện pháp luật liên quan
đến lĩnh vực kinh tế, ngân hàng.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
cụ thể và đặc thù của khoa học luật như: phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch, phương pháp quy
nạp; phương pháp thống kê để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng
các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có những kết quả nghiên cứu với ý nghĩa cả về phương diện
lý luận và thực tiễn. Kết quả của cơng trình này sẽ góp phần hoàn thiện các
quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng; chỉ ra
được những khó khăn trong cơng tác giải quyết tranh chấp về vấn đề này tại
Tịa án, ngun nhân của những khó khăn đó và đóng góp một số giải pháp
khắc phục để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế.
Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo đối với các nhà nghiên cứu, các nhà lập pháp cũng như

6


giảng viên, sinh viên các trường đại học, các cán bộ cơng tác trong ngành Tịa
án, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc giải quyết tranh chấp về lãi suất
trong hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tịa án;
- Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng
tín dụng ngân hàng tại Tịa án nhân dân thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ;
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về lãi
suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn của Tòa án nhân dân thị

xã Phú Thọ.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TẠI TÒA ÁN
1.1. Bản chất của tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng
ngân hàng
1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng và điều khoản lãi suất
trong hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng
Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam khơng có một điều khoản
nào định nghĩa về hợp đồng tín dụng ngân hàng và các đặc điểm của nó. Tuy
nhiên, hợp đồng tín dụng ngân hàng về bản chất vẫn là một loại hợp đồng dân sự
theo quy định tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
[31]. Sự thỏa thuận giữa các bên ở đây là việc một bên cho bên còn lại vay một
khoản tiền với những quyền và nghĩa vụ cũng như điều kiện nhất định.
Dựa trên nội dung chính của loại hợp đồng này cũng như định nghĩa
chung về hợp đồng, có thể thấy hợp đồng tín dụng ngân hàng chính là một
hình thức của hợp đồng vay tài sản được quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự
2015: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho
vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên
cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi
nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”[31]. Hợp đồng tín dụng tuy là
hợp đồng vay tài sản nhưng nó lại có một đặc thù được thể hiện ngay từ tên
loại hợp đồng, đó là tín dụng. Hợp đồng cho vay tài sản chỉ được gọi là hợp

đồng tín dụng khi chủ thể cho vay là các tổ chức tín dụng theo quy định của
pháp luật, trong đó chủ yếu là các ngân hàng.

8


Tổ chức tín dụng theo khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010
được định nghĩa là: “Doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng
phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín dụng nhân dân.”[39] Trong
phạm vi luận văn chỉ xét đến hợp đồng tín dụng của ngân hàng.
Nói một cách đơn giản, hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng mà bên
cho vay là ngân hàng giao một khoản tiền cho bên vay, thường gọi là khách hàng,
nhằm sử dụng vào một mục đích nào đó trong thời hạn nhất định theo nguyên tắc
có hoàn trả cả gốc và lãi. Mức tiền cho vay, mục đích vay có phù hợp với điều
kiện của ngân hàng hay không, thời hạn vay và lãi đều dựa trên thỏa thuận giữa
ngân hàng và khách hàng trong khuôn khổ các quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 23 Thông tư 39/2016/TT – NHNN quy định
về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đối với khách hàng quy định:
“1. Thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu
có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên,
địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số
doanh nghiệp của khách hàng;
b) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo
hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn
mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo
hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh tốn;[24].
c) Mục đích sử dụng vốn vay;

[…]” [24].
Như vậy, hình thức của hợp đồng tín dụng – dạng cụ thể của một
thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, bao gồm một số nội dung
nhất định.

9


Từ những phân tích trên, có thể rút ra được một định nghĩa chung về
hợp đồng tín dụng ngân hàng như sau: Hợp đồng tín dụng ngân hàng là việc
thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng với tổ chức hoặc cá nhân có nhu
cầu vay, trong đó, ngân hàng cho bên vay vay một khoản tiền để sử dụng vào
mục đích xác định với điều kiện hồn trả gốc và lãi trong thời hạn nhất định.
Hợp đồng tín dụng ngân hàng có một số đặc điểm như sau:
- Về hình thức: hợp đồng được lập ở dạng văn bản, thường sẽ được các
bên công chứng, chứng thực.
- Về nội dung: mỗi ngân hàng đều có các mẫu hợp đồng tín dụng riêng,
tuy nhiên về nội dung các điều khoản bên trong hợp đồng, ngân hàng và bên
vay hoàn toàn có thể thỏa thuận tùy theo từng trường hợp và nguyện vọng cụ
thể liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Về chủ thể: bên cho vay của hợp đồng tín dụng ngân hàng là các ngân
hàng, được thành lập, có chức năng và hoạt động theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng và các văn bản có liên quan khác. Bên cho vay phải tuân thủ
các trình tự, thủ tục xét duyệt, cho vay, thu hồi, xử lý nợ,… theo đúng quy
định của pháp luật. Bên vay có thể là các tổ chức, cá nhân, pháp nhân Việt
Nam hoặc các pháp nhân và cá nhân nước ngoài. Bên vay phải thỏa mãn các
điều kiện cụ thể mới có thể trở thành chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân
hàng, chẳng hạn như: năng lực chủ thể, mục đích sử dụng khoản vay, chứng
minh được khả năng tài chính,…
1.1.1.2. Điều khoản lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng

Lãi suất tín dụng là khoản tiền thường được tính bằng tỷ lệ phần trăm
trên tổng số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người cho vay trong thời
gian một tháng, một năm.
- Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận
phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

10


- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do tổ chức tín
dụng ấn định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng
không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã
được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
Về lãi suất cho vay: Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách
hàng thoả thuận phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam là lãi suất vay trong các hợp đồng vay tài sản, bao gồm cả các
hợp đồng tín dụng do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150%
lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương
ứng (Điều 476 BLDS 2005). Mới đây, lãi suất vay đã được thay đổi lãi suất
vay theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay theo
khoản 1 điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Tổ chức tín dụng ấn
định và thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng khơng
vượt q 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký
kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
1.1.2. Khái niệm và nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về lãi suất
trong hợp đồng tín dụng ngân hàng
Tranh chấp, theo từ điển luật học Black do West Pub Co. xuất bản năm
1991 (Black’s Law Dictionary), được hiểu là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng; sự
mâu thuẫn về các u cầu, sự địi hỏi về quyền và lợi ích của một bên trái

ngược với yêu cầu của bên còn lại.
Theo Từ điển tiếng Việt [26], “tranh chấp là sự đấu tranh giằng co khi
có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa các bên”.
Theo các khái niệm trên và khái niệm lãi suất trong hợp đồng tín dụng
ngân hàng đã đưa ra trước đó, tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng
ngân hàng là những mâu thuẫn hoặc bất đồng về vấn đề quyền và lợi ích của
các bên liên quan đến lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng.

11


Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng chủ yếu xoay
quanh các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả lãi suất của người
vay mà phổ biến nhất vẫn là tranh chấp do chậm thanh tốn lãi suất dẫn đến
khơng thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng ban đầu ký kết với ngân hàng.
Tuy nhiên, phải nói rõ rằng, khơng phải lúc nào các tranh chấp về lãi suất
trong hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng dẫn đến vi phạm loại hợp đồng này.
Tranh chấp là những bất đồng quan điểm về một vấn đề nào đó, chính vì thế
đây có thể là những vấn đề chưa rõ ràng, chưa đạt được sự đồng thuận về
cách hiểu giữa hai bên dẫn đến những phương thức thực hiện các quyền và
nghĩa vụ khác nhau. Ví dụ như những mâu thuẫn trong cách hiểu của ngân
hàng và khách hàng về cách tính lãi hay thế nào được coi là phải bị phạt do
trả lãi chậm…
Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp liên quan đến lãi suất trong hợp
đồng tín dụng ngân hàng về cơ bản có hai ngun nhân chính:
- Ngun nhân khách quan: do quy định của pháp luật và các cơ quan
có thẩm quyền liên quan đến lãi suất trong hợp đồng tín dụng chưa được rõ
ràng, minh bạch, dẫn đến những cách hiểu khác nhau khi áp dụng. Xã hội
luôn thay đổi theo chiều hướng khác nhau, các mối quan hệ xã hội cũng đổi
mới không ngừng kéo theo các giao dịch trong xã hội cũng có thêm nhiều yếu

tố phức tạp và đa dạng hơn. Trên thực tế, pháp luật nước ta chưa đáp ứng
được nhu cầu của xã hội, chậm đổi mới dẫn tới hiện tượng pháp luật chạy
theo sự thay đổi của xã hội, chứ pháp luật chưa thể dự kiến và điều chỉnh
được các mối quan hệ xã hội sắp diễn ra. Một điều đáng lưu ý là sự hiểu biết
về pháp luật của các bên trong hợp đồng còn chưa rõ ràng, mâu thuẫn với
nhau về lợi ích giữa các bên dẫn đến nảy sinh tranh chấp. Khi tranh chấp xảy
ra, các bên đều cho rằng cách hiểu của mình là đúng và khơng chịu thực hiện
theo yêu cầu của bên còn lại.

12


- Nguyên nhân chủ quan: nguyên nhân chủ quan thuộc về lỗi do chính
các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Chẳng hạn, bên vay vay một
khoản tiền của ngân hàng và đồng ý với các điều kiện về lãi suất cũng như
thời hạn trả nợ gốc và lãi. Tuy nhiên, sau khi sử dụng khoản tiền đó, bên vay
lại không đạt được mục tiêu đã định và mất khả năng thanh tốn khơng chỉ
phần lãi mà thậm chí còn cả phần nợ gốc. Điều này đồng nghĩa với việc bên
vay đã không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng và dẫn đến tranh chấp giữa
các bên. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật cũng như tầm hiểu biết pháp luật của một
bộ phận người dân còn chưa cao, không biết về các quy định của pháp luật về lãi
suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng, dẫn đến làm trái luật định.
1.1.3. Các đặc điểm của tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín
dụng ngân hàng
Vì tranh chấp về lãi suất trong HĐTD ngân hàng cũng là một loại tranh
chấp hợp đồng nói chung, do đó có đầy đủ những đặc điểm vốn có của một
tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, với bản chất đặc thù của HĐTD, tranh chấp
về lãi suất trong HĐTD ngân hàng mang một số đặc trưng riêng biệt để có thể
phân biệt với các loại tranh chấp hợp đồng khác. Có thể khái quát đặc điểm
của tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng bằng các ý sau:

Thứ nhất, giá trị của tranh chấp về lãi suất trong HĐTD ngân hàng
thường có giá trị lớn hoặc thậm chí là rất lớn.
Khi kí kết HĐTD thì thường là do bên đi vay có nhu cầu về vốn mà
khơng thể tự mình xoay xở được. Nhu cầu đó thường là để bổ sung vốn kinh
doanh đối với tổ chức hoặc vay để phát triển kinh tế đối với cá nhân, hộ gia
đình. Do đó, số tiền này khơng phải là nhỏ và dễ dàng vay được từ các tổ
chức, cá nhân ngồi xã hội mà khơng phải là ngân hàng.
Về phía bên cho vay là ngân hàng, bên cạnh vai trò là chủ thể cung ứng
vốn cho nền kinh tế thì TCTD cịn đóng vai trị là người đi vay của các chủ
thể khác để cho vay lại. Để đạt được lợi nhuận cao thì các TCTD thường kí

13


kết các HĐTD có giá trị lớn dựa trên định giá tài sản đảm bảo tại thời điểm
cho vay. Do bên vay vốn dùng khoản vay này phần lớn để đầu tư cho hoạt
động sản xuất kinh doanh nên nếu bên vay không tuân thủ các cam kết trong
hợp đồng, không trả nợ cho các TCTD sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động
của TCTD đó. Thực tế khơng hiếm các trường hợp các TCTD lâm vào tình
trạng mất khả năng chi trả do “nợ xấu’. Một khi khách hàng vay khơng thể
thanh tốn được nợ, tranh chấp xảy ra thì TCTD sẽ là chủ thể bị thiệt hại lớn
vì nguồn vốn bị ứ đọng, phải thực hiện các biện pháp khắc phục, mục đích lợi
nhuận ban đầu khơng cịn hoặc bị gián đoạn. Đặc biệt, nếu tranh chấp về lãi
suất trong HĐTD phải khởi kiện tại Tịa án thì càng gây khó khăn cho TCTD
khi muốn thu hồi vốn. Bởi khi đã bị khởi kiện tại Tịa án thì thường là người
đi vay khơng cịn có khả năng trả nợ cho TCTD. Mặt khác, khi tranh chấp về
lãi suất trong HĐTD xảy ra thì TCTD sẽ mất lịng tin với khách hàng vay
vốn, các HĐTD tiếp theo sẽ khó mà thực hiện, kể cả khi bên đi vay chứng
minh lại được khả năng tài chính của mình. Do đó, có thể nói tranh chấp về
lãi suất trong HĐTD là loại tranh chấp có giá trị thiệt hại lớn, khơng chỉ ảnh

hưởng đến bên cho vay mà còn cả đối với bên đi vay. Thậm chí nếu tranh
chấp xảy ra nhiều thì ảnh hưởng đó khơng chỉ ảnh hưởng đến một TCTD mà
có thể ảnh hưởng dây chuyền đến các TCTD khác trong nền kinh tế.
- Thứ hai, tranh chấp về lãi suất trong HĐTD ngân hàng được giải
quyết dựa trên nguyên tắc tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật của các
bên tham gia tranh chấp. Pháp luật Việt Nam tôn trọng sự thỏa thuận của các
bên, cụ thể, khoản 2 Điều 3 Bộ Luật dân sự 2015 ghi nhận: “Mọi cam kết,
thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có
hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”.
HĐTD về bản chất là hợp đồng dân sự mà quan hệ dân sự là quan hệ mang
tính thỏa thuận, tự định đoạt giữa các bên. Do đó, kể cả đối với việc giải
quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD thì các bên cũng có quyền thỏa thuận để

14



×