Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Bài giảng môn kinh tế phát triển- Chương 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.51 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 6
CÔNG NGHIỆP
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Mục đích
- Giới thiệu những vấn đề cơ bản, cốt lõi của ngành công
nghiệp
- Thực trạng về phát triển ngành công nghiệp những năm
qua ở Việt Nam
- Từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển công
nghiệp trong thời gian tới

Yêu cầu
- Nắm được đặc đểm của sxcn, từ đó cần quan tâm giải
quết những vấn đề cơ bản gì phù hợp với từng đặc điểm
- Nắm đươc vai trò của sxcn, từ đó nhận thức để phát triển
CNVN
- Nắm được những vấn đề chủ yếu trong phát triển cnvn

Nội dung
I. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp
II. Vai trò của sản xuất công nghiệp với PTKT
III. Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp và
lựa chọn cơ cấu công nghiệp hợp lý
IV.Giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp
I. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp
+ Khái niệm: Công nghiệp là ngành sản xuất vật
chất bao gồm các ngành: công nghiệp khai khoáng,
công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân
phối điện, ga và nước.


+ Phân loại:

I. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp
1. Quá trình sản xuất công nghiệp có thể chia ra làm
nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn có thể do
một bộ phận trong hệ thống dây chuyền sản xuất hoặc
do một bộ phận độc lập thực hiện
2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất là do con người sáng
tạo ra
3. Đặc điểm về sự biến đổi của các đối tượng lao động
sau mỗi chu kỳ sản xuất và sản phẩm tạo ra
4. Sản xuất công nghiệp có khả năng tập trung với mật độ
rất cao, có thể bố trí trong các nhà xưởng với các điều
kiện nhiệt độ, ánh sáng… nhân tạo
1.1. Quá trình sản xuất công nghiệp có thể chia ra làm nhiều công
đoạn khác nhau, mỗi công đoạn có thể do một bộ phận trong hệ
thống dây chuyền sản xuất hoặc do một bộ phận độc lập thực hiện
Nội dung đặc điểm

Sản xuất công nghiệp có khả năng chia làm nhiều
công đoạn.

Ví dụ: sản xuất ô tô, dệt may
Vấn đề đặt ra với sản xuất công nghiệp

Lựa chọn mức độ chuyên môn hóa, mô hình tổ chức
sản xuất, quy hoạch sản xuất

Tiêu chuẩn hóa sản xuất


Đào tạo lao động, xây dựng ý thức, tác phong công
nghiệp

1.2. Công nghệ trong sản xuất công nghiệp là do con
người sáng tạo ra
Nội dung đặc điểm
Ví dụ : công nghệ luyện kim, chế tạo máy, cơ Khí…
Vấn đề đặt ra từ đặc điểm
- Hiệu quả sản xuất, quy mô sản xuất phụ thuộc công
nghệ => lựa chọn công nghệ, đổi mới công nghệ
- Tổ chức sản xuất phụ thuộc công nghệ
- Đào tạo lao động phù hợp công nghệ

1.3. Đặc điểm về sự biến đổi của các đối tượng lao
động sau mỗi chu kỳ sản xuất và sản phẩm tạo ra
Nội dung đặc điểm

Đối tượng của sản xuất công nghiệp thay đổi tính
chất cơ lý hóa sau mỗi chu kỳ sản xuất

Tính sáng tạo trong công nghiệp cao
Vấn đề đặt ra

Đa dạng hóa sản xuất của các doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng đầu vào (Vấn đề sử dụng nguyên
liệu).

1.4. Sản xuất công nghiệp có khả năng tập trung với
mật độ rất cao, có thể bố trí trong các nhà xưởng với

các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng… nhân tạo
Nội dung đặc điểm

VD: Nhà xưởng dệt may, cơ khí, chế tạo…
Vấn đề đặt ra

Tính chủ động trong sản xuất => ổn định, ít
phụ thuộc tự nhiên

Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất

Tổ chức sản xuất theo mặt bằng

II. Vai trò của sản xuất công nghiệp với phát
triển kinh tế
1. Công nghiệp sản xuất và cung cấp các tư liệu sản xuất
có ý nghĩa quyết định đến việc trang bị cơ sở vật chất –
kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế, hiện đại hóa nền kinh
tế
2. Công nghiệp đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh
tế quốc dân
3. Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về
tổ chức sản xuất và quản lý khoa học
4. Công nghiệp còn có vai trò quan trọng trong củng cố
quốc phòng, giữ gìn an ninh quốc gia

III. Xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển
công nghiệp hợp lý
1. Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp
2. Lựa chọn cơ cấu công nghiệp hợp lý


3.1. Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp
Định hướng phát triển CNVN những năm tới là:

Phát triển đồng bộ công nghiệp chế biến, chế tác, công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất
quan trọng, công nghiệp quốc phòng

Tập trung nguồn lực phát triển mạnh và nâng cao chất
lượng các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tạo ra
sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động

3.2. Lựa chọn cơ cấu công nghiệp hợp lý
3.2.1. Cơ cấu ngành công nghiệp
3.2.2. Cơ cấu công nghiệp theo vùng (phát triển
công nghiệp theo vùng)
3.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

3.2.1. Cơ cấu ngành công nghiệp

Ưu tiên phát triển những ngành có lợi thế so sánh về tài nguyên,
lao động, nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ…

Việc lựa chọn ngành ưu tiên cần gắn với xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế, với việc học tập kinh nghiệm các nước có nền công
nghiệp phát triển

Lựa chọn cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng phát triển các
mô hình liên kết là một xu hướng tất yếu và phù hợp, chuyển dần
từ phát triển các ngành công nghiệp dựa vào lợi thế tài nguyên

sang lợi thế về vốn và khoa học và công nghệ


3.2.2. Cơ cấu công nghiệp theo vùng
(Phát triển công nghiệp theo vùng)
- Tăng cường đầu tư phát triển 3 vùng kinh tế trọng điểm: quan tâm
xây dựng đảm bảo thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cung cấp nguyên
liệu thô, lao động có tay nghề cao và khả năng tiếp cận thị trường.
- Phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất: trên cơ sở thực
hiện tốt khâu quy hoạch, cần tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ
hệ thống kết cấu hạ tầng cả bên trong và bên ngoài hàng rào các
KCN, KCX; đồng thời quan tâm giải quyết vấn đề an sinh xã hội
ở KCN, KCX (Vấn đề môi trường và việc làm cho người dân).
- Phát triển công nghiệp nông thôn: vấn đề quy hoạch phát triển,
lao động, vốn, khoa học và công nghệ, môi trường, thị trường,
quảng bá sản phẩm…
>>> Thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam hiện nay? Giải
pháp gì để khắc phục những hạn chế?
3.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Ưu tiên phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, phát
triển công nghiệp cân đối trên các vùng lãnh thổ, thực
hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế
đầu tư phát triển công nghiệp, nhất là phát triển công
nghiệp trên mọi miền đất nước với ngành nghề đa dạng
và trình độ công nghệ khác nhau.

Ngay cả khi đã trở thành nước công nghiệp hóa vẫn thực
hiện chính sách kết hợp nhiều trình độ công nghệ, nhiều
loại hình quy mô trong phát triển công nghiệp.


IV. Giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp
1. Quy hoạch phát triển công nghiệp
2. Xây dựng cơ sở nguyên liệu cho phát triển công
nghiệp
3. Phát triển công nghiệp phụ trợ
4. Đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng lao
động cho phát triển công nghiệp
5. Đổi mới chính sách đầu tư phát triển công nghệ
trong các ngành công nghiệp
6. Mở rộng thị trường cho phát triển công nghiệp

4.1. Quy hoạch phát triển công nghiệp
Bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, quy hoạch
phát triển từng ngành công nghiệp chuyên môn hóa, quy hoạch các
KCN, KCX, quy hoạch bố trí các cơ sở công nghiệp

Quy hoạch phát triển công nghiệp phải đảm bảo tính đồng bộ
và liên ngành, không quy hoạch phát triển công nghiệp một cách
cục bộ

Quy hoạch phát triển công nghiệp phải xác định thứ tự ưu tiên
(ngành công nghiệp, vùng) phù hợp với định hướng phát triển
những năm tới, tránh quy hoạch dàn trải, nhiều công trình dở dang
và có công suất huy động thấp
4.2. Xây dựng cơ sở nguyên liệu cho phát triển công nghiệp
(Bao gồm các nguồn nguyên liệu từ các ngành nông, lâm, thủy
sản, khai thác tài nguyên và nguồn nguyên liệu nhập khẩu)

Quy hoạch vùng nguyên liệu phải gắn với sự phát triển và phân

bố các cơ sở công nghiệp chế biến, phải tương ứng với năng lực
chế biến của các nhà máy công nghiệp

Tăng cường quan hệ giữa sản xuất nguyên liệu và công nghiệp
chế biến, thông qua việc hoàn thiện các mô hình liên kết, quan
hệ hợp đồng, giải quyết quan hệ lợi ích

Tạo điều kiện và khuyến khích sản xuất nguyên liệu trong nước
để thay thế nhập khẩu

Cần có chính sách nhập khẩu nguyên liệu đúng đắn
4.3. Phát triển công nghiệp phụ trợ

Khái niệm

Công nghiệp phụ trợ: là ngành công nghiệp sản xuất các bộ phận, chi
tiết, linh kiện phục vụ cho sản xuất sản phẩm cuối cùng.

Vai trò

Tạo ổn định, chủ động cho ngành sản xuất sản phẩm chính

Thu hút đầu tư cho sản xuất sản phẩm chính

Vai trò khác : tạo việc làm, thu nhập cho lao động, tạo điều kiện cho cân
bằng cán cân thương mại

Thực trạng ở Việt Nam

CN phụ trợ chưa thực sự được quan tâm đầu tư: hầu hết linh kiện, phụ

tùng, phụ kiện chủ yếu vẫn nhập khẩu; các DN trong nước chủ yếu làm
gia công cho DN nước ngoài

Quy hoạch tổng thể công nghiệp phụ trợ

Phát triển công nghiệp phụ trợ phù hợp với với yêu
cầu phát triển của từng ngành

Phát triển công nghiệp phụ trợ phải gắn với chiến lược
liên kết toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia
+ Trong phát triển công nghiệp phụ trợ cần chủ động
tìm hiểu thông tin, hợp tác, liên kết với các đối tác
trong và ngoài nước trong việc đầu tư phát triển dịch
vụ phụ trợ



Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ
4.4. Đào tạo và đào tạo lại để nâng cao chất lượng lao
động cho phát triển công nghiệp

Yêu cầu đào tạo và đào tạo lại ngày càng trở nên cấp thiết do:
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo và lao động tay nghề cao còn thấp
+ Quá trình công nghiệp hóa, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời,
các ngành công nghiệp cũ đòi hỏi phải hiện đại hóa công nghệ

Đào tạo và đào tạo lại cần có sự kết hợp giữa Nhà nước và các
bộ, ngành, các địa phương, các doanh nghiệp mới có hiệu quả
cao


Mô hình liên kết trong đào tạo và đào tạo lại cần gắn các cơ sở
đào tạo với các doanh nghiệp

Ngoài việc tăng cường đào tạo và đào tạo lại trong nước, Nhà
nước cần có kế hoạch gửi đào tạo ở nước ngoài đáp ứng yêu cầu
của đổi mới và hiện đại hóa công nghệ

4.5. Đổi mới chính sách đầu tư phát triển công nghệ
trong các ngành công nghiệp

Là đòi hỏi cấp thiết đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp

Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển giao từ
nước ngoài hoặc qua liên doanh, liên kết

Đổi mới chính sách đầu tư phát triển công nghệ trong các ngành
công nghiệp phải gắn với đổi mới các tổ chức hoạt động khoa học
theo hướng các tổ chức hoạt động KH & CN sang mô hình doanh
nghiệp KH & CN
4.6. Mở rộng thị trường cho phát triển công nghiệp

Thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp bao gồm thị trường
trong nước và thị trường xuất khẩu, là vấn đề có ý nghĩa quyết
định cho sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế nói chung
và ngành công nghiệp nói riêng.

Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào năng
lực cạnh tranh của sản phẩm và việc thực hiện đồng bộ các giải
pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.


Đối với thị trường trong nước: cần quan tâm phát triển hệ thống
phân phối rộng khắp trên địa bàn cả nước, đặc biệt quan tâm đến
thị trường nông thôn.

Đối với thị trường nước ngoài: ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì
các doanh nghiệp, các ngành công nghiệp cần chủ động nghiên
cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường từng nước; vai trò, trách nhiệm
của các hiệp hội cần được đẩy mạnh hơn nữa.

×