Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty tnhh mtv cảng chân mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.85 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH
NĂM 2013 CỦA CÔNG TY TNHH
MTV CẢNG CHÂN MÂY
LÊ THỊ THANH NGA
Khóa học: 2009 - 2013
1
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH
NĂM 2013 CỦA CÔNG TY TNHH
MTV CẢNG CHÂN MÂY
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lê Thị Thanh Nga PGS.TS Mai Văn Xuân
Lớp: K43A KHĐT
Niên khóa: 2009 - 2013
Huế, tháng 05 năm 2013
2
Khóa luận tốt nghiệp
Lời Cảm Ơn
Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất
cả những cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và


nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo đã giảng
dạy giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Huế.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy giáo, PGS.TS Mai Văn
Xuân – người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp giúp đỡ tôi một cách tận tình, đầy trách
nhiệm để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế;
các khoa, phòng ban chức năng đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn đến các ông (bà), anh (chị), cán bộ công nhân viên
của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, cán bộ phòng Kế Toán, cán bộ phòng Kế
hoạch – Khai thác, cán bộ phòng Thương vụ - Tiếp thị, cán bộ phòng Kỹ thuật đã nhiệt
tình giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc cho tôi trong quá trình thực tập, đồng thời
cung cấp số liệu giúp tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn những tình cảm, sự động viên và giúp đỡ của bạn bè và
gia đình trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đề tài.
Tuy đã cố gắng rất nhiều nhưng đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót hạn
chế. Kính mong quý thầy cô, các bạn học viên và những người quan tâm đến đề tài
tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
ĐV Đảng viên
KH Kế hoạch
MTV Một thành viên
SL Sản lượng
STT Số thứ tự
SXKD Sản xuất kinh doanh

TH Thực hiện
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Cảng Chân Mây được đánh giá hiện là một doanh nghiệp vừa đang trên đà phát
triển, chuyên cung cấp các dịch vụ ngành hàng hải, đã đạt được hiệu quả tài chính
trong vài năm gần đây và có hiệu quả xã hội rất cao, góp một phần vào công cuộc giải
quyết nhu cầu việc làm của tỉnh Thừa Thiên Huế, tăng ngân sách của tỉnh và quan
trọng là thay đổi được bộ mặt phát triển của địa phương. Để có thể phát triền được như
ngày hôm nay, mỗi năm công ty đã phải đầu tư nghiên cứu thị trường, đánh giá các tác
động để dự báo sản lượng, doanh thu và chi phí, xác định lợi nhuận cho năm sau. Bài
khóa luận này nhằm để nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch của công ty và nhận
định bản kế hoạch kinh doanh năm 2013, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
tình hình thực hiện cho năm 2013. Bài nghiên cứu dựa trên cơ sở số liệu mà cung cấp
về các chỉ tiêu kế hoạch trong 3 năm 2011, 2012, 2013 và các con số mà công ty đã
thực hiện được 2 năm trước. Với các phương pháp được sử dụng trong bài là phương
pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ qua lại; phương
pháp điều tra thu thập số liệu; phương pháp thống kê mô tả, so sánh; phương pháp dự
báo; đánh giá, nhận định khách quan, chủ quan trên cơ sở biện chứng và khoa học. Kết
quả cuối cùng của bản nghiên cứu cũng chỉ là đưa ra các giải pháp để có thể nâng cao
hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty.

SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
9
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, với xu thế hội nhập và cạnh tranh cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn tồn tại trên thị trường khốc liệt
này phải xây dựng được cho mình một định hướng chiến lược thật tốt, chuẩn bị các kế
hoạch thật chu đáo và chi tiết nhằm đối phó với các diễn biến khó đoán trên thị trường.
Để làm được điều đó chỉ có một cách duy nhất đó là xây dựng được một bản kế hoạch
kinh doanh chính xác ngay từ đầu. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ không bao giờ gặp phải
tình trạng đi “trật đường ray” so với mục tiêu đã đề ra, doanh nghiệp sẽ có thể điều
chỉnh kịp thời để phù hợp với sự thay đổi bất ngờ của bối cảnh thị trường hiện tại,
đồng thời khi có một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ góp phần tìm kiếm được nguồn
tài trợ bởi sức thuyết phục cao và là đó chính là công cụ quản lý tốt nhất của mỗi
doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay không phải doanh nghiệp nào cũng coi trọng và
làm được điều đó, khi lập bản kế hoạch các doanh nghiệp vẫn tồn tại một số nhược
điểm nhất định. Với lý do đó, đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của công ty TNHH MTV Cảng Chân
Mây” được lựa chọn nghiên cứu không ngoài mục tiêu phân tích tình hình thực hiện
kế hoạch của công ty trong 2 năm trước từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây nói
riêng và các doanh nghiệp nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
• Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty trong 2 năm 2011 và
2012
• Phân tích, nhận định bản kế hoạch kinh doanh năm 2013của quý công ty

• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch kinh doanh năm
2013
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
10
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
Tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty trong 3 năm
2011, 2012, 2013.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
• Không gian: Cảng Chân Mây, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
• Thời gian: do bị giới hạn về thời gian, trình độ và số liệu nên trong bài khóa luận này
tôi xin nghiên cứu các bản kế hoạch kinh doanh từ năm 2011 - 2013
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các
phương pháp sau:
• Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ qua lại
• Phương pháp điều tra thu thập số liệu
• Phương pháp thống kê mô tả, so sánh
• Phương pháp dự báo
• Đánh giá, nhận định khách quan, chủ quan trên cơ sở biện chứng và khoa học
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao không chỉ riêng đối với bản thân
công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây mà còn đối với các doanh nghiệp trong ngành
vận tải cảng biển. Từ những phân tích trong luận văn mà công ty có thể rút ra những
kinh nghiệm để việc lập kế hoạch cho những lần sau tốt hơn. Bên cạnh đó còn có tham
khảo được một số giải pháp để có thể hoàn thành hay vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch.
6. Kết cấu của luận văn
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Phần III: KẾT LUẬN
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1Tổng quan về hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh
11
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
Hoạt động kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi. Bao gồm: đầu tư, sản xuất, chế biến, các hoạt động thương
mại gắn liền với sản xuất và chế biến, các hoạt động thương mại thuần túy và các hoạt
động cung cấp dịch vụ.
Nếu được hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao
gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi thương mại sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ. Quá trình hoạt động kinh doanh sáng tạo ra đồng thời tiêu phí giá trị. Yêu cầu đặt
ra cho hoạt động kinh doanh là phải tạo ra giá trị gia tăng và thu được nhiều lợi nhuận.
Hoạt động kinh doanh có thể được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau, chẳng
hạn như:
• Theo tính chất của hoạt động, chúng ta có hoạt động sản xuất (sản phẩm hoặc dịch vụ)
và hoạt động thương mại.
• Theo bản chất kinh tế, chúng ta có thể có các doanh nghiệp công nghiệp, thương
nghiệp, nông nghiệp, tài chính
1.1.2. Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tạo ra của cải vật chất cho xã

hội và tạo ra lợi nhuận cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh. Bản chất của
hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm và dịch vụ. Giá trị của sản
phẩm và dịch vụ được tạo ra nhờ vào các giá trị sử dụng cho phép thỏa mãn những nhu
cầu khác nhau của khách hàng. Những nhu cầu này có thể mang tính hữu hình (làm
sạch quần áo, vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này tới địa điểm khác ) và cũng có
thể là vô hình (mang lại danh tiếng cho người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ ). Dù
cho hoạt động kinh doanh có phục vụ nhu cầu nào của khách hàng đi chăng nữa, thì
nhiệm vụ của các đơn vị sản xuất kinh doanh là phải gia tăng thêm giá trị cho sản
phẩm và dịch vụ. Bởi vì giá trị gia tăng (đạt được khi giá trị đầu ra lớn hơn giá trị đầu
vào) là nguồn gốc của mọi của cải vật chất xã hội.
Giá trị gia tăng cho phép doanh nghiệp trả thù lao cho người lao động, yếu tố
quan trọng hàng đầu để tạo nên một xã hội. Giá trị gia tăng cũng cho phép doanh
nghiệp bù đắp những hao mòn (hữu hình và vô hình) của các máy móc thiết bị và tài
sản cố định mà nó sử dụng, qua đó bảo toàn năng lực sản xuất của doanh nghiệp và
12
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
rộng hơn là của toàn bộ nền kinh tế. Giá trị gia tăng cũng cho phép doanh nghiệp thực
hiện các nghĩa vụ khác nhau đối với Nhà nước, thông qua các đóng góp về thuế và các
hình thức khác theo luật định. Cuối cùng người chủ doanh nghiệp sẽ không thể có lợi
nhuận (mục tiêu hàng đầu của nhà đầu tư) nếu như doanh nghiệp của họ không tạo ra
được giá trị, hay ngược lại là phá hủy giá trị. Do vậy, nhiệm vụ hàng đầu chính là tạo
ra giá trị, đó là nhiệm vụ sống còn của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Tổng quan về kế hoạch kinh doanh và vai trò của lập kế hoạch kinh doanh
trong hoạt động của doanh nghiệp
1.1.3.1.Khái niệm
• Kế hoạch kinh doanh (business plan), dùng để xác định và phát triển các ý tưởng kinh
doanh, tương tự như bản thiết kế trong lĩnh vực xây dựng. Lập kế hoạch và xây dựng
lộ trình cho một dự án kinh doanh có thể ngăn chặn những sai lầm nghiêm trọng và
phát hiện ra các khuyết tật. Các sai lầm trên giấy gây tổn hại ít hơn và thường có thể

dễ dàng sửa chữa. Còn những sai sót xảy ra trong quá trình kinh doanh thực tế có thể
là nguyên nhân cho việc chấm dứt hoạt động của việc kinh doanh này.
Kế hoạch kinh doanh xác định vị trí hiện tại của công ty, phác thảo đích đến
trong tương lai và con đường để đạt được mục đích đó. Kế hoạch sẽ vạch ra chi tiết ai
sẽ là người chịu trách nhiệm cho các quyết định trong công ty, mô tả những sản phẩm,
dịch vụ công ty sẽ cung cấp. Đưa ra bối cảnh chung về lĩnh vực mà công ty tham gia,
mô tả quy mô và hướng phát triển của thị trường tiềm năng, phân loại đối tượng khách
hàng mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh, phương thức phân phối sản phẩm, xác
định chiến lược về giá và khuyến mãi sẽ được áp dụng. Kế hoạch kinh doanh cũng chi
tiết hóa các thông tin về các nhà cung cấp nguyên vật liệu công ty sẽ chọn, quy trình
sản xuất, các giấy phép theo yêu cầu, vốn tài chính cần có, quyền sở hữu, đặc điểm kỹ
thuật của các thiết bị và các thông tin liên quan đến nghiên cứu và phát triển.
• Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch,
tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Lập kế hoạch là chức năng rất quan trọng đối với mỗi
13
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
nhà quản lý bởi nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động
trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm
bảo được các mục tiêu đề ra.
Nếu đứng trên góc độ ra quyết định thì: “Lập kế hoạch là một loại ra quyết định
đặc thù để xác định một tương lai cụ thể mà các nhà quản lý mong muốn tổ chức của
họ”. Quản lý có bốn chức năng cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Lập kế hoạch có thể được ví như là bắt đầu từ rễ cái của một cây sồi lớn, rồi từ đó mọc
lên các “nhánh” tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra. Xét theo quan điểm này thì lập kế
hoạch chính là chức năng khởi đầu và trọng yếu đối với mỗi nhà quản lý.
1.1.3.2.Phân loại kế hoạch kinh doanh
• Xét theo góc độ thời gian: có 3 loại kế hoạch
Kế hoạch dài hạn: bao trùm lên khoảng thời gian dài khoảng 10 năm. Quá trình
soạn lập kế hoạch dài hạn được đặc trưng bởi:

- Môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp đã có mặt.
- Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ, bao gồm xu hướng dự tính của nhu cầu, giá
cả và hành vi cạnh tranh.
- Chủ yếu nhấn mạnh về các ràng buộc về tài chính.
- Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo.
Cần lưu ý rằng kế hoạch dài hạn không đồng nghĩa với kế hoạch chiến lược vì
kế hoạch chiến lược bao trùm nội dung khác không phải chỉ đứng trên góc độ thời
gian.
Kế hoạch trung hạn: cụ thể hóa những định hướng của kế hoạch dài hạn ra các
khoảng thời gian ngắn hơn, thường là 3 hoặc 5 năm.
Kế hoạch ngắn hạn: thường là các kế hoạch hằng năm và các kế hoạch tiến độ,
hành động có thời hạn dưới 1 năm như: kế hoạch quý, tháng Kế hoạch ngắn hạn bao
gồm các phương pháp cụ thể sự dụng nguồn lực của các doanh nghiệp cần thiết để đạt
được mục tiêu trong trung và dài hạn.
Tuy nhiên, việc phân chia thời hạn của các kế hoạch chỉ mang tính tương đối,
nhất là đối với những điều kiện thị trường hiện nay thay đổi với tốc độ nhanh hơn
nhiều so với cách đây vài thập kỷ. do vậy, trong những lĩnh vực mà điều kiện thị
trường biến động nhiều (chu kỳ thay đổi công nghệ ngày càng nhanh, vòng đời sản
14
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
phẩm ngày càng ngắn ) thì những kế hoạch cho từ 3 đến 5 năm cũng có thể coi là rất
dài hạn.
Ba loại kế hoạch ngắn, trung, dài hạn cần phải được liên kết chặt chẽ với nhau
và không được phủ nhận lẫn nhau. Để thực hiện được mối quan hệ đó, các nhà lãnh
đạo chủ chốt các doanh nghiệp nên thường xuyên xem xét và sửa đổi các quyết định
trước mắt xem chúng có phục vụ các chương trình dài hạn hay không và các nhà quản
lý cấp dưới nên được thông báo một cách thường xuyên về kế hoạch dài hạn của
doanh nghiệp sao cho các quyết định của họ phù hợp với các mục tiêu dài hạn của
doanh nghiệp.

• Xét theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch: có 2 loại
Kế hoạch chiến lược: áp dụng trong các doanh nghiệp là định hướng lớn cho
phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thế cạnh tranh của mình và những
phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó. Soạn lập kế hoạch chiến lược không
phải từ những kỳ vọng mà doanh nghiệp muốn đạt tới mà là xuất phát từ khả năng
thực tế của doanh nghiệp và như vậy nó là thể hiện sự phản ứng của doanh nghiệp đối
với hoàn cảnh khách quan bên trong và bên ngoài của hoạt động doanh nghiệp.
Thường thì kế hoạch chiến lược được soạn thảo cho thời gian dài, tuy vậy nó
không đồng nghĩa với kế hoạch dài hạn. Nhiều doanh nghiệp đã dựa vào những kế
hoạch chiến lược ngắn hạn. Nói đến kế hoạch chiến lược không phải là nói đến góc độ
thời gian của chiến lược mà nói đến tính chất định hướng của kế hoạch và bao gồm
toàn bộ mục tiêu tổng thể phát triển doanh nghiệp. Trách nhiệm trước hết thuộc về
lãnh đạo doanh nghiệp vì kế hoạch chiến lược đòi hỏi trách nhiệm rất cao, quy mô
hoạt động rộng lớn của các nhà quản lý.
Kế hoạch tác nghiệp (chiến thuật): là công cụ cho phép chuyển các định hướng
chiến lược thành các chương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp trong
khuôn khổ các hoạt động của doanh nghiệp, nhằm thực hiện được các mục tiêu của kế
hoạch chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp được thể hiện cụ thể cụ thể ở những bộ phận kế
hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động kinh doanh như: kế hoạch sản xuất, kế hoạch
maketing, kế hoạch tài chính, nhân sự của doanh nghiệp.
Kế hoạch chiến lược được tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến
tương lai của doanh nghiệp, trong khi đó kế hoạch tác nghiệp liên quan đến tất cả các
15
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
lĩnh vực và tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, quy trình kế hoạch hóa chiến lược đòi
hỏi chủ yếu là sự tham gia của các nhà lãnh đạo trong khi kế hoạch hóa tác nghiệp huy
động tất cả các cán bộ phụ trách bộ phận.
1.1.4. Vai trò của lập kế hoạch kinh doanh
• Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì kế hoạch là một trong những công

cụ điều tiết chủ yếu của nhà nước. Còn trong phạm vi một doanh nghiệp hay một tổ
chức thì lập kế hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá trình quản lý
và là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đạt được mục tiêu
đề ra.
Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phương
hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động của những thay đổi từ môi
trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực, và thiết lập nên những tiêu chuẩn
thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay, trong cơ chế thị trường có thể thấy lập kế
hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp. Bao gồm:
- Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong việc phối
hợp nỗ lực của các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu
và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong cùng một
doanh nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi về đâu và họ sẽ cần phải đóng góp gì
để đạt được mục tiêu đó thì chắc chắn họ sẽ phối hợp cùng nhau, hợp tác và làm việc
một cách có tổ chức. Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp
sẽ là đường ziczac phi hiệu quả.
- Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổ
chức. Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trở
thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà quản lý. Lập kế hoạch
buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trong
nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của
chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
16
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
- Lập kế hoạch làm giảm được sự chồng chéo và những hoạt động làm lãng phí
nguồn lực của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch thì những mục tiêu đã được xác định,
những phương thức tốt nhất để đạt được những mục tiêu đã đạt được lựa chọn nên sẽ
sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả, cực tiểu hóa chi phí bởi vì nó chủ động vào
các hoạt động hiệu quả và phù hợp.

- Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác
kiểm tra đạt hiệu quả cao. Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu ko có kế hoạch thì giống
như là một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông thời gian. Một khi doanh nghiệp không xác
định được là mình phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào, thì đương nhiên sẽ
không thể xác định được liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa, và cũng
không thể có những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra. Do
vậy, có thể nói nếu không có kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra.
• Như vậy, có thể thấy tuy kế hoạch kinh doanh không phải là phép thuật để đảm bảo
việc thành công nhưng nó là công cụ giúp cho việc xác định tính khả thi của một công
cuộc làm ăn mới, hay triển vọng mở rộng của việc kinh doanh hiện tại, hoặc là xác
định việc triển khai một sáng kiến hay sản phẩm mới có mang đến lợi nhuận hay
không. Nó giúp doanh nghiệp ứng phó với những bất định và đổi thay của thị trường
đồng thời tập trung sự chú ý của các hoạt động trong doanh nghiệp vào các mục tiêu
đã đề ra trong bản kế hoạch. Và quan trọng nhất đó chính là sự định hướng, định
hướng mục tiêu, định hướng cách thức thực hiện, định hướng thời gian, chu kỳ thực
hiện
1.1.5. Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
17
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân

Tổ chức thực hiện quy trình đã dự định

Đánh giá và phân #ch quá trình thực hiện

Xác định mục 'êu và quy trình cần thiết để thực hiện mục 'êu

Thực hiện các điều chỉnh cần thiết
ĐIỀU CHỈNH (ATC)
LẬP KẾ HOẠCH (PLAN)
THỰC HIỆN (DO)

KIỂM TRA (CHECK)
Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1: Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp
Theo sơ đồ, quy trình gồm 4 bước là:
• Bước 1: Soạn lập kế hoạch, đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình kế hoạch hóa với
nội dung chủ yếu là xác định các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược, các chương trình và
các chỉ tiêu kế hoạch tác nghiệp, soạn lập ngân quỹ cũng như các chính sách, biện
pháp áp dụng trong thời kỳ kế hoạch của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đặt
ra. Trong điều kiện kinh tế thị trường, soạn lập kế hoạch thường phải là quá trình xây
dựng nhiều phương án khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra các sự lựa chọn chiến lược và
các chương trình hành động, nhằm mục đích đảm bảo sự thực hiện các lựa chọn này.
Kế hoạch sẽ chỉ có nghĩa khi chúng ta tính đến một tổng thể gồm nhiều vấn đề ràng
buộc lẫn nhau.
• Bước 2: Các hoạt động triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch. Kết quả hoạt động của
quá trình này được thể hiện bằng những chỉ tiêu thực tế của hoạt động doanh nghiệp.
Đây là khâu mang tính quyết định đến việc thực hiện những chỉ tiêu đặt ra trong các kế
18
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Phân #ch môi trường
Nhiệm vụ và mục 'êu
Kế hoạch chiến lược
Chương trình, dự án
Kế hoạch tác nghiệp và ngân sáchĐánh giá và hiệu chỉnh các pha của kế hoạch
Khóa luận tốt nghiệp
hoạch. Nội dung bao gồm việc thiết lập và tổ chức các yếu tố nguồn lực cần thiết, sử
dụng các chính sách, các biện pháp cũng như các đòn bẩy quan trọng tác động trực
tiếp đến các cấp thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm
đảm bảo các yêu cầu tiến độ đặt ra trong các kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cả về thời
gian, quy mô và chất lượng công việc.
• Bước 3: Tổ chức công tác theo dõi, giám sát thực hiện kế hoạch. Nhiệm vụ của quá

trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theo dõi, phát hiện những phát
sinh không phù hợp với mục tiêu. Khi phát hiện những phát sinh không phù hợp, điều
quan trọng là cần phải tìm được các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Những nguyên
nhân này có thể thuộc về các cấp thực hiện kế hoạch, ý thức chủ quan của các nhà lãnh
đạo, quản lý hay những phát sinh đột xuất nảy sinh trong quá trình triển khai kế hoạch.
• Bước 4: Điều chỉnh thực hiện kế hoạch. Từ những phân tích về hiện tượng không phù
hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời và cần
thiết. Có thể là: thay đổi nội dung của hệ thống tổ chức, hoặc thực hiện sự thay đổi một
số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mục tiêu đặt ra ban đầu nhưng cũng có thể là quyết
định chuyển hướng sản xuất kinh doanh trong những điều kiện bất khả kháng.
1.1.6. Các bước soạn lập kế hoạch
19
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1.2: Các bước soạn lập kế hoạch
• Bước 1: Nhận thức cơ hội trên cơ sở xem xét, đánh giá môi trường bên trong và môi
trường bên ngoài doanh nghiệp, xác định thành phần cơ bản của môi trường tổ chức, đưa
ra các thành phần có ý nghĩa thực tế đối với doanh nghiệp, thu nhập và phân tích thông tin
về thành phần này. Tìm hiểu các cơ hội có thể có trong tương lai và xem xét một cách
toàn diện, rõ rang, biết được ta đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu của
mình. Hiểu rõ tại sao chúng ta phải giải quyết những điều không chắc chắn và biết chúng
ta hy vọng thu được gì. Việc đưa ra các mục tiêu thực hiện của doanh nghiệp trong thời kỳ
kế hoạch phụ thuộc và phân tích này.
• Bước 2: Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới.
Các mục tiêu sẽ xác định kết quả cần thu được và chỉ ra các điểm kết thúc trong các
việc cần làm, nơi nào cần phải được chú trọng ưu tiên và cái gì cần hoàn thành bằng 1
hệ thống các chiến lược, các chính sách, các thủ tục, các ngân quỹ, các chương trình.
• Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược. Doanh nghiệp so sánh các nhiệm vụ, mục tiêu (yếu
tố mong muốn) với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài (yếu tố
giới hạn mục tiêu mong muốn). Xác định sự cách biệt giữa chúng và bằng việc sử

dụng những phương pháp phân tích chiến lược đưa ra các phương án kế hoạch chiến
lược khác nhau. Lập kế hoạch chiến lược phác thảo hình ảnh tương lai của doanh
nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và các năng lực có thể khai thác. Bao
gồm các khâu như: xác định các phương án kế hoạch chiến lược, sau đó đánh giá các
20
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
phương án lựa chọn cuối cùng sẽ lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược.
• Bước 4: Xác định các chương trình, dự án.Đây là phân hệ của kế hoạch chiến lược.
Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các mặt hoạt động quan
trọng của đơn vị kinh tế như: chương trình hoàn thiện công nghệ, chương trình kiểm
tra chất lượng sản phẩm, chương trình tính toán dự trữ còn các dự án thường định
hướng đến một mặt hoạt động cụ thể hơn như dự án phát triển thị trường, đổi mới sản
phẩm. Các dự án thường được xác định một cách chi tiết hơn chương trình, nó bao
gồm các thông số về tài chính và kỹ thuật, các tiến độ thực hiện, tổ chức huy động và
sử dụng nguồn lực, hiệu quả kinh tế tài chính.
• Bước 5: Soạn lập hệ thống các kế hoạch chức năng (tác nghiệp) và ngân sách. Các kế
hoạch chức năng và ngân sách trên thực tế có mối quan hệ mật thiết với nhau và cần
phải thồng nhất trong quá trình xây dựng nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ và có
hiệu quả giữa các chức năng trong doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, khả năng nắm bắt nhu cầu sẽ là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của các
kế hoạch doanh nghiệp cũng như việc thực hiện các mục tiêu chiến lược. Lúc này, kế
hoạch Marketing sẽ là trung tâm và cơ sở của mọi kế hoạch tác nghiệp khác. Ngân
sách sẽ trở thành một phương tiện để kết hợp các kế hoạch chức năng với nhau, đồng
thời là tiêu chuẩn quan trọng để đo lường sự thăng tiến của kế hoạch.
• Bước 6: Đánh giá, hiệu chỉnh các pha của kế hoạch. Đây có thể coi là bước thẩm định
cuối cùng trước khi cho ra một văn bản kế hoạch. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cùng
với các nhà chuyên môn kế hoạch cũng như các chức năng khác, có thể sử dụng thêm
đội ngũ chuyên gia, tư vấn kiểm tra lại các mục tiêu, chỉ tiêu, các kế hoạch chức năng,
ngân sách, các chính sách phân định kế hoạch theo các pha có liên quan đến tổ chức

thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó tiến hành các phê chuẩn cần thiết để chuẩn bị chuyển
giao nội dung kế hoạch cho các cấp thực hiện.
21
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.7. Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố tác động đến hoạt động lập kế hoạch
1.2Cơ sở thực tiễn
22
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Quan điểm của
nhà lập kế hoạch
Cấp quản

Hệ thống
thông tin
Chu kỳ kinh doanh
của doanh nghiệp
Hệ thống mục tiêu chiến
lược của doanh nghiệp
CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG LẬP KẾ
HOẠCH
Tính không chắc
chắn của môi trường
kinh doanh
Cơ chế quản lý kinh tế
và kế hoạch hóa của
Nhà nước

Hệ thống kiểm tra đảm bảo cho
quá trình lập kế hoạch đạt kết
quả cao và hiệu quả
Năng lực của các
chuyên gia lập kế
hoạch
Sự hạn chế của
các nguồn lực
Khóa luận tốt nghiệp
Việc lập kế hoạch kinh doanh hiện nay là việc gần như phải có trong mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp kể cả trọng nước lẫn nước ngoài. Tùy
vào đặc điểm của nền kinh tế và hình thức kinh doanh mà mỗi bản kế hoạch phải điều
chỉnh sao cho thật sự phù hợp với điều kiện thực tại và phù hợp với mục tiêu. Ví dụ
như để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Nam Trực, thành phố Nam Định; ủy ban
nhân dân huyện Nam Trực đã cho nghiên cứu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã
hội một cách kỹ càng, rồi bắt đầu nghiên cứu và dự báo, sau đó lập các kế hoạch mục
tiêu, chọn các phương án để thực hiện các mục tiêu đó để có thể tạo ra một bản kế
hoạch nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Từ các bản kế hoạch nhằm phát triển
nhân lực ngành nội vụ của tỉnh Đắk Lắk cũng được lên một bản kế hoạch chi tiết, rõ
ràng, đến các bản kế hoạch về giáo dục cá nhân dành cho trẻ em chậm phát triển của
Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, hay kế hoạch sản xuất của các xí nghiệp, doanh
nghiệp như công ty Cổ phần may Thăng Long cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về bản
kế hoạch kinh doanh ngắn hạn.
Đối với Thế Giới và Việt Nam nói chung thì ở Thừa Thiên Huế nói chung, các
doanh nghiệp cũng đã rất chú trọng và tập trung xây dựng một bản kế hoạch thật sự
hoàn chỉnh nhất trước khi đưa vào hoạt động. Từ các bản kế hoạch kinh doanh của các
ngân hàng thương mại: Ngân hàng An Bình (ABBank), Ngân hàng Liên Việt , các
bản kế hoạch sản xuất của công ty cổ phần Long Thọ, đến các bản kế hoạch kinh
doanh dịch vụ của Cảng Chân Mây, công ty thiết kế lữ hành VDoTour.
23

SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 2 NĂM 2011 VÀ 2012
2.1Giới thiệu chung về Cảng Chân Mây, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế
2.1.1. Vai trò của Cảng Chân Mây
Cảng Chân Mây nằm trên địa phận thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế,
nằm gần sát chân đèo Hải Vân, gần các trục giao thông rất quan trọng: trục xuyên
quốc gia Bắc Nam và trục Đông – Tây qua nước bạn Lào. Chân Mây là cảng biển tổng
hợp phục vụ phát triển công nghiệp – thương mại – dịch vụ cho tỉnh Thừa Thiên Huế
và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đặc biệt các nước láng giềng, CHDCND
Lào và Đông Bắc Thái Lan. Cảng Chân Mây nằm giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung
(Huế - Đà Nẵng), khu du lịch trọng điểm của quốc gia (Cảnh Dương – Lăng Cô – Hải
Vân – Non Nước, vườn quốc gia Bạch Mã) và các khu công nghiệp Tứ Hạ, Phú Bài,
Chân Mây, Đà Nẵng; trung điểm của các di sản văn hóa Thế Giới đã được UNESCO
công nhận: Cố đô Huế - Nhã nhạc Cung đình Huế - Phố cổ Hội An – Thánh địa Mỹ
Sơn; cách sân bay Quốc tế Phú Bài 40km và sân bay Quốc tế Đà Nẵng 35km. Cảng
Chân Mây là cửa ngõ ra Biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất đối với hành lang kinh
tế Đông Tây, kết nối miền Trung Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma.
Hiện nay, Cảng Chân Mây có Bến số 1 với chiều dài 420m, độ sâu nước bến là
12.5m đủ khả năng đón tàu có trọng tải đến 50,000DWT và tàu du lịch quốc tế có
chiều dài đến 300m. Cảng Chân Mây có kinh nghiệm xếp dỡ các cấu kiện siêu trường,
siêu trọng, đặc biệt xếp dỡ hàng rời như than cám, cát silic, titan, clinker, với năng
suất cao, có thể đạt 16,000T/24 giờ.
Năm 2006, tập đoàn Alcan – nhà khai thác và chế biến quặng nhôm hàng đầu
Thế Giới đã chọn Cảng Chân Mây để gia công, lắp ráp xuất khẩu các cấu kiện siêu
trường, siêu trọng.
Để phục vụ nhu cầu phát triển, Cảng Chân Mây đang lập dự án đầu tư xây dựng
bến số 2, khu dịch vụ cho khách du lịch và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang xúc tiến

đầu tư Đê chắn sóng. Cảng Chân Mây là thành viên của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam,
được Cục Hàng hải Việt Nam chứng nhận phù hợp an ninh cảng biển theo công ước
24
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân
Khóa luận tốt nghiệp
SOLAS 74 và Bộ luật ISPS; Cảng Chân Mây đã thiết lập quan hệ tốt đẹp với nhiều
khách hàng, chủ hàng, chủ tàu, đại lý hàng hải trong nước và nước ngoài. Với vị trí địa
lý thuận lợi và tiềm năng phát triển rộng mở, Cảng Chân Mây có trang thiết bị hiện
đại, đồng bộ, đội ngũ kỹ sư, công nhân trẻ, năng động đã cung ứng các dịch vụ cảng
biển đảm bảo chất lượng được khách hàng tín nhiệm. Cảng luôn trong tư thế đón nhận
những sự hỗ trợ và hợp tác của các nhà đầu tư và quý khách hàng, là động lực để phát
triển và cải thiện chất lượng phục vụ.
2.1.2. Phạm vi hấp dẫn của Cảng Chân Mây
• Trên đất Việt Nam: hiện nay Cảng Chân Mây đã và đang chiếm ưu thế số 1 trong suốt
dải đất miền Trung từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế. Với lợi thế về vị trí địa lý và
độ sâu khu nước, Chân Mây là cảng nước sâu đầu tiên trong khu vực có khả năng tiếp
cận được các tàu có trọng tải lớn. Chính vì vậy, vùng hấp dẫn của cảng Chân Mây trên
đất Việt Nam là toàn bộ tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận như Quảng Bình,
Quảng Trị.
• Đối với các nước láng giềng:
Thừa Thiên Huế cũng như toàn khu vực miền Trung Việt Nam có một vị trí
chiến lược về thương mại và vận tải quá cảnh của tiểu vùng. Cụ thể là: vận tải quá
cảnh và song phương hàng hóa xuất nhập khẩu từ Lào và Đông Bắc Thái Lan.
CHDCND Lào: do không có biển nên thương mại hướng ngoại của CHDCND
Lào không còn cách chọn lựa nào ngoài việc sử dụng các tuyến quá cảnh qua Việt
Nam hoặc Thái Lan. Trong các thập kỷ trước đây, phần đảm nhận hàng hóa quá cảnh
qua Việt Nam và Thái Lan vô cùng bấp bênh. Việt Nam cung cấp các cảng biển với
khoảng cách bằng ½ của Băng Kốc tới hầu hết các vùng của CHDCND Lào như sau:
• Viên Chăn cách Băng Kốc 680 km trong khi đó chỉ cách Cửa Lò 380 km. Các tỉnh
Xiêng Khoảng, Bolikhamsang và Khăm Muộn của CHDCND Lào cách biên giới Việt

Nam từ 100 – 400 km.
• Savannakhet, Salavan và Nam Lào đang thực hiện phát triển kinh tế xã hội nhờ vào
các nguồn tài nguyên ở địa phương và điều kiện ưu đãi hiện đang thịnh hành trong khu
vực cao nguyên Boloven.
25
SVTH: Lê Thị Thanh Nga GVHD: Mai Văn Xuân

×