DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thứ tự Viết tắt Nghĩa
1 UBND Uỷ Ban nhân dân
2. CSHT Cơ sở hạ tầng
3. GTNT Giao thông nông thôn
4. NSNN Ngân sách nhà nước
5. ĐTPT Đầu tư phát triển
6. ĐTXDCB Đầu tư xây dựng cơ bản
7. GDP Tổng sản phẩm quốc nội
1
1 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế xã hội, huyện
Nông Cống đã có những bước chuyển biến đáng kể và đạt được nhiều thành tựu quan
trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức cao; phát triển toàn diện nền kinh tế
cũng như ở từng ngành cụ thể; việc huy động các nguồn lực thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội đạt nhiều kết quả tốt và đảm bảo. Những thành tựu đó đã làm cho
thế và lực huyện Nông Cống mạnh lên rất nhiều.
Để xác định hướng phát triển tiếp theo, đưa Nông Cống hoà nhịp với tiến trình
công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh,của đất nước cần thiết phải đánh giá đúng,nhận
dạng đủ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển KT- XH của huyện. Một trong
những nhân tố quan trọng hàng đầu đó chính là cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn,
bởi cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn có vai trò quan trọng và quyết định đối với sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và từng tỉnh, huyện nói riêng. Những năm
qua đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật huyện Nông Cống hết sức quan tâm và ưu tiên đầu
tư hàng đầu.
Bên cạnh những kết quả đạt được của việc sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát
triển CSHT GTNT, vẫn còn tồn tại và hạn chế như: đầu tư manh mún, dàn trải…. dẫn
đến kém hiệu quả và làm thất thoát nguồn vốn của Nhà nước.Nông Cống là một huyện
thuần nông, việc huy đông nguồn vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế của huyện còn hạn
chế, chủ yếu dựa vào hỗ trợ của Ngân sách Trung ương và khai thác quỹ đất nên việc
tiết kiệm và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nói chung và đầu tư phát triển CSHT GTNT
nói riêng là hết sức cấp thiết.
Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại Phòng Công Thương – UBND huyên
Nông Cống tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyên Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa ” làm khóa luận tốt nghiệp.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả đầu tư và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển
2
2 2
CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN ở huyên Nông Cống.
2.2.Mục tiêu cụ thể
-Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư phát triển
CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng
vốn NSNN ở huyên Nông Cống.
-Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn
NSNN ở huyên Nông Cống.
3.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được áp dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Theo phương pháp này, việc nghiên cứu
các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội không thực hiện trong trạng thái rời rạc, đơn lẻ
mà luôn đặt trong mối liên hệ ràng buộc các sự vật, hiện tượng và trong sự vận động
phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển hoá từ lượng sang chất, từ quá khứ đến
hiện tại và tương lai
Phương pháp tổng hợp và phân tích thống kê số liệu thứ cấp theo thời gian bao
gồm: + Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các
ngành và các nguồn số liệu thống kê.
+ Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư GTNT đã được đang tải trên
các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết quả của các đợt điều
tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các
nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng
+ Trao đổi ý kiến trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực GTNT,
Ban quản lý dự án, một vài đơn vị thi công trên địa bàn huyện
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu chủ yếu: hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng
vốn NSNN
3
3 3
- Đối tượng khảo sát: các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng GTNT, Ban quản lí
dự án, người dân địa phương.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: các công trình đầu tư CSHT giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
-Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2009-2012 và đề xuất giải
pháp đến năm 2015.
4
4 4
PHẦN THỨ II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả đầu tư phát triển CSHT
GTNT sử dụng vốn NSNN.
1.1 Lý luận cơ bản về vốn NSNN
1.1.1. Khái niệm về NSNN
Vốn Ngân sách thường được gọi là vốn ngân sách Nhà nước vốn ngân sách
trung ương, vốn ngân sách cấp Tỉnh, vốn ngân sách cấp huyện, thị xã (Ngân sách
Trung ương và ngân sách Địa phương). Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ
của nền kinh tế và được Nhà nước duy trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các
đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhà nước hàng năm, kế haọch 5 năm và kế hoạch dài
hạn.
Là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí.
Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm
khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là nguồn vốn Nhà nước chủ động điều hành,
đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triển then chốt của nền kinh tế những khu vực khó
có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn
hoặc không thể đầu tư vào các dự án thuộc các lĩnh vực sau:
Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đường giao
thông, hạ tầng đô thị, các công trình cho giáo dục - văn hoá xã hội, quản lý Nhà
nước
Đầu tư các dự án sự nghiệp kinh tế như:
+ Sự nghiệp giao thông; duy tu, bảo dưỡng, sữa chữa cầu đường.
+ Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi như: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, kênh
mương, các công trình lợi
+ Sự nghiệp thị chính: duy tu bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ
thống cấp thoát nước
+ Các dự án điều tra cơ bản.
Đầu tư hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào
các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy
định của pháp luật.
5
5 5
Nguồn vốn ngân sách nói chung được tập hợp từ các nguồn vốn trên địa bàn như:
+ Vốn ngân sách Trung ương đầu tư qua các Bộ, ngành trên địa bàn.
+ Vốn ngân sách Trung ương cân đối hoặc uỷ quyền qua Ngân sách địa phương
(Xây dựng cơ bản tập trung, thiết bị nước ngoài ghi thu ghi chi, vốn chương trình quốc
gia )
+ Vốn ngân sách từ các nguồn thu của địa phương được giữ lại ( cấp quyền sử
dụng đất, bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, xổ số )
+ Vốn ngân sách sự nghiệp có tính chất XDCB.
1.1.2. Vai trò của vốn NSNN đối với phát triển CSHT GTNT
Vốn đầu tư từ NSNN là nguồn vốn đầu tư cơ bản và quan trọng nhất để đầu tư
phát triển CSHT như: bưu điện, thông tin liên lạc, đặc biệt là hệ thống giao thông ở
nông thôn… Các công trình giao thông này là những công trình công cộng đòi hỏi
một lượng vốn đầu tư lớn nhưng thời gian thu hồi vốn dài và lợi nhuận thấp. Do đó,
các nhà đầu tư thường không muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Hiện nay, việc tham gia
đầu tư từ các nguồn vốn ngoài NSNN là quá ít, để đảm bảo thực hiện được các mục
tiêu phát triển đất nước, Nhà nước phải sử dụng vốn đầu tư cho phát triển các lĩnh vực
kết cấu hạ tầng. Từ khó khăn về huy động vốn dẫn đến tiến độ thi công các công trình
đầu tư phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng rất chậm chạp, trì trệ, một số công
trình có tên trong mục đầu tư đã được phê duyệt cứ phải xếp hàng mãi đến lượt, nhiều
công trình không thể thực hiện được vì không đảm bảo vốn đầu tư. Ngoài ra vấn đề sử
dựng vốn cho phát triển các lĩnh vực kết cấu hạ tầng cũng đang là vấn đề nhức nhối
mà các ngành cần giải quyết. Đó là tình trạng thất thoát do tệ tham ô, tham nhũng, do
việc thực hiện không đúng tiến độ kỹ thuật. Mà thất thoát vốn đầu tư xây dựng CSHT
thì rất lớn, gây lãng phí lớn.
Ngoài ra vốn ngân sách còn có ý nghĩa rất quan trọng để khơi dậy các nguồn vốn
khác còn tiềm tàng đặc biệt là vốn trong dân cư, ở đây vốn ngân sách có tính chất
“vốn mồi”, vốn hỗ trợ một phần như: chi để lập các dự án, các quy hoạch cần thiết để
nhân dân và các tổ chức kinh tế khác đưa vốn vào đầu tư phát triển. Vốn ngân sách hỗ
trợ một phần làm đường ngõ xóm phần còn lại cộng đồng dân cư tự đóng góp và
quản lý sử dụng. Hình thức này được sử dụng phổ biến ở các nước đặc biệt trong việc
6
6 6
tham gia của nhân dân vào các dự án dịch vụ và hạ tầng đô thị mới với các hình thức
tài trợ xen kẽ, hợp vốn công - tư
1.2. Lý luận chung về đầu tư phát triển CSHT GTNT
1.2.1. Khái niệm đầu tư phát triển CSHT GTNT
1.2.1.1. Cơ sở hạ tầng
CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã
hội, là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ
sản xuất, đời sống của dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
CSHT được chia làm 3 nhóm chính: CSHT kĩ thuật, CSHT xã hội, CSHT môi trường:
+ CSHT kĩ thuật bao gồm các công trình và phương tiện vật chất phục vị cho sản
xuất và đời sống sinh hoạt của xã hội như các con đường,hệ thống điện, bưu chính
viễn thông,…
+CSHT xã hội là các công trình và phương tiện để duy trì và phát triển các
nguồn lực như các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở đảm
bảo đời sống và nâng cao tinh thần của nhân dân như hệ thống công viên, các công
trình đảm bảo an ninh xã hội.
+CSHT môi trường bao gồm các công trình phục vụ cho bảo vệ môi trường sinh
thái của đất nước cũng như môi trường sống của con người như các công trình xử lí
nước thải, rác thải.
1.2.1.2.Cơ sở hạ tầng nông thôn
CSHT nông thôn là một bộ phận tổng thể của CSHT kĩ thuật của nền kinh tế
quốc dân. Đó là những hệ thống thiết bị và các công trình vật chất – kĩ thuật được tạo
lập, phát triển trong các vùng nông thôn và trong các hệ thống sản xuất nông nghiệp
tạo thành cơ sở điều kiện chung cho phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này và trong
lĩnh vực nông nghiệp.
Nội dung tổng quát của CSHT nông thôn có thể bao gồm hệ thống kiến trúc,
thiết bị và công trình chủ yếu sau:
+Hệ thống và các công trình thủy lợi, thủy nông, phòng chống thiên tai, bảo vệ
và cải tạo đất đai, tài nguyên, môi trường trong nông nghiệp nông thôn như: đê điều,
cầu cống và kênh mương thủy lợi, các trạm bơm…
7
7 7
+Các hệ thống và công trình giao thông vận tải trong nông thôn: cầu cống,
đường xá, kho tầng bến bãi phục vụ trực tiếp cho việc vận chuyên hàng hóa, giao lưu
đi lại của dân cư.
+Mạng lưới và thiết bị phân phối, cung cấp điện, mạng lưới thông tin liên lạc…
+Những công trình xử lý, khai thác và cung cấp nước sạch sinh hoạt cho dân cư
nông thôn,
+Mạng lưới và cơ sỏ thương nghiệp, dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu…
mà chủ yếu là những công trình chợ búa và tụ điểm giao lưu buôn bán.
+Cơ sở nghiên cứu khoa học, thực hiện và chuyển giao công nghệ kĩ thuật, trạm
sản xuất và cung ứng giao giống vật nuôi cây trồng.
Nội dung của cơ sở hạ tầng trong nông thôn cũng như sự phân bố cấu trúc trình
độ phát triển của nó có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia cũng như các
địa phương, vùng lãnh thổ của đất nước. Tại các nước phát triển, CSHT nông thôn còn
bao gốm cả các hệ thống, công trình cung cấp gas, khí đốt, xử lí vá làm sạch nguồn
nước tưới tiêu nông nghiệp, cung cấp cho nông dân nghiệp vụ khuyến nông.
1.2.1.3.Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
CSHT GTNT là một bộ phận của CSHT nông thôn, bao gồm CSHT đường sông,
đường mòn, đường đất phục vị sự đi lại trong nội bộ nông thôn,nằm phát triển sản xuất
và phục vụ giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội của các làng xã, thôn xóm. Hệ thống này
nhằm bảo đảm cho các phương tiện cơ giới loại trung, nhẹ và xe thô sơ qua lại.
Đối tượng hưởng lợi ích trực tiếp của hệ thống GTNT sau khi xây dựng mới,
nâng cấp là người dân nông thôn, bao gồm những nhóm người có nhu cầu và ưu tiên đi
lại khác nhau như nông dân, doanh nhân,những người không có ruộng đất, cán bộ
công nhân viên của các đơn vị phục vụ công cộng làm việc ở nông thôn…
*Hệ thống CSHT GTNT
CSHT GTNT bao gồm:
+Mạng lưới đường GTNT: đường huyện, đường xã và đường thôn xóm, cầu
cống, phà trên tuyến.
+Đường sông và các công trình trên bờ
8
8 8
+Các CSHT giao thông mức độ thấp.Các đường mòn và đường nhỏ cho người
đi bộ, xe thồ, xe máy và đội khi cho xe lướn, có tốc độ thấp đi lại là một phần mạng
lưới giao thông, giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa đi lại của người
dân.
1.2.2. Đặc điểm CSHT GTNT
1.2.2.1.Tính hệ thống, đồng bộ
CSHT GTNT là một hệ thống cấu trúc phức tạp phân bố trên toàn lãnh thổ,
trong đó có những bộ phận có mức độ và phạm vi ảnh hưởng cao thấp khác nhau tới
sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn bộ nông thôn, của vùng và làng xã. Tuy vậy, các
bộ phận này có mối quan hệ gắn kết với nhau trong quá trình hoạt động, khai thác và
sử dụng.
Do vậy việc quy hoạch tổng thể phát triển CSHT GTNT, phối hợp kết hợp giữa
các bộ phận trong một hệ thống đồng bộ, sẽ giảm tối đa chi phí và tăng tối đa công
dụng của các CSHT GTNT cả trong xây dựng cũng như trong quá trình vận hành, sử
dụng.
Tính chất đồng bộ, hợp lí trong việc phối kết hợp các yếu tố hạ tầng giao thông chỉ có
ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa về xã hội và nhân văn. Các công trình giao
thông thường là các công trình lớn,chiếm chỗ trong không gian. Tính hợp lí của các
công trình này là đem lại sự thay đổi lớn trong cảnh quan và có tác động tích cực
trong các sinh hoạt của dân cư trong địa bàn.
1.2.2.2. Tính định hướng
Đặc trưng này xuất phát từ nhiều khía cạnh khác nhau của vị trí hệ thống
GTNT: đầu tư cao, thời gian sử dụng lâu dài, mở đường cho các hoạt động kinh tế - xã
hôi phát triển…
Đặc điểm này đòi hỏi trong phát triển CSHT GTNT phải chú ý những vẫn đề
chủ yếu sau:
-CSHT giao thông của toàn bộ nông thôn, của vùng hay của làng xã cần được hình
thành và phát triển trước một bước và phù hợp với các hoạt động kinh tế - xã hội. Dựa
trên các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để quyết định việc xây dựng CSHT
9
9 9
GTNT. Đến lượt mình, sự phát triển CSHT về quy mô, chất lượng lại thể hiện định
hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Thực thiện tốt chiến lược ưu tiên trong phát triển CSHT giao thông của toàn
nông thôn, toàn vùng, từng địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển sẽ vừa quán triệt
tốt đặc điểm về tính tiên phong định hướng, vừa giảm nhẹ nhu cầu huy động vốn đầu
tư do chỉ tập trung cao vào những công trình ưu tiên.
1.2.2.3.Tính địa phương, tính vùng và khu vực
Việc xây dựng và phát triển CSHT GTNT phụ thuộc váo nhiều yếu tố như: địa
lí, địa hình, trình độ phát triển…Do địa bàn nông thôn rộng, dân cư phân bố không đều
và điều kiện sản xuất nông nghiệp vừa đa dạng, phức tạp lại vừa khác biệt lớn giữa
các địa phương, các vùng sinh thái.
Vì thế, hệ thống CSHT GTNT mang tính vùng và địa phương rõ nét. Điều này
thể hiện cả trong quá trình tạo lập, xây dựng cũng như trong tổ chức quản lí, sử dụng
chúng.
Yêu cầu này đặt ra trong việc xác định phân bố hệ thống GTNT, thiết kế,đầu tư
và sử dụng nguyên vật liệu, vừa đặt trong hệ thống chung của quốc gia, phải phù hợp
với đặc điểm, điều kiện từng địa phương, từng vùng lãnh thổ.
1.2.2.4. Tính xã hội và tính công công cao
Tính xã hội và công bằng cao của các công trình giao thông ở nông thôn thể hiện
trong xây dựng và sử dụng
Trong xây dựng, hầu hết các công trình đều được sử dụng nhằm phục vị việc đi
lại, buôn bán giao lưu cho tất cả người dân, tất cả các cơ sở kinh tế, dịch vụ.
Trong xây dựng, mỗi loại công trình khác nhau có những nguồn vốn khác nhau
từ các thành phần, các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Để việc xây dựng, quản lí,
sử dụng các hệ thống đường nông thôn có kết quả cần lưu ý:
+Đảm bảo hài hòa giữa nhiệm vụ trong xây dựng và quyền lợi trong sử dụng các
tuyến đường cụ thể. Nguyên tắc cơ bản là gắn quyền lợi với nghĩa vụ.
+Thực hiện tốt việc phân cấp trong xây dựng và quản lí sử dụng hiệu quả CSHT
10
10 10
1.3. Hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn NSNN
1.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT bằng vốn NSNN
Xã hội luôn phải đối mặt với những mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu ngày càng
tăng của con người với sự hạn chế của các nguồn lực đáp ứng. Điều đó có nghĩa là
tổng nhu cầu xã hội luôn cao hơn khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Vì vậy, cần có
những giải pháp sử dụng tối ưu các nguồn lực có giới hạn trong từng thời kỳ để tạo ra
một khối lượng sản phẩm với cơ cấu và chủng loại hợp lý, nhằm thoải mãn tốt nhất
nhu cầu xã hội, điều này thể hiện rõ nét trong lĩnh vực ĐTPT. Quá trình CNH-HĐH
đất nước làm cho nhu cầu về ĐTXD CSHT ngày càng tăng và luôn vượt khả năng đầu
tư của nền kinh tế. Trước thực tế đó, một vấn đề đặt ra là phải sử dụng sao cho có hiệu
quả các nguồn vốn ĐTPT, đặc biệt là nguồn vốn NSNN nhằm thoải mãn tối đa nhu
cầu phát triển của toàn xã hội.Theo các nhà kinh tế, “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích thu được, bao gồm lợi ích kinh tế và lợi
ích xã hội với khối lượng vốn đầu tư bỏ ra”.
Lợi ích kinh tế của vốn đầu tư: biểu hiện mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh
tế đã đặt ra nhằm đem lại lợi ích cho người bỏ vốn cũng như thỏa mãn nhu cầu vật
chất cảu xã hội. Do đó, nó thể hiện cụ thể thay đổi về khối lượng, chất lượng và cơ cấu
sản phẩm đồng thời biểu hiện sự thay đổi cán cân thương mại, mức lợi nhuận thu được
và chi phí sản xuất bỏ ra.
Lợi ích xã hội của vốn đầu tư: thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu khác như:
sự thay đổi về môi trường sống, điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào
tạo, văn hóa thể thao và các mục tiêu chính trị an ninh, quốc phòng và bảo vệ sinh
thái….
1.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT
• Chỉ tiêu kết quả sử dụng vốn
- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện:
Là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao
gồm: các công tác cho chi phí xây lắp, chi phí cho công tác mua sắm trang thiết bị và
các chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư
được duyệt.
11
11 11
Chi phí xây lắp :
Chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ ( có tính đến giá trị vật tư, vật liệu
thu hồi để giảm vốn đầu tư). Chi phí san lấp mặt bằng xây dựng. Chi phí xây dựng
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công ( đường thi công, điện, nước ),
nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. Chi phí xây dựng các hạng mục
công trình. Chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt). Chi phí di chuyển lớn
thiết bị thi công và lực lượng xây dựng (trong trường hợp chỉ định thầu nếu có)
Trong những năm qua ở Thị xã Hồng Lĩnh việc tính toán chi phí xây lắp đã
đúng với các văn bản của Nhà nước ban hành. Các nhà thầu đã sử dụng nhiều loại máy
móc cho công tác thi công, giải phóng mặt bằng
Chi phí thiết bị bao gồm:
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất
gia công, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình.
Chi phí vận chuyển từ cảng và nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu
Container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản , bảo
dưỡng tại kho bãi hiện trường. Thuế và các chi phí bảo hiểm thiết bị công trình.
Chi phí khác bao gồm:
Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với
các dự án nhóm A hoặc dự án nhóm B (nếu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư yêu
cầu bằng văn bản), báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nói chung và các dự án
chỉ thực hiện lập báo cáo đầu tư. Chi phí tuyên truyền quảng cáo cho dự án. Chi phí
nghiên cứu khoa học, công nghệ có liên quan đến dự án (đối với dự án nhóm A và một
số dự án có yêu cầu đặc biệt được thủ tướng chính phủ cho phép). Chi phí và lệ phí
thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư .
Ở giai đoạn thực hiện đầu tư: Chi phí khởi công công trình (nếu có). Chi phí
đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, di chuyển dân cư
và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và
phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục
hồi). Chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm, chi
phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đành giá kết quả đấu thầu xây lắp,
12
12 12
mua sắm vật tư thiết bị, chi phí giám sát thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và các chi
phí tư vấn khác. Tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất…
Ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào sử dụng: Chi phí thực hiện việc
quy đổi vốn, thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình. Chi phí tháo dỡ
công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. Chi phí thu dọn vệ sinh công
trình, tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình. Chi phí đào tạo công
nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có). Chi phí nguyên, vật liệu, năng
lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải, có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi
được) Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh không dự kiến trước được.
- Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm:
Là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát
huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tién hành các hoạt động dịch vụ
cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm,
đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay.
Để tính giá trị các tài sản cố định được huy động trong kỳ nghiên cứu áp dụng
công thức sau: F = Iv
b
+ Iv
r
- C - Iv
e
Trong đó: F - giá trị các tái sản cố định được huy động trong kỳ.
Iv
b
- Vốn đầu tư được thực hiện ở các kỳ trước chưa được huy động chuyển sang kỳ
nghiên cứu.
Iv
r
- Vốn đầu tư được thực hiện trong kỳ nghiên cứu
C - Chi phí không làm tăng giá trị tài sản cố định.
Iv
e
- Vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động chuyển sang kỳ sau.
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
>Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ở tầm vĩ mô:
Ở tầm vĩ mô các hiệu quả kinh tế thường biểu hiện một cách không rõ nét, thường phải
chờ đợi một thời gian dài mới thấy hết hiệu quả của nó.
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế
- xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó
trong một thời kỳ nhất định.
13
13 13
- Hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ số ICOR)
Hệ số ICOR cho biết từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồng GDP thì
cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
càng lớn.
ICOR = Vốn đầu tư / GDP do vốn tạo ra = Vốn đầu tư/
∆
GDP
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. ở
các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử
dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở
các nước chậm phát triển thì ICOR thường chỉ 2-3 do thiếu vốn đầu tư, thừa lao động
nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế vốn do sử dụng công nghệ kém
hiện đại, giá rẻ.
Hệ số này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh tế cho
quốc gia.
- Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động
Hệ số trang bị tài sản cố định cho lao động(H
L
) được xác định bằng tỷ số giữa giá trị
hình bình quân của tài sản cố định trong kỳ (FA) và số lượng lao động sử dụng bình
quân trong kỳ (L) được tính theo công thức: H
L
= FA/L.
Hệ số này cũng là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư quan trọng vì kết quả vốn đầu tư
được biểu hiện ở khối lượng tài sản cố định, yếu tố vật chất hoá sự tiến bộ của khoa
học kỹ thuật trong việc nâng cao mức trang bị kỹ thuật cho lao động biểu hiện kết quả
của việc tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá và các phương hướng phát triển khoa
học kỹ thuật khác là tiền đề quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, phát triển sản
xuất, nâng cao mức sống của dân cư.
- Hệ số thực hiện vốn đầu tư
Hệ số thực hiện vốn đầu tư là một chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư rất quan trọng, nó phản
ánh mối quan hệ giữa khối lượng vốn đầu tư bỏ ra với các tài sản cố định (kết quả của
vốn đầu tư) được đưa vào sử dụng. Hệ số được tính theo công thức:
Hu = FA/I
Trong đó: Hu: Hệ số thực hiện vốn đầu tư;
FA: Giá trị TSCĐ được đưa vào sử dụng trong kỳ:
14
14 14
I : Tổng vốn đầu tư trong kỳ.
Hệ số vốn đầu tư càng lớn, biểu hiện hiệu quá vốn đầu tư càng cao.
> Các chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vi mô.
Là các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả vốn đầu tư ở tầm vi mô, tức là đo lường
và đánh giá hiệu quả của từng dự án đầu tư cụ thể; từng công trình xây dựng. Trên giác
độ toàn bộ nền kinh tế của một địa phương ta xét tổng hợp các chỉ tiêu này theo nhiều
góc độ khác nhau.
- Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
Tỷ lệ lợ ích trên chi phí xác định mối quan hệ giữa lợi ích thu được của dự án đầu tư
so với chi phí mà dụ án đầu tư bỏ ra. hay nói cách khác tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C)
là tỷ số giữa hiện giá thu nhập và hiện giá chi phí. Để xác định được tỷ lệ này chúng ta
cần xác định được dòng lợi ích và dòng chi phí của dự án.
Tỷ lệ này được tính theo công thức:
Tổng hiện giá thu nhập ΣBt/(1+i)
t
B/C = =
Tổng hiện giá chi phí ΣCt/(1+i)
t = 1 → n
Dòng chi phí bao gồm chi phí vận hành hàng năm và dòng đầu tư.
Dòng lợi ích được xác định bằng dòng thu của dự án.
Trong đó: Bt: thu nhập của dự án năm t
Ct: chi phí dự án năm t
n: Tuổi thọ kinh tế hoặc thời gian hoạt động của dự án đầu tư
Nếu B/C >1 : Thu nhập > Chi phí, dự án có lãi (hiệu quả)
Nếu B/C = 1: Thu nhập = Chi phí, dự án không có lãi
Nếu B/C < 1: Thu nhập < chi phí, dự án bị lỗ
Ưu điểm của chỉ tiêu này cho thấy mức thu nhập của một đồng chi phí, nhưng nó có
nhược điểm là không cho chúng ta biết tổng số lãi ròng thu được (có dự án có tỷ lệ lợi
ích trên chi phí (B/C) lớn, nhưng tổng lãi ròng vẫn nhỏ).
15
15 15
- Thời hạn thu hồi vốn đầu tư ( T)
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư xác định khoảng thời gian số vốn đầu tư bỏ vào thu hồi lại
được hoàn toàn.
Thời hạn thu hồi vốn đầu tư có thể xác định theo thời hạn thu hồi vốn giản đơn (ký
hiệu là T) và thời hạn thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền (thời hạn
thu hồi vốn đầu tư có chiết khấu T).
- Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại (IRR).
Tỷ lệ huy động vốn nội tại IRR là tỷ lệ lãi do dự án đem lại.
Nếu ta huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đem lại lãi suất IRR thì:
Nếu IRR < r dự án sẽ lỗ tức NPV < 0
Nếu IRR = r dự án sẽ hoà vốn NPV = 0
Nếu IRR > r dự án sẽ lỗ tức NPV > 0
IRR là một tỷ lệ lãi rất quan trọng để xác định hiệu quả đầu tư của một dự án.
IRR là tỷ lệ lãi mà nếu thay nó để xác định NPV thì NPV = 0 tức là:
n (Bi - Ci)
NPV = Σ = 0
I = 0 (1+IRR)
i
Xác định IRR : n (Bi - Ci)
Σ = 0
i= 1 (1+x)
i
Giải phương trình này dùng phương pháp nội suy và ngoại suy.
- Chỉ tiêu thu nhập thuần (NPV).
n CFi
NPV = Σ
i = 0 (1+r)
i
CFi = Bi - Ci
Bi - Thu nhập năm i.
Ci - Chi phí năm i
n - khoảng thời gian hoạt động của dự án
r - tỷ lệ chiết khấu
16
16 16
NPV > 0 thì dự án đầu tư có hiệu quả và chỉ tiêu này càng lớn hơn không, hiệu quả
càng cao. Khi NPV = 0 thì dự án không bị lỗ xét trên khía cạnh tài chính nhưng không
có lãi.
1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
- Các nhân tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư.
Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả vốn
đầu tư từ ngân sách Nhà nước là công tác quản lý đầu tư của địa phương, trình độ
quản lý và sử dụng vốn của cán bộ quản lý và thực hiện đầu tư tại địa phương.
Công tác thẩm định dự án đầu tư còn có nhiều mặt hạn chế, thậm chí còn mang tính
hình thức, thiếu các cán bộ có năng lực chuyên môn đảm nhiệm khâu thẩm định dự án,
thiết kế và dự toán tại các cơ quan quản lý nhà nước dẫn đến chất lượng dự án và thiết
kế chưa đảm bảo.
Công tác thẩm định thiết kế, dự toán và công tác xét thầu còn nhiều phiền hà,
phức tạp. Vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, sự phối hợp chưa đồng bộ, chưa
nhịp nhàng ăn khớp. Mặt khác do thay đổi các chính sách về quản lý đầu tư và xây
dựng, đấu thầu và chỉ định thầu nên việc triển khai các thủ tục còn chậm.
Năng lực quản lý của các chủ đầu tư còn yếu, phần lớn các cán bộ đều kiêm
nhiệm thiếu thời gian, hơn nữa lại thiếu các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ về XDCB,
nên quá trình chỉ đạo thực hiện từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến nghiệm
thu thường chậm, chất lượng lập dự án chưa cao, chủ yếu bằng lời văn, thiếu các dữ
liệu hoặc các dữ liệu mang tính chất ước lượng, năng lực nghiệm thu hồ sơ của các
nhà thầu không được đảm bảo, do vậy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thiếu sức
thuyết phục.
Công tác chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, chưa sát với tình hình
thực tế, việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu, các huyện, các
ngành chưa chủ động thực hiện việc chuẩn bị đầu tư
Do các công trình trọng điểm thường có quy mô lớn nên việc triển khai rất
chậm, kéo dài ảnh hưởng đến hiệu quả và không kịp đưa vào khai thác sử dụng.
17
17 17
Công tác hướng dẫn thực hiện của tỉnh và các ngành còn chậm, chưa kịp thời ra
văn bản hướng dẫn thực hiện cho địa phương, đặc biệt là việc phân cấp quản lý đầu tư
và xây dựng.
Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các dự án đầu tư, do vậy
muốn thực hiện đầu tư có hiệu quả thì địa phương phải có các cơ chế quản lý vốn một
cách hợp lý. Đội ngũ cán bộ phải được đào tạo sâu về chuyên môn. Đối với đơn vị
thực hiện đầu tư phải nghiên cứu, đầu tư sao cho có hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát,
lãng phí vốn đầu tư.
- Các nhân tố khách quan của địa phương tác động đến hiệu quả của công tác
đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Đó là các yếu tố không lường trước được như thiên tai, các rủi ro hệ từ sự biến
động của nền kinh tế thế giới, của cả nước tác động tới địa phương một cách trực tiếp
hay gián tiếp, các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô của Nhà nước, các chiến lược về
kinh tế như chiến lược công nghiệp hoá vv
Các nhân tố khách quan này có thể xẩy ra đối với các địa phương, vì vậy phải
tính toán, lường trước các rủi ro này để giảm các thiệt hại xẩy ra.
Các chính sách kinh tế của Trung ương và của địa phương:
Các chính sách kinh tế tác động đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tạo điều kiện
cho nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực, vốn đầu tư được sử
dụng có hiệu quả cao hay thấp. Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư,
góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý hay không cũng tác động làm giảm hoặc tăng thất
thoát vốn đầu tư, theo đó mà vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hoặc kém hiệu quả.
Trong quá trình khai thác sử dụng các đối tượng đầu tư hoàn thành, các chính
sách kinh tế tác động làm cho các đối tượng này phát huy tác dụng tích cực hay tiêu
cực. Đó là điều kiện làm cho vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp.
Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng:
Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội
dung nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp
với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng, của địa
phương trong từng thời kỳ, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá
18
18 18
- hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao vật chất đời sống tinh
thần của nhân dân. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư do Nhà nước
quản lý, chống thất thoát lãng phí. Bảo đảm xây dựng dự án theo quy hoạch xây dựng
yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trưưòng sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh
lành mạnh trong xây dựng, áp dụng công nghệ tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời
hạn xây dựng với chi phí hợp lý, bảo hành công trình xây dựng.
Về công nghiệp hoá:
Đầu tư là cái đầu tiên và là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển đất nước,
muốn đất nước phát triển thì chúng ta phải tiến hành các công cuộc đầu tư.Công
nghiệp hoá được coi là cái khởi đầu cho thời kỳ quá độ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lên
nền sản xuất lớn, hiện đại. Vì vậy, chiến lược công nghiệp hoá sẽ ảnh hưởng đến các
chính sách kinh tế khác. Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá đúng sẽ tạo cho việc
lựa chọn các chiến lược, các chính sách đúng đắn. Đó là điều kiện cực kỳ quan trọng
quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, tạo điều kiện
cho nền kinh tế tăng trưởng lâu bền, tạo nhiều việc làm, ổn định giá cả, đảm bảo nâng
cao mức sống của cộng đồng dân cư và thiết lập một xã hội cộng đồng văn minh, biểu
hiện của việc sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển CSHT GTNT sử dụng vốn
NSNN.
1.4.1. Chung của cả nước
1.4.1.1. Tình hình chung
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Chính
phủ nền sản xuất nông nghiệp, đời sống người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn đã cơ bản thay đổi và đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên,
đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn nhiều thách thức
được đặt ra. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết và có
tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút
ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang lại cho nông thôn
Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2012 cả nước đã có 8940 xã, chiếm 98,6% tổng
số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với năm 2006), trong
19
19 19
đó đi lại được 4 mùa là 8803 xã, chiếm 97,1% ( tăng 3,5% so với năm 2006); trong đó
xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa là 7917 xã chiếm
87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006). Một điều đáng chú ý là không chỉ đường đến
trung tâm huyện, xã được chú trọng mà đường đến các thôn, bản miền núi cũng được
các cấp chính quyền hết sức quan tâm đầu tư với số liệu rất ấn tượng đó là có tới
89,5% số thôn, bản có đường ô tô đến được. Điều đó góp phần thay đổi cuộc sống của
người dân nơi vùng cao vốn chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng
cũng như văn hóa xã hội. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các ngồn vốn đầu
tư cho giao thông nông thôn trong 10 năm qua ước tính khoảng 170.000-180.000 tỷ
đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy
động; vốn huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn
vốn, kể cả việc huy động từ đóng góp của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa
phương còn huy động từ các nguồn khác như thu phí sử dụng đất, thu sổ số kiến thiết
1.4.1.2.Một số địa phương điển hình
*Phát triển giao thông nông thôn - Bắc Ninh đi trước một bước
Bắc Ninh là một trong số những tỉnh có phong trào làm đường GTNTsớm nhất
của cả nước, cho đến nay trong khi nhiều tỉnh vẫn đang huy động để làm đường xóm
thì tại Bắc Ninh đã làm xong đường xóm và đang làm đường liên xã, đường nội đồng.
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, hạ tầng giao thông nông
thôn trong tỉnh tiếp tục được phát triển và có những thành công mới. Kết quả sau 5
năm, đã có 100% các tuyến đường đến UBND các xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc
bê tông xi măng; 80% các tuyến đường liên thôn được đầu tư xây dựng kiên cố hoá
theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn từ loại A trở lên bảo đảm giao thông
thông suốt từ huyện đến các xã, phường, thôn, xóm. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng
giai đoạn 2008-2013 là gần 1.216 tỷ đồng. Trong đó gồm: 1.170 tỷ đồng là các dự án
thuộc nguồn vốn trong nước (NSNN, nhân dân đóng góp và các nguồn vốn khác ) và
gần 46 tỷ đồng các dự án thuộc nguồn vốn nước ngoài (WB3).
20
20 20
Hạ tầng GTNT được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo việc đi lại của
nhân dân thuận tiện, tạo điều kiện để nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh,
rút ngắn dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Đây là nền tảng quan trọng để
Bắc Ninh tiếp tục thực hiện mục tiêu về xây dựng đường liên xã, đường nội đồng tiến
tới hoàn thiện mạng lưới GTNT một cách đồng bộ, hiện đại, sớm thực hiện thành công
mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh
*Phong trào làm giao thông nông thôn ở Lâm Thao ( Phú Thọ)
Là huyện đồng bằng duy nhất của Phú Thọ, Lâm Thao có hệ thống giao thông
đường bộ phân bổ tương đối đồng đều ở các xã, thị trấn. Toàn huyện có 683 km đường
giao thông các loại, trong đó có 452 km đường giao thông nông thôn và 231 km giao
thông nội đồng.
Trước năm 2009, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, toàn huyện
đã đổ bê tông xi măng được 114,02 km và có 10,3 km đường nhựa, không kể các
tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Hầu hết các xã, thị trấn đều xây dựng nghị quyết chuyên đề
về phát triển giao thông nông thôn và hàng năm tiến hành đầu tư theo khả năng nguồn
vốn của địa phương và sự hỗ trợ của cấp trên. Với điều kiện ngân sách còn nhiều khó
khăn, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương trong huyện đã bám sát
phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để tuyên truyền, vận động nhân
dân đóng góp kinh phí. Do đó việc duy tu, nâng cấp và làm mới các tuyến đường giao
thông nông thôn trên địa bàn huyện đã chủ yếu được thực hiện theo phương thức: Nhà
nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp vật tư và nhân côngTrong 3 năm qua,
huyện đã huy động kinh phí từ mọi nguồn 61,142 tỷ đồng để thực hiện mục tiêu nâng
cấp các tuyến đường bằng bê tông, đá răm nhựa. Trong đó đã nâng cấp 74,87 km
đường bê tông và đường nhựa; làm mới 19,12 km đường đất, đường nhựa và đường bê
tông xi măng; duy tu sửa chưa 106 km; làm mới 5 cầu các loại với khối lượng đất đào
đắp đạt 604.400 m3. Một số đơn vị có số lượng đường giao thông được cứng hóa đạt
cao như thị trấn Lâm Thao 24,58 km; Thạch Sơn 23,33 km; Sơn Vi 21,47 km…
21
21 21
1.4.2.Tỉnh Thanh Hóa
1.4.2.1. Tình hình chung
Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp với khoảng 73% dân số sống ở nông
thôn,65% lực lượng lao động xã hộ đang làm việc và sinh sống nhờ vào các hoạt động
nông – lâm- ngư nghiệp. Nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được nền nông
nghiệp hiện đại, đa dạng, bền vững, có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao; có kết
cấu hạ tầng hoàn thiện; trong đó hệ thống hạ tầng GTNT là một bộ phận không thể
thiếu, vừa là điều kiện mang tính tiền đề, vừa mang tính chiến lược lâu dài,
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm xây dựng, phát triển nông thôn, cải
thiện, nâng cao mức sống của nông dân, nhất là vùng sâu vùng xa, miền núi khó khăn,
trong đó tập trung xây dựng, cứng hóa mặt đường GTNT. Trong 7 năm (2004- 2010),
nguồn kinh phí huy động cho đường GTNT là 1.371 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng
góp 666 tỷ đồng, làm mới được 465 km đường, nâng cấp mở rộng 2.438 km, cứng hóa
mặt đường 2.906 km, 61.342 m cống, 208 cây cầu. Kết quả trên đã góp phần thay đổi
bộ mặt nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống đường GTNT của tỉnh cũng còn nhiều
bất cập, chưa được quy định thống nhất, quy mô, tiêu chuẩn kĩ thuật thấp, thiếu hệ
thống quản lý, duy tu, bảo trì. Do vậy, hiệu quả đầu tư, chất lượng khai thác còn nhiều
hạn chế.
1.4.2.2. Một số địa phương điển hình trong tỉnh Thanh Hóa
* Huyện Thiệu Hóa nỗ lực đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 30/12/2008 của Ban Thường vụ
Huyện ủy, UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã xây dựng Đề án “Phát triển giao
thông đường bộ huyện Thiệu Hóa giai đoạn 2009 - 2015”. Nhờ đó, trong những năm
qua, hệ thống giao thông (nhất là đường giao thông nông thôn) trên địa bàn đã được
huyện huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Đến nay, huyện đã quy hoạch xong mạng lưới giao thông trên địa bàn các xã, thị
trấn rà soát, bổ sung quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế và theo tiêu chí
22
22 22
XDNTM. Căn cứ vào quy hoạch, các xã tập trung xây dựng chương trình, kế hoạch
đầu tư cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đồng thời tuyên truyền,
vận động nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc đầu tư xây dựng đường giao thông nông
thôn, vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư.
Từ năm 2009 đến hết năm 2012, trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đã huy động hơn
120 tỷ đồng xây dựng đường giao thông nông thôn và hệ thống cầu, cống, trong đó
nhân dân đóng góp 34,5 tỷ đồng. Đã kiên cố được 206,6 km/tổng 274,89 km đường
xã, đường liên thôn; 454,8km/tổng 536,89 đường thôn, xóm; xây dựng cải tạo, sửa
chữa 20 cầu, 772 cống các loại. Sau đầu tư xây dựng, huyện chỉ đạo các xã xây dựng
và ban hành quy định quản lý lòng, lề đường, hành lang an toàn giao thông, tăng
cường công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện. Công an huyện tăng cường công tác
quản lý hoạt động và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng xe quá tải trên địa bàn
*Phong trào giao thông nông thôn (GTNT) ở xã Quảng Thịnh, huyện Quảng
Xương.
Ngay sau khi được chọn là xã thí điểm xây dựng NTM giai đoạn 1 (2010-2015),
Đảng ủy, UBND xã đã lập đề án xây dựng NTM, rà soát, đánh giá hiện trạng và xây
dựng kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho từng năm. Xã đề ra kế hoạch
trong 2 năm đầu tập trung hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và hệ
thống giao thông nông thôn theo tiêu chí NTM. Xã thành lập tổ công tác, cử cán bộ
trực tiếp xuống từng thôn, đội để nắm tình hình; kịp thời giải đáp các thắc mắc của
nhân dân, đồng thời thống nhất với các thôn về việc xây dựng phương án DĐĐT.
Triển khai việc xây dựng hệ thống giao thông nội đồng, xã đề ra phương thức huy
động vốn theo tỷ lệ nhân dân đóng góp 30% tổng kinh phí xây dựng, bằng nhiều hình
thức như đóng góp bằng tiền theo nhân khẩu, tự nguyện hiến đất hoặc ngày công, còn
lại 70% từ kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và ngân sách xã. Nhân dân trong xã đã đóng
góp 139.229m
2
đất, đào đắp được 38,8km đường giao thông nội đồng, mặt đường rộng
từ 4-7m, hệ thống thủy lợi nội đồng được hoàn thiện. Cùng với DĐĐT, xã đã thành lập
Ban phát triển thôn ở cả 11 thôn, tiến hành xây dựng hệ thống đường giao thông nông
23
23 23
thôn. Để giải quyết khó khăn về kinh phí, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã huy
động mọi nguồn lực của địa phương kết hợp với kinh phí từ ngân sách của Nhà nước.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, các hộ đều nhất trí đóng góp 100 nghìn
đồng/khẩu và ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn
Chương 2: Thực trạng sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát triển CSHT giao
thông nông thôn
2.1.Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyên Nông Cống,tỉnh
Thanh Hóa
2.1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Nông Cống
*Vị trí địa lý
Nông Cống là một huyện thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du
miền núi ở phía Đông Nam tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Bắc giáp với huyện Triệu Sơn, Đông Sơn.
- Phía Nam giáp với huyện Tĩnh Gia, Như Thanh.
- Phía Đông giáp với huyện Quảng Xương, Tỉnh Gia.
- Phía Tây giáp huyện Như Thanh
Toàn huyện có 33 đơn vị hành chính (32 xã và 1 thị trấn). Diện tích tự nhiên gần
278 km
2
, dân số 188 ngàn người.
*Điạ hình:
Nông Cống thuộc vùng đồng bằng xen lẫn đồi núi , có độ cao trung bình 5m so
với mực nước biển, tuy nhiên phần lớn đất đai thuộc vùng trũng dễ bị ngập úng khi
mưa lũ ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng , sửa chữa và quản lí hệ thống giao thông. Mặt
khác, địa hình Nông Cống còn bị chia cắt bởi hệ thống sông Yên bắt nguồn từ vùng
núi các huyện Triệu Sơn, Như Thanh bao gồm 4 sông chính: sông Hoàng, sông Nhơm,
sông Mực, sông Thị Long. Hệ thống sông suối trên là một lợi thế để phát triển giao
24
24 24
thông đường thủy, song nó đòi hỏi phải đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường, đường
sắt và nguồn vốn lớn.
Huyện Nông Cống nằm ở vùng trũng vì vậy địa chất chủ yếu là đất lầy lụt, do
đó ảnh hưởng đến xây dựng nói chung, giao thông nói riêng về độ bền vững của công
trình, việc bảo trì hệ thống công trình đòi hỏi nhiều công sức và tiền vốn.
*Khí hậu thời tiết
Huyện Nông Cống thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa
hè khí hậu nóng ẩm, mùa đông khô hanh, xen kẽ giữa 2 mùa chính là khí hậu chuyển
tiếp giữa hè sang Đông là mùa thu ngăn thường gây bão lụt, giữa đông sang hè là mùa
xuân không rõ rệt thường ẩm ướt, mưa phùn.
Nhiệt độ: Tổng nhiết độ trung bình trong năn từ 8500 - 8600
o
C, biên độ năm
11-12
o
C, biên độ ngày 6 - 7
o
C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 : 16,5 - 17
o
C, thấp nhất
tuyệt đối không quá 2
o
C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 : 28,5 - 29
o
C, nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối không quá 41,5
o
C, có 4 tháng (12-3) nhiệt độ trung bình ≤ 20
o
C và 5 tháng
(5-9) nhiệt độ trung bình ≥ 25
o
C.
Số giờ nắng: Trung bình cả năm có 1450 - 1560 giờ nắng, tháng có nắng nhiều nhất là
tháng 6,ít nhất là tháng 2,3.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1500 - 1900 mm, mùa mưa
kéo dài 6 tháng(5-10), tháng 9 có lượng mưa lớn nhất xấp xỉ 500 mm, tháng 12 đến
tháng 2 năm sau mưa rất ít 20 -50 mm.
Độ ẩm không khí:Độ ẩm không khí trung bình năm từ 85 - 86%.
Gió bão: Tốc đọ gió trung bình 1,5 - 1,9 m/s; hướng gió thịnh hành là hướng
Đông bắc vào mùa đông và hướng Đông năm vào mùa hè. Thiên tai thường xãy ra
bão, lũ, úng.
*Thủy văn:
Nông Cống thuộc vùng thủy văn của hệ sống Yên, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
các con sông như:sông Hoàng, sông Nhơn, sông Mực, sông Thị Long. Sông Yên có
chế độ bán nhật triều; vào những ngày triều cường trong mùa cạn, nước mặn có thể
xâm nhập lên tận cầu Chuối.
25
25 25