Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn thanh chương, huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN THANH CHƯƠNG,
HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Võ Thị Mai Hoa Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình
Lớp: K43 KTTNMT
Niên khóa: 2009 - 2013
Khóa luận tốt nghiệp
Huế, tháng 05 năm 2013
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
ii
Khóa luận tốt nghiệp
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành bài khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Th.S Nguyễn Thị Thanh Bình đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt quá
trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Trường Đại học Kinh tế
- Đại học Huế, nhất là các thầy cô trong khoa Kinh tế và phát triển đã tận
tình truyền đạt kiến thức và bài học kinh nghiệm quý giá để em vững bước
vào đời.
Đồng thời, em xin được cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo
cùng các anh, chị ở Phòng Tài ngyên & Môi trường huyện Thanh Chương
nơi em thực tập cũng như Hợp tác xã Dịch vụ môi trường thị trấn Thanh
Chương, UBND Thị trấn Thanh Chương đã cung cấp tài liệu để em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp của mình và nhiệt tình giúp đỡ tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập.


Em cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình,bạn bè là chỗ dựa tinh
thần vững chắc giúp em hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình
trong những năm học vừa qua.
Thời gian thực hiện đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm của em
chưa đủ sâu rộng nên không thể tránh khỏi thiếu sót trong quá trình thực
hiện, kính mong sự đóng góp của thầy cô bạn bè để bài khóa luận được
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin gởi đến quý thầy cô, ban lãnh đạo và các anh, chị
Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Chương lời chúc sức khỏe
và thành công trong công việc.
Huế, tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện:
Võ Thị Mai Hoa
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
iii
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Lời Cảm Ơn iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 10
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 10
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 11
3.PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.1.1Cơ sở lý luận 13
1.1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn, chất thải rắn sinh hoạt 13
1.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh, phân loại và thành phần CTR, CTRSH 13
1.1.1.3 Tính chất của CTRSH 19
1.1.1.4 Ảnh hưởng của CTRSH đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường 20
1.1.1.5 Lợi ích kinh tế của chất thải rắn sinh hoạt 23
1.1.1.6 Hệ thống quản lý CTRSH 24
1.1.1.7 Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt 25
1.1.1.8 Các công cụ quản lý CTR 29
1.1.2Cơ sở thực tiễn 30
1.1.2.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt trên thế giới 30
1.1.2.2 Thực trạng thu gom và xử lý CTR tại Việt Nam 32
1.1.2.3 Thực trạng thu gom và xử lý CTR tại thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An 36
1.2HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI THỊ TRẤN THANH CHƯƠNG VÀ TÌNH
HÌNH CƠ BẢN VỀ HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG THỊ TRẤN THANH
CHƯƠNG 40
1.2.1Hệ thống quản lý CTRSH thị trấn Thanh Chương 40
1.2.2Tình hình cơ bản về HTX - DVMT thị trấn Thanh Chương 43
1.2.2.1 Lịch sử hình thành của HTX – DVMT thị trấn Thanh Chương 43
1.2.2.2 Cơ cấu bộ máy của HTX DVMT thị trấn Thanh Chương 44
1.2.2.3 Nguồn lực của HTX dịch vụ môi trường thị trấn Thanh Chương 45
1.2.2.4 Địa điểm quy tập CTRSH của HTX 46
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
THỊ TRẤN DÙNG, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 47
1.3TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 47
1.3.1Vị trí địa lý 47
1.3.2Điều kiện tự nhiên 48
1.3.2.1 Địa hình, đất đai 48
1.3.2.2 Khí hậu và thời tiết 49
1.3.2.3 Mạng lưới thủy văn 49

1.3.3Điều kiện kinh tế xã hội 50
1.3.3.1 Tình hình dân số và lao động thị trấn Thanh Chương 50
1.3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất ở Thị trấn Thanh Chương 51
1.3.3.3 Tình hình phát triển kinh tế của thị trấn Thanh Chương 51
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
iv
Khóa luận tốt nghiệp
1.4TÌNH HÌNH THU GOM VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ
TRẤN THANH CHƯƠNG, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN 54
1.4.1Thực trạng về chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Thanh Chương
54
1.4.2Hoạt động thu gom và vận chuyển CTRSH tại thị trấn Thanh Chương 56
1.4.2.1 Hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH ở thị trấn Thanh Chương 56
1.4.2.2 Khối lượng CTRSH được thu gom ở thị trấn Thanh Chương 57
1.4.2.3Thực trạng xử lý CTRSH sau khi thu gom ở thị trấn Thanh Chương 59
1.4.2.4 Nhận xét chung về tình hình thu gom, xử lý CTRSH 60
1.5ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA
BÀN THỊ TRẤN DÙNG 61
1.5.1Về mặt kinh tế 61
1.5.2Về mặt xã hội 65
1.5.3Về mặt môi trường 65
1.6ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ TRẤN DÙNG 66
1.6.1Thành tựu đạt được 66
1.6.2Tồn tại cần khắc phục 66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRSH
TẠI THỊ TRẤN THANH CHƯƠNG 67
1.7 ĐỊNH HƯỚNG CHUNG CHO CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ CTRSH TẠI THỊ
TRẤN THANH CHƯƠNG 67

1.8MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU
GOM & XỬ LÝ CTRSH TẠI TRỊ TRẤN THANH CHƯƠNG 68
1.8.1Giải pháp xây dựng bãi rác mới 68
1.8.2 Nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn 69
1.8.2.1 Về thu gom 69
1.8.2.2 Công tác xử lý 69
1.8.3Nâng cao năng lực nhận thức cộng đồng 69
1.8.4Sử dụng các công cụ kinh tế để tạo nguồn tài chính cho quản lý CTRSH 70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1. KẾT LUẬN 70
2. KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
v
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR Chất thải răn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
RTSH Rác thải sinh hoạt
BVMT Bảo vệ môi trường
VSMT Vệ sinh môi trường
TN&MT Tài nguyên và môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
TP Thành phố
HTX Hợp tác xã
HTX DVMT Hợp tác xã dịch vụ môi trường
BCL Bãi chôn lấp
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
vi
Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH 15
Bảng 2: Thành phần cơ học của CTRSH 18
Bảng 3: Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt 19
Bảng 4: Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người 21
Bảng 5: Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 30
Bảng 6: Lượng CTRSH phát sinh ở Việt Nam năm 2004 32
Bảng 7: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007 33
Bảng 8: Khối lượng CTR qua 4 năm (2009-2012) của thành phố Vinh 37
Bảng 9: Lao động trực tiếp thu gom, vận chuyển, CTRSH của HTX ở thị trấn Thanh Chương
qua 3 năm 45
Bảng 10: Tình hình dân số và lao động của thị trấn Thanh Chương
qua 3 năm 2010-2012 50
Bảng 11. Hiện trạng sử dụng đất ở Thị trấn Thanh Chương 51
Bảng 12: Quy mô và cơ cấu của các ngành kinh tế của thị trấn Thanh Chương qua 3 năm
(2010 - 2012) 52
Bảng 13: Lượng rác thải sinh hoạt tại thị trấn Thanh Chương năm 2012 55
Bảng: 14. Lịch hoạt động thu gom rác thải 57
Bảng 15: Tỷ lệ CTRSH được thu gom của thị trấn Thanh Chương
qua 2 năm 2011-2012 58
Bảng 16: Đánh giá chất lượng thu gom CTRSH tại thị trấn Thanh Chương 59
Bảng 17: Mức thu phí vệ sinh môi trường cho các đối tượng trên địa bàn thị trấn Thanh
Chương qua 3 năm 2010, 2011, 2012 61
Bảng 18: Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về mức thu phí của HTX DVMT Thị trấn
Thanh Chương 62
Bảng 19: Chi phí cho trang thiết bị của HTX DVMT
thị trấn Thanh Chương 62
Bảng 20: Tình hình thu chi của HTX DVMT thị trấn Thanh Chương
năm 2012 64
Bảng 21: Nhận định của người dân về chất lượng môi trường tại thị trấn Thanh Chương 65

Bảng 22: Kiến nghị nguồn kinh phí dành cho mua sắm cơ sở vật chất cho công tác VSMT của
HTX DVMT 72
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
vii
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Hệ thống quản lý CTRSH 25
Sơ đồ 2: Công nghệ xử lý rác 26
Sơ đồ 3: Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin 38
Sơ đồ 4: Hệ thống quản lý CTRSH tại thị trấn Thanh Chương 41
Sơ đồ 5: Mạng lưới thu gom, vận chuyển CTR tại thị trấn Thanh Chương 56
Sơ đồ 6: Xử lý CTR tại bãi rác chung của thị trấn Thanh Chương 59
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
viii
Khóa luận tốt nghiệp
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Chương,
tỉnh Nghệ An, tôi đã nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt trên địa bàn thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”
 Múc đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn và những tác động của
chất thải rắn đến môi trường.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn
Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đưa ra một số phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải tại thị trấn.
 Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của đề tài
- Các tài liệu, báo cáo về thực trạng CTRSH tại Thị trấn Thanh Chương
- Tài liệu thu thập từ nhiều sách báo, tạp chí và một số luận văn, kiến thức thu
thập từ thực tế người dân.
 Một số phương pháp đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài

Phương pháp điều tra phỏng vấn; phương pháp phân tích thống kê, xử lý số
liệu; phương pháp chuyên gia và một số phương pháp khác.
 Những kết quả đạt được trong khuôn khổ đề tài
- Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát hóa những lý luận cơ bản về CTRSH, hệ
thống quản lý, các công cụ quản lý CTRSH và các tác động của CTRSH, tình hình cơ
bản về Hợp tác xã Dịch vụ môi trường thị trấn Thanh Chương.
- Về mặt nội dung: Dựa trên bảng số liệu sơ cấp và thứ cấp đề tài đã phân tích
tình hình thu gom và xử lý CTRSH trên địa bàn thị trấn Thanh Chương. Thông qua
điều tra về tình hình quản lý CTRSH của 60 hộ trên địa bàn, đề tài đã đi vào phân tích
tình hình quản lý CTRSH trên địa bàn. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
thu gom, xử lý CTRSH trên địa bàn Thị trấn Thanh Chương.
- Do trình độ kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu liên
quan tới đề tài có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến
của Qúy Thầy Cô.
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
ix
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đã mang lại rất nhiều thành tựu mới. Các ngành công
nghiệp, nông nghiệp đặc biệt là các ngành du lịch và dịch vụ đã có những bước phát
triển nhanh chóng. Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triến kinh tế xã hội đã làm tăng
các hoạt động của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng tác
động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường sống. Dân số tăng lên thì nhu cầu của con
người về ăn, ở, mặc, giải trí ngày càng tăng, kéo theo đó lượng rác thải sinh hoạt mà
con người thải ra trong quá trình hoạt động sống càng nhiều gây áp lực lớn đến môi
trường.
Trong các vấn đề về môi trường, chất thải rắn sinh hoạt là một vấn đề nghiêm
trọng, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận. Rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu

cơ, khi phân huỷ tự nhiên bốc lên mùi hôi thối gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Các bãi tập trung rác không những là nơi gây ô nhiễm mà còn là nơi ẩn chứa các ổ
dịch bệnh và ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị.
Theo ước tính ở Việt Nam hàng năm có khoảng 15 triệu tấn rác được thải ra
trên toàn quốc. Trong đó, có tới 80% là rác thải sinh hoạt nhưng công tác quản lý
CTRSH chưa đạt hiệu quả cao. Điều này đã đặt ra vấn đề về công tác vệ sinh môi
trường tại các thành phố, khu đô thị cũng như các làng nghề và vùng nông thôn.
Trong bối cảnh chung của sự phát triển đất nước và khu vực, thị trấn Thanh
Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 281 ha, với 10
khối hành chính trong đó 4 khối đường phố và 6 khối nông thôn. Dân số là 6985 khẩu,
1663 hộ. Sau những năm đổi mới thị trấn đã thu được nhiều kết quả tốt về mọi mặt, từ
đó bộ mặt thị trấn đã có sự thay đổi rõ nét, các công trình kiến trúc xây dựng ngày
càng nhiều, đa dạng và phong phú. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất của cộng đồng
được nâng cao, kéo theo đó là sự gia tăng về khối lượng - thành phần rác thải sinh
hoạt, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống.
Vì vậy, vấn đề rác thải sinh hoạt đã và đang là một trong những vấn đề cấp
bách của công tác vệ sinh môi trường ở thị trấn Thanh Chương. Trong khi đó, hoạt
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
10
Khóa luận tốt nghiệp
động quản lý rác thải sinh hoạt chưa đồng bộ, nhất là quá trình thu gom - vận chuyển -
xử lý rác thải chưa triệt để, dẫn đến tình trạng mất vệ sinh môi trường, gây mất cảnh
quan.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu tình hình rác thải sinh hoạt và
công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Thanh Chương hiện nay
là thực sự cần thiết. Xuất phát từ vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Thanh Chương,
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” nhằm nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp
nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt cho thị trấn Thanh Chương góp phần
bảo vệ, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn và những tác động của
chất thải rắn đến môi trường.
- Nghiên cứu đánh giá cách thức tổ chức, hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường
của công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn Thanh Chương.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại thị
trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đưa ra một số phương
hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý thu gom và xử lý
rác thải tại thị trấn trong những năm tới.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về mặt không gian: Tất cả khối dân cư trên địa bàn thị trấn Thanh Chương
- Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu qua 3 năm (2010-2012)
- Về mặt nội dung: nghiên cứu thực trạng thu gom CTRSH trên địa bàn thị trấn
Thanh Chương và đề xuất các giải pháp xử lý CTRSH trong thời gian tới đối với Hợp
tác xã Dịch vụ môi trường Thị trấn Thanh Chương
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
• Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Đề thực hiện khóa luận tác giả đã thu thập thông tin qua sách báo, tài liệu nhằm
mục đích tìm chọn những khái niệm và tư tưởng làm cơ sở lí luận cho đề tài. Nguồn tài
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
11
Khóa luận tốt nghiệp
liệu nghiên cứu được tham khảo trong khóa luận rất đa dạng bao gồm : giáo trình, Báo
cáo khoa học, Số liệu thống kê, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
• Phương pháp điều tra xã hội học
Nhằm đánh giá nhận thức và điều tra khối lượng rác trong dân cư, chúng tôi đã
xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và điều tra trên 60 hộ. Đối tượng được phỏng vấn là
những người dân thuộc nhiều thành phần dân cư khác nhau như cán bộ, nhân viên,
công nhân, viên chức, lao động buôn bán và sinh sống trên địa bàn thị trấn.
• Phương pháp tham khảo chuyên gia

Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học
nói chung và cán bộ ở các sở, phòng về những nội dung của đề tài.
• Phương pháp quan sát, mô tả
Quan sát và ghi lại những thói quen hàng ngày của người dân về lưu trữ và thải
bỏ rác cũng như ý thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, tác
giả đã quan sát nắm bắt cách thức thu gom, vận chuyển CTRSH của đội vệ sinh tại
điểm nghiên cứu nhằm bổ sung cho việc cũng như áp dụng mô hình phân loại rác sau
này.
• Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Từ những số liệu ghi nhận được ở các kết quả phỏng vấn tôi tiến hành thống kê
và xử lý số liệu bằng các phần mềm Excel kết quả của quá trình này lả các bảng số liệu
được trình bày trong khóa luận.
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
12
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn, chất
thải rắn sinh hoạt
Định nghĩa chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng
đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, khai khoáng tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu
dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật đã
khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của
mình và thải ra các chất thải rắn.
Định nghĩa chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải được sinh ra từ hoạt động hằng ngày của
con người được thải ra ở mọi nơi mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc khu dân cư, từ
các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn,
công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu, trường học, các cơ quan nhà
nước. Chất thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ thuỷ tinh, gạch
ngói vỡ, đất đá, cao su,chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương
động vật, tre gỗ, giấy, rơm rạ, xác động vật…
1.1.1.2 Nguồn gốc phát sinh, phân loại và
thành phần CTR, CTRSH
• Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Chất thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở
nơi khác, chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Rác thải
sinh hoạt có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
13
Khóa luận tốt nghiệp
hội như từ các khu dân cư, chợ , nhà hàng, công ty, văn phòng và các nhà máy công
nghiệp. Nguồn gốc phát sinh của CTRSH được thể hiện qua bảng 1 sau:
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
14
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1: Nguồn gốc phát sinh CTRSH
Nguồn
phát
sinh
Nơi phát sinh Các loại chất thải rắn
Khu dân

Hộ gia đình, chung cư.
Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bắng giấy, gỗ, vài,

da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), tro, đồ dùng
điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng, bóng đèn, đồ
nhựa, thuỷ tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột
giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng, nước xịt
phòng…bám trên rác thải…
Khu
thương
mại
Nhà kho, nhà hàng, chợ,
khách sạn, nhà trọ, các
trạm sữa chữa, bảo hành
và dịch vụ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải
nguy hại

quan,
công sở
Trường học, bệnh viện,
văn phòng cơ quan chính
phủ.
Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ tinh, kim loại, chất thải
nguy hại
Công
trình
xây
dựng
Khu nhà xây dựng
mới,sữa chữa nâng cấp
sữa chữa đường phố, cao
ốc, sàn nền xây dựng.

Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, kính, gạch vỡ, bê tông, gỗ,
ống dẫn…
Dịch vụ
công
cộng đô
thị
Hoạt động dọn rác vệ
sinh đường phố, công
viên, khu vui chơi, giải
trí, bùn cống rãnh…
Rác, cành cây cắt tỉa, chất thải chung tại các khu vui chơi,
giải trí, bùn cống rãnh…
Nông
nghiệp
Đồng cỏ, đồng ruộng,
vườn cây ăn quả, nông
trại.
Thực phẩm bị thối rửa, chất thải nông nghiệp như lá cây,
cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay hư hỏng,
rơm rạ, chất thải từ lò giết mổ, sản phẩm sữa…, chất thải
đặc biệt nhưthuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được
thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó.
(Nguồn: Quản lý tổng hợp chất thải rắn - Integrated Solid Waste Management,
McGRAW-HILL 1993)
Qua bảng trên ta thấy, CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Thông
thường trong rác thải rắn rác thải từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỉ lệ cao nhất
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
15
Khóa luận tốt nghiệp
từ 50-75%. Khu dân cư: chất thải từ khu dân cư phần lớn là các thực phẩm dư thừa hay

hư hỏng như rau, quả , bao bì hàng hoá (giấy vụn, gỗ, vải da, cao su, PE, PP, thuỷ
tinh, tro…), một số chất thải đặc biệt như đồ điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ gia dụng,
bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh ), thuốc diệt côn trùng, nước xịt phòng bám trên rác thải.
Khu thương mại: chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải
trí, trạm dịch vụ , khu văn phòng (trường học, viện ngiên cứu, khu văn hoá…). Khu
công cộng (công viên , khu nghỉ mát ) thải ra các loại thực phẩm (hàng hoá hư hỏng,
thức ăn dư thừa từ nhà hàng, khách sạn), bao bì (những bao bì đã sử dụng và bị hư
hỏng) và các loại rác rưởi , xà bần, tro và các chất thải độc hại.
Khu xây dựng: như công trình đang thi công, các công trình cải tạo nâng cấp…
thải ra các loại xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch vỡ, ống dẫn…các dịch vụ đô thị
(gồm dịch vụ thu gom, xử lý chất thải và vệ sinh công cộng như rửa đường, vệ sinh
cống rãnh…) bao gồm các rác đường, bùn cống rảnh, xác súc vật
Khu công nghiệp, nông nghiệp: chất thải sinh hoạt thải ra từ các hoạt động sinh
hoạt của công nhân, cán bộ viên chức ở các xí nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất.
Các cơ sở nông nghiệp chất thải chủ yếu là lá cây, cành cây, thức ăn gia súc thừa và bị
hỏng. chất thải đặc biệt như thuốc sát trùng, phân bón , thuôc strù sâu, được thải ra
cùng với bao bì đựng các hoá chất đó.
• Phân loại
Chất thải rắn được phân loại theo một số cách sau:
- Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà,
ngoài nhà, trên đường phố, chợ…
- Theo thành phần vật lý và hoá học: người ta phân biệt theo thành phần hữu
cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, da, giẻ vụn…
- Theo bản chất nguồn tạo thành chất thải rắn được phân loại theo:
+ Chất thải rắn sinh hạt (CTRSH): là những chất liên quan đến hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ - thương mại.
+ Chất thải rắn công nghiệp (CTRCN): là chất thải phát sinh từ các hoạt động
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp
SVTH: Võ Thị Mai Hoa

16
Khóa luận tốt nghiệp
bao gồm: các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các
nhà máy nhiệt điện, các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; các phế thải trong quá
trình công nghệ, bao bì đóng gói sản phẩm.
+ Chất thải xây dựng: các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ…
+ Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ
chế biến sữa, các lò giết mổ…, chất thải của các ngành chăn nuôi, đánh bắt thủy sản…
- Theo mức độ nguy hại rác thải được chia làm các loại sau:
+ Chất thải nguy hại: bao gồm các chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải
sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất phóng xạ, các chất nhiễm
khuẩn, lây lan…có thể đe doạ tới sức khoẻ con người, động vật và cây cỏ.
+ Chất thải y tế nguy hại: là chất có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong
các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới
môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
+ Chất thải không nguy hại: là những chất thải không chứa các tạp chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.
Chất thải rắn sinh hoạt thường được chia thành ba nhóm sau:
+ Chất thải rắn sinh hoạt vô cơ (rác vô cơ): gồm các loại phế thải, sành sứ,
kim loại, giấy, cao su, nhựa vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng, thủy
tinh…
+ Chất thải rắn sinh hoạt hữu cơ (rác hữu cơ): gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng.
rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật…
+ Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại: là những phế thải rất độc hại cho môi
trường và con người như pin, bình ắc quy, hóa chất, thuốc trừ sâu, rác thải điện tử…
• Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý - hoá học của CTRSH rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng địa
phương, vào mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác.
Thành phần cơ học: CTRSH có thành phần các chất hữu cơ chiếm rất cao,

khoảng 56% - 65% chủ yếu là các chất cháy được. Bảng sau đây làm rõ thành phần cơ
học của CTRSH theo tính chất cháy được của các CTRSH.
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
17
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 2: Thành phần cơ học của CTRSH
Thành phần Định nghĩa Ví dụ
Các chất cháy được
Giấy Các vật liệu làm từ giấy và bột giấy Các loại túi, mảnh bìa, giấy
vệ sinh…
Hàng dệt Có nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon…
Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây
Cỏ, gỗ củi, rơm
rạ
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ gỗ, tre…
Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
ghế…
Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm được cấu
tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất dẻo, các
đầu vòi…
Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được cấu
tạo từ da và cao su
Bóng, giày, ví…
Các chất không cháy được
Kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được tạo
từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
dao…

Kim loại phi sắt Các vật liệu và sản phẩm không bị
nam châm hút
Vỏ nhôm, bao giấy gói…
Thuỷ tinh Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thuỷ tinh
Chai lọ, bóng đèn…
Đá và sành sứ Bất kì loại vật liệu không cháy được
ngoài kim loại và thuỷ tinh
Vỏ ốc, xương, gạch, đá xây
dựng, mảnh sành bình gốm
vỡ,
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn PGS.TS Nguyễn Văn Phước – Đại học
Bách khoa Hồ Chí Minh)
Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao cho nên tỷ lệ thành phần
hữu cơ trong CTRSH thường chỉ chiếm 35 - 40%. Ta thấy, thành phần CTRSH tương
đối phức tạp, và do rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ có các đặc điểm tính chất khác
nhau nên tốc độ phân hủy và thời gian phân hủy của các loại rác thải này cũng khác
nhau. Điều này dẫn đến việc thu gom và xử lý rác thải sẽ gặp nhiều khó khăn.
• Thành phần hoá học:
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
18
Khóa luận tốt nghiệp
Trong các cấu tử hữu cơ của CTRSH thành phần hoá học của chúng chủ yếu là
C, H,O, N, S và các chất tro. Hàm lượng các nguyên tố trên dao động trong một
khoảng rộng. Kết luận này có thể được minh hoạ qua số liệu ở bảng 3.
Bảng 3: Thành phần hoá học trong rác thải sinh hoạt
Các chất
Thành phần ( % )
Cacbon Hydro Oxy Nito Lưu huỳnh Tro
Thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0

Giấy 43,5 6,0 44,6 0,3 0,2 6,0
Cattông 41,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0
Chất dẻo 60,0 7,2 22,8 - - 10,0
Vải 55,0 6,6 31,2 1,6 0,15 -
Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0
Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0
Rác làm
vườn
49,5 6,0 38,0 3,40 0,3 4,5
Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5
(Nguồn: PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Giáo trình vi sinh vật học nông nghiệp
NXB Sư phạm, 2004)
Qua bảng 3 ta thấy, các chất thải có thành phần cấu tạo chủ yếu từ Cacbon và
Oxy. Các chất như thực phẩm hay chất da và rác làm vườn có % cấu tạo từ Lưu huỳnh
cao nhất. Các chất dẻo, da, cao su có thành phần chất tro nhiều nhất chiếm 10%, các
chất này rất khó phân hủy. Nếu rác thải bị phân huỷ một cách vô tổ chức thì môi
trường sẽ bị ô nhiễm một cách ghê gớm, nhưng nếu chúng được xử lý để tạo ra nguồn
phân hữu cơ thì đây chính là nguồn dinh dưỡng khổng lồ sẽ được trả về cho đất, tạo ra
được sự cân bằng về mặt sinh thái.
1.1.1.3 Tính chất của CTRSH
Tính chất lý học của CTRSH: Chất thải rắn có ba đặc điểm chính, có sự biến
thiên lớn và ảnh hưởng đến các biện pháp quản lý rác thải các đặc điểm đó là : Tỷ
trọng và độ ẩm, khối lượng rác thải.
Độ ẩm: Độ ẩm cao, được xác định bằng trọng trọng lượng có trên 1 đơn vị
trọng lượng rác ẩm hoặc khô.
Tỷ trọng: Có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng thể và thể tích nước.
Cũng như độ ẩm, tỷ trọng chất thải rắn thay đổi rất lớn theo vị trí địa lý, mùa trong
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
19
Khóa luận tốt nghiệp

năm, thời gian lưu động. Ở các nước công nghiệp phát triển, tỷ trọng chất thải sinh
họat thấp do động trong khoảng 100-150 kg/m
3
do thành phần giấy, bao bì, vỏ hộp
chiếm tỉ lệ lớn. Ở các nước đang phát triển tỉ trọng rác thải sinh hoạt cao hơn thay đổi
từ 175-500 kg/m
3
.
Khối lượng rác thải trung bình ở các nước công nghiệp phát triển > 0,8
kg/người mỗi ngày. Ở các nước đang phát triển khoảng 0,6-0,8kg/người mỗi ngày. Do
tốc độ phát sinh rác thải sinh hoạt trên bình quân đầu người của dân cư đô thị nước ta
tương đối cao, tỷ trọng của đất đá gạch cát có lẫn trong rác thải sinh hoạt lớn nên khối
lượng rác thải sinh hoạt của các đô thị nước ta hiện nay khoảng 0,5-0,7 kg/người mỗi
ngày.
Tính chất hoá học của CTRSH: Tính chất hoá học của chất thải rắn đóng vai
trò quan trọng trong việc lựa chọn phương án xử lý và thu hồi nguyên liệu. Ví dụ, khả
năng cháy phụ thuộc vào tính chất hoá học của chất thải rắn, đặc biệt trong trường hợp
chất thải là hỗn hợp của những thành phần cháy được và không cháy được. Một số
điểm quan trọng về tính chất hóa học của CTRSH như :
Chất hữu cơ: vật chất bay hơi (hay mất thêm ở nhiệt độ 950
0
C). Phần bay hơi
trong khoảng 40%-60% hay trung bình 53% chất hữu cơ hay chất tổn thất khi nung
thông thường chất hữu cơ.
Chất trơ: Đó là phần còn lại sau khi nung tức là chất trơ ( chất vô cơ ).
Hàm lượng Các bon cố định: Là lượng Các bon còn lại sau khi loại bỏ các tạp
chất vô cơ khác không phải là Các bon trong trơ, hàm lượng này thường chiếm khoảng
5%-12% trung bình 7% .
Tính chất sinh học của CTRSH: Đặc tính sinh học quan trọng nhất của thành
phần hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng

chuyển hoá sinh học tạo thành phần khí, các chất rắn hữu cơ và các chất vô cơ, gây
mùi và ruồi nhặng sinh ra trong quá trình chất hữu cơ bị thối rữa (rác thực phẩm) có
trong rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường.
1.1.1.4 Ảnh hưởng của CTRSH đến đời
sống kinh tế xã hội và môi trường
Ảnh hưởng tới nền kinh tế - xã hội:
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
20
Khóa luận tốt nghiệp
Ảnh hưởng của CTRSH tới phát triển kinh tế - xã hội ngày càng thấy rõ. Mức
chi phí cho quản lý chất thải tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới. Bên cạnh chi phí
trực tiếp cho các hoạt động và dịch vụ quản lý chất thải, xã hội còn phải gánh chịu
những chi phí tổn thất tính bằng tiền do các ảnh hưởng như sau:
- Chi phí y tế do tác động của chất thải rắn tới sức khỏe con người.
- Chi phí giải quyết và làm sạch ô nhiễm nước do CTRSH.
- Thiệt hại đến ngành thủy sản do CTRSH gây ô nhiễm nguồn nước.
- Thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp do ô nhiễm môi tường đất và mất quỹ
đất do sử dụng đất để chon lấp chất thải rắn.
- Thiệt hại kinh tế đối với ngành du lịch do suy giảm lượng khách thăm quan
do thực trạng ô nhiễm của các thành phần môi trường: Đất, nước, không khí.
Ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người:
Rác thải phát sinh từ các khu đô thị nếu không đuợc thu gom và xử lý đúng
cách thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và
làm mất mĩ quan đô thị. Thành phần chất thải rất phức tạp, trong đó có chứa các mần
bệnh từ người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác chết xúc vật…tạo điều kiện cho
ruồi, muỗi, chuột…sinh sản và lây lan mầm bệnh cho con người và có thể trở thành
bệnh dịch.
Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây bệnh
cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, lao,
giun sán… Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi truờng đất

trong hai điều kiện hiếu khí và kị khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các
sản phẩm trung gian, cuối cùng là hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2,
CH4….
Bảng 4: Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người
Yếu tố
Môi
trường
Các chất/vấn đề ô nhiễm Nguồn phát sinh
Không
khí
Khí sinh học (biogas) hình thành từ các bãi chôn lấp do quá trình phân
hủy các thành phần sinh học trong chất thải có chứa rất nhiều loại khí độc
hại như NH
3
, CO
2
, CH
4
, H
2
S, các hợp chất hữu cơ bay hơi
Bãi chôn lấp
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
21
Khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các hơi khí gây ô nhiễm thông thường, còn có PCBs, PAHs, các
hợp chất dioxins và furans
Thiêu đốt
Nước
Ô nhiễm và mất cảnh quan ở các khu vực nước mặt do rác bị vứt bừa bãi

ở ao, hồ, sông ngòi và kênh rạch
Thiếu ý thức, hiểu biết
của người dân
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do nước rỉ rác chưa được xử lý, nhiễm bẩn
Nitơ trong nước ngầm tầng nông đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng.
Nước rỉ rác từ các bãi
chôn lấp
Đất
Suy thoái đất và ô nhiễm kim loại nặng, hóa chất do thẩm thấu từ các bãi
chôn lấp.
Mất quỹ đất do sử dụng đất để xây dựng các bãi chôn lấp.
Các bãi chôn lấp
Tro thải có chứa các loại hóa chất độc hại Thiêu đốt
Tiếng ồn Tiếng ồn thường ở mức cao
Các phương tiện vận
tải, xử lý chất thải ở
các khu vực xử lý
Mùi Mùi khó chịu
Các điểm trung
chuyển, bãi chôn lấp,
bãi tập kết chất thải
Sức khỏe
cộng
đồng
Vứt RTSH bừa bãi sinh ra muỗi, ruồi nhặng là những sinh vật truyền
nhiễm gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não…, ô nhiễm nguồn
nước ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn thực phẩm gây ra các bệnh
như: dịch tả, mắt đỏ, viêm ruột, viêm mũi
Các điểm trung
chuyển, bãi chôn lấp,

bãi tập kết chất thải
(Nguồn: Giáo trình quản lý chất thải rắn PGS.TS Nguyễn Văn Phước – Đại
học Bách khoa Hồ Chí Minh)
Lượng rác thải ra quá lớn thì vượt qua khả năng làm sạch của đất thì môi trường
đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các
chất độc hại và các sinh vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất.
Các loại rác dể phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng…) trong điều kiện
nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 350
0
C và độ ẩm là 70-80%) sẽ được
các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều lọai khí ô nhiễm các tác động rất đáng
kể đến môi trường không khí.
Trong điều kiện kỵ khí: gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide
(S
2-
), sau đó sunfide tiếp tục kết hợp với ion H
+
để tạo thành H
2
S có mùi hôi khó chịu.
Việc phát sinh cũng như bản thân các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt
nói riêng và chất thải rắn nói chung là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Nếu không
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
22
Khóa luận tốt nghiệp
được kiểm soát tốt, ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn có thể diễn ra rất nghiêm
trọng.
1.1.1.5 Lợi ích kinh tế của chất thải rắn
sinh hoạt
Đối với những loại rác thải không gây hại đối với sức khoẻ con người, chúng ta

có thể tận dụng chúng để sử dụng vào các mục đích khác. Có thể tái sử dụng, tái sinh
hay tái chế rác thải sinh hoạt tạo ra các sản phẩm có ích nhằm tiết kiệm của cải, tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên hay thời gian sản xuất ra chúng.
Những thứ phế thải không tận dụng được nữa nhưng còn có thể sử dụng để sản
xuất ra các sản phẩm khác thì có thể bán phế liệu để tái chế như các loại kim loại có
thể tái chế để sản xuất ra các máy cắt cỏ. Với chiếc máy cắt cỏ tận dụng từ các xe
môtô cũ do anh Võ Văn Nghiêm, huyện Krông Pa (Gia Lai) chi phí sản xuất chỉ
khoảng 2,5 triệu đồng, nhiên liệu sử dụng chỉ tốn 2-2,5 lít xăng cho 1 ha đất.
Công ty mỹ nghệ Hà Nội đã tận dụng các loại sắt vụn kim loại tạo thành các đồ
trang trí nội thất đẹp mắt, trung bình mỗi năm công ty tận dụng khoảng 100 tấn phế
liệu kim loại để sản xuất ra các mặt hàng trang trí và doanh thu đạt khoảng 5 tỷ
đồng/năm.
Không chỉ tận dụng rác thải kim loại để tái chế, hiện nay có rất nhiều Công ty
tái chế nhựa, các vỏ đồ hộp bằng nhựa. Chương trình thu gom để tái chế hộp giấy
đựng thức uống, từ 12/4 - 27/6, chương trình đã thu gom khoảng 6 tấn tương đương
với 750.000 vỏ hộp sữa. Số vỏ hộp giấy này sẽ được đem đi tái chế sinh lợi cho nhà
máy giấy Thuận An tỉnh Bình Dương gần 100 triệu đồng. Theo Hiệp hội giấy Việt
Nam, từ năm 2000 đến nay, nhiều doanh nghiệp đã lắp đặt dây chuyền hiện đại, đồng
bộ sản xuất bột từ giấy phế liệu với tổng công suất 160.000 tấn/năm. Năm 2009, ngành
giấy sẽ đưa vào vận hành ít nhất 5 dây chuyền sản xuất mới với tổng công suất
190.000 tấn/năm và khoảng 50% lượng giấy tái chế đó được sử dụng để in báo và làm
các bao bì hộp bìa các tông.
Các đồ dụng vật liệu từ nhựa có thể tái chế lại thành các đồ mới. Hiện nay tại
nhà máy xử lý rác Cầu Diễn Hà Nội đã nghiên cứu thành công công nghệ đúc bê tông
từ các loại chai lọ thuỷ tinh, các ống thuốc, cát, sỏi, đá, gạch vụn, nylon, gỗ. Loại bê
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
23
Nguồn phát sinh chất thải rắn
Trung chuyển, vận chuyển
Tách, xử lý và tái chế

Thu gom
Tiêu huỷ
Gom nhặt, tách, lưu trữ tại nguồn
Khóa luận tốt nghiệp
tông từ rác thải này có giá thành rẻ hơn các loại bê tông bình thường từ 3000-5000
đồng/m
3
mà vẫn đạt tiêu chuẩn chịu lực đã đặt ra.
Ngoài những loại rác thải có thể tái chế được như các loại sắt vụn, bê tông thừa,
đá, gạch, cát ra các loại rác hữu cơ cũng có thể tái sinh được như các loại rau, củ, quả
hư hỏng, các cành cây lá cỏ xác súc vật, phân chuồng có thể tạo thành phân hữu cơ vi
sinh bón cho cây trồng. Hiện nay một số nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại việt
nam đã đi vào hoạt động như nhà máy xử lý rác Cầu Diễn Hà Nội, Nhà máy sản xuất
phân bón hữu cơ tại Hải Dương
Hiện nay, tại tỉnh Lâm Đồng đang đầu tư xây lắp nhà máy chế biến rượu vang
và phân bón hữu cơ vi sinh và thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng từ vỏ quả cà phê, mỗi
năm tiếp nhận khoảng 200.000- 250.000 tấn rác là vỏ cà phê.
Tại Việt Nam, có nhà máy tái chế rác Thuỷ Phương thành phố Huế tái chế 90%
rác và 10% dùng để sản xuất gạch Block. Theo quy trình sản xuất của nhà máy Trung
bình 1 tấn rác sẽ sản xuất được 2,5 tạ phân vi sinh có giá 1 triệu đồng/tấn.
Người ta có thể sử dụng rác làm nguyên liệu đốt để sản xuất ximăng. Riêng tại
Việt Nam, công ty xi măng Holcim Việt Nam cũng đã sử dụng nguồn nhiên liệu này
với khoảng 14%. Hay với nguồn rác thải thu được tại thành phố Hồ Chí Minh nhờ vận
dụng công nghệ mới mà bãi rác này tạo ra hàng trăm KW điện năng hoà vào mạng
lưới điện quốc gia.Với tổng công suất điện thu được là 2.430 KW/h, dự kiến mỗi năm,
bãi rác Gò Cát cũng sẽ đóng góp khoảng 13 tỷ đồng từ điện rác thải.
1.1.1.6 Hệ thống quản lý CTRSH
CTRSH được quản lý thông qua một hệ thống nhất định, bao gồm hệ thống thu
gom sơ cấp, thu gom thứ cấp. CTRSH sẽ được thu gom và vận chuyển theo hệ thống.
Trong quá trình đó, CTRSH có thể được phân loại và xử lý tại nguồn trước khi vận

chuyển đến nơi tiêu hủy và chôn lấp. Hệ thống quản lý CTRSH được thể hiện qua sơ
đồ sau:
SVTH: Võ Thị Mai Hoa
24
Khóa luận tốt nghiệp
Sơ đồ 1: Hệ thống quản lý CTRSH
(Nguồn: Quản lý Chất thải sinh hoạt – TS. Trần Thị Mỹ Diệu)
Rác thải sau khi được thu gom sơ cấp bằng cách thu gom và xử lý rác tại nguồn
sẽ được thu gom thứ cấp bởi các công nhân viên thu gom. Đối với hệ thống thu gom
chất thải chưa qua xử lý tại nguồn sẽ được thu gom từ các nhà dân, các công sở, hay từ
những điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm trung chuyển và chôn lấp,
vận chuyển đến các trung tâm tái chế và xử lý trung gian. Sau khi tái chế và xử lý, rác
thải sẽ được tiêu hủy và chôn lấp tại bãi rác tập trung. Các yêu cầu cơ bản của hệ
thống quản lý CTRSH đó là:
- Thu gom, vận chuyển hết CTRSH
- Hiệu quả kinh tế (thu gom, xử lý tốt nhất với chi phí thấp nhất)
- Áp dụng công nghệ, thiết bị xử lý tiên tiến.
- Bảo đảm tốt nhất sức khỏe cộng đồng.
- Bảo đảm mỹ quan cho khu vực.
1.1.1.7 Các phương pháp xử lý rác thải
sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau. Sau
khi xử lý chất thải có thể được tát chế thành các sản phẩm hữu ích, chế biến phân bón
hữu cơ…Lựa chọn công nghê xư lý tùy thuộc:
- Lượng va thành phần, đặc điểm CTR.
- Điều kiện khí hậu, địa chất, diện tích đất,…
- Yêu cầu mức độ kỹ thuật, vệ sinh môitrường.
- Trình độ khoa học kỹ thuật và năng lực cán bộ, nhân công.
- Nhu cầu thị trường về sử dụng các sản phẩm từ xử lý CTR.
SVTH: Võ Thị Mai Hoa

25

×