Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

ý tưởng kinh doanh quán karaoke angels

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.99 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN
Ý TƯỞNG KINH DOANH QUÁN KARAOKE
ANGELS
Giáo viên hướng dẫn Nhóm thực hiện: Nhóm Lotteria
LÊ THỊ NGỌC ANH Phan Thị Mỹ Nhung
Phan Thị Hồng Vân
Lê Thị Hồng Bính
Hồ Thị Kim Cúc
Southvanh Thipphachanh
Huế, 4/2014
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của kinh tế, nhu cầu vui chơi giải trí
của giới trẻ ngày càng tăng. Đây là một nhu cầu thiết yếu, một dạng hoạt động
không thể thiếu được của con người. Thực tế cho thấy, ngoài những hoạt động học
tập và lao động, hầu hết mọi lứa tuổi đều mong muốn có được những khoảng thời
gian để nghỉ ngơi và sinh hoạt vui chơi giải trí.
Khu vực Trường Bia là nơi mà TP Huế đang có kế hoạch xây dựng bản đề án:
“Quy hoạch làng Đại học Huế”. Hồ Đắc Di là nơi tập trung đông dân cư và đặc biệt
đây là địa bàn cư trú của hàng nghìn sinh viên mà trên khu vực này chưa có một
quán karaoke nào. Nắm bắt được nhu cầu đó, nhóm chúng tôi quyết định mở dịch
vụ karaoke – Dịch vụ giải trí thu hút mọi lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ.
Với những kiến thức đã được trang bị qua môn Quản trị chiến lược, cùng với
sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo, nhóm chúng tôi đã lập ra bản kế hoạch kinh
doanh dưới đây. Vì sự am hiểu còn hạn chế và thời gian thực hiện gấp rút nên chắc
chắn sẽ gặp nhiều sai sót. Vì vậy, nhóm chúng tôi rất mong nhận được những góp ý
chân thành từ cô giáo cũng như của tất cả các bạn để bản kế hoạch kinh doanh này


được hoàn thiện hơn.
II. NỘI DUNG
1. Tổng quan về ý tưởng kinh doanh
1.1. Cơ sở lý thuyết
Ý tưởng là một lối suy nghĩ có thể tạo ra được một sản phẩm mới hay một ấn
phẩm khác biệt với những gì đang có và đang hiện hữu. Thậm chí ý tưởng là một
phát kiến của mình theo một lối tư duy có logic hợp lý về lối kinh doanh hay về
nghệ thuật.
Để gọi là một ý tưởng hoàn chỉnh thì còn phải suy xét theo nhiều góc độ. Nếu
trong kinh doanh : Bạn cần phải lên kế hoạch và hoạch định những gì mình muốn
làm, những gì mình cần phải có trong kế hoạch và quan trọng nhất là định được
khoảng tiền phải chi, rồi thu vào được bao nhiêu khi ý tưởng đó được thực hiện mà
không bị thua lỗ trong kinh doanh.
Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn: chiến
lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực
trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của
các nhà góp vốn.
Chiến lược kinh doanh là chiến lược liên quan nhiều hơn tới việc làm thế nào
một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên
quan đến các quyến định chiến lược về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các
cơ hội mới…
1.2. Căn cứ pháp lí
Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn
chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng
ký Doanh nghiệp.
Điều 50. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh
Điều 51. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
Điều 52. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Điều 53. Thời điểm kinh doanh
Điều 54. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
Điều 55. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
1.1.2. Các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập cá nhân số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ
về thuế thu nhập cá nhân;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi
tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
1.1.3. Các tiêu chuẩn quy chuẩn mở cửa hàng
Phòng kinh doanh có diện tích sử dụng lớn hơn 20 m
2
, không kể công trình
phụ, đảm bảo điều kiện cách âm, phòng chống cháy nổ, âm thanh vang ra ngoài
phòng karaoke không vượt quá quy định của nhà nước về tiêu chuẩn của nhà nước
về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép quy định được đo bên ngoài cửa sổ và cửa ra
vào phòng.
Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài nhìn thấy toàn bộ
phòng; cửa kính không màu; nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba

khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa.
- Không được đặt khóa, chốt cửa bên trong hoặc đặt thiết bị báo động để đối
phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Địa điểm hoạt động karaoke phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn
giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m
trở lên;
- Địa điểm hoạt động karaoke trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn
bản của các hộ liền kề;
Hộ liền kề là hộ có tường nhà ở liền kề với tường phòng hát karaoke hoặc đất
liền kề mà tường nhà ở cách tường phòng hát karaoke dưới 5m;
Hộ liền kề có quyền đồng ý cho người kinh doanh karaoke trong trường hợp
hộ liền kề đã ở từ trước, người kinh doanh xin Giấy phép kinh doanh sau.
Trường hợp người kinh doanh đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước, hộ
liền kề xây dựng nhà ở sau hoặc được quyền đến ở sau khi người kinh doanh đã
được cấp Giấy phép kinh doanh thì hộ liền kề không có quyền quy định tại khoản 5
Điều 30 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP;
Văn bản đồng ý của hộ liền kề phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn sở tại, do người xin Giấy phép kinh doanh nộp trong hồ sơ xin cấp
giấy phép và có giá trị trong suốt thời hạn người kinh doanh được quyền kinh doanh
quy định trong giấy phép;
Trường hợp hộ liền kề không có văn bản đồng ý nhưng cũng không phản đối
thì được coi là không có ý kiến và phải có văn bản xác định hộ liền kề không có ý
kiến, Văn bản xác định hộ liền kề không có ý kiến được hiểu là hộ liền kề không sử
dụng quyền quy định tại khoản 5 Điều 30 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định
103/2009/NĐ-CP,
- Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ tổ chức hoạt động karaoke tại nơi kinh doanh để
đáp ứng nhu cầu của nhân viên thuộc cơ sở mình quy định tại khoản 2 Điều 33 Quy
chế ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP, phải riêng biệt với khu vực
kinh doanh và không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên

thuộc cơ sở mình.
1.3. Tổng quan về dự án:
• Quán Karaoke ANGELS
• Ngành nghề và hình thức kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh dịch vụ karaoke.
- Hình thức kinh doanh: Kinh doanh hộ gia đình.
• Trình tự đăng ký kinh doanh
Đảm bảo đúng thủ tục và trình tự theo quy định của pháp luật.
• Địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh số 40 Hồ Đắc Di – Thành phố Huế.
• Vốn đầu tư ban đầu
- Vốn đầu tư ban đầu của dự án là 2435 triệu đồng.
- Trong đó: vay ngân hàng 500 triệu đồng với lãi suất 12%/năm, dự kiến trả trong 3
năm, vốn chủ sở hữu 1935 triệu đồng.
- Tỷ lệ góp vốn: 5 người góp ngang nhau với mức góp mỗi người là 387 triệu đồng.
• Mục tiêu của dự án
- Định hướng hoạt động năm đầu của quán karaoke, dự kiến thành lập tại
thành phố Huế vào tháng 9/2014 bởi 5 thành viên là Nhung, Bính, Vân, Cúc,………
2. Thu thập thông tin:
Karaoke là nơi chia sẻ cảm xúc khá lý tưởng giữa những người bạn. Đó cũng
là nơi mà niềm đam mê ca hát được thoả mãn. Vì ở đó bạn có 1 dàn nhạc khá
chuyên nghiệp, hấp dẫn hơn nhiều so với việc hát chay, cũng không cần tập luyện
nhiều như khi hát với 1 ban nhạc sống. Karaoke còn là một loại hình thư giãn tương
đối tốt vì nó nuôi dưỡng tình yêu âm nhạc trong mỗi người, để họ không trở nên
khô khan, sỏi đá.
So với nhiều loại hình giải trí khác hiện nay, loại hình này có vốn đầu tư không
quá lớn, trang thiết bị ban đầu như máy móc, tức tài sản ban đầu, không cần trình độ
chuyên môn cao tính pháp lí của dự án cũng không quá phức tạp nên tương đối vừa sức
với những người mới kinh doanh. Bên cạnh đó, thị hiếu của thị trường về loại hình này
lại không ngừng tăng lên, đối tượng là chủ yếu là học sinh, sinh viên, … năng động

thích thể hiện mình nên việc kinh doanh lâu dài của dự án là khả quan.
2.1. Tìm hiểu địa điểm:
Tại khu vực Trường Bia, TP Huế đang có kế hoạch xây dựng bản đề án: “Quy
hoạch làng Đại học Huế”. Trong tương lai, nơi đây sẽ tập trung một số lượng lớn
sinh viên, là những khách hàng tiềm năng mà chúng tôi hướng tới.
Qua thời gian tìm hiểu, so sánh, chúng tôi thấy địa điểm số 40 Hồ Đắc Di có
nhiều lợi thế hơn cả. Cụ thể:
- Tập trung đông sinh viên của các trường đại học, cao đẳng – khách hàng
mục tiêu.
- Gần với trục đường chính Hồ Đắc Di, khách hàng dễ dàng tìm thấy cũng
như thuận tiện cho việc đi lại.
- Giá mua mặt bằng tương đối rẻ so với giá thị trường, tiết kiệm chi phí, phù
hợp với điều kiện của những nhà kinh doanh trẻ.
- Không gian thoáng đãng, tạo nên sự hấp dẫn, thu hút khách hàng.
2.2. Quy hoạch địa điểm.
Sau quá trình tìm hiểu địa điểm là quá trình quy hoạch địa điểm nhằm phù hợp
với ý tưởng kinh doanh đã đề ra. Với diện tích 100m2, chúng tôi dự kiến xây dựng
một ngôi nhà bốn tầng gồm 9 gian phòng, trong đó có 2 phòng VIP và 6 phòng
thường.
2.3. Thông tin bên trong doanh nghiệp
Đối tượng mà quán hướng tới là giới trẻ nên chiến lược kinh doanh cũng gắn
liền với tâm lý giới trẻ. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết sẽ vạch ra
những kế hoạch marketing, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính…sáng tạo, mang
phong cách trẻ trung, năng động, hiểu rõ tâm lí khách hàng.
Nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp được huy động từ 5 thành viên của
nhóm.
2.4. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu vui chơi giải trí của con người
ngày càng tăng nhất là giới trẻ. Các dịch vụ giải trí ngày càng gia tăng. Quán chúng
tôi bước đầu gia nhập thị trường với loại hình kinh doanh dịch vụ giải trí karaoke

mà trên địa bàn thành phố Huế có rất nhiều quán được mở ra nên sự cạnh tranh
ngày càng cao. Là doanh nghiệp mới khởi sự nên việc tiếp cận khách hàng, giới
thiệu sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng. Hiện nay cùng sự phát triển của thế
giới công nghệ thông tin thì việc tiếp thị sản phẩm đã không còn khó khăn nhưng
điều đáng lưu ý là làm như thế nào để khách hàng chú ý đến sản phẩm.
3. Kế hoạch Marketing
3.1. Phân tích thị trường – khách hàng
Đây là vấn đề phân tích về thị trường, môi trường kinh doanh thực tiễn của
quán, qua đó có thể đánh giá thị hiếu khách hàng và cách thức thu hút khách hàng
cho quán. Như vậy, có thể nói mục tiêu của phân tích thị trường – khách hàng nhằm
để xác định thị trường và tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho quán.
• Phân tích thị trường :
+ Phạm vi, quy mô của thị trường: Thành phố Huế, trọng tâm là các khu vực
chính như Phường An Cựu, Phường An Đông.
+ Giai đoạn phát triển của sản phẩm: Loại hình dịch vụ Karaoke đang ở giai
đoạn tăng trưởng. Ở giai đoạn này, loại hình Karaoke mới xuất hiện trên thị trường
khu vực Hồ Đắc Di. Đây là loại hình dịch vụ đã được chấp nhận ở một số khúc thị
trường như đường Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong, Phan Chu Trinh… Chương trình
marketing được tạo ra để kích thích nhu cầu của khách hàng và chủ yếu là giới
thiệu, nhấn mạnh loại hình dịch vụ của quán.
+ Nhu cầu khách hàng: Khách hàng chủ yếu của chúng tôi là giới trẻ: học
sinh, sinh viên là những người có cách sống đơn giãn và dễ gần gũi. Khi đến quán
điều mà họ quan tâm nhất là:
- Không gian quán có thoải mái không?
- Giá cả có phù hợp không?
- Phục vụ có nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện không?
- Chất lượng âm thanh, hình ảnh có hiện đại không?
- Dịch vụ kèm theo có đa dạng không?
• Phân tích khách hàng:
Điều quan trọng để có được thành công trong kinh doanh là có được

những khách hàng tiềm năng, thân thiết. Phân tích khách hàng giảm tối đa những
khó khăn trong việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Điều này cho thấy mức độ ảnh
hưởng của thông tin về khách hàng tới chiến lược và kế hoạch marketing.
+ Đặc điểm: Khách hàng chính của chúng tôi chủ yếu là học sinh, sinh viên,
giới trẻ sinh sống ở khu vực đường Hồ Đắc Di và sinh viên khắp nơi trong thành
phố Huế.
+ Dự báo cầu: Vào các ngày lễ, số lượng khách đến quán sẽ tăng 5-10%.
+ Nhu cầu khách hàng: Khách hàng chủ yếu của chúng tôi là giới trẻ: học
sinh, sinh viên là những người có cách sống đơn giãn và dễ gần gũi. Khi đến quán
điều mà họ quan tâm nhất là:
- Không gian quán có thoải mái không?
- Giá cả có phù hợp không?
- Phục vụ có nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện không?
- Chất lượng âm thanh, hình ảnh có hiện đại không?
- Dịch vụ kèm theo có đa dạng không?
• Phân tích khách hàng:
Điều quan trọng để có được thành công trong kinh doanh là có được
những khách hàng tiềm năng, thân thiết. Phân tích khách hàng giảm tối đa những
khó khăn trong việc hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Điều này cho thấy mức độ ảnh
hưởng của thông tin về khách hàng tới chiến lược và kế hoạch marketing.
+ Đặc điểm: Khách hàng chính của chúng tôi chủ yếu là học sinh, sinh viên,
giới trẻ sinh sống ở khu vực đường Hồ Đắc Di và sinh viên khắp nơi trong thành
phố Huế.
+ Dự báo cầu: Vào các ngày lễ, số lượng khách đến quán sẽ tăng 5-10%.
 Theo nguyên tắc tâm lý:
Hiệu quả marketing ban đầu của quán là rất quan trọng, bởi nó là bước đi đầu
để khách hàng có ấn tượng tốt về dịch vụ của chúng tôi.
Có rất nhiều bạn trẻ thích hát karaoke vì những lợi ích mà nó mang lại. Quán
sẽ có những kế hoạch marketing để đánh trúng vào thói quen, tâm lý, lối sống của
khách hàng là: thích giao lưu, giải trí và thích thể hiện bản thân.

 Theo nguyên tắc hành vi:
Bên cạnh lý do sử dụng dịch vụ để phục vụ việc vui chơi giải trí , giao lưu,
khách hàng luôn muốn dịch vụ của mình được giảm giá hoặc khuyến mại, luôn
muốn số tiền mình bỏ ra là ít nhất nhưng đạt được sự thỏa mãn cao nhất. Nếu dịch
vụ karaoke của quán không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ tới các
quán khác, vì vậy nếu dịch vụ tốt, giá cả hợp lý sẽ thu hút được nhiều khách hàng,
phải làm thế nào để họ sẵn sàng sử dụng nó, khai thác tốt về mức độ trung thành và
một lực lượng không nhỏ đó là khách hàng tiềm năng.
 Theo nguyên tắc nhân khẩu học:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vui chơi giải trí, giao lưu của giới trẻ
ngày càng cao sẽ tạo cơ hội rất lớn cho quán. Chính vì vậy quán chúng tôi sẽ phân
đoạn chủ yếu theo tuổi tác đó là giới trẻ.
 Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Khách hàng mục tiêu mà quán hướng tới là giới trẻ, đặc biệt là sinh viên năng
động, thích giao lưu, vui chơi giải trí, thể hiện bản thân. Đây là nhóm khách hàng
chủ chốt, có nhu cầu rất lớn về dịch vụ này và sẵn lòng chi trả cho nó, tạo động lực
cho việc xâm nhập thị trường của quán. Dựa vào việc xác định thị trường mục tiêu
và khách hàng tiềm năng sẽ giúp cho quán hoạt động một cách có hiệu quả để mang
lại lợi nhuận tối đa.
3.2. Phân tích cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh của quán:
- Xác định đối thủ cạnh tranh:
Các quán Karaoke trên địa bàn thành phố Huế, đặc biệt là các quán ở bờ Nam
sông Hương như: Karaoke Gia đình (Trần Phú), Karaoke Violon, Sắc Màu, Hoa
Giấy…( Nguyễn Huệ), No1, Hạ Trắng…(Hai Bà Trưng), Star (Hải Triều), Karaoke
3A, Blue…(Phan Chu Trinh), Hồng Nhân…(Lê Hồng Phong).
- Mức giá của đối thủ:
+ Đối với các phòng thường: 40,000, 50,000, 60,000, 80,000, 90,000
(đồng/giờ).
+ Đối với các phòng VIP: 100,000,110,000, 120,000, 150,000, 180,000

(đồng/giờ).
- Cơ sở vật chất: Tùy vào từng quán, nhưng nhìn chung những quán mới mở thường
thiết bị hiện đại, thái độ phục vụ tốt, còn các quán lâu năm thì chất lượng chưa cao.
- Thế mạnh của đối thủ:
+ Được thành lập sớm do đó được nhiều người biết tới, có lượng khách hàng
trung thành nhất định.
+ Gần các trục đường lớn, dân cư đông đúc nên dễ tiếp cận.
+ Có kinh nghiệm trong hoạt động và quản lý.
+ Những quán lớn có cơ sở vật chất hiện đại, trang trí đẹp, thái độ phục vụ tốt
như Karaoke Star, 3A, No1,…
- Điểm yếu của đối thủ:
+ Có nhiều quán xây dựng lâu năm nên cơ sở vật chất xuống cấp, thiết bị cũ
kỹ như Karaoke Ô mê ly, Họa My…
+ Một số quán không có chỗ để xe hoặc có mà chật hẹp.
+ Mức giá ở một số quán khá cao so với túi tiền của sinh viên.
+ Nhiều quán chưa hiểu biết rõ về tâm lý khách hàng.
- Chiến lược: Quán thu hút khách hàng bằng các chương trình quảng cáo, phát tờ rơi,
giảm giá vào các dịp lễ.

Những điểm mạnh (strengths)
Đây là mô hình kinh tế hộ gia đình nên dễ quản lý.
Cở sở hạ tầng được đầu tư mới, trang thiết bị hiện đại,
trang trí bắt mắt, tạo điểm nhấn thu hút khách hàng.
Nhân sự đều là người trong nhóm nên rất nhiệt tình,
siêng năng, cần cù,có kiến thức về kinh tế.
Mức giá phù hợp với túi tiền của khách hàng mục tiêu,
hàng hóa kèm theo đa dạng.
Những cơ hội (opportunities)
Nhu cầu giao lưu, giải trí của giới trẻ ngày càng
tăng cao.

Khu vực xung quanh lại chưa có quán karaoke
nào nên dễ dàng thu hút khách hàng.
Đây là nơi tập trung đông sinh viên – khách hàng
mục tiêu.
Những điểm yếu ( weaknesses)
Khó khăn trong việc huy động vốn.
Nguồn lực tài chính có hạn nên cũng hạn chế cơ hội
phát triển khi tham gia vào thị trường có sự cạnh tranh
gay gắt.
Đội ngũ quản lý chưa có kinh nghiệm nhiều, chưa cọ xát
với thực tiễn.
Những thách thức( threats )
Lần đầu tiên kinh doanh nên gặp nhiều khó khăn,
quán mới thành lập nên ít người biết đến.
Cạnh tranh từ các quán trên cùng địa bàn hoạt
động.
Là loại hình kinh doanh “ nhạy cảm” nên sẽ có
nhiều vấn đề phức tạp có thể xảy ra như đánh
nhau, trộm cắp, say xỉn.
3.3. Phân tích ma trận SWOT
Ma trận SWOT
Kết hợp các yếu tố của ma trận SWOT:
Chiến lược S-O
Đội ngũ quản lý là những sinh viên, có mối
quan hệ rộng rãi với tầng lớp sinh viên học
sinh, vì vậy có lợi thế trong việc thu hút khách
hàng lớn đến ủng hộ trong bước đầu quán mới
thành lập.
Với mức giá phù hợp với túi tiền của khách
hàng và hàng hóa kèm theo đa dạng là thứ giữ

chân khách hàng cũng như tạo nên uy tín cho
quán trên thị trường.
Chiến lược phát triển sản phẩm: chất lượng
ngày càng cao đáp ứng yêu cầu của người tiêu
dùng.
Chiến lược S-T
Đẩy mạnh kế hoạch quảng cáo,
marketing cho sản phẩm.
Thực hiện nhiều chương trình khuyến
mại để thu hút khách hàng.
Chiến lược W-O
Có thể huy động thêm nguồn vốn từ bạn bè và
người thân với lãi suất thấp.
Chiến lược W-T
Tham khảo, học hỏi từ các giảng viên
kinh tế có kinh nghiệm, các bậc tiền bối
có thâm niên trong lĩnh vực kinh doanh
tương tự để có thể hạn chế các rủi ro.
3.4. Xác lập mục tiêu:
• Mục tiêu marketing:
+ Thu hút khách hàng biết và đến với quán, khai thác tối đa các dịch vụ
đi kèm mà quán cung cấp để tăng thị phần.
+ Có thái độ phục vụ tốt và giữ vững chất lượng của các dịch vụ kèm theo.
• Mục tiêu tiếp thị:
+ Thành phần định tính: Đầu tháng 9/2014 quán bắt đầu đi vào hoạt
động, tạo được uy tín trong lòng khách hàng.
a. Sản phẩm
Khi xem xét chính sách sản phẩm, quán chúng tôi quan tâm đến những vấn đề
chất lượng dịch vụ như đảm bảo chất lượng âm thanh, hình ảnh của các dàn loa
máy, Micro, màn hình… ảnh hưởng đến khách hàng khi sử dụng các dịch vụ tại

quán.
Đối với dịch vụ hát, quán chú trọng vào việc đổi mới danh sách bài
hát mới mà giới trẻ ưa chuộng song cũng không thể thiếu những bài hát như các
khúc tình ca, nhạc vàng, nhạc trữ tình…
Đối với dịch vụ đi kèm, thì chú trọng các thức ăn nhanh, hoa quả,
nước giải khát và các món nhậu.
b. Giá bán
Nhận thức được rằng giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
thành công của kế hoạch, bước đầu tạo nên lợi thế cho quán và tạo một nhóm khách
hàng trung thành nhất định, chúng tôi quyết định chính sách định giá thâm nhập với
mức giá cạnh tranh để tăng thị phần trên địa bàn Thành phố Huế.
Quán chúng tôi đặt giá ở mức thấp hơn đối thủ để ngăn chặn cạnh tranh của và
giữ ổn định thị phần sau khi có được, Trong chiến lược này, một mức giá thấp ban
đầu sẽ giúp sản phẩm có được thị phần lớn.
Mức giá: Ban đêm
+ Phòng thường: 60 nghìn đồng/giờ
+ Phòng Vip : 100 nghìn đồng/giờ
c. Phân phối
Cũng như giá cả, phân phối có vai trò quan trọng trong Marketing. Nó như cái
đòn gánh nối liền 2 bên quai gánh là nhà sản xuất với người tiêu dùng, Phải làm thế
nào để đặt được đòn gánh chính giữa, cân bằng 2 bên quai, dung hòa giữa cung và
cầu. Vì thế cần lựa chọn chính sánh phân phối đúng đắn để sản phẩm tới được tay
người tiêu dùng và làm cho thị trường cân bằng.
Chúng tôi lựa chọn kênh phân phối trực tiếp tới tay khách hàng, Để tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng, chúng tôi
tăng cường thông tin sản phẩm.
d. Kế hoạch xúc tiến
Quảng cáo: Với mục tiêu nhằm hướng cho khánh hàng biết tới tất cả dịch vụ
của quán, chúng tôi sẽ sử dụng các phương tiện quảng cáo như: phát tờ rơi, dán áp
phích, truyền miệng bạn bè, internet: thông qua facebook, gmail, yahoo…và các

phương tiện khác, Kết hợp với thông điệp: “ Hát hay không bằng hay hát” để thu
hút khách hàng.
• Khuyến mãi:
Để thu hút nhiều hơn khối lượng khánh hàng, đem lại lợi nhuận lớn nhất cho
doanh nghiệp, chúng tôi sẽ áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi khác nhau.
- Hát ban ngày từ 8h- 17h được giảm giá 10.000 đồng/ 1 tiếng.
- Phòng VIP hóa đơn trên 1500 nghìn đồng thì giảm 3%.
- Chụp ảnh lưu niệm nếu khách hàng tổ chức các buổi tiệc tại quán như sinh nhật, các
ngày lễ lớn…
- Nếu hát được 5 bài 100 điểm thì sẽ tặng 1 phiếu giảm giá 5% vào lần hát sau.
3.4. Nguồn lực và triển khai kế hoạch Marketing
• Nhân sự: 5 người, là thành viên của nhóm.
• Triển khai thực hiện: Chi phí marketing khoảng 18 triệu đồng.
4. Kế hoạch sản xuất
4.1. Mô tả về sản phẩm
Các phòng hát mang phong cách trẻ trung, hiện đại sẽ mang lại những phút
giây giải trí tuyệt vời, được phục vụ tận tình và chu đáo tại số 40 Hồ Đắc Di.
1.1. Xây dựng cửa hàng
Địa điểm xây dựng: số 40, Hồ Đắc Di
Đây là điểm tập trung đông sinh viên, sẽ là 1 thị trường đầy tiềm năng cho sự
phát triển của quán,
Với diện tích đất là: 100 m
2
Chi phí mua mặt bằng là 625 triệu đồng
Thời gian thi hành công trình là : 3 tháng
Chí phí thuê xây dựng là: 1350 triệu đồng
Chúng tôi sẽ xây dựng quán karaoke với 8 phòng bao gồm 2 phòng Vip và 6
phòng thường và các phòng khác với quy mô như sau:
Bảng 1: Bảng Hạng mục xây dựng
Hạng mục Diện tích (m

2
) Số lượng phòng
Phòng Vip 27 2
Phòng thường 18 6
Nhà vệ sinh 2,6 8
Quầy lễ tân 5 1
Nhà kho 5 1
Trần và vách thạch cao,
trang trí, sơn
Phòng Vip 2
Phòng thường 6
Nhà xe 10 1
Nơi để xe
Quầy lễ tân
Nhà kho
TẦNG 1
 Sơ đồ quán:
Phòng thường
Phòng thường
Phòng thường
Phòng thường
Ban công
TẦNG 2
TẦNG 3
Phòng Vip
Phòng Vip
Phòng thường
Phòng thường
Sau khi đã xây dựng xong các phòng trên chúng ta sẽ tiến
hành trang trí các thiết bị cho mỗi phòng

1.2. Trang trí các phòng
• Chi phí thiết bị chung: khoảng 30 triệu đồng( bao gồm tủ lạnh, máy vi tính,
tủ đựng hàng hóa, dao, rá rổ, thùng đựng đá,…)
• Chi phí trang trí trong phòng Karaoke: tổng chi phí trang trí tất cả các
phòng khoảng 330 triệu đồng ( bao gồm tivi, đầu, loa, hệ thống đèn trang trí,…)
 Tổng chi phí cho trang thiết bị khoảng 360 triệu đồng.
Đối với các phòng chúng tôi sẽ bố trí các thiết bị như sau: được thiết kế theo
phong cách trẻ trung, hiện đại tạo nên không gian và chất lượng cao đầy đủ các
trang thiết bị hiện đại.
Phòng to, rộng rãi, đáp ứng đủ không gian thoải mái cho khách hàng tổ chức
bữa tiệc liên hoan, sinh nhật…cung cấp các loại nước giải khát, các loại bánh kẹo,
trái cây…,đầy đủ và tiện dụng cho khách.
• Chi phí sinh hoạt phí
Bảng 5: Bảng tính sinh hoạt phí
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chi phí
Thán
g Năm
1 Tiền điện 10 120
2 Tiền nước 1 12
3 Tiền điện thoại 0,2 2,4
Tổng 11,2 134,4
• Chi phí nguyên vật liệu:
Khi khách hàng đến với quán karaoke chúng tôi các bạn sẽ được các nhân viên
đón tiếp tận tình và chu đáo,. Với phương châm đem đến cho khách hàng sự hài
lòng nhất về dịch vụ của chúng tôi, đi kèm với hát hò các bạn có thể gọi thêm các
đồ ăn và thức uống sau: bia Huda, bia Festival, bia Heiniken, Sting, Chanh muối,
Khoáng ngọt, Nước suối, C2, Coca, Nước me, Thuốc lá, các loại bimbim, bò khô,
đậu phộng, hạt dưa, trái cây,… với chi phí 1 tháng khoảng 140 triệu đồng, doanh
thu 1 tháng khoảng 210 triệu đồng.

Với các phòng được bố trí như trên chúng tôi sẽ mở cửa hàng từ 8h-24h, một
ngày chúng tôi có thế đón tối đa là 27 lượt phòng.
• Chi phí cho 1 giờ hát khoảng 0,01171875 triệu đồng => chi phí cho 1 tháng là 45
triệu đồng.
5. Kế hoạch nhân sự
5.1. Thành phần nhân sự chủ chốt
 Bộ phận quản lý:
- Các thành viên góp vốn sẽ tham gia quản lý.
- Nhiệm vụ chính:
+ Quản lý nhân viên: Việc quản lý toàn bộ nhân viên sẽ do quản lí đảm nhiệm,
Các công việc cụ thể là:
 Quản lý thông tin nhân viên: Quản lý thông tin từng nhân viên của quán, việc thay
đổi thông tin, thêm nhân viên, cho nghỉ việc, quản lý ca làm.
 Chấm công: Thực hiện việc chấm công hàng ngày cho nhân viên.
 Tính lương: Dựa vào bảng chấm công, ca làm việc để có thể tính lương cho nhân
viên của quán.
 Quản lý danh sách phòng, đảm bảo cho việc phục vụ nhanh chóng, tận tình và chu
đáo.
 Quản lý đầu vào: Đối với đồ ăn thức uống thì sẽ giao cho kế toán, kiêm thủ kho
quản lý, ghi chép.
 Các yếu tố đầu vào khác như điện, nước sẽ do quản lý đảm nhận.
 Quản lý sổ sách: Do nhân viên kế toán tiến hành, Kế toán dựa trên các hóa đơn
thanh toán tiến hành cộng sổ. Ghi chép đầu đủ các hoạt động thu và chi, Hàng tháng
sẽ lập báo cáo kết quả kinh doanh và đánh giá tình hình hoạt động của quán trong
tháng cho chủ quán.
Quản lí
Kế toán
Nhân viên phục
vụ
Nhân viên bảo

vệ
Nhân viên kỹ
thuật
 Bộ phận Nghiệp vụ:
 Bộ phận Kế toán: là thành viên góp vốn.
Nhiệm vụ chính:
 Phụ trách tính toán hàng hóa xuất nhập kho của quán.
 Phụ trách quầy tính tiền.
 Bộ phận nhân viên: Gồm 8 nhân viên trong đó có 6 phục vụ phòng ( 3 người/ca x 2
ca = 6 người), 1 nhân viên kĩ thuật và 1 nhân viên làm công tác bảo vệ.
- Yêu cầu: Nam tuổi từ 18-25, nhanh nhẹn, thật thà.
- Thời gian làm việc:
+ Ca 1 từ 8h tới 5h chiều.
+ Ca tối từ 5h tới 12h đêm.
5.2. Sơ đồ tổ chức
5.3. Kế hoạch tuyển dụng
- Quản lí: Doanh nghiệp chúng tôi là doanh nghiệp khởi sự, được thành lập
nên từ một nhóm những sinh viên mới ra trường và có đam mê kinh doanh, vì vậy
chúng tôi sử dụng luôn các thành viên của nhóm trong bộ phận nhân sự.
- Kế toán: Chúng tôi là các sinh viên học ngành Quản trị kinh doanh nên đã
được học Kế toán nên sẽ tận dụng nguồn nhân lực của nhóm.
- 6 phục vụ bàn: Ưu tiên sinh viên để tạo việc làm thêm cho sinh viên.
- 1 nhân viên bảo vệ
- 1 Nhân viên kĩ thuật
1.1. Bảng lương nhân viên
Bảng 1: Chi phí tiền lương
ĐVT: Triệu đồng
Chức vụ
Số
lượng

Lương tháng Lương năm
Quản lý 1 3,5 42
Kế toán 1 3 36
Nhân viên
phục vụ
6 1,5 108
Bảo vệ, kỹ
thuật
2 2 48
Tổng lương 19,5 234
2. Kế hoạch tài chính
6.1. Mục đích của việc lập kế hoạch tài chính
- Xác định doanh thu, chi phí dự kiến từ đó tính được lợi nhuận, xem xét tính hợp lý
của chi phí để từ đó ra quyết định có nên phân bổ lại chi phí hay không.
- Đánh giá hiệu quả của vệc sử dụng vốn đầu tư.
- Xem xét tính khả thi của dự án.
- Ra quyết định có nên đầu tư vào dự án hay không.
- Để thu hút vốn từ các nhà đầu tư.
6.2. Kế hoạch tài chính
Chi phí của dự án:
Tổng vốn đầu tư ban đầu:
- Vốn lưu động: 100 triệu đồng.
- Tổng vốn đầu tư: 2435 triệu đồng.
- Chi phí hoạt động: khoảng 2560 triệu đồng/ 1 năm( bao gồm khấu hao tài sản cố
định, tiền điện nước, tiền mua nguyên vật liệu đầu vào,…)
Doanh thu và lợi nhuận:
Doanh thu: khoảng 3500 triệu đồng/ 1 năm.
Dự kiến lợi nhuận sau thuế của dự án: 700 triệu đồng/ 1 năm.
Chúng tôi dự kiến trong 4 năm sẽ thu hồi lại vốn.
6. Phân tích rủi ro trong lập kế hoạch kinh doanh quán karaoke Angels

Rủi ro là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả dự kiến
khi lập kế hoạch. Rủi ro kinh doanh là yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn có một
dự án kinh doanh hoàn hảo. Trên thương trường, các rủi ro kinh doanh thường
xuyên xuất hiện và có những tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh. Hầu như
tất cả mọi việc chúng ta đang làm nhằm mục đích kinh doanh đều liên quan đến một
loạt các rủi ro như thói quen của khách hàng thay đổi, sự xuất hiện của đối thủ cạnh
tranh mới, những yếu tố mới nằm ngoài tầm kiểm soát, mất tài sản quan trọng, xáo
trộn trong hệ thống phân phối, thị trường chứng khoán biến động, lãi suất tăng,
công nghệ đang sử dụng trở nên lạc hậu, lỗi thời hay thường xuyên bị các lỗi kỹ
thuật, xuất hiện của các sản phẩm thay thế….nếu biết cách phân tích và quản lý rủi
ro, doanh nghiệp có thể quyết định nên thực hiện những gì để giảm thiểu những
nhân tố làm xáo trộn kế hoạch kinh doanh.
Trước khi lập một dự án kinh doanh, cần vạch ra các chiến lược để giảm thiểu
tác động của rủi ro đến hoạt động của công ty, chẳng hạn như sao lưu dữ liệu quan
trọng, mua bảo hiểm, sử dụng các hợp đồng với giá cung cấp dài hạn, đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu hàng hoá, thực thi các kế hoạch bảo vệ an ninh, chỉ định các nhân viên
tốt sẵn sàng làm việc lâu dài, đào tạo marketing và phân phối sản phẩm. Việc phân
tích rủi ro kinh doanh sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực khi những rủi ro này xuất
hiện. Hơn thế nữa, cũng như rủi ro bồi thường thiệt hại, việc xác định rủi ro kinh
doanh sẽ giảm bớt nỗi lo lắng của các nhà đầu tư. chủ nợ và đối tác kinh doanh.
Mục tiêu lớn nhất trong kinh doanh chính là lợi nhuận nên khi phân tích, đánh
giá rủi ro chúng ta cần chú ý tới yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí.
7.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh karaoke
a. Rủi ro giá
- Rủi ro các yếu tố đầu vào: Giá của các loại đồ ăn, nước uống tăng, chi phí của các
thiết bị cần lắp đặt thêm trong quán tăng như tivi, dàn loa, hệ thống chiếu sáng. chi
phí để cập nhật các bài hát mới để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Rủi ro các yếu tố đầu ra: Số lượng khách hàng vào quán giảm, mất một số khách
hàng trung thành, số lượng khách sử dụng dịch vụ của quán, chất lượng các loại đồ
uống. hoa quả mà quán phục cho khách.

- Rủi ro lãi suất ngân hàng: Do quán được thành lập dựa trên 2 nguồn vốn : vốn vay
20,53% và vốn góp 79,47% nên khi lãi suất ngân hàng có sự điều chỉnh sẽ ảnh
hưởng tới hoạt động của quán. Khi lãi suất tăng hoặc giảm thì sẽ làm cho chi phí
của quán cũng tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của
quán.
- Rủi ro giá hàng hóa: Giá các loại hàng hóa kèm theo tăng lên làm ảnh hưởng tới
mức tiêu thụ của khách hàng,. từ đó làm giảm doanh thu của quán.
b. Rủi ro thuần túy
- Thiệt hại tài sản: hao mòn. hư hỏng các tài sản hữu hình của quán.
- Trách nhiệm pháp lý: Phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh đã quy định. Khi hoạt
động kinh doanh karaoke, chủ cơ sở kinh doanh phải đảm bảo âm thanh vang ra
ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn
tối đa cho phép. Khi cách âm không tốt gây tiếng ồn ảnh hưởng tới những người
dân sống xung quanh, có đơn kiện khiếu nại thì chủ quán phải có hưởng giải quyết
tốt, phải chịu trách nhiệm pháp lí trước các cơ quan pháp luật. Trong trường hợp khi
khách hàng nhậu nhẹt uống say gây gỗ thì phải có bảo vệ can thiệp. Nếu không thể
giải hòa, xử lí được thì phải báo với công an để giải quyết. Khi có việc ảnh hưởng
tới nhân viên thì chủ quán phải chụi trách nhiệm pháp lí.
- Bảo hiểm lao động: Quán phải tạo ra công ăn việc làm ổn định cho nhân viên trong
quán, đóng bảo hiểm cho nhân viên.
Các khoản trợ cấp: Có các khoản cấp cho nhân viên của quán.
7.2. Nhận dạng rủi ro
Giai đoạn đầu tiên trong phân tích rủi ro là xác định các mối đe dọa mà doanh
nghiệp đang đối đầu. Các mối đe dọa này có thể là:
- Môi trường tự nhiên: Thời tiết xấu như mưa bão, lũ lụt sẽ ảnh hưởng đến số lượng
lượng khách đến quán do tâm lý e ngại thời tiết, do vậy sẽ làm ảnh hưởng tới doanh
thu của quán.
- Môi trường xã hội: Nhu cầu giải trí ngày càng cao, nên cơ hội thu hút khách của
quán khá lớn. Tuy nhiên, trong tương lai sẽ có nhiều quán karaoke mới được mở ra
và có thêm nhiều hình thức giải trí mới được phát triển sẽ thu hút khách hàng bởi sự

mới lạ, sự san sẻ khách là điều khó tránh khỏi.
- Môi trường chính trị - pháp luật: Khu vực mà quán karaoke mở có sự ổn định về
an ninh khá tốt. Tuy nhiên, khi nhiều các dịch vụ giải trí được mở ra ở khu vực này
thì sẽ xuất hiện ngày càng nhiều tệ nạn xã hội hơn. Trước nay, ở khu vực này chưa
xuất hiện quán Karaoke nào do vậy có thể quán sẽ vấp phải sự phản đối, cái nhìn
thiếu thiện cảm của người dân sống xung quanh.
- Môi trường kinh tế: Thu nhập của sinh viên trong khu vực đại đa số là ở mức trung
bình, do đó luôn tính toán, lựa chọn kỹ để tối thiểu hóa chi phí mà mình bỏ ra.
III. KẾT LUẬN
Qua việc phân tích các nguồn lực của quán, môi trường kinh doanh, đối thủ
cạnh tranh chúng tôi đưa ra các chiến lược-kế hoạch thực hiện và dự báo kết quả
hoạt động kinh doanh trong năm tới để định hướng cho các thành viên thực hiện tốt
và phấn đấu đạt mục tiêu đã đề ra. Xây dựng ý tưởng kinh doanh là tổng hợp các
nội dung quan trọng trong các kế hoạch bộ phận như : Kế hoạch Marketing, kế
hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự Qua sự đánh giá về chi phí,
doanh thu, lợi nhuận, quán chúng tôi sẽ đạt được thành quả đáng kể và có triển
vọng mang lại lợi nhuận cao trong những năm tới. Mặt khác, phân tích độ nhạy và
phân tích tình huống của các yếu tố đầu vào như thời gian, giá tác động tới lợi
nhuận sau thuế của quán đã cho thấy việc đầu tư mở quán “ Karaoke ANGELS” có
mức lợi nhuận dương ở cả những tình huống xấu nhất khi mức giá hay thời gian hát
giảm xuống ở mức thấp. Trên cơ sở đó chúng tôi đã xác định nhu cầu sử dụng
nguồn lực tài chính, nguồn vốn cơ bản và cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Cùng với những
phương án phòng ngừa rủa ro và hướng giải quyết sẽ giúp cho quán hoạt động có
hiệu quả.
Do đó, nhóm nhận thấy đây là một cơ hội tốt và nên tiến hành đưa ý tưởng vào
thực hiện.

×