Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 220

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.46 KB, 36 trang )

TI LIU HNG DN THC HIN
CHUN MC KIM TON S 220
KIểM SOáT CHấT LƯợng hoạt động
kiểm toán báo cáo tài chính
MC LC
PHN I. QUY NH CHUNG
1. Cỏc chun mc kim toỏn liờn quan n VSA 220
2. Phm vi ỏp dng
3. H thng kim soỏt cht lng v vai trũ ca nhúm kim toỏn
3.1. Trỏch nhim ca cụng ty kim toỏn i vi h thng kim soỏt cht lng
3.2. Tin tng ca nhúm kim toỏn vo h thng kim soỏt cht lng 5 4
4. Mc tiờu ca kim toỏn viờn v cụng ty kim toỏn
5. Gii thớch thut ng ch yu 6 5
5.1. Thut ng Thnh viờn Ban Giỏm c ph trỏch cuc kim toỏn 6 5
5.2. Thut ng Soỏt xột th tc kim soỏt cht lng ca cuc kim toỏn 6 5
5.3. Thut ng Ngi soỏt xột th tc kim soỏt cht lng ca cuc kim toỏn 6 5
5.4. Thut ng Nhúm kim toỏn 7 5
5.5. Thut ng Cụng ty kim toỏn 7 6
5.6. Thut ng Kim tra 7 6
5.7. Thut ng T chc niờm yt 7 6
5.8. Thut ng Giỏm sỏt 7 6
5.9. Thut ng Cụng ty mng li v Mng li 8 6
5.10. Thut ng Thnh viờn Ban Giỏm c 8 6
5.11. Thut ng Nhõn s v Cỏn b, nhõn viờn 8 6
5.12. Thut ng Chun mc ngh nghip 9 6
5.13. Thut ng Chun mc v cỏc quy nh v o c ngh nghip k toỏn, kim toỏn
cú liờn quan 9 7
5.14. Thut ng Cỏ nhõn bờn ngoi doanh nghip cú nng lc phự hp 9 7
6. i tng ỏp dng 9 7
PHN II. CC YấU CU V HNG DN 11 8
1. Trỏch nhim ca thnh viờn Ban Giỏm c ph trỏch cuc kim toỏn i vi cht lng hot ng


kim toỏn 11 8
1.1. Ni dung yờu cu 11 8
1.2. Hng dn ỏp dng 11 8
2. Chun mc v cỏc quy nh v o c ngh nghip cú liờn quan 12 8
2.1. Tuõn th cỏc quy nh v o c ngh nghip 12 8
2.1.1. Ni dung yờu cu 12 8
2.1.2. Hng dn ỏp dng 12 8
2.2. Tớnh c lp 13 9
2.2.1. Ni dung yờu cu 13 9
2.2.2. Hướng dẫn áp dụng 13 9
2.3. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công 15 10
2.4. Hồ sơ kiểm toán về các quy định đạo đức nghề nghiệp có liên quan 16 10
2.5. Thực trạng áp dụng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán
16 11
3. Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán 16 11
3.1. Nội dung yêu cầu 16 11
3.2. Hướng dẫn áp dụng 16 11
3.3. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị công 17 11
3.4. Hồ sơ kiểm toán về Chấp nhận, duy trì khách hàng và hợp đồng kiểm toán 17 11
4. Phân công nhóm kiểm toán 17 11
4.1. Nội dung yêu cầu 17 11
4.2. Hướng dẫn áp dụng 18 12
4.3. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công 18 12
4.4. Yêu cầu hồ sơ kiểm toán đối với việc phân công nhóm kiểm toán 19 12
5. Thực hiện cuộc kiểm toán 19 12
5.1. Hướng dẫn, giám sát và thực hiện 19 12
5.1.1. Nội dung yêu cầu 19 12
5.1.2. Hướng dẫn áp dụng 19 12
5.2. Soát xét 21 13
5.2.1. Nội dung yêu cầu 21 13

5.2.2. Hướng dẫn áp dụng 21 14
5.3. Công việc soát xét của thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán 22 14
5.3.1. Nội dung yêu cầu 22 14
5.3.2. Hướng dẫn áp dụng 22 14
5.4. Lưu ý khi sử dụng một thành viên trong nhóm kiểm toán có kinh nghiệm chuyên sâu
trong lĩnh vực riêng biệt liên quan đến kế toán, kiểm toán 23 15
5.5. Tham khảo ý kiến tư vấn 23 15
5.5.1. Nội dung yêu cầu 23 15
5.5.2. Hướng dẫn áp dụng 24 15
5.6. Soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán 25 16
5.6.1. Nội dung yêu cầu 25 16
5.6.2. Hướng dẫn áp dụng 25 16
5.7. Nội dung, phạm vi và lịch trình thực hiện việc soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng
kiểm toán 26 16
5.7.1. Nội dung yêu cầu 26 16
5.7.2. Hướng dẫn áp dụng 27 17
5.8. Soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng đối với cuộc kiểm toán tổ chức niêm yết 27 17
5.8.1. Nội dung yêu cầu 27 17
5.8.2. Hướng dẫn áp dụng 28 17
5.9. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏ 28 17
5.10. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công 29 18
5.11. Khác biệt về quan điểm 29 18
6. Giám sát 30 18
6.1. Nội dung yêu cầu 30 18
6.2. Hướng dẫn thực hiện 30 18
7. Tài liệu, hồ sơ kiểm toán 31 21
7.1. Nội dung yêu cầu 31 21
7.2. Hướng dẫn thực hiện 32 21
7.3. Mẫu biểu soát xét trong chương trình kiểm toán mẫu 32 21
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Mẫu B110 - “Phê duyệt phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý” 33 22
Phụ lục 2: Một số thủ tục soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán 35 24
I.
PHẦN I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến VSA 220
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (VSA 220) có mối quan hệ với các chuẩn mực
kiểm toán (ban hành năm 2010) như sau:
 Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng VSQC 1 - “Kiểm soát chất lượng đối với hợp đồng
kiểm toán, soát xét thông tin tài chính, các dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan
khác”.
 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 - “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và
công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính” nêu các vấn đề về thái độ
hoài nghi nghề nghiệp và xét đoán chuyên môn.
 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 230 - “Tài liệu, hồ sơ kiểm toán”.
 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 - “Tìm hiểu thông tin, môi trường hoạt động
của đơn vị và đánh giá rủi ro sai sót trọng yếu”.
 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 620 - “Sử dụng công việc của chuyên gia”.
 Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 700 - “Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính”.
2. Phạm vi áp dụng
(VSA 220, 01)
 Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và
công ty kiểm toán trong việc thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng trong một cuộc
kiểm toán báo cáo tài chính.
 Chuẩn mực này cũng quy định trách nhiệm của người soát xét thủ tục kiểm soát chất
lượng trong một cuộc kiểm toán.
 Chuẩn mực này cần được áp dụng trong mối liên hệ với các chuẩn mực và các quy
định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.
3. Hệ thống kiểm soát chất lượng và vai trò của nhóm kiểm toán
(VSA 220, 02-04, A1-A2)
3.1. Trách nhiệm của công ty kiểm toán đối với hệ thống kiểm soát chất lượng

Nội dung yêu cầu
Công ty kiểm toán chịu trách nhiệm đối với hệ thống chính sách và thủ tục kiểm soát chất
lượng hoạt động kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng VSQC 1, Công ty
kiểm toán phải có nghĩa vụ xây dựng và thực hiện một hệ thống kiểm soát chất lượng để
có sự đảm bảo hợp lý rằng (VSA 220, 02):
(a) Công ty kiểm toán và các cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp luôn tuân thủ
các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
(b) Các báo cáo do công ty kiểm toán phát hành là phù hợp với tình hình thực tế
của cuộc kiểm toán (đoạn 11 Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng VSQC 1).

Chuẩn mực kiểm toán này dựa trên cơ sở công ty kiểm toán buộc phải tuân thủ Chuẩn
mực Kiểm soát chất lượng VSQC 1 và các quy định có liên quan về kiểm soát chất lượng.
Trong phạm vi hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán, các nhóm kiểm toán
có trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng phù hợp đối với cuộc kiểm toán
và cung cấp cho công ty kiểm toán các thông tin liên quan để có thể thực hiện được chức
năng của hệ thống kiểm soát chất lượng liên quan đến tính độc lập. (VSA 220, 03)
Hướng dẫn áp dụng
Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng VSQC 1 và các quy định về kiểm soát chất lượng có
liên quan quy định trách nhiệm của công ty kiểm toán trong việc xây dựng và thực hiện hệ
thống kiểm soát chất lượng cho các cuộc kiểm toán. Hệ thống kiểm soát chất lượng bao
gồm các chính sách và thủ tục cho các yếu tố sau: (VSA 220, A1)
(1) Trách nhiệm của Ban Giám đốc về chất lượng trong công ty kiểm toán;
(2) Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;
(3) Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và cuộc kiểm toán cụ thể;
(4) Nguồn nhân lực;
(5) Thực hiện cuộc kiểm toán; và
(6) Giám sát.
3.2. Tin tưởng của nhóm kiểm toán vào hệ thống kiểm soát chất lượng
Nội dung yêu cầu
Các nhóm kiểm toán có quyền tin tưởng vào hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty

kiểm toán, trừ khi thông tin do công ty kiểm toán hoặc các bên khác cung cấp đưa ra cách
hiểu khác. (VSA 220, 04)
Hướng dẫn áp dụng
Trừ khi công ty kiểm toán hoặc các bên khác đưa ra thông tin khác, nhóm kiểm toán có thể
tin tưởng vào hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán liên quan đến, ví dụ
(VSA 220, A1):
(1) Năng lực của cán bộ, nhân viên thông qua quá trình tuyển dụng và đào tạo chính thức;
(2) Tính độc lập thông qua tích lũy và trao đổi thông tin phù hợp về tính độc lập;
(3) Duy trì khách hàng thông qua hệ thống chấp nhận và duy trì quan hệ khách hàng;
(4) Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan thông qua quá trình giám sát.
4. Mục tiêu của kiểm toán viên và công ty kiểm toán
Mục tiêu của kiểm toán viên và công ty kiểm toán là thực hiện các thủ tục kiểm soát chất
lượng ở cấp độ từng cuộc kiểm toán nhằm cung cấp cho kiểm toán viên và công ty kiểm
toán sự đảm bảo hợp lý rằng: (VSA 220, 06)
(a) Cuộc kiểm toán đã tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định
có liên quan; và
(b) Báo cáo kiểm toán phát hành là phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.
Cuối cùng, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đảm bảo rằng báo cáo tài chính của
doanh nghiệp được kiểm toán không còn chứa đựng bất kỳ sai sót trọng yếu nào mà chưa
được kiểm toán viên phát hiện ra.
5. Giải thích thuật ngữ chủ yếu
(VSA 220, 07)
5.1. Thuật ngữ “Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán”
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán: Là người thay mặt Ban Giám đốc
công ty kiểm toán chịu trách nhiệm về việc thực hiện cuộc kiểm toán, ký báo cáo kiểm toán
và chịu trách nhiệm đối với báo cáo kiểm toán đã phát hành.
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán là người chịu trách nhiệm cao nhất
trong nhóm kiểm toán về tất cả các khía cạnh như chấp nhận khách hàng, lập kế hoạch
chiến lược kiểm toán, đánh giá tính độc lập, điều phối và soát xét mọi hoạt động kiểm
toán, đồng thời ký báo cáo kiểm toán phát hành.

Theo pháp luật Việt Nam, “Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán” thông
thường và trước hết là Giám đốc/Tổng Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán. Thực tế, Phó
Giám đốc, Phó TGĐ có thể là người đại diện cho Giám đốc/Tổng Giám đốc để phụ trách
cuộc kiểm toán với điều kiện được uỷ quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật
của Giám đốc/Tổng Giám đốc. Tuy nhiên, Giám đốc, Tổng Giám đốc không được uỷ
quyền cho Giám đốc kiểm toán thực hiện chức danh “Thành viên Ban Giám đốc phụ trách
cuộc kiểm toán.”
Thuật ngữ “Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán” là từ “Engagement
Partner” trong tiếng Anh được quy định tại Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 220 (“ISA
220”) tương ứng. Chức danh Engagement Partner trong ISA 220 là chức danh có thể đại
diện trước pháp luật cho công ty kiểm toán. Các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm
toán độc lập không cho phép kiểm toán viên hành nghề độc lập. Do đó, chức danh đứng
đầu nhóm kiểm toán trong VSA 220 cần được quy định là “Thành viên Ban Giám đốc” để
có thể đại diện trước pháp luật cho công ty kiểm toán.
5.2. Thuật ngữ “Soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán”
Soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán: Là quy trình được thiết kế
nhằm đưa ra sự đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng của nhóm kiểm toán và
các kết luận nhóm kiểm toán đưa ra để hình thành ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo
kiểm toán, tại ngày hoặc trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán. Việc soát xét thủ tục
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán chỉ áp dụng cho các cuộc kiểm toán báo cáo tài
chính của các tổ chức niêm yết hoặc các cuộc kiểm toán khác, nếu có, mà công ty kiểm
toán cho rằng việc soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là cần thiết.
Đối với các cuộc kiểm toán được công ty kiểm toán đánh giá là có mức độ rủi ro cao như
cuộc kiểm toán các tổ chức niêm yết, kiểm toán các đơn vị có độ nhạy cảm cao đối với
công chúng, công ty kiểm toán, bên cạnh các thủ tục kiểm soát chất lượng, cần thực hiện
soát xét lại các thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo liệu các thủ tục kiểm soát này có
được thực hiện tuân thủ các yêu cầu của hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ đã được
thiết kế hay không.
Soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán giúp đảm bảo nhóm kiểm toán
thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán theo hệ thống kiểm soát đã

thiết lập. Từ đó, rủi ro kiểm toán, đặc biệt đối với cuộc kiểm toán có mức độ rủi ro cao, sẽ
được giảm thiểu đến mức chấp nhận được.
5.3. Thuật ngữ “Người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán”
Người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán: Là thành viên Ban
Giám đốc, một cá nhân khác trong hoặc từ bên ngoài công ty kiểm toán, có năng lực phù
hợp hoặc nhóm các cá nhân nói trên, nhưng không phải là thành viên của nhóm kiểm
toán, có đầy đủ kinh nghiệm và thẩm quyền phù hợp để đưa ra đánh giá khách quan về
các xét đoán quan trọng và các kết luận mà nhóm kiểm toán đưa ra để hình thành ý kiến
trong báo cáo kiểm toán.
Ví dụ:
 Thông thường, một số công ty kiểm toán có thể cử một Thành viên Ban Giám đốc hoặc một
trưởng nhóm kiểm toán khác, độc lập với nhóm kiểm toán, để thực hiện soát xét việc nhóm
kiểm toán thực hiện các thủ tục kiểm soát chất lượng.
 Đối với một số công ty kiểm toán là thành viên của một tổ chức kiểm toán khu vực hoặc
quốc tế (công ty mạng lưới), khi kiểm toán một khách hàng là công ty đa quốc gia, khi cần
thiết thì tổ chức kiểm toán khu vực hoặc tổ chức kiểm toán quốc tế có thể cử một Partner
thực hiện soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán trước khi phát hành báo cáo
kiểm toán.
5.4. Thuật ngữ “Nhóm kiểm toán”
Nhóm kiểm toán: Bao gồm các thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán và
các cán bộ, nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán, và bất kỳ cá nhân nào được công ty kiểm
toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng để thực hiện các thủ tục kiểm toán cho cuộc kiểm
toán. Nhóm kiểm toán không bao gồm chuyên gia bên ngoài được công ty kiểm toán hoặc
công ty mạng lưới sử dụng.
Các chuyên gia bên ngoài được công ty kiểm toán hoặc công ty mạng lưới sử dụng được
định nghĩa tại Chuẩn mực kiểm toán số 620 - “Sử dụng công việc của chuyên gia”.
5.5. Thuật ngữ “Công ty kiểm toán”
Công ty kiểm toán: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của
pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm
toán độc lập.

Công ty kiểm toán được thành lập theo quy định của Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30
tháng 03 năm 2004 của Chính phủ quy định về kiểm toán độc lập và Nghị định
133/2005/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định 105/2004/NĐ-CP, và Thông tư số 60/2006/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2006
của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và hoạt động đối với công ty
kiểm toán.
5.6. Thuật ngữ “Kiểm tra”
Kiểm tra: Là các thủ tục kiểm tra được áp dụng đối với cuộc kiểm toán đã hoàn thành,
được thiết kế để cung cấp bằng chứng về sự tuân thủ của nhóm kiểm toán với các chính
sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty kiểm toán.
Hàng năm, Bộ Tài chính phối hợp với Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) tổ
chức cuộc kiểm tra chất lượng dịch vụ đối với các công ty kiểm toán.
5.7. Thuật ngữ “Tổ chức niêm yết”
Tổ chức niêm yết: Là pháp nhân có cổ phần, cổ phiếu hoặc các công cụ nợ được chào
bán hoặc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hoặc được giao dịch theo các quy định
của sàn giao dịch chứng khoán hoặc các định chế khác tương tự.
Hoạt động của tổ chức niêm yết được quy định và điều chỉnh tại Luật chứng khoán số
70/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 và các văn bản pháp quy dưới luật có liên
quan.
5.8. Thuật ngữ “Giám sát”
Giám sát: Là quy trình xem xét và đánh giá liên tục về hệ thống kiểm soát chất lượng của
công ty kiểm toán, bao gồm kiểm tra lại định kỳ một số cuộc kiểm toán đã hoàn thành
được lựa chọn nhằm cung cấp cho công ty kiểm toán sự đảm bảo hợp lý rằng hệ thống
kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
Giám sát cũng là quy trình được thực hiện thông qua cuộc kiểm tra chất lượng hàng năm
do Bộ Tài chính và VACPA thực hiện.
5.9. Thuật ngữ “Công ty mạng lưới” và “Mạng lưới”
(a) Công ty mạng lưới: Là công ty hoặc pháp nhân thuộc cùng một mạng lưới;
(b) Mạng lưới: Là sự liên kết giữa các tổ chức để:
(i) Hướng tới sự hợp tác;

(ii) Hướng tới việc chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí, hoặc cùng được sở hữu, kiểm soát
hoặc quản lý chung, có chung các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng,
chiến lược kinh doanh, sử dụng chung thương hiệu, hoặc cùng chung một phần
đáng kể nguồn lực chuyên môn.
Năm 2002, sau sự kiện Enron, với sự sụp đổ của Arthur Andersen, một trong năm hãng
kiểm toán lớn nhất thế giới vào thời điểm đó (Big5), mô hình “một-hãng” (One-firm
concept) đã cho thấy hạn chế lớn trong cơ cấu quản trị. Khái niệm mô hình “một-hãng” là
nguyên tắc hoạt động theo đó các văn phòng khác nhau của một hãng toàn cầu theo đuổi
các giá trị, các chuẩn mực, các quy chế hoạt động như nhau, thống nhất không phân biệt
quốc gia hay lãnh thổ. Dưới mô hình này, Arthur Andersen là một thể thống nhất, hoạt
động của Arthur Andersen tại Mỹ cũng có ảnh hưởng lớn đến Arthur Andersen tại các quốc
gia khác, trong đó có Việt Nam. Kết quả là sự kiện Enron đã khiến cho Arthur Andersen tại
Mỹ sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ toàn cầu của một hãng kiểm toán với hơn 80.000 nhân
viên chuyên nghiệp.
Rút kinh nghiệm từ bài học của Arthur Andersen, các hãng kiểm toán quốc tế hoạt động
toàn cầu, trong đó bao gồm cả Big4, đã chuyển đổi mô hình hoạt động của mình sang mô
hình công ty mạng lưới.
Bốn công ty kiểm toán lớn nhất (Big4), bao gồm PWC, Deloitte, E&Y và KPMG, là ví dụ
điển hình cho mô hình công ty mạng lưới. Ngoài ra một số hãng kiểm toán đã có thành
viên tại Việt Nam như Grant Thornton, BDO, RSM, Crowe Horwath,… cũng hoạt động
dưới mô hình công ty mạng lưới.
Đặc điểm của mô hình công ty mạng lưới là tên của các hãng thành viên thường gắn với
thương hiệu của hãng quốc tế.
Ví dụ: Deloitte Việt Nam, E&Y Việt Nam, NexiaACPA, UHY ViệtNam hay Horwath DTL. Các
hãng thành viên trong cùng mạng lưới đều được sử dụng logo và hình ảnh của hãng
trong các hoạt động marketing của mình. Đồng thời, hãng thành viên cũng nhận được sự
hỗ trợ mạnh mẽ từ hãng quốc tế mà mình là một thành viên trong mạng lưới.
5.10. Thuật ngữ “Thành viên Ban Giám đốc”
Thành viên Ban Giám đốc: Là người đủ điều kiện hành nghề và được công ty kiểm toán
giao trách nhiệm thực hiện một hợp đồng dịch vụ chuyên nghiệp; giữ chức danh như Tổng

Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc Công ty hoặc có thể là Giám
đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh. Thành viên Ban Giám đốc là người có thể được Tổng Giám
đốc hoặc Giám đốc ủy quyền đại diện cho công ty kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Ở một số công ty kiểm toán có chức danh Giám đốc kiểm toán, Giám đốc thuế nhưng
đều không phải là thành viên Ban Giám đốc.
Thành viên Ban Giám đốc trong một cuộc kiểm toán được hiểu là người có thể thay mặt
và đại diện cho công ty kiểm toán.
5.11. Thuật ngữ “Nhân sự” và “Cán bộ, nhân viên”
Nhân sự: Gồm thành viên Ban Giám đốc và cán bộ, nhân viên.
Nhân sự đề cập đến toàn bộ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp làm việc cho công ty kiểm
toán.
Cán bộ, nhân viên: Là tất cả cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp do công ty kiểm toán thuê
thông qua hợp đồng lao động, trừ thành viên Ban Giám đốc, nhân viên tạp vụ, lái xe, bảo
vệ.
5.12. Thuật ngữ “Chuẩn mực nghề nghiệp”
Chuẩn mực nghề nghiệp: gồm các chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đào tạo kế toán,
kiểm toán chuyên nghiệp, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán có liên quan. Chuẩn mực kế toán cũng là chuẩn mực nghề nghiệp.
Hiện tại, Việt Nam đã ban hành các chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán và chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp kế toán và kiểm toán. Tuy nhiên, các chuẩn mực về đào tạo kế
toán, kiểm toán chuyên nghiệp chưa được nghiên cứu và ban hành.
5.13. Thuật ngữ “Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
có liên quan”
Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán có liên
quan: Là các quy định và hướng dẫn về đạo đức nghề nghiệp mà nhóm kiểm toán và
người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán phải tuân thủ, thường bao
gồm Phần A và Phần B trong Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt
Nam và các quy định pháp lý liên quan đến đạo đức nghề nghiệp và kiểm toán báo cáo tài
chính cùng với các quy định có liên quan.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam đang có hiệu lực được ban

hành theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính;
các quy định tại Nghị định số 105/NĐ-CP, Nghị định 133/NĐ-CP
5.14. Thuật ngữ “Cá nhân bên ngoài doanh nghiệp có năng lực phù hợp”
Cá nhân bên ngoài doanh nghiệp có năng lực phù hợp: Là người không thuộc công ty
kiểm toán, có trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm tương đương với thành viên
Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, ví dụ như thành viên Ban Giám đốc của một
công ty kiểm toán khác, hoặc cá nhân có kinh nghiệm phù hợp của tổ chức nghề nghiệp
mà các hội viên của tổ chức nghề nghiệp này có thể thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
hoặc là nhân viên của một tổ chức có cung cấp các dịch vụ kiểm soát chất lượng phù hợp.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, “cá nhân bên ngoài doanh nghiệp có năng lực phù
hợp” có thể là kiểm toán viên hành nghề có chức danh từ Trưởng phó phòng (Manager)
kiểm toán trở lên, với điều kiện họ phải độc lập với công ty kiểm toán.
6. Đối tượng áp dụng
Kiểm toán viên và Công ty kiểm toán phải tuân thủ các quy định của Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam số 220 - "Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính” trong quá
trình lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan. (VSA 220, 05)
Ví dụ: Khác với các nước là cá nhân được hành nghề kiểm toán nên chuẩn mực kiểm toán chỉ
quy định cho kiểm toán viên, Việt Nam chỉ có công ty kiểm toán mới được cung cấp dịch
vụ kiểm toán, do đó từng kiểm toán viên và cả công ty kiểm toán đều phải tuân thủ các
quy định và hướng dẫn tại chuẩn mực kiểm toán VSA 220. Ban giám đốc công ty kiểm
toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ công ty và yêu cầu mọi thành
viên, bao gồm các kiểm toán viên có chứng chỉ nghề nghiệp và cán bộ nhân viên chuyên
nghiệp, phải tuân thủ các yêu cầu của hệ thống kiểm soát chất lượng này.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những
hiểu biết cần thiết về các nguyên tắc và thủ tục quy định trong Chuẩn mực này để thực
hiện trách nhiệm của mình và để phối hợp công việc với kiểm toán viên và công ty kiểm
toán giải quyết các mối quan hệ trong quá trình kiểm toán. (VSA 220, 05)
- Chất lượng của cuộc kiểm toán không chỉ phụ thuộc vào kiểm toán viên và công ty
kiểm toán mà còn phụ thuộc vào việc cung cấp tài liệu, giải trình và cùng xử lý các
sai sót do kiểm toán viên phát hiện của đơn vị được kiểm toán. Do đó, đơn vị được

kiểm toán cần phải có những hiểu biết nhất định về chuẩn mực kiểm toán để phối
hợp thực hiện kiểm toán.
- Các bên sử dụng kết quả kiểm toán (như cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thanh
tra, kiểm tra; tổ chức tín dụng; các quĩ đầu tư; nhà đầu tư; đơn vị, tổ chức có giao
dịch kinh tế; người lao động trong doanh nghiệp ) cũng phải có những hiểu biết nhất
định khi sử dụng báo cáo tài chính đã được kiểm toán cũng như sử dụng báo cáo
kiểm toán và khi làm việc với kiểm toán viên và công ty kiểm toán.
II.
PHẦN II. CÁC YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN
Kết cấu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 (“VSA 220”) - “Kiểm soát chất lượng
hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính” bao gồm phần Nội dung yêu cầu và phần Hướng
dẫn áp dụng. Tài liệu hướng dẫn này trình bày chung hai phần nội dung và hướng dẫn áp
dụng theo từng mục phù hợp.
1. Trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán đối với chất
lượng hoạt động kiểm toán
(VSA 220, 08)
1.1. Nội dung yêu cầu
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải chịu trách nhiệm về chất lượng
tổng thể của từng cuộc kiểm toán mà mình được giao phụ trách (VSA 220, 08).
1.2. Hướng dẫn áp dụng
(VSA 220, A3)
Để thực hiện trách nhiệm về chất lượng tổng thể của từng cuộc kiểm toán, thành viên Ban
Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải có các biện pháp và chỉ đạo phù hợp tới các
thành viên khác trong nhóm kiểm toán, trong đó cần nhấn mạnh:
(a) Tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán trong việc:
(i)Thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các
quy định có liên quan;
(ii)Tuân thủ các chính sách và thủ tục của công ty kiểm toán về kiểm soát chất lượng;
(iii)Phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán;
(iv) Nhóm kiểm toán có khả năng nêu ra những vấn đề còn bất đồng mà không sợ bị

đe dọa;
(b) Chất lượng là yếu tố thiết yếu khi thực hiện các cuộc kiểm toán.
Chính sách về chất lượng chịu ảnh hưởng từ cấp quản lý cao nhất trong công ty kiểm
toán. Nếu Ban Giám đốc công ty không có ý thức và mong muốn nâng cao và duy trì chất
lượng tổng thể của từng cuộc kiểm toán thì có thể sẽ ảnh hưởng tới tư tưởng và ý thức
chịu trách nhiệm về chất lượng kiểm toán của các cấp quản lý cấp dưới và các nhân viên
kiểm toán. Chính sách về chất lượng dịch vụ kiểm toán có thể được coi là một phần quan
trọng của chiến lược và tầm nhìn của công ty kiểm toán.
Thuật ngữ “Tone at the top” trong tiếng Anh có thể minh hoạ đầy đủ cho vai trò của Ban
Giám đốc công ty kiểm toán về chất lượng và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Tư tưởng
và truyền đạt tới toàn thể nhân viên nhấn mạnh về chất lượng kiểm toán từ cấp quản lý
cao nhất là rất quan trọng trong quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty.
Ví dụ: Một số phương pháp để Ban Giám đốc truyền đạt tư tưởng về chất lượng và kiểm soát
chất lượng tới từng nhân viên trong công ty:
 Soạn thảo và phê duyệt cẩm nang kiểm soát chất lượng nội bộ;
 Thiết lập hệ thống mẫu biểu, báo cáo về kiểm soát chất lượng;
 Bổ nhiệm nhân viên chuyên trách về kiểm soát chất lượng;
 Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện giữa lãnh đạo công ty với nhân viên
về chủ đề chất lượng, kiểm soát và nâng cao chất lượng kiểm toán.
2. Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan
(VSA 220, 09-11, A4-A7)
2.1. Tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp
2.1.1. Nội dung yêu cầu
Trong suốt cuộc kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải duy
trì sự cảnh giác đối với những bằng chứng về việc các thành viên trong nhóm kiểm toán
không tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, thông
qua quá trình quan sát và tiến hành tìm hiểu khi cần thiết. (VSA 220, 09)
Nếu thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, thông qua hệ thống kiểm soát
chất lượng của công ty kiểm toán hoặc theo cách khác, phát hiện thấy các thành viên
trong nhóm kiểm toán không tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề

nghiệp có liên quan thì thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, sau khi trao
đổi với các thành viên khác trong doanh nghiệp, phải đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
(VSA 220, 10)
2.1.2. Hướng dẫn áp dụng
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quy định các nguyên tắc cơ bản về
đạo đức nghề nghiệp, gồm: (VSA 220, A4)
(a) Độc lập
(b) Chính trực;
(c) Khách quan;
(d) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
(e) Tính bảo mật;
(f) Tư cách nghề nghiệp;
(g) Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn.
Định nghĩa “Công ty kiểm toán”, “Mạng lưới” hoặc “Công ty mạng lưới” trong Chuẩn mực
đạo đức nghề nghiệp có thể khác với định nghĩa trong Chuẩn mực này. Ví dụ, Chuẩn
mực đạo đức nghề nghiệp định nghĩa “Công ty kiểm toán” là một tổ chức có thể gồm:
(VSA 220, A5)
(a) Một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp
luật (như Công ty kiểm toán A, Công ty kiểm toán B có tư cách pháp nhân độc
lập);
(b) Một tổ chức kiểm soát các doanh nghiệp nêu ở điểm (a) (như Công ty mẹ, Hãng
thành viên quốc tế); hoặc/và
(c) Một tổ chức chịu sự kiểm soát của các doanh nghiệp nêu ở điểm (a) (như chi
nhánh công ty, văn phòng đại diện).
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc còn có thể phát hiện ra bằng chứng về việc các thành viên
trong nhóm kiểm toán không tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề
nghiệp có liên quan thông qua sự hỗ trợ, thông tin của các công ty mạng lưới.
2.2. Tính độc lập
2.2.1. Nội dung yêu cầu
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải đưa ra kết luận về sự tuân thủ

các quy định về tính độc lập được áp dụng trong cuộc kiểm toán. Để đưa ra kết luận,
thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải: (VSA 220, 11)
(a) Thu thập các thông tin liên quan từ công ty kiểm toán và công ty mạng lưới nếu
cần thiết để có thể phát hiện và đánh giá các yếu tố và các mối quan hệ ảnh
hưởng đến tính độc lập;
Ví dụ: Các thông tin có thể thu thập về thành viên nhóm kiểm toán nhằm đánh giá các
yếu tố và các mối quan hệ ảnh hưởng đến tính độc lập như: (Theo Mẫu A260 -
"Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của
kiểm toán viên)
Nguy cơ về tính tư lợi:
- Có khoản nợ, khoản bảo lãnh hoặc quà tặng nhận từ khách hàng;
- Có lợi ích tài chính như nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu do khách hàng phát
hành.
Nguy cơ tự kiểm tra:
- Một thành viên nhóm kiểm toán gần đây đã/đang là Giám đốc hoặc nhân
viên có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng.
- Có thực hiện ghi sổ kế toán hoặc lập báo cáo tài chính cho khách hàng.
(b) Đánh giá thông tin về các vi phạm phát hiện được (nếu có) đối với chính sách và
thủ tục đảm bảo tính độc lập của công ty kiểm toán để xác định xem liệu các vi
phạm đó có ảnh hưởng đến tính độc lập của cuộc kiểm toán hay không;
(c) Tiến hành các biện pháp thích hợp để loại bỏ các ảnh hưởng trên hoặc giảm
thiểu xuống mức có thể chấp nhận được bằng cách áp dụng các biện pháp bảo
vệ, hoặc nếu cần, có thể rút khỏi cuộc kiểm toán trong trường hợp pháp luật và
các quy định có liên quan cho phép. Nếu xét thấy không có khả năng giải quyết
vấn đề, thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải báo cáo kịp thời
với Giám đốc công ty kiểm toán để có biện pháp giải quyết phù hợp.
2.2.2. Hướng dẫn áp dụng
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán có thể nhận thấy sự đe dọa đến tính
độc lập của cuộc kiểm toán mà các biện pháp bảo vệ không thể loại trừ hoặc giảm thiểu
xuống mức có thể chấp nhận được. Trường hợp này, như quy định tại đoạn 11(c), thành

viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải thông báo cho các cá nhân có liên
quan trong công ty kiểm toán để có quyết định hành động thích hợp, bao gồm loại trừ
các hành vi hoặc lợi ích làm phát sinh sự đe dọa, hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán trong
trường hợp pháp luật hoặc các quy định có liên quan cho phép. (VSA 220, A6)
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc độc lập
trong cuộc kiểm toán.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quy định tính độc lập bao gồm cả độc lập về tư tưởng
và độc lập về hình thức.
 Độc lập về tư tưởng - Là trạng thái suy nghĩ cho phép đưa ra ý kiến mà
không chịu ảnh hưởng của những tác động trái với những đánh giá chuyên
nghiệp, cho phép một cá nhân hành động một cách chính trực, khách quan
và có sự thận trọng nghề nghiệp, và
 Độc lập về hình thức - Là không có các quan hệ thực tế và hoàn cảnh có
ảnh hưởng đáng kể làm cho bên thứ ba hiểu là không độc lập, hoặc hiểu là
tính chính trực, khách quan và thận trọng nghề nghiệp của nhân viên công ty
hay thành viên của nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không được duy trì.
Sự độc lập của kiểm toán viên đối với đơn vị được kiểm toán đảm bảo cho kiểm toán
viên trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán mà không chịu tác động của bất kỳ yếu tố nào.
Sự độc lập giúp kiểm toán viên gia tăng tính chính trực, khách quan và duy trì thái độ
hoài nghi nghề nghiệp.
Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC 1 và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220
quy định trách nhiệm của Ban Giám đốc và công ty kiểm toán đối với các yêu cầu về đạo
đức nghề nghiệp có liên quan.
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể sử dụng Mẫu biểu A110, A120, A250, A260,
A270 của chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành được giới thiệu trong mục
II.1.4 dưới đây nhằm đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên
trong một cuộc kiểm toán.
Ví dụ minh hoạ về tính độc lập
a.Nguy cơ do tư lợi
 Kiểm toán viên có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc lợi ích tài chính gián tiếp có tính

chất trọng yếu tại khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo.
Ví dụ: Kiểm toán viên nắm giữ cổ phiếu hoặc trái phiếu của đơn vị được kiểm toán có
thể có những thoả hiệp với đơn vị được kiểm toán nhằm đạt mục tiêu tài chính
cá nhân của mình.
 Tính độc lập của kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể bị ảnh hưởng khi
quá phụ thuộc vào phí dịch vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán hoặc lo
lắng về khả năng mất hợp đồng.
Ví dụ: Một công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán với một khách hàng là một tổng
công ty lớn với mức phí chiếm khoảng 30% tổng doanh thu năm hiện tại của
công ty kiểm toán. Để thực hiện được dịch vụ khách hàng, công ty kiểm toán
đó phải tuyển dụng thêm 20 nhân viên, làm tăng số lượng nhân viên lên 25%
so với số lượng nhân viên hiện hành. Trong năm tới, nếu mất khách hàng này,
công ty kiểm toán sẽ gặp phải vấn đề lớn khi doanh thu sụt giảm, chi phí lương
nhân viên tăng. Trong trường hợp này, tính độc lập của kiểm toán viên và công
ty kiểm toán có thể bị ảnh hưởng do có thể dẫn đến thoả hiệp giữa kiểm toán
viên và khách hàng khi đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc xử lý các vấn đề về báo
cáo tài chính có liên quan.
 Tính độc lập của kiểm toán viên có thể bị ảnh hưởng khi kiểm toán viên có khả
năng trở thành nhân viên của khách hàng trong tương lai.
Ví dụ: Kiểm toán viên được khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán hứa hẹn một vị trí với
mức thu nhập và các ưu đãi hấp dẫn để nhằm đạt được sự thoả hiệp của kiểm
toán viên khi kiểm toán báo cáo tài chính năm hiện tại.
b.Nguy cơ tự kiểm tra
 Một thành viên của nhóm kiểm toán gần đây đã hoặc đang là Giám đốc hoặc
nhân viên có ảnh hưởng đáng kể của khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán.
 Kiểm toán viên đồng thời cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán hoặc lập báo cáo tài
chính và dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng
c. Nguy cơ về sự bào chữa
 Kiểm toán viên cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng, đồng thời cung cấp
dịch vụ tư vấn niêm yết hoặc tư vấn phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công

chúng. Trong trường hợp đó, có thể dẫn tới nguy cơ kiểm toán viên đưa ra ý kiến
không phù hợp về báo cáo tài chính của khách hàng nhằm thu lợi từ dịch vụ tư
vấn niêm yết hoặc từ việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
d.Nguy cơ về quan hệ ruột thịt, quan hệ khác
 Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt (là bố, mẹ, vợ,
chồng, anh chị em ruột) với Giám đốc hoặc thành viên Ban Giám đốc (kể cả kế
toán trưởng) của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo;
 Một thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình ruột thịt với nhân viên
giữ chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp
đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo;
 Trong một số trường hợp có các mối quan hệ khác không là quan hệ ruột thịt
nhưng có ảnh hưởng đến tính độc lập, như các ví dụ sau đây:
- Giám đốc trước đây của công ty kiểm toán đang là Giám đốc hoặc là thành viên
Ban Giám đốc của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo hoặc là nhân viên giữ
chức vụ có ảnh hưởng đáng kể và trực tiếp đối với vấn đề trọng yếu của hợp đồng
cung cấp dịch vụ đảm bảo;
- Có trên 3 năm giữ chức vụ trưởng nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo của cùng một
khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo; và
- Nhận quà tặng, dự chiêu đãi hoặc nhận sự ưu ái từ khách hàng sử dụng dịch vụ
đảm bảo, hoặc từ Giám đốc, thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên của họ (trừ
trường hợp giá trị quá nhỏ)
e.Nguy cơ bị đe doạ
 Đe dọa sẽ thay thế khi có bất đồng về việc áp dụng một nguyên tắc kế toán;
Ví dụ: Đe doạ sẽ thay thế kiểm toán viên khác khi có bất đồng liên quan đến việc trích
lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn cho báo cáo tài chính kết
thúc ngày 31/12/2008 của một số công ty niêm yết. Do thị trường chứng khoán
Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng tại ngày 31/12/2008 so với thời điểm trước đó,
khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của một số công ty niêm yết đã bị giảm
giá đáng kể. Điều này ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận năm 2008 của các
công ty này. Sức ép lên giá cổ phiếu của các công ty này là rất lớn. Sức ép này

có thể khiến một số công ty niêm yết có khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn
lớn tìm mọi cách tác động lên xét đoán và ý kiến của kiểm toán viên.
 Áp lực làm giảm phạm vi của dịch vụ đã cam kết nhằm giảm phí.
Ví dụ: Thực trạng một số công ty kiểm toán giảm phí kiểm toán nhằm trúng thầu kiểm
toán các dự án quốc tế tài trợ. Sau đó, các công ty kiểm toán này chịu áp lực
lợi nhuận có thể đã cắt giảm một số thủ tục kiểm toán cần thiết để nhằm cắt
giảm chi phí cho hợp đồng kiểm toán đã ký. Điều đó ảnh hưởng đến ý kiến của
kiểm toán viên.
2.3. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công
Các biện pháp theo luật định có thể bảo vệ tính độc lập của kiểm toán viên khi kiểm toán
các đơn vị trong lĩnh vực công. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các điều khoản ràng buộc pháp lý
cụ thể, kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công với tư cách
kiểm toán viên theo luật định (được Cơ quan Kiểm toán Nhà nước ủy quyền) cần điều
chỉnh phương pháp tiếp cận để tăng cường tính tuân thủ theo quy định tại đoạn 11, VSA
220 quy định về tính độc lập. Trường hợp quy định về kiểm toán trong lĩnh vực công
không cho phép kiểm toán viên rút khỏi cuộc kiểm toán, kiểm toán viên cần thông báo
công khai về các tình huống tương tự phải rút khỏi cuộc kiểm toán nếu đó là cuộc kiểm
toán đơn vị ngoài lĩnh vực công. (VSA 220, A7)
2.4. Hồ sơ kiểm toán về các quy định đạo đức nghề nghiệp có liên quan
Giới thiệu các mẫu trong Hồ sơ kiểm toán mẫu do VACPA ban hành liên quan đến các thủ
tục ban đầu của cuộc kiểm toán. Cụ thể:
A110 - "Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng”
A120 - "Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng”
A250 - “Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán”
A260 - "Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo đức nghề nghiệp của Kiểm
toán viên”
A270 - "Biện pháp đảm bảo tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán”
2.5. Thực trạng áp dụng các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp tại các công ty kiểm toán
 Một số công ty không thực hiện lập bản “Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm
kiểm toán”;

 Mẫu Cam kết về tính độc lập đã được lập nhưng thiếu chữ ký xác nhận của một số
thành viên nhóm kiểm toán;
 Một số công ty không thực hiện soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập và đạo
đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên.
 Kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ của VACPA cho thấy vẫn còn một số kiểm toán
viên vừa cung cấp dịch vụ lập báo cáo tài chính vừa thực hiện kiểm toán báo cáo tài
chính, thậm chí kiểm toán viên vừa lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa thực
hiện kiểm toán báo cáo tài chính đó.
3. Chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán
(VSA 220, 12-13, A8-A9)
3.1. Nội dung yêu cầu
(VSA 220, 12-13)
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải đảm bảo đã áp dụng các thủ tục
phù hợp về chấp nhận, duy trì khách hàng và hợp đồng kiểm toán, và phải chứng minh
các kết luận đưa ra về vấn đề này là phù hợp.
Nếu nhận được thông tin có thể làm cho Ban Giám đốc công ty kiểm toán từ chối hợp
đồng kiểm toán thì thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải thông báo kịp
thời cho Giám đốc công ty kiểm toán để doanh nghiệp và thành viên Ban Giám đốc phụ
trách cuộc kiểm toán có thể áp dụng biện pháp cần thiết.
3.2. Hướng dẫn áp dụng
(VSA 220, A8)
Đoạn 27 (a) Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng VSQC 1 quy định công ty kiểm toán phải
thu thập các thông tin cần thiết trong từng tình huống cụ thể trước khi chấp nhận một
khách hàng mới, hoặc khi quyết định việc tiếp tục duy trì khách hàng hiện tại và khi cân
nhắc việc chấp nhận cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại. (VSA 220, A8)
Những thông tin sau hỗ trợ thành viên Ban Giám đốc phụ trách hợp đồng kiểm toán khi
quyết định chấp nhận, duy trì khách hàng và hợp đồng kiểm toán: (VSA 220, A8)
(1) Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc
và Ban quản trị;
Ví dụ: Mẫu A110 - Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng, đoạn 11

hướng dẫn Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, v.v ). Các
thông tin này giúp kiểm toán viên đánh giá tính chính trực của các chủ sở hữu
chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị.
(2) Khả năng và năng lực của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện cuộc kiểm toán
(bao gồm thời gian, nhân lực );
Ví dụ: Mẫu A110 - Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng hướng dẫn
đánh giá xem liệu Công ty kiểm toán có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn,
kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán khi quyết
định có chấp nhận một khách hàng mới.
(3) Khả năng của công ty và nhóm kiểm toán trong việc tuân thủ chuẩn mực và các
quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan; và
Ví dụ: Mẫu A110 - Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng hướng dẫn
đánh giá các nguy cơ vi phạm tính độc lập như nguy cơ tư lợi, nguy cơ tự soát
xét, nguy cơ tự biện hộ, các vấn đề về tính thân thuộc và mâu thuẫn lợi ích của
kiểm toán viên.
(4) Các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm
trước, và những ảnh hưởng đối với việc duy trì khách hàng.
Ví dụ: Mẫu A120 - Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng hướng
dẫn đánh giá các sự kiện ảnh hưởng đến việc duy trì khách hàng cũ như có nghi
ngờ phát sinh liên quan đến tính chính trực của Ban giám đốc đơn vị được kiểm
toán, có giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến ý kiến ngoại trừ trên báo cáo kiểm
toán, có nghi ngờ về khả năng liên tục hoạt động của đơn vị,
3.3. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị công
Đối với cuộc kiểm toán đơn vị trong lĩnh vực công, kiểm toán viên có thể được chỉ định
theo các thủ tục do pháp luật quy định. Vì vậy, một số quy định và hướng dẫn về chấp
nhận, duy trì khách hàng và hợp đồng kiểm toán tại đoạn 12, 13 và A8 của Chuẩn mực
220 có thể không được áp dụng. Tuy nhiên, những thông tin thu được từ các thủ tục nêu
trên có thể có giá trị đối với kiểm toán viên khi đánh giá rủi ro và khi thực hiện trách nhiệm
báo cáo. (VSA 220, A9)

3.4. Hồ sơ kiểm toán về Chấp nhận, duy trì khách hàng và hợp đồng kiểm toán
Giới thiệu các mẫu trong Hồ sơ kiểm toán mẫu do VACPA ban hành liên quan đến các thủ
tục ban đầu của cuộc kiểm toán. Cụ thể:
 Mẫu A110 - "Chấp nhận khách hàng mới và đánh giá rủi ro hợp đồng”
 Mẫu A120 - "Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng”
4. Phân công nhóm kiểm toán
(VSA 220, 14, A10-A12)
4.1. Nội dung yêu cầu
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải đảm bảo cho nhóm kiểm toán và
các chuyên gia không thuộc nhóm kiểm toán có trình độ chuyên môn và năng lực phù hợp
để: (VSA 220, 14)
(a) Thực hiện cuộc kiểm toán phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và
các quy định có liên quan;
(b) Tạo điều kiện để phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế của
cuộc kiểm toán.
4.2. Hướng dẫn áp dụng
Nhóm kiểm toán có thể có thành viên có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực riêng biệt
liên quan đến kế toán, kiểm toán được công ty kiểm toán thuê hoặc tuyển dụng để thực
hiện các thủ tục kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, người có kinh nghiệm như trên
sẽ không phải là thành viên nhóm kiểm toán nếu họ chỉ tham gia tư vấn cho nhóm kiểm
toán. (VSA 220, A10)
Ví dụ: Trong các cuộc kiểm toán bao gồm cả nội dung kiểm toán hoạt động hoặc kiểm toán kỹ
thuật, các công ty kiểm toán thường thuê các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của
đơn vị được kiểm toán tham gia vào nhóm kiểm toán. Ví dụ như cuộc kiểm toán các dự
án nông nghiệp thì cần các chuyên gia về nông nghiệp, thuỷ lợi hoặc thuỷ sản.
Khi xem xét năng lực của nhóm kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm
toán cần lưu ý các vấn đề sau: (VSA 220, A11)
(1) Sự am hiểu và kinh nghiệm thực tiễn của nhóm kiểm toán về các cuộc kiểm toán có
tính chất và độ phức tạp tương đương thông qua hoạt động đào tạo và kết quả thực
hiện các cuộc kiểm toán trước đó;

(2) Sự am hiểu các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
Ví dụ: Thông thường, các công ty kiểm toán phân công nhóm kiểm toán theo các lĩnh vực
khác nhau như năng lượng (dầu khí, xăng dầu, than, điện, ), tài chính (ngân hàng,
công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, ), các dự án quốc tế.
Các nhóm kiểm toán sẽ được phân công một cách chuyên môn hoá theo từng lĩnh
vực nhằm đảm bảo sự hiểu biết và kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực đó.
(3) Kinh nghiệm chuyên sâu của nhóm kiểm toán, gồm hiểu biết về công nghệ thông tin và
lĩnh vực riêng biệt liên quan đến kế toán, kiểm toán;
Ví dụ: Nhóm kiểm toán các đơn vị có hoạt động phụ thuộc rất lớn vào hệ thống thông tin
như ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác thường phải bao gồm các chuyên gia
về hệ thống thông tin để có thể đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống thông tin và tác
động của hệ thống đến quá trình lập báo cáo tài chính.
(4) Kiến thức của nhóm kiểm toán về ngành nghề hoạt động của đơn vị được kiểm toán;
(5) Khả năng của nhóm kiểm toán trong việc đưa ra các xét đoán chuyên môn;
(6) Sự am hiểu của nhóm kiểm toán về các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của
công ty kiểm toán.
4.3. Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công
(VSA 220, A12)
Khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công, theo yêu cầu của pháp luật, kiểm toán viên
có thể cần phải có thêm các kỹ năng để thực hiện cuộc kiểm toán như hiểu biết về hệ
thống báo cáo áp dụng: báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan khác hoặc báo
cáo ra công chúng. Phạm vi kiểm toán trong lĩnh vực công có thể mở rộng, bao gồm
kiểm toán hoạt động, kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, các quy định hoặc phát hiện và
ngăn chặn gian lận và tham nhũng.
Ví dụ: Nhóm kiểm toán cho các dự án sử dụng vốn ngân sách, các dự án quốc tế thường bao
gồm các kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu thấu mua sắm nhằm đảm
bảo có thể đưa ra ý kiến về mức độ tuân thủ của dự án đối với các khoản mua sắm
theo quy định của pháp luật và của nhà tài trợ đối với các thủ tục đấu thấu mua sắm.
4.4. Yêu cầu hồ sơ kiểm toán đối với việc phân công nhóm kiểm toán
Kiểm toán viên có thể sử dụng các mẫu biểu được hướng dẫn trong hồ sơ kiểm toán

mẫu do VACPA ban hành khi thực hiện lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng kiểm
toán năm đầu tiên
 Mẫu A230 - "Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán”
5. Thực hiện cuộc kiểm toán
(VSA 220, 15-22)
5.1. Hướng dẫn, giám sát và thực hiện
5.1.1. Nội dung yêu cầu
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải chịu trách nhiệm về: (VSA 220,
15)
(a) Hướng dẫn, giám sát và thực hiện cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực nghề
nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan;
(b) Báo cáo kiểm toán được lập phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.
5.1.2. Hướng dẫn áp dụng
Hướng dẫn cho nhóm kiểm toán thực hiện bằng việc thông báo cho từng thành viên
của nhóm kiểm toán các vấn đề sau đây: (VSA 220, A13)
(1) Trách nhiệm của thành viên nhóm kiểm toán, gồm yêu cầu tuân thủ chuẩn mực và
các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, yêu cầu lập kế hoạch và thực
hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp như quy định tại đoạn 13
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200;
(2) Trách nhiệm của từng thành viên Ban Giám đốc khi cuộc kiểm toán có sự tham gia
của nhiều thành viên Ban Giám đốc;
(3) Mục tiêu của công việc kiểm toán;
(4) Tính chất ngành nghề kinh doanh của đơn vị được kiểm toán;
(5) Các vấn đề liên quan đến rủi ro;
(6) Các khó khăn có thể phát sinh;
(7) Các thủ tục kiểm toán chi tiết.
Việc thảo luận giữa các thành viên trong nhóm kiểm toán giúp các thành viên ít kinh
nghiệm hơn đặt câu hỏi cho các thành viên nhiều kinh nghiệm, qua đó các thông tin có
thể được trao đổi một cách thích hợp trong nhóm kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 - "Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính” yêu

cầu sự tham gia của thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán và các thành
viên chính của nhóm kiểm toán trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán dựa vào kinh
nghiệm và sự hiểu biết của họ sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu suất của quá trình lập kế
hoạch kiểm toán (VSA 300, A4).
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán thực hiện hướng dẫn, giám sát
nhóm kiểm toán trong việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy
định có liên quan từ khâu lập kế hoạch kiểm toán cho đến khi kết thúc cuộc kiểm toán
nhằm đảm bảo báo cáo kiểm toán được lập phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm
toán.
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán có thể thực hiện các cuộc họp trước
kiểm toán hoặc các cuộc thảo luận về tính nhạy cảm của báo cáo tài chính đối với các
sai sót trọng yếu, trong đó vai trò của thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán
là rất quan trọng.
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán tổ chức cuộc họp nhóm kiểm toán
với các thành viên chính và các trợ lý kiểm toán trước khi thực hiện kiểm toán nhằm
định hướng lập kế hoạch kiểm toán cho một khách hàng là doanh nghiệp niêm yết hoạt
động trong lĩnh vực vận tải biển cho năm tài chính 2009. Một số điểm cần chú ý mà
thành viên Ban Giám đốc đưa ra khi lập kế hoạch kiểm toán cho nhóm kiểm toán:
 Khách hàng là “quán quân” lãi năm 2008, nhưng là “quán quân” lỗ năm 2009 trên
thị trường chứng khoán. Câu hỏi đặt ra là tại sao kết quả kinh doanh của khách
hàng lại biến động lớn như vậy?
 Giá cổ phiếu của đơn vị biến động thất thường trong năm 2009, nhưng đến thời
điểm kiểm toán (năm 2010) thì lại tăng bất thường.
 Ngành vận tải biển năm 2009 gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu làm giảm nhu cầu vận tải quốc tế.
 Trong năm 2009, đơn vị có thực hiện thanh lý một số tàu biển
Các thông tin trên được thu thập với cái nhìn tổng thể từ thành viên Ban Giám đốc phụ
trách cuộc kiểm toán có thể giúp nâng cao hiệu quả của quá trình lập kế hoạch kiểm
toán bằng cách tập trung vào rủi ro. Các thành viên chính của cuộc kiểm toán có thể
thảo luận dựa trên các định hướng rủi ro mà thành viên Ban Giám đốc đã đưa ra từ đó

lập kế hoạch kiểm toán chi tiết và phân công công việc cho các trợ lý kiểm toán một
cách hiệu quả nhất.
 Trong năm 2009, đơn vị có thực hiện thanh lý một số tàu biển, do đó việc phân
loại đúng doanh thu thanh lý là một vấn đề cần chú ý;
 Một số thủ tục kiểm tra chi tiết doanh thu cần chú ý như kiểm tra tính trình bày
của các loại doanh thu, kiểm tra tính đúng kỳ của một số khoản doanh thu cuối
năm để đảm bảo các khoản doanh thu chưa phát sinh trong năm nhưng đã được
ghi nhận nhằm giảm lỗ.
Việc tổ chức làm việc theo nhóm và được đào tạo phù hợp có thể giúp các thành viên ít
kinh nghiệm hiểu rõ hơn về mục đích và nội dung của công việc được giao. (VSA 220,
A14)
Ví dụ: Tổ chức và đào tạo các nhóm kiểm toán chuyên thực hiện kiểm toán các ngân hàng sẽ
giúp cho các nhân viên mới gia nhập nhóm có hiểu biết về đặc thù hoạt động ngành
ngân hàng và từ đó xác định được công việc cần thực hiện một cách phù hợp.
Giám sát cuộc kiểm toán bao gồm các việc sau: (VSA 220, A15)
(1) Theo dõi tiến độ của cuộc kiểm toán;
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc theo dõi tiến độ cuộc kiểm toán đã được thực hiện đến
khâu nào, có đảm bảo thời gian theo kế hoạch kiểm toán đã đặt ra hay không.
(2) Chú ý đến khả năng và năng lực của từng thành viên nhóm kiểm toán, gồm việc đảm
bảo từng thành viên có đủ thời gian thực hiện công việc, hiểu rõ các chỉ dẫn, và đảm
bảo công việc được thực hiện theo các thủ tục kiểm toán đã đề ra;
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán đảm bảo các thành viên trong
nhóm kiểm toán ngân hàng nêu trên có đầy đủ kiến thức về hoạt động của ngân
hàng. Trong trường hợp một thành viên của nhóm gặp khó khăn khi thực hiện các
thủ tục kiểm toán thì Thành viên Ban Giám đốc có thể có hướng dẫn hoặc trong
trường hợp cần thiết thay thế bằng kiểm toán viên khác nhằm đảm bảo cuộc kiểm
toán được thực hiện đúng kế hoạch.
(3) Giải quyết các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán, chú ý đến mức độ
ảnh hưởng trọng yếu của vấn đề và điều chỉnh thủ tục kiểm toán một cách thích hợp;
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán thực hiện điều chỉnh mức độ

trọng yếu kịp thời (nếu cần thiết) và điểu chỉnh kế hoạch kiểm toán trong đó bao
gồm cả việc điều chỉnh các thủ tục kiểm toán, số lượng mẫu chọn, phương pháp
chọn mẫu.
(4) Xác định các vấn đề cần tham khảo ý kiến tư vấn hoặc cần các thành viên nhiều kinh
nghiệm trong nhóm kiểm toán phải quan tâm trong suốt cuộc kiểm toán.
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán có thể tham khảo ý kiến tư vấn
của chuyên gia thuế trong hoặc ngoài công ty kiểm toán nếu thấy cuộc kiểm toán
gặp phải vấn đề phức tạp về thuế.
5.2. Soát xét
5.2.1. Nội dung yêu cầu
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải chịu trách nhiệm đảm bảo việc
soát xét được thực hiện phù hợp với các chính sách và thủ tục soát xét của công ty kiểm
toán. (VSA 220, 16)
5.2.2. Hướng dẫn áp dụng
Theo đoạn 33 Chuẩn mực Kiểm soát chất lượng VSQC 1, các chính sách và thủ tục của
công ty kiểm toán về trách nhiệm soát xét phải được xây dựng và thực hiện trên nguyên
tắc các thành viên nhiều kinh nghiệm phải soát xét công việc của các thành viên ít kinh
nghiệm hơn. (VSA 220, A16)
Ví dụ: Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện soát xét công việc của các thành viên nhóm
kiểm toán. Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện soát xét công việc của trưởng nhóm và
các thành viên. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán thực hiện soát
xét công việc của một phần hoặc toàn bộ nhóm kiểm toán.
Việc soát xét có thể bao gồm những nội dung sau: (VSA 220, A17)
(1) Công việc được thực hiện theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy
định có liên quan;
(2) Các vấn đề trọng yếu được nêu ra để xem xét;
(3) Việc tham khảo ý kiến tư vấn đã được tiến hành hợp lý và các kết luận từ việc tham
khảo đó đã được ghi lại và thực hiện;
(4) Sự cần thiết phải điều chỉnh nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm
toán;

(5) Thủ tục kiểm toán thực hiện phù hợp với các kết luận đạt được và được ghi chép
cẩn thận;
(6) Bằng chứng thu thập được đã đầy đủ và thích hợp để đưa ra ý kiến kiểm toán;
(7) Mục tiêu của cuộc kiểm toán đã đạt được.
Ví dụ: Mục tiêu tổng thể của cuộc kiểm toán cần đạt được theo Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 200.
Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và Công ty kiểm toán khi thực hiện một
cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là:
(a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương
diện tổng thể, không còn chứa đựng sai sót trọng yếu do gian lận hoặc
nhầm lẫn mà chưa được phát hiện ra, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý
kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập trung thực và hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu, phù hợp với quy định về lập và trình bày báo cáo tài
chính hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan đến lập và trình bày
báo cáo tài chính hay không;
(b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và công bố thông tin theo quy
định của chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán
viên.
Việc soát xét của kiểm toán viên có kinh nghiệm, thành viên Ban Giám đốc phụ
trách cuộc kiểm toán nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể trên.
5.3. Công việc soát xét của thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán
5.3.1. Nội dung yêu cầu
Tại ngày hoặc trước ngày phát hành báo cáo kiểm toán, thông qua việc soát xét hồ sơ
kiểm toán và thảo luận với nhóm kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc
kiểm toán phải đảm bảo đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác
nhận các kết luận kiểm toán và cho mục đích phát hành báo cáo kiểm toán. (VSA 220,
17)
5.3.2. Hướng dẫn áp dụng
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cần thực hiện soát xét kịp thời từng
giai đoạn của cuộc kiểm toán để giải quyết kịp thời và thỏa đáng các vấn đề trọng yếu

phát sinh ngay trong quá trình kiểm toán cũng như tại ngày hoặc trước ngày phát hành
báo cáo kiểm toán. Các nội dung cần soát xét gồm: (VSA 220, A18)
(1) Các vấn đề quan trọng đòi hỏi phải xét đoán, đặc biệt là các vấn đề phức tạp hoặc
dễ gây tranh cãi được phát hiện trong cuộc kiểm toán;
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cần soát xét thủ tục kiểm toán
và các xét đoán chuyên môn do kiểm toán viên thực hiện khi kiểm toán việc lập dự
phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt đối với các chứng khoán chưa
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các khoản lập dự phòng này có căn cứ
không chắc chắn và việc thay đổi các khoản dự phòng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận
của doanh nghiệp.
(2) Các rủi ro trọng yếu;
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cần soát xét các rủi ro trọng
yếu như thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu khiến cho doanh thu tăng đột biến;
doanh nghiệp cố tình vốn hoá các chi phí phát sinh vào giá trị tài sản khi những chi
phí này chưa đủ điều kiện vốn hoá,
(3) Các vấn đề khác mà thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán xác định là
quan trọng.
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cần soát xét một số vấn đề
quan trọng khác như thủ tục kiểm toán đối với các dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp
gặp vấn đề về tính liên tục hoạt động, hoặc các thủ tục kiểm toán các giao dịch và
số dư với các bên liên quan trọng yếu.
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán không cần soát xét tất cả hồ sơ
kiểm toán, trừ khi thấy cần thiết. Tuy nhiên, theo quy định tại đoạn 09(c) Chuẩn mực
kiểm toán Việt Nam số 230 - “Tài liệu, hồ sơ kiểm toán”, thành viên Ban Giám đốc phải
ghi lại rõ phạm vi và thời gian thực hiện soát xét.
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải ký tên hoặc ghi ký tự tên
viết tắt và ghi rõ ngày thực hiện soát xét trên giấy tờ làm việc.
Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, nếu thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc
kiểm toán được thay thế một thành viên Ban Giám đốc khác đã phụ trách cuộc kiểm
toán thì thành viên mới này có thể áp dụng các thủ tục hướng dẫn tại đoạn trên để soát

xét công việc đã thực hiện tới ngày thay thế để đảm đương trách nhiệm của một thành
viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán. (VSA 220, A19)
5.4. Lưu ý khi sử dụng một thành viên trong nhóm kiểm toán có kinh
nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực riêng biệt liên quan đến kế toán,
kiểm toán
Khi sử dụng một thành viên trong nhóm kiểm toán có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh
vực riêng biệt liên quan đến kế toán, kiểm toán thì việc hướng dẫn, giám sát và soát xét
công việc của thành viên đó gồm:
(1) Thống nhất với thành viên đó về nội dung, phạm vi và mục tiêu công việc cần thực
hiện và vai trò của thành viên đó với các thành viên còn lại trong nhóm kiểm toán
cũng như nội dung, lịch trình và phạm vi trao đổi thông tin giữa thành viên đó với các
thành viên còn lại;
(2) Đánh giá mức độ đầy đủ của công việc mà thành viên đó thực hiện bao gồm tính phù
hợp và hợp lý của các phát hiện hoặc kết luận mà thành viên đó đưa ra và sự nhất
quán của các phát hiện hoặc kết luận đó với các bằng chứng kiểm toán khác.
Ví dụ: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán có thể yêu cầu một chuyên gia
về thuế trong việc thực hiện soát xét các chi phí hợp lý cho mục đích thuế. Mức độ
đầy đủ và đáp ứng yêu cầu công việc của chuyên gia đó cần phải được xem xét và
đối chiếu với kết luận và bằng chứng kiểm toán của phần hành chi phí.
5.5. Tham khảo ý kiến tư vấn
(VSA 220, 18, A21-A22)
5.5.1. Nội dung yêu cầu
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán phải: (VSA 220, 18)
(a) Chịu trách nhiệm đảm bảo nhóm kiểm toán đã thực hiện tham khảo ý kiến tư vấn
thích hợp về các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi;
Ví dụ: Khi cuộc kiểm toán gặp vấn đề phức tạp về thuế, Thành viên Ban Giám đốc phụ
trách cuộc kiểm toán có thể thảo luận vấn đề này với các chuyên gia thuế trong
công ty hoặc thuê các chuyên gia thuế bên ngoài công ty nhằm thu thập ý kiến tư
vấn phù hợp với vấn đề phát sinh.
(b) Đảm bảo các thành viên trong nhóm kiểm toán đã thực hiện tham khảo ý kiến tư vấn

cần thiết trong suốt cuộc kiểm toán, bao gồm tham khảo ý kiến tư vấn trong phạm vi
nhóm và giữa nhóm kiểm toán với các thành viên khác ở cấp độ phù hợp trong hoặc
ngoài công ty kiểm toán;
(c) Đảm bảo nội dung, phạm vi cũng như kết quả tư vấn đã được thống nhất với bên tư
vấn;
Ví dụ: Khi cần ý kiến tư vấn từ phía chuyên gia bên ngoài công ty, Thành viên Ban Giám
đốc phụ trách cuộc kiểm toán có thể cần phải đưa các điều khoản tham chiếu cụ
thể yêu cầu chuyên gia tư vấn cần thực hiện. Từ đó, Thành viên Ban Giám đốc có
thể đảm bảo ý kiến tư vấn là phù hợp.
(d) Đảm bảo các kết quả tư vấn đã được thực hiện.
Ví dụ: Trong trường hợp có các điều khoản tham chiếu cho chuyên gia tư vấn như trên,
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cần phải đảm bảo chuyên gia
tư vấn thực hiện đúng cam kết theo điều khoản tham chiếu đã thống nhất, kết quả
tư vấn được thực hiện đáp ứng yêu cầu của nhóm kiểm toán.
5.5.2. Hướng dẫn áp dụng
Việc tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong hoặc ngoài công ty kiểm toán về
các vấn đề quan trọng liên quan đến kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp, các vấn đề khác sẽ
có hiệu quả khi những chuyên gia tư vấn này: (VSA 220, A21)
(1) Được cung cấp tất cả thông tin phù hợp để có thể đưa ra ý kiến tư vấn;
(2) Có kiến thức, thâm niên và kinh nghiệm phù hợp.
Ví dụ: Trong trường hợp có các điều khoản tham chiếu cho chuyên gia tư vấn như trên,
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cần phải đảm bảo chuyên
gia tư vấn được lựa chọn có năng lực và kinh nghiệm phù hợp với điều khoản
tham chiếu đặt ra.
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cần có sự điều phối công việc giữa
chuyên gia tư vấn và các thành viên nhóm kiểm toán nhằm đảm bảo thông tin được trao
đổi một cách phù hợp nhất. Khi có sự cộng tác với các thành viên nhóm kiểm toán và có
đầy đủ thông tin, chuyên gia tư vấn mới có thể đưa ra các ý kiến tư vấn phù hợp.
Nhóm kiểm toán có thể tham khảo ý kiến tư vấn từ bên ngoài công ty kiểm toán nếu
công ty kiểm toán không có nguồn lực nội bộ thích hợp. Nhóm kiểm toán có thể sử dụng

dịch vụ tư vấn của công ty kiểm toán khác, tổ chức nghề nghiệp, cơ quan quản lý nhà
nước hoặc các chuyên gia độc lập cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng phù hợp.
(VSA 220, A22)
Ví dụ: Trong một số trường hợp cần ý kiến tư vấn của các chuyên gia công nghệ thông tin,
công ty kiểm toán có thể ký hợp đồng thuê các chuyên gia tư vấn công nghệ thông tin
chuyên nghiệp tham gia vào cuộc kiểm toán cho khách hàng có các hoạt động dựa trên
một hệ thông công nghệ thông tin phức tạp.
Hoặc, công ty kiểm toán có thể tham khảo ý kiến tư vấn của Hội tư vấn thuế đối với các
trường hợp gặp vấn đề phức tạp về thuế phát sinh trong cuộc kiểm toán, hoặc gửi công
văn tham vấn ý kiến trả lời chính thức của Tổng cục thuế về vấn đề thuế này.
Đối với các vấn đề kế toán của khách hàng liên quan đến môi trường, công ty kiểm
toán cần tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia môi trường.
Đối với các doanh nghiệp có kế hoạch niêm yết, nhóm kiểm toán có thể tham khảo ý
kiến của các chuyên gia tư vấn niêm yết, các chuyên gia về thị trường chứng khoán.
Ví dụ: Một số trường hợp IFAC khuyến nghị nhóm kiểm toán có thể tham khảo ý kiến tư vấn:
 Các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng;
 Các gian lận hoặc vi phạm được phát hiện;
 Dấu hỏi về tính chính trực của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán;
 Đưa ý kiến ngoại trừ về báo cáo tài chính;
 Đề xuất điều chỉnh hồi tố báo cáo tài chính năm trước;
 Xử lý kế toán phức tạp;
 Các vấn đề liên quan đến ngành kinh doanh;
 Thay đổi thành viên chủ chốt trong Ban Giám đốc;
 Các vấn đề kế toán liên quan đến môi trường;
 Khách hàng đang thực hiện tái cấu trúc;
 Khách hàng có kế hoạch niêm yết.
5.6. Soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán
(VSA 220, 19-21, A23-A31)
5.6.1. Nội dung yêu cầu
Đối với hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết và các cuộc

kiểm toán khác mà công ty kiểm toán thấy cần thiết phải thực hiện công việc soát xét thủ
tục kiểm soát chất lượng kiểm toán, thì thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm
toán phải: (VSA 220, 19)
(a) Quyết định bổ nhiệm người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm
toán;
(b) Thảo luận với người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán về các
vấn đề trọng yếu phát sinh trong suốt cuộc kiểm toán, bao gồm cả những vấn đề
được phát hiện trong quá trình soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm
toán;
(c) Không ký báo cáo kiểm toán trước khi hoàn thành công việc soát xét thủ tục kiểm
soát chất lượng của cuộc kiểm toán.
5.6.2. Hướng dẫn áp dụng
Đoạn 41 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 quy định báo cáo kiểm toán không
được phát hành trước ngày kiểm toán viên thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán cho báo cáo tài chính. Trường hợp kiểm
toán báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết hoặc khi cuộc kiểm toán có những điều kiện
đòi hỏi phải thực hiện việc soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán thì việc soát
xét này sẽ hỗ trợ kiểm toán viên xác định xem đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán
thích hợp hay chưa. (VSA 220, A23)
Thực hiện soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán kịp thời theo từng giai đoạn
của cuộc kiểm toán giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề trọng yếu, đáp ứng yêu cầu
của người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng tại ngày hoặc trước ngày phát hành báo
cáo kiểm toán. (VSA 220, A24)
Hoàn thành việc soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán có nghĩa là
người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng thực hiện đầy đủ các quy định tại đoạn 20-
21 và tuân thủ quy định tại đoạn 22, nếu cần thiết. Hồ sơ ghi chép việc soát xét thủ tục
kiểm soát chất lượng có thể được hoàn thành tại ngày hoặc ngay sau ngày phát hành
báo cáo kiểm toán, như một phần của hồ sơ kiểm toán cuối cùng. Đoạn 14-16 Chuẩn
mực kiểm toán Việt Nam số 230 đã quy định về vấn đề này. (VSA 220, A25)
Ví dụ: Một số trường hợp yêu cầu hoàn thành việc soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của

cuộc kiểm toán trước khi phát hành báo cáo kiểm toán: (Tài liệu của IFAC)
 Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán trước khi bắt đầu cuộc kiểm
toán gặp vấn đề ảnh hưởng đến tính độc lập, mà vấn đề này đã được giải quyết
trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán;
 Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán trong quá trình kiểm toán gặp
vấn đề ảnh hướng đến tính độc lập, nhưng thủ tục soát xét thủ tục kiểm soát chất
lượng cuộc kiểm toán có thể giúp giảm thiểu sự đe doạ về tính độc lập của Thành
viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán xuống mức chấp nhận được;
 Nội dung được kiểm toán rất quan trọng đối với công chúng và một số người sử
dụng cụ thể;
 Khách hàng được kiểm toán có số lượng cổ đông lớn cần sử dụng báo cáo tài
chính được kiểm toán;
 Trong khâu chấp nhận khách hàng, Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm
toán đánh giá khách hàng này là rủi ro cao;
 Khách hàng gặp vấn đề về tính liên tục hoạt động;
 Khách hàng có rất nhiều nghiệp vụ và giao dịch phức tạp như sử dụng các ước tính
kế toán một cách thái quá, các xét đoán của người lập báo cáo tài chính bị tác
động trọng yếu bởi một bên thứ ba, các giao dịch về công cụ phái sinh,
 Khách hàng là một công ty phi đại chúng rất lớn.
5.7. Nội dung, phạm vi và lịch trình thực hiện việc soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng
kiểm toán
5.7.1. Nội dung yêu cầu
Trong trường hợp kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết, người soát xét thủ
tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán phải xem xét các yếu tố sau: (VSA 220, 21)
(a) Đánh giá của nhóm kiểm toán về tính độc lập của công ty kiểm toán liên quan đến
cuộc kiểm toán;
(b) Liệu nhóm kiểm toán đã tham khảo ý kiến tư vấn cần thiết về các vấn đề còn khác
biệt về quan điểm, các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi, và các kết luận thu
được từ việc tham khảo ý kiến tư vấn hay chưa; và
(c) Tài liệu, hồ sơ kiểm toán được lựa chọn để soát xét có phản ánh các công việc đã

thực hiện liên quan đến các xét đoán quan trọng và có hỗ trợ cho các kết luận của
nhóm kiểm toán đưa ra hay không.
5.7.2. Hướng dẫn áp dụng
Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán cần nhận biết kịp thời các thay đổi
trong quá trình kiểm toán để phát hiện các tình huống yêu cầu thực hiện việc soát xét thủ
tục kiểm soát chất lượng kiểm toán, mặc dù vào thời điểm bắt đầu cuộc kiểm toán thì
yêu cầu này chưa được xác định là cần thiết. (VSA 220, A26)
Ví dụ: Một số tình huống phát sinh trong quá trình kiểm toán có thể yêu cầu thực hiện việc
soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán: (Tài liệu của IFAC)
 Kiểm toán viên phát hiện dấu hiệu gian lận của Ban Giám đốc doanh nghiệp được
kiểm toán;
 Cuộc kiểm toán phát sinh các tình huống phức tạp bất thường, đặc biệt liên quan
đến sử dụng “hình thức” giao dịch để che dấu “bản chất” đòi hỏi xét đoán chuyên
môn cao của kiểm toán viên;
 Cuộc kiểm toán phát sinh các giao dịch phực tạp nằm ngoài hoạt động kinh doanh
thông thường của đơn vị, ví dụ như công ty may bắt đầu thực hiện đầu tư bất động
sản trong năm.
 Cuộc kiểm toán năm nay phát sinh các bút toán điều chỉnh hồi tố trọng yếu;
 Khách hàng kiểm toán trở thành đối tượng bị mua lại;
 Một đối tượng sử dụng báo cáo tài chính bên ngoài có những yêu cầu đặc biệt về
thông tin trên báo cáo tài chính;
 Khách hàng đang kiểm toán gặp vấn đề kiện tụng về pháp lý trong quá trình kiểm
toán;
 Cuộc kiểm toán bị giới hạn phạm vi hoặc kiểm toán viên gặp bất đồng trong xử lý
kế toán với khách hàng.
Phạm vi của việc soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng có thể phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, như độ phức tạp của cuộc kiểm toán, đơn vị được kiểm toán là tổ chức niêm yết và
rủi ro đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp. Việc thực hiện soát xét thủ tục kiểm soát
chất lượng không làm giảm bớt trách nhiệm của thành viên Ban Giám đốc phụ trách
cuộc kiểm toán đối với cuộc kiểm toán và việc thực hiện cuộc kiểm toán. (VSA 220, A27)

Xem Phụ lục 2 - “Một số thủ tục soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán”.
5.8. Soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng đối với cuộc kiểm toán tổ chức niêm yết
5.8.1. Nội dung yêu cầu
Người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán phải thực hiện đánh giá
khách quan về các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán để có thể
hình thành báo cáo kiểm toán. Đánh giá này phải dựa trên: (VSA 220, 20)
(a) Thảo luận với thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán về các vấn đề
trọng yếu;
(b) Soát xét báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán dự thảo;
(c) Soát xét tài liệu, hồ sơ kiểm toán được lựa chọn liên quan đến các xét đoán quan
trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán;
(d) Đánh giá các kết luận đưa ra để hình thành báo cáo kiểm toán và xem xét tính hợp lý
của báo cáo kiểm toán dự thảo.
5.8.2. Hướng dẫn áp dụng
Những vấn đề khác liên quan đến việc đánh giá các xét đoán quan trọng của nhóm kiểm
toán có thể được xem xét trong quá trình soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng đối với
cuộc kiểm toán tổ chức niêm yết, gồm: (VSA 220, A28)
(1) Các rủi ro trọng yếu phát hiện trong cuộc kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam số 315, và các biện pháp được nhóm kiểm toán áp dụng theo Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 330, kể cả đánh giá của nhóm kiểm toán và các biện pháp xử lý
đối với rủi ro có gian lận theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240;
(2) Các xét đoán được đưa ra, đặc biệt là mức trọng yếu và rủi ro trọng yếu;
(3) Mức độ trọng yếu và xu hướng các sai sót đã được điều chỉnh và chưa được điều
chỉnh phát hiện trong cuộc kiểm toán;
(4) Các vấn đề được trao đổi với Ban Giám đốc và Ban quản trị (trong phạm vi phù hợp)
của đơn vị được kiểm toán và các bên khác như cơ quan quản lý, hội nghề nghiệp.
Các vấn đề nêu trên phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, cũng có thể áp dụng cho việc
soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị
khác.
Ví dụ: Một số gợi ý cho người soát xét thủ tục kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán đối với

khách hàng niêm yết:

×