Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

giải pháp phát triển thị trường ngoại hối việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 84 trang )

ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM LÀM TIỂU LUẬN:

1. Nguyễn Song An 11182701
2. Dƣơng Thanh Hoài 11037801
3. Vũ Thị Lan Hƣơng 11245531
4. Nguyễn Anh Khoa 11068241
5. Huỳnh Thị Trúc Ly 11242851
6. Huỳnh Thị Ngân 11232761
7. Nguyễn Thị Nhƣ Ngọc 11243101
8. Phan Hữu Hoàng Sơn 11054431
9. Võ Hoang Tiến 11215251
10. Mai Văn Trúc (Nhóm trƣởng) 11244991

LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan Tiểu luận này là công trình nghiên cứu của
riêng chúng em, không sao chép của bất cứ ai.
Nhóm trưởng: Mai Văn Trúc.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của
Th.s Lê Thị Khánh Phương. Tuy nhóm đã hết sức cố gắng nhưng vẫn không thể
tránh khỏi thiếu sót, rất mong cô bỏ qua cho chúng em.

ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 2

MỤC LỤC:


LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT
NAM VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 5
1.1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối Việt Nam: 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trƣờng ngoại hối: 5
1.1.2. Các đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng hối đoái: 7
1.1.3. Phân loại thị trƣờng hối đoái: 8
1.2. Tổng quan về tỷ giá hối đoái: 10
1.2.1. Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái: 10
1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tỷ giá hoái đoái: 14
CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG
NGOẠI HỐI VN GIAI ĐOẠN 2008-2012 18
2.1. Tình hình hoạt động của thị trƣờng hối đoái VN từ năm 2008 đến năm
2012: 18
2.1.1. Sự biến động của tỷ giá hối đoái từ năm 2008 đến 2012: 18
2.1.2. Hoạt động của thị trƣờng ngoại hối Việt Nam GĐ 2008 -2012: 29
2.2. Tác động của biến động tỷ giá: 45
2.2.1. Tác động tích cực: 45
2.2.2. Tác động tiêu cực: 47
2.2.3. Hoạt động xuất nhập khẩu năm 2010-2012: 49
2.3. Những hạn chế của thị trƣờng hối đoái VN giai đoạn 2008-2012: 54
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 3

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ
TRƢỜNG NGOẠI HỐI NHỮNG NĂM TIẾP THEO. 58
3.1. Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng hối đoái Việt Nam: 58
3.2. Định hƣớng giải pháp để thị trƣờng hối đoái Việt Nam phát triển: 60
3.2.1. Định hƣớng cho cơ chế quản lý ngoại hối: 60

3.2.2. Nâng cao năng lực của các thành viên tham gia thị trƣờng ngoại hối : 60
3.2.3. Phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng: 62
3.2.4. Phát triển thị trƣờng giao dịch bán lẻ thông qua quản lý thích hợp tài khoản tiền gửi
ngoại tệ: 63
3.2.5. Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái: 65
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trƣờng ngoại hối: 69
3.3.1. Cải cách thị trƣờng ngoại hối chính thc để xoá b chợ đen: 69
3.3.2. Mở rộng đối tƣợng tham gia đầu tƣ và môi giới: 71
3.3.3. Tách hoạt động sử dụng ngoại tệ khi đầu tƣ: 72
3.3.4. Một vài đề xuất của nhóm: 76
KẾT LUẬN 78
PHỤ LỤC: 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84


ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU


Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, từ nǎm 1990, công cuộc
Đổi Mới ở Việt Nam được đẩy mạnh hơn với chủ trương là phát triển một nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước; công cuộc đổi mới cũng được tiến hành đồng thời với việc phát
triển kinh tế đối ngoại, mở cửa, hợp tác và hội nhập, phù hợp với xu hướng quốc
tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ.
Là một phần của thị trường tiền tệ, với vai trò như là chiếc cầu nối giữa
nền kinh tế nội địa và nền kinh tế thế giới bên ngoài, trong những năm qua, thị

trường ngoại hối Việt Nam đã có những đóng góp không nhỏ đối với sự ổn định
và phát triển của thị trường tiền tệ nói riêng cũng như đối với sự tăng tưởng của
nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, gần đây, bên cạnh những những chuyển biến tích cực như luân
chuyển ngoại tệ của nền kinh tế được cải thiện, số lượng kiều hối tăng ấn tượng
trong những tháng cuối năm, thị trường ngoại hối Việt Nam cũng đã xảy ra
nhiều biến động đáng kể như tình trạng đô la hóa, sự hoạt động tràn lan của thị
trường chợ đen đã gây ảnh hưởng không nhỏ lên nhiều khía cạnh của nền kinh
tế. Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng của thị trường ngoại hối Việt
Nam hiện nay đã và đang là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với các nhà kinh tế,
các nhà đầu tư ngoại hối mà còn đối với cả Chính phủ để điều tiết vĩ mô nền
kinh tế một cách tốt hơn.
Bài tiểu luận với đề tài “giải pháp phát triển thị trƣờng ngoại hối Việt
Nam” sẽ nêu ra một số thông tin về thực trạng hoạt động của thị trường ngoại
hối Việt Nam hiện nay cũng như đề xuất một số giải pháp để giải quyết những
khó khăn còn tồn tại.
Thông tin sử dụng trong bài tiểu luận được giới hạn ở phạm vi trong nước,
khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2012.
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI
VIỆT NAM VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


1.1. Tổng quan về thị trƣờng ngoại hối Việt Nam:
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thị trƣờng ngoại hối:
1.1.1.1. Khái niệm:

- Hối đoái (exchange) là sự chuyển đổi từ một đồng tiền này sang đồng
tiền khác
- Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại tiền
tệ của nhiều quốc gia và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ trên
thế giới .
- Thị trường ngoại hối có tên tiếng Anh là The Foreign Exchange Market,
và được viết tắt là FOREX hay FX.
1.1.1.2. Đặc điểm:
- Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữu
hình nhất định mà là bất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền
khác nhau. Do đó nó còn được gọi là thị trường không gian.
- Là thị trường toàn cầu, hoạt động 24/24h. Do có sự chênh lệch múi giờ
giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm, còn
được gọi là thị trường không ngủ.
- Trung tâm là thị trường liên ngân hàng - Interbank với các thành viên
chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân
hàng trung ương. Doanh số giao dịch trên Interbank chiếm tới 85% tổng doanh
số giao dịch toàn cầu.
- Giao dịch thông qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, mạng vi
tính, telex, fax….
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 6

- Chi phí giao dịch thấp, hoạt động rất hiệu quả. Do thị trường có tính toàn
cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch cực lớn, công nghệ hoàn hảo,
hàng hóa đồng chất….dẫn đến chi phí thấp và hoạt động của thị trường trở nên
hiệu quả.
- Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất là đồng USD, chiếm tới 41,5% trong
tổng số đồng tiền tham gia, kế đến là EURO và Yên Nhật đứng vị trí thứ 3.

- Nhạy cảm đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội…nhất là chính
sách tiền tệ của các nước đang phát triển.
1.1.1.3. Vai trò:
Việc phát triển thị trường hối đoái là cần thiết bởi vì thị trường hối đoái
giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
Thư nhất, xác lập giá cả: thông qua thị trường hối đoái giá cả hình thành
một cách hợp lý do có sự cọ xát của cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhằm đạt
được giao dịch lớn nhất.
Thứ hai, nhận biết các đối tượng tham gia: thị trường hối đoái sẽ cho
biết ai là người mua, người nào đang có nhu cầu và mục đích sử dụng ngoại tệ
đó để làm gì? Bên cạnh đó cũng cho biết ai là người bán, ai là người có ngoại tệ
tạm thời nhàn rỗi.
Thứ ba, nhận biết mức độ giao dịch đối với từng loại ngoại tệ: thị trường
cũng cho biết số lượng ngoại tệ mua bán là bao nhiêu, kể cả tỷ trọng của từng
loại ngoại tệ được giao dịch trên thị trường.
Thư tư, giảm thiểu chi phí giao dịch: thị trường hối đoái giúp người
mua, người bán gặp nhau khi cần thiết, nên rút ngắn được thời gian thanh toán
và tiết kiệm chi phí cho xã hội.
Thứ năm, gia tăng hiệu quả cho các công cụ kiểm soát của Chính phủ:
thông qua thị trường hối đoái, Chính phủ có thể kiểm soát và can thiệp vào thị
trường bằng việc tác động vào cung hay cầu ngoại tệ để điều chrnh tỷ giá nhằm
thực hiện chính sách kinh tế quốc dân.
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 7

 Tuy nhiên, thị trường hối đoái vẫn gây ra những tác động tiêu cực cho
nền kinh tế như: khủng hoảng tài chính tiền tệ, khủng hoảng kinh tế
1.1.2. Các đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng hối đoái:
Các thành phần tham gia thị trường hối đoái tùy theo pháp luật của mỗi

nước quy định. Thông thường thị trường hối đoái bao gồm các thành phần sau:
- Ngân hàng Trung ương - Ngân hàng trung ương tham gia vào thị
trường hối đoái với tư cách là cơ quan Nhà nước giám sát thị trường nhằm điều
khiển thị trường trong khuôn khổ pháp luật quy định, tức là kiểm soát thị trường,
theo dõi sự biến động tỷ giá, khi cần thiết ngân hàng trung ương sẽ can thiệp vào
thị trường bằng các nghiệp vụ của mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng
có lợi cho nền kinh tế.
- Các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư - Tạo khả năng
thanh toán cho thị trường Ngoại hối nhờ khối lượng giao dịch mà họ xử lý mỗi
ngày. Một số các giao dịch này đại diện cho sự hoán đổi ngoại tệ theo nhu cầu
của khách hàng trong khi một số khác được thực hiện bởi bộ phận giao dịch
kinh doanh của ngân hàng vì mục đích đầu cơ.
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng:
+ Các Tổ chức Tài chính - Các tổ chức tài chính như các nhà quản lý
tiền tệ, các quỹ đầu tư, quỹ lương hưu và các công ty môi giới kinh doanh ngoại
tệ như một phần nghĩa vụ của họ để tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt nhất cho khách
hàng của mình. Ví dụ, một nhà quản lý của ngành kinh doanh vốn quốc tế sẽ
phải tham gia kinh doanh tiền tệ để mua và bán cổ phiếu nước ngoài.
+ Quỹ Tín thác - Quỹ tín thác là các quỹ đầu tư tư nhân đầu cơ nhiều
loại tài sản khác nhau và sử dụng đòn bẩy tài chính. Các Quỹ Tín thác vĩ mô
theo đuổi những cơ hội kinh doanh trong Thị trường Ngoại hối. Họ tạo và thực
hiện các giao dịch sau khi đã có phân tích về mặt kinh tế vĩ mô và xem xét
những trở ngại ảnh hưởng lên một quốc gia và đơn vị tiền tệ của quốc gia đó. Do
khối lượng thanh khoản lớn và các chiến lược táo bạo của mình, họ là một bên
đóng góp chủ yếu vào sự năng động của Thị trường Ngoại hối.
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 8

- Các tập đoàn, doanh nghiệp - Họ đại diện cho các công ty liên quan

đến các hoạt động nhập/xuất khẩu với đối tác nước ngoài. Ngành kinh doanh
chính của họ đòi hỏi họ phải mua và bán ngoại tệ để đổi lấy hàng hóa, điều này
khiến họ phải chịu rủi ro tiền tệ. Thông qua thị trường Ngoại hối, họ chuyển đổi
tiền tệ và bảo vệ chính họ khỏi những biến động trong tương lai.
- Các nhà môi giới: Người môi giới là người được pháp luật quy định
kinh doanh hợp pháp thực hiện vai trò trung gian trong giao dịch hối đoái giữa
các đối tượg tham gia trên thị trường với nhau, bản thân ngân hàng cũng là nhà
môi giới. Các nhà môi giới tạo điều kiện cho cung cầu tiếp cận nhau, đóng góp
tích cực cho hoạt động thị trường như cung cấp thông tin thị trường, khả năng
tìm bạn hàng nhanh chóng, đảm bảo sự vận hành tốt của cơ chế thị trường thông
qua liên lạc màn hình giữa người mua, người bán cho đến khi thỏa thuận được
giao dịch.
- Các cá nhân - Nhà đầu tư kinh doanh Ngoại hối bằng vốn của riêng họ
để có được lợi nhuận từ việc đầu cơ vào tỉ giá hối đoái trong tương lai hoặc
những các nhân có nhu cầu sử dụng ngoại hội như nhu cầu du lịch, du học….
Họ chủ yếu hoạt động thông qua các platform Ngoại hối nào cho tỉ lệ chênh lệch
ít, thực hiện nhanh chóng và các tài khoản ký quỹ có đòn bẩy tài chính cao.
1.1.3. Phân loại thị trƣờng hối đoái:
 Phân loại theo thành phần tham gia:
- Thị trường liên ngân hàng - dành cho các giao dịch Ngoại hối xảy ra
giữa các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính.
- Thị trường bán lẻ - dành cho các giao dịch được thực hiện bởi những
nhà đầu cơ và nhà đầu tư nhỏ hơn. Các giao dịch này được thực hiện thông qua
những nhà môi giới ngoại hối hoạt động như một bên trung gian giữa thị trường
bán lẻ và thị trường liên ngân hàng. Thành phần tham gia thị trường bán lẻ là
các quỹ tín thác, các tập đoàn và các cá nhân.
 Phân loại theo nghiệp vụ :
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 9


- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot Operations): Là nghiệp
vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao được thực hiện ngay lập tức hay là
chậm nhất là sau 2 ngày kể từ khi thỏa thuận hợp đồng mua bán.
- Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá (Arbitrage Operations): Là
nghiệp vụ dựa vào mức chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường ngoại hối để thu lợi
nhuận thông qua hoạt động mua bán.
- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối có kỳ hạn (Forward Operations): Là
nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận sẽ được thực hiện sau một thời
gian nhất định theo tỷ giá thỏa thuận lúc ký kết hợp đồng.
- Nghiệp vụ hoán đổi (Swap Operations): Là nghiệp vụ ngoại hối phối
hợp giữa hai nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay và giao dịch ngoại hối có
kỳ hạn để kiếm lợi nhuận.
- Nghiệp vụ ngoại hối giao sau (Futures Operations): Là nghiệp vụ tiến
hành một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định
tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực,việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào
một ngày trong tương lai.
- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn (Option Operation):
+ Là nghiệp vụ thực hiện trên cơ sở hợp đồng quyền chọn mua hay
quyền chọn bán.
+ Quyền chọn mua : cho phép người mua có quyền nhưng không bắt
buộc mua một số lượng ngoại tệ nhất định.
+ Quyền chọn bán : cho phép người bán có quyền nhưng không bắt
buộc bán một số lượng ngoại tệ nhất định.
+ Người mua quyền chọn có thể bán hoặc hủy hợp đồng nếu thấy không
có lợi. Nhưng người bán quyền chọn phải thực hiện hợp đồng nếu như người
mua yêu cầu.
 Theo tính chất giao dịch:
- Thị trường giao ngay.
- Thị trường kỳ hạn.

ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 10

 Theo tính chất pháp lý:
- Thị trường chính thức.
- Thị trường phi chính thức.
 Theo phạm vi thị trường:
- Thị trường ngoại hối quốc tế.
- Thị trường ngoại hối nội địa.
 Theo phương thức giao dịch:
- Thị trường giao dịch trực tiếp.
- Thị trường giao dịch qua môi giới.
1.2. Tổng quan về tỷ giá hối đoái:
1.2.1. Khái niệm và vai trò của tỷ giá hối đoái:
1.2.1.1. Khái niệm:
1.2.1.1.1. Sự hình thành tỷ giá hối đoái:
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội
không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra với phần còn
lại của thế giới. Các quan hệ này thể hiện là quá trình luân chuyển hàng hóa, vốn
trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình này làm xuất hiện các nhu cầu về ngoại tệ
để thanh toán các hợp đồng ngoại thương và đầu tư quốc tế. Vì vậy, mỗi quốc
gia phải xác định tỷ lệ trao đổi giữa đơn vị tiền tệ của nước mình (đồng nội tệ)
với đơn vị tiền tệ của nước khác (đồng ngoại tệ) thường là các loại ngoại tệ
mạnh như EUR, USD, GBP, JPY… từ đó xuất hiện phạm trù “Tỷ giá hối đoái”.
1.2.1.1.2. Phân biệt ngoại tệ và ngoại hối:
Khái niệm ngoại tệ và ngoại hối thường được sử dụng để chỉ nhũng đồng
tiền của quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên ngoại tệ và
ngoại hối là hai phạm trù khác nhau
- Ngoại tệ: Là đồng tiền của các quốc gia được lưu thông trên thị trường

quốc tế. Ngoại tệ được thể hiện dưới hình thức tiền mặt hay các số dư trên tài
khoàn tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng. Hiện nay hầu hết các nước đều có xu
hướng sủ dụng ngoại tệ mạnh trong thanh toán và đầu tư quốc tế.
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 11

- Ngoại hối: là phạm trù rộng hơn so với ngoại tệ. Ngoại hối bao gồm
ngoại tệ, kim khí quý, đá quý và các phương tiện có giá trị như ngoại tệ được sử
dụng trong thanh toán giữa các nước với nhau.
1.2.1.1.3. Khái niệm tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền
với nhau. Hoặc ta có thể nói tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước
này bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
1.2.1.1.4. Phân loại tỷ giá hối đoái:
Có nhiều loại tỷ giá khác nhau được sử dụng trên thị trường hối đoái, tùy
thuộc vào tiêu thức phân loại khác nhau.
- Căn cứ vào đối tượng xác định:
+ Tỷ giá chính thức: là một loại tỷ giá do Ngân hàng Trung ương nước
đó xác định và công bố.
+ Tỷ giá thị trường: là tỷ giá hình thành do quan hệ cung cầu trên thị
trường hối đoái.
- Căn cứ vào thời hạn giao dịch:
+ Tỷ giá giao ngay (Spot): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao
nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc.
+ Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (Forward): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà
việc giao nhận ssẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng.
- Căn cứ vào cơ chế quản lý ngoại hối:
+ Tỷ giá thả nổi: là tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường và nhà nước
không can thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này.

+ Tỷ giá cố định: là tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nào
đó.
+ Tỷ giá thả nổi có quản lý: là tỷ giá hình thành qua nhu cầu của thị
trường, tuy nhiên nhà nước vẫn có những can thiệp kịp thời để ổn định tỷ giá.
- Căn cứ vào thời điểm giao dịch:
+ Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá được công bố vào đầu giờ của ngày giao dịch.
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 12

+ Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá được công bố vào cuối giờ của ngày giao
dịch.
- Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ:
+ Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào.
+ Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra.
1.2.1.1.5. Cách xác định tỷ giá hối đoái:
- Tỷ giá hối đoái được xác định dự trên quan hệ cung cầu của một đồng
tiền. Để xác định được tỷ giá hối đoái, trước hết phải xác định đường cung và
đường cầu của đồng tiền đó, với môci mức tỷ giá hối đoái ta sẽ xác định được
lượng cung cầu tương ứng. Tại mức tỷ giá làm cho cung khớp cầu thì được gọi
là tỷ giá cân bằng. Tuy nhiên tỷ giá cân bằng không phải là một đại lượng bất
biến theo thời gian mà nó có thể biến động thường xuyên khi cung cầu thay đổi.
- Ngoài ra trong nhiều trường hợp ta có thể gián tiếp xác định tỷ giá hối
đoái dự trên 2 tỷ giá đã biết của 2 cặp tiền tệ để xá định tỷ giá của một cặp tiền
tệ thứ ba. Xác định tỷ giá theo cách này được gọp là phương pháp tính giá chéo.
- Quy tắc xác định tỷ giá theo phương pháp tính giá chéo được phát biểu
như sau: “Muốn xác dịnh tỷ giá hối đoái của đồng tiền A so với đồng tiền B theo
phương pháp tính giá chéo ta lấy tỷ giá của đồng tiền A so với đồng tiền C nhân
với tỷ giá của đồng tiền C so với đồng tiền B.”











 Ví dụ: Cho tỷ giá: USD/CHF = 1,32 và USD/JPY = 110. Ta có thể xác
định được tỷ giá CHF/JPY


















   

1.2.1.2. Vai trò:
Thứ nhất, đối với cán cân thương mại, tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại
tệ là quan trọng đối với mỗi quốc gia vì trước tiên nó tác động trực tiếp tới giá
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 13

cả hàng hoá xuất nhập khẩu của chính quốc gia đó. Khi đồng tiền của một quốc
gia tăng giá (Tăng trị giá so với đồng tiền khác) thì hàng hoá nước đó ở nước
ngoài trở thành đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên rẻ hơn.
Ngược lại khi đồng tiền một nước sụt giá, hàng hoá của nước đó tại nước ngoài
trở nên rẻ hởn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó trở nên đắt hơn (các
yếu tố khác không đổi). Tỷ giá tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu vì vậy nó
tác động tới cán cân thanh toán quốc tế, gây ra thâm hụt hoặc thặng dư cán cân.
Thứ hai, đối với sản lượng, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái không
chỉ quan trọng là vì tác động đến cán cân thương mại, mà thông qua đó tỷ giá sẽ
có tác động đến các khía cạnh khác của nền kinh tế như mặt bằng giá cả trong
nước, lạm phát, khả năng sản xuất, công ăn việc làm hay thất nghiệp…
Với mức tỷ giá hối đoái 1USD =10500VND của năm 1994 thấp hơn rất
nhiều mức 1USD = 20828VND của năm 2012, tức tiền Việt Nam sụt giá và nếu
giả định mặt bằng giá thế giới không đổi, thì không chỉ có xe con khi nhập khẩu
tính thành tiền Việt Nam tăng giá mà còn làm tất cả các sản phẩm nhập khẩu đều
rơi vào tình trạng tương tự và trong đó có cả nguyên vật liệu ,máy móc cho sản
xuất. Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế là không đổi, thì điều này tất yếu sẽ
làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên . Nếu tỷ giá hối đoái tiếp tục có sự gia
tăng liên tục qua các năm (đồng nội tệ Việt Nam liên tục mất giá) có nghĩa lạm
phát đã tăng. Nhưng bên cạnh đó, đối với lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên
nguồn lực trong nước, thì sự tăng giá của hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng
cạnh tranh cho các lĩnh vực này, giúp phát triển sản xuất và từ đó có thể tạo
thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên .

Ngược lại, nếu các yếu tố khác không đổi thì lạm phát sẽ giảm, khả năng cạnh
tranh của các lĩnh vực trong nước cũng có xu hướng giảm, sản lượng quốc gia
có thể giảm, thất nghiệp của nền kinh tế có thể tăng lên … nếu tỷ giá hối đoái
giảm xuống (USD giảm giá hay VND tăng giá).
Ngoài ra, đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong
chính sách tiền tệ, nó là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 14

hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc
duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế,
giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày
càng mạnh mẽ hơn.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới tỷ giá hoái đoái:
1.2.2.1. Quan hệ cung cầu:
Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn bán ra để thu về nội
tệ. Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà thị trường muốn mua vào bằng các đồng
nội tệ.
Giá cả ngoại tệ, tỷ giá hối đoái cũng được xác định theo quy luật cung
cầu như đối với các hàng hoá thông thường.
Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ sẽ làm cho giá ngoại tệ giảm,
tức tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ giá
ngoại tệ sẽ tăng, tức tỷ giá tăng.
Ở vị trí cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ xác định trạng thái cân bằng, khi
cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra
nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào, khi đó có một số người không bán được
sẽ sẵn sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường
giảm. Tư duy tương tự, khi cầu lớn hơn cung, một số người không mua được
ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường

tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua
đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại tệ không đổi, thị trường cân
bằng. Chúng ta có thể thấy, tỷ giá hối đoái trên thị trường luôn thay đổi.
1.2.2.2. Cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thương mại của một nước là chênh lệch giữa kim ngạch xuất
khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch
vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu
phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước
ngoài. Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm. Ngược
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 15

lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh
toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường. Hành động này làm cầu
ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược
chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái cuối cùng sẽ tăng
hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân tố, đó chính là
cán cân thương mại. Nếu một nước có thặng dư thương mại, cung ngoại tệ lớn
hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá. Khi thâm hụt
thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ bị suy yếu và giảm giá.
1.2.2.3. Lạm phát giữa các quốc gia:
Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái
không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài
trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo
quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn
vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự
vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất
khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy
lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ,

tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền
tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài
sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong
trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc
vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa 2 quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao
hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối với đồng tiền nước
kia.
1.2.2.4. Lãi suất tín dụng giữa các quốc gia:
Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so
với các nước khác, trong những điều kiện các nhân tố khác không đổi, thì vốn
ngắn hạn từ nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 16

đó. Điều này làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sự
thay đổi tỷ giá.
Chính sách lãi suất cao  nội tệ lên giá, vì nó hấp dẫn các luồng vốn
nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất
nước ngoài (lãi suất ngoại tệ) thu hút dòng vốn chảy vào (làm chuyển lượng hóa
ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn). Điều này
làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm tăng cầu đối với
đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên thị trường, hay
đồng nội tệ sẽ tăng giá  Tỷ giá có xu hướng giảm
Ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nước ngoài
hay lãi suất nội tệ thấp hơn lãi xuất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá
trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá Tỷ giá có xu hướng tăng.
1.2.2.5. Những kì vọng về tỷ giá hối đoái (yếu tố tâm lý dẫn đến đầu
cơ):
Kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển

vọng lên giá hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là một nhân tố rất
quan trọng quyết định đến tỷ giá. Những kỳ vọng về giá cả của các đồng tiền có
liên quan chặt chẽ đến những kỳ vọng về biến động tỷ lệ lạm phát, lãi suất và
thu nhập giữa các quốc gia… Hay với tâm lý cho rằng đồng VNĐ đang mất giá,
việc người ta đầu tư vào USD, và vàng tăng lên  Cầu ngoại tệ tăng  Tỉ giá
hối đoái tăng.
1.2.2.6. Tình hình tăng trƣởng kinh tế:
Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên so với nước khác, các nhân tố
khác không không đổi  sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu
 làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu sẽ tăng lên  tỷ giá
ngoại hối tăng.
Và ngược lại với Tình hình kinh tế suy thoái.
1.2.2.7. Chính sách tài chính - tiền tệ:
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 17

Chính sách tài chính - tiền tệ là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
thị trường ngoại hối nước ta. Chúng ta đều biết chính sách tài chính – tiền tệ
luôn có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới quan hệ cung cầu trên thị trường, cán
cân thương mại, lạm phát, lãi suất tín dụng, tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia.
Qua đó ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối trong nước.

ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 18

CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƢỜNG
NGOẠI HỐI VN GIAI ĐOẠN 2008-2012


2.1. Tình hình hoạt động của thị trƣờng hối đoái VN từ năm 2008
đến năm 2012:
2.1.1. Sự biến động của tỷ giá hối đoái từ năm 2008 đến 2012:
Năm 2008:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01/01/2008 đến 25/03/2008, tỷ giá liên tục giảm,
dưới mức sàn, cụ thể: Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục
sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560
đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000
đồng/USD. Nguyên nhân do:
- Thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương lịch, do đó lượng kiều
hối chuyển về nước khá lớn.
- Các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh
lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD
chuyển qua VND. Tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD), các doanh nghiệp xuất khẩu
vay USD để phục vụ sản xuất kinh doanh…Các NHTM lúc này cũng đẩy mạnh
bán USD.
- Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc
kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ
8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực
hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ
tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.
Giai đoạn 2: Từ ngày 26/03/2008 đến 16/07/2008, tỷ giá tăng với tốc độ
chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự
do, cụ thể : tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm
lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 19


trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100-150 đồng, sau đó dịu lại khi NHNN
nới biên độ từ 1% lên +/-2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi. Nguyên
nhân:
- Chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD
tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giữ đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại
tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao; Tăng nhập khẩu
vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế.
- Nhà ĐTNN bắt đầu rút vốn khỏi Việt nam bằng việc bán trái phiếu, CP
khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường
thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao (bán ròng 0,86 tỷ
USD).
- Cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép cho vay ngoại tệ đối với
doanh nghiệp xuất khẩu (theo quyết định số 09/2008/QĐ, NHNN không cho
phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, vay thực hiện dự án sản xuất xuất
khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tế bán lại trên thị
trường.
Giai đoạn 3: Từ ngày 17/07/2008 đến 15/10/2008, tỷ giá giảm mạnh và
dần đi vào bình ổn, cụ thể: Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống
16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn
từ tháng 8 – tháng 11. Nguyên nhân:
- Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn
đứng. Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch
sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các
thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm.
- Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm
bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm
mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua
bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)


Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 20

phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM
lớn.
Giai đoạn 4: Từ ngày 16/10/2008 đến hết năm 2008: tỷ giá USD tăng trở
lại, cụ thể: Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao
nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên
cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên
3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD. Nguyên nhân:
- Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài
đẩy mạnh việc bán ra chứng khoán trong đó bán trái phiếu (700 triệu USD), cổ
phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu tư nước ngoài
tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính quốc. Nhu cầu
mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh (khoảng 40 triệu
USD/ngày).
- Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN không cho phép
nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập
khẩu (do USD là đồng tiền thanh toán chính).
Năm 2009:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 24/11/2009, tỷ giá liên tục
tăng, cụ thể: Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng và thị
trường tự do. Cụ thể: Từ tháng 1 đến tháng 3, tỷ giá LNH dao động trong
khoảng 17.450-17.700 đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0 – 200 đồng, còn
TTTD cao hơn tỷ giá LNH khoảng 100 đồng. Từ tháng 4 đến tháng 9, tỷ giá trên
2 thị trường dao động trong khoảng 18.180 - 18.500 đồng/USD. Từ tháng 10
đến 25/11/2009, biến động tỷ giá rất dữ dội từ 18.545 – 19.300 đồng/USD, có
lúc đạt đỉnh 20.000 đồng/USD trên TTTD và 19.750 đồng/USD trên thị trường
liên ngân hàng. Nguyên nhân:
- Hiện tượng găm giữ ngoại tệ chờ giá lên và tâm lý bất ổn, lo ngại về tỷ
giá tương lai của người dân.

ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 21

- Có hiện tượng DN vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng đã mua sẵn
USD để giữ vì sợ tỷ giá sẽ tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của DN khiến cầu
ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm lý bất ổn của cả DN và người dân khi tỷ giá tăng
nhanh dẫn tới hiện tượng găm giữ ngoại tệ.
- Do tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất cho các DN bằng tiền đồng,
do lãi suất vay tiền đồng thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ
trương của chính phủ nên một số DN có ngoại tệ có xu hướng không muốn bán
ngoại tệ và chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực không
mong muốn khi triển khai gói kích cầu.
- Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như: thâm hụt cán cân thương mại
lớn các tháng cuối năm 2008, yếu tố tin đồn ,…
Giai đoạn 2: Từ ngày 25/11/2009 đến hết năm 2009, tỷ giá bắt đầu giảm
về quanh mức 18.500 đồng /USD. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân là do NHNN thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ giá, đặc
biệt có sự chung góp sức của các NHTM đã làm giảm tỷ giá sau 1 giai đoạn đầy
biến động.
Năm 2010:
Giai đoạn 1: Từ ngày 01/01/2010 đến 10/02/2010, giá USD đã tăng khá
mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 01/2010 lại giảm nhẹ và tiếp
tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa tháng 2/2010.Nguyên
nhân là do:
- Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá từ các nguồn: Từ nước ngoài, lượng
USD vào nước ta sẽ tăng khá so với năm trước, kể cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp
(thực hiện tháng 1 tăng 33,3%); Vốn hỗ trợ phát triển chính thức do năm trước
cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục; Vốn đầu tư gián tiếp khi các nhà đầu tư nước
ngoài liên tục mua ròng trên thị trường chứng khoán; Nguồn kiều hối từ Việt

kiều và từ lao động làm việc ở nước ngoài gia tăng; Nguồn thu từ khách quốc tế
đến Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%); Kim ngạch xuất khẩu
chuyển từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương…Bên cạnh đó, các tập đoàn,
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 22

tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, sức ép tâm lý găm
giữ USD do lo sợ rủi ro tỷ giá giảm, chênh lệch giữa giá thị trường tự do với giá
niêm yết trên thị trường chính thức đã giảm đáng kể.
- Ngoài ra, từ cuối năm 2009 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã có những
giải pháp “vượt trước ngăn chặn” với nhiều động thái để giảm sức ép tăng tỷ
giá, như: Tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch
từ ±5% xuống còn ±3%; Yêu cầu các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước
bán lại ngoại tệ cho ngân hàng; Bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại có
trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD…
Giai đoạn 2: Từ ngày 11/02/2010 đến ngày 17/08/2010, tỷ giá tăng và
dao động quanh mức 19.000 đồng/USD (18.900-19.100 đồng /USD) và đang có
xu hướng giảm do những chính sách tích cực từ phía NHNN. Ngày 11/02 Ngân
hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng từ mức 17.941
VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD. Nguyên nhân:
- Ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước chính thức ban hành thông tư hướng dẫn việc các tập đoàn, tổng công ty
lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc bán lại được thực
hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ các ngân hàng cải
thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.
- Chỉ hơn nửa tháng sau đó, ngày 18/1/2010, Ngân hàng Nhà nước có
Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối
với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7%
xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12

tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000 tỷ đồng) cho các
ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường.
- Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông tư số
03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của tổ chức
kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm. Đây được xem là một “cú hích” mạnh
khi ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức kinh tế có tiền gửi bằng
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 23

USD, khi lãi suất trước đó được hưởng có từ 4% - 4,5%/năm. Quy định này
được bình luận là đặt các tổ chức đó vào thế “tự xử”, phải tính toán lợi ích và
xem xét bán lại ngoại tệ, chuyển sang VND để có lãi suất tiền gửi cao hơn.
Khớp với chính sách này, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng giá USD
mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.
- Chênh lệch lãi suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh
nghiệp cân nhắc và dịch chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu
năm 2010, lên từ 15% - 17%, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD
chỉ khoảng 6% - 9%/năm. Chênh lệch này khiến một bộ phận doanh nghiệp
chọn “đường vòng” vay USD rồi bán lại lấy vốn VND, tăng cung ngoại tệ cho
thị trường. Ngoài chênh lệch lãi suất lớn, lựa chọn này được hỗ trợ bởi kỳ vọng
tỷ giá USD/VND sẽ ổn định, hoặc rủi ro biến động không quá lớn trong kỳ vay
vốn. Thực tế, tỷ giá USD/VND gần như cố định kể từ tháng 2 đến nay.
- Thêm vào đó, ngày 15/12/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông
tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ, đặc
biệt là các đối tượng xuất khẩu.
Chiều ngày 17/8 đến 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước công bố nâng tỷ
giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD từ mức 18.544 đồng “ăn” 1
USD lên mức 18.932 đồng, tương đương mức tăng hơn 2%. Biên độ tỷ giá vẫn
giữ nguyên ở mức +/-3%. Nguyên nhân của việc điều chỉnh tỷ giá lần này nhằm

góp phần kiềm chế nhập siêu.
Năm 2011:
Ngày 11-2-2011: lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết
định tăng tỷ giá mạnh nhất từ trước đến nay, tỷ giá tăng 9,3% từ 18.932 lên
20.693 VND/USD, đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%. Tuy
nhiên phải đến đầu tháng 4-2011 tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn. Cùng
với sự điều chỉnh trên, dấu hiệu đó là kết quả của loạt giải pháp Ngân hàng Nhà
nước triển khai mà giới quan sát vẫn dùng từ “ép” hay “vắt cung ngoại tệ”.
Nguyên nhân:
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 24

Trước hết, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát hai con
số và có xu hướng tăng cao trở lại, lạm phát tháng 01/2011 đã ở mức 17,4%.
Trong thời gian đầu năm 2011, nền kinh tế liên tục đón nhận các “cú sốc” về giá
xăng dầu (Xăng A92 tăng 2.900 đồng/lít, lên 19.300 đồng/lít; dầu diesel tăng
3.550 đồng/lít, lên 18.300 đồng/lít), giá bán điện bình quân tăng thêm 15,28% so
với giá năm 2010, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp và lan
rộng, thiên tai khắp nơi trên thế giới đẩy nhu cầu lương thực lên cao, gạo xuất
khẩu của Việt Nam tăng giá gây áp lực lên giá lương thực, thực phẩm trong
nước tăng, (nhóm hàng lương thực thực phẩm chiếm tỷ trọng 42,85% trong “rổ”
hàng hóa tính CPI của Việt Nam). Cộng thêm sự kỳ vọng về việc giảm giá tiền
đồng trong thời gian tới, giá vàng tăng liên tục thiết lập các mức kỷ lục mới, sự
bất ổn của nền kinh tế toàn cầu khiến cho tâm lý găm giữ vàng và USD của
người dân và doanh nghiệp tăng cao.
Thứ hai: Thâm hụt thương mại hàng hóa, nhập siêu tuy đạt mức dưới
20% kim ngạch xuất khẩu nhưng số tuyệt đối dự kiến vẫn là 13,5 tỷ USD, tăng
5% so với năm 2009 (năm 2009 là 12,85 tỷ USD). Riêng quý I/2011 ước tổng
kim ngạch xuất đạt 18,8 tỷ USD, tăng khoảng 29,7%, trong khi tổng kim ngạch

nhập khẩu đạt khoảng 21,8 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2010, nhập
siêu ở mức 3 tỷ USD, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu ba tháng đầu năm 2011.
Đây là yếu tố chính làm cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP.
Theo tiêu chí của IMF, tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng lai trên 8% GDP sẽ ảnh
hưởng đến cân đối vĩ mô của quốc gia. Mặt khác nhập siêu kéo dài trong nhiều
năm đã làm sụt giảm nguồn dự trữ ngoại hối, tăng nợ quốc gia và gây sức ép
giảm giá đồng nội tệ. Thâm hụt cán cân vãng lai lớn cùng với thâm hụt ngân
sách cao, nợ công có xu hướng tăng nhanh (từ 45% GDP năm 2008 lên gần 60%
GDP dự kiến vào năm 2011) sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế
trong những năm tới đây
Thứ ba: Dự trữ ngoại tệ của nước ta giảm xuống mức thấp đáng báo
động do tình trạng nhập siêu cao và kéo dài, có thể làm mất khả năng nhập khẩu
ĐH Công Nghiệp TP.HCM – Khoa Tài chính - Ngân hàng – Môn thị trường tài chính (2012-2013)

Giáo viên hướng dẫn: Th.s Lê Thị Khánh Phương Trang 25

và trả nợ, đồng thời khó có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết.
Theo Citigroup, dự trữ ngoại hối của Việt Nam, yếu tố cho đến nay khiến nhiều
người lo lắng, giảm xuống 13,6 tỷ USD tính đến cuối năm 2010 so với mức 20,3
tỷ USD của năm 2009 (theo tính toán của IMF) và cũng chỉ tăng lên mức 13,8 tỷ
USD trong năm 2011
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ công và cán cân ngân sách năm 2001 -2009.

Nguồn: tổng cục thống kê.
Thứ tư: Lãi suất huy động vốn của các NHTM có xu hướng tăng, các
NHTM đua nhau “xé rào” lãi suất bằng nhiều hình thức làm cho VND tăng giá
so với USD, dẫn tới tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng hơn. Trong khi
USD có xu hướng yếu đi so với các đồng tiền khác để nền kinh tế xuất khẩu
hàng đầu thế giới cân bằng cán cân thương mại với các nước trên thế giới, đặc
biệt là Trung Quốc. Đồng USD yếu đi làm cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam sang Mỹ (thị trường xuất khẩu chủ lực) bị suy giảm khả năng
cạnh tranh.
Thứ 5: Từ lâu ở Việt Nam tồn tại cơ chế hai tỷ giá, chính thức và thị
trường tự do (“chợ đen”) khiến cho các doanh nghiệp và người dân gặp khó
khăn, việc quản lý thị trường ngoại hối của Nhà nước gặp nhiều trở ngại. Các
nhà đầu tư nước ngoài e ngại đầu tư vào Việt Nam vì lo ngại rủi ro tỷ giá, ngoại
tệ “chạy ngầm từ thị trường chính thức sang thị trường chợ đen vì giá cao hơn),

×