Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ưu nhược điểm của nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.37 KB, 3 trang )

I. Nguồn tài trợ ngắn hạn do vay mượn
1. Nguồn tài trợ ngắn hạn không có đảm bảo
 Hạn mức tín dụng hay thấu chi: Là thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng về
một hạn mức tín dụng ngân hàng sẽ cho khách hàng vay trong một thời hạn nhất định.
Ưu điểm: thủ tục đơn giản, lãi vay thấp.
Nhược điểm: Chưa phổ biến ở Việt Nam
 Hợp đồng tín dụng tuần hoàn, luân chuyển: Là 1 hợp đồng trong đó ngân hàng
hứa hẹn sẽ cho khách hàng vay vốn đến 1 số tiền nhất định
Ưu điểm: Chỉ phải vay 1 lần, an toàn vì không phải đem nhiều tiền mặt
Nhược điểm: Định kỳ khách hàng phải thanh toán một khoản vay cho ngân hàng.
Điều khoản tín dụng không cố định, NH có thể thay đổi điều kiện tín dụng
 Tín dụng thư: Phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ được sử dụng rất
rộng rãi trong kinh doanh XNK của doanh nghiệp vì nó bảo đảm tính an toàn.
Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên
giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng
từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình.
Lợi ích đối với người xuất khẩu:
- NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc
người mua có muốn trả tiền hay không.
- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
- Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành
ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
- KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị
thực hiện hợp đồng
Lợi ích đối với người nhập khẩu:
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì
theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền
(nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
Lợi ích đối với Ngân hàng:
- Được thu phí dịch vụ, mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.


Nhược điểm: Tín dụng thư là phương thức thanh toán với ngân hàng là bảo lãnh.
tuy nhiên ngân hàng chỉ làm việc trên giấy tờ, ko biết tới hàng hóa vì vậy đôi khi
hàng hóa và giấy tờ khác nhau cũng ko phải là ko có. Điều này có thể gây phiền
phức cho cả bên mua và bán


2. Nguồn tài trợ ngắn hạn có bảo đảm
 Vay thế chấp bằng khoản phải thu
Điều kiện đối với doanh nghiệp
Cần được thanh toán ngay sau khi giao hàng nhưng vẫn duy trì và phát triển các mối
quan hệ với khách hàng thông qua các điều khoản ưu đãi về thời gian thanh toán.
Cần có ngay tiền mặt để thu mua nguyên vật liệu nhằm hưởng các ưu đãi về giá
Hiện nay các doanh nghiệp VN ít vay theo hình thức này vì hồ sơ thù tục phức tạp, lãi
suất không ổn định.
 Mua nợ
Ưu điểm:
Đối với doanh nghiệp bán hàng:
 Cải thiện dòng tiền, tăng khả năng thanh khoản.
 Tăng doanh số bán hàng nhờ chính sách bán hàng trả chậm, tăng lòng tin nơi
khách hàng
 Giảm chi phí hành chính, quản lý công nợ.
 Có nguồn tài chính mới mà không phụ thuộc vào các khoản vay ngân
hàng,không yêu cầu phải có tài sản bảo đảm.
 Giảm thiểu nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng.
Đối với doanh nghiệp mua hàng:
Có thể mua hàng theo điều khoản thanh toán sau.
Sử dụng tín dụng người bán để tài trợ vốn lưu động.
Cơ hội đàm phán điều khoản mua hàng tốt hơn.
Đơn giản hóa thủ tục thanh toán nhờ tập trung thanh toán về một đầu mối là ngân
hàng

Nhược điểm:
 chi phí huy động ngân quỹ theo hình thức thảo thuận mua nợ khá cao, bởi nó
bao gồm nhiều loại chi phí như chi phí kiểm tra tư cách tín dụng của khách hàng
 rủi ro không thu hồi được nợ.
 Vay thế chấp bằng hàng hóa
Ưu điểm: Bên cạnh các chứng từ bán hàng, các loại hàng hóa, tài sản cũng thường
được sử dụng để thế chấp cho những khoản vay ngắn hạn. Trị giá của khoản vay thuộc
loại thế chấp này tùy thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng chuyển đổi nhanh, và tính ổn
định về giá cả của các loại hàng hóa thế chấp. Nếu những hàng hóa, tài sản này không
có rủi ro, có thể bán nhanh trên thị trường và có giá cả ổn định thì khoản vay mượn sẽ
chiếm một tỷ lệ khá cao so với giá trị ghi trên chứng từ.
Những công ty cần một lượng hàng hóa lớn mà không đủ vốn có thể dùng chính lô
hàng để thế chấp
Nhược điểm: Doanh nghiệp phải đáp ứng được nhiều điều kiện ràng buộc để có thể thế
chấp vay vốn, dẫn đến việc chậm trễ và bị động.
4. Bảo lãnh của bên thứ ba
Một công ty cũng có thể vay được những khoản tiền ngắn hạn nếu được những cổ đông
chính hay một bên thứ ba khác có tư cách tín dụng tốt đảm bảo với ngân hàng là đồng
ý làm người bảo đảm cho món nợ. Những người bảo lãnh này sẽ viết một cam kết gửi
ngân hàng, khẳng định trách nhiệm trả món nợ thay cho người vay trong trường hợp
người này bị mất khả năng chi trả.
Sự bảo lãnh này có thể là riêng biệt hay bảo lãnh nối tiếp. Nếu là bảo lãnh riêng biệt thì
nó chỉ bảo đảm cho một món nợ duy nhất, còn nếu là bảo lãnh nối tiếp thì nó bao trùm
lên hàng loạt giao dịch vay mượn. Ngoài ra, bảo lãnh có thể là bảo lãnh toàn phần hay
bảo lãnh từng phần đối với khoản tiền vay
Ưu điểm: Đảm bảo an toàn và độ tin cậy. Mở rộng được thị phần
Nhược điểm: doanh nghiệp chỉ vay được lượng vốn nhỏ so với lượng tài sản hiện có, chi
phí cao


×