Website: Email : Tel : 0918.775.368
1
PHÂN TÍCH ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CÁC NGUỒN TÀI TRỢ DAPT
Nội Dung
I. Những vấn đề chung về nguồn tài trợ DAPT:
Nguồn tài trợ DAPT và vai trò của nguồn tài trợ DAPT
DAPT là những dự án có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc
gia. Nó nhằm tới hai mục tiêu chính là hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội.
Một DAPT phải trải qua chu trình của nó với 3 giai đoạn chính, từ giai
đoạn chuẩn bị và phê duyệt dự án; đến giai đoạn đầu tư và đi vào vận hành quản
lý, khai thác.
Ngay từ khi dự án còn nằm trên những trang giấy, những nhà hoạch định
dự án không chỉ quan tâm đến đầu ra mà còn đặt nhiều mối quan tâm ngay từ
đầu vào cho dự án. Yếu tố đầu vào quan trọng nhất của DAPT chính là nguồn
vốn tài trợ.
Nguồn vốn tài trợ cho dự án hay lượng tư bản đóng góp vào để hình thành
nên dự án. Nó đóng vai trò sống còn cho 1 DAPT, quyết định sự tồn tại của dự
án và ảnh hưởng lớn tới tiến trình hoàn thành dự án.
Vì vậy, việc thiết kế nguồn tài trợ hợp lý sẽ tạo ra được phương án huy
động vốn tối ưu cho DAPT.
Đặc điểm nguồn tài trợ cho DAPT
Do bản thân DAPT mang những đặc trưng riêng biệt nên nó cũng đòi hỏi
nguồn tài trợ có những yêu cầu phù hợp.
Thứ nhất, DAPT thực hiện chiến lược phát triển tầm cỡ quốc gia, do đó,
qui mô của 1 DAPT rất lớn. Vì vậy, nguồn tài trợ cho DAPT thường gồm nhiều
nguồn khác nhau (hay còn được gọi là đồng tài trợ), để đảm bảo tập trung vốn
với khối lượng lớn trong thời gian ngắn.
Thứ hai, thời gian thực hiện DAPT thường kéo dài, dấn đến, vốn tài trợ
cho DAPT được coi như là nguồn vốn trung và dài hạn. Vì thế, nguồn tài trợ cho
DAPT cũng phải là nguồn vốn trung và dài hạn, để đảm bảo thời gian hoàn trả
vốn cho nhà đầu tư.
Thứ ba, DAPT thường đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích kinh tế. Trong khi
đó nguồn tài trợ cho DAPT không chỉ có mỗi nguồn từ vốn chủ sở hữu mà còn
có nguồn vốn vay. Thậm chí, cơ cấu nguồn vốn vay chiếm phần nhiều. Việc trả
lãi vay được rút ra từ lợi nhuận thu được từ dự án. Vì thế, những DAPT phục vụ
lợi ích xã hội không hướng đến mục tiêu lợi nhuận đòi hỏi nguồn tài trợ với lãi
suất thấp, lãi suất ưu đãi.
Thứ tư, với những đặc điểm trên, nên ta thường thấy vốn tài trợ cho
DAPT thường đến từ các tổ chức tài chính có tiềm lực lớn, các tổ chức tài chính
nước ngoài hay của chính phủ trong và ngoài nước.
Các cách huy động nguồn tài trợ cho DAPT
Trên giác độ tài chính doanh nghiệp, nguồn tài trợ bao gồm nguồn vốn nợ
và nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, các cách huy động chủ yếu:
- Sử dụng 100% vốn chủ
- Sử dụng 100% vốn vay
- Sử dụng kết hợp cả vốn chủ và vốn vay
Nhưng với những đặc điểm yêu cầu đối với nguồn tài trợ DAPT đã phân
tích ở trên, ta thấy, việc sử dụng 100% vốn chủ thường khó đạt được do hạn chế
về năng lực tài chính trước đòi hỏi về qui mô của DA. Do đó, trên thực tế, các
DAPT thường có sự góp mặt của vốn vay.
Nếu trên tiêu thức về đối tượng tài trợ DAPT thì nguồn tài trợ DAPT gồm
có:
2
- Nguồn ngân sách nhà nước (NSNN)
- Vay Ngân hàng phát triển
- Vay Ngân hàng thương mại
- Nguồn tài trợ phát triển từ các chính phủ và tổ chức nước ngoài.
Dưới đây, nhóm sẽ đi sâu vào phân tích đặc điểm của các nguồn tài trợ
DAPT theo cách tiếp cận thứ hai này.
NSNN NHPT NHTM CPNN &
TC TCQT
Hình thức
tài trợ
- thặng dư
NSNN
- Phát hành
TPCP
- Tài trợ ưu đãi
qua các chtr tin
dụng của Cp
- Huy động trên
tt
- Cho vay trung – dài
hạn
- các chương trình
hỗ trợ phát triển
- Vốn đầu tư trực
tiếp hoặc gián tiếp
DA ưu tiên
DA sinh lời
thấp, rủi ro cao
hoặc DA k có
khả năng hoàn
trả
DA đầu tư và
XNK lớn, rr cao ,
DA PT vùng.
DAPT có hiệu
quả TC
DA có hiệu quả kinh
tế, RR thấp
DAPT CSHT, môi
trường, CBXH tại
các quốc gia đang
phát triển,
Qui mô vốn
tài trợ
Hạn chế trong
kế hoạch thu –
chi NS của NN
TLDTBB=0, Vốn
NN + Vốn huy
động trên TT nên
qui mô vốn tài trợ
đc mở rộng
Nhỏ, 1 phần của DA,
tùy thuộc khả năng
chịu rr của NH
Lớn, qui đổi theo
tỷ giá.
Tùy thuộc vào
chính sách tài trợ
của TCQT.
Lãi suất
0% Thấp hơn tt, mức
thế chấp thấp
Tinh theo thị trường Không tính ls
hoặc lãi suất ưu
đãi
Thời gian
hoàn vốn
dài Dài từ 10-15 năm Không dài Dài, được ân hạn
Chủ dự án đứng trước những sự lựa chọn này, cần phải đưa ra những
quyết định:
- DAPT cần bao nhiêu vốn?
- Vốn được huy động từ những nguồn nào?
- Sử dụng nguồn vốn đó ntn để hiệu quả?
Mức độ ưu tiên sử dụng vốn theo đó thường được các chủ dự án cân
nhắc giữa lợi ích và chi phí theo tiêu chí tối đa lợi ích và giảm thiểu chi phí.
- Vốn chủ vốn vay
3
- Vốn trong nước vốn ngoài nước
- Vốn có lãi suất thấp vốn có lãi suất cao
II. Các nguồn tài trợ cho DAPT
Nguồn Ngân sách nhà nước (NSNN)
NSNN là một nguồn quan trọng đối với DAPT, nhất là đối với những
DAPT tầm cỡ quốc gia và liên quan đến lợi ích xã hội.
Theo Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua
16/12/2002 định nghĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của NN trong dự
toán đã được cơ quan NN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm để đảm bảo các chức năng và nhiệm vụ của NN.
2.1.1. Vai trò
- Vai trò huy động các nguồn Tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của
Nhà nước .
- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và
chống lạm phát.
- Ngân sách Nhà nước là công cụ định huớng phát triển sản xuất.
- Ngân sách Nhà nước là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp
dân cư .
Các vai trò trên của Ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của Ngân
sách nhà nước, với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả
đối với toàn bộ nền kinh tế.
2.1.2. Vốn NSNN tài trợ cho DAPT
Việc tài trợ cho DAPT là 1 khoản chi của NSNN. Việc cấp vốn cho
DAPT, Nhà nước đã thể hiện vai trờ của mình là ngườ thiết kế và tạo động lực
cho quá trình phát triển kinh tế.
4
Vốn Ngân sách cho đầu tư sẽ được ưu tiên cho những dự án không có khả
năng hoàn trả (giao thông miền núi, thủy lợi, trồng rừng phòng hộ…) hoặc có
khả năng hoàn trả song mức sinh lời thấp, rủi ro cao, thời gian hoàn vốn dài.
Nguồn ngân sách cho Dự án phát triển gồm:
- Thặng dư NS (Thu Ngân sách > chi)
- Trái phiếu chính phủ: sử dụng trong trường hợp khả năng tài trợ
của NSNN bị hạn chế.
Thặng dư NS (Thu NS > Chi):
• Thu ngân sách nhà nước: Thu Ngân sách nhà nước phản ảnh các quan
hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để
phân phối các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành
quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Như vậy, thu ngân sách nhà nước bao gồm
toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ ngân
sách nhà nước đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước bao g ồm:
- Thu trong cân đối ngân sách : bao gồm các khoản thu mang tính chất
Thuế (Thuế, Phí, Lệ phí)và thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước
- Thu bù đắp thiếu hụt của ngân sách: Trong quá trình điều hành ngân
sách, các chính phủ thường có nhu cầu chi nhiều hơn số tiền thu được và việc
cắt giảm các khoản chi rất là khó khăn vì liên quan đến các hoạt động y tế, giáo
dục, văn hóa, xã hội .... Do đó, bắt buộc chính phủ phải tính tới các giải pháp để
bù đắp sự thâm hụt của ngân sách nhà nước. Giải pháp thường được chính phủ
sử dụng là vay thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu, bao gồm vay trong nước
và vay nước ngoài:
• Chi ngân sách nhà nước: Chi ngân sách là một công cụ của chính sách
tài chính quốc gia có tác động rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Đ ó
là việc phân phối, sử dụng nguồn Thu ngân sách vào các khoản chi tiêu khác
nhau nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Nhà nước.
5
- Chi đầu tư phát triển: là những khoản chi mang tính chất tích lũy phục
vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng gắn với việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm
tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho việc bỏ vốn đầu tư của các doanh
nghiệp vào các lĩnh vực cần thiết, phù hợp với mục tiêu của nền kinh tế. (như
chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ, chi cho xây dựng mới và tu bổ
đường, trường, công sở, kiến thiết đô thị, chi cho thành lập các DNNN...)
- Chi thường xuyên: Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền
với chức năng quản lý xã hội của nhà nước, khoản chi này được phân thành hai
bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát
triển văn hóa xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập và nâng cao mức
sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội
chung của nhà nước.
Chi tiêu dùng thường xuyên bao gồm các khoản chi sau đây:
o Chi quản lý hành chính
o Chi văn hóa, giáo dục, y tế
o Chi quốc phòng
o Chi trợ cấp
Nhu cầu chi thường xuyên thường rất cấp bách tại các nước
nghèo.Do vậy Khoản thặng dư (được hiểu là chi cho đầu tư phát triển) sẽ được
ưu tiên dành cho các dự án không có khả năng hoàn trả
Trái phiếu Chính phủ
• Trái phiếu: Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của
người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán
(người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời
gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn.
• Trái phiếu chính phủ:. là những trái phiếu do chính phủ phát hành
nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích,
hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.
6
Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và
cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao.( Do có nguồn ngân sách Nhà
nước đảm bảo). Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là
lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ
hạn.
Trái phiếu Chính phủ, bao gồm 6 loại :
o Tín phiếu Kho bạc.
o Trái phiếu kho bạc.
o Trái phiếu công trình trung ương.
o Trái phiếu đầu tư.
o Trái phiếu ngoại tệ.
o Công trái xây dựng Tổ quốc.
Nhưng theo dự thảo Nghị định về phát hành trái phiếu Chính phủ do Bộ
Tài chính ban hành tháng 1 vừa qua, có thể TPCP sẽ giảm từ 6 xuống còn 4 loại
là: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây
dựng Tổ quốc. Như vậy là bỏ trái phiếu đầu tư và trái phiếu công trình trung
ương.
2.1.3. Ưu – Nhược điểm nguồn NSNN
Đối với nguồn thặng dư ngân sách
• Ưu điểm:
Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp, ưu điểm của nó là vốn ngân sách
được sử dụng lâu dài, không phải trả lãi hoặc có nhưng rất thấp (Các DN sẽ
không phải chịu áp lưc trả lãi)
• Nhược điểm :
- Đối với các nước đang phát triển, thu ngân sách nhỏ mà nhu cầu chi
tiêu lớn, do đó tình trạng phổ biến thường là bội chi ngân sách .
7
Bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo,
kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh
tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân
sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như:
Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực
Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách.
V í d ụ: Theo thống kê của Bộ Tài chính, thu NSNN 2009 cả năm ước đạt
390.650 tỉ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt hơn 750 tỉ đồng). Trong khi đó,
tổng chi NSNN năm 2009 ước đạt 533.005 tỉ đồng.Như v ậy, bội chi ngân sách
nhà nước (NSNN) năm 2009 là 115.900 tỉ đồng, bằng 6,9% GDP, tăng 28.600 tỉ
đồng so với dự toán.( Theo dự toán l à 4.82%GDP)
Trong tổng chi NSNN, chi đầu tư phát triển ước đạt 135.500 tỉ đồng,
chiếm 25,4% tổng chi NSNN và bằng 8,1% GDP, xấp xỉ mức thực hiện năm
2008; chi trả nợ và viện trợ cả năm ước đạt 64.800 tỉ đồng, tăng 10,2% so với dự
toán; chi thường xuyên ước thực hiện cả năm đạt 332.605 tỉ đồng
Cũng theo tính toán trên, bội chi NSNN năm 2010 dự kiến là 119.700 tỉ
đồng, tương ứng 6,2% GDP. Khoản bội chi này sẽ được bù đắp từ: vay trong
nước (98.700 tỉ đồng) và vay ưu đãi ngoài nước (21.000 tỉ đồng).
- Chất lượng nhiều công trình từ nguồn ngân sách Nhà nước không đảm
bảo chất lượng, nhanh chóng xuống cấp.
Ví dụ: 31/3/2010: Dự án Sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội) do Ban
Quản lý dự án 2, Cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí gần
100 tỷ đồng. Nhưng chỉ sau một tháng đưa vào sử dụng, mặt cầu đã xuất hiện
nhiều vết nứt, lún.
Dự án Sửa chữa mặt cầu Thăng Long do Ban Quản lý dự án 2, thuộc Cục
Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư. Đơn vị thiết kế, và giám sát thi công là
Viện Khoa học công nghệ (Bộ Giao thông Vận tải). Công ty Cổ phần đầu tư và
xây dựng Bảo Quân là đơn vị thi công. Công trình này đã sử dụng loại bê tông
nhựa SMA, là loại vật liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được nhiều nước trên thế
8
giới sử dụng cho các công trình mặt cầu thép có tuổi thọ công trình nhiều năm.
Nhưng với dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long, mới chỉ sau hơn một tháng đưa
vào sử dụng đã phát hiện các vết nứt có chiều rộng từ 3- 5cm, chiều dài từ 2- 4
mét.
Không chỉ riêng dự án này, trong thời gian gần đây không ít các công
trình cầu, đường mới hoàn thành đã xuống cấp nghiêm trọng. Xin lấy ví dụ: Cầu
Khe Dầu ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình được bàn giao đưa vào sử dụng
vào cuối năm 2008. Thế nhưng, hiện nay mố cầu bị sạt lở. Nghiêm trọng hơn,
lớp bê tông phía trong mặt cầu không được sử dụng vật liệu xi măng cốt thép mà
được bên thi công thay thế bằng cốt tre và cót ép. Như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự an toàn đi lại của nhân dân. Cũng bằng hình thức thi công gian dối
này, trước đó là vụ Ban Quản lý dự án PMU 18 mà chủ đầu tư là Bộ Giao thông
Vận tải lại sử dụng bê tông cốt tre để làm cọc tiêu trên quốc lộ 18.v.v…
- Các công trình, dự án có nguồn vốn NS thường lãng phí và thất thoát
lớn vì tình trạng “cha chung không ai khóc”. Điều này thể hiện trên nhiều
bình diện: lãng phí vì đầu tư sai mục đích, không đạt mục tiêu, bố trí vốn dàn
trải, phân tán, thiếu tập trung
,…
Có thể nói, những hạn chế trong việc lập, thẩm
định và phê duyệt dự án chính là thủ phạm gây thất thoát của công.
Ví dụ :
Có những dự án phải thay đổi tổng mức đầu tư, tổng dự toán
nhiều lần.
Có dự án quyết định đầu tư nhưng không có tiền để triển khai, quá thời
gian quy định lại phải lập lại dự án; rồi lựa chọn địa điểm xây dựng không phù
hợp, phải dừng cả dự án.
Chẳng hạn, Dự án xử lý nước thải KCN Vĩnh Niệm - Hải Phòng vốn đã
cấp phát 3 tỷ đồng và Dự án xử lý nước thải khu du lịch Vịnh Tùng Dinh - Cát
Bà - Hải Phòng 23,52 tỷ đồng, hoàn thành rồi không hoạt động;
Hạng mục vườn ươm Thanh Táo, Công trình tuyến tránh Hà Nội - Cầu
Giẽ đầu tư 1,2 tỷ đồng đến nay bỏ hoang...
9
Ngoài ra, tình trạng đầu tư dàn trải, manh mún chậm được khắc phục, dẫn
đến nhu cầu vốn cho các dự án vượt quá khả năng ngân sách. Điều này dẫn đến
tình trạng có dự án phải kéo dài gần 20 năm.
Điển hình, Dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Hàng Hải triển khai từ
năm 1981 đến nay chưa xong do không bố trí đủ vốn.
- Tình trạng giải ngân các dự án có nguồn vốn NS còn chậm.
Ví dụ: Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, việc giải
ngân các khoản vốn đã được duyệt cho năm 2009 tại hầu hết các địa phương đều
chậm. Tính đến hết ngày 31/5, vốn trái phiếu Chính phủ mới giải ngân được
khoảng 5.336 tỷ đồng, bằng 18,4% kế hoạch. Trong đó, Trung ương đạt 3.771 tỷ
đồng, đạt 21,6% kế hoạch, địa phương đạt 1.565 tỷ đồng, đạt 16,6% kế hoạch.
Giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cũng chậm, kể cả huy động và tiến
độ thực hiện, những dự án ưu tiên như y tế, trường học cũng đạt kết quả rất thấp.
Nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm nguồn vốn.
o Do công tác chuẩn bị đầu tư chậm.
o Do giải phóng mặt bằng chậm. …
o Do tổ chức thi công chậm.
o Do nghiêm thu, thanh toán chậm.
o Do công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan chủ quan đầu tư
(các bộ, địa phương) chưa sát sao, kiên quyết
- Nợ đọng XDCB ở nhiều dự án đầu tư thuộc nguồn NSNN còn lớn.
-
Quản lý tài chính trong dự án đầu tư còn lỏng lẻo gây thất thoát vốn NS.
Bệnh thành tích. Chỉ coi trọng tăng trưởng về số lượng, tốc độ tăng trưởng mà
không coi trọng chất lượng tăng trưởng kinh tế
Đối với nguồn trái phiếu chính phủ (TPCP)
• Ưu điểm:
10
- Khối lượng vốn huy động trong nước thông qua phát hành TPCP đã
đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
- Sử dụng TPCP huy động vốn tránh được những rủi ro mà việc in tiền
và vay nước ngoài gây ra. Phát hành TPCP không làm tăng lượng tiền lưu thông,
không phải chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái, sự lũng đoạn của người nước ngoài
• Nhược điểm:
Sử dụng TPCP về dài hạn gây ra những hạn chế:
- Tăng lãi suất khi CP vay càng nhiều, nguồn cung về vốn trong nước sẽ
càng hạn chế
- Vay nhiều dẫn đến nợ của CP tăng và nếu khả năng trả nợ thấp, lòng
tin vào CP sẽ bị giảm
- Vay trong nước thông qua phát hành TPCP để tài trợ cho các DAPT
làm kìm hãm các hoạt động SXKD của nền kinh tế
Kho bạc Nhà nước vừa có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội thông báo lịch phát hành các loại trái phiếu Chính phủ trong quý1/2010.
Cụ thể, ngày 21/1, 4/2, 4/3, 18/3 sẽ đấu thầu trái phiếu qua Sở Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội với khối lượng gọi thầu từ1.000-1.500tỷđồng/phiên.
Ngày 15/1, 27/1, 10/3, 24/3 sẽ tổ chức đấu thầu trái phiếu từ 1.000 - 1.500 tỷ
đồng/phiên qua kênh bảo lãnh phát hành.Đối với lịch đấu thầu tín phiếu qua
Ngân hàng Nhà nước, khối lượng tín phiếu mỗi phiên là từ 1.000 - 1.500 tỷ
đồng. Thời gian tổ chức vào các thứ 2, thứ 5 hàng tuần (ngày 11/1, 14/1, 18/1,
21/1, 25/1, 28/1, 1/2, 25/2, 1/3, 4/3, 8/3, 11/3, 15/3, 18/3, 22/3, 25/3, 29/3).
Ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu
Chính Phủ thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%. Số tiền thu
được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các
mục tiêu: (i) hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, (ii) giao Bộ Kế hoạch&Đầu tư
phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đoàn Dầu
khí, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty
11
lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây
dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải
biển). Trước đó, vào tháng 10/2005, Việt Nam cũng đã hoàn thành đợt chào bán
trái phiếu quốc tế đầu tiên với giá trị phát hành là 750 triệu USD, thời hạn 10
năm và lợi suất 7,125% sau đó cho Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam
vay lại.
Trái phiếu quốc tế do Việt Nam phát hành thành công nhưng TPCP bằng
ngoại tệ phát hành trong những đợt gần đây, đặc biệt trong năm 2009 đều không
thu được kết quả như mong muốn, nguyên nhân chính là do vấn đề lãi suất
không hấp dẫn. Đợt phát hành thứ nhất vào tháng 3/2009, 3 lần đấu thầu chỉ huy
động được 230,11 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD được đưa ra mời thầu.
Đợt 2 vào tháng 8/2009, trái phiếu ngoại tệ kỳ hạn dài số lượng bỏ thầu rất ít.
Trong đó, cả 3 phiên chỉ huy động được 100 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu
chào bán kỳ hạn 1 năm; 47 triệu USD/100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 2 năm;
và 10 triệu USD/50 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Đợt phát hành thứ 3, và
thứ 4 vào ngày 29/12/2009, kết quả chỉ huy động được 73 triệu USD trong tổng
số 200 triệu USD giá trị trái phiếu gọi thầu, đạt 36,5%. Tỷ lệ huy động thành
công có xu hướng giảm dần theo từng đợt phát hành kể từ đầu 2009 tới nay.
Năm 2010, vốn trái phiếu Chính phủ là 56.000 tỷ đồng. Trong đó, bố trí
vốn cho 5 Bộ: Quốc phòng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Y tế, Công an là 20.200 tỷ đồng; giao cho 63 tỉnh, thành là 35.800 tỷ đồng.
Số vốn dành cho giao thông là 28.000 tỷ đồng, thủy lợi 13.600 tỷ đồng, y
tế 5.600 tỷ đồng, kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên là
4.500 tỷ đồng, ký túc xá sinh viên là 2.000 tỷ đồng và di dân tái định cư thủy
điện Sơn La 1.500 tỷ đồng.
Vay Ngân hàng phát triển ( NHPT)
Ngân hàng phát triển là một tổ chức tài chính của Chính Phủ, có nhiệm vụ
tổ chức nguồn vốn cho dự án phát triển.
12
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Bank - VDB)
được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-
TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006. Là một đơn vị cho
vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ lên tới 10 nghìn tỷ đồng. Cùng
với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào
quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây
dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng
nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ
xuất khẩu.
Đặc điểm
- Ngân hàng Phát triển là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của
Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư.
- Nguồn tài trợ của Chính Phủ dưới hình thức cấp tín dụng (có hoàn
trả gốc và lãi) được thực hiện thông qua NHPT. Ví dụ, Chính Phủ phát hành trái
phiếu hoặc vay ưu đãi các tổ chức quốc tế và chuyển cho NHPT để cho vay dự
án.
- Ngoài ra, NHPT tự huy động trên thị trường để tài trợ dự án. NHPT
tài trợ một cách đa dạng với nhiều loại lãi suất, hình thức khác nhau thích hợp
cho những dự án khác nhau.
- Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được
hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham
gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn
nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín
dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước.
2.2.2. Ưu điểm
13
- DN vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn
vay của các NHTM khác. Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo
thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một
khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm).
- Thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn
trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v.
cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất
và mở rộng đầu tư. Do vậy, thông qua NHPT, vốn ưu đãi được quay vòng có
hiệu quả hơn.
- Điều kiện cho vay của ngân hàng phát triển đơn giản hơn so với vay
từ các NHTM khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở
mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay. Trong tương lai, ngân hàng có
dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay.
DNNVV được VDB bảo lãnh sẽ mất 0,5% phí bảo lãnh trên tổng số vốn vay
nhưng lãi suất vay vốn vẫn thấp hơn lãi suất trên thị trường, thậm chí ngân hàng
có thể được hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn.
2.2.3. Nhược điểm
Nguồn vốn cho vay theo diện bảo lãnh này vẫn chưa nhiều; thậm chí có
ngân hàng chưa cho vay được một đồng vốn nào, chỉ vì chưa có DN nào được
VDB bảo lãnh vay vốn. Nguyên nhân là do: Chương trình bảo lãnh của VDB
cho các DN vay vốn từ NHTM là một chương trình dành cho các tín dụng dưới
chuẩn, mà đã là tín dụng dưới chuẩn thì các điều kiện cần phải nới lỏng. Tuy
nhiên, điều kiện để áp dụng cho các DN được VDB bảo lãnh là những điều kiện
rất khó khăn. Và thực ra, người ta đã vay đâu mà có tiền để thực hiện bảo lãnh
cho VDB.
2.2.4. Ví dụ
Theo tin từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), VDB sẽ cung ứng
15.000 tỷ đồng tín dụng cho xuất khẩu và 26.400 tỷ đồng tín dụng đầu tư để
14