Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

chứng khoán phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.04 KB, 19 trang )

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Bài thảo luận của nhóm 2 Cka_K10 xin nghiên cứu về chứng khoán phái sinh với nội
dung sau:
1. Khái niệm về chứng khoán phái sinh
2. Các loại chứng khoán phái sinh
3. Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

Thành phần tham gia:
1. Đào Minh Hải
2. Nguyễn Thị Thu Hồng
3. Lê Thị Vinh
4. Nguyễn Thị Thu Thủy
5. Lê Thanh Nhung
6. Lê Thị Hồng
7. Lê Hữu Ba
8. Phan Nhật Thành
9. Nguyễn Thị Mai Phương
10. Nguyễn Thị Nghĩa
11. Ngô Thị Hoài


1
I.Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được sinh ra từ một chứng khoán gốc và giá
cả của nó phụ thuộc vào giá cả của chứng khoán gốc.
hoặc có thể định nghĩa như sau:
Chứng khoán phái sinh là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó
được xác định dựa vào giá trị của một công cụ khác, thường gọi là công cụ cơ sở (the
underlying).
Công cụ cơ sở có thể là: tài sản, bao gồm hàng hoá, cổ phiếu, trái phiếu, BĐS nhà ở thế chấp, bất
động sản thương mại, các khoản vay… Rổ tài sản: các loại bất động sản thế chấp hoặc là chỉ số:


lãi suất, tỉ giá, chứng khoán, giá tiêu dùng. Thậm chí là các công cụ phái sinh khác (ví dụ dòng
tiền của của một công cụ phái sinh phụ thuộc giá trị của công cụ cơ bản) hay các các loại khác.
Ví dụ: một hợp đồng quyền chọn mua 100 cổ phiếu của Nokia tại mức giá 50 EUR vào tháng 9-
2006. Công cụ cơ sở là cổ phiếu Nokia. Một hợp đồng tương lai mua trái phiếu chính phủ Đức
thời hạn 10 năm trị giá 10 triệu EUR, công cụ cơ sở là trái phiếu chính phủ Đức.
II. Các loại chứng khoán phái sinh:
Có 4 loại chứng khoán phái sinh cơ bản là hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn
và hợp đồng hoán đổi.
(1) Hợp đồng tương lai là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký
hợp đồng về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã được xác định cho tương
lai mà không phụ thuộc vào giá cả của thị trường tại thời điểm tương lai đó- Giá cả và khối lượng
giao dịch được xác định trước, nhưng thực hiện hợp đồng vào một thời điểm trong tương lai.
- Hợp đồng tương lai là những sản phẩm do các sở giao dịch tạo ra. Là một thoả thuận giữa
một người mua hoặc bán với sở giao dịch. Trung tâm thanh toán của SGD đóng vai trò là đối tác
của tất cả hợp đồng, họ đưa ra yêu cầu về ký quỹ và quan trọng là cũng cung cấp một cơ chế
thanh toán.
- Các bên trong hợp đồng tương lai phải thực hiện hợp đồng vào ngày thanh toán. Để thoát
khỏi cam kết trước ngày thanh toán, các bên có thể bán (mua) một hợp đồng đối ứng, để thoát
khỏi vị thế và nghĩa vụ hợp đồng của mình.
- Vị thế mua (long position): người nắm giữ vị thế mua có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở theo giá
2
đã thoả thuận vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
- Vị thế bán (short position): người nắm giữ vị thế bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở theo giá
đã thoả thuận vào ngày đáo hạn của hợp đồng.
- Hợp đồng tương lai là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp
đổng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size),ngày giao hàng và
nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia
vào hợp đồng. Ngược lại,mọi đều khoản của hợp đồng kỳ hạn đều có thể được thỏa thuận, đàm
phán giữa hai bên.
- Hợp đồng tương lai được giao dịch trên các thị trường tương lai. Các bên có thể kết thúc

hoặc chấm dứt vị thế của mình một cách dễ dàng. Bên giữ thế trường vị (người mua) có thể kết
thúc vị thế của mình bằng cách bán lại hợp đồng tương lai với cùng loại hàng hóa và cùng ngày
giao hàng. Ngược lại,bên giữ thế đoản vị (người bán) cũng có thể kết thúc vị thế của mình bằng
cách mua một hợp đồng tương lai tương tự. Ngược lại, ngoài thị trường hợp đồng kỳ hạn lãi suất
và thị trường kỳ hạn ngoại tệ, hầu hết các thị trường kỳ hạn đều rất kém thanh khoản.
- Khả năng bị phá vỡ hợp đồng trong hợp đồng tương lai thấp hơn nhiều so với hợp đồng kỳ
hạn,thậm chí nó là con số 0. Các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing house) sẽ đóng vai trò như
là một bên trung gian cho cả người bán và người mua.Nghĩa là,nếu Bên A muốn mua một hợp
đồng tương lai, anh ta có thể mua nó từ trung tâm thanh toán bù trừ;nếu bên B muốn bán một hợp
đồng tương lai, anh ta có thể bán nó cho trung tâm thanh toán bù trừ.Trung tâm thanh toán bù trừ
là một bên trong hợp đồng tương lai, nó luôn công bằng cho cả người bán và người mua theo
những qui tắc đã được đặt ra.
- Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai trên thị trường thực sự được giao dich (diễn ra việc giao
hàng giữa các bên), còn lại hầu như chỉ diễn ra sự thanh toán lãi lỗ giữa các bên. Ngược lại, hầu
hết mọi hợp đồng kỳ hạn đều diễn ra việc giao hàng thực sự giữa các bên.
- Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị
trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Còn hợp đồng kỳ hạn chỉ có thể nhận biết
rõ lời lỗ vào ngày giao hàng trong tương lai. Vì vậy, khả năng xuất hiện một khoản lỗ lớn vào
ngày giao hàng là rất cao, nên khả năng người bị lỗ sẽ tìm cách để phá vỡ hợp đồng cũng rất cao
à rủi ro phá vỡ hợp đồng kỳ hạn là cao hơn rất nhiều so với hợp đồng tương lai (hầu như là con số
0). Do đó, để tham gia vào các hợp đồng tương lai, cần có một khoản tiền ký quỹ trong tài khoản
và ấn định tới thị trường để đảm bảo việc tuân thủ hợp đồng giữa các bên.
Hoạt động giao dịch được thực hiện thông qua một tổ chức trung gian gọi là công ty thanh
toán bù trừ theo sơ đồ sau:
3
Tiền Tiền
Tài sản cơ sở Tài sản cơ sở
Mục đích: Nhằm giảm bớt rủi ro xảy ra do các biến cố có thể đẩy giá cả lên cao hoặc xuống
thấp trong tương lai.
Một số loại hợp đồng tương lai cơ bản: Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng

tương lai lãi suất, hợp đồng tương lai ngoại hối, hợp đồng tương lai nông sản, hợp đồng tương lai
kim loại và khoáng sản.
Ví dụ: Vào đầu năm 2008, công ty A ký với công ty B một hợp đồng tương lai mua 105 tấn cà
phê của công ty B với giá là p đồng/kg với thời điểm mua là cuối năm 2008. Đến đúng thời điểm
cuối năm 2008 như được quy định trong Hợp đồng, Công ty B phải bán cho công ty A 105 tấn cà
phê trên với giá p đồng/kg và công ty A phải mua 105 tấn cà phê với giá p như trên cho dù giá thị
trường của cà phê tại thời điểm đó là bao nhiêu.
(2) Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng trong đó có sự thoả thuận giữa các bên ký hợp
đồng về giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai
với mức giá xác định vào thời điểm ký hợp đồng. Mức giá trong hợp đồng kỳ hạn có thể thay đổi
tại thời điểm giao nhận hàng hoá theo sự thoả thuận của các bên.
- Giá cả và khối lượng giao dịch được xác định trước, nhưng thực hiện hợp đồng vào một thời
điểm trong tương lai.
- Chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa trên
những ước tính mang tính cá nhân.
- Khi có sự thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một
trong hai bên không thực hiện hợp đồng.
Ví dụ: Hoàng muốn mua một căn nhà trong năm tới. Đồng thời Minh hiện tại đang sở hữu một
căn nhà trị giá 100.000 USD mà anh ta muốn bán trong năm tới. Hai người ký một hợp đồng kỳ
hạn với giá mua bán căn nhà là 104.000 USD trong vòng một năm tới. Một năm sau, giá thị
trường của căn nhà là 110.000 USD. Khi đó Minh cũng buộc phải bán căn nhà cho Hoàng với giá
104.000 USD.
4
Mua hợp đồng
tương lai
Công ty thanh toán bù trừ
Bán hợp đồng tương
lai
Hoặc:
Ông A cần 15.000 USD vào ngày 15-11-2009 cho một mục đích nào đó, để đề phòng tỉ giá có thể

tăng cao ông A ký một hợp đồng kỳ hạn sáu tháng vào 15-5 với một ngân hàng, theo đó ông A sẽ
mua 15.000 USD từ ngân hàng này vào ngày ông cần tiền là 15-11 với giá là 17.800đ/USD.
(3) Quyền chọn: có hai loại
a.Quyền chọn mua
Người mua quyền chọn trả một khoản tiền (gọi là phí quyền chọn) cho người bán. Người mua
sẽ có quyền được mua (không bắt buộc mua) một lượng tài sản nhất định theo một mức giá thoả
thuận trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Người bán nhận phí quyền chọn có trách
nhiệm phải bán một lượng tài sản như đã thoả thuận cho người mua, theo mức giá đã thoả thuận,
vào thời điểm xác định trong tương lai (hoặc trước thời điểm đó) khi người mua muốn thực hiện
quyền chọn mua.
Ví dụ: Giá cổ phiếu của ngân hàng AB tại thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu, nhà
đầu tư sau khi phân tích đưa ra dự báo giá cổ phiếu sẽ lên khoảng 200.000 đồng. Hiện tại, nếu
muốn mua 1000 cổ phiếu của AB thì nhà đầu tư phải bỏ ra 100.000.000 đồng để mua nó. Giả sử
sau một thời gian giá cổ phiếu không đúng như dự báo bị giảm xuống còn 60.000 đồng thì nhà
đầu tư bị lỗ: 40.000.000 đồng. Trong trường hợp này, để vừa giảm thiểu rủi ro mà vẫn thực hiện
theo dự báo, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào Quyền chọn mua, cụ thể: mua 1000 cổ phiếu của AB với
giá 100.000 đồng/cổ phiếu, trong thời gian 3 tháng với mức phí quyền chọn là 20.000 đồng/cổ
phiếu x 1000 cổ phiếu = 20.000.000 đồng. Trong thời gian 3 tháng trên, nếu giá cổ phiếu AB tăng
như dự báo lên mức 200.000 đồng/cổ phiếu thì bạn sẽ thu được: 1000 cổ phiếu x 200.000 đồng =
200.000.000 đồng tức là bạn lãi 100.000.000 đồng – 20.000.000 đồng phí mua quyền chọn =
80.000.000 đồng. Trong thường hợp giá cổ phiếu của AB không tăng mà liên tục giảm cho đến
hết thời gian 3 tháng thì nhà đầu tư có quyền không thực hiện việc mua của mình và chỉ chịu mất
20.000.000 đồng tiền phí quyền chọn mua.
b.Quyền chọn bán
Người nắm giữ một lượng tài sản mua phí quyền chọn bán của nhà cung cấp quyền chọn bán
để đảm bảo rằng tài sản của mình sẽ chắc chắn được bán ở một mức giá nhất định trong tương lai.
Ví dụ: Nhà đầu tư là người nắm giữ 1000 cổ phiếu của AB trên với mức giá thị trường hiện tại
là 100.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư lo lắng về giá cổ phiếu có thể giảm xuống còn 70.000
đồng/cổ phiếu thì sẽ bị mất 30.000.000 đồng. Nhà đầu tư sẽ mua quyền chọn bán với mức phí
20.000 đồng/cổ phiếu = 20.000.000 đồng để đảm bảo rằng cổ phiếu của mình lúc nào cũng có thể

5
bán được 100.000 đồng/cổ phiếu. Tức là nếu như giá cổ phiếu giảm xuống dưới 100.000 đồng/cổ
phiếu thì nhà đầu tư có thể sẽ có lợi vì được bán cổ phiếu ở mức cao hơn mức giá của cổ phiếu đó
trên thị trường vào thời điểm đó.
Ví dụ khác: Nhà đầu tư muốn bán 1000 cổ phiếu công ty AB nhưng không nắm toàn bộ số cổ
phiếu trên. Nhà đầu tư sẽ đặt quyền chọn bán 1000 cổ phiếu công ty AB với mức giá 100.000/1
cổ phiếu, nếu như giá cổ phiếu công ty giảm xuống còn 60.000/1 cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ mua lại
1000 cổ phiếu của công ty AB với giá 60.000/1 cổ phiếu và bán lại với mức giá 100.000/1 cổ
phiếu theo quyền bán mà ông đã mua. Nếu giá cổ phiếu công ty AB tăng lên, nhà đầu tư có thể
hủy quyền bán cổ phiếu và chịu thiệt hại ít hơn (số tiền đặt mua quyền bán cổ phiếu AB với mức
giá 100.000/1 cổ phiếu).
(4) Hợp đồng hoán đổi là một cam kết song phương, theo đó các nhà đầu tư sẽ trao
cho nhau vào một ngày nhất định một số lượng nhất định đồng tiền của một quốc gia A để lấy
một số lượng nhất định đồng tiền của quốc gia B đã được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ hiện tại
trong một thời hạn xác định, với điều hứa hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn.
Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là hợp đồng SWAP, là một công cụ tài chính phái sinh
(derivative) trong đó hai bên đối tác trao đổi một dòng tiền (cash flow) này lấy một dòng tiền
khác của bên kia. Những dòng tiền này gọi là các nhánh của swap (legs), các dòng tiền được tính
toán dựa trên một con số ước tính nhất định.
Các hợp đồng hoán đổi thường được dùng để phòng ngừa các loại rủi ro tài chính (như rủi ro
về lãi suất thay đổi, rủi ro về tỉ giá, rủi ro về giá cổ phiếu), để hưởng các ưu đãi dành cho các
công ty trong nước, hoặc để nhằm mục đích đầu cơ.
Ví dụ: A có một khoản tiền gửi $100,000 với lãi suất cố định 5%/ năm. B cũng có một khoản
đầu tư $100,000 với lãi suất biến động, bình quân cũng là 5%/năm. A và B kí một hợp đồng
SWAP theo đó, B sẽ trả cho A số lợi tức từ khoản đầu tư của B, còn A trả cho B lợi tức 5,000
usd/ năm. Bằng cách này, B vẫn giữ được khoản đầu tư của mình, trong khi có thu nhập ổn định,
còn A lại có cơ hội hưởng lợi tức từ khoản đầu tư kia cho dù không thực sự sở hữu nó.
Các hợp đồng Swap thường được giao dịch bên ngoài các thị trường giao dịch tập trung, hay
nói cách khác nó là một loại công cụ tài chính phái sinh OTC (Over the counter). Hợp đồng Swap
không thể được mua bán trao đổi như là các loại chứng khoán hay hợp đồng tương lai, mà chúng

thực sự là những hợp đồng cá biệt giữa hai bên xác định. Do đó, cách duy nhất để thoát ra khỏi
hợp đồng này là bằng thoả thuận song phương với phía đối tác để huỷ hợp đồng, hoặc bằng cách
chuyển nhượng nó cho bên thứ ba với điều kiện có sự đồng ý của phía đối tác.
Có rất nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP tiền tệ, SWAP lãi suất, SWAP chứng khoán
mỗi loại SWAP có một đặc điểm riêng.
6
Swap tiền tệ (Currency swap)

Swap tiền tệ là một hợp đồng trao đổi ngoại tệ giữa hai bên, sau một khoảng thời gian nhất
định, số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu.
Về cơ bản swap tiền tệ tương tự như swap lãi suất, điểm khác nhau cơ bản là swap tiền tệ
được thực hiện giữa hai đồng tiền khác nhau còn swap lãi suất thực hiện trên cùng một đơn vị
tiền tệ. Ngoài ra, nếu như trong swap lãi suất, khoản tiền gốc không thực sự được chuyển giao,
hai bên chỉ hoán đổi lãi suất cho nhau trên một số tiền danh nghĩa của hợp đồng, thì trong swap
tiền tệ có sự chuyển giao của số tiền thực tế của hợp đồng 2 lần: lúc bắt đầu swap và lúc kết thúc
swap.
Swap tiền tệ có thể là hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, thời hạn của nó có thể kéo dài đến 10
năm hoặc hơn. Không giống như vay giáp lưng, theo luật kế toán của một số nước, hợp đồng
hoán đổi tiền tệ không được coi là một khoản vay, do đó nó không phản ánh trên bảng cân đối kế
toán. Một hợp đồng hoán đổi tiền tệ bao giờ được cấu thành từ 2 phần, bắt đầu là một vụ trao đổi
tiền tệ (nhánh ngắn), và kết thúc bằng việc thực hiện một hợp đồng kì hạn.
Hợp đồng swap tiền tệ giúp một công ty có thể huy động được vốn với lãi suất thấp hơn.
Ví dụ: công ty X của Mỹ phát hành một lượng trái phiếu trị giá 100 triệu CHF ( viết tắt đồng
Franc Thuỵ Sĩ) sang Thuỵ Sĩ, với lãi suất cố định là 6%/6 tháng. Lý do là một số nhà đầu Thuỵ Sĩ
đang có một lượng vốn bằng CHF, muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư của họ và cần tìm những
công ty như X, vì vậy họ sẵn sàng mua trái phiếu của X với mức lợi suất thấp hơn các nhà đầu tư
Mỹ(8%). Công ty X đã huy động được số vốn 100 triệu CHF, tuy nhiên hoạt động chủ yếu của nó
là tại Mỹ và thực hiện bằng USD, cho nên X lại tiếp tục tham gia vào một hợp đồng SWAP tiền
tệ với ngân hàng First Bank London(FBL). Hợp đồng này gần giống như X cho FBL vay 100tr
CHF còn FBL cho X vay số tiền tương đương bằng USD. X đổi ngay 100tr CHF ra USD theo tỉ

giá thị trường, nhận tiền lãi như tiền lãi của một khoản tiền gửi bằng CHF vào cùng ngày mà họ
phải thanh toán cho các nhà đầu tư Thuỵ Sĩ, đồng thời phải trả lãi cho khoản tiền chuyển đổi
tương đương bằng USD. Đến ngày đáo hạn hai bên sẽ hoán đổi ngược lại, X nhận lại 100tr CHF,
FBL nhận lại USD. Nhờ sự kết hợp 2 hoạt động này mà trong khoảng thời gian 6 tháng, công ty
X đã huy động được một lượng vốn lớn với lãi suất thấp hơn huy động từ các nhà đầu tư Mỹ.
Để tính toán giá trị của hợp đồng SWAP người ta cũng sử dụng kĩ thuật chiết khấu dòng tiền
về thời điểm hiện tại như các hợp đồng SWAP khác. Nhìn chung khi bắt đầu tiến hành nghiệp vụ
SWAP, giá trị hiện tại thuần (Net present value = PVA - PVB) của hợp đồng SWAP bằng 0, tức
là không bên nào có lợi hơn bên nào. Tuy nhiên do sự biến động của một số nhân tố như lãi suất,
7
tỉ giá mà khi kết thúc hợp đồng có thể sẽ có bên lãi và bên lỗ.
Swap lãi suất (Interest rate swap)

Hợp đồng swap lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính phái sinh.
Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của
đối phương.
Dòng lãi suất là gì? Đó là tập hợp các khoản lãi suất trong tương lai của một khoản đầu
tư. Đối với dòng lãi suất cố định thì thu nhập từ khoản đầu tư là đều nhau trong những
khoảng thời gian tương đương, còn dòng lãi suất biến đổi thì không.
Swap lãi suất thường là kiểu hoán đổi giữa (lãi suất) "cố định - biến đổi", nhưng cũng có
khi là "biến động - biến động". Về mặt lý thuyết thì loại thứ ba "cố định - cố định" cũng có
thể thực hiện được, nhưng do toàn bộ dòng lãi suất có thể xác định được ngay thời điểm kí
hợp đồng swap nên chẳng có lý do gì mà hai bên lại tiến hành hoán đổi cho nhau nếu các
khoản đầu tư có chung đơn vị tiền tệ.
Ví dụ : A có một khoản gửi ngân hàng bằng USD, lãi suất 5%/năm, B sở hữu một số trái
phiếu có giá trị tương đương, trái tức 7%. Vậy nếu tiến hành swap thì đơn giản là A sẽ phải
bù cho B 2%, và chẳng bên nào được lợi lộc gì.
Swap lãi suất "cố định - biến động" thường được sử dụng khi các công ty muốn thay thế
rủi ro trước biến động lãi suất của mình bằng một lãi suất ổn định, tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động quản trị chiến lược, vì khi đó công ty sẽ dễ dàng xác định các nhân tố ảnh

hưởng hơn. Ở chiều swap ngược lại, bên tham gia muốn đổi lãi suất ổn định của mình lấy
lãi suất biến động, mà theo kì vọng của anh ta là có lợi hơn. Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để
hiểu rõ hơn:
Một hợp đồng SWAP kiểu "cố định - biến động" theo đó, bên A trả cho bên B một tỉ lệ
lãi suất bằng với lãi suất LIBOR + 50 điểm(0.5%), để đổi lại bên B cho bên A hưởng một tỉ
lệ lãi suất cố định là 3%/năm. Lưu ý rằng, trên thực tế không diễn ra việc chuyển giao số
tiền gốc, và tiền lãi được tính toán trên một số tiền qui ước (tưởng tượng). Đến kì thanh
toán, giả sử 1 năm sau, lãi suất LIBOR lúc đó là 0.7%, vậy lãi suất A thanh toán cho B là
1.2%, do đó, sau khi bù trừ A sẽ được nhận số tiền lãi với lãi suất là 3 - 1.2 = 1.8%. Lãi
suất cố định (ở ví dụ này là 3%) được gọi là lãi suất swap. Như vậy trong trường hợp này,
hợp đồng SWAP tương tự như một vụ cá cược về lãi suất LIBOR, nếu lãi suất LIBOR mà
8
lớn hơn 2.5% thì B có lợi, còn thấp hơn 2.5% thì A có lợi.
Ngoài ra swap lãi suất còn giúp các bên giảm chi phí sử dụng vốn. Nếu A và B hoạt
động trong điều kiện giống nhau thì có vẻ như SWAP chỉ là một trò chơi có tổng bằng 0
(zero sum game) khi mà lợi ích bên này lại là thiệt hại của bên kia. Tuy nhiên, khi A và B
hoạt động trong những môi trường khác nhau, tiếp cận với những nguồn lực khác nhau, thì
vẫn có một khoảng nào đó khiến cả hai cùng có lợi.
Ví dụ : A có khả năng vay tiền với lãi suất 12% hoặc LIBOR+2%, trong khi B có khả
năng vay với lãi suất 10% hoặc LIBOR+1%. Coi như đây là chi phí sử dụng vốn của 2
công ty, thì bằng lý thuyết lợi thế so sánh có thể thấy A có lợi thế so sánh về lãi suất động
còn B có lợi thế so sánh về lãi suất cố định. Vậy A nên vay vốn theo lãi suất biến động
LIBOR+2% còn B nên vay vốn theo lãi suất cố định 10%, sau đó A và B có thể sử dụng
hợp đồng SWAP để hoán đổi lãi suất theo một tỉ lệ nhất định để cả hai cùng có lợi.
III. Thực trạng và giải pháp về việc sử dụng chứng khoán phái sinh ở
Việt Nam:
Thị trường phái sinh chỉ mới hình thành trên trên lĩnh vực ngoại hối và gần đây bắt đầu
trên thị trường hàng hóa (cà phê), chưa xuất hiện các giao dịch trên thị trường chứng
khoán. Các giao dịch phái sinh chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn, quyền lựa chọn còn hợp đồng
giao sau và hợp đồng hoán đổi chưa được thực hiện.

Đối với thị trường ngoại hối, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn trên thị trường
ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/
QĐ-NHNN7 ngày 10.1.1998. Với quyết định này, cho phép các ngân hàng thương mại
triển khai các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và mua bán ngoại hối kỳ hạn với khách hàng là
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhờ vậy, đã giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được rủi
ro trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á. Đến năm 2002, được sự cho phép của
Ngân hàng Nhà nước VN, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Eximbank đã
tiến hành thí điểm giao dịch quyền lựa chọn (options). Mặc dù mới đưa vào giao dịch trên
thị trường, cơ chế còn khá mới mẽ nhưng bước đầu đã được nhiều khách hàng tham gia.
Sang năm 2004, trước tình hình biến động giá cà phê trên thị trường gây rủi ro cho nông
dân và các công ty xuất khẩu cà phê, Ngân hàng kỹ thương đã đứng ra làm đầu mối tổ chức
cho các doanh nghiệp thực hiện giao dịch phái sinh trên thị trường London, bước đầu mang
lại hiệu quả đáng kể.
1.Mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam
9
Giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính
biến động khôn lường của nó. Các chủ thể tham gia không còn cách nào khác ngoài việc tự
bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ 1 phần rủi ro cho thị trường bằng các
Công cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các Công
cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế
lạc hậu chưa cho phép chúng áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói
quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các Công cụ
tài chính phái sinh ở Việt Nam.
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam
theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực
hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa ngân hàng thương mại với doanh nghiệp
xuất nhập khẩu hoặc với các ngân hàng thương mại khác được phép của ngân hàng nhà
nước. Tuy nhiên, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân
hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng
chống rủi ro tỉ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm

khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày
24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống
đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và
NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm
VND.
Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và được các ngân
hàng sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân
hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm
phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày
30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục
các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất. Hoán đổi lãi
suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại
NH; giữa NH với những DN vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn
nước ngoài; giữa các NH trong nước với nhau và giữa các ngân hàng thương mại trong
nước với các TCTD nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã
triển khai cung cấp Hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp (DN), tìm kiếm đối
tác là các TCTD nước ngoài để ký kết hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có
hoán đổi lãi suất được coi là hoạt động ngoại bảng của NH do đó hướng dẫn hạch toán từ
phía NHNN đối với các nghiệp vụ này đang được xem là điều kiện đủ để các NHTM đẩy
mạnh cung cấp dịch vụ này cho khách hàng.
10
Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (từ
1/2003), đã có một só ngân hàng như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong
phạm vi đồng USD từ ngày 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất
giữa 2 đồng tiền USD và VND (hoán đổi lãi suất chéo) đã được thực hiện, từ trước khi có
quy định chính thức của ngân hàng nhà nước. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho
phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền Đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên
tới 15 triệu USD trên tại trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ
khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC sẽ đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng. Với

giao dịch này, khách đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho
việc vay vốn tiền Đồng kỳ hạn 3 năm mà không chịu bất cứ một rủi ro nào về tỷ giá
USD/VND.
Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau này.
Ngân hàng Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam thực hiện hoán đổi lãi suất chéo
giữa hai đồng tiền chéo đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng sử khi khách hàng
vay ngoại tệ. Và trong tương lai, Standard Chartered sẽ còn cung cấp nhiều sản phẩm phái
sinh nữa trên thị trường Việt Nam, hứa hẹn tương lai phát triển thị trường.
Ở một mức cao hơn, các công cụ lai tạp có nguồn gốc từ hoán đổi như hoán đổi lãi suất
cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực
hiện trong tương lai …cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại hối trong thời
gian gần đây. Điều đặc biệt là các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm áp
dụng tại Việt Nam theo công văn 3324/NHNN-CSTT, tháng 4/2006 cho phép HSBC chi
nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Mặc dù là một loại hoán đổi nhưng hoán đổi rủi
ro tín dụng thực sự lại giống một chính sách bảo hiểm hơn. Tức một bên nắm giữ trái phiếu
hoặc các khoản vay, định kỳ sẽ thanh toán cho bên kia. Trường hợp trái phiếu bị đánh giá
thấp hay các khoản vay trên bị vỡ nợ, bên bảo hiểm ở đây là HSBC sẽ trả cho bên đối tác,
khách hàng các khoản bù trừ lỗ.
Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam chỉ gắn với rủi ro tín dụng của các
loại trái phiếu do chính phủ hoặc các DN Việt Nam phát hành trái phiếu ra thị trường quốc
tế, các khoản vay dài hạn của DN Việt nam tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt
Nam. Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín dụng cho HSBC là các tổ chức tín dụng hoạt
động tại Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là các chi nhánh HSBC ở nứơc ngoài. Thời
hạn của giao dịch không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này cũng giống như
thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với các công cụ này cho phép nhà đầu
tư có cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình
thường, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD. Hơn nữa, việc sử dụng các
công cụ mới này còn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của chính phủ và các DN Việt
11
Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị
trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối
cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi
suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay
và đi vay trung hạn (dưới 5 năm) bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối
với các DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở VN được NHNN cho phép và các
NH ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần
cũng được cho phép thực hiện nghiệp vụ này.
Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp,
điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank,
ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Nguyên tắc chính của loại
quyền chọn này là các DN và cá nhân được quyền đặt mua hay đặt bán USD với VNĐ
thông qua một tỷ giá do khách hàng tự chọn, được gọi là tỷ giá thực hiện. Đặc biệt, quyền
chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền chọn
mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau khi
NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày
10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này được
tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng cần có
thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ. Tới nay, đã có rất
nhiều ngân hàng được phép của Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ
Option. Đặc biệt, Ngân hàng nhà nước cũng đã cho phép thực hiện các Options tiền Đồng
tại BIDV, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế.
Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VND sẽ có cơ hội tiếp
cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VND và Việt Nam cũng qua đó mà tăng
lên. Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí điểm nên các ngân hàng này bị giới hạn bởi thời
gian thực hiện. Nhìn chung, hoạt động này đang đem lại một cơ cấu sản phẩm hiện đại cho
các ngân hàng trong điều kiện hội nhập. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng đối với các giao
dịch Options đang có xu hướng tăng, do vậy ngân hàng nhà nước đã tiến hành gia hạn thí
điểm hợp đồng các nghiệp vụ này.

Quyền chọn USD và VNĐ đáp ứng cho cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu trong đó quyền
chọn mua áp dụng cho nhà nhập khẩu và quyền chọn bán áp dụng cho nhà xuất khẩu. Sau
khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng,
ngày 10/12/2004 ACB là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Dịch vụ này
được tung ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế giá vàng liên tục tăng, tuy nhiên cũng
12
cần có thời gian để đo lường mức độ đón nhận của thị trường đối với công cụ này.
Điểm lại nhưng mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh ở VN, dễ nhận thấy rằng nó
chưa được thị trường đón nhận như là công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro.
Thực trạng đó đặt ra nhiều câu hỏi. Phải chăng các DN chưa thực sự có nhu cầu phòng
chống rủi ro? Phải chăng khoảng cách giữa mong muốn phòng ngừa rủi ro của các DN và
các công cụ phái sinh còn quá lớn? Phải chăng sự hiểu biết của các DN đối với các Công
cụ phái sinh, từ đó là những chính sách sử dụng nó còn yếu kém? Phải chăng điều kiện
kinh tế, đặc biệt là sự phát triển ở VN còn hạn chế? Phải chăng là việc hạch toán những
nghiệp vụ ngoại bảng này còn nhiều bất cập khiến các ngân hàng còn nhiều lúng túng trong
việc triển khai các dịch vụ phái sinh ? Phải chăng những quy định pháp lý hiện nay còn hạn
chế sự hoạt động của các công cụ phái sinh?
Nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ, các công cụ phái sinh, từ chỗ
là công cụ phòng chống rủi ro sẽ mang đến những mầm hoạ khôn lường cho nền kinh tế.
Do vậy, để tránh điều đó, chúng ta cần xây dựng những trụ cột cơ bản đảm bảo việc triển
khai các công cụ tài chính phái sinh được bền vững.
Với tình hình hoạt động của thị trường các chứng khoán phái sinh ở VN thời gian qua có
thể tổng kết được những thành tựu và hạn chế sau:
• Những thành quả bước đầu:
+ Nhận thức về các công cụ phái sinh và sự vận dụng chúng vào trong hoạt động kinh
doanh ngày càng phổ biến và hiệu quả. Bằng việc đưa các công cụ phái sinh hoán đổi
(swap), kỳ hạn (forward) và quyền lựa chọn (options) vào giao dịch trên thị trường, bước
đầu ngân hàng đã tạo được nhận thức cho khách hàng trong việc vận dụng chúng để phục
vụ cho hoạt động kinh doanh hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá. Trên cơ sở những thành
quả đạt được trên thị trường ngoại hối hoạt động giao dịch phái sinh được triển khai sang

lĩnh vực thị trường hàng hóa, cụ thể là sản phẩm cá phê trên thị trường London được ngân
hàng kỹ thương áp dụng, Ngân hàng Á châu thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán
vàng.
+ Cung ứng thêm các công cụ tài chính, góp phần làm phong phú và đa dạng sản phẩm
dịch vụ của ngân hàng trên thị trường ngoại hối. Một số ngân hàng năng động, giờ đây
không chỉ tập trung vào những sản phẩm kinh doanh ngân hàng truyền thống mà còn
hướng tới nghiên cứu triển khai các phái sinh hiện đại.
13
• Những hạn chế:
+ Khối lượng giao dịch còn quá nhỏ so với như cầu thực tế: Các giao dịch kỳ hạn và
giao dịch hoán đổi được triển khai từ năm 1998 đến nay nhưng khối lượng các giao dịch
này ở các ngân hàng thương mại vẫn còn rất ít, vẫn chưa tạo được sự hấp vẫn đối với khách
hàng. Điều này, xuất phát từ những nguyên nhân sau: Tỷ giá giữa USD/VND được Ngân
hàng Nhà nước can thiệp khá ổn định với mục đích hỗ trợ cho xuất khẩu; nhận thức về các
công cụ phái sinh nhưng chưa phổ biến và chưa am hiểu sâu sắc về các công cụ từ khách
hàng; tính hiệu quả kém của thị trường, làm cho các giao dịch phái sinh không phát huy hết
vai trò là công cụ dự trên những biến động ngẫu nhiên của thị trường để hạn chế rủi ro và
tạo ra lợi nhuận; hệ thống thông tin thị trường chưa kịp thời và đầy đủ…
+ Giao dịch phái sinh chủ yếu trên thị trường ngoại hối còn lại trên các thị trường khác
vẫn chưa hình thành hoặc trong giai đoạn phôi thai. Điều này một phần xuất phát từ nguyên
nhân về khung pháp lý điều chỉnh hoạt động giao địch chứng khoán phái sinh chưa đầy đủ,
quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia chưa được đảm bảo, do đó chưa tạo
được sự quan tâm của các định chế tài chính cũng như các nhà đầu khi tham gia trên thị
trường chứng khoán, trong vận dụng các biện pháp để hạn chế rủi ro và đầu tư kiếm lợi.
+ Khung pháp lý điều chỉnh các giao dịch phái sinh trên thị trường chưa được hoàn
thiện. Các giao dịch phái sinh mà các ngân hàng thương mại kinh doanh trên thị trường
ngoại hối, được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý của ngân hàng nhà nước, còn lại trên
các thị trường khác vẫn chưa có văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động của các giao
dịch này.
2.Một số giải pháp vĩ mô

Thứ nhất : Quy định về giới hạn và giá mua
Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp
làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm
kiểm soát (không ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến
lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ là rất phong phú, nó cho phép các DN
Việt Nam kết hợp vừa phòng ngừa (tỷ giá) vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt đối với các
định chế muốn tìm kiếm lợi nhuận). Dĩ nhiện là mặt trái của quyền chọn là đầu cơ rất cao.
Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và
bán.
Việc đầu cơ giá trên hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể làm cho tỷ giá biến động vượt ra
khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các DN và các nhà đầu tư vào hệ thống
14
tỷ giá mà chúng ta đã hoạch định. Mặc dù vậy, vẫn chưa có những chứng cứ nào cho thấy
việc đầu cơ vào các hợp đồng quyền chọn tiền tệ dẫn tới sự sụp đổ hoặc khủng hoảng tỷ giá
ở các nước trên thế giới. Chế độ tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vàọ sự ổn định vĩ mô của nền
kinh tế quốc gia. Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá rất cao về chỉ số ổn định
kinh tế vĩ mô. Do đó, nỗi lo về tính bất ổn của tỷ giá khi mở rộng biên độ sẽ giảm đi rất
nhiều. Chính vì thế, chúng ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với
điều kiện các nước như Việt Nam đã từng áp dụng và thành công.
Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn phức tạp ở
các nước phát triển nhưng nó làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để tránh thua lỗ tối đa cho các
nhà đầu tư và thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ như một
công cụ kiếm lời. Các quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra những quy định về các mức tỷ
giá trần (tối đa) và sàn (tối thiểu). Nếu tỷ giá vượt quá các mức giá này thì quyền chọn sẽ
không còn có giá trị. Những rào cản này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ và do đó giảm đi
đáng kể tính bất ổn do NHNN mở rộng biên độ dao động tỷ giá. Các khống chế nêu trên có
thể áp dụng cho toàn bộ các hàng hoá và tài sản trên thị trường Việt Nam.
Thứ hai: Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch công cụ tài chính phái sinh
Kể từ vụ sụp đổ của công ty Enron, các nhà kinh tế đã bắt đầu thảo luận để đặt ra những
qui định về thế chấp tài sản trên các hợp đồng phái sinh. Khi một công ty có những khó

khăn về mặt tài chính hoặc thậm chí đang còn hoạt động rất tốt vẫn phải đưa ra những
khoản thế chấp hay các mức duy trì đặt cọc cao để chắc chắn công công ty sẽ tuân thủ hợp
đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá. Mức duy trì có thể là một khoản tối thiểu
mà khi tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức nào đó, thì cách tham gia hợp đồng bổ sung
vào.
Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể
lên tới 30% hợp đồng (so với mức 5% trên các thị trường thế giới). Đối với các nhà môi
giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những
ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu
về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những
nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán
của nhà môi giới.
Thứ ba : Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế
Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống ngân hàng thương mại trong nước
không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn.
15
Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem
bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nứơc phát
triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch
này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống ngân hàng
thương mại.
Ngoài ra, Việt Nam cần xem xét và khẩn trương tham gia vào các thoả thuận giao dịch
hoán đổi theo quy định quốc tế thì mới có đủ điều kiện có thể tham gia ký các hợp đồng tái
bảo hiểm từ các giao dịch phái sinh trong nước.
Thứ tư : Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng
phái sinh.
Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là
chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là
một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá
trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc

chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái
sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ
không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các
nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với
cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị
trường bất đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét
để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp
các sản phẩm phái sinh. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các
định chế này.
Thứ năm: Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính.
Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành viên tham
gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh phải hiểu hết về nhau
trước khi tiến hành các giao dịch với nhau Chẳng hạn như một ngân hàng Việt nam đồng ý
thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường
hợp này người mua tương lai cần phải có những thông tin rằng hiện nay ngân hàng Việt
Nam hiện đang ký quỹ là bao nhiêu tại một ngân hàng nước ngoài để mua vàng thế giới
bán lại cho ngươi từ trong nước. Nói cách khác, trong cuộc chơi này trong cuộc chơi này ai
cũng phải có thông tin lẫn nhau, để cuộc chơi tăng thêm phần minh bạch và có lợi cho thị
trường giao dịch.
16
Thứ sáu: Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản
của sản phẩm phái sinh.
Hiện nay, các công cụ phái sinh chưa có thị trường giao dịch chính. Các hợp đồng kỳ hạn và
tương lai phải giao dịch trên có sàn nước ngoài như London hay NewYork. Còn lại là giao
dịch qua quầy, nhiều bất lợi đối với tính thanh khoản cũng như các loại rủi ro tín dụng. Các
hợp đồng quyền chọn và hoán đổi được giao dịch trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền
tệ. Nói chung, hiện tại chúng vẫn còn thiếu nhiều cơ chế tạo ra các hành lang đảm bảo các
hoạt động được trôi chảy. Tuy nhiên, đi đôi với việc phát triển thị trường là việc nâng cao
chất lượng hàng hoá cho thị trường. Hàng hoá ở đây chính là các công cụ tài chính phái sinh,
từ các công cụ thuần nhất tới các công cụ lai tạp. Và vấn đề không chỉ nằm ở chỗ đa dạng

hoá các sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Cần chú ý tới chất lượng hàng hoá. Ở
đây, chính là tính hợp pháp, tính thanh khoản, khả năng thích ứng với các loại rủi ro của các
công cụ tài chính phái sinh. Do vậy cần hoàn thiện các đặc trưng kỹ thuật của các công cụ tài
chính phái sinh, đáp ứng nhu cầu và mức độ phát triển của thị trường.
Đối với quyền chọn, các ngân hàng thương mại nên xác lập trong nội dung hợp đồng quyền
chọn quyền được mua ngoại tệ khi DN không thực hiện quyền lựa chọn, do đối với các DN
nhập khẩu của Việt Nam khi thực hiện hợp đồng quyền chọn ngoài ý nghĩa về phòng ngừa
rủi ro tỷ giá hối đoái còn có nhu cầu cần đảm bảo có đủ số lượng ngoại tệ để thanh toán các
hợp đồng nhập khẩu đến hạn.
Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng
Optionsimages là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro hối
đoái của các DN không thuộc các tổ chức tài chính tín dụng, bảo hiểm, kinh doanh. Trên cơ
sở này, Bộ tài chính xác định phí giao dịch quyền chọn là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ
được tính vào chi phí khi tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.
Ngoài ra, đối với các Options chứng khoán, hiện nay chưa được áp dụng triển khai thì đây là
thời điểm chín muồi để triển khai Options chứng khoán vì tốc độ phát triển thời gian qua khá
nhanh, giá tăng – giảm đột biến, do đó nhu cầu về Options càng trở nên cấp bách. Nếu có
công cụ Options, nhà đầu tư không bị hoảng loạn vì gần như họ đã mua “bảo hiểm” về giá
cho các chứng khoán của mình.
17
Song song với việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh thuần nhất, nên có những tiếp
cận đối với các sản phẩm lai tạp. Các sản phẩm quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá, giá cả và cả rủi
ro tín dụng đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục nâng cao hơn
nữa chất lượng của thị trường tài sản cơ cở . Từ đó, sẽ là cơ sở có thể định giá các sản phẩm
phái sinh hiệu quả nhất.
Thứ bảy: Cải tiến các phương pháp quảng bá thông tin về các giao dịch chứng khoán phái
sinh đến khách hàng.
CCác định chế tài chính chuyên nghiệp triển khai các giao dịch phái sinh như: ngân hàng
thương mại, công ty chứng khoán, triển khai quảng bá các công cụ phái sinh, nhằm tạo ra sự
nhận thức và hiểu biết cho khách hàng, nhà phát hành và nhà hoạch định chính sách về công

dụng và cách thức sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Để thực hiện điều này, các ngân
hàng cân rút kinh nghiệm và thay đổi cách tiếp thị chào bán các sản phẩm phái sinh, theo
hướng là lựa chọn và huấn luyện kiến thức tiếp thị cho những nhân viên thật sự am hiểu về
sản phẩm để trực tiếp giới thiệu và chào bán cho khách hàng. Ngoài ra, về lâu dài cần lập ra
bộ phận chuyên tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng tìm kiếm thông tin, cách thức sử dụng các
công cụ tài chính phái sinh cho cả hai mục tiêu kinh doanh và hạn chế rủi ro.
Thứ tám: Tăng cường công tác đào tạo nghiên cứu, thông tin tuyên truyền và hợp tác quốc
tế.
Nhân tố con người đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động. Do đó, việc đào tạo phải đặt
lên hàng đầu và được thực hiện thường xuyên. Thị trường chứng khoán nói chung và thị
trường giao dịch chứng khoán phái sinh nói riêng là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phải có kiến
thức, trình độ chuyên môn cao, nhưng hiện nay còn quá mới mẻ ở VN. Cho nên, việc đào tạo
phải gắng kết với hoạt động mở rộng quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân
lực, tư vấn, xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trường .
Trên đây là một số giải pháp mang tính vĩ mô,. Đó là những công việc mà nhà nước, chính
phủ và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, để thị trường ngày càng
phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần những nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế,
các DN, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái
sinh. Và vấn đề cốt lõi chính là nhận thức của chính các chủ thể tham gia trực tiếp chứ không
phải là các chủ thể quản lý.
18
19

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×