BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
MÔN: CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: “CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG CỦA ĐIỆN
THOẠI SAMSUNG GALAXY S22 ULTRA”
Giảng viên: Nguyễn Chí Tâm
Lớp: CDLOGT24NO
Danh sách sinh viên:
1.Võ Hồng Lâm - 2003882 - CĐLOGT24N
2.Nguyễn Thị Ngọc Sương - 2003993 - CĐLOGT24N
3.Nguyễn Ngọc Phương Anh - 2004558 - CĐLOGT24O
4.Trương Thị Mỹ Trang - 2004361 - CDLOGT24O
5.Trần Thị Thu Trang - 2004268 - CDLOGT24O
6.Nguyễn Thị Tường Vy - 2003921 - CĐLOGT24N
7.Nguyễn Thị Thanh Trang - 2001164 - CĐLOGT24O
8.Lê Minh Phương - 2004364 - CĐLOGT24O
9.Đàm Đình Huy - 1820213 - CĐLOGT22B
10.Hồ Nhật Bảo - 2004212 - CĐLOGT24N
11.Vương Đặng Yến Vy - 2004542 - CDLOGT24O
12. Huỳnh Ngơ Như Quỳnh -2004389 - CĐLOGT24O
TP.Hồ Chí Minh,23 tháng 4, năm 2022
I. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY:
a) Tập đồn Samsung :
Là một tập đồn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành dinh đặt tại Samsung
Town, Seoul. Tập đồn có nhiều công ty con, hầu hết hoạt động dưới thương hiệu
Samsung, là tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc.
Samsung được sáng lập bởi Lee Byung-Chul năm 1938, được khởi đầu là một công ty
buôn bán nhỏ. 3 thập kỉ sau, tập đồn Samsung đa dạng hóa các ngành nghề bao gồm
chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng khốn và bán lẻ. Samsung tham gia vào
lĩnh vực cơng nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60, xây dựng và cơng nghiệp đóng tàu vào
giữa thập kỉ 70. Sau khi Lee mất năm 1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn - tập đoàn
Samsung, Shinsegae, CJ và Hansol. Từ thập kỉ 90, Samsung mở rộng hoạt động trên quy
mô toàn cầu, tập trung vào lĩnh vực điện tử, điện thoại di động và chất bán dẫn, đóng
góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn.
Những chi nhánh quan trọng của Samsung bao gồm Samsung Electronics (công ty
điện tử lớn nhất thế giới theo doanh thu, và lớn thứ 4 thế giới theo giá trị thị trường năm
2012), Samsung Heavy Industries (cơng ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới theo doanh thu
năm 2010), Samsung Engineering và Samsung C&T (lần lượt là công ty xây dựng lớn
thứ 13 và 36 thế giới). Những chi nhánh chú ý khác bao gồm Samsung Life Insurance
(công ty bảo hiểm lớn thứ 14 thế giới), Samsung Everland (quản lý Everland Resort,
công viên chủ đề lâu đời nhất Hàn Quốc), Samsung Techwin (công ty không gian vũ trụ,
thiết bị giám sát, bảo vệ) và Cheil Worldwide (công ty quảng cáo lớn thứ 16 thế giới
theo doanh thu năm 2011).
Samsung có tầm ảnh hưởng lớn trong phát triển kinh tế, chính trị, truyền thơng, văn
hóa ở Hàn Quốc, và là động lực thúc đẩy chính đằng sau "Kì tích sơng Hàn". Đóng góp
1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc. Doanh thu chiếm 17% tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Hàn Quốc.
Tiến trình phát triển của Samsung ln song hành với quan điểm : “Đóng góp kinh tế
cho quốc gia”, “Ưu tiên cho nguồn nhân lực” và “Theo đuổi chủ nghĩa duy lý”. Mỗi một
quan niệm đều tương ứng với những thời khắc quan trọng trong lịch sử của Samsung,
phản ánh các giai đoạn khác nhau trong sự nghiệp phát triển của Công ty, từ hãng
chuyên về công nghiệp gia dụng trở thành hãng đi đầu về điện tử tiêu dùng tồn cầu.
Một Cơng ty hàng đầu về kỹ thuật số, một cơng dân quốc tế có trách nhiệm, một tập
đồn đa năng, một doanh nghiệp có đạo đức,… Samsung là tất cả và cịn hơn thế nữa.
Tại Tập đồn Samsung (Samsung group) và Samsung điện tử (Samsung Electronics),
các sản phẩm, nguồn nhân lực và phương pháp kinh doanh được xây dựng và duy trì
chuẩn cao nhất, Samsung đã đóng góp một cách hiệu quả cho một Thế giới tốt đẹp hơn.
b) Tầm nhìn:
Nguyên tắc cơ bản xác định tầm nhìn cho tương lai của Samsung Electronics là "Mang
Lại Cảm Hứng Cho Thế Giới, Tạo Dựng Tương Lai".
Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc
khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Cơng
nghệ mới”, “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những
giá trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của
Samsung – Ngành công nghiệp – Đối tác và Nhân viên. Thông qua những nỗ lực này,
Samsung hy vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh
nghiệm sống phong phú hơn cho tất cả mọi người.
Samsung Electronics đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để đến năm 2020 có thể đạt mức
doanh thu hàng năm là 400 tỉ USD và trở thành một trong 5 thương hiệu hàng đầu trên
thế giới. Để đạt mục đích này, Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến lược trong
việc quản lý, đó là “Sáng tạo”, “Quan hệ đối tác” và “Tài năng”
Samsung tin tưởng vào tương lai. Trên nền tảng của những thành công đã đạt được,
Samsung sẽ tiếp tục khám phá những lĩnh vực mới như chăm sóc sức khỏe, y tế, dược
phẩm và công nghệ sinh học. Samsung quyết tâm sẽ trở thành một công ty dẫn đầu đầy
sáng tạo tại những thị trường mới và một doanh nghiệp hàng đầu trong tương lai.
Sámung vn
Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV), trụ sở tại Khu công nghiệp Yên
Phong I, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, là thành viên của tập đoàn
Điện tử Samsung, Hàn Quốc chuyên sản xuất điện thoại di động và các sản phẩm điện
tử công nghệ cao. Tại Việt Nam, SEV được đánh giá là một trong những cơng ty có mơi
trường làm việc hiện đại và tốt nhất; chính sách tiền lương, thưởng cạnh tranh với mục
tiêu công bằng, nâng cao hiệu quả
làm việc và tăng cường sự gắn bó của các thành viên.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2009, Công ty TNHH Samsung Eletronics Việt
Nam (SEV) đã bước đầu gặt hái được những thành công nhất định và đang là một trong
những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành cơng nhất tại Việt Nam. Sau hơn 3
năm đi vào hoạt động, mốc kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 của SEV đạt gần 6 tỉ
USD, đóng góp khoảng 6% tổng doanh thu xuất khẩu trong năm 2011 của Việt Nam.
Với kết quả này, SEV đã từng bước thực hiện sứ mệnh của mình là góp phần vào sự
phát triển Kinh tế - Xã hội của Việt Nam, giúp thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị Việt Hàn.
SEV là một trong những nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất trên Thế giới
với dây chuyền sản xuất hiện đại và khép kín. Sản phẩm của SEV được xuất khẩu đến
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên tồn cầu, trong đó có hơn 55,2% sản phẩm được
bán trên thị trường châu Âu, thị trường luôn được xem là khắt khe và khó tính nhất hiện
nay. SEV đặt mục tiêu trở thành một trong những Công ty được ngưỡng mộ nhất tại
Việt Nam và tiếp tục góp phần đưa Samsung trở thành thương hiệu được yêu thích nhất
của người tiêu dùng.
c) LOGO
d) Ý nghĩa
Samsung được ghép nối bởi từ Sam và từ Sung trong tiếng Hàn Quốc. Sam có nghĩa là
Ba - Từ để chỉ sức mạnh, quyền lực. Sung có nghĩa là ngôi sao - Tượng trưng cho sự
vĩnh cửu, bất diệt, sống mãi. Hai từ Samsung được ghép nối với nhau thể hiện mục tiêu,
khát vọng vươn tới sự hùng mạnh, thống trị mãi mãi của tập đoàn trên thị trường toàn
cầu.
Dịng chữ Samsung nằm gọn trong khn hình elip xoay phải 10 độ so với trục X. Thiết
kế biểu trưng cho sự chuyển động, phát triển không ngừng nghỉ giống như trái đất ln
quay quanh trục. Bên cạnh đó, chữ S đầu tiên và chữ G cuối cùng áp sát vào hình elip
với ý nghĩa vươn ra thế giới.
Nếu tinh mắt, sẽ phát hiện ra hai chữ A trên logo khơng có thanh ngang. Điều này nói
lên mục tiêu đổi mới, phác cách, mang đến những siêu phẩm điện thoại thơng minh
chưa từng có trên thị trường. Chữ màu trắng nổi bật trên nền xanh dương thể hiện niềm
tin, hy vọng sự trường tồn thương hiệu in đậm trong tâm trí khách hàng.
II. PHÂN TÍCH SWOT :
Điểm mạnh:
1/ Thương hiệu là một thế mạnh đáng kể đối với Samsung khi cơng ty cố gắng xây
dựng một hình ảnh mạnh mẽ trên thị trường tồn cầu trong ngành điện thoại thơng minh
và điện tử tiêu dùng. Đặc biệt, sự nổi tiếng và vị thế của Samsung trên thị trường thế
giới là kết quả của sự tập trung cao độ vào chất lượng sản phẩm và liên tục đổi mới công
nghệ.
2/ Vị thế thị trường: Samsung được biết tới là một thương hiệu điện thoại thông minh
và điện tử tiêu dùng, đặc biệt khi cơng ty này đã giành được vị trí dẫn đầu trong thị
trường toàn cầu về các thiết bị tivi vào năm 2006 và vẫn tiếp tục giữ vững được vị trí
của mình cho tới nay.
3/ Hoạt động R&D: Samsung từ lâu đã lấy đổi mới là tiêu chí để tồn tại trong mọi
ngành công nghiệp, dù là công nghiệp điện thoại thơng minh, máy tính bảng hay truyền
hình. Chính vì lẽ đó, Samsung đã mang tới một loạt sản phẩm bao gồm điện thoại thơng
minh, máy tính bảng, tivi, cũng như chất bán dẫn và các sản phẩm bộ nhớ. Chỉ riêng
năm 2019, Samsung đã chi hơn 16,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển. Mặc dù
Samsung là một trong số các công ty chi nhiều nhất cho hoạt động đổi mới và sáng tạo
nhưng yếu tố chất lượng vẫn được công ty này đặt lên hàng đầu. Đổi mới khơng cịn là
một phần trong chiến lược kinh doanh mà đã trở thành một phần của văn hóa tổ chức
của Samsung
4/ Danh mục sản phẩm lớn: Một trong những thế mạnh hàng đầu của Samsung là danh
mục sản phẩm lớn, với điện thoại thông minh và máy tính bảng là sản phẩm cốt lõi.
Dịng điện thoại thơng minh Galaxy của Samsung là dòng điện thoại cao cấp, nhắm tới
phân khúc người dùng cao cấp. Điện thoại thông minh Galaxy của Samsung cạnh tranh
trực tiếp với iPhone của Apple và máy tính bảng Galaxy cạnh tranh với iPad do Apple
nghiên cứu và sản xuất.
Điểm yếu:
1/ Yếu thế tại Trung Quốc: Trung Quốc đang phát triển và trở thành thị trường điện
thoại thông minh lớn nhất thế giới, theo sau Ấn Độ. Mỹ là thị trường lớn thứ ba cho điện
thoại thông minh. Tuy Samsung cố gắng giữ được vị thế của mình ở Ấn Độ và Mỹ thì
tại thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc, Samsung lại có một vị thế yếu kém
đáng kể.
2/ Doanh thu và lợi nhuận có dấu hiệu giảm dần đều: , nhu cầu về điện thoại thông
minh cũng giảm vào năm 2020 do dịch bệnh
3/ Bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ: Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Samsung có thể
tạo ra những thành tựu chuyển đổi ấn tượng nếu đầu tư vào quản lý nhân sự. Điều này
không chỉ giúp tăng trưởng doanh số bán hàng mà còn tạo ra đòn bẩy cạnh tranh so với
đối thủ. Cơng ty có thể sử dụng hình ảnh thương hiệu của mình và sử dụng nhân viên có
trình độ, kỹ năng cao để cải thiện hiệu suất và năng suất của doanh nghiệp.
Cơ hội:
1/ Công nghệ 5G: Samsung đã và đang gặt hái những chiến lợi đầu tiên khi trở thành
người dẫn đầu trong phân khúc điện thoại thông minh 5G. Samsung đang đứng ở vị trí
dẫn đầu trong phân khúc 5G so với các đối thủ như LG, One Plus…
2/ Nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các dich vụ kĩ thuật số: Nhu cầu về các dịch
vụ kỹ thuật số đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua. Và nhu cầu này đang được
thúc đẩy lên một mức mới sau cơn sốt đại dịch Corona khi một số lượng lớn người phải
ở nhà do lệnh phong tỏa. Khi đó, cuộc sống sẽ phải phụ thuộc vào các thiết bị số cho
một số việc từ đặt hàng các sản phẩm thiết yếu cho tới giải trí. Và chắc chắn, điện thoại
thơng minh là một phương tiện không thể thiếu.
3/ Mua lại và đa dạng hóa sản phẩm: Samsung có danh mục sản phẩm đa dạng, phục
vụ cho nhiều nhóm Khách hàng và phân khúc Khách hàng khác nhau. Ngoài ra, việc
mua lại và sáp nhập cũng cung cấp một cơ hội mới cho Samsung trong việc thâm nhập
và tiếp cận các thị trường mới.
4/ Nâng cao chất lượng quản lí nhân sự: Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Samsung có
thể tạo ra những thành tựu chuyển đổi ấn tượng nếu đầu tư vào quản lý nhân sự. Điều
này không chỉ giúp tăng trưởng doanh số bán hàng mà còn tạo ra đòn bẩy cạnh tranh so
với đối thủ. Cơng ty có thể sử dụng hình ảnh thương hiệu của mình và sử dụng nhân
viên có trình độ, kỹ năng cao để cải thiện hiệu suất và năng suất của doanh nghiệp.
Thách thức:
1/ Đại dịch Corona: Đại dịch Corona nổi lên như một mối đe dọa lớn nhất từ trước tới
nay của các doanh nghiệp trên toàn cầu. Những tác động này sẽ theo suốt doanh nghiệp
cho tới năm 2021. Theo các nhà khoa học và phân tích kinh tế thì dịch bệnh Corona là
mối đe dọa mà xã hội cần phải học cách chung sống.
2/ Cạnh tranh cao: Những đối thủ cạnh tranh của Samsung trên thị trường ngày càng
nhiều và “máu mặt”, đặc biệt là trong ngành điện tử tiêu dùng, sản phẩm điện thoại
thông minh và ngành cơng nghiệp điện tốn đã đạt mức cao kỷ lục. Xiaomi, Apple,
Huawei là những đối thủ công nghệ đều có tên tuổi và sừng sỏ, hướng đến danh vọng
trở thành công ty công nghệ tốt nhất. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho Samsung trong cả
cạnh tranh và tài chính.
3/ Các vấn đề liên quan tới pháp lí: Áp lực về các vấn đề liên quan tới pháp lý tiếp tục
tăng cao trong những năm gần đây. Lý do chủ yếu đến từ ngành công nghệ đang mở
rộng nhanh chóng dẫn đến nhu cầu về một khung pháp lý hoàn chỉnh để giải quyết các
mối quan tâm mới. Hầu hết các thương hiệu công nghệ hàng đầu đang phải giải quyết
hết vấn đề pháp lý này tới vấn đề pháp lý khác. Những vấn đề pháp lý này có thể gây rắc
rối, tổn thất kinh tế, tốn kém tiền bạc nếu Doanh nghiệp bị phát hiện không tuân thủ bất
kỳ đạo luật nào. Từ bảo mật dữ liệu đến quyền riêng tư của người tiêu dùng, luật lao
động, luật bảo vệ môi trường đều là những vấn đề về pháp lý mà các Doanh nghiệp công
nghệ đang phải đối mặt.
4/ Biến động kinh tế: Các biến động kinh tế cũng có tác động khá lớn đến hoạt động
kinh doanh của Samsung khi công ty đang cảm thấy sự bất ổn kinh tế khá lớn do dịch
bệnh Corona gây ra. Trong khi nền kinh tế và tình hình dịch bệnh của Hàn Quốc được
tăng trưởng và kiểm soát tương đối tốt so với một số nền kinh tế lớn trên thế giới.
Nhưng tại Mỹ và Ấn Độ, hai thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng đầu của Samsung thì lại
khơng được như vậy. Vậy nên, tác động ngoài đời sống cá nhân và hành vi người tiêu
dùng cũng ảnh hưởng rất lớn ở hoạt động kinh tế ở những vùng này.
5/ Tranh cãi: Nguy cơ trong ma trận SWOT của Samsung có thể là sự tranh cãi.
Samsung đã từng tham gia vào các cuộc tranh luận đe dọa hoạt động kinh doanh của
mình. Đối thủ của hãng là Apple đã đệ đơn kiện Samsung vì vi phạm bằng sáng chế, trải
qua một cuộc chiến tòa án trong bảy năm dài cho đến khi cuối cùng đạt được một giải
pháp. Tuy nhiên, công ty phải chịu hậu quả khi một bồi thẩm đoàn quyết định rằng
Samsung đã sao chép Apple và phải bồi thường thiệt hại 1,049 tỷ USD. Mức thiệt hại
này đã ảnh hưởng đến danh tiếng và doanh số của cơng ty.
Kết luận
Với phân tích ma trận SWOT của Samsung, nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức của hãng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những chiến lược phát triển của tập
đoàn này. Cho đến thời điểm hiện tại, Samsung đã và đang giữ vững vị thế trên thị
trường, các sản phẩm của hãng xứng đáng là Chaebol của xứ sở kim chi và là thương
hiệu top đầu của thị trường smartphone thế giới.
III. SẢN PHẨM VÀ CHUỖI :
5 tiêu chí quan trọng nhất của Samsung để lựa chọn nhà cung ứng bao gồm:
+ Mức giá cạnh tranh
+ Khả năng của nguồn nhân lực
+ Giao hàng đúng hẹn
+ Năng lực cạnh tranh của nhà cung cấp
+ Khả năng ứng phó với rủi ro
Samsung xác định nguồn cung chiến lược bao gồm công việc phát triển các kênh cung
cấp với tổng chi phí thấp nhất, song, điều này khơng đồng nghĩa với việc thu mua giá
thấp.
Từ mảng thu mua truyền thống, xác định nguồn cung chiến lược sẽ mở rộng thêm các
hoạt động trong quy trình thu mua khép kín – từ các thơng tin chi tiết hàng hóa cho tới
hóa đơn và thanh tốn hàng hóa dịch vụ.
Với các chiến lượng thu mua truyền thống, doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản.
Tuy nhiên, họ khơng hồn tồn phải tập trung vào các chi phí mà hướng tới những mối
quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà cung cấp.
- Các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện, hóa chất hỗ trợ q trình sản xuất điện thoại của
Samsung.
- Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là ở nước
ngoài hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam.
- Năm 2010, trong tổng số 37 doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện cho
nhà máy sản xuất điện thoại Samsung Việt Nam (SEV) thì có tới 12 nhà cung cấp là ở
trong nước, 25 nhà cung cấp là ở nước ngồi.
- Theo thơng tin từ SEV, trong 67 nhà cung cấp hiện nay cho Samsung ở Bắc Ninh chỉ
có doanh nghiệp thuần tủy Việt Nam. Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước này cũng
chỉ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đơn giản như bao bi, in ẩn với giá trị không cao.
Phần lớn các nhà cung ứng còn lại đến từ Hàn Quốc và những nước xung quanh như
Nhật Bản , Singapore, Malaysia... số cịn lại là các cơng ty liên doanh. Vì vậy , Samsung
đã tự sản xuất các link kiện chính cho việc sản xuất của mình và cung cấp cho những
nhà máy sản xuất điện thoại khác như: Nokia, Motorola….
- Với công ty Samsung Vina cho biết trong tỷ lệ nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện nội
địa thì các doanh nghiệp Việt Nam hầu như khơng có chủ yếu là các doanh nghiệp cung
cấp bao bị và in ấn.
* Samsung Vina sử dụng rất nhiều nhà cung cấp bên ngồi mà nổi trội trong đó phải kể
đến các nhà cung cấp như:
+ Cabot Microelectronics chuyên cung cấp các vĩ mạch điện tử
+ Broadcom cung cấp các con chip điện từ cho một vài dòng điện thoại của Samsung
như SGH-J750 và SGH-A401
+ GSi Lumonies iNC là nhà cung cấp các thiết bị như: hệ thống WaferRepairT M430,
các chất bản dẫn và thiết bị sản xuất thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ thống
và mạch trang trí hệ thống. Bên cạnh đó gần đây GSi Lumonics cịn cung cấp các thành
phần chính xác điều khiển chuyển động, và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bán dẫn
toàn cầu điện tử.
+ Qualcomm cung cấp chip cho các dòng Galaxy S4. Galaxy S5..
Dòng chipset Qualcomm dang là lựa chọn được nhiều công ty trong ngành điện thoại di
động ưa chuộng. Ưu điểm của sản phẩm là hiệu năng cao, khả năng tương thích và cân
bằng hiệu suất tốt. Qualcomm là công ty công nghệ của Mỹ, ra đời vào năm 1985. Khi
đó, những nhà sáng lập Qualcomm đã có một tầm nhìn khác: phải mã hóa dữ liệu để đẩy
nhanh tốc độ truyền dữ liệu, đồng thời bao mặt tốt thông tin. Qualcomm là hãng đầu tiên
đưa ra công nghệ CDMA (Code Division Muluple Access) - Đa truy nhập (đa người
dùng) phân chia theo mã. Do đỏ, Qualcomm có vai trị rất quan trọng trong việc cung ấp
nền tảàng cho công nghệ không dây phát triển. Tử CMDA thế giới công nghệ đã phát
triển tiếp lên di động không dây, internet không dãy.. Về công nghệ, dù các mạng di
động 3G sử dụng công nghệ CMDA, WCDMA hay TD-SCDMA thì Qualcomm là nhà
cung cấp chipset cho phần lớn các hãng sản xuất điện thoại và máy tính bảng trên thị
trường như HTC, LG, Sony, Nokia, Lenovo,, trong đó có Samsung GSI Lumonics iNC
là nhà cung cấp các thiết bị như: hệ thống WaferRepairT M430, chất bán dẫn và các
thiết bị sản xuất điện tử bao gồm ca đánh dấu các hệ thống và mạch trang tri hệ thống.
Bên cạnh đó gần dãy GSI Lumonics cịn cung cấp các thành phần chính xác điều khiển
chuyển động và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bản dẫn toàn cầu điện tử.
Vậy nên vấn đề trên có thể được lý giải rằng các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện của
Việt Nam còn yếu chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của Samsung vì quá trình sản xuất
ra sản phẩm điện thoại khá khắt khe, 1 chỉ tiết nhỏ bị lỗi là cả sản phẩm bị hỏng nên đòi
hỏi yêu cầu khá cao.
Đối với các nhà cung cấp Việt Nam cho Samsung cịn rất ít vì chưa đáp ứng được
yêu cầu của công ty. Nhưng Samsung luôn khẳng định sẵn sàng chào đón các doanh
nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng nếu đáp ứng được 3 tiêu chí: Chất lượng thời gian vận chuyển - giá cả. Ông Jang Hoyoung — Tổng Giám đốc Bộ phận Mua hàng
của Samsung Việt Nam, kỷ vong sau chuyển thảm, các doanh nghiệp Việt sẽ gửi lại bản
đăng ký cung cấp linh kiện cho Samsung và gửi về phỏng dự án của tập đoàn.
IV. CHIẾN LƯỢC CỦA CHUỖI :
1. Hệ thống phân phối của Samsung
Có thể hiểu đơn giản rằng, hệ thống phân phối là một chiếc cầu nối giúp các nhà sản
xuất như Samsung có thể mang sản phẩm của mình đến với khách hàng. Kênh phân phối
có vai trị quan trọng trong việc bao phủ thị trường và giúp các doanh nghiệp khẳng định
thưởng hiệu của mình.
Trong hoạt động kinh doanh, hệ thống phân phối cũng giúp khách hàng có thể tiếp cận
sản phẩm một cách dễ dàng hơn. Phục vụ nhu cầu mua sắm cho người tiêu dùng qua các
chính sách và chiến lược hiệu quả từ các doanh nghiệp. Đối với một tập đoàn lớn như
Samsung thì họ lại càng ý thức hơn cả về những lợi ích mà kênh phân phối mang lại cho
mình. Cũng chính vì sự thành cơng ấy mà “người anh” này đã trở thành tấm gương cho
rất nhiều thế hệ tiếp theo học hỏi khi xây dựng những chiến lược phân phối cho mình.
2. Các hình thức trong phân phối của Samsung
Phân phối trung gian
Đây là hình thức được tập đoàn SamSung áp dụng cho các sản phẩm công nghệ mới sau
mỗi lần được ra mắt trên thị trường. Đa phần, hình thức này được thực hiện qua việc
quảng bá các tính năng của sản phẩm, những đặc điểm nổi bật để người tiêu dùng biết
đến rộng rãi qua các kênh trung gian như mạng xã hội, người nổi tiếng,... Việc đẩy mạnh
hình thức này đã khiến Samsung trở thành một trong những cái tên được các nhà bán lẻ
hay kể cả những doanh nghiệp lớn luôn đưa vào danh sách ưu tiên hàng đầu khi muốn
phân phối sản phẩm cơng nghệ
Phân phối trực tiếp
Hình thức thứ hai đó là phân phối các sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Hiện
nay, ngoài việc phân phối sản phẩm của mình đến các doanh nghiệp và đại lý bán lẻ thì
Samsung cũng đã mở cho mình những store chính hãng để phân phối các sản phẩm và
cung cấp các dịch vụ tốt nhất đến tay khách hàng. Hình thức này được đánh giá cao khi
mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tích cực nhờ các chiến lược quản lý quản hệ
khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, ơng lớn Samsung cũng vẫn đặc biệt chú trọng đến
việc ứng dụng các phần mềm DMS để quản lý các kênh phân phối hiệu quả.
3. Cấu trúc trong hệ thống phân phối của Samsung
Hệ thống phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất
Đây là kênh phân phối được chính nhà sản xuất Samsung sử dụng để chủ yếu bán các
sản phẩm linh kiện điện tử của mình. Kênh phân phối này thường được áp dụng đối với
các khách hàng lớn, sản phẩm mang giá trị đơn giá cao và chủ yếu là các đơn hàng phục
vụ cho việc lắp ráp, thường phải nỗ lực đàm phán thì mới có được.
Hệ thống phân phối gián tiếp
Đối với kênh phân phối này, Samsung đã thực hiện rất thành công ở Mỹ khi sử dụng
một số bên trung gian điện tử để tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng cụ thể là hợp tác
với Best Buy. Đánh vào tâm lý coi trọng chất lượng của người Mỹ, việc chọn lựa một
trung tâm điện tử lớn như Best Buy được đánh giá là một trong những sự hợp tác vô
cùng thông minh của ông lớn này.
Kênh phân phối đại diện của nhà sản xuất và các chi nhánh bán lẻ
Đây là hai kênh phân phối mà Samsung sử dụng nhà đại diện sản xuất và những kênh
bán lẻ trên thị trường quốc tế trong đó có Việt Nam. Đây cũng là hai kênh phân phối
thành công nhất mà Samsung áp dụng trong thị trường nước ta. Đối với kênh phân phối
đại diện cho nhà sản xuất thì hiện nay Samsung có ba nhà đại diện cho mình tại Việt
Nam đó là Cơng ty Samsung và hai xưởng sản xuất tại Bắc Ninh và Thái Nguyên. Đối
với sản phẩm điện thoại di động, Samsung có ba nhà phân phối chính thức cho mình tại
nước ta đó là Phú Thái, Viettel và PSD. Qua các nhà phân phối này, sản phẩm của
Samsung sẽ được đưa tới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng và hệ thống bán lẻ
trên tồn quốc vơ cùng quen thuộc như Thế giới di động, Điện máy xanh, các đại lý bán
lẻ mobile,... Chính hình thức phân phối này đã đi thằng vào tâm lý thích sự đa dạng của
người Việt nên khơng có gì là khó hiểu khi ơng lớn này quyết định sử dụng chủ yếu hai
kênh phân phối này.
V. NHẬN XÉT SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHUỖI.
a) Sự thành công của chuỗi :
- Phù hợp với chiến lược kinh doanh:
Sứ mệnh của công ty Samsung: trở thành công ty kỹ thuật số Digital- Company tốt nhất.
Điều này đòi hỏi công ty cần phải liên tục đổi mới công nghệ, ra nhiều sản phẩm mới và
khác biệt. Như vậy lại cần tích hợp chuỗi cung ứng phải tốt, đảm bảo: khi nhu cầu quay,
toàn bộ chuỗi cung ứng đã sẵn sàng nghĩa là các nhà cung ứng có thể đáp ứng nhu cầu
của công ty, hệ thống phân phối quản trị đơn hàng hỗ trợ thông tin về sản phẩm mới, các
kênh bán hàng và nhân viên dịch vụ được đào tạo. Ở Samsung, mối quan hệ của công ty
với các đối tác luôn luôn tốt đẹp nên chuỗi cung ứng của cơng ty, Samsung có quan hệ
rất tốt với các nhà cung cấp phía sau và các nhà phân phối chính thức ở phía trước được
đánh giá là phù hợp với chiến lược kinh doanh dựa trên khối cạnh tranh cải tiến vượt
trội.
- Phù hợp với nhu cầu khách hàng:
Chuỗi cung ứng của Samsung là một chuỗi cung ứng đạt được tiêu chuẩn phù hợp với
khách hàng vì với mối quan hệ tốt với các đối tác và chiến lược kinh doanh dựa trên lợi
thế cạnh tranh cải tiến vượt trội, Samsung có thể đem đến cho khách hàng của mình
những sản phẩm mới nhất với thời gian nhanh nhất có thể. Điều này có thể thấy rằng
việc Samsung tập trung nghiên cứu và phát triển các phiên bản mới của hệ điều hành
Android cho điện thoại.
- Phù hợp với vị thế:
Các sản phẩm điện thoại của Samsung không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn
dành cho xuất khẩu với số lượng lớn sang thị trường như khu vực Đông Nam Á, Trung
Đông. Trong số các thị trường ngoài nước của SEV, châu Âu dẫn đầu với tổng lượng
hàng xuất khẩu, tiếp đến là các quốc gia độc lập, Trung Đông, Đông Nam Á và Tây
Nam Á. Tập đồn Samsung cịn muốn đưa SEV lên thành nhà sản xuất điện thoại di
động hàng đầu của hãng trên toàn cầu và là một trong những nhà máy chủ lực cung cấp
điện thoại cho thế giới Samsung.
- Có tính thích nghi cao:
Ngày nay cạnh tranh trên thị trường cơng nghệ rất gay gắt. Để có thể tồn tại và phát
triển buộc Samsung phải thích nghi với thị trường. Samsung đã tạo ra bước tiến và
những đổi mới như ứng dụng CNTT làm cho chuỗi cung ứng của mình hoạt động một
cách hiệu quả:
• Đầu tư nghiên cứu cơng nghệ cốt lõi để tăng tính cạnh tranh trong dài hạn.
• Là cơng ty đầu tiên đưa các sản phẩm sáng tạo ra thị trường.
• Liên tục đổi mới dây chuyền cung ứng và cơ chế ra quyết định.
• Điều chỉnh nhanh.
• Đưa ra chất lượng lên hàng đầu.
b) Thách thức của chuỗi :
- Với chuỗi cung ứng có thể coi là ổn định của mình, Samsung đang là nhà sản xuất thiết
bị động thành công hàng đầu thế giới, với nhiều sản phẩm “bom tấn” được khen ngợi.
Tuy nhiên chuỗi cung ứng của Samsung chỉ tập tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm
phần cứng cạnh tranh mà quên mất đi tính sáng tạo và cạnh tranh trong việc chủ động
cung cấp phần mềm. Tức là những nhà sản xuất phần cứng đơn thuần, là nhà sản xuất
phần cứng cho Google. Việc này quá phụ thuộc vào Android, có khiến cho Samsung
giảm đi tính cạnh tranh với các sản phẩm có trên thị trường đặc biệt là các đối thủ giá rẻ
cùng chạy phần mềm Android.
- Tính tới nay Samsung Vina cần khoảng 100 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung
ứng linh kiện. Tuy nhiên, trong khoảng 100 nhà cung cấp vệ tinh cho Samsung Vina, chỉ
có 7 doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực nhưng các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở
việc cung ứng bao bì, in ấn. Ở nhóm sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao hơn, đã có
một vài doanh nghiệp Việt tham gia nhưng lại qua các công ty trung gian, làm nhà cung
cấp cấp 3, cấp 4 và cũng chỉ là các đơn hàng nhỏ lẻ. Samsung vẫn chưa thể tự cung cấp
một số các linh kiện, vật liệu cho mình cũng khơng nhập trong nội địa mà phải nhập từ
nước ngồi nên chi phí cũng cao hơn (do ảnh hưởng của Thuế nhập khẩu, tỉ giá, vận
chuyển, giá của linh phụ kiện nước ngồi ln cao hơn) với chuỗi cung ứng của
Samsung khi mà bản thân không tự cung tự cấp được một số linh kiện, phụ kiện nên
phải nhập nước ngồi thì tốn kém, nhập doanh nghiệp nội địa lại chưa đảm bảo được
yêu cầu. Đối mặt với đấu tranh từ các chuỗi cung ứng của đối thủ cạnh tranh như chuỗi
cung ứng Apple, Sony, OPPO Ngoải ra còn một số thách thức khác như: mạng lưới nhà
phân phối cịn ít, hoạt động th ngồi vận chuyển, logistics cịn hạn chế.
c) Giải pháp để hồn thiện chuỗi :
- Samsung có chuỗi cung ứng hoạt động khá hiệu quả và đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy
nhiên vẫn cịn có một số các hạn chế, sau đây là các cách giải pháp nhằm giúp cho công
ty Samsung làm tốt và có hiệu quả hơn, tiếp cận và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Samsung chưa tự chủ được nguồn cung các linh kiện, phụ kiện, vật liệu cho mình, chủ
yếu được nhập từ nước ngồi hoặc các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào
Việt Nam. Đây được coi là một trong những thách thức của Samsung vì như vậy sẽ làm
giá thành sản phẩm tăng lên cao hơn
- Công ty Samsung nên đầu tư thêm dây chuyền sản xuất các linh kiện, phụ kiện, vừa
phục vụ sản xuất của công ty vừa cung ứng ra thị trường hoặc có thể mua từ các doanh
nghiệp Việt Nam. Thực tế, Samsung đã đặt vấn đề với các doanh nghiệp Việt Nam là
muốn mua 170 loại linh - phụ kiện từ nhà cung cấp trong nước. Trong đó, chỉ riêng sản
phẩm sạc pin các loại, nhu cầu của SEV cần khoảng 400 triệu chiếc mỗi năm. Đề nghị
của SEV là khá thiện chí bởi việc tìm các nhà cung cấp linh kiện nội địa có lợi cho cả
Việt Nam lẫn Samsung. Phía Việt Nam, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tăng doanh thu, lợi
nhuận, kích thích cơng nghiệp hỗ trợ phát triển, nguồn thu thuế cũng tăng theo. Với
Samsung, họ được giảm thuế, phí vận chuyển, phí nhân cơng… Tuy nhiên, về phía các
doanh nghiệp Việt Nam lại chưa đáp ứng được các yêu cầu mà Samsung đưa ra. Từ đó
cho thấy Samsung nên có các biện pháp giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam để đơi bên
cũng có lợi, hợp tác cùng phát triển.
- Thêm vào đó, Samsung cần mở rộng thêm nhà phân phối, để phân phối sản phẩm trên
thị trường hiệp quả hơn. Đồng thời, cần phải chủ động và thích ứng hiệu quả hơn so với
đối thủ cạnh tranh, có như thế thì Samsung với có thể thu hút được sự chú ý của khách
hàng. Thực hiện các hoạt động logistics tối ưu hơn, các hoạt động như th ngồi vận
chuyển, hay nghiệp vụ xử lí các chứng từ cần được hoàn thiện hơn, rút ngắn thời gian
nhập và xuất hàng….
VI. KẾT LUẬN:
- Công ty Điện tử Samsung Electronics là một trong những công ty con “hạt nhân” của
tập đoàn Samsung, là mũi nhọn quan trọng nhất có đóng góp to lớn vào tổng doanh số
của cả tập đồn. Và đây cũng là nhân tố chính mang thương hiệu Samsung nằm trong
top những thương hiệu đắt giá nhất trên thế giới.
- Một doanh nghiệp có một chuỗi cung ứng hiệu quả chính là một lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh. Nó không chỉ giúp cho mọi hoạt động của doanh
nghiệp được tiến hành một cách trơi chảy mà cịn giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu
quả, gia tăng thêm giá trị cho sản phẩm và khách hàng. Có một chuỗi cung ứng hiệu quả
là cần thiết, quản trị chuỗi cung ứng đó lại càng quan trọng hơn. Duy trì nó để nó hoạt
động hiệu quả, tuỳ vào từng thời điểm cần phải có những thay đổi giúp nó hồn thiện
hơn, xây dựng các mối quan hệ bền chặt với các thành viên là điều rất cần thiết đối với
doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay rất ít các doanh nghiệp nhận thức được
vấn đề này.
- Một số doanh nghiệp rất thành công trong vấn đề xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng
của doanh nghiệp mình, phần lớn đó là các doanh nghiệp đến từ nước ngồi. Điển hình
đó là chuỗi cung ứng của điện thoại Samsung Việt Nam. Doanh nghiệp đã xây dựng một
chuỗi cung ứng khá thành công, giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm. Với sự thành công
trong chuỗi cung ứng đã giúp Samsung Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình
trên thị trường. Quý I vừa qua, Samsung đã đạt được thành công vượt bậc trên thị
trường thế giới khi xuất xưởng 93.8 triệu chiếc điện thoại di động, vượt qua Nokia để
trở thành nhà sản xuất điện thoại di động số một trên thế giới.
- Như vậy, xây dựng một chuỗi cung ứng là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp trong
nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam,
trước hết phải nhận thức được tầm quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng đối với
doanh nghiệp, sau đó tiến hành xây dựng chuỗi cung ứng phù hợp với doanh nghiệp,
thiết lập các mối quan hệ với các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các tiêu chí trở thành vendor Samsung – ITG technology
2. Hệ thống nhà cung cấp phát triển cùng Samsung
3. Samsung Newrooms Việt Nam
4. Tài liệu Phân tích mơi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của Samsung
Electronics
5. Phân tích các yếu tố mơi trường và định hướng chiến lược cho Samsung Electronics
6. Tập đoàn Samsung - Các hoạt động hợp tác giữa SEVT với trường CĐ Kinh tế - Kỹ
thuật, Đại Học Thái Nguyên
7. Trang web:
/> /> />
THE END.