Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.6 KB, 21 trang )

1
TÀI LIỆU CHO GIẢNG VIÊN & TẬP HUẤN VIÊN NÔNG DÂN
An toàn sinh học
trong chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô nhỏ
Tập 1 – Kiến thức chung về An toàn sinh học
Mục lục
Trang
LỜI GIỚI THIỆU 3
PHẦN 1 – CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TẬP HUẤN VỀ AN TOÀN SINH
HỌC TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM QUY MÔ NHỎ 4
1. Mục tiêu 4
2. Đối tượng 4
3. Bố cục nội dung 4
PHẦN 2 – NỘI DUNG CHI TIẾT 6
Bài 1. Khái niệm về An toàn sinh học và An toàn sinh học trong chăn nuôi gia
cầm thương mại quy mô nhỏ 6
Bài 2. Mầm bệnh và đường truyền lây 9
Bài 3. Các yếu tố làm lây lan mầm bệnh tại trại chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ 11
Bài 4. Các biện pháp An toàn sinh học nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho gia
cầm 16
Tài liệu tham khảo:
1. An toàn sinh học cho CGCĐLC. Các hoạt động Khuyến khích và hỗ trợ để giảm rủi ro.
FAO, OIE. World Bank. Oct. 2008.
2. Báo cáo đánh giá nguy cơ CGC trong chuỗi cung ứng gia cầm, Dự án Sáng kiến CGC và
đại dịch/ RUDEC, 2010.
3. Phòng và kiểm soát dịch Cúm gia cầm cho những hộ chăn nuôi nhỏ. AVSF, 2005
4. Quy trình Thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi gia cầm an toàn tại Việt Nam
(VietGAHP) Ban hành kèm theo Quyết định số 1504 / QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5
năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2
LỜI GIỚI THIỆU


Bộ tài liệu Hướng dẫn thực hành chăn nuôi gia cầm An toàn sinh học do Dự án Sáng
kiến Cúm gia cầm và đại dịch của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối kết
hợp cùng các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia biên soạn phục vụ
chương trình tập huấn về An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ theo
hướng thương mại.
Bộ tài liệu gồm có 5 quyển:

1. Tài liệu tập huấn cho Giảng viên & Tập huấn viên nông dân
2. Tranh lật Hướng dẫn thực hành về An toàn sinh học trong chăn nuôi gà quy mô
nhỏ theo hướng thương mại.
3. Tranh lật Hướng dẫn thực hành về An toàn sinh học trong chăn nuôi vịt quy mô
nhỏ theo hướng thương mại.
4. Truyện tranh: Bác Mẫu nuôi gà
5. Truyện tranh: Anh Ba nuôi vịt
Riêng quyển đầu tiên “Tài liệu tập huấn cho Tập huấn viên” được chia thành 03 tập
khác nhau. Đây là tập 1 của quyển đầu tiên – “Kiến thức chung về An toàn sinh học”.
Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được hầu hết các câu hỏi liên quan đến kỹ thuật an
toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm cần thiết cũng như có thể xem như một tài liệu
tham khảo sử dụng trong các lớp tập huấn sau này.
Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp trong biên soạn, thiết kế, thử nghiệm, bổ sung và
hiệu đính của các đồng nghiệp gần xa.
Dự án Sáng kiến Cúm gia cầm và đại dịch trân trọng giới thiệu.
3
PHẦN 1 – CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TẬP HUẤN VỀ AN TOÀN SINH
HỌC TRONG CHĂN NUÔI GIA CẦM QUY MÔ NHỎ
1. Mục tiêu
Sau khoá học này học viên sẽ có thể:
Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về an toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi gia
cầm quy mô nhỏ theo hướng thương mại. Nắm được các biện pháp vệ sinh
an toàn dịch bệnh thông qua các biện pháp thực hành chăn nuôi tốt.

2. Đối tượng
Các nhóm đối tượng chính gồm:
Giảng viên, tập huấn viên, khuyến nông viên - những người sẽ tham gia các khóa tập
huấn cho tập huấn viên và cho nông dân sau này.
3. Bố cục nội dung
Bài Tên bài Nội dung chính
Bài 1 Khái niệm về ATSH
và ATSH trong chăn
nuôi gia cầm quy mô
nhỏ thương mại
ATSH là gì? Các yếu tố cơ bản của ATSH
Áp dụng các biện pháp ATSH cho chăn nuôi gia cầm có lợi gì?
Bài 2 Mầm bệnh và
đường truyền lây
Giới thiệu về các loại mầm bệnh và các nhóm bệnh chính của
gia cầm.
Bệnh cúm gia cầm là gì? Sự tồn tại và lây lan của vi rút CGC
độc lực cao.
Bài 3 Các yếu tố làm lây
lan mầm bệnh tại
trại chăn nuôi gia
cầm quy mô nhỏ
Thảo luận về các yếu tố lây lan mầm bệnh tại trại chăn nuôi gia
cầm quy mô nhỏ:
- Gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh
- Chuồng trại, độn chuồng và chất thải chăn nuôi
- Thức ăn nước uống
- Xe cộ, trang thiết bị chăn nuôi, máy móc
- Con người (CN, thú y viên, khách ra vào...) và quần
áo giày dép, bảo hộ lao động

- Vật nuôi khác và chim thú hoang
* Các yếu tố khác có liên quan:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Các biện pháp vệ sinh thú y phòng bệnh và tiêm
phòng
4
Bài 4 Các biện pháp
ATSH nhằm giảm
nguy cơ nhiềm bệnh
cho gia cầm nuôi
Thảo luận về các biện pháp ATSH nhằm giảm nguy cơ nhiềm
bệnh cho gia cầm nuôi:
- Gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh
- Chuồng nuôi
- Độn chuồng và chất thải chăn nuôi
- Thức ăn nước uống
- Xe cộ, trang thiết bị chăn nuôi, máy móc
- Con người (Công nhân, thú y viên, khách ra vào...)
- Quần áo, giày dép và bảo hộ lao động
- Vật nuôi khác và chim thú hoang
Các biện pháp khác:
- Chăm sóc, nuôi dưỡng
- Các biện pháp vệ sinh thú y phòng bệnh và tiêm
phòng
5
PHẦN 2 – NỘI DUNG CHI TIẾT
Bài 1. Khái niệm về An toàn sinh học và An toàn sinh
học trong chăn nuôi gia cầm thương mại quy mô
nhỏ
I. Mục tiêu:

Sau khóa học, học viên sẽ có thể:
1. Nắm được khái niệm chung về ATSH trong chăn nuôi gia cầm
2. Nắm được các yếu tố cơ bản về ATSH trong chăn nuôi gia cầm
3. Hiểu được tại sao cần áp dụng các biện pháp ATSH.
4. Hiểu được lợi ích của việc áp dụng các biện pháp ATSH trong chăn nuôi gia
cầm.
II. Nội dung:
1. An toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm là gì?
An toàn sinh học là việc thực hiện các biện pháp tổng hợp nhằm làm hạn chế tối đa
nguy cơ lây nhiễm và phát tán mầm bệnh cho gia cầm nuôi.
Để thực hiện được điều này, người chăn nuôi cần phải chấp thuận hàng loạt sự
thay đổi về thái độ và hành vi của mình để giảm nguy cơ lây nhiễm trong tất cả các
hoạt động liên quan đến gia cầm, và các sản phẩm gia cầm.
Các biện pháp An toàn sinh học cần được chú trọng và coi là một phần công việc
hàng ngày của người chăn nuôi.
2. Ba yếu tố cơ bản của An toàn sinh học:
a. Giữ khoảng cách và kiểm soát ra vào
Giữ khoảng cách hoặc cách ly có nghĩa là tạo ra khoảng cách để giữ cho gia
cầm, giữ cho các trại chăn nuôi gia cầm không bị nhiễm bệnh bằng cách tránh
xa những nguồn lây nhiễm (gia cầm ốm, chết, gia cầm mang trùng, con người,
thức ăn nước uống, chất thải chăn nuôi, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, động
vật khác...)
Giữ khoảng cách và kiểm soát tốt ra vào được cho là biện pháp đầu tiên và có
hiệu quả tốt nhất để đạt được mức độ ATSH cao. Nếu mầm bệnh không thâm
nhập được vào chuồng nuôi gia cầm, thì không thể xảy ra sự lây nhiễm.
6
Các việc cần làm để đảm bảo việc giữ khoảng cách:
- Các trại nuôi gia cầm cần cách xa nhau, cách xa khu dân cư, cơ sở công
cộng...
- Các trại chăn nuôi cần có hàng rào, có cổng luôn đóng, có biển hiệu để hạn

chế người ra vào
- Khu chăn nuôi, chuồng nuôi và bãi chăn cần bố trí hợp lý, có hố sát trùng ở
cổng ra vào
- Cách ly gia cầm mới mua về, gia cầm ốm và nghi ốm
- Có nơi chứa và xử lý chất thải riêng, cách biệt khu chăn nuôi
- Có nơi chưa thức ăn và dụng cụ chăn nuôi
- Kiếm soát sự ra vào của ngưới chăn nuôi, khách viếng thăm, bao gồm người
buôn bán, vận chuyển hành hóa, và thú y viên,
- Kiểm soát và khống chế động vật khác ra vào trại chăn nuôi
- Kiểm soát con giống và việc vận chuyển giống
- Áp dụng cùng vào cùng ra.
b. Giữ vệ sinh:
Giữ vệ sinh có nghĩa là quét dọn và làm sạch thường xuyên hoặc định kỳ.
Để đảm bảo việc giữ vệ sinh cần:
- Quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi, khu vực xung quanh chuồng hàng ngày.
- Sử dụng dụng cụ cọ rửa và nước để làm sạch những dụng cụ nhỏ như ủng,
giày dép, dụng cụ chăn nuôi ...
- Dùng bơm cao áp rửa sạch xe cộ, nền, tường của chuồng nuôi, nhà nuôi.
- Việc rửa bằng chất tẩy rửa hoặc chất sát trùng sẽ cho hiệu quả diệt trùng cao
hơn.
Để đảm bảo vệ sinh cá nhân phòng chống lây nhiễm cần:
- Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm và các nguồn lây bằng xà
phòng và nước sạch;
- Bố trí ủng và quần áo bảo hộ lao động chuyên biệt cho khu vực nuôi; ngay tại
chỗ ra vào để tiện sử dụng;
Bất kỳ người và vật nào đi qua hàng rào ngăn cách (cả ra
và vào) đều phải được vệ sinh, làm sạch cẩn thận.
c. Chủ động tiêu diệt mầm bệnh bằng vệ sinh và khử trùng
7
là việc dùng các hóa chất sát trùng với nồng độ đảm bảo để tiêu diệt mầm bệnh.

Có rất nhiều chất sát trùng có thể diệt mầm bệnh, với điều kiện:
a) được sử dụng đúng nồng độ (như nhà sản xuất khuyến cáo)
b) tiếp xúc đủ lâu với bề mặt cần khử trùng đã được vệ sinh, làm sạch
Mầm bệnh rất nhỏ, thường ẩn chứa bên trong các chất bẩn, vật dụng và dễ bị
che phủ đi bởi các chất hữu cơ như phân, chất thải, do đó các chất sát trùng sẽ
không thể ngấm vào bên trong chất bẩn với một nồng độ đủ cao để có thể diệt
được mầm bệnh và nhiều chất sát trùng có thể bị vô hiệu hóa bởi các chất hữu
cơ như gỗ hay phân.
Do đó, với các vật dụng (ví dụ như phương tiện vận chuyển, trang thiết bị chăn
nuôi) phải vào (hoặc ra) trang trại cần được làm sạch triệt để để loại bỏ những
vết bẩn nhìn thấy được - hầu hết mầm bệnh nhiễm trên bề mặt các vật dụng là
từ phân hoặc từ chất thải .Việc cọ rửa như vậy sẽ làm sạch hầu hết những mầm
bệnh lây nhiễm.
Vì vậy việc sát trùng chỉ hiệu quả khi vật dụng đã được vệ sinh, làm sạch và thời
gian tiếp xúc với hóa chất đủ lâu (ví dụ khử trùng qua đêm).
Bước này trong thực tế thường khó thực hiện đúng do đó là bước kém hiệu quả
nhất và là bước cuối cùng trong ATSH, được áp dụng sau khi đã làm vệ sinh cẩn
thận bề mặt vật dụng.
Làm sạch có thể loại bỏ 90% sự nhiễm bẩn
Khử trùng sau khi làm sạch có tác dụng loại
bỏ nốt 10% còn lại
Tóm lại, ATSH trong chăn nuôi gia cầm là áp dụng các biện pháp tổng hợp cần
thiết để ngăn không cho mầm bệnh thâm nhập vào gia cầm nuôi, vào trang trại chăn
nuôi.
3. Tại sao cần áp dụng các biện pháp ATSH trong chăn nuôi gia cầm?
- Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm hàng hóa phát triển mạnh ở
Việt Nam, do đó mật độ gia cầm tăng cao ở các vùng chăn nuôi nuôi thâm
canh dẫn đến nhiều bệnh truyền nhiễm trở nên trầm trọng hơn (Cúm gia cầm,
Niu-cát –xơn, Gum-bo-ro, Hen gà, Bạch lỵ, ký sinh trùng đường máu,...)
- Một số bệnh của gia cầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng đã

bùng phát và lây nhiễm (Cúm gia cầm, bệnh Bạch lỵ)
8

×