Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Từ trái nghĩa lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.69 KB, 4 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

Tác dụng của từ trái nghĩa
Câu hỏi: Tác dụng của từ trái nghĩa
Trả lời:
Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng
mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.
1. Từ trái nghĩa là gì?
- Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm và đối lập nhau về ý nghĩa. Một từ nhiều
nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
Ví dụ: cứng - mềm; cao - thấp; tốt - xấu; xinh - xấu; may - xui; thắng - thua; hiền - dữ;
tươi - héo; công bằng - bất công; …
2. Phân loại từ trái nghĩa
Hiện nay, từ trái nghĩa được chia làm hai loại như sau:
Từ trái nghĩa hồn tồn:
Là những từ ln mang nghĩa trái ngược nhau trong mọi trường hợp. Chỉ cần nhắc tới từ
này là người ta liền nghĩ ngay tới từ mang nghĩa đối lập với nó.
Ví dụ: dài - ngắn; cao - thấp; xinh đẹp - xấu xí; to - nhỏ; sớm - muộn; yêu - ghét; may
mắn - xui xẻo; nhanh - chậm; …
Từ trái nghĩa khơng hồn tồn:
Đối với các cặp từ trái nghĩa khơng hồn tồn, khi nhắc tới từ này thì người ta khơng nghĩ
ngay tới từ kia.
Ví dụ: nhỏ - khổng lồ; thấp - cao lêu nghêu; cao - lùn tịt; …

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí


Như vậy, từ trái nghĩa có hai loại nêu trên. Để sử dụng chính xác các từ trái nghĩa cùng
theo dõi nội dung dưới đây những trường hợp nên dùng từ trái nghĩa nhé.
3. Cách sử dụng từ trái nghĩa
Tạo sự tương phản
- Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ
tùy vào người đọc cảm nhận.
Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi
cho mình mà khơng nguy hiểm thì tranh đến trước.
Hoặc câu “ Mất lòng trước, được lòng sau”.
Tạo thế đối
- Thường dùng trong thơ văn là chính, để mơ tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu
tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.
Tạo sự cân đối
- Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Cịn bạc, cịn tiền cịn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết
ơng tơi”.
4. Những tiêu chí xác định những cặp từ trái nghĩa
- Nếu hai từ là trái nghĩa thì chúng cùng có một khả năng kết hợp với một từ khác bất kỳ
nào đó mà quy tắc ngơn ngữ cho phép, tức là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện
trong cùng một ngữ cảnh.
Ví dụ: Người xinh - người xấu, quả đào ngon - quả đào dở, no bụng đói con mắt…

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

- Nếu là từ trái nghĩa thì hai từ này chắc chắn phải có mối quan hệ liên tưởng đối lập

nhau thường xuyên và mạnh.
- Phân tích nghĩa của hai từ đó có cùng đẳng cấp với nhau khơng.
Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng đảm bảo tính đẳng cấp về nghĩa thì cặp liên tưởng
nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất được gọi là trung tâm đừng đầu
trong chuỗi các cặp trái nghĩa.
Ví dụ: Cứng - mềm: Chân cứng đá mềm; Mềm - rắn: Mềm nắn rắn bng. Trong ví dụ
trên thì cặp: cứng - mềm / mềm - rắn đều phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu.
Đối với từ trái nghĩa Tiếng Việt, ngồi những tiêu chí trên, cịn có thể quan sát và phát
hiện từ trái nghĩa ở những biểu hiện sau:
- Về mặt hình thức, từ trái nghĩa thường có độ dài về âm tiết và rất ít khi lệch nhau
- Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa thường đi đôi với nhau, tạo thành
những kết hợp như: xinh – xấu, già – trẻ, hư – ngoan…
Ví dụ: Với từ “nhạt”: (Muối) nhạt trái với mặn: cơ sở chung là “độ mặn”; (Đường )
nhạt trái với ngọt: cơ sở chung là “độ ngọt”; (Tình cảm) nhạt ngược với đằm thắm: cơ
sở chung là “mức độ tình cảm”; (Màu áo) nhạt trái với đậm: cơ sở chung là “màu sắc”.
5. Một số thành ngữ, tục ngữ Tiếng Việt có sử dụng từ trái nghĩa
Một số thành ngữ, tục ngữ Tiếng Việt có sử dụng từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa rất thường được sử dụng trong các câu thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Dưới
đây là một số ví dụ tiêu biểu:
- Lên voi xuống chó;
- Lá lành đùm lá rách;
- Đầu voi đuôi chuột;
- Đi ngược về xuôi;
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

- Trước lạ sau quen;

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng;
- Thất bại là mẹ thành cơng;
- Có mới nới cũ;
- Bán anh em xa mua láng giềng gần;
- Chết vinh cịn hơn sống nhục;
- Kính trên nhường dưới;
- Cá lớn nuốt cá bé;
- Khôn ba năm, dại một giờ;
- Mềm nắn rắn buông;
- Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau …

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×