TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Đề tài
Saigontourist Holding Company
Giảng viên hướng dẫn: ThS Hồ Ngọc Thuỷ
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 – 11 – 2010
Tiểu luận Quản trị chiến lược
Danh sách thành viên nhóm 4
Tiểu luận Quản trị chiến lược
Lời mở đầu.
Trong thời gian qua, với tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi cục diện kinh
tế thế giới. Nhưng sang năm 2010, nền kinh tế đã có những bước phục hồi đáng kể. Nền kinh tế Việt
Nam cũng đã dần khắc phục những khó khăn và phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có
những chiến lược mới để đón lấy những cơ hội phát triển sau thời kì khủng hoảng.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch - Thống kê của Tổ chức Du
lịch thế giới và một số tổ chức nghiên cứu thị trường gần đây đều cho thấy bức tranh khá lạc quan
cho du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Trong mắt du khách quốc tế,Việt Nam đang là một điểm
mới nổi lên đầy hấp dẫn và an toàn của khu vực.
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng
đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả
nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất
nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản
xuất & chế biến thực phẩm Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh
doanh. Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, tiếp tục
phấn đấu mở rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á. Saigontourist đã
từng bước tháo gỡ những khó khăn, vững vàng vượt qua khủng hoảng bằng chính những chiến lược
cụ thể của họ. Bối cảnh bên ngoài có thể tạo cho doanh nghiệp cơ hội mới để tăng trưởng và phát
triển. Nhưng công ty đã vượt qua những điểm yếu, theo đuổi các cơ hội phù hợp nhất với những
điểm mạnh của mình, thiết lập một kế hoạch phòng thủ để ngăn ngừa điểm yếu của doanh nghiệp
khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài và tạo được sự khác biệt của họ trên thị trường.
Đặc biệt, những chiến lược mang tính dài hạn luôn được công ty chú trọng thực hiện là những
thành tố góp phần vào việc đối phó thành công với những khủng hoảng. Tuy không nằm ngòai vòng
xoáy khó khăn, nhưng với những kinh nghiệm tích lũy được cùng những cố gắng vượt bậc,
Saigontourist đã tạo được thương hiệu ngày càng lớn mạnh của mình, niềm tin yêu của khách hàng
trong và ngoài nước.
Và để hiểu rõ hơn về chiến lược của Saigontourist, nhóm 4 chọn đề tài “Saigontourist-tiềm năng
và phát triển” làm đề tài nghiên cứu. Saigontourist có nhiều loại hình kinh doanh nhưng nhóm 4
chỉ tập trung nghiên cứu lĩnh vực du lịch lữ hành.
Dù rất cố gắng, nhưng bài tiểu luận khó có thể tránh nhiều sơ xuất, mong cô đánh giá và góp ý để
nhóm có thể hoàn thiện bài tiểu luận hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Tiểu luận Quản trị chiến lược
oO == Mục lục == Oo
Tiểu luận Quản trị chiến lược
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH
Du lịch thế giới phát triển mạnh và trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước. Năm 2010
dự báo thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch. Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời
sống dân cư và trong xã hội và là một trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới.
Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sức
khỏe, xu hướng du khách chỉ chọn những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo
vệ môi trường. Chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể
có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương
mới có thể thu lợi từ du lịch. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn đề
đô thị hóa và nạn xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn tới việc khai thác và sử
dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải và khí thải, nước thải, tiếng ồn làm ô
nhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng dân cư .
II. THỰC TRẠNG DU LỊCH VIỆT NAM
Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch
Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
Số doanh nghiệp du lịch tăng đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch với sự góp mặt của nhiều
thành phần kinh tế đã phát huy được hiệu quả tích cực góp phần vào sự phát triển chung của ngành
du lịch.
Lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách
quốc tế năm 1990 lên 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006. Thu nhập từ du lịch năm 1990 đạt 13
ngàn tỷ đồng, đến năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt 51 nghìn tỷ đồng. Hệ thống cơ sở lưu trú du
lịch ngày càng phát triển và đa dạng các loại hình. Đến nay, cả nước có 8.556 cơ sở lưu trú du lịch
với tổng số 170.551 buồng, tăng 25 lần so với năm 1990 với tốc độ tăng trưởng bình quân là
12,6%/năm (trong khi đó trên phạm vi toàn thế giới tốc độ tăng cơ sở lưu trú du lịch bình quân
3% ), trong 6 tháng đầu năm 2009, tình hình hoạt động kinh doanh tại hệ thống Saigontourist đã đạt
được những kết quả như đã đón tiếp và phục vụ 658.953 lượt khách, đạt 43,4% so kế hoạch năm,
trong đó khách lữ hành nội địa: 93.305 lượt khách, tăng 5,8%. Công suất phòng bình quân chung
khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 52%.
Trong tháng 10 năm 2010, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 440.071 lượt, tăng 99,3% so
với cùng kỳ năm 2009. Tính chung 10 tháng năm 2010 ước đạt 4.171.990 lượt, tăng 39,0% so với
cùng kỳ năm 2009.
Lượng khách quốc tế đến việt nam tháng 10 năm 2010
Ước tính 10 tháng năm
2010
Tháng 10 so
với tháng 9 của
2010
Tháng 10 năm
2010 so với
2009
10 tháng năm
2010 so với
2009
Tổng số
440,071 4,171,990 114.8 199.3 139.0
Chia theo phương tiện đến
Đường không 357,571 3,348,347 117.8 226.5 138.9
Đường biển 4,500 42,000 90.0 150.0 73.1
Đường bộ 78,000 781,643 104.0 130.2 146.9
Chia theo mục đích chuyến đi
Du lịch, nghỉ ngơi 258,458 2,605,685 112.8 185.1 146.6
Đi công việc 86,218 843,724 103.1 177.9 142.9
Thăm thân nhân 45,855 470,484 133.4 241.8 108.1
Nhóm 4 1
Tiểu luận Quản trị chiến lược
Các mục đích khác 49,540 252,097 136.6 361.5 127.4
Chia theo một số thị trường
Trung Quốc 95,869 771,799 123.4 198.7 190.3
Hàn Quốc 39,197 404,576 115.8 265.2 136.2
Nhật Bản 37,733 355,460 94.2 162.3 122.2
Mỹ 33,185 358,073 114.0 193.2 107.0
Đài Loan 27,545 279,237 114.7 206.3 125.8
Úc 23,244 228,668 110.6 192.1 132.4
Campuchia 27,474 217,389 110.8 240.2 197.2
Thái Lan 19,463 181,122 110.4 155.5 141.1
Malaisia 17,322 167,201 98.6 204.8 128.4
Pháp 13,136 160,557 133.0 174.4 115.4
Các thị trường khác 136,776 1,078,781 155.6 263.4 140.1
Hình 3: Cơ cấu chi tiêu của du khách nước ngoài
17.68%
45.36%
9.72%
9.70%
6.91%
10.63%
n uống
Thuê phòng
Chi phí khác
Mua hàng
Vui chơi giải trí
Đi lại
Nguồn: Tổng Cục Thống kê.
Du lịch Việt Nam còn mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế, ký 26 hiệp định hợp tác du lịch song
phương cấp Chính phủ với các nước trong và ngồi khu vực, thiết lập quan hệ với hơn 1.000 hãng
du lịch của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chúng ta còn tham gia tích cực và hiệu quả vào các
diễn đàn hợp tác du lịch quốc tế và khu vực như Tổ chức Du lịch Thế giới, hợp tác du lịch ASEAN,
Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương, chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sơng Mê
Cơng mở rộng, hợp tác hành lang Ðơng - Tây, hợp tác du lịch sơng Mê Cơng - sơng Hằng, v.v. và
vừa qua du lịch nước ta đã tổ chức thành cơng Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC 2006 được bạn bè
quốc tế đánh giá cao.
Du lịch Việt Nam đang đứng trước vận hội mới, vị thế Việt Nam đã được nâng lên, "sân chơi" rộng
mở và luật chơi cũng rõ ràng. Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các
mối quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần giúp mơi trường
đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng của nước ta ngày một thơng thống
hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và
huy động được nhiều nguồn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.Ðặc biệt, khả năng
thu hút vốn FDI của ta ngày càng được cải thiện. Ðây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành
du lịch nước ta theo kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những
viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đồn kinh tế lớn đang hướng sự chú ý đến Việt Nam và
"đổ bộ" vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch
Tuy nhiên do chưa chú trọng đúng mức đến tính đa dạng về loại hình du lịch nên đến nay, du lịch
biển ở nước ta vẫn thiếu những sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp, độc đáo, có chất lượng và uy
tín trên thị trường trong và ngồi nước. Việt Nam chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt trình độ
quốc tế.
Nhóm 4 2
Tiểu luận Quản trị chiến lược
Hiện nay, sản phẩm du lịch của chúng ta chưa đặc sắc, chưa có nhiều sản phẩm mang tính đặc trưng
của các địa phương, đất nước. Do công tác tuyên truyền, giáo dục chưa tốt nên ở khu du lịch nào
cũng bắt gặp hình ảnh những người bán hàng rong đeo bám, chèo kéo khách mua hàng, rác thải thì
bữa bãi khắp nơi.
Năm 2010,dự tính ngành du lịch phấn đấu mỗi năm tăng 10 - 20% lượng khách quốc tế, đạt 5,5 - 6
triệu lượt người; khách nội địa tăng trung bình 15 - 20%/năm, vào năm 2010 đạt 25 triệu lượt
người, trong đó, du lịch biển thu hút khoảng 80% lượng khách đến Việt Nam và chiếm 70% doanh
thu. Thu nhập du lịch đạt 4 - 5 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2005
III. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAIGONTOUIST.
1. Tổng quan
Lịch sử hình thành
Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được hình
thành và đi vào hoạt động từ năm 1975. Đến ngày 31/03/1999 theo
quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công
ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao gồm nhiều đơn vị thành viên,
trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm nòng cốt.
UBND TP.HCM đã ban hành quyết định chuyển đổi mô hình doanh
nghiệp Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn thành Tổng Công ty Du lịch Sài
Gòn – TNHH Một Thành viên.
Tên doanh nghiệp: Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH Một Thành Viên
Tên tiếng anh: Saigontourist Holding Company
Tên viết tắt Saigontourist
Logo
Giấy phép thành lập Quyết định số 1833/QĐ-UB-KT, ngày 30/03/1999 của UBND Tp HCM
Đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận số 103426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp
ngày 04.06.1999
Vốn tổng công ty 3.186,8 tỉ đồng
Tài khoản nội tệ
007.1.00.000523.2 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
102010000098801 Ngân hàng Công thương Việt Nam
540.A.03799 Sài Gòn Công thương Ngân hàng
200014851047446 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam
4211.10.00.00.0310 Ngân hàng Phương Đông
Tài khoản ngoại tệ
007.137.0081794 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2000014851022794 Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam
Mã số thuế 0300625210 - 1
Trụ sở chính
23 Lê Lợi, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐT: (84.8) 3829 2291 - 3822 5874 - 3822 5887 - 3829 5000
Fax: (84.8) 3824 3239 - 3829 1026
Email :
Website: www.saigon-tourist.com
Các lĩnh vực
1. Khách sạn & khu du lịch & nhà hàng
2. Dịch vụ lữ hành
3. Vận chuyển
4. Xuất nhập khẩu
5. Xây dựng
6. Văn phòng cho thuê
7. Đào tạo chuyên ngành du lịch
8. Sản xuất & chế biến thực phẩm
9. Sơ đồ tổ chức
Nhóm 4 3
Tiểu luận Quản trị chiến lược
Sơ đồ tổ chức.
Quy mô:
15 đơn vị hạch toán phụ thuộc và Ban Quản lý dự án, Văn phòng Tổng Công ty. 02 đơn vị hạch
toán độc lập. 06 công ty con có vốn góp chi phối. 11 công ty đồng kiểm soát (04 công ty đồng kiểm
soát trong nước, 06 công ty đồng kiểm soát với nước ngoài, 01 công ty đầu tư ra nước ngoài). 39
công ty liên kết (22 công ty trực tiếp quản lý điều hành, 11 công ty có tham gia quản lý, 6 công ty
chỉ tham gia góp vốn). 15 đơn vị cổ phần hoá. Đầu tư cổ phiếu tại 09 đơn vị (Đầu tư cổ phiếu tại 07
đơn vị, Đầu tư trái phiếu tại 02 đơn vị)
2. Quá trình phát triển
Khởi đầu từ một doanh nghiệp với 236 cán bộ, công nhân viên (CBCNV) quản lý một số nhà hàng,
khách sạn, đi vào hoạt động từ tháng 8/1975, đến nay Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist
Holding Company) đã trở thành tập đoàn du lịch hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam.
Saigontourist hiện quản lý trên 100 doanh nghiệp, công ty du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà
hàng, khu vui chơi giải trí cùng hàng loạt các hình thức liên quan đến du lịch, hoạt động rộng khắp
trên địa bàn cả nước với đội ngũ CBCNV trên 17.000 người, hàng năm, đón tiếp và phục vụ trên 2,5
triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt khoảng 9.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách hàng năm trên 1.000
Nhóm 4 4
HỘI
ĐỒNG
QUẢN
TRỊ
P.Chủ tịch: Nguyễn Hữu Thọ
Uỷ viên: Nguyễn Huyên
Uỷ viên: Phan Bạch Mai
Uỷ viên: Hồ Duy Hùng
Uỷ viên: Võ Anh Tài
Uỷ viên: Dương Hồng Việt
Tổng GĐ
Nguyễn Hữu Thọ
P.TGĐ
Nguyễn Huyên
P.TGĐ
Trần Hùng Việt
P.TGĐ
Lê Ngọc Cơ
Chủ tịch: Đỗ Văn Hoàng
Ban Tổng Giám đốc
Tiểu luận Quản trị chiến lược
tỷ đồng/năm. Xây dựng công nghệ quản lý Saigontourist, công nghệ quản lý du lịch VN. Trong
quan hệ quốc tế, Saigontourist hợp tác với khoảng 300 đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong quan hệ hợp tác quốc tế, Saigontourist hợp tác với khoảng 300 đối tác tại nhiều quốc gia trên
thế giới. Tập đoàn du lịch này cũng có nhiều đóng góp trong những sự kiện quan trọng của đất nước
và TP.HCM như: phối hợp tổ chức thành công sự kiện SEA Games 22, sự kiện Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC 14, hội nghị ASEAN-Nhật Bản AJBM lần thứ 35…
Đặc biệt, Saigontourist đã đề xuất và triển khai tổ chức sự kiện Lễ hội Tết Nguyên đán từ năm 2004
đến nay, góp phần xây dựng thành công lễ hội văn hóa định kỳ của TP.HCM vào dịp Tết, trở thành
một sự kiện du lịch có sức thu hút khách quốc tế và Việt kiều về quê ăn Tết với các sự kiện nổi bật
như: Đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội bánh Tét, Pháo hoa đêm giao thừa, Phố đêm tỏa sáng…
Với những thành tựu to lớn đã đạt được trong 35 năm qua,Tổng công ty Saigontourist và nhiều đơn
vị thành viên đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: bình quân
hàng năm có khoảng 3 đơn vị và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động, khoảng 5 đơn
vị được bằng khen/cờ chính phủ, trên 5 đơn vị đạt giải thưởng Top ten Lữ hành và Top ten Khách
sạn do Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng…
Công tác môi trường luôn được Tổng Công ty đặc biệt quan tâm. Từ năm 2004, Saigontourist đã áp
dụng chương trình quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
nguồn tài nguyên, góp phần theo đuổi loại hình du lịch bền vững của du lịch VN. Bên cạnh công tác
kinh doanh, Saigontourist luôn quan tâm đến cộng đồng xã hội, thông qua chương trình
“Saigontourist vì cộng đồng” hằng năm Saigontourist trích trên 8 tỉ đồng tham gia vào các hoạt
động xã hội, từ thiện, hướng đến cộng đồng.
BIỂU ĐỒ TỔNG DOANH THU VÀ TỔNG LÃI GỘP CỦA CÔNG TY
Nguồn: văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tổng công ty du lịch Sài Gòn
Nhóm 4 5
Tiểu luận Quản trị chiến lược
Nguồn: văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tổng công ty du lịch Sài Gòn
3. Tầm nhìn
Saigontourist sẽ phát triển thành tập đoàn kinh tế du lịch mạnh, bền vững,phát triển nhượng quyền
thương hiệu; gia tăng năng lực cạnh tranh và chi phối thị trường trong nước, thương hiệu hội nhập
sâu rộng khu vực và toàn cầu.
4. Sứ mạng
Cung ứng chuỗi giá trị sản phẩm đa dạng, cao cấp, chất lượng cao, mang tính khác biệt; xây dựng
công nghệ quản lý tiên tiến, đặc trưng Saigontourist.
5. Mục tiêu
Tổng công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng 15%/ năm, hướng tới doanh thu toàn hệ thống đạt 1 tỷ
USD vào năm 2015, thu nhập bình quân tăng từ 22 đến 24%/năm.
6. Triết lý kinh doanh
“Tập trung hướng đến kinh doanh, hướng đến khách hàng, hướng đến nhân viên và cộng
đồng”
○ Tập trung hướng đến kinh doanh: mọi kế hoạch và hành động của Công ty đều hướng
đến mục tiêu phát triển kinh doanh.
○ Tập trung hướng đến khách hàng: mọi kế hoạch và hành động phải tập trung phục vụ tốt
khách hàng, đáp ứng những nhu cầu du lịch của khách hàng với dịch vụ tốt nhất, đáng
tin cậy, được thực hiện một cách trung thực nhằm giữ vững khách hàng hiện có và phát
triển được thêm khách hàng tiềm năng.
Tập trung hướng đến nhân viên: luôn nỗ lực phục vụ khách hàng, phát triển kinh doanh
nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh của công ty, từ đó có điều kiện tăng thu nhập, điều
kiện sống của nhân viên, tăng động lực làm việc tích cực của nhân viên. Bên cạnh đó,
nhân viên luôn được chú ý đào tạo, có những điều kiện làm việc tốt nhất về vật chất và
tinh thần để phục vụ một cách tốt nhất cho khách hàng.
○ Tập trung hướng đến cộng đồng: các sản phẩm du lịch, các hoạt động của công ty luôn
được thực hiện trên cơ sở “vì cộng đồng”, thân thiện với môi trường thiên nhiên, phù
hợp với môi trường văn hóa, kinh tế – xã hội, tạo nên mối quan hệ tích cực với cộng
đồng và luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng.
Nhóm 4 6
Tiểu luận Quản trị chiến lược
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
I. Môi trường vĩ mô
1. Yếu tố kinh tế
Tuy phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua,nhưng với tiềm lực của mình, công ty đã
từng bước vượt qua khó khăn. Hiện tai nền kinh tế đã có những bước chuyển biến quan trọng, đã
từng bước ổn định và phát triển trở lại, tạo nhiều cơ hội phát triển cho công ty. Tuy nhiên tình trạng
lạm phát hiện nay, làm giá cả tăng cao làm giảm lượng khách nội địa.
Trong kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, công ty sẽ sử dụng một lượng lớn nguồn vốn tín dụng từ các
ngân hàng để tài trợ cho các dự án đang triển khai. Do đó, việc biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng
nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Việc thanh toán bằng ngoại tệ của Công ty đối với các dịch vụ phòng phần nào gây khó khăn cho
Công ty khi trong năm 2010 giá đô la Mỹ có nhiều biến động bất thường.
2. Yếu tố chính trị
Hiện nay,luật đầu tư đã có nhiều sữa đổi như đã tăng thêm các khu vực đầu tư,các dự án dưới 15 tỷ
thì không cần làm thủ tục đăng kí đầu tư,các nhà đầu tư nước ngoài không còn bị hạn chế bởi 1 loại
hình doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch,các lĩnh vực kinh doanh, khi xảy ra tranh chấp có
quyền dùng trọng tài quốc tế.
Tuy nhiên luật vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới lượng đầu tư vào công ty: thủ tục thẩm định
đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư nếu thực hiện sẽ bị vi phạm luật môi trường, còn nếu
thực hiện theo luật môi trường thì vi phạm luật đầu tư, do đó phần lớn các doanh nghiệp chấp nhận
vi phạm luật môi trường. Việc không có sự thống nhất trong hệ thống luật cũng như sự rắc rối trong
công tác thủ tục giấy tờ đã làm hạn chế lượng đầu tư.
Ví dụ cho việc rắc rối trong công tác hành chính: 1 dự án du lịch đầu tư vào tỉnh A( có xây dựng
công trình) nhà đầu tư phải liên hệ với cơ quan nhà nước 38 lần, cung cấp 67 loại giấy tờ( trong đó
có 10 lạo giấy tờ trùng nhau), thời gian trung bình là 451 ngày.
Như vậy luật đầu tư không những không cần thiết mà còn dẫn tới tình trạng chồng lấn,giẫm chân
nhau giữa các luật khác
Ngoài ra, mức thuế, qui định về giao dịch ngoại hối, một số thủ tục hành chính đối với du khách
nước ngoài như các thủ tục xuất nhập cảnh, cơ chế hai giá đối với người nước ngoài, phân biệt giữa
doanh nghiệp quốc doanh và ngoài doanh nghiệp … cũng phần nào tác động tới hoạt động kinh
doanh của Công ty
3. Môi trường du lịch
Việt Nam có một nền chính trị ổn định, an toàn đã tạo được niềm tin cho nhiều du khách ngoại
quốc. Tuy nhiên, du khách ngoại quốc tìm đến Việt Nam không chỉ với mục đích tìm kiếm cơ hội
kinh doanh, mà còn mong tìm thấy ở Việt Nam những nét đặc trưng riêng biệt của phong cảnh, con
người và dân tộc. Từ khi đất nước chuyển biến từ một cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường với
những biến đổi để hội nhập quốc tế, nhiều thay đổi đã gây những tác động ngược chiều, ảnh hưởng
xấu tới môi trường du lịch và trực tiếp tác động tới các hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch.
○ Một môi trường thiên nhiên hoang sơ, những địa điểm du lịch đẹp và sạch là một lợi thế
ưu đãi cho ngành kinh doanh khách sạn và du lịch. Tuy nhiên, ý thức con người, thái độ
và trách nhiệm quản lý đã bị biến đổi trong cơ chế thị trường, như việc gây ra những ô
Nhóm 4 7
Tiểu luận Quản trị chiến lược
nhiễm cảnh quan môi trường, khai thác thiên nhiên một cách thiếu qui hoạch và nạn phá
rừng đã và đang từng ngày tàn phá tài nguyên du lịch tự nhiên của đất nước.
○ Các di tích lịch sử văn hóa, các di tích khảo cổ, các lễ hội, các làng nghề thủ công truyền
thống, các yếu tố gắn bó với phong tục tập quán hay các hoạt động sản xuất đặc trưng
của mỗi dân tộc ở Việt Nam đều là những nguồn thu hút du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, do việc khai thác quá mức mà không tu bổ hay cải tạo kịp thời, các di tích
lịch sử văn hóa đang có nguy cơ xuống cấp. Các làng nghề thủ công truyền thống đang
thu hẹp dần do không có sự trợ giúp hay định hướng phát triển. Tốc độ đô thị hoá thiếu
qui hoạch đã nhanh chóng làm biến đổi các khu phố cổ.
○ Hiện nay rất nhiều khu vui chơi giải trí được xây dựng trong cả nước. Tuy nhiên, việc
quy hoạch thiếu tổ chức, hệ thống giao thông không thuận tiện đã không thu hút được du
khách, đặc biệt là du khách ngoại quốc. Ngoài ra, hoạt động quản lý yếu kém, vệ sinh
không bảo đảm đã tạo ra nhiều ấn tượng không tốt cho khách tham quan. Mặt khác, các
khu vui chơi giải trí còn quá đơn điệu và nghèo nàn về nội dung và hình thức chưa đáp
ứng nhu cầu du khách.
○ Mặc dù Nhà nước đã có những đầu tư đáng kể, nhưng hạ tầng cơ sở của Việt Nam vẫn
còn rất yếu kém. Đường xá chưa được nâng cấp nhiều, phương tiện giao thông lạc hậu
và thiếu an toàn. Thường xuyên xảy ra kẹt xe ở các thành phố. Hệ thống xe lửa cũ, chậm
và thiếu tiện nghi. Hàng không Việt Nam còn nhiều bất cập về thời gian cũng như
chuyến bay, thường xuyên xảy ra tình trạng thay đổi giờ bay và hủy chuyến, đặc biệt đối
với các chuyến bay tới các tỉnh lẻ. Những bất lợi đó đã làm giảm thời gian lưu trú cũng
như chi tiêu của du khách ở Việt Nam.
○ Một yếu tố khác phần nào gây tác động tới môi trường du lịch đó là các dịch vụ phụ kèm
theo như chính sách 2 giá cước đối với người nước ngoài, cước điện thoại, e-mail ở Việt
Nam hiện nay còn quá cao so với các nước khác trong khu vực. Một số tệ nạn xã hội như
ăn xin, móc túi, cướp giật, đeo bám, nài ép du khách ngoại quốc đã để lại hình ảnh
không đẹp về môi trường du lịch của Việt Nam và phần nào ảnh hưởng tới số lượng du
khách tới Việt Nam (theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam: chưa tới 5% du
khách trở lại Việt Nam lần thứ 2, trong khi ở Thái Lan con số là 37%).
4. Môi trường toàn cầu
Du lịch là một lĩnh vực chịu tác động của những biến động có nguồn gốc từ bên ngoài Việt
Nam.Hình ảnh hấp dẫn của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, như phong cảnh thiên
nhiên riêng biệt, đặc tính dân tộc khác lạ, những con người chân thật mến khách và sự phát triển
kinh tế năng động đã tạo ra một sức thu hút đặc biệt đối với du khách ngoại quốc. Tuy nhiên, trong
thời gian qua, hình ảnh tươi đẹp này đã phần nào bị lu mờ bởi những biến động chính trị và kinh tế.
Tình trạng bắt cóc du khách làm con tin ở Philipine, Malaysia, bộc phát bạo động chủng tộc, tôn
giáo ở Indonesia… tất cả những biến động đó đã làm xấu đi hình ảnh của khu vực Đông Nam Á,và
cũng gián tiếp ảnh hưởng tới ngành du lịch Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.
Mặt khác, bản thân mỗi nước trong khu vực luôn có sự cạnh tranh lẫn nhau để thu hút du khách.
Cũng như Việt Nam, các nước lân cận trong khu vực luôn có những chương trình quảng cáo khuyến
mãi lớn để lôi kéo du khách ngoại quốc. Với mục tiêu, chiến lược rõ ràng và có sự trợ giúp từ phía
Chính phủ, các chương trình của họ đã đạt được thành quả đáng kể. Bên cạnh tác động tích cực là
xây dựng được những hình ảnh đẹp và hấp dẫn, các hoạt động này đã phần nào ảnh hưởng tới nhu
cầu của du khách ngoại quốc, khi mà Việt Nam có thể bị loại khỏi sự lựa chọn của du khách hay bị
biến thành một điểm phụ trong chương trình.
Nhóm 4 8
Tiểu luận Quản trị chiến lược
Các dấu hiệu cải thiện về kinh tế, chính trị, xã hội, như sự phục hồi kinh tế chung, sự ổn định về
chính trị và các chính sách nhất quán và đồng bộ nhằm chuyển biến tình hình tại các nước Đông
Nam Á trong giai đoạn gần đây, đã dần cải thiện hình ảnh của các nước trong khu vực. Lượng du
khách quốc tế đến Việt Nam cũng đã tăng lên rõ trong giai đoạn cuối năm 2010 và cho hy vọng vào
một tương lai tốt đẹp hơn của ngành du lịch.
5. Công nghệ thông tin - truyền thông:
Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách rất mạnh mẽ, giúp
cho doanh nghiệp quảng bá về hình ảnh của công ty một cách dễ dàng hơn tới người tiêu dùng bằng
nhiều cách khác nhau: quảng cáo trên Internet,trên truyền hình, show quảng cáo…
Saigontourist đã làm chiến dịch truyền thông khá tốt, đầu tư không ít vào truyền thông để quảng bá
cho mọi người biết về hình ảnh và lợi ích của thương hiệu. Ví dụ như phát đồng loạt các clip quảng
cáo sản phẩm trên các đài truyền hình trung ương, địa phương…
Bên cạnh đó công nghệ thông tin ngày càng phát triển và việc ứng dụng vào quản lý doanh nghiệp
đã trở nên tất yếu. CNTT đã hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý các thông tin, nguồn lực,…,tổ chức,
chuyên môn hóa nhiệm vụ trong các doanh nghiệp.
6. Môi trường tự nhiên
6.1 Vị trí địa lý
Việt Nam (tọa độ địa lý: Kinh tuyến: 102°8′ - 109°27′ Đông; Vĩ tuyến: 8°27′ - 23°23′ Bắc)
nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương.Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở
phía nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và
Campuchia phía tây. Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam
là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km, với đường bờ biển
dài 3.260 km không kể các đảo.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Saigontourist dễ dàng mở rộng hoạt động với các
đối tác trên toàn quốc cũng như trong khu vực và trên toàn thế giới bằng các tour du lịch
trên đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
6.2 Khí hậu
Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với lượng mưa hàng năm
lớn và nhiệt độ trung bình ở mức cao:
○ Hàng năm có 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm
○ Độ ẩm không khí trên dưới 80%
○ Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 270C
○ Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ/năm
○ Nhiệt độ bức xạ trung bình năm 100 kcal/cm2
Những đặc điểm khí hậu này khiến nhu cầu du lịch ở vùng biển của người dân trên toàn lãnh
thổ rất cao,cung cấp cho Saigontourist một thị trường rộng lớn với lượng khách hàng đông
đảo.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng gió mùa, hơn nữa sự phức tạp về địa hình nên khí hậu Việt Nam
có sự khác biệt lớn giữa các thời điểm trong năm và giữa các vùng miền,gây khó khăn cho
việc nghiên cứu các loại hình dịch vụ của doanh nghiệp.
Khí hậu Việt Nam cũng bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6 – 10 cơn bão
và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán thường xuyên đe doạ. Điều này cũng ảnh hưởng khá
lớn tới hoạt động và doanh thu của công ty.
Nhóm 4 9
Tiểu luận Quản trị chiến lược
6.3 Môi trường
Tình hình ô nhiễm môi trường đang diễn ra trầm trọng tại nhiều vùng trên cả nước, đang
được xem là báo động. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đáng chú ý nhất đối với ba
khu vực: khu công nghiệp, khu đô thị hóa mạnh và khu vực còn tồn dư của hậu quả chiến
tranh. Những khu vực phát triển mạnh về công nghiệp cũng như đô thị hóa đang phải đối
mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường có thể kể là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang,
Vũng Tàu Vì vậy, ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển du lịch.
7. Dân số
Việt Nam là một nước đang phát triển với dân số khoảng 85.789.573 người, là nước đông dân thứ
ba ở Ðông - Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân
nhất thế giới.
Dân số trung bình năm 2009 sẽ là 86,025 triệu người. Sau mười năm dân số nước ta tăng thêm 9,47
triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người. Mặc dù vậy, với quy mô dân số lớn, đà tăng
dân số vẫn còn cao và duy trì trong vòng nhiều năm nữa, theo dự báo dân số nước ta sắp công bố tới
đây, sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ 21 (tức vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn
định và không tiếp tục tăng) với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm
mười nước có dân số lớn nhất thế giới.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm. Do vậy, đây vừa là một
thị trường du lịch đầy tiềm năng và triển vọng,vừa là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ.
Trong khi đó, dân số nước ta phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có 43% số dân của cả nước sinh sống. Ngược lại, hai
vùng trung du và miền núi phía bắc và Tây Nguyên chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) số dân
của cả nước. Mật độ dân số khác biệt rất lớn giữa các vùng, vùng có mật độ đông dân nhất gấp
mười lần vùng có mật độ dân số thấp nhất. điều đó ảnh hưởng đến chiến lược tập trung phát triển
các vùng kinh tế khác nhau của saigontouist
Sự đô thị hoá tăng cũng đồng nghĩa với mức sống tăng,nhu cầu giải trí tăng đáng kể.Đặc biệt là ở
những thành phố lớn,do mức tập trung dân đông,mùa hè ngày càng nóng bức dẫn đến nhu cầu du
lịch, nghỉ dưỡng tăng mạnh vào những ngày hè.
Như vậy,nước ta với dân số đông,sự đô thị hoá nhanh,tỷ lệ giới trẻ lớn là 1 thị trường tốt với lượng
khách hàng dồi dào cho Saigontourist.
II. Môi trường vi mô
1. Thị phần, vị trí của công ty trên thị trường du lịch
Trong năm 2009, Saigontourist đạt tổng doanh thu hơn 8 ngàn tỷ đồng, phục vụ hơn 270.000 du
khách. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Saigontourist phục vụ hơn 260.000 du khách tăng 25%,
doanh thu đạt hơn 910 tỷ đồng tăng 37% so với cùng kỳ. Trong đó, lượng khách quốc tế đạt hơn
73.000 lượt người, tăng 10% so với cùng kỳ. Các loại hình dịch vụ du lịch do Công ty tổ chức gồm
chương trình du lịch tham quan thuần túy, du lịch công vụ, du lịch MICE, du lịch cao cấp Premium
Travel thiết kế riêng theo yêu cầu, theo đường hàng không và đường biển, quốc tịch khách đa số là
Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Trung Quốc
Khách lưu trú quốc tế của Saigontourist đạt mức tăng trưởng bình quân 15,5%. Công suất khai thác
phòng tại các khách sạn đạt 74,3%. Khách quốc tế tăng bình quân 5,3%. Khách du lịch trong nước
tăng bình quân 13,9%. Khách trong nước đi du lịch nước ngoài tăng 33,2%.
Nhóm 4 10
Tiểu luận Quản trị chiến lược
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu
về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển ngành du lịch cả nước với
nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng, lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập
khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất
& chế biến thực phẩm
Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành,
54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng với đầy đủ tiện nghi. Trong lĩnh vực liên doanh,
Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50 công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty
liên doanh có vốn nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.
Saigontourist là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch thế giới như PATA, ASTA, JATA,
USTOA, đồng thời với mối quan hệ hợp tác với hơn 200 công ty dịch vụ lữ hành quốc tế của 30
quốc gia, Saigontourist sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường mục
tiêu quốc tế như: Nhật, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Triều Tiên, Pháp, Đức, Anh, Canada,
Mỹ thông qua việc quảng cáo các sản phẩm mới về lưu trú, nhà hàng, lữ hành, mua sắm, MICE,
du lịch sông và tàu biển. Để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Saigontourist sẽ tích cực phát triển
các chi nhánh ở khu vực Đông Nam Á.
Với tiềm lực vững mạnh và tầm nhìn vào tương lai của ngành du lịch Việt Nam, Saigontourist tiếp
tục phấn đấu mở rộng thị trường và hướng Việt Nam ngang tầm với du lịch Châu Á và thế giới
Số công ty lữ hành quốc tế có hơn 600 công ty, số công ty lữ hành nội địa là hơn 10.000 công
ty. Mà năm 2009 doanh thu cua công ty là hơn 8 ngàn tỷ đồng, so với tổng doanh thu của
ngành du lịch Việt Nam năm 2009 là 70 ngàn tỷ. Tức công ty đã chiếm hơn 11% tổng doanh
thu toàn ngành.
Biểu đồ thị phần doanh thu của saigontourist năm 2009
Nhóm 4 11
Tiểu luận Quản trị chiến lược
2. Sự trung thành nhãn hiệu
Qua 35 năm hình thành và phát triển dứng vững trên thị trường du lịch, bằng sự uy tín của daonh
nghiệp,saigontourist đã có được sự trung thành nhãn hiệu của người tiêu dùng thông qua nhiều giải
thưởng:
Cuộc điều tra sản phẩm dịch vụ tốt nhất được báo Sài Gòn Tiếp Thị tiến hành tại 47 tỉnh với kết quả
136 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn đạt danh hiệu ở 10 nhóm sản phẩm dịch vụ: taxi,
xe khách chất lượng cao, du lịch lữ hành trong nước- nước ngoài, resort, dịch vụ ngân hàng Riêng
Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist vinh dự được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đứng
đầu Nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trong nước và nằm trong Top 11 doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ du lịch nước ngoài tốt nhất.
Trên cả 3 mảng kinh doanh du lịch quốc tế - du lịch nội địa – du lịch nước ngoài của toàn hệ thống
Lữ hành Saigontourist, riêng trong hai tháng đầu năm 2010, doanh thu của Công ty Dịch vụ Lữ
hành Saigontourist đạt hơn 185 tỷ, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, phục vụ hơn 51,000 lượt
khách Việt Nam và quốc tế, tăng hơn 10%.
Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist là công ty lữ hành duy nhất tại Việt Nam được lựa chọn
tham gia chương trình Thương hiệu Quốc Gia – Vietnam Value của Chính phủ Việt Nam. Lần thứ 8
được công nhận Đứng đầu 10 doanh nghiệp lữ hành quốc tế hàng đầu Việt Nam và Đứng đầu 5
doanh nghiệp lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam do Tổng Cục Du lịch Việt Nam và Hiệp hội du
lịch Việt Nam bình chọn. Lần thứ 3 nhận giải thưởng “Sao vàng Đất Việt – Top 100 thương hiệu
hàng đầu Việt Nam.
Nhóm 4 12
Tiểu luận Quản trị chiến lược
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
I. Chiến lược đang thực hiện của công ty
Trong các năm qua, công ty đã định hướng theo chiến lược:THƯƠNG HIỆU- CHẤT LƯỢNG-
HIỆU QUẢ-HỘI NHẬP và chỉ đạo tổ chức điều hành, thực hiện thành công 4 nhóm giả pháp, 6
chương trình và 7 nhiệm vụ
• 4 nhóm giải pháp bao gồm:
-Nhóm giải pháp xác định giá trị doanh nghiệp
-Nhóm giải pháp về tiếp thị và thị trường
- Nhóm giải pháp về quản lí kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ sở- vật chất
- Nhóm giả pháp về lao động và tiền lương.
• 6 chương trình:
- Chương trình tiếp thị
-Chương trình xây dựng thương hiệu
-Chương trình sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm
-Chương trình dịch vụ khách hàng
-Chưuơng trình tối ưu hóa lợi nhuận
-Chương trình uqan rlí doanh nghiệp-kiểm soát nội bộ.
• Thực hiện 7 nhiệm vụ:
-Đấy mạnh chiến lược đầu tư
-Quản lí tài chính, phát huy hiệu quả đầu tư
-Nâng cao chất lượng và da dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
-Thực hiện chiến lược quản cáo
-Thực hiện kế hoạch sắp xếp và chuyển dổi donh nghiệp
-Thực hiện công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
-Kiểm soát tài chính công khai minh bạch.
Và nhờ những chiến lược hiệu quả đó công ty đã đạt những thành tích đáng nể: trong 5
năm, công ty đạt mức tăng trưởng bình quân năm là 17.5%, doanh thu năm 2010 dự đoán
là hơn 9000 tỷ đồng,công suất phòng bình quân là 68.7%, tổng lãi gộp tăng trưởng bình
quân năm là 19.5%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 24%, tăng 10% so với chỉ tiêu đề ra từ
năm 2005-2010, thu nhập bình quân là 4.8 triệu đồng/tháng của năm 2009 so với 2005 là
3.2 triệu,tăng bình quân 16.4% năm
II. Tiềm lực tài chính
Với tiềm lực mạnh,có nhiều biện pháp tối ưu hóa lợi nhuận, nguồn vốn của công ty luôn được bảo
tồn và phát triển: năm 2005 tổng vốn nhà nước tại công ty là 1643.7 tỷ dồng, đến cuối năm 2009
tổng vốn nhà nước là 3186.8 tỷ đồng, tăng gần 2 lần.
Các dự án của công ty lên tới hàng ngàn tỷ đồng
BẢNG THỐNG KÊ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
ST
T
Tên dự án Địa điểm đầu tư
Tổng vốn đầu
tư (tỷ đồng)
1
Mở rộng KS Cửu Long (Majestic) 9 Tôn Đức Thắng đến số
6 Nguyễn Huệ
1910.00
2 Cải tạo nâng cấp KS Continental (5 sao) 123-134 Đồng Khởi-Q1 1059.00
3 Dự án văn phòng saigontouist Tân sơn nhất 75 Phổ Quang 136.01
Nhóm 4 13
Tiểu luận Quản trị chiến lược
4 Khu phức hợp KS Kim Đô 123-133 AB Nguyễn Huệ 2483.00
5
Khu triển lãm hàng xuất khẩu VN và khu
dịch vụ TDTT
Sân tập golf Rạch Chiếc
615.25
6 Khu du lịch Sài Gòn-Cam Ranh Cam Ranh-Khánh Hòa 494.20
7 Trung tâm hội chợ triển lãm sài gòn Q7 Quận 7 3839.10
8 Phố đi bộ có khai thác tầng hầm Đường Nguyễn Huệ 2045.00
9
Tổ hợp công trình du lịch khách sạn tại
Thủ Thiêm
Khu đất 7A- Thủ Thiêm
17,190.00
10
Trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp
(khu tứ giác)
Lê Lợi-Nguyễn Huệ-
Nguyễn Thiệp-Đồng
Khởi
450.00
III. Nguồn nhân lực của công ty
Saigontourist hiện quản lý trên 100 doanh nghiệp, công ty du lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà
hàng, khu vui chơi giải trí cùng hàng loạt các hình thức liên quan đến du lịch, hoạt động rộng khắp
trên địa bàn cả nước với đội ngũ CBCNV trên 17.000 người, hàng năm, đón tiếp và phục vụ trên 2,5
triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt khoảng 9.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách hàng năm trên 1.000
tỷ đồng/năm. Xây dựng công nghệ quản lý Saigontourist, công nghệ quản lý du lịch VN. Trong
quan hệ quốc tế, Saigontourist hợp tác với khoảng 300 đối tác tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Lao động quản lý chiếm tỷ trọng khá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề
chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar)
là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe,
tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là các lao động làm các nghề khác. Đã có 56,86% lao động
được đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp
và 18,1% sơ cấp (nghề). Có 32% lao động thành thạo tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết
tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo,
nhưng số lượng người thông thạo không nhiều.
Điểm khác biệt của đội ngũ HDV Saigontourist
Công ty luôn ý thức về thương hiệu rất rõ nên tất cả HDV đều cố gắng đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của khách. Trong phòng hướng dẫn, mọi thành viên đều trao đổi thông tin cởi
mở để chia sẻ, giữ lửa đam mê cho mọi người. Luôn có email gửi chung cho cả phòng để
khích lệ, chấn chỉnh kịp thời cũng như động viên mọi người. Không phải 100% HDV
Saigontourist đều đã là “sao” nhưng tất cả đều có phong cách làm việc chuyên nghiệp với
tinh thần “đặt lợi ích khách hàng lên trên hết”. Do được đào tạo căn bản nên HDV
Saigontourist tự tin, vững vàng trong nghề nghiệp.Họ cũng năng động hơn, sẵn sàng phối
hợp với HDV sở tại cung cấp bổ sung cho khách những kiến thức tổng quan về lịch sử, địa
lý, kinh tế, xã hội của điểm đến do HDV sở tại thường bỏ qua phần thuyết minh này.
Hành trình tour là những nẻo đường vất vả đòi hỏi HDV thật sự là “linh hồn” của tour, phải
linh hoạt, bản lĩnh trong cách xử lý bất kỳ tình huống phát sinh nào trong lúc dẫn tour. Sự
quan tâm, chăm sóc khách cũng ân cần, chu đáo như đối với những người thân ruột thịt.
Nhóm 4 14
Tiểu luận Quản trị chiến lược
LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN TỔNG CÔNG TY TẠI TP HỒ CHÍ MINH
BIỂU ĐỒ THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY
Nguồn: văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tổng công ty du lịch Sài Gòn
Nhóm 4 15
Tiểu luận Quản trị chiến lược
2. Chất lượng sản phẩm
• Công ty chú trọng xây dựng các sản phẩm gắn liền với điều kiện tự nhiên, sinh thái truyền
thống văn hóa- lịch sử, công tác bảo vệ môi trường. hiện nay đã có 17 khách sạn, khu nghỉ
dưỡng thuộc công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001, trong đó có nhiều đơn vị đạt thành tích
về công tác môi trường trong và ngoài nước như khách sạn Majestic,Rex, Kim Đô, Đệ Nhất,
khu nghĩ dưỡng Sài Gòn-Phú Quốc
• Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú tại các khách sạn không ngừng được nâng cấp ,đa
dạng tạo sản phẩm đồng bộ trên toàn hệ thống
• Hoạt động kinh doanh ẩm thực cũng gây được nhiều ấn tượng tốt, ví dụ như tại làng du lịch
Bình Quới đã gây được tiếng vang lớn cho hàng ngàn thực khách trong và ngoài nước
• Sản phẩm du lich lữ hành có nhứng bước cải tiến,đặc biệt công ty dịch vụ lữ hành
saigontourist đã khẳng định được vị trí hàng đầu trong 3 lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch
nước ngoài và du lịch nội địa, liên tục cung ứng các sản phẩm mới và hấp dẫn.
Được bình chọn đứng đầu Thương hiệu Lữ hành hàng đầu 2010 tại Việt Nam do Tổng cục Du lịch
Việt Nam và Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức. Saigontourist tiếp tục là công ty lữ hành duy nhất
được lựa chọn tham gia chương trình “Thương hiệu quốc gia” của Chính phủ Việt Nam trong giai
đoạn II (2010-2012); liên tục Với chiến lược kinh doanh đa dạng, phát triển hiệu quả và đồng đều
trong cả ba lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nội địa và du lịch nước ngoài, Saigontourist tiếp tục
được bình 4 năm liền (2007-2010) đón nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt; nhận Danh hiệu “Sản
phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010” do người tiêu dùng bình chọn theo kết quả điều tra của báo Sài
Gòn Tiếp Thị; đứng đầu top Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010 lần thứ 5 liên tiếp và top 5 mạng
du lịch đặt tour trực tuyến tốt nhất theo bình chọn của độc giả báo Sài Gòn Giải Phóng.
Nhóm 4 16
Tiểu luận Quản trị chiến lược
CHƯƠNG IV: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CHO CÔNG TY
I. Phân tích điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty
A. Điểm mạnh
1. Cơ sở hạ tầng đã từng bước phát triển: công ty đã chú trọng đầu tư mạnh vào cơ sở hạ
tầng.Các hạn mục đầu tư lên tới hàng ngàn tỷ đồng.(như đã thấy ở bảng thống kê ở phần
trên)
2. Có lịch sử phát triển lâu dài, có kinh nghiệm trong ngành:Với hơn 35 năm thành lập và
phát triển, công ty có đủ kinh nghiệm phát triển du lịch trong thị trường VIệt Nam, được
đánh giá là ‘ anh cả “ trong thị trường du lịch trong nước.
3. Thị phần lớn trong thị trường du lịch Việt Nam: Saigontourist được xem là “anh cả” trong
thị trường du lịch Việt Nam.chiếm thị phần hơn 11% trong thị trường du lịch việt nam
4. Có nguồn nhân lực dồi dào : Saigontourist hiện quản lý trên 100 doanh nghiệp, công ty du
lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cùng hàng loạt các hình thức
liên quan đến du lịch, hoạt động rộng khắp trên địa bàn cả nước với đội ngũ CBCNV trên
17.000 người.
5. Năng lực tài chính tốt: năm 2005 tổng vốn nhà nước tại công ty là 1643.7 tỷ dồng, đến cuối
năm 2009 tổng vốn nhà nước là 3186.8 tỷ đồng, tăng gần 2 lần
6. Giải quyết đồng bộ trong các khâu như vận tải khách, thủ tục hải quan,xuất nhập cảnh, cải
tiến thủ tục đón khách tại sân bay,bến cảng…cho du khách.
B. Điểm yếu
1. Đầu tư còn manh mún, thiéu tập trung: các đầu tư du lịch cũng như các đầu tư cơ sở hạ
tầng đều tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh,còn các khu vực
tiềm năng khác thì chưa có sự đầu tư lớn.
2. Chưa liên kết chặt chẽ giữa các ngành nghề nhất là ngành thương mại
3. Chưa đầu tư ngoại ngữ hiếm : Ngoại ngữ đã được đào tạo chuyên nghiệp nhưng chỉ là
tiếng anh và một vài ngoại ngữ thông dụng khác, còn các ngoại ngữ hiếm thì chưa có sự đầu
tư.
4. Chưa thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài: vốn đầu tư của công ty rất lớn nhưng chủ yếu
là đầu tư trong nước,lượng đầu tư nước ngoài không cao.
5. Chưa xây dựng được những khu du lịch tầm cỡ mang tầm quốc tế: việc có quá nhiều khu
du lịch nhưng không có địa điểm nào có sức tu hút mạnh, mang đặc trưng cho Việt Nam,cho
saigontourist đã làm cho lượng khách quốc tế trở lại Việt Nam là rất thấp.
6. Chưa quảng bá được hình ảnh ,thương hiệu công ty ra thế giới: một ví dụ minh họa: Hàn
Quốc là nước có kĩ thuật quảng bà du lịch rất hấp dẫn,các bộ phim truyền hình ăn khách của
Hàn Quốc đã rất khéo léo quảng bá cảnh đẹp của đất nước qua các thước phim,gây ấn tượng
cho người xem,điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển du lịch của đất nước này.
Còn Việt Nam và công ty nói riêng thì vẫn còn yếu trong việc quảng bá thương hiệu.
C. Cơ hội
1. Là công ty nhà nước : nên được nhà nước tạo nhiều ưu đãi phát triển.
2. Nền kinh tế phát triển thuận lợi cho ngành du lịch phát triển:
khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo ngành du lịch phát triển.
Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, Doanh thu từ du
lịch sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.
3. Khi tham gia vào WTO, cơ hội hội nhập lớn, học hỏi kinh nghiệm, dễ dàng quảng bá hình
ảnh Việt Nam, hình ảnh công ty ra thế giới.
Nhóm 4 17
Tiểu luận Quản trị chiến lược
4. Môi trường thiên nhiên đa dạng,hoang sơ, nhiều điểm du lịch đẹp,bờ biển đẹp, khí hậu tốt,
nền văn hóa lâu đời, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều làng nghề.Vị trí địa lí thuận lợi,
đường biên giới, đường biển dài thuận lợi cho du lịch bằng đường bộ và đường biển.
5. Nhu cầu du lịch trong và ngoài nước tăng,tạo thi trường du lịch rộng lớn, xét cả về thị
trường hiện tại và thị trường tiềm năng: lượng khách du lịch hằng năm đều tăng so với các
năm trước.
6. Có nhiều điều kiện phát triển du lịch MICE:với các điểm mạnh của công ty,điều kiện tự
nhiên thuận lợi kèm theo sự đầu tư về cơ sở vật chất đã tạo nhiều điều kiện phát triển hình
thức du lịch MICE.
D. Thách thức
1. Ý thức văn hóa cộng dồng chưa cao: còn nhiều tình trạng ăn xin, nói tục, chửi thề, ảnh
hưởng tới môi trường du lịch: ý thức con người, thái độ và trách nhiệm quản lý đã bị biến
đổi trong cơ chế thị trường, như việc gây ra những ô nhiễm cảnh quan môi trường, khai thác
thiên nhiên một cách thiếu qui hoạch và nạn phá rừng đã và đang từng ngày tàn phá tài
nguyên du lịch tự nhiên của đất nước.
2. Giao thông quy hoạch chưa khoa học, chưa chất lượng: Mặc dù Nhà nước đã có những
đầu tư đáng kể, nhưng hạ tầng cơ sở của Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Đường xá chưa
được nâng cấp nhiều, phương tiện giao thông lạc hậu và thiếu an toàn. Thường xuyên xảy ra
kẹt xe ở các thành phố. Hệ thống xe lửa cũ, chậm và thiếu tiện nghi. Hàng không Việt Nam
còn nhiều bất cập về thời gian cũng như chuyến bay, thường xuyên xảy ra tình trạng thay
đổi giờ bay và hủy chuyến, đặc biệt đối với các chuyến bay tới các tỉnh lẻ. Những bất lợi đó
đã làm giảm thời gian lưu trú cũng như chi tiêu của du khách ở Việt Nam.
3. Môi trường ngày càng ô nhiễm: đây là một vấn nạn ảnh hưởng tới cả quốc gia chứ không
riêng ngành du lịch.
4. Còn nhiều quy định thủ tục rắc rối: tuy đã được nhà nước tạo hành lang thông thoáng
hơn nhưng các thủ tục giấy tờ du lịch vào Việt Nam, các thủ tục đầu tư vào du lịch còn
quá nhiều phức tap và rắc rối.
5. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng: với mức sống ngày càng tăng,
nhu cầu du lịch tăng thì kèm theo đó là yêu cầu về chất lượng sản phẩm du lịch cũng phải
tăng.
6. Gia nhập WTO sẽ tạo môi trường cạnh tranh gay gắt hơn cho doanh nghiệp khi các công ty
du lịch nước ngoài tham gia vào thi trường du lịch trong nước.
7. Thị trường kinh tế bất ổn ,khó đối phó, lạm phát tăng nhanh: nền kinh tế tuy đang trong
giai đoạn phục hồi nhưng đang trong thời kì lạm phát cao, giá cả tăng làm giảm nhu cầu du
lịch trong nước.
8. Thiên tai lũ lụt xảy ra nhiều ảnh hưởng tới ngành du lịch: Việt Nam là nước gặp nhiêug
thiên tai như lũ lụt,hạn hán và điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch.
9. Sự xuống cấp của các di tích văn hóa, sự mai một dần của các truyền thống văn hóa, các
lễ hội,các bản sắc: do việc khai thác quá mức mà không tu bổ hay cải tạo kịp thời, các di
tích lịch sử văn hóa đang có nguy cơ xuống cấp. Các làng nghề thủ công truyền thống đang
thu hẹp dần do không có sự trợ giúp hay định hướng phát triển. Tốc độ đô thị hoá thiếu qui
hoạch đã nhanh chóng làm biến đổi các khu phố cổ.
Nhóm 4 18
Tiểu luận Quản trị chiến lược
II. Ma trận SWOT
Cơ hội O
O1. Nền kinh tế phát triển.
O2. Tham gia vào WTO.
O3. Môi trường thiên nhiên đa
dạng, hoang sơ, nhiều điểm du
lịch đẹp. Vị trí địa lí thuận lợi,
dường biên giới, đường biển
dài.
O4. Nhu cầu du lịch trong và
ngoài nước tăng.
O5. Phát triển du lịch MICE.
Thách thức T
T1. Ý thức văn hóa cộng dồng
chưa cao.
T2. Giao thông quy hoạch kém.
T3. Môi trường ô nhiễm.
T4. Còn nhiều quy định thủ tục
rắc rối.
T5. Yêu cầu về chất lượng sản
phẩm dịch vụ tăng.
T6. Gia nhập WTO sẽ tạo môi
trường cạnh tranh gay gắt.
T7. Thị trường kinh tế bất ổn.
T8. Thiên tai lũ lụt xảy ra
nhiều.
T9. Khai thac tài nguyên thiên
nhiên quá mức.
T10. Di tích văn hóa xuống
cấp, các lễ hội,các bản sắc
truyền thống văn hóa dần mai
một.
T11. Tốc độ đô thị hóa nhanh.
Điểm mạnh S
S1. Cơ sở hạ tầng đã từng bước phát
triển.
S2. Có lịch sử phát triển lâu dài, có
kinh nghiệm trong ngành.
S3. Thị phần lớn trong thị trường du
lịch Việt Nam
S4. Có nguồn nhân lực dồi dào.
S5. Năng lực tài chính tốt.
S6. Giải quyết đồng bộ trong các
khâu của dịch vụ du lịch.
CÁC CHIẾN LƯỢC SO
S2+S4+S5+O2+O3+O5
Chiến lược phát triển thị
trường
CÁC CHIẾN LƯỢC ST
S1+S6+T5+T10+T11
Chiến lược phát triển sản phẩm
Điểm yếu W
W1. Đầu tư còn manh mún, thiếu tập
trung.
W2. Chưa liên kết chặt chẽ giữa các
ngành nghề (ngành thương mại).
W3. Chưa thu hút được nhiều đầu tư
nước ngoài.
W4. Chưa xây dựng được những khu
du lịch tầm cỡ mang tầm quốc tế.
W5. Chưa quảng bá hiệu quả được
hình ảnh ,thương hiệu công ty ra thế
giới.
W6. Ngoại ngữ hiếm chưa có sự đầu
tư
CÁC CHIẾN LƯỢC WO
W5+W6+O1+O4
Chiến lược phát triển nguồn
nhân lực
CÁC CHIẾN LƯỢC WT
W1+W2+W3+W6+T1+T6+T7
Chiến lược phát triển thị trường
Nhóm 4 19
Tiểu luận Quản trị chiến lược
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP
I. Chiến lược phát triển thị trường
Thông qua các hoạt động quảng bá thương hiệu Saigontourist và mở rộng thị phần
Giai đoạn thực hiện: giai đoạn từ 2010-2015: tham gia WTO là cơ hội cũng là thách thức cho du
lịch Việt Nam nói chung và saigontourist nói riêng, giai đoạn này công ty đẩy mạnh chiến lược
quảng bá hình ảnh ra thế giới để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần trong khu vực và phấn đấu trên
thị trường toàn cầu.
1. Kết hợp với các doanh nghiệp trong nước và trên thế giới để phát triển du lịch của công ty
Vd: Thời gian qua công ty đã kết hợp với nhiều công ty như Master card là một trong những
hãng phát hành thẻ tín dụng lớn nhất toàn cầu để quảng bá thương hiệu.Thời gian tới công ty
tiến hành kết hợp với nhiều công ty hơn nữa ở các ngành nghề khác nhau để quảng bá hình
ảnh công ty.
2. Tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh công ty,hình ảnh Việt Nam ra thế giới qua phim
ảnh, quảng cáo, các hội thảo,các hội chợ du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng…
3. Phối hợp các ngành liên quan như các hãng hàng không, các công ty vận tải, tổng cục du
lịch…để quảng bá thương hiệu
4. Xây dựng các wedside, phát triển thương mại điện tử bằng nhiều ngôn ngữ
5. Đặt các trụ sở công ty tại nước ngoài cũng như tăng cường đầu tư các dự án như nhà
hàng,khách sạn ở nước ngoài
6. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội , góp phần vào phát triển văn hóa,xã hội,vừa
quảng bá được thương hiệu.
7. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, phát triển những khu du lịch,các hình thức du lịch tiềm
năng.
8. Hợp tác đăng cai , tài trợ cho các cuộc thi như các cuộc thi hoa hậu, người mẫu , thể thao,
các hội thi về du lịch…trong nước và trong khu vực.
II.Chiến lược phát triển sản phẩm
Giai đoạn thực hiện: 2010-2013
1. Đề ra các quy định chuẩn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
2. Khắc phục sự xơ cứng về giải trí bằng việc xây dựng các khu vui chơi tầm quốc tế
3. Chú ý tới chất lượng của các lễ hội, và tính quảng bá của các lễ hội.(vì hiện nay các lễ hội
chỉ mang tính quảng bá vùng, chưa đưa hình ảnh của Việt Nam ra tầm thế giới)
4. Đẩy mạnh phát triển MICE: đăng cai tổ chức các hội thảo, các sự kiện quốc tế…
5. Cung ứng dịch vụ trọn gói cho các đoàn, gồm vận chuyển, lưu trú, tổ chức hội nghị…
6. Thiết kế riêng các tour du lịch riêng cho các khách đặc biệt.vd:ngắm vịnh Nha Trang từ
khinh khí cầu, trồng cây xanh bảo vệ môi trường
7. Đa dạng các sản phẩm du lịch: du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn, du lịch làng nghề…
8. Giải quyết đồng bộ hiệu quả hơn trong các khâu như vận tải khách, thủ tục hải quan,xuất
nhập cảnh, cải tiến thủ tục đón khách tại sân bay,bến cảng…
9. Thành lập các điểm mua bán du lich với tiêu chí chuyên bán hàng cho khách du lịch,giá cả
đa dạng phải chăng, thái độ lịch sự, chuyên nghiệp, chất lượng tốt.
10. Phối hợp chặt chẽ giữa thương mại và du lịch, kết hợp với các lĩnh vự giao thông,xây
dựng,nhất là kết hợp với tổng cục du lịch, với nhà nước để tạo sự thống nhất trong các dự án
đầu tư
11. Đầu tư phát triển mạnh du lịch biển, hải đảo
.
Nhóm 4 20
Tiểu luận Quản trị chiến lược
III. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Giai đoạn thực hiện: từ năm 2010 đến 2015: Đầu tư nguồn nhân lực, đào tạo mỗi hướng dẫn
viên là 1 đại sứ thương hiệu của saigontourist, không những đào tạo về chuyên môn mà còn đào tạo
về kĩ năng điều phối, tổ chức sự kiện và xử lí các tình huống hiệu quả, đồng thời sẽ là người quảng
bá thương hiệu, khảo sát thị trường và cùng công ty xây dựng các giải pháp du lịch.
1. Đào tạo chuyên sâu đội ngũ quản lí, điều hành bằng các khoa học cao cấp,các chuyên đào
tạo thực tế trong và ngoài nước
2. Tổ chức các cuộc thi nghề,các cuộc thi nâng bậc nghề cho nhân viên
3. Mở các trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch
4. Xây dựng hệ thống quản lí chặt chẽ từ các cấp bằng việc sử dụng hệ thống quản lí áp dụng
công nghệ thông tin,quản lí qua hệ thống mạng nội bộ thống nhất trong công ty
DỰ BÁO TỔNG DOANH THU VÀ TỔNG LÃI GÔP GIAI ĐOẠN 2010-2015
( DỰ BÁO CỦA CÔNG TY)
Nguồn: văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tổng công ty du lịch Sài Gòn
Nhóm 4 21