Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN công tác đội đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá công nhận các chuyên hiệu đội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.34 KB, 16 trang )

SỞ GD& ĐT KIÊN GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH HƯNG 1
------oOo----SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(CHIẾN SĨ THI ĐUA)

“MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỔI MỚI KIỂM TRA,
CÔNG NHẬN CÁC CHUYÊN HIỆU”



NGƯỜI VIẾT : NGÔ LAN PHƯƠNG
CHỨC VỤ
: TỔNG PHỤ TRÁCH

Năm học : 2008 - 2009

1


LỜI NĨI ĐẦU
Tơi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu
- Ban chấp hành Cơng Đồn
- Tập thể q thầy cô trong Ban phụ trách Đội
- Tập thể các em học sinh trường tiểu học Thạnh Hưng 1
Đã tạo mọi điều kiện tốt nhất và giúp đỡ tơi hồn thành bài viết này.
Tuy nhiên trong giới hạn của bài viết không sao tránh khỏi những khiếm
khuyết. Rất mong tiếp tục nhận được sự góp ý chân thành của Ban giám khảo, q
thầy cơ cùng các đồng chí.

2




PHÒNG GD& ĐT GIỒNG RIỀNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH THẠNH HƯNG 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----oOo----Thạnh Hưng, ngày 19 tháng 4 năm

2009

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CHIẾN SĨ THI ĐUA
* SƠ YẾU LÍ LỊCH:
- Họ và tên : Ngô Lan Phương
- Chức vụ : Tổng phụ trách Đội
- Đơn vị công tác : Trường tiểu học Thạnh Hưng 1
- Tên đề tài :
“ MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỔI MỚI KIỂM TRA,
CƠNG NHẬN CHUN HIỆU”

I. DẪN NHẬP
Công tác Đội và phong trào thiếu nhi là một trong những hoạt động cần được
quan tâm sâu sắc, đặc biệt là chương trình rèn luyện đội viên. Chất lượng sinh hoạt
đội ngày càng được nâng cao góp phần rèn luyện cho các em trở thành con ngoan, trò
giỏi, đội viên tốt xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Chương trình rèn luyện đội viên do Hội đồng trung ương Đội TNTP Hồ Chí
Minh ban hành gồm :

- Chương trình đội viên Măng Non hoặc gọi là chương trình sẳn sàng
hạng ba cho các em từ 9 đến 11 tuổi.
- Chương trình đội viên sẳn sàng hoặc gọi là chương trình sẳn sàng
3


hạng hai cho các em từ 11 đến 13 tuổi.
- Chương trình đội viên trưởng thành hoặc gọi là chương trình sẳn
sàng hạng nhất cho các em từ 13 đến 15 tuổi.
Những yêu cầu của chương trình rèn luyện đội viên là để đội viên, thiếu
nhi tự rèn luyện trong sự hướng dẫn giúp đỡ của phụ trách Đội , của thầy cơ giáo và
của gia đình.
Những nội dung của chương trình rèn luyện đội viên mang tính giáo
dục định hướng triển khai chung cho cả nước cho nên khi hướng dẫn , giúp các Liên
- Chi đội tổ chức thực hiện chương trình rèn luyện đội viên ở từng địa phương, từng
cơ sở phụ trách cần sáng tạo sao cho phù hợp với đặc điểm đội viên tại đơn vị, tại cơ
sở. Sáng tạo sao cho chương trình rèn luyện đội viên được thâm nhập sâu rộng trong
đội viên, trong thiếu nhi, làm cho quá trình thực hiện chương trình rèn luyện đội
viên thật sinh động, bổ ích, thiết thực tạo được động lực bên trong đội viên, thiếu
nhi thật sự hứng thú tham gia chương trình RLĐV góp phần nâng cao chất lượng
đội viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt đội.
Chương trình rèn luyện đội viên khơng những cung cấp những nội dung cơ bản
để thiếu nhi học tập, rèn luyện mà còn trở thành một bộ cẩm nang lý luận tạo cơ sở
giúp người cán bộ phụ trách Đội định hướng triển khai các nội dung chương trình
cơng tác Đội góp phần đào tạo nâng cao chất lượng.
Những năm qua, thực hiện tinh thần chỉ đạo của Hội đồng Đội các cấp tơi ln
suy nghĩ và tìm biện pháp nâng cao chất lượng các phong trào Đội, nhất là chương
trình rèn luyện đội viên. Một trong những hoạt động quan trọng của chương trình này
là việc cơng nhận các chuyên hiệu của đội viên dựa trên tiêu chuẩn của từng chuyên
hiệu. Tôi trao đổi cùng các thành viên trong Ban phụ trách Đội, tham khảo ý kiến các

đồng chí Tổng phụ trách các Liên đội bạn để đổi mới phương pháp cơng nhận chun
hiệu. Từ những hình thức đổi mới việc cơng nhận chun hiệu góp phần cho chương
trình rèn luyện đội viên ngày một hiệu quả hơn, ngày càng có nhiều đội viên tốt và rất
nhiều đội viên được công nhận các chuyên hiệu.
4


Do đó với trách nhiệm là tổng phụ trách tơi thấy cần thiết phải vận dụng các hình
thức đổi mới việc thực hiện và công nhận chuyên hiệu cho phù hợp với thực tế địa
phương để các em tham gia một cách tích cực và có hiệu quả.
Từ năm học 2007 - 2008 đến nay tôi đã và đang tiến hành cải cách hình thức
cơng nhận chun hiệu.
Vì vậy tơi chọn đề tài “ Một số hình thức đổi mới kiểm tra, cơng nhận chun
hiệu” để cùng các đồng chí trao đổi và học tập giúp tôi làm tốt hơn nữa vai trị cơng
tác Đội trong nhà trường.
Tuy nhiên trong q trình thực hiện cũng có những thuận lợi, khó khăn nhất
định, cụ thể như sau:
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
Trường tiểu học Thạnh Hưng 1 nằm trên lộ Thạnh Hưng ngay trung tâm xã.
Học sinh trong địa bàn chủ yếu ở ấp Thạnh Xuân, Thạnh Tân và Thạnh Trung.
Tổng số học sinh là 378 em. Có 1 ban phụ trách Đội, 6 chi đội.Tổng số đội viên đầu
năm là: 176.Tổng số sao nhi là 202.
1.Thuận lợi :
- Xác định chương trình rèn luyện đội viên là một trọng tâm hoạt động
của công tác Đội, trong những năm qua cùng với việc đổi mới các hình thức sinh
hoạt, hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh thì việc đổi mới hình thức triển khai và
công nhận các chuyên hiệu trong CTRLĐV cũng được HĐĐ tỉnh Kiên Giang nói
chung và HĐĐ huyện Giồng Riềng nói riêng chú trọng và quan tâm chỉ đạo.
- Trường là trường chuẩn quốc gia nên chỉ có một điểm rất thuận lợi cho việc tập
trung học sinh.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cho Liên Đội hoạt
động tốt.
- Sự phối hợp nhiệt tình của các thành viên trong Ban phụ trách Đội.
Song bên cạnh đó cịn gặp khơng ít khó khăn như sau:
2. Khó khăn:
5


- Kinh phí dành cho hoạt động Đội ít vì phong trào kế hoạch nhỏ thu không đạt
cao một mặt là do tình hình thực tế ở địa phương: phát động thu gom giấy vụn nhưng
ở nông thôn giấy vụn là rất ít, nếu có cũng được gia đình sử dụng hết mặt khác một số
giáo viên còn thờ ơ với công tác Đội nên không quan tâm đôn đốc.
- Vì kinh phí hạn hẹp nên ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc tổ chức phong trào. Ví
dụ như muốn tổ chức một phong trào dù là nhỏ cũng phải có khen thưởng để khuyến
khích học sinh tham gia đồng thời khơng có kinh phí thì cũng khơng tổ chức được
những phong trào mang tính quy mơ. Trong một năm học ít nhất cũng phải tổ chức 2
phong trào để học sinh tham gia vui chơi, ngồi ra cịn có phong trào thi đua giữa các
lớp là phong trào thường xuyên được tổng kết ít nhất 2 lần/ năm học. Chưa kể những
phong trào do HĐĐ phát động phải có kinh phí đưa học sinh tham gia. Trong khi đó
kế hoạch nhỏ của trường một năm tối đa là 2 000 000 đ nếu tổ chức phong trào lớn thì
chỉ tổ chức được một phong trào/ 1 năm học. Vì vậy phong trào trong nhà trường
không phát huy được nhiều.
- Bên cạnh đó hoạt động Đội cịn gặp một số trở ngại từ một số giáo viên chủ
nhiệm lớp. Một bộ phận giáo viên chưa thật hiểu về lợi ích của các hoạt động Đội
cũng như trách nhiệm của giáo viên phụ trách lớp với cơng tác Đội từ đó giáo viên
chưa nhiệt tình với cơng tác Đội, xem cơng tác Đội là một gánh nặng cho vai trò phụ
trách lớp. Cho nên giáo viên khơng có sự đầu tư và tính sáng tạo trong cơng tác Đội
làm cho phong trào trở nên nặng nề và cứng nhắc.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Đầu năm, tôi lập kế hoạch thực hiện chuyên hiệu cụ thể theo từng thời gian và

chủ điểm, sau đó thơng qua Ban phụ trách Đội, phổ biến tiêu chuẩn của chuyên hiệu
đội viên cho Ban chỉ huy Liên - Chi đội để các em nắm vững nội dung, yêu cầu đăng
kí thực hiện. Kết hợp cùng giáo viên phụ trách chi đội và giáo viên bộ môn để hướng
dẫn và tổ chức thực hiện các chuyên hiệu đã phát động. Cuối cùng là tiến hành kiểm
tra công nhận chuyên hiệu cho các đội viên đã đạt.

6


Chương trình rèn luyện đội viên có rất nhiều tiêu chuẩn nhưng khi thực hiện
cần căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương mà chọn lựa các chuyên hiệu trọng
tâm. Các chuyên hiệu tôi chọn để thực hiện là:
1. Chuyên hiệu chăm học
2. Nhà sử học nhỏ tuổi
3. Vận động viên nhỏ tuổi
4. Nghi thức đội
5. Nghệ sĩ nhỏ tuổi
6. An tồn giao thơng
Để phù hợp với khả năng đội viên của trường là học sinh tiểu học chúng tôi
thực hiện chuyên hiệu ở hạng 3.
Công việc trước hết của việc thực hiện từng chuyên hiệu là chúng ta phải chia
nội dung từng chuyên hiệu ra làm hai phần: phần đội viên tự rèn luyện và phần đội
viên được hướng dẫn rèn luyện.
Theo quy định thực hiện chương trình rèn luyện đội viên, đội viên ở lứa tuổi
nào có nhiệm vụ rèn luyện theo chương trình, hạng bậc dành cho lứa tuổi mình, với
điều kiện đã hồn thành chương trình của các hạng bậc thấp hơn. Như vậy, đội viên
muốn thực hiện chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” hạng nhất cần phải hồn thành
cơng tác rèn luyện đội viên bậc Măng Non sẳn sàng nói chung, đạt chuyên hiệu “Nhà
sử học nhỏ tuổi” hạng ba, hạng nhì nói riêng.
Chương trình rèn luyện đội viên là một chương trình mở, nghĩa là : có những

vấn đề đội viên được phụ trách đội hướng dẫn, giảng dạy hoặc được ban chỉ huy Đội,
các bạn đội viên khác trao đổi, hướng dẫn nhưng có những vấn đề chính các em đội
viên phải tự tìm tịi, học hỏi qua các phương tiện thơng tin, qua sinh hoạt hằng ngày
trong gia đình, trong trường lớp, ngồi xã hội …từ đó các em sẽ hiểu vấn đề sâu hơn,
biến những tri thức ấy thành kiến thức của mình.
Như vậy, mỡi em phải có một phiếu rèn luyện và sổ theo dõi xem mình đã đạt
những kiến thức, kĩ năng gì và những hành vi đạo đức nào. Trong các buổi sinh hoạt
7


Đội, các anh chị phụ trách và BCH Đội sẽ kiểm tra phiếu rèn luyện và sổ tay của từng
em, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm giúp đỡ các em học tập và rèn luyện tốt
hơn.
Có thể tóm tắt các bước triển khai thực hiện chuyên hiệu như sau:
Bước 1: TPT lên kế hoạch, soạn thảo nội dung, yêu cầu thực hiện để phụ trách
chi đội có tài liệu hướng dẫn đội viên. Cụ thể như:
+ Những nét chính về lịch sử Đồn và gương những đồn viên thanh niên tiêu
biểu.
+ Một số nết về lịch sử Đảng , về Bác Hồ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
và chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Điều lệ Đồn, những nhiệm vụ quyền hạn của đoàn viên và điều kiện vào
Đoàn, ý nghĩa huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn.
+ Tên và ý nghĩa nội dung phong trào hành động cách mạng của thanh niên
hiện nay.
+ Sơ lược về tổ chức của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam.
Sau khi chuẩn bị nội dung, ban chỉ đạo giao cho Đoàn trường để xây dựng các
chuyên đề bổ trợ cho chương trình. Trong từng nội dung phải xác định rõ:
- Yêu cầu của từng nội dung.
- Hình thức và thời gian triển khai tới học sinh.
- Người đảm nhiệm triển khai tới học sinh là TPT, phụ trách chi đội, bí thư

Đồn…
Bước 2: Triển khai nội dung cần thực hiện cho phụ trách chi đội và ban chỉ huy
chi đội
- Phụ trách chi đội có trách nhiệm chính trong việc triển khai theo dõi tiến độ
thực hiện công tác rèn luyện đội viên của từng đội viên cần phải có kế hoạch hướng
dẫn học sinh mình tự rèn luyện.

8


- TPT, bí thư Đồn cần bồi dưỡng và u cầu cao đối với Ban chỉ huy chi đội,
phải hoàn thành chương trình sớm hơn các bạn khác và tham gia hướng dẫn các bạn
cùng thực hiện với phụ trách.
Bước 3: Về thời gian thực hiện:
- Việc tổ chức thực hiện các chuyên hiệu phải gắn liền với các chủ điểm của
năm, của tháng và phong trào sao cho phù hợp với tên gọi của từng chuyên hiệu.
- chuyên hiệu được tiến hành xen kẽ vào các tháng có chủ điểm phù hợp với nội
dung từng chuyên hiệu.
Ví dụ như: chun hiệu “An tồn giao thơng” được triển khai thực hiện vào
tháng 9 để nhằm hưởng ứng tháng An toàn giao thông của cả nước, giúp các em hiểu
biết về luật giao thơng và có ý thức trong việc chấp hành luật giao thông khi tham gia
giao thông. Chuyên hiệu “Chăm học” kéo dài từ đầu đến cuối năm học nhằm thúc
đẩy tinh thần tự giác, ý thức phấn đấu, tích cực giúp các em đạt kết quả cao trong học
tập. Chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi”, “Nghi thức đội” tiến hành vào tháng 10 để
chọn đội văn nghệ và đội nghi thức của trường.
Bước 4: Phụ trách cùng Ban chỉ huy chi đội phối hợp với chi đoàn trường và
giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu sách báo, kết hợp giảng bài trên lớp, tổ chức
hội thảo chuyên đề , thi tìm hiểu, báo tường, tham quan, nghe nói chuyện về Đồn
TNCS Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam.
Bước 5: Dự trù kinh phí cho việc triển khai chương trình.

Bước 6 : Chuẩn bị tài liệu, in văn bản, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện và vào
sổ hoặc cấp giấy chứng nhận chuyên hiệu.
Từ trước đến giờ việc thực hiện chuyên hiệu thường phổ biến trong các tiết
sinh hoạt Đội, các em học thuộc lịng và được kiểm tra cơng nhận bằng hình thức trắc
nghiệm hoặc trả lời câu hỏi. Điều đó thật sự gây cho các em sự nhàm chán. Vì vậy
nên tơi chủ động đưa ra nhiều hình thức vừa vui tươi sinh động vừa mang tình khoa
học nhằm tạo hứng thú cho học sinh tham gia hoạt động. Sau khi cho đội viên thực
hiện thì tiến hành kiểm tra công nhận chuyên hiệu. Việc kiểm tra cũng được đổi mới
9


bằng nhiều hình thức: lồng ghép vào các hội thi cấp trường, các buổi biểu diễn văn
nghệ, tham gia hội trại, kết hợp với giáo viên phụ trách từng chi đội đánh giá các hoạt
động trong lớp, kết quả học tập của từng đội viên, tổ chức hái hoa dâng chủ để đánh
giá cơng nhận.
Ví dụ:
- Tổ chức cho các em thi “Tìm hiểu luật giao thơng đường bộ, đường
thủy” tổ chức các trị chơi hoạt động ngồi trời , xây dựng mơ hình đường đi, biển
báo giao thơng để các em sắm vai làm cảnh sát giao thông và người đi đường, xử lí
tình huống bằng tiểu phẩm...để cơng nhận chun hiệu “ An tồn giao thơng”.
- Đối với chuyên hiệu “Nghi thức đội” sau khi TPT dạy nghi thức
xong tổ chức hội thi nghi thức cấp trường, hoặc có thể đưa vào thi trong hội trại, qua
đó chọn đội nghi thức tiêu biểu cho trường.
- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn. Ví dụ như
chun hiệu “Chăm học” được thực hiện cho cả năm học nên được phát động từ đầu
năm và phải được sự ủng hộ của tập thể giáo viên. Bằng các hình thức như: “Bơng
hoa điểm mười”, phát động thực hiện buổi học tốt, tuần học tốt, tháng chuyên
cần...giáo viên chủ nhiệm theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân và kết hợp TPT Đội kịp
thời uốn nắn những em có biểu hiện lười học để các em thực hiện tốt chuyên hiệu
này. Với chuyên hiệu “Nghệ sĩ nhỏ tuổi” kết hợp với giáo viên âm nhạc dạy bài Quốc

ca, Đội ca và các bài hát về Đội, tổ chức cuộc thi tiếng hát đội viên, thi kể chuyện,
đọc thơ về Bác Hồ...
- Chuyên hiệu “Vận động viên nhỏ tuổi” thì tổ chức cho học sinh thể dục đồng
diễn, thể dục nhịp điệu hoặc tổ chức thi dưới hình thức hội thao với quy mô nhỏ.
- Trong chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” TPT tổ chức các buổi tọa
đàm hoặc nghe kể chuyện truyền thống theo chủ điểm kỉ niệm các ngày lễ lớn trong
năm, đưa các em thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, xây dựng
những vở kịch ngắn nói về Kim Đồng, Trần Quốc Toản, Phù Đổng ...cho các em diễn
vào các buổi biểu diễn văn nghệ hay sinh hoạt tập thể. Tổ chức cho học sinh thi “Tìm
10


hiểu lịch sử Việt Nam” dưới hình thức trị chơi..Qua đó, các em dễ dàng nhớ tiểu sử
của những vị anh hùng nhỏ tuổi , việc kiểm ta công nhận chun hiệu “Nhà sử học
nhỏ tuổi” sẽ khơng cịn là điều khó.
Về thời gian thực hiện:
Việc tổ chức thực hiện các chuyên hiệu phải gắn liền với các chủ điểm của năm,
của tháng và phong trào, sao cho phù hợp với tên gọi của từng chuyên hiệu.
Các chuyên hiệu được tiến hành xen kẽ vào các tháng có chủ điểm phù hợp với
nội dung từng chuyên hiệu.
Ví dụ như: chuyên hiệu “An tồn giao thơng” được triển khai thực hiện vào
tháng 9 để nhằm hưởng ứng tháng An toàn giao thông của cả nước, giúp các em hiểu
biết về luật giao thơng và có ý thức trong việc chấp hành luật giao thông khi tham gia
giao thông. Chuyên hiệu “Chăm học” kéo dài từ đầu đến cuối năm học nhằm thúc
đẩy tinh thần tự giác, ý thức phấn đấu, tích cực giúp các em đạt kết quả cao trong học
tập. Chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi”, “Nghi thức đội” tiến hành vào tháng 10 để
chọn đội văn nghệ và đội nghi thức của trường.
Thực hiện các chuyên hiệu là một phần rất quan trọng trong chương trình rèn
luyện đội viên. Để đổi mới hình thức thực hiện chuyên hiệu đội viên người giáo viên
TPT cần đi sâu nghiên cứu để tìm ra phương pháp tối ưu nhất, nhằm tạo sự ham thích,

hứng thú cho các em khi tham gia các hoạt động Đội, cụ thể chúng ta cần:
- Kịp thời nắm bắt các thông tin chỉ đạo của Hội đồng đội các cấp để áp dụng
phương pháp mới nhất nhằm nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu
nhi trong nhà trường.
- Tham mưu tốt với Ban giám hiệu để có sự hỡ trợ và trực tiếp chỉ đạo
kịp thời, để giáo viên phụ trách lớp ủng hộ và giúp TPT tham gia sinh hoạt từng chi
đội một cách kịp thời có hiệu quả.
- Giáo dục cho các em hiểu được công nhận chuyên hiệu quan trọng

11


như thế nào đối với người đội viên. Thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động
cũng như kiểm tra các chuyên hiệu để không gây nhàm chán cho các em. Tạo sự sôi
nổi hứng thú thi đua để đạt các chuyên hiệu.
* XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỘI THI CỤ THỂ NHƯ SAU:
1. Mục đích - ý nghĩa - tác dụng:
- Hội thi “Nét đẹp đội viên” nhằm biểu dương thành tích, xây dựng một chuẩn mực
vẻ đẹp đội viên để cac em hướng tới rèn luyện và phấn đấu.
- Giúp đội viên nâng cao niềm vinh dự và tự hào về tổ chức Đội thiếu niên tiền phng
Hồ Chí Minh.
- Giáo dục tồn diện vai trị, nhiệm vụ, kĩ năng công tác của người đội viên và cán bộ
phụ trách.
- Hội thi là dịp để mỗi đội viên thể hiện và tự khẳng định khả năng, thành tích của
mình trước tập thể.
- Để các em học kinh nghiệm của bạn bè và tự trao dồi những điều còn chưa biết của
bản thân.
2. Những điều cần lưu ý :
a. Thời gian:
Có thể kết hợp hội thi với kỉ niệm một ngày lễ lớn hoặc ngày thành lập trường.

Hội thi nên tổ chức vào ban đêm. Dung lượng thời gian tùy thuộc vào số em tham gia
nhưng không quá khuya.
b. Địa điểm:
Tổ chức trong hội trường hoặc ngoài sân trường, chọn sân có bóng cây râm mát
có khán đài, thuận lợi cho sự bao quát của Ban giám khảo và người xem. Chỉ tổ chức
trong hội trường khi thời tiết bất lợi.
c. Các yếu tố phụ trợ:
- Hội trường rộng, sân bãi rộng, bằng phẳng sẽ tạo điều kiện tốt cho việc làm sân
khấu để thực hiện tốt nội dung thi.

12


- Chú ý trang bị âm thanh và người dẫn chương trình, trật tự, vệ sinh và trang trí
khánh tiết.
- Chuẩn bị thêm một số trò chơi, tiết mục văn nghệ xen kẽ giữa những vòng thi.
d. Hệ thống câu hỏi:
- Ban giám khảo sẽ chọn những câu hỏi xoay quanh những nhận thức, hiểu biết về :
. Cái đẹp trong tự nhiên của mỗi con người, trong cuộc sống, trong ứng xử giữa con
người với con người, những tiêu chuẩn của con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt.
. Các tổ chức Đoàn - Đội.
. Nếp sống văn minh, danh lam thắng cảnh, lịch sử địa phương và quê hương đất
nước.
. Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, luật giao thơng.
. Ngồi ra cịn có các câu hỏi ứng xử phù hợp với các em, những câu hỏi xử lí tình
huống đều đảm bảo bí mật và phù hợp với lứa tuổi các em.
Nội dung được thông báo trước để các em tham gia chuẩn bị nên tập trung vào
những vấn đề sau:
e. Cách tiến hành những nội dung thi:
- Vịng 1 : Trình diễn trang phục đi học.

- Vịng 2 : Trình diễn trang phục tự chọn.
- Vịng 3 : Trả lời câu hỏi
- Vòng 4 : Thi năng khiếu.
g. Cách cho điểm:
- Vòng 1 : 5 điểm
- Vòng 2 : 5 điểm
- Vòng 3 : 10 điểm
- Vòng 4 : 10 điểm
Tổng cộng : 30 điểm.
Trên là chương trình hội thi “ Nét đẹp đội viên” cần được chuẩn bị để hội thi
diễn ra tốt đẹp.
13


IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua một năm thực hiện thì số đội viên của trường được cơng nhận hồn thành
chun hiệu tăng rất nhiều so với năm học trước, cụ thể như sau:
STT
1
2
3
4
5

NĂM HỌC

Nhà sử học nhỏ tuổi
Vận động viên nhỏ tuổi
Nghi thức Đội
An tồn giao thơng

Chăm học

NĂM HỌC

2007 - 2008
60
95
68
120
110

TÊN CHUYÊN HIỆU

2008 - 2009
65
136
81
155
125

-

Nhiều năm liền đạt danh hiệu Liên Đội mạnh cấp huyện.

-

Tham gia tốt phong trào do Hội đồng Đội huyện phát động và đạt kết
quả cao.

-


Học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cấp trường trên 90%. Có 2
học sinh đạt danh hiệu CNBH cấp huyện, 1 học sinh đạt danh hiệu
CNBH, chỉ huy Đội giỏi cấp tỉnh.

-

TPT đạt danh hiệu TPT Đội giỏi khu vực ĐBSCL năm 2008. Chiến sĩ
thi đua cấp cơ sở năm học 2007 – 2008.

HỌC LỰC:
- Giỏi : ....em đạt .....%

- Khá : ....em đạt.....%

- Trung bình :......em đạt .....%

- Yếu : .....em đạt ....%

HẠNH KIỂM :
- Hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập :.........em, đạt ......%
- Chưa hoàn thành các nhiệm vụ học tập : ........em, đạt.......%
V. KẾT LUẬN:
- Công tác Đội tuy là công tác thiếu nhi nhưng rất quan trọng vì nó góp phần to
lớn trong việc hình thành phẩm chất đạo đức các em sau này. Người giáo viên TPT
phải luôn trao dồi học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo, khéo léo trong việc tổ chức hoạt
động. Trang bị cho mình vững vàng về chun mơn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức
14



nghiệp vụ phục vụ cho cơng tác. Ln tìm hiểu tâm tư, sở thích của trẻ, tạo cho trẻ
niềm tin, biết phối hợp với các ban chuyên môn của nhà trường, tham mưu tốt cho
Ban giám hiệu nhà trường, đoàn thể các cấp để hoàn thành tốt các chỉ tiêu, phong trào
đã đề ra.
- Trong đó cơng tác rèn luyện đội viên là một chương trình hồn chỉnh để góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động Đội. Với tầm quan trọng đó, việc “Đổi mới hình
thức cơng nhận chun hiệu” ngày một hay hơn thu hút được nhiều học sinh tham
gia hơn là một phần thiết yếu. Vì thế đề tài này thật sự hữu ích cho cơng tác Đội ở
trường tôi và cũng như phong trào Đội cả nước.
- Nhưng trên tất cả muốn có một phong trào Đội mạnh thì Ban phụ trách Đội
trong nhà trường phải thật sự vững mạnh. Sự phối hợp chặt chẽ và hoạt động nhiệt
tình của đội ngũ giáo viên phụ trách lớp đóng vai trị then chốt. Đồng thời có sự chỉ
đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm của phụ huynh học sinh sẽ làm cho
phong trào Đội trong nhà trường ngày một đi lên.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ nhằm trao đổi với quý đồng nghiệp về
những hình thức đổi mới cơng nhận chun hiệu. Tất nhiên mỡi người có một phương
pháp, một nghệ thuật riêng nhưng chúng ta đều có chung một mục đích là rèn luyện
cho các em trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên gương mẫu, xứng đáng là cháu
ngoan Bác Hồ. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng chí.
Thạnh Hưng, ngày 19 tháng 4 năm 2009
Người viết

Ngơ Lan Phương

15


16




×