ĐỀ TÀI SKKN
“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO
DẠY MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG VIRUT VÀ BỆNH
TRUYỀN NHIỄM- SINH HỌC 10.”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay Bộ GD và ĐT đang tiến hành đổi mới toàn diện
về giáo dục ở các cấp học. Trong đó, có cấp trung học phổ thông nhằm
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Công cuộc đổi mới này liên quan nhiều lĩnh vực như đổi mới
chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy và học, đổi
mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra
đánh giá, đổi mới quản lí………
Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không
phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên, những người trực tiếp thể
hiện tinh thần đổi mới nói trên trong từng tiết học.
Trong những năm gần nay đã có nhiều chương trình nghiên cứu
và ứng dụng các biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục, một trong những biện pháp đó là phương pháp dạy học tích cực.
Trong tình hình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở các
trường phổ thông đã có những tiến bộ đáng kể. Phương pháp dạy học
truyền thống “giáo viên làm trung tâm”, học sinh thụ động ghi chép là
chính đã từng bước thay thế bởi phương pháp dạy học “lấy học sinh
làm trung tâm”, giáo viên đóng vai trò chỉ đạo định hướng quá trình
nhận thức của học sinh. Song việc đổi mới phương pháp dạy học còn
gặp nhiều khó khăn do nhiều lí do (nhận thức của giáo viên, phương
tiện dạy học, nôi dung chương trình sách giáo khoa, cơ sở vật chất….)
còn nhiều điều bất cập.
Trong dạy học, việc lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với
nội dung của bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề
hết sức cần thiết.Nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã tổ
chức cho HS hoạt động nhóm nhưng hình thức tổ chức hoạt động
nhóm thường nghèo nàn nên gây sự nhàm chán đối với học sinh.
Trong chương trình sinh học 10, chương “Virut và bệnh truyền nhiễm”
có nhiều nội dung trừu tượng, HS khó nắm bắt nội dung bài học và nếu
không có phương pháp dạy để tạo hứng thú cho HS thì HS sẽ rất nhàm
chán..
Xuất phát từ vấn đề trên, bản thân tôi đã tìm ra cho mình một phương
pháp dạy riêng nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, mong rằng phương
pháp này được các bạn đồng nghiệp tham khảo.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 10 ban CB.
2. Phạm vi nghiên cứu: Phương pháp giảng dạy một số bài trong
chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” Sinh học 10.
III. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.Cơ sở lí luận:
- Thực hiện chương trình dạy học theo quan điểm dạy học: Lấy học
sinh làm trung tâm thì hoạt động của thầy và trò tương ứng như sau:
* Người học khai phá tri thức, tự nghiên cứu - Thầy chỉ hướng
dẫn và cung cấp thông tin.
* Trò tự trả lời thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình -
Thầy là trọng tài.
* Trò tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh - Thầy làm cố vấn
- Để thực hiện được quá trình dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm
trung tâm, người thầy phải làm gì?
Vai trò của người thầy không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét
hơn, người thầy vẫn là "linh hồn" của giờ học sinh động và sáng tạo.
Người thầy phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình
dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phương pháp dạy học
phù hợp với đối tượng của mình nhất.
- Cần nhấn mạnh rằng: Vai trò hoạt động của học sinh trong mỗi giờ
học là hết sức quan trọng.
* Học sinh tham gia chủ động vào quá trình nhận thức, thông
qua:
+ Học sinh có nhu cầu nhận thức, khao khát tìm hiểu kiến thức
mới trong mỗi bài học.
+ Tự giác chủ động thực hiện các hoạt động học tập nhằm tìm
tòi, phát hiện tri thức và học được cách tìm ra tri thức mới.
+ Bộc lộ khả năng tự nhận thức.
+ Tham gia vào hoạt động hợp tác, theo nhóm, giúp nhau , cùng
nhau tìm tòi, phát hiện kiến thức.
+ Tham gia thảo luận, tranh luận, góp ý kiến với bạn và bảo vệ ý
kiến của cá nhân.
+ Khuyến khích nêu thắc mắc, phát hiện vấn đề và tham gia giải
đáp.
+ Tự đánh giá và tham gia nhận xét đánh giá lẫn nhau.
2
+ Tự bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
-Trong hoạt động dạy học, dạy học theo kiểu hoạt động nhóm được
xem là phổ biến.Hoạt động tập thể sẽ giúp giải quyết những vấn đề gay
cấn nhanh hơn.Hình thức này cũng giúp cho các em quen dần và sớm
thích ứng với đời sống xã hội nhất là trong giai đoạn hiện nay.
2.Cơ sở thực tiễn
Trong chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” , những nội dung ở
các bài như:cấu trúc virut, sự nhân lên của virut... HS nắm bắt đuợc
kiến thức chỉ thông qua những kênh hình vẽ minh hoạ.Trong khi đó
tranh ảnh dùng phục vụ cho việc dạy học những bài này còn thiếu và
chưa phong phú.
Nếu việc soạn giảng của giáo viên còn nặng về phương pháp dạy
truyền thống thì học sinh sẽ rất nhàm chán khi học nội dung chương
này.Nhiều GV cũng đề cập đến phương pháp hoạt động nhóm trong
giờ học nhưng nếu không có tính sáng tạo thì cũng không tạo được sự
hứng thú cho học sinh.
Từ những vấn đề trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra
được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy các bài trong
chương “Virut và bệnh truyền nhiễm” .
IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Phần 1. Phương pháp giảng dạy bài: CẤU TRÚC CÁC LOẠI
VIRUT
Đầu tiên GV cần xác định được:
Mục tiêu của bài học này là:
+Về kiến thức:
Học xong bài này HS phải:
- Mô tả được hình thái và cấu tạo của virut.
-Nêu được 3 đặc điểm cơ bản của virut.
+ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, so sánh.
*Trọng tâm của bài:
- Cấu tạo và hình thái của virut
Phương pháp giảng dạy các nội dung của bài:
I.Khái niệm Virut: (thời gian 5 phút)
GV: chiếu cho hs xem hình thái của 1 số virut.
H: Nêu đặc điểm chung của virut?
HS trả lời.
H; Vậy khái niệm virut là gì?
II.Cấu tạo virut: (thời gian 15 phút)
3
GV chuẩn bị tranh vẽ cấu tạo virut trần và virut có vỏ ngoài (H 29.1,
Sách CB),
Chú ý:trên tranh vẽ GV không điền các chú thích.
GV gọi 1 hs lên điền vào các chỗ chưa được chú thích.
GV phát PHT số 1 cho mỗi nhóm, yêu cầu nhóm thảo luận hoàn thành
nội dung PHT.
Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, sau đó GV trình
chiếu đáp án.
III. Hình thái virut: (thời gian 20 phút)
GV phát PHT số 2 cho các nhóm.
Sau đây tôi xin nêu ra 2 phương pháp dạy mục III như sau:
*Cách 1:
H: Dựa vào cấu trúc vỏ capsit người ta chia virut thành những loại
nào?
HS: 3 dạng ( VR có cấu trúc xoắn, khối, hỗn hợp)
GV: Trình chiếu hình ảnh về hình thái của 1 số virut (chú ý:hình ảnh
không chú thích các dạng cấu trúc), sau đó gọi 2 nhóm( mỗi nhóm 3
em) lên bảng cùng thực hiện nội dung |sau:
+thảo luận để sắp xếp các hình ảnh theo 3 nhóm cấu trúc : cấu trúc
xoắn, khối và hỗn hợp.
+thảo luận và trình bày nội dung theo PHT số 2.
GV gọi nhóm khác dưới lớp nhận xét.
GV trình chiếu nội dung đáp án PHT số 2.
GV cùng với lớp chấm điểm cho 2 nhóm. Nhóm nào có nội dung hoàn
chỉnh nhất sẽ được cộng điểm.
*Cách 2: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau:
-GV chuẩn bị trước các tấm bìa với nội dung sau:
Tấm bìa 1(màu đỏ) có nội dung là:Dạng khối
Tấm bìa 2(màu xanh) có nội dung là: Dạng xoắn
Tấm bìa 3(màu vàng) có nội dung là: Dạng hỗn hợp
-GV chuẩn bị 10 tranh vẽ về hình thái các virut (tranh vẽ phóng to trên
giấy A4 ): VR bại liệt, VR hecpet, VR mụn cơm,VR đốm truốc lá, VR
cúm, VR sởi, VR quai bị, VR dại, VR đậu mùa, Phagơ T2
-GV chọn 3 HS lên bảng, phát cho mỗi HS tấm bìa 1,2,3 và cho mỗi
em đứng ở 3 vị trí cách nhau.
Sau đó gọi tiếp 10 HS khác lên bảng, GV phát cho mỗi em 1 tranh vẽ
về hình thái VR.
Luật chơi như sau: Trong vòng 1 phút mỗi em phái tìm vị trí đứng cho
mình sao cho phù hợp giữa tranh vẽ của mình với các dạng hình thái:
dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp.Em nào làm đúng sẽ được phần
thưởng ( 1 cây bút hoặc được cộng 1 điểm .....)
4
GV ra tín hiệu bắt đầu trò chơi, xem thời gian để kết thúc trò chơi và
cùng lớp chấm điểm HS.
GV cho các em về chỗ ngồi và các nhóm tiếp tục thảo luận nội dung
trong PHT.
GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.GV bổ sung
và trình chiếu nội dung đáp án PHT số 2.
GV cho hs trả lời các câu lệnh phần cuối bài.
IV. Củng cố: (5 phút)
- Nêu 3 đặc điểm cơ bản của virut?
- Dựa vào cấu trúc axit nuclêic, vỏ cáp sit và vỏ ngoài người ta
phân VR thành những loại nào?
Phần 2. Phương pháp giảng dạy bài: “SỰ NHÂN LÊN CỦA
VIRUT TRONG TẾ BÀO.”
*Mục tiêu của bài này là:
-Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh cần:
+Trình bày được đặc điểm quá trình nhân lên của vi rút.
+Nêu được đặc điểm của vi rút HIV, các con đường lây truyền và biện
pháp phòng ngừa.
- Kỹ năng
+Khai thác tranh để nhận biết kiến thức.
+Khái quát hóa kiến thức.
+ Vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng thực tế.
- Thái độ
+Dựa trên sự hiểu biết giải thích cho mọi người trong cộng đồng: ngăn
chặn, phòng ngừa bệnh do vi rút gây nên, đặc biệt là HIV.
*Trọng tâm của bài: các giai đoạn nhân lên của VR
*GV chuẩn bị: 5 mảnh bìa vẽ 5 hình ảnh 5 giai đoạn nhân lên của
virus và 5 mảnh bìa ghi tên 5 giai đoạn nhân lên của virus.
Phương pháp giảng dạy các nội dung của bài:
Vào bài: Vi rút không có cấu tạo tế bào, không có quá trình trao đổi
chất, trao đổi năng lượng, chúng phụ thuộc hoàn toàn vào tế bào chủ,
nên ở vi rút quá trình sinh sản được gọi là sự nhân lên. Sự nhân lên của
vi rút được tiến hành như thế nào? Quá trình này được chia làm mấy
giai đoạn? Nội dung của mỗi giai đoạn? Để giải đáp những câu hỏi này
chúng ta cùng nghiên cứu bài: Sự nhân lên của virus.
I. CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT. (Thời gian 25 phút)
1. Để dạy nội dung này thầy tổ chức trò chơi "Ghép giai đoạn nhân lên
của virus"
5