Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Đề Xuất Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Tưới Vùng Nguyên Liệu Dứa Đồng Giao, Thị Xã Tam Điệp, Tỉnh Ninh Bình.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 91 trang )

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TƯỚI
dứa

1.1. Một số khái niệm về tưới, quản lý tưới và hiệu quả tưới đối với cây
Nước là một yếu tố không thể thiếu được đối với sự sống nói chung và đối

với đời sống của con người nói riêng. Ngồi việc nước là yếu tố khơng thể thiếu
được trong đời sống hàng ngày của con người, nước còn phục vụ cho phát triển
nông nghiệp sản xuất ra lương thực, phục vụ cho sự phát triển công nghiệp, giao
thông vận tải… và các ngành kinh tế khác. Ngành trồng trọt trong nơng nghiệp có
u cầu về cấp nước rất lớn và rất quan trọng nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nước
cho các loại cây trồng để cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Để xác định
được yêu cầu dùng nước đó, chúng ta phải nghiên cứu, tính tốn u cầu nước của
từng loại cây trồng trong những điều kiện cụ thể nhằm tìm ra một chế độ cung cấp
nước thích hợp trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng.
Tưới là một vấn đề trong công tác điều tiết nước mặt ruộng, nhằm cung cấp
thỏa mãn yêu cầu về nước trong quá trình sinh trưởng của cây trồng. Trong điều
kiện tự nhiên nhất định như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất thủy văn, đối với
một số loại cây trồng nhất định sẽ có một yêu cầu về cung cấp nước theo một chế
độ tưới nhất định gọi là chế độ tưới.
Dứa là cây trồng có khả năng chịu hạn rất cao, dễ trồng và khơng kén đất. Vì
thế, dứa được trồng rộng rãi ở nhiều vùng sinh thái và trên nhiều loại đất khác nhau
của vùng nhiệt đới. Khác với các cây trồng nhiệt đới khác, cây dứa được trồng trong
điều kiện canh tác chủ yếu nhờ nước trời, các cơng trình nghiên cứu tưới cho dứa ít
được quan tâm như các cây ăn quả khác. Tuy nhiên, khi nhu cầu tiêu dùng và xuất
khẩu dứa sang các nước phát triển, các nước ơn đới ngày càng cao, thì năng suất và
chất lượng dứa xuất khẩu ngày càng được các nước sản xuất dứa quan tâm đầu tư
đáp ứng. Tưới nước là một biện pháp tích cực để tăng năng suất, chất lượng, quy




2

định trong chế biến và mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tăng giá trị
xuất khẩu của cây dứa.
1.2. Vai trị, chức năng của cơng tác tưới đối với vùng nguyên liệu dứa
Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
1.2.1. Vai trị, chức năng của cơng tác tưới đối với cây dứa
Cây dứa có thể sống qua khỏi thời gian dài khô cạn do khả năng giữ nước
của nó trong lá. Tuy nhiên, cây dứa nhạy cảm với sự thiếu nước, đặc biệt trong thời
gian sinh trưởng sinh dưỡng, khi kích thước và đặc điểm quả được xác định. Sự
thiếu nước làm chậm lại sự phát triển, ra hoa và kết trái.
Hệ thống rễ của cây dứa nông và thưa. Trong đất sâu, chiều dài lớn nhất của
rễ có thể kéo dài đến 1m nhưng rễ thường tập trung ở chiều sâu 0,3 đến 0,6m đầu
tiên, như thế thông thường 100% nước được hấp thụ. Theo nghiên cứu tưới nước
cho cây dứa ở Ấn Độ cho thấy cây dứa cần ánh sáng và tưới nước định kỳ do bộ rễ
dứa ăn nông. Tưới nước không chỉ tiến hành trong các tháng mùa khô mà ngay cả
trong những thời kỳ khô hạn cục bộ trong mùa mưa. Trong thời kỳ khô hạn thực
hiện tưới từ 4-6 lần, với chu kỳ tưới từ 20-25 ngày sẽ làm tăng năng suất dứa rõ rệt.
Quả dứa chứa khoảng 80 đến 85% lượng nước và 10 đến 14% đường. Tưới
có tác động đến tỷ lệ đường/axit, đặc biệt trong thời gian trước khi thu hoạch khi
tưới thường xuyên nhiều giảm hàm lượng đường, sự xuất hiện bệnh nấm tăng lên.
Tháng 12 năm 1987, Viện nghiên cứu làm vườn quốc gia của Nigêria đã tiến
hành nghiên cứu ảnh hưởng của dinh dưỡng với 4 mức nitơ khác nhau (0; 100; 150
và 200 kg/ha), 4 mức kali (0; 100; 150 và 200 kg/ha) và 4 mức xử lý tưới khác nhau
(0; 3; 7 và 14 ngày tưới 1 lần) trong quá trình sinh trưởng và năng suất của giống
dứa Cayen. Tăng lần tưới đã làm tăng tham số về lá, như chiều dài lá, và số ngày ra
hoa đạt 50%. Trọng lượng quá dứa lớn nhất khi bón N = 150 kg/ha, K = 200 kg/ha
và tưới nước 1 tuần 1 lần. Khi bón K = 200 kg/ha và N > 150 kg/ha thì năng suất

thu hoạch giảm trong tất cả các trường hợp xử lý nước.
Chất lượng nước tưới cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Ở các khu vực
nguồn nước tưới bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, ô nhiễm nước thải công nghiệp, sinh


3

hoạt… thì nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng nước đối với cây dứa là một trong
những yêu cầu cần thiết cần được tiến hành nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu
tưới nước của chúng ta mới mặc định chất lượng nước tưới đạt tiêu chuẩn mức B về
chất lượng nước theo TCVN. Ở mức tiêu chuẩn này, chất lượng nước không ảnh
hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, trong thực tiễn của
các vùng chuyên canh dứa thì mức độ gia tăng nhanh chóng của các khu cơng
nghiệp, đơ thị thì vấn đề chất lượng nước tưới sẽ ảnh hưởng nhất định đến năng suất
dứa.
Qua q trình sản xuất và phát triển diện tích trồng dứa ở nước ta đã đưa ra
nhiều trường hợp, nhiều bài học dẫn đến sản xuất dứa thất bại, năng suất dứa thấp
và người sản xuất dứa bị thua lỗ. Một trong những ngun nhân quan trọng là
khơng có đầu tư nước tưới trong thời kỳ khô hạn, đặc biệt là thời kỳ nhu cầu nước
của cây dứa tăng cao lại gặp điều kiện thời tiết khô hạn. Ngược lại, người trồng dứa
có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn một số cây trồng khác nếu có đầu tư nước
tưới và tưới đúng kỹ thuật.
1.2.2. Vai trò, chức năng của công tác tưới đối với vùng nguyên liệu dứa
Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
Dứa được xếp vào một trong ba loại cây ăn quả hàng đầu ở nước ta, cùng
với cây chuối và cây có múi (cam, chanh, quýt và bưởi), có giá trị dinh dưỡng cao
nên các sản phẩm của dứa có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu với khối lượng
lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm gần đây, dứa được trồng nhiều ở các
vùng khác nhau trong cả nước. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm
2013, tổng diện tích dứa trên cả nước đạt 37.800 ha, với sản lượng đạt 292.000

tấn, trong đó một khối lượng lớn dùng để chế biến xuất khẩu. Trong điều kiện tự
nhiên bình thường, theo đánh giá của Viện nghiên cứu rau quả, năng suất dứa đạt từ
50÷55 tấn/ha (đối với giống Cayen) và từ 20 ÷ 25 tấn/ha (đối với giống Queen).
Khu vực miền núi và trung du phía Bắc có tổng diên tích tự nhiên khoảng
9,7 triệu ha trong đó diện tích trồng cây nơng nghiệp chiếm 10,46% (1.018.810 ha),


4

diện tích cây cơng nghiệp, cây ăn quả chiếm 0,5% và đặc biệt diện tích đất chưa sử
dụng chiếm một lượng rất lớn là 59,7%.
Nhìn lại lịch sử phát triển của nông trường Đồng Giao vào thập niên 80 của
thế kỷ trước, hoạt động tưới nước cho cây trồng cũng đã được thực hiện với kỹ
thuật phun mưa. Hệ thống tưới phun mưa là hệ thống tưới bán di động Sicma Z50-D
của Tiệp Khắc. Hệ thống tưới cung cấp nước cho cây ăn quả như cam,
quýt…Nhưng do hiệu quả kinh tế của tưới nước thấp, nên các hệ thống tưới này đã
bị tháo dỡ và chuyển cho các vùng chuyên canh cây trồng thuộc khu vực miền
Đông Nam Bộ. Từ khi nơng trường chuyển sang chun canh cây dứa, hình thức
tưới chủ yếu là nhờ nước trời hoặc chỉ tưới ở vườn ươm bằng phương pháp thủ
công. Tưới nước và thâm canh cây dứa chỉ thực sự được quan tâm khi thị trường
xuất khẩu dứa sang các nước châu Âu phát triển mạnh, cây dứa đã khẳng định vị trí
cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và là cây trồng mũi nhọn của vùng. Mặc dù cây
dứa có khả năng thích ứng cao với nhiều loại đất, có khả năng chịu hạn tốt, nhưng
chế độ ẩm trong đất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng dứa. Khi các
điều kiện tưới tiêu tốt, năng suất dứa tăng lên đáng kể so với thơng thường. Do đó
vai trị của công tác tưới với vùng nguyên liệu dứa là rất quan trọng.
Chính vì vậy, cần thiết phải đầu tư, phát triển khai thác tốt hệ thống cơng
trình thủy lợi trong vùng dự án, tăng cường các phương pháp, kỹ thuật tưới theo
chiều sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc tăng hiệu quả sử dụng nước,
tăng năng suất dứa trong khu vực.

1.3. Các văn bản pháp luật có liên quan đến cơng tác tưới vùng ngun
liệu dứa Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi số 32/2001/PLUBTVQH10 ngày 04/4/2001;
- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ Về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng cơng trình;


5

- Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ cơng trình thuỷ lợi;Nghị
định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định
143/2003/NĐ-CP;
- Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ Về việc
giao khốn đất nơng nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước ni trồng thủy
sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh;
- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ Về sản
xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ cơng ích;
- Thơng tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính Hướng
dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác cơng
trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của cơng ty Nhà nước làm nhiệm vụ quản
lý, khai thác cơng trình thuỷ lợi;
- Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác
cơng trình thủy lợi;
- Thông tư số 56/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/10/2010 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT Quy định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai
thác công trình thủy lợi;
- Thơng tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/05/2011 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT Quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác cơng

trình thủy lợi;
- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn việc lập và quản lý
chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình;
- Quyết định Số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây Dựng cơng bố
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;


6

- Quyết định Số 634/QĐ-BXD ngày 9/6/2014 của Bộ Xây Dựng cơng bố
Suất vốn đầu tư xây dựng cơng trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu
công trình năm 2013;
- Quyết định 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cơng trình
thủy lợi hiện có;
- Quyết định 785/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án nâng cao hiệu
quả quản lý khai thác cơng trình thủy lợi hiện có;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8213 :2009 về tính tốn và đánh giá hiệu quả
kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới, tiêu;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6773 : 2000 về chất lượng nước – chất lượng
nước dùng cho thuỷ lợi;
- Và các văn bản, tiêu chuẩn, qui phạm khác có liên quan.
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tưới
Những năm gần đây các tổ chức quốc tế đã chú ý nhiều đến việc đánh giá
hiệu quả của các HTTN trên toàn thế giới. Việc đánh giá hiệu quả của hệ thống sẽ
giúp người quản lý so sánh hiệu quả hoạt động của hệ thống qua các năm hoặc dự
báo xu hướng phát triển của nó. Các hệ thống được đánh giá hiệu quả thì có thể so
sánh với nhau, những điều này giúp người quản lý có cơng cụ để tìm ra những yếu
điểm của hệ thống, phương pháp khắc phục nhằm ngày càng nâng cao hiệu quả

khai thác, mang lại lợi ích lớn nhất. Đứng dưới góc độ đánh giá dự án xuất phát từ
lợi ích của tồn bộ nền kinh tế quốc dân và xã hội, để đánh giá hiệu quả công tác
tưới, luận văn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả như sau:
1.4.1. Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả năng suất, sản lượng cây trồng được
tưới
- Chỉ tiêu về tỷ lệ hồn thành diện tích tưới nước


7

HTdtt =

Ftth
100%
Ftkh

(1.1)

Trong đó:
- HT dtt : Tỷ lệ hồn thành diện tích tưới (%).
- F tkh : Diện tích tưới theo kế hoạch yêu cầu (ha).
- F tth : Diện tích tưới thực tế thực hiện được (ha).
- Chỉ tiêu về tỷ lệ tăng năng suất cây trồng được tưới
n

n

(∑ Ftthi .Ythti .K qdi − ∑ Ftthi .Yoi .K qdi )
i =1


i =1

n

∑F

K ns =

i =1

tthi

100%

n

∑F
i =1

tthi

.Yoi .K qdi

n

∑F
i =1

tthi


;

(i = 1 đến n)

(1.2)

Trong đó:
- F tthi : Diện tích tưới thực tế thực hiện được cây trồng thứ i (ha)
- Y thti : Năng suất cây trồng thực tế của cây trồng thứ i hàng năm (tấn/ha).
- Y oi : Năng suất của các loại cây trồng trước khi có hệ thống tưới (tấn/ha)
- n: Số loại cây trồng trong hệ thống.
- K qdi : Hệ số quy đổi năng suất của loại cây trồng thứ i về năng suất lúa.
- Chỉ tiêu tăng hệ số sử dụng đất
K qv =

Ftt
100%
Fct

(1.3)

Trong đó:
- F tt : Diện tích trồng trọt của các loại cây trồng trong năm trên hệ thống (ha)
- F ct : Diện tích canh tác của hệ thống (ha)
1.4.2. Đánh giá dự án với nhóm chỉ tiêu tĩnh
Là những chỉ tiêu chưa xem xét tới biến động của chúng cũng như biến động
của dòng tiền tệ theo thời gian của các giá trị dòng tiền thu chi của dự án. Ưu điểm
của phương pháp này là đơn giản, phù hợp cho các khâu lập dự án tiền khả thi (báo



8

cáo đầu tư xây dựng cơng trình) hoặc cho các dự án nhỏ, ngắn hạn khơng địi hỏi mức
chính xác cao. Trong nhóm chỉ tiêu tĩnh bao gồm các chỉ tiêu như sau:
- Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm
C d bằng tỷ số giữa chi phí về vốn cố định và vốn lưu động trong một năm trên
số lượng sản phảm trong năm của dự án

Cd =

1  V .i

+ Cn 

N 2


(1.4)

N - năng suất hàng năm;
V - vốn đầu tư cho TSCĐ;
i - suất chiết khấu;
Cn - chi phí sản xuất hàng năm
Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm thấp nhất thì đó chính là phương án
tốt nhất.
- Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm
Bằng giá bán 1 đơn vị sản phẩm Gd trừ đi chi phí cho một đơn vị sản phẩm
Cd.

Ld = Gd − Cd


(1.5)

Phương án nào có chỉ tiêu lợi nhuận tính cho một đơn vi sản phẩm lớn nhất là
phương án tốt nhất.
1.4.3. Đánh giá dự án với nhóm chỉ tiêu động trường hợp thị trường vốn
hoàn hảo
Một thị trường vốn được coi là hồn hảo khi
- Nhu cầu về vốn ln ln được thỏa mãn và không bị một hạn chế nào về
khả năng cấp vốn.
- Lãi suất phải trả khi vay vốn và lãi suất nhận được khi cho vay vốn là bằng
nhau.
- Tính thơng suốt của thị trường về mọi mặt được đảm bảo.


9

Luận văn sẽ tính tốn theo hướng dẫn cụ thể ở Tiêu chuẩn Việt Nam về tính
tốn và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án phục vụ tưới tiêu TCVN 8213 : 2009
Cụ thể các chỉ tiêu như sau:
- Chỉ tiêu hiệu số thu chi
+) Chỉ tiêu hiệu số thu chi quy về thời điểm hiện tại NPV (NPW)
n

n
Bt
Ct
NPW = ∑
−∑
≥0

t
t
t = 0 (1 + i )
t = 0 (1 + i )

(1.6)

+) Chỉ tiêu hiệu số thu chi quy về thời điểm tương lai NFW (NFV)
n

n

t =0

t =0

NFW = ∑ Bn (1 + i ) n −t − ∑ C t (1 + i ) n −t ≥ 0

(1.7)

+) Chỉ tiêu hiệu số thu chi quy san đều hàng năm NAW
NAW = NPW

i (1 + i ) n
(1 + n) n − 1

(1.8)

Ưu điểm của chỉ tiêu hiệu số thu chi
Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian.

Có tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian.
Có thể tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu:
doanh thu, chi phí và trị số của suất chiết khấu.
Có tính đến nhân tố rủi ro thơng qua mức độ tăng trị số của suất chiết khấu.
Có thể so sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau.
Nhược điểm của chỉ tiêu hiệu số thu chi
Chỉ đảm bảo chính xác trong trường hợp thị trường vốn hồn hảo (khó bảo
đảm trong thực tế).
Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án.
Kết quả lựa chọn phương án phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của suất chiết
khấu i, mà việc xác định i rất khó khăn.
Thường nâng đỡ các phương án có vốn đầu tư ít và ngắn hạn.
Hiệu quả không được biểu diễn dưới dạng tỷ số, chưa được so với một
ngưỡng hiệu quả có trị số dương khác 0.


10

Khi xét phương án bổ sung khi 2 phương án có vốn đầu tư ban đầu khác
nhau đã coi lãi suất cho vay là lãi suất đi vay và suất thu lời tối thiểu (suất chiết
khấu) là như nhau, một điều không phù hợp với thực tế.
- Chỉ tiêu suất thu lời nội tại IRR
IRR là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm suất chiết khấu để quy đổi các dịng
tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại NPW = 0
n

NPW = ∑
t =0

n

Bt
Ct

=0

t
t
(1 + IRR)
t = 0 (1 + IRR )

(1.9)

IRR xác định bằng phương pháp nội suy gần đúng hoặc dùng bảng tính excel
Nếu hai phương án có vốn đầu tư ban đầu tài sản cố định bằng nhau thì
phương án nào có IRR lớn hơn là phương án tốt nhất. Nếu hai phương án có vốn
đầu tư ban đầu khác nhau thì so sánh lựa chọn theo nguyên tắc “gia số đầu tư”.
Nghĩa là phương án có vốn đầu tư ban đầu lớn hơn được chọn là phương án tốt nhất
nếu gia số đầu tư của nó đáng giá (tức là IRR(Δ) > MARR), ngược lại, chọn phương
án có vốn đầu tư nhỏ hơn (MARR là lãi suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được).
Ưu điểm
Có tính đến sự biến động các chỉ tiêu theo thời gian và tính tốn cho cả đời
dự án.
Hiệu quả được biểu diễn dưới dạng số tương đối và có thể so với một chỉ số
hiệu quả.
Trị số IRR được xác định từ nội bộ phương án một cách khách quan và do đó
tránh được việc xác định suất chiết khấu rất khó chính xác như khi dùng chỉ tiêu
NPW.
Có thể tính đến trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ tiêu của
dòng thu chi qua các năm.
Thường được dùng phổ biến trong kinh doanh.

Giúp ta có thể tìm được phương án tốt nhất theo cả 2 chỉ tiêu hiệu quả NPW
và IRR trong các điều kiện nhất định.


11

Nhược điểm
Phương pháp này chỉ cho kết quả chính xác với điều kiện thị trường vốn
hồn hảo.
Khó ước lượng chính các chỉ tiêu cho cả đời dự án.
Phương pháp này nâng đỡ các dự án ít vốn đầu tư, ngắn hạn, có tỷ suất doanh
lợi cao so với các dự án tuy cần nhiều vốn, dài hạn, có tỷ suất sinh lời thấp nhưng
hiệu số thu chi cả đời dự án (số tuyệt đối) cao, nếu chỉ dựa vào các chỉ tiêu IRR một
cách thuần tuý.
Đã giả định các hiệu số thu chi dương qua các năm (thu nhập hoàn vốn N)
được đầu tư lại ngay vào phương án với chiết khấu bằng chính trị số IRR cần tìm.
Điều này khơng phù hợp với thực tế nếu IRR tìm ra q lớn.
Việc tính tốn trị số IRR phức tạp nhất là khi dòng tiền tệ đổi dấu nhiều lần.
- Chỉ tiêu tỷ số thu chi (Tỷ số lợi ích/chi phí)
n

B
=
C

Bt

∑ (1 + i)
t =0
n


(1.10)

Ct

∑ (1 + i)
t =0

t

t

Khi tỷ số B/C> 1 thì dự án đó được coi là đáng giá về mặt kinh tế. So sánh
các phương án khi sử dụng chỉ tiêu cũng sử dụng nguyên tắc phân tích theo gia số
đầu tư.
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tưới vùng nguyên
liệu dứa Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ tưới của cây trồng
Chế độ tưới cho một loại cây trồng xác định trong một điều kiện tự nhiên
nhất định, song các điều kiện tự nhiên lại bao gồm nhiều yếu tố thay đổi rất phức
tạp. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ tưới. Các yếu tố ảnh hưởng có
thể phân thành hai loại:


12

1. Yếu tố khí hậu: Bao gồm mưa, gió, bốc hơi, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ ánh
sáng...
2. Yếu tố phi khí hậu: Bao gồm loại cây trồng, chế độ canh tác gieo cấy, thổ
nhưỡng, địa chất thuỷ văn, điều kiện tổ chức tưới...

Do có nhiều yếu tố ảnh hưởng, những yếu tố đó lại hết sức phức tạp nên việc
xác định một chế độ tưới chính xác và phù hơp với thực tế là một điều hết sức khó
khăn. Thường phải dựa vào tài liệu tổng kết tưới lâu năm của của hệ thống tưới,
trạm thí nghiệm tưới mà rút ra một chế độ tưới thích hợp với vùng đó.
Thực tế với những vùng mới quy hoạch tưới, hoặc bắt đầu quy hoạch thì
những tài liệu về chế độ tưới khơng có hoặc có nhưng rất ít chưa đủ để xác định một
chế độ tưới đại biểu vì vậy bắt buộc chúng ta phải thông qua các yếu tố ảnh hưởng
mới tính tốn chế độ tưới cho các loại cây trồng.
Những kết quả tính tốn cần được kiểm nghiệm lại với những tài liệu đã tổng
kết, tiến hành hiệu chỉnh cho hợp lý.
Chế độ tưới được xác định dựa trên phương trình cân bằng nước, viết cho
một khu vực trong một thời đoạn nào đó. Trong đó xét sự tương quan giữa lượng
nước đến và lượng nước đi trên khu ruộng trồng trọt mà xác định ra mức tưới, thời
gian tưới và số lần tưới...
- Lượng nước đến bao gồm
+ Lượng mưa;
+ Lượng nước mặt chảy từ khu vực khác chảy vào;
+ Lượng nước ngầm có thể sử dụng được.
- Lượng nước đi bao gồm
+ Lượng nước bốc hơi mặt ruộng;
+ Lượng nước ngấm xuống nước ngầm tầng sâu;
+ Lượng nước mặt chảy khỏi khu vực.


13

1.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tưới vùng nguyên
liệu dứa Đồng Giao
Đồng Giao có quỹ đất tương đối lớn, giàu chất dinh dưỡng phù hợp với trồng
cây dứa. Khu vực nghiên cứu là vùng chuyên canh dứa lâu đời, quy mô sản xuất

dứa khá lớn. Thị trường dứa trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng và chưa đáp
ứng kịp yêu cầu tiêu thụ. Cây dứa ở Đồng Giao đã khẳng định là cây trồng mũi
nhọn, có hiệu quả kinh tế cao, góp phần to lớn vào xóa đói giảm nghèo và làm giàu
cho nhân dân trong vùng. Nhu cầu sản xuất dứa đòi hỏi ở vùng này yêu cầu thâm
canh để tăng năng suất, chất lượng dứa đã được người dân nhận thức rõ.
Tuy nhiên, do hệ thống thủy lợi của vùng chuyên canh dứa Đồng Giao cịn
chưa hồn chỉnh, mùa mưa dễ ngập úng, mùa khơ thì hạn hán dẫn đến năng xuất và
chất lượng dứa thấp, không ổn định, giá trị xuất khẩu khơng cao, chưa có quy hoạch
thủy lợi hồn chỉnh.
Nước ngầm phục vụ cho dự án ở khu vực này khơng được phong phú, nguồn
nước ngầm có sự biến động lớn giữa các giếng khoan thăm dị và theo mùa.
Tình hình cơ giới hóa trong nơng nghiệp ở vùng chun canh dứa cịn ít, khả
năng tiếp cận trình độ khoa học cơng nghệ cịn hạn chế. Nguồn nhân lực để tiếp
nhận quản lý vận hành một hệ thống tưới lớn, tự động hồn tồn là chưa có.
1.6. Những bài học kinh nghiệm
Xu hướng phát triển của thủy lợi ngày nay là khai thác tốt các cơng trình
hiện có, tăng cường các biện pháp tưới theo chiều sâu để nâng cao hiệu quả kinh tế
thông qua tăng hiệu quả của việc sử dụng nước. Tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu đối
cho cây trồng cạn với công nghệ tưới tiết kiệm nước là rất cao, đây là một khó khăn
đối với nơng dân hiện nay. Vì vậy, tuy biết mang lại hiệu quả rõ ràng nhưng cũng
khó đầu tư. Sau đây là một số số kết quả khẳng định hiệu quả của tưới tiết kiệm
nước.
- Ở Ấn Độ khi áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả tưới thể hiện ở bảng
sau:


14

Bảng 1. 1: Hiệu quả tưới bằng phương pháp tưới nhỏ giọt ở Ấn Độ
Sản lượng (tấn/ha)


Lượng nước cấp
Tưới
truyền
thống

Tưới
nhỏ giọt

Tiết
kiệm
(%)

Loại cây trồng

Tưới truyền
thống

Tưới nhỏ
giọt

Tăng
trưởng
(%)

Chuối

57,5

87,5


52

1760

970

45

Mía

128

170

33

2150

940

56

Cà chua

32

48

50


300

184

39

Bơng

2,33

2,95

27

89,53

42

53

Dưa hấu

24

45

88

330


210

36

Ớt

4,23

6,09

44

109,71

41,77

62

Cải

19,58

20

2

66

26,67


60

(Nguồn: Tạp chí nơng nghiệp Ấn Độ tháng 9/2005)
- Tưới phun mưa cho cây chè ở Lâm Đồng (diện tích quy đổi 1ha):
Bảng 1. 2: Hiệu quả tưới bằng phương pháp tưới nhỏ giọt ở Lâm Đồng
Phương pháp
tưới

Thời gian tưới
(phút)

Lượng nước tưới
(m3)

Công tưới
(công)

Độ ẩm đạt
được

Tưới tiết kiệm

1,5 giờ

30

0,25

14-15%


Tưới truyền
thống

30 giờ

340

5

16-19%

Hiệu quả

Giảm 95%

Giảm 91%

Giảm 85%

(Nguồn: Tuyển tập KHCN viện KHTL miền nam 2000)
- Theo báo Tiền phong online ngày 19 tháng 4 năm 2007, năm 2004 huyện
Sa Thầy chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho nhân dân tại các xã Sa Bình, Sa Sơn, Sa
Nghĩa, Yaxiar, đã trồng hơn 30ha dứa, nhưng 3 năm từ 2004 đến 2007 đã khơng
mang lại lợi ích khiến người dân trồng dứa lao đao. Do dứa trồng trên đất cao dốc,
bạc mầu, mùa khơ khơng có nước tưới nên cây dứa bị khô hạn, sống queo quắt
không sinh trưởng.


15


Việc trồng dứa ở địa phương muốn có năng suất và sản lượng như mong
muốn cần đầu tư tưới nước trong thời kỳ khô hạn, kết hợp các biện pháp canh tác để
duy trì độ ẩm.
1.7. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề nghiên cứu nước tưới cho các cây trồng cạn đã và đang phát triển
mạnh từ khi đất nước vào thời kỳ đổi mới. Nhiều kết quả nghiên cứu tưới nước cho
cây trồng cạn đã được ứng dụng trong thực tế sản xuất. Những kết quả sau đây là
một phần mang tính đại diện đối với nghiên cứu tưới cho cây dứa.
Theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vơ tính dứa Cayen của Hội
Nơng dân Việt Nam về nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tưới nước khi chăm sóc và
tách con chồi bằng cách sử dụng hệ thống tưới phun sương, hệ thống tưới phun mù
hoặc có thể dùng bình bơm tay. Biện pháp tưới này nhằm duy trì độ ẩm khơng khí
từ 90-95%. Trong canh tác dứa có thể dùng màng phủ PE để hạn chế cỏ dại, nguồn
bệnh lây lan và giảm cơng thức tưới nước.
Cơng trình nghiên cứu mơ hình tưới tiết kiệm nước cho cây dứa vùng đất dốc
tại nông trường Sơng Bơi, tỉnh Hịa Bình do TS. Đinh Vũ Thanh và PSG. TS. Đồn
Dỗn Tuấn. Cơng trình nghiên cứu xác định chế độ tưới và kỹ thuật tưới hợp lý cho
cây dứa ở Nơng trường Sơng Bơi, tỉnh Hịa Bình, xác định điều kiện ứng dụng, tính
tốn nhu cầu nước cho cây dứa, thiết kế lắp đặt và quy trình vận hành hệ thống tưới.
Những nghiên cứu này là cơ sở khoa học để xác định quy trình tưới nước,
giữ ẩm cho cây dứa, đặc biệt trong thời kỳ khô hạn.
Kết luận chương 1:
Dứa là một loại cây trồng có khả năng chịu hạn rất cao, dễ trồng và không
kén đất. Tuy nhiên, cây dứa nhạy cảm với sự thiếu nước, đặc biệt trong thời gian
sinh trưởng sinh dưỡng, khi kích thước và đặc điểm quả được xác định. Sự thiếu
nước làm chậm lại sự phát triển, ra hoa và kết trái.
Do đó vai trị của cơng tác tưới với vùng ngun liệu dứa là rất quan trọng.
Chính vì vậy, cần thiết phải đầu tư, phát triển khai thác tốt hệ thống cơng trình thủy



16

lợi trong vùng dự án, tăng cường các phương pháp, kỹ thuật tưới theo chiều sâu để
nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc tăng hiệu quả sử dụng nước, tăng năng
suất dứa trong khu vực.
Có nhiều nhóm chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống tưới
nước. Đứng dưới góc độ đánh giá dự án xuất phát từ lợi ích của tồn bộ nền kinh tế
quốc dân và xã hội, để đánh giá hiệu quả cơng tác tưới có các nhóm chỉ tiêu đánh giá
như hệ chỉ tiêu hiệu quả năng suất, sản lượng cây trồng được tưới, nhóm chỉ tiêu
tĩnh, nhóm chỉ tiêu động trường hợp thị trường vốn hồn hảo, nhóm chỉ tiêu động
trường hợp thị trường vốn khơng hồn hảo, chỉ tiêu chi phí kinh tế tối thiểu và phân
tích rủi ro của dự án. Trong luận văn sẽ trình bày tính toán đánh giá hiện trạng và
hiệu quả tưới qua các chỉ tiêu về hiệu quả sản lượng, năng suất; nhóm chỉ tiêu tĩnh;
hệ chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của tưới nước theo tiêu chuẩn Việt Nam về tính tốn và
đánh giá hiệu quả kinh tế dự án phục vụ tưới tiêu TCVN 8213:2009.


17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TƯỚI VÙNG NGUYÊN LIỆU DỨA ĐỒNG DAO, THỊ XÃ
TAM ĐIỆP, TỈNH NINH BÌNH

2.1. Giới thiệu về công tác tưới vùng nguyên liệu dứa Đồng Giao, thị xã
Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội
1. Địa lý, địa hình và địa mạo
- Vị trí địa lý
Nơng trường Đồng Giao được thành lập vào ngày 26 tháng 12 năm 1945,

hiện nay tên của nông trường là “ Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao “
Nông trường thuộc địa phận thị xã Tam Điệp nằm ở phía Tây Nam tỉnh Ninh Bình,
nằm trên trục đường quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 105 km về phía Nam, cách
Ninh Bình 12 km, nằm trong khoảng 20010’00” vĩ độ Bắc, 105051’21” kinh độ
Đông. Phía Nam giáp thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa, Bắc giáp xã Yên Sơn Tam Điệp –
Ninh Bình, Tây giáp xã Bỉm Sơn, phía đơng giáp xã Đơng Sơn.
- Địa hình và địa mạo
Nơng trường Đồng Giao thuộc vùng bán sơn địa, địa hình phức tạp nhiều đồi
núi, núi đá xen kẽ thung lũng tạo thành các khu cao thấp khác nhau với độ cao dao
động từ +45 đến +53. Đặc điểm địa hình địa mạo của khu vực nghiên cứu về cơ bản
như sau :
+ Ở phía Tây và trung tâm nông trường Đồng Giao là khu thung lũng có cao
độ từ +50 đến +70.
+ Phía Bắc thung lũng là các dải đồi thấp có cao độ từ +90 đến +100 xen kẽ
là các đồi cao từ +110 đến +160, địa hình dốc về phía Bắc lấy trục của nơng trường
là đường phân thủy.
+ Phía Nam của thung lũng là các dãy núi đá vơi kéo dài có cao độ từ +120
đến +190, xen kẹp ở giữa là các bãi bồi tích có cao độ từ +50 đến +60.
+ Phía Đơng của thung lũng là khu dân cư có cao độ từ +50 đến +60
Hướng dốc chính của khu vực là từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc trung
bình của địa hình từ 70 đến 110.


18

Hình 1: Bản đồ có thể hiện vùng dự án

(Nguồn:Website điện tử />2.1.2. Địa chất thủy văn
+Vùng dự án có nước ngầm phong phú, theo báo cáo về công tác khảo sát
nước ngầm khu Đồng Giao năm 1971-1976 của Văn phịng ủy ban sơng Hồng. Các

số liệu đo nước ngầm tại các giếng có ký hiệu trên bản đồ địa chất thủy văn.
+ T 2adg có khả năng chứa nước q tb = 6 l/s/m
+ T 1 TT 1 là tầng chứa nước có tuổi Triát phụ diệp thạch dưới T 1 TT 1 đá chứa
nước là đá vôi nứt nẻ karst. Khả năng chứa nước q tb =2,3 l/s/m.
+ Mực nước ngầm dao động giữa mùa mưa và khô khơng lớn chỉ vào khoảng
từ 2-3 m.
2.1.3. Khí tượng, thủy văn cơng trình, sơng ngịi
- Các yếu tố khí tượng
Theo số liệu của trạm khí tượng Ninh Bình nằm cách trung tâm khu vực
nghiên cứu 12 km có tài liệu quan trắc liên tục từ năm 1979 đến năm 2006 (28


19

năm), một số đặc trưng khí tượng cơ bản của vùng nghiên cứu được biểu thị như
sau :
Nhiệt độ
Bảng 2. 1: Nhiệt độ trung bình tháng nhiều năm
Đơn vị : 0C
Tháng

I

T tb

II

III

IV


V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

TB

17,3 10,7 19,9 23,8 27,0 29,0 29,3 28,5 27,3 24,9 21,8 18,3 23,2

Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng dao động từ 17,3 0C đến 29,3 0C . Nhiệt
độ cao nhất xuất hiện vào tháng VII và thấp nhất vào tháng II . Nhiệt độ khơng khí
trung bình năm là 23,2 0C.
Mưa
Theo tài liệu quan trắc trong 28 năm của trạm khí tượng thủy văn Ninh Bình,
tổng lượng mưa trung bình nhiều năm dao động từ 1110 mm đến 2301 mm, khu vực
nghiên cứu có lượng mưa trung bình năm là 1730,5 mm. Lượng mưa trong năm
phân bố không đều . Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa mùa khô chỉ chiếm 10% đến 20% lượng mưa

năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, chiếm 19,5 % lượng mưa cả năm.
Tháng có lượng mưa nhỏ nhất vào tháng 2 chỉ chiếm 0,99% lượng mưa năm.
Bảng 2. 2: Phân bố lượng mưa tháng trung bình nhiều năm
Đơn vị : mm
Tháng
X tb

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII


Năm

20,2 17,2 49,5 60,3 161,2 201,3 227,2 324,4 337,8 252,9 54,3 24,4 1.730,5

Số giờ nắng


20

Bảng 2. 3: Tổng số giờ nắng trung bình tháng nhiều năm
Đơn vị : giờ
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII


IX

X

XI

XII

TB

S

2,2

1,5

1,5

3,1

5,7

6,0

5,9

5,2

5,6


4,9

4,4

3,8

4,2

Theo thống kê của trạm khí tượng Ninh Bình, tổng số giờ nắng trung bình
năm là 1246,4 giờ. Tháng có số giờ nắng lớn nhất là tháng 6. Tháng có số giờ nắng
thấp xuất hiện vào tháng 2 và tháng 3 trong năm.
Độ ẩm khơng khí
Bảng 2. 4: Độ ẩm khơng khí trung bình nhiều năm
Đơn vị : %
Tháng
W

I

II

III

IV

85,4 88,4 89,7 89,5

V

VI


VII VIII

IX

X

XI

XII

TB

86 82,3 82,1 85,9 85,4 82,8 80,2 80,1 84,9

Độ ẩm khơng khí giữa các tháng trong năm ít biến đổi. Độ ẩm trung bình
tháng cao nhất vào tháng 3 là 89,7% do có mưa phùn, trời nhiều mây, thấp nhất vào
tháng 12 là 80,1% do có thời tiết khơ hanh, ít mưa, độ ẩm tương đối trung bình năm
là 84,9%.
Bốc hơi
Bảng 2. 5: Lượng bốc hơi tháng trung bình nhiều năm
Đơn vị : mm
Tháng
Z tb

I

II

III


IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII Năm

44,6 35,1 33,6 43,2 64,3 82,9 84,3 61,5 61,8 67,9 70,0 60,7 709,9
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, lượng bốc hơi tháng lớn nhất vào tháng 7 là

84,3 mm, đây là tháng nắng nóng, nhiệt độ cao, bốc hơi lớn. Tháng 3, lượng bốc hơi
là nhỏ nhất 33,6 mm. Tháng này có độ ẩm khơng khí cao, mưa phùn, nhiều mây.
Chênh lệch bốc hơi giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất là 2,51 lần. Lượng bốc
hơi bình quân năm trong khu vực nghiên cứu là 709,9 mm.


21

Gió
Theo tài liệu quan trắc tại trạm khí tượng Ninh Bình, tốc độ gió trung bình

nhiều năm ở độ cao 2m được nêu ở bảng 2.6
Bảng 2. 6: Tốc độ gió trung bình nhiều năm
Đơn vị : m/s
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

TB

V 2m


3

3,2

3,3

3,5

3,6

4,0

4,0

3,6

3,8

3,8

3,4

3,6

3,8

Vùng nghiên cứu nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 hướng
gió chính theo mùa, mùa mưa có gió mùa Tây Nam và Nam. Mùa khơ có gió mùa
Đơng Bắc. Tốc độ gió trung bình của vùng nghiên cứu là 3,6 m/s, khi có bão tốc độ

gió lớn nhất đạt tới 45m/s.
- Đặc điểm thủy văn công trình
Theo báo cáo tổng kết về cơng tác khảo sát nghiên cứu nguồn nước mặt và
nước ngầm vùng Đồng Giao của Văn Phịng Ủy ban sơng Hồng (Viện quy hoạch
thủy lợi), những đặc trưng cơ bản của nguồn nước vùng nghiên cứu như sau:
a-Nguồn nước mặt
Kết quả điều tra, khảo sát nguồn nước mặt của khu vực nghiên cứu cho thấy
do sự phân bố không đều lượng mưa năm trong mùa mưa và mùa khơ, sự phân bố
dịng chảy khơng đều trong năm, nguồn nước mặt thường dồi dào trong các tháng
mùa mưa, thậm chí gây úng ngập cục bộ ở một số diện tích canh tác của nơng
trường. Tuy nhiên ngay khi bước vào mùa khô lượng nước mặt giảm sút nhanh
chóng và dẫn đến tình trạng cạn kiệt, hiện tượng này có thể được giải thích do
lượng mưa trong mùa khơ là rất ít, dịng chảy cơ bản của các suối nhỏ khơng có, do
điều kiện địa chất thủy văn của khu vực có hiện tượng caster nên các hồ chứa cũng
nhanh chóng bị khơ cạn. Trong khu vực chỉ cịn 3 hồ chứa có khả năng cung cấp
nước tưới cho khu vực được trình bày ở bảng 2.7.


22

Bảng 2. 7: Đặc trưng cơ bản của nguồn nước mặt vùng Đồng Giao
Bãi Sải

Trại Vịng

Núi Vá

Diện tích nước mặt (ha)

4,2


12

3

Dung tích (103 m3)

350 – 840

40

90

Độ sâu trung bình (m)

15

2

3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, Đề tài: “Nghiên cứu chế độ
tưới, giữ ẩm cho dứa vùng đồi bắc trung bộ nhằm nâng cao chất lượng thương phẩm
xuất khẩu”, 2008)
Trữ lượng sơ bộ của nước mặt của 3 hồ chứa có thể cung cấp đủ lượng nước
tưới cho phần diện tích trồng dứa của nơng trường. Tuy nhiên do đặc điểm về địa
hình xung quanh các hồ chứa có địa hình dốc và xa, khả năng cung cấp nước tưới
gặp nhiều khó khăn và hạn chế.
Các hồ chứa nước trong khu vực hiện nay đều ở dạng tiềm năng, khả năng
đầu tư khai thác còn hạn chế, lòng hồ bị bồi lấp nhiều, độ sâu trước đây là 30 m nay

chỉ còn từ 10 – 20 m.
b-Nguồn nước ngầm
Theo kết quả khảo sát của Liên đoàn địa chất Việt Nam thì nguồn nước ngầm
của khu vực nghiên cứu tương đối phong phú, lưu lượng bình quân từ 2,3-6,0 l/s/m.
Mực nước ngầm giao động không nhiều giữa mùa mưa và mùa khô, biên độ dao
động từ 2 – 3 m. Nước ngầm được xem là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh
hoạt, công nghiệp chế biến và sử dụng là nguồn nước tưới cho khu vực.
Hiện nay, việc khai thác nước ngầm còn hạn chế do vốn đầu tư đòi hỏi lớn,
kỹ thuật phức tạp. Hiện tại trong khu vực có 5 giếng khoan, mỗi giếng có khả năng
cung cấp nước tưới cho khoảng 5 – 10 ha dứa.
Chất lượng mẫu nước theo các số liệu thu thập được như bảng 2.8.
Kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu của mẫu nước ngầm đều nằm trong
phạm vi cho phép của tiêu chuẩn nước tưới theo TCVN 6773 – 2000.


23

Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại Đồng Giao
Chỉ tiêu

TT

Đơn vị

Kết quả
phân tích

1

Tổng chất rắn hịa tan


mg/l

600

2

Tổng chất rắn lơ lửng

mg/l

200

3

Nhiệt độ

4

pH

5

Độ đục

6

EC ( Độ dẫn điện )

7


0

C

Giới hạn cho phép tưới
(theoTCVN 6773:2000)

29,1
6,8

5,5 – 8,5

NTU
ms/cm

0,196

Oxy hòa tan

mg/l

4,1

8

S ( độ muối )

0/0


0

9

COD

mg/l

7,8

10

Clorua ( Cl - )

mg/l

23,4

11

Sulfat ( SO 4 2-)

mg/l

11,5

12

Magie (Mg 2+)


mg/l

10,2

13

Canxi ( Ca 2+ )

mg/l

18,4

14

NH 4 +

mg/l

1,1

15

NO 3

-

mg/l

0,21


16

Sắt (Fe)

mg/l

17

Mangan (Mn)

mg/l

18

Kẽm

mg/l

≤ 5 (với pH ≥ 6,5 )

19

Cadmi ( Cd )

mg/l

0,005 – 0,01

20


Asen (As)

mg/l

0,05 – 0,1

≥2

≤ 350

≤ 0,1
21 Chì (Pb)
mg/l
(Nguồn: Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, Đề tài: “Nghiên cứu chế độ tưới,

giữ ẩm cho dứa vùng đồi bắc trung bộ nhằm nâng cao chất lượng thương phẩm xuất
khẩu”, 2008)


24

2.1.4. Tài ngun thiên nhiên
Tài ngun nước
- Tình hình sơng suối
Khu vực dự án xung quanh là núi đồi bao bọc, nguồn sinh thủy từ các suối
nhỏ rất ít hầu như không đáng kể. Nguồn nước duy nhất để cung cấp cho nhu cầu
tưới và sinh hoạt là nước mưa chứa vào các hồ chứa nhỏ nằm ở phía Bắc đường trục
của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, phía Nam cơng ty có hồ Bãi Sải và
nguồn nước ngầm tương đối phong phú, có thể sử dụng để tưới cho vùng ngun
liệu.

- Tình hình các cơng trình thủy lợi trong vùng
+ Hồ Núi Vá: Trong vùng dự án có hồ Núi Vá được xây dựng theo nhiệm vụ
trữ nước để tưới và chống lũ. Hiện tại hồ chủ yếu làm việc về mùa mưa, ngăn tràn
lũ vào khu trồng dứa, nước trong lòng hồ chỉ giữ được khoảng 2-3 tháng, sau đó
theo các hang động karst chuyển sang các sông ngầm nên không giữ được nước.
+ Hồ Bãi Sải: Được hình thành do quá trình khai thác than, diện tích hồ
khoảng 4ha, theo điều tra thì hồ ln đầy nước, mực nước dao động mùa mưa-khô
là 2m. Nước trong hồ luôn được bổ sung từ nguồn nước ngầm phong phú của khu
vực, đây là nguồn nước lý tưởng để tưới cho vùng nguyên liệu dứa.
+ Hệ thống tưới: Sau cống và hồ Núi Vá là hệ thống kênh tưới, do hồ không
giữ được nước nên khi cần tưới thì kênh ln cạn, mùa mưa nước tràn vào mương
gây bồi lấp, hiện nay nhiều đoạn bị lấp bằng, mùa mưa góp phần tiêu nước ra suối
cạn.
+ Hệ thống tiêu: Hệ thống tiêu trong khu vực được hình thành nhưng chưa
hợp lý, kênh tiêu chính đi sát đường trục trung tâm bãi sải có cáo trình cao nên
khơng có khả năng tiêu nước cho khu vực.
2.1.5. Hiện trạng sử dụng đất của nông trường Đồng Giao
Theo số liệu thống kê năm 2006, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của nông
trường Đồng Giao được thể hiện ở bảng 2.9.


25

Bảng 2.9: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của nơng trường Đồng Giao
Loại đất

Diện tích

%


Đất nơng nghiệp

2.572,33

50,6

- Cây dứa

2.338,74

46,0

Chiếm tỷ lệ rất cao

- Cây mía

22,83

4,1

Chiếm tỷ lệ rất thấp

- Cây ăn quả

210,76

0,5

Chiếm tỷ lệ rất thấp


5,80

0,1

Rất thấp
Thấp

TT
1

2

Đất ao hồ

3

Đất lâm nghiệp

602,60

11,8

4

Đất ở

34,00

0,7


5

Đất chuyên dùng

259,30

5,1

6

Đất chưa sử dụng

1.613,46

31,7

Ghi chú

Chiếm tỷ lệ cao

Tổng Diện tích đất tự nhiên
5.087,49
100,0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật, Đề tài: “Nghiên cứu chế độ
tưới, giữ ẩm cho dứa vùng đồi bắc trung bộ nhằm nâng cao chất lượng thương phẩm
xuất khẩu”, 2008)
Hiện nay, đất đai trong khu vực chủ yếu tập trung cho trồng dứa để cung cấp cho
Công ty CPTPXK Đồng Giao, diện tích canh tác dứa chiếm 46% và là cây chuyên canh
của khu vực. Tuy nhiên, sản lượng dứa vẫn chưa đủ để đáp ứng công suất của nhà máy.
Diện tích trồng mía, cây ăn quả chiếm tỷ lệ thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao.

2.2. Tình hình công tác tưới vùng nguyên liệu dứa Đồng Giao, thị xã
Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Khái qt tình hình Cơng ty CPTPXK Đồng Giao
Công ty CPTPXK Đồng Giao là một doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh
doanh các mặt hàng nơng sản đóng trên địa bàn thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình.
Tổng diện tích đất tự nhiên của cơng ty là 5.500ha trong đó đất dùng cho SXNN là
2.500ha chủ yếu được sử dụng để trồng dứa. Sản phẩm chủ yếu của công ty là nước
ép dứa cô đặc, nước ép dứa nguyên chất, dứa hộp, dứa lạnh, dưa chuột đóng hộp,
ngơ bao tử. Các sản phẩm này đã có thương hiệu, được tiêu thụ rộng rãi ở trong


×