Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

"Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.33 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA SINH HỌC
BỘ MÔN PPDH SINH HỌC
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----oOo-----
Hà Nội ngày 23 tháng 04 năm 2010
BÁO CÁO KHOA HỌC
Tham gia hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010
Tên đề tài:
"Xây dựng mô hình học kết hợp (Blended Learning) để dạy học chương
virus và các bệnh truyền nhiễm sinh học 10 nâng cao sử dụng phần
mềm Moodle"
- Sinh viên thực hiện: Phạm Xuân Lam lớp K56A
- Hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Hiền
- Chuyên ngành: Phương pháp dạy học sinh học
1. Đặt vấn đề:
Đề cập đến vấn đề đổi mới dạy và học hiện nay không thể không nhắc tới vai trò của việc
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT & TT) trong việc cải tiến nội dung
phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học. Trong đó, E - learning là mức độ cao nhất của
việc ứng dụng CNTT & TT trong dạy - học. Với nhiều ưu điểm nổi bật, E- learning là giải pháp
hữu hiệu cho nhu cầu "Học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi thứ, học mềm dẻo, học một cách mở
và học suốt đời" [4] của mọi người và trở thành một xu hướng quan trọng trong giáo dục và đào
tạo hiện nay, tạo ra những thay đổi lớn lao trong hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, có thể thấy
rằng, E - learning vẫn chưa thể phủ nhận vai trò chủ đạo của các hình thức dạy học truyền
thống, máy tính vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn được phấn trắng bảng đen. Vì vậy, việc tìm ra
giải pháp kết hợp học truyền thống với các giải pháp E - learning là điều hết sức cần thiết trong
giáo dục hiện nay.
Trong dạy học sinh học, những giải pháp học trên mạng Internet hiện nay thông qua các
hình thức như Website, e-mail, blog, ... đang dần hình thành và phát triển, có thể thấy được
những kết quả hết sức khả quan từ các mô hình này. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở mức
hỗ trợ người học tự do trong việc ôn luyện, củng cố kiến thức, kiểm tra đánh giá, luyện tập cho


các kỳ thi hay cung cấp kiến thức mới chứ chưa có một mô hình mang tính dạy học thực sự áp
dụng trong nhà trường phổ thông. Vì vậy, để đưa ra được cơ sở cho việc xây dựng mô hình dạy
học qua mạng nói chung và dạy học sinh học qua mạng nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu vấn đề "Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy chương Virus và bệnh truyền nhiễm
sinh học 10 nâng cao sử dụng phần mềm Moodle"
[1]
Mục tiêu của đề tài: Nghiên cứu lý thuyết và đề xuất được mô hình tổ chức dạy học theo
hướng học kết hợp, góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu qủa dạy - học sinh học
THPT
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
 Nghiên cứu tài liệu và các công trình khoa học liên quan đến E - learning, học kết hợp.
 Nghiên cứu cấu trúc, nội dung sách giáo khoa Phần ba, Chương III. Virus và các bệnh
truyền nhiễm - Sinh học 10 nâng cao
 Nghiên cứu ứng dụng phần mềm mã nguồn mở Moodle vào xây đựng các khóa học trên mạng
2.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia.
3. Kết quả nghiên cứu:
3.1. Mô hình học kết hợp (Blended Learning):
3.1.1. Khái niệm :
Học kết hợp "Blended Learning - BL" là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, ... Học kết hợp xuất phát
từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn". Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp, tuy
nhiên, có ba cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi [1].
(1) BL = kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông)
(Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002).
(2) BL = kết hợp các phương pháp giảng dạy (Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002).
(3) BL = kêt hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt (Reay, 2001; Rooney,
2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002).
Theo Alvarez (2005), học kết hợp là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong
đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào

tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể". Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng "Học kết hợp (Blended
Learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp
E - learning" [6,tr4]. Các khái niệm được dưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ
chức, nội dung và phương pháp dạy học.
Ở Việt Nam, BL còn là một khái niệm mới mẻ. Tác giả Nguyễn Văn Hiền có đưa ra một
khái niệm tương tự là "Học tập hỗn hợp" để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học truyền thống
với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng [2]. Tác giả Nguyễn Danh Nam cũng
đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa e - learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp
tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là "Blended Learning" [3]
Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản, học kết hợp là sự phối hợp
nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học khác nhau nhằm tối
ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất. Trong nghiên
cứu của mình, chúng tôi tập trung vào thiết kế mô hình học kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy
[2]
học truyền thống và hình thức tổ chức dạy học qua mạng Internet nhằm đưa ra một giải pháp học
hữu hiệu cho dạy học sinh học ở trường THPT.
3.1.2. Đặc điểm của học kết hợp:
Học kết hợp được đánh giá là một giải pháp tốt cho giáo dục và đào tạo hiện nay. Nghiên
cứu của Osguthope & Graham (2003) đã chỉ ra sáu lí do để chọn thiết kế hoặc sử dụng một hệ
thống học kết hợp là: (1) tính phong phú của sư phạm (2) tiếp cận với sự hiểu biết (3) sự tương
tác xã hội (4) hướng tới cá nhân (5) chi phí hiệu quả (6) dễ dàng sửa đổi. Kết quả nghiên cứu
của Graham, Allen & Ure (2003) cũng cho thấy, đa số người dân chọn BL vì ba lí do chính (1)
hoàn thiện tính sư phạm (2) tăng tính truy cập và sự linh hoạt (3) tăng hiệu quả chi phí [1]
Tác giả Victoria L. Tinio nhận định rằng "Không phải tất cả các chương trình học đều có
thể được thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện tử...; căn cứ để lựa chọn hình
thức đào tạo là đặc điểm của môn học, mục tiêu và kết quả học tập, tính cách của học viên và
bối cảnh học tập để lựa chọn hình thức, phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp
nhất"[6,tr8]. Như vậy, trong học kết hợp vai trò của CNTT & TT là tất yếu. Song, đó không
phải là hình thức tích hợp CNTT & TT đơn thuần vào quá trình dạy và học mà quan trọng là
cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và đem lại sự tiện lợi nhất cho cả người dạy

và người học.
3.1.3. Mô hình học kết hợp trong dạy học qua mạng:
Dạy học qua mạng là một hình thức của E - learning, trong đó Internet vừa là môi trường
phân phối tài nguyên học, vừa là nơi diễn ra các hoạt động dạy - học. Việc triển khai học qua
mạng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do yếu tố khách quan như điều kiện cơ sở vật chất và
chủ quan như trình độ và kỹ năng khai thác, sử dụng. Vì vậy học kết hợp là một giải pháp hiệu
quả hiện nay. Mô hình học kết hợp được thể hiện theo sơ đồ:
[3]
Hình 3.1 Mô hình học kết hợp [10]
Theo sơ đồ, người học tham gia vào quá trình học tập bằng các học giáp mặt trên lớp
(nhóm, cá nhân, seminar, hội thảo); học hợp tác qua mạng máy tính (chat, blog, online, forum)
và tự học (trực tuyến/ngoại tuyến, độc lập về không gian). Với mỗi nội dung, người học được
học bằng phương pháp tốt nhất, phương tiện tốt nhất, hình thức phù hợp nhất và khả năng đạt
hiệu quả cao nhất.
3.1.4. Các phương án học kết hợp
Có nhiều phương án học kết hợp được đưa ra dựa trên nội dung, phương pháp tiến hành
và đặc điểm của từng môn học. Việc học kết hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
Theo một số nghiên cứu trước đây có đưa ra bốn mức độ của sự kết hợp là: kết hợp ở mức hoạt
động (Activity lever); kết hợp ở mức độ khóa học (Courrse lever); kết hợp ở mức độ chương
trình (Program lever); Kết hợp ở mức độ thể chế (Institutional lever) [1]. Cách phân chia này
dựa chủ yếu trên nội dung học được kết hợp. Dựa vào đó, chúng tôi xin đề xuất những kiểu kết
hợp sau: (1) kết hợp về mặt phương pháp giữa các phương pháp dạy học khác nhau đối với
từng nội dung học và môn học cụ thể; (2) kết hợp trong một khâu hoặc trong các khâu của quá
trình dạy học; (3) kết hợp về mặt nội dung (trong một hoạt động, trong một bài, trong một
chương hay cả chương trình học). Hệ thống các hình thức học kết hợp được thể hiện trong sơ
đồ:
[4]
Hình 3.2 Những hình thức kết hợp
Đối với môn sinh học, là một khoa học thực nghiệm, việc nghiên cứu tri thức đòi hỏi phải
trải qua quan sát, tìm tòi, nhận xét, phân tích, đánh giá và so sánh thực tế. Vì vậy, việc dạy học

sinh học sẽ phát huy hiệu quả một cách toàn diện khi có sự kết hợp giữa dạy học bằng thực
nghiệm với dạy học qua mạng.
3.2.5. Lộ trình triển khai:
Trong điều kiện hiện nay, việc học kết hợp còn chưa được phổ biến. Do vậy, để tiến tới
dạy học qua mạng đạt hiệu quả, cần phải có một lộ trình triển khai thích hợp. Qua phân tích các
yếu tố ảnh hưởng và những yêu cầu cần thiết, chúng tôi xin đề xuất lộ trình triển khai việc học
kết hợp qua ba bước như sau:
Bước 1 - làm quen: Trong bước này, người dạy và người học được tiếp xúc với với mạng
Internet và những yếu tố của học kết hợp. Rèn luyện thói quen và những kỹ năng cần thiết cho
việc học kết hợp như sử dụng, khai thác mạng, làm việc với phần mềm, đăng ký và đăng nhập
vào hệ thống
Bước 2 - thử nghiệm: Tiến hành triển khai thí điểm một số nội dung, xem xét kết quả,
phân tích và rút ra nhận định làm cơ sở cho sự điều chỉnh cải tiến các nội dung học.
Bước 3 - triển khai: Áp dụng triển khai thực tế các hình thức kết hợp trong quá trình dạy
học, thường xuyên nghiên cứu, cải tiến mô hình sao cho phù hợp.
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi trung vào thực hiện bước hai của lộ trình.
Xây dựng thử nghiệm một chuyên đề dạy học kết hợp, vận hành và đánh giá hiệu quả.
3.2. Phần mềm mã nguồn mở Moodle:
3.2.1. Tổng quan về phần mềm mã nguồn mở Moodle:
Phần mềm dạy học (PMDH) là chương trình ứng dụng chạy trên máy tính được sử dụng
phổ biến trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo giúp hỗ trợ và làm tăng hiệu quả cho việc dạy và
học. PMDH là công cụ và phương tiện hỗ trợ cho nhà quản lý, giáo viên và học sinh trong các
[5]

×