Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ban tin KHCN so 41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.25 KB, 8 trang )

TIN TRONG TỈNH
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu kiểm tra một số mô hình phát triển
nông nghiệp ứng dụng KHCN cao tại Hoành Bồ
Ngày 8-11/2012, đồng chí Đặng
Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh đã đi kiểm tra một số mô hình
phát triển nông nghiệp ứng dụng
khoa học công nghệ cao tại Hoành
Bồ. Cùng đi có đại diện một số sở,
ngành liên quan.
Đồng chí đã đi kiểm tra tại khu
trồng hoa chất lượng cao thuộc Dự
án ứng dụng khoa học công nghệ
cao vào sản xuất hoa chất lượng
cao của huyện Hoành Bồ. Dự án
này có tổng mức đầu tư gần 20 tỷ
đồng với 42 hộ dân tham gia. Tại đây, các loại hoa chất lượng cao được trồng theo
công nghệ hiện đại từ khâu nhập giống đến các quy trình sản xuất và được hỗ trợ
một phần kinh phí của nhà nước; mô hình trồng thanh long ruột đỏ với diện tích
hơn 5 ha, hơn 5.500 gốc của gia đình chị Vũ Nhật Dung tại thôn Đồng Ho, xã Sơn
Dương và các mô hình nuôi chồn nhung đen, nuôi chim trĩ của một số hộ dân xã
Sơn Dương.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đi thăm và kiểm tra tại cánh đồng sản
xuất hoa trong nhà lưới của xã viên HTX rau hoa Đồng Chè, thị trấn Trới. Tại đây,
các xã viên HTX đã đầu tư hàng tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà lưới, khung sắt trồng
các giống hoa chất lượng cao như hoa ly, dơn... Trong đó, nguồn vốn vay từ ngân
hàng hơn 3 tỷ đồng, được nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất vay.
Tại các nơi kiểm tra, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh
giá cao sự mạnh dạn của người dân trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất theo hướng
sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Đồng chí cũng yêu cầu sở Khoa học Công nghệ,
các sở, ngành liên quan, huyện Hoành Bồ xem xét các chương trình, dự án để hỗ


trợ đắc lực hơn nữa cho người dân phát triển sản xuất.
Nguồn Báo Quảng Ninh

545 triệu đồng hỗ trợ cho hoạt động xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong
năm 2012
Năm 2012, dự kiến kinh phí hỗ trợ cho hoạt động xác lập quyền sở hữu công
nghiệp tiếp tục tăng cao. Đợt I, Sở KH&CN đã thực hiện trao hỗ trợ cho 18 tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh để xác lập 17 nhãn hiệu, 4 kiểu dáng công
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Huy Hậu thăm mô hình
trồng hoa tại HTX rau hoa Đồng Chè, thị trấn Trới
nghiệp, 1 sáng chế, 1 giống cây trồng với kinh phí 245 triệu đồng. Đợt hỗ trợ này
đã được trao hồi tháng 10 vừa qua.
Được biết, trong tháng 11/2012,
Sở KH&CN tiếp tục hoàn chỉnh
các thủ tục để trao kinh phí hỗ trợ
đợt II-2012. Dự kiến, đợt II sẽ
trao 300 triệu đồng hỗ trợ cho
các doanh nghiệp, nâng tổng số
kinh phí hỗ trợ năm 2012 lên 545
triệu đồng, tăng 175 triệu đồng so
với năm 2011 và 375 triệu đồng
so với năm 2010. Số kinh phí này
đã hỗ trợ đáng kể cho các tổ
chức, doanh nghiệp trong việc
xác lập quyền sở hữu công
nghiệp, góp phần giúp các đơn vị phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời thúc
đẩy việc thực thi quyền SHTT trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm TH&TTTL
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi và trồng trọt
Xã Sơn Dương là một trong 3

địa phương, cùng với xã Lê
Lợi và xã Thống Nhất được
huyện Hoành Bồ chọn để
triển khai ứng dụng khoa học
công nghệ vào xây dựng mô
hình phục hồi giống gà địa
phương từ nguồn hỗ trợ xây
dựng nông thôn mới. Ông Vũ
Minh Thường ở thôn Đồng
Giữa, xã Sơn Dương cho biết:
gia đình ông được nhận 75
con gà giống địa phương về
nuôi và được phổ biến kỹ
thuật chăn nuôi rất kỹ càng nên ông đã chăm sóc và phòng bệnh cho gà theo đúng
chỉ dẫn của cán bộ thú y. Được biết, gia đình ông Thường chỉ là 1 trong 10 hộ gia
đình của xã Xã Sơn Dương được hỗ trợ 100% tiền giống với 75 con gà giống địa
phương về nuôi. Trong quá trình nuôi, đàn gà của các hộ gia đình đều rất khoẻ
mạnh, đến nay đã sắp sinh sản.
Đại diện các doanh nghiệp nhận kinh phí hỗ
trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đợt I-2012.
Ông Vũ Minh Thường chăm sóc đàn gà của gia đình
Cùng với việc được hưởng lợi từ nguồn vốn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới,
gia đình ông Thường và bà con ở các xã của huyện Hoành Bồ còn được hưởng lợi
từ nhiều nguồn vốn khác, trong đó có nguồn vốn đầu tư khoa học và công nghệ.
Năm 2009, từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh, gia đình ông
Thường được hỗ trợ giống và vật tư để trồng thử nghiệm 90 gốc thanh long ruột đỏ.
Do đuợc trồng và chăm sóc theo đúng khoa học kỹ thuật nên vườn thanh long trồng
thử nghiệm của gia đình ông Thường đã cho thu hoạch, và từ 90 gốc thanh long
ban đầu, đến nay ông Thường đã nhân giống được hơn 2 trăm gốc.
Trung tâm TH&TTTL

TIN TRONG NƯỚC
Sản xuất thành công giống lúa siêu chịu mặn
Ngày 23/10/2012, Bí thư Huyện ủy
Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, Võ Văn Út
cho biết đã chuyển giao sản xuất
thành công hơn 270 ha lúa siêu chịu
mặn trên “cánh đồng chó ngáp” của
huyện vốn xưa nay bỏ hoang hóa.
Giống lúa này nông dân trong huyện
còn gọi là lúa Sỏi, được bà con gieo
cấy trên diện tích đất nuôi tôm ở
những vùng đất trũng, nhiễm phèn -
mặn cao từ trước đến nay bỏ hoang
không thể sản xuất được lúa.
Trước đó, UBND huyện đã kết hợp với Khoa Nông nghiệp thuộc Trường Đại học
Cần Thơ nghiên cứu, tuyển chọn, sản xuất thực nghiệm trên diện tích 5 ha, thu
được hơn 20 tấn lúa giống.
Qua sản xuất cho thấy giống lúa này có thời gian sinh trưởng bốn tháng, có khả
năng chịu được độ mặn, phèn rất cao, từ 8% - 10%. Từ kết quả thực nghiệm này,
năm 2012, Phòng Nông nghiệp huyện đã tổ chức chuyển giao cho nông dân sản
xuất ra diện rộng.
Đây là giống lúa siêu chịu mặn - phèn, đáp ứng nhu cầu cho hàng ngàn ha ở vùng
đất trũng - phèn thuộc “cánh đồng chó ngáp” của huyện từ bao đời nay nông dân
không thể trồng lúa được.
Kết quả này có ý nghĩa rất lớn, mở ra cho nhiều hộ nông dân trong huyện hướng
làm ăn mới, đem lại hiệu quả cao.
Nguồn Vista.vn
Công nghệ sinh học xử lý rơm rạ hiệu quả
Công nghệ sinh học đã và đang được
triển khai nghiên cứu và ứng dụng rộng

rãi trong sản xuất nông nghiệp. Quy
trình xử lý rơm rạ thành phân bón hữu
cơ nhờ sử dụng chế phẩm Fito-Biomix
RR của Công ty CP Công nghệ sinh học
Hà Nội vừa tham gia Chợ Công nghệ và
thiết bị - Techmart 2012 và vinh dự
được nhận cúp vàng.
Việc ứng dụng chế phẩm sinh học Fito-
Biomix RR xử lý rơm rạ thành phân ủ
hữu cơ bón cho cây trồng ngoài việc tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch
nhằm bổ sung phân hữu cơ tại chỗ, tiết kiệm chi phí và tạo thói quen cho người dân
không đốt rơm rạ mà còn là biện pháp bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất, cân
bằng sinh thái đồng ruộng và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
Nếu sử dụng sản phẩm phụ nông nghiệp, hàng năm sẽ có hàng nghìn tấn phân bón
hữu cơ thay thế nguồn phân bón khác. Đây sẽ là nguồn sản xuất sạch trong nông
nghiệp, nông thôn. Có thể nhìn thấy rõ ràng hiệu quả kinh tế mang lại khi khai thác
theo phương pháp này, người dân sẽ tiết kiệm được các khoản chi phí thay vì mua
phân bón hóa học. Theo tính toán, 1 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ có 10 kg đạm, 9,5
kg lân và 21 kg kali, nếu xử lý 50% lượng rơm rạ sau thu hoạch của các tỉnh, thành
phố trong cả nước được xử lý bằng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR thì lợi
nhuận thu được gần 5 nghìn tỷ đồng/năm. Ở Việt Nam lượng rơm rạ cần xử lý là
gần 45 triệu tấn, nếu xử lý hết khối lượng rơm rạ trên sẽ thu được gần 20 triệu tấn
phân hữu cơ, với con số này, hàng năm bà con nông dân không phải bỏ tiền mua:
200 ngàn tấn đạm, 190 ngàn tấn lân và 460 ngàn tấn kali. Quy ra tiết kiệm được
gần 11 ngàn tỷ đồng.
Nguồn Vietnamplus.vn
Sáng chế máy chẻ nan, lột nứa
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút, chiếc
máy nhỏ gọn có thể lột được 80 chiếc
nan. Chiếc máy đầy “công lực” này là

“đứa con tinh thần” của một nông dân ở
thôn Hiệp Đồng, xã Thường Thắng
(Hiệp Hoà - Bắc Giang).
Nhờ sáng chế dao chẻ nan nứa và máy
lột nan nứa đan phên phơi bánh đa
(thường gọi là phên dàng), anh Bùi Văn
Dự ở Bắc Giang thu nhập hàng trăm
triệu đồng mỗi năm từ phát triển nghề
đan phên dàng và giải quyết việc làm cho hàng chục lao động địa phương.
Theo ông, chỉ cần đặt dao vào đầu ống nứa, dùng sức tì xuống là cây được chẻ ra
thành nhiều phần. Hiện, một bộ dao của ông có 9 kích cỡ khác nhau, chẻ được từ 8
- 17 nan. Với loại dao chuyên dụng này, một người có thể bổ được 100 cây nứa chỉ
trong 10 phút.
Theo bà Nguyễn Thị Ngoan, Phó chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Hiệp Đồng, từ
ngày có bộ máy do ông Dự sáng chế, nhiều hộ chuyển nghề sang làm phên. Còn
những gia đình trồng nhiều lúa, rau thì tranh thủ lúc nông nhàn cũng làm thêm để
tăng thu nhập. Bà Ngoan nhẩm tính: Tranh thủ buổi trưa và tối vừa xem phim vừa
ngồi đan, mỗi người làm được 6 chiếc phên. Những ngày trời mưa không ra đồng,
ở nhà đan phên cũng có thêm 50.000-70.000 đồng.
Nguồn Vietnamplus.vn
Sản xuất thành công giống nhân tạo cá hồng bạc ở Việt nam
Đề tài nghiên cứu hoàn thiện quy trình
kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá
hồng bạc Lutjanus argentimaculatus
(Forsskal, 1775) tại Khánh Hòa, do
thầy giáo Nguyễn Địch Thanh, Khoa
Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học
Nha Trang làm chủ nhiệm đã mở ra
nhiều cơ hội trong vấn đề chọn đối
tượng mới cho ngành nuôi trồng thủy

sản.
Đề tài được triển khai nghiên cứu từ nhiều năm nay và chia thành hai giai đoạn,
giai đoạn 1 đã nghiên cứu sản xuất hơn 20 nghìn con cá giống cỡ 3-5cm. Sau khi
thực hiện thành công việc sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc, được sự đồng ý của
UBND tỉnh Khánh Hòa, Sở KH&CN, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang tiếp tục nghiên cứu giai
đoạn 2. Nghiên cứu đã được thực hiện từ năm 2010 - 2012 đến nay cơ bản đã hoàn
thành trong giai đoạn chuyển giao công nghệ, đã sản xuất ra 50 nghìn con cá giống
cỡ 2 - 3cm, đang trong giai đoạn chuyển giao công nghệ cho người nuôi một số
huyện, thành phố như: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh.
Đề tài thành công góp phần tạo điều kiện cho người nông dân vươn lên thoát
nghèo, chọn đối tượng phù hợp mang lại thu nhập đáng kể, cải thiện được môi
trường giảm chi phí trong sản xuất. Đề tài được các chuyên gia đánh giá rất cao và
Khoa Nuôi trồng Thủy sán, Trường ĐH Nha Trang là đơn vị đầu tiên thực hiện
thành công sản xuất giống nhân tạo cá hồng bạc ở Việt Nam.
Nguồn Vnexpress.net
TIN QUỐC TẾ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×