Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

CAM KET DAM BAO CHAT LUONG DAO TAO-CHINH THUC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.8 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 124/CV-ĐHTĐ Cần Thơ, ngày 27 tháng 4 năm 2010
(V/v cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
CAM KẾT ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Trường Đại học Tây Đô chính thức được thành lập vào ngày 09/3/2006 theo quyết
định số 54/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Tính đến thời điểm hiện nay, Trường đã đi
vào hoạt động được 4 năm kể từ ngày được thành lập.
Trong 4 năm vừa qua, Trường Đại học Tây Đô đã nỗ lực rất cao, xác định chất lượng
đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, vận dụng các nguồn lực cho công tác đầu tư xây dựng
Trường, tuyển dụng nhân sự phục vụ cho công tác đào tạo, quản lý hoạt động của Trường.
Kết quả đạt được đã bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập hiện tại của sinh viên và vượt lộ
trình cam kết khi thành lập Trường. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược là Trường trở
thành một đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học và cung cấp sản phẩm đào tạo chất lượng
cao, Trường cam kết thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo sau đây:
1. Về chương trình đào tạo:
Trường Đại học Tây Đô hiện có 07 Khoa gồm Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh,
Khoa Ngữ văn, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ, Khoa Sinh học ứng dụng, Khoa Cơ bản, Khoa
Dược – Điều dưỡng, Khoa Đào tạo thường xuyên. Chương trình đào tạo các ngành học,
cấp học được xây dựng theo hướng tiên tiến dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, bảo đảm số đơn vị học trình trong khóa học của mỗi chương trình.
Chương trình đào tạo được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Trường thông qua
với việc quy định những nguyên tắc chung, những môn học chung, phần thực tập và tốt
nghiệp của mỗi chương trình….Mỗi khoa tự sắp xếp thứ tự các học phần cho mỗi học kỳ
của khóa học, thời gian thực tập và tốt nghiệp của sinh viên. Các chương trình đào tạo
được Hiệu trưởng ký ban hành để thực hiện và công bố cho sinh viên, học sinh biết.
2. Giáo trình:
Trường quy định cán bộ giảng dạy phải soạn bài giảng trước khi lên lớp và thực hiện
giáo trình điện tử lưu tại thư viện để thuận lợi cho việc tiếp cận và tham khảo của cán bộ,


giảng viên và sinh viên, học sinh. Hiện nay, tất cả các giảng viên cơ hữu của Trường đều
1
có tập bài giảng môn học để giảng dạy và cung cấp tài liệu cho sinh viên, học sinh. Đồng
thời, mỗi năm giảng viên phải sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện tốt hơn tập bài giảng của
mình. Đối với các môn thuộc Khoa học chính trị, giảng viên sử dụng giáo trình hiện hành
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện tại, công tác soạn thảo giáo trình của Trường đang trong giai đoạn khởi phát.
Các khoa đều đã triển khai công tác soạn thảo giáo trình. Các cán bộ, giảng viên có học
hàm, học vị đã và đang bắt tay vào việc soạn thảo giáo trình để phục vụ cho công tác
nghiên cứu, đào tạo tại Trường.
Công tác soạn thảo giáo trình sẽ được tiếp tục hoàn chỉnh bằng cách cử cán bộ chủ
biên giáo trình, tổ chức thông qua Hội đồng khoa học và Đào tạo Trường xét duyệt toàn bộ
khung giáo trình, tránh trùng lắp nhưng cũng không thiếu phần kiến thức cơ bản, làm thế
nào để sinh viên học theo trình tự cơ bản, cơ sở rồi mới đến chuyên ngành một cách vững
chắc. Trường vừa hợp đồng với nhà xuất bản Giáo dục, từ nay đến cuối năm 2010 sẽ in từ
2 – 4 giáo trình.
3. Phương pháp giảng dạy:
Phần lớn giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Tây Đô và giảng viên thỉnh giảng từ
các đơn vị khác đều có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, tất cả các giảng viên đều có nghiệp vụ sư
phạm do đó nắm vững phương pháp giảng dạy và có khả năng truyền đạt tốt các kiến thức
đến từng sinh viên, học sinh đang theo học tại Trường.
Ngoài ra, các giảng viên còn năng động và sáng tạo trong quá trình giảng dạy: sử
dụng giáo trình điện tử, đổi mới phương pháp giảng dạy đối với từng môn học khác nhau
và phần lớn có sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong giờ giảng như: máy chiếu, máy vi
tính….
4. Công tác sinh viên:
Trường Đại học Tây Đô đã thành lập phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng theo các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
công tác chính trị và quản lý sinh viên, học sinh. Cùng với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ

Chí Minh của Trường, phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên chăm lo công tác tư
tưởng và rèn luyện của học sinh – sinh viên, phụ trách công tác khen thưởng, kỷ luật học
sinh – sinh viên trong Trường.
2
5. Về thực hiện ba công khai và công bố chuẩn đầu ra:
- Trường đại học Tây Đô đã tiến hành ba công khai chi tiết theo các nội
dung của Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT và công văn số 9535 /BGDĐT-KHTC
ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số nội dung công khai có các
biểu mẫu đính kèm về số liệu giúp người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng biết,
định hướng nghề nghiệp cho thí sinh, người học và giám sát về năng lực nghề
nghiệp, của người học sau khi tốt nghiệp. Đây chính là cam kết của các cơ sở giáo
dục đại học và chất lượng đào tạo với xã hội.
- Hoàn thiện và công bố Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường trong
học kỳ II năm học 2009-2010, cụ thể hóa các kỹ năng đầu ra, công bố rõ ràng về
chuẩn đầu ra Ngoại ngữ, Tin học, các kỹ năng mềm, công bố công khai trên Inter-
net.
6. Đánh giá và cấp bằng tốt nghiệp:
Hoàn thiện và công bố Chuẩn đầu ra các ngành đào tạo của Trường trong học kỳ II
năm học 2009-2010, cụ thể hóa các kỹ năng đầu ra, công bố rõ ràng về chuẩn đầu ra Ngoại
ngữ, Tin học, các kỹ năng mềm, công bố công khai trên Internet.
Tiếp tục thực hiện nghiêm và đầy đủ chế độ 3 công khai (theo Thông tư số
09/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Trường thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm
theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo để tổ chức lớp học, thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, tổ chức thi học
phần, thi tốt nghiệp; kết hợp với Quy chế rèn luyện của sinh viên để xếp loại tốt nghiệp và
cấp bằng tốt nghiệp. Nhà trường thực hiện nghiêm túc Quy chế trên nên việc xếp loại tốt
nghiệp của sinh viên để cấp bằng, đánh giá được quá trình học tập của sinh viên qua hạng
tốt nghiệp được ghi trong văn bằng.
7. Đẩy mạnh liên kết đào tạo:

Về liên kết đào tạo trong nước: Trường Đại học Tây Đô đã liên kết với Khoa Kinh tế
thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo ngành Quản trị kinh doanh hình
thức vừa làm vừa học với số lượng trúng tuyển là 97 sinh viên của khóa đầu tiên 2008-
2012. Trường đã đề nghị các Trường trong nước về việc liên kết đào tạo thạc sĩ khối kinh
tế tại Trường.
3
Về liên kết đào tạo với nước ngoài: Trường Đại học Tây Đô đã ký bản ghi nhớ về
liên kết đào tạo trình độ Thạc sĩ với Trường Đại học Bách khoa Bắc Âu, Hoa Kỳ. Tiếp tục
tìm kiếm cơ hội hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường danh
tiếng trên thế giới.
8. Kiểm định chất lượng:
Ngày 8/9/2008 Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Đô đã ban hành Quyết định số
74/QĐ-ĐHTĐ về việc thành lập Ban thanh tra chất lượng đào tạo nhằm thực hiện các công
tác thanh tra, kiểm tra và bảo đảm chất lượng đào tạo của Trường.
Ngày 19/01/2009 Hội đồng quản trị Trường Đại học Tây Đô đã ban hành Quyết
định số 08/QĐ-ĐHTĐ về việc thành lập Trung tâm Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo
dục. Trung tâm có chức năng phối hợp với phòng Đào tạo tổ chức thi kết thúc môn học
từng học kỳ, thi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học các ngành, tham gia với trung tâm
Tin học, trung tâm Ngoại ngữ tổ chức thi cấp chứng chỉ quốc gia A, B, C cho sinh viên
trong trường và học viên ngoài trường. Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức đánh giá chất lượng
đào tạo của trường theo 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
9. Về xây dựng cơ sở vật chất của trường:
Trường đang hoạt động và đẩy mạnh đầu tư xây dựng trên diện tích đất 12,6 ha tại
phường Lê Bình và phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ theo Quyết định số
4239/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2005 và quyết định số 343/QĐ-UBND ngày 04
tháng 02 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Cần Thơ.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng trường được huy động từ 3 nguồn: vốn của các nhà đầu
tư, vốn vay, trích từ lợi nhuận. Theo đề án khả thi nguồn vốn xây dựng Trường là 45 tỷ.
Nhưng thực tế Trường đã thực hiện: 50tỷ, chiếm 111% và thực tế giá trị tài sản đã thẩm
định theo giá thị trường cao hơn gấp 3 lần (150 tỉ).

Cơ sở vật chất của Trường hiện có khối phòng học chữ U có kết cấu một trệt ba lầu
và 03 dãy phòng học khu tầng trệt với tổng diện tích hơn 14.000m
2
, tổng cộng có 70 phòng
học đáp ứng nhu cầu học tập cho hơn 9.000 sinh viên, học sinh đang theo học tại Trường
và các hạng mục khác gồm: nhà để xe, khu hiệu bộ, thư viện có 16000 đầu sách, 06 phòng
máy vi tính 450 máy và 80 máy phục vụ văn phòng làm việc, dãy phòng thí nghiệm gồm
có: phòng thí nghiệm Điện- Điện tử, phòng thí nghiệm Thủy sản – Sinh hóa, phòng thí
nghiệm Vật lý, phòng thí nghiệm xây dựng, phòng Hóa dược – Dược lý, phòng Thực vật –
Dược liệu, phòng thực hành bán thuốc, phòng chăm sóc bệnh nhân 1,2, phòng giải phẩu
sinh lý, phòng vi sinh kiểm nghiệm, phòng thực hành Hóa phân tích kiểm nghiệm, trung
tâm y tế, 01 hội trường lớn có sức chứa 400 sinh viên và căn tin có sức chứa 500 sinh viên,
học sinh phục vụ ăn uống cho sinh viên, sân bóng đá, bóng chuyền và sân tập các môn thể
thao khác nhằm hướng tới một môi trường học hiện đại.
4
Trường cũng mua sắm và trang bị các trang thiết bị hiện đại, hóa chất thí nghiêm,
sách thư viện để tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó,
Trường còn liên hệ với các cơ sở nghiên cứu và sản xuất có tại địa phương để cử sinh viên
đến thực tập, rèn luyện kỹ năng, tay nghề. Tính đến hiện nay, Trường đã chi 8.6 tỉ đồng
cho việc mua trang thiết bị mới và kinh phí bổ sung cho thư viện trên 300 triệu đồng.
Số lượng và diện tích giảng đường, phòng học, phòng chuyên môn, xưởng thực tập,
ký túc xá và khu thể thao, các loại thiết bị đào tạo và thí nghiệm được sử dụng (theo Biểu
mẫu 22 của Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT).
Công khai thông tin cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục đại học, năm học 2009 - 2010
STT
Nội dung
Đơn vị
tính
Tổng số
I Diện tích đất đai cơ sở đào tạo quản lý sử dụng ha

12.6
II Số cơ sở đào tạo cơ sở
01
III Diện tích xây dựng m
2
40.000
IV Giảng đường/phòng học m
2
22.750
1 Số phòng học phòng
62
2 Diện tích m
2
140
V Diện tích hội trường m
2
1.200
VI Phòng máy tính

1 Diện tích m
2
520
2 Số máy tính sử dụng được máy tính
400
3 Số máy tính nối mạng ADSL máy tính
400
VII Phòng học ngoại ngữ

1 Số phòng học phòng
20

2 Diện tích m
2
1.500
3 Số thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên dùng (tên các thiết bị, thông
số kỹ thuật, năm sản xuất, nước sx)
Máy cassets
Sony CFD-
60 máy
5
S03, V7
( SX 2007)
Phòng Lab
VIII Thư viện

1 Diện tích m
2
450
2 Số đầu sách quyển
16.000
IX Phòng thí nghiệm
08
1 Diện tích m
2
800
2
2.1 Phòng thí nghiệm Xây dựng:
Bình định mức 100ml, Trung Quốc
Bơm hút chân không
model 2XZ-1
Trung Quốc .Bơm hút chân không lưu tốc 60 lít/phút.

Nguồn điện 230V, 50Hz. Cung cấp bao gồm: Bộ dây,
đồng hồ.
Bình tạo chân không
Trung Quốc. Bình tạo chân không bằng thủy tinh,
đường kính 300mm với van hút chân không, chiều cao
đặt mẫu 150mm, dung tích hữu ích >10 lít
Tỷ trọng kế
Model V172-02
EU. Tỉ trọng kế đo đất, ASTM 152H, thang đo -5 -
+60g/lít.

Giới hạn chảy Vaxiliep (theo tiêu chuẩn VN)
model ZY-1
Nanjing-Trung Quốc. Dụng cụ xác định giới hạn chảy
bằng chùy Vaxiliep, góc cone 30°, nặng 76g
Dụng cụ giới hạn chảy bằng Casagrande
thiết bị
01
02
02
02
02
6

×