2
1
CHƯƠNG I. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TRIẾT HỌC VÀ
Đại học Thái Nguyên
Trường Đại học Sư phạm
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận chung về triết học, lịch sử
triết học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá các đường lối triết
học trong lịch s.
Thi lng: 2 tit lý thuyt
Đồng Văn Quân
I. KHI NIM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái niệm triết học
Triết học ra đời cách đây trên hai nghìn năm trăm năm ở một số trung
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC
tâm lớn như Hy Lạp - La Mã Cổ đại, Ấn C i, Trung Quc C i...
ề cơng bài giảng
(t khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ V trc cụng nguyờn)
(Dùng cho chuyên ngành giáo dục chính trị)
Theo tiếng Hy Lạp cổ, từ triết học (philosophia) nghĩa là yêu mến sự
thông thái; trong tiếng Trung Quốc từ Triết có nghĩa là lý trí; trong tiếng
Phạn cổ từ triết học (darshana) có nghĩa là chiêm ngưỡng, suy ngẫm để đi
đến lẽ phải. Như vậy với tính cách là một hình thái ý thức xã hội triết học
phải bao gồm hai yếu tố cơ bản là yếu tố nhận thức và yếu tố nhận định.
Khái quát lại có thể định nghĩa về triết học như sau: Triết học là một
hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai
trị của con người trong thế giới ấy.
Triết học ra đời từ nhu cầu của thực tiễn và để phục vụ cho nhu cầu
sống của con người. Sự ra đời của triết học bắt nguồn từ hai nguồn gốc là
nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc nhận thức là sự hỡnh thnh, phỏt trin ca nng lc t
Thái Nguyên 2010
duy trừu tượng khái quát của con người.
3
- Nguồn gốc xã hội của nó là sự phát triển của phân công lao động xã
hội thành lao động chân tay và lao động trí óc trong xã hội có giai cấp. Cho
nên ngay từ khi mới ra đời triết học đã mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi
ích của một giai cấp nhất định
2. Đối tượng của triết học
Đối tượng của triết học được hình thành, biến đổi dần dần qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau.
Dưới thời Cổ đại, với nền triết học tự nhiên ở phương Tây, triết học
bao gồm tất cả những tri thức mà con người có được: tốn học, vật lý học,
thiên văn học, siêu hình học...nên chưa có sự phân biệt đối tượng của triết
học với đối tượng của khoa học. Đây là cơ sở hình thành nên quan niệm coi
triết học là “khoa học của mọi khoa học”.
Dưới thời Trung cổ, do sự thống trị của tôn giáo, triết học tự nhiên
được thay thế bằng triết học Kinh viện nên nó phát triển một cách chậm
chạp. Thực chất đây là giai đoạn phủ định nền văn minh cổ đại. Đối tượng
của triết học Kinh viện chỉ là các vấn đề tự biện như niềm tin tôn giáo, thiên
đường, địa ngục; chúng xa rời với cuộc sống.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học dưới thời Phục hưng- Cận đại
làm xuất hiện một loạt các khoa học chuyên ngành, cụ thể: toán học, vật lý
học, sinh học...Vấn đề đối tượng của triết học bắt đầu được đặt ra. Chủ nghĩa
duy vật siêu hình dựa trên nền tảng tri thức học đã giải quyết tốt các vấn đề
về tự nhiên nhưng lại không giải quyết được các vấn đề xã hội. Hệ thống
triết học duy tâm của Hê ghen là hệ thống triết học cuối cùng có tham vọng
đứng trên các khoa học với tính cách là “khoa học của các khoa học”. Sau
khi hệ thống này bị phá sản đã có những quan niệm cho rằng “triết học đã
chết” hay triết học chỉ nghiên cứu vấn đề phương pháp.
4
Với sự ra đời của triết học Mác, đối tượng của triết học lần đầu tiên
trong lịch sử được xác lập một cách đúng đắn. Đối tượng nghiên cứu của
triết học Mác là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo lập
trường duy vật triệt để, nghiên cứu những quy luật chung nhất củ tự nhiên,
xã hội và tư duy.
II. TÍNH QUY LUẬT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA
TRIẾT HỌC
Qua trình hình thành, phát triển của triết học trong lịch sử ln có
những tính quy luật chung như: Nó gắn với những điều kiện kinh tế-xã hội
nhất định (cơ sở kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các lực
lượng xã hội…); nó gắn với sự phát triển của khoa học cụ thể; nó gắn với
cuộc đấu tranh giữa các đường lối triết học (duy vật và duy tâm, biện chứng
và siêu hình, khả tri và bất khả tri luận…).
- Trước hết, sự hình thành và phát triển của triết học ln gắn với
những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, gắn với các cuộc đấu tranh giai cấp
nhất định. Các trường phái triết học trong lịch sử luôn là nền tảng thế giới
quan của các giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định. Cghủ nghĩa duy vật là đại
diện tư tưởng cho những lực lượng tiến bộ, còn chủ nghĩa dyt tâm đại biểu
cho những lực lượng phản động (VD cụ thể).
- Sự hình thành và phát triển của triết học luôn gắn liền với sự phát
triển của khoa học tự nhiên và xã hội. Ăngghen đã khẳng định: Mỗi khi khoa
học tự nhiên phát triển nó đều địi hỏi chủ nghĩa duy vật phải có sự thay đổi
hình thức tồn tại của mình. Triết học phải dựa trên cơ sở khái quát các tri
thức khoa học cụ thể. Khoa học luôn là một trong những tiền đề của triết
học.
5
- Lịch sử triết học là lịch sử hình thành và đấu tranh qua lại giữa các
đường lối, trường phái triết học như: duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu
hình, khả tri và bất khả tri luận, duy cảm và duy lí… Các trường phái triết
học khơng chỉ phủ định, bài trừ nhau mà chúng còn kế thừa lẫn nhau. Cuộc
đấu tranh xuyên suốt lịch sử triết học là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm.
III. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC, CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
1. Vấn đề cơ bản của triết học
Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết
học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.
Giải quyết vấn đề cơ bản vừa là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác,
vừa là tiêu chuẩn để phân định lập trường, thế giới quan của các nhà triết
học và các học thuyết của họ.
Vấn đề cơ bản của triết học có hại mặt:
- Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào
có trước, cái nào có sau; cái nào sinh ra cái nào; cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức
được thế giới hay không?
Tuỳ thuộc vào cách trả lời cho những câu hỏi trên mà các nhà triết học
được phân ra thành những trường phái, những đường nlối khác nhau.
2. Các trường phái triết học
a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
- Chủ nghĩa duy vật: Trường phái này cho rằng vật chất là cái có
trước, ý thức là cái có sau; vật chất sinh ra ý thức; vật chất quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy vật tồn tại dưới ba hình thức cơ bản: Chủ nghĩa duy vật
chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
6
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác tồn tại trong nền triết học cổ đại; cịn
mang tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng
CNDVCD cơ bản là đúng đắn vì nó đã lấy tự nhiên để giải thích cho tự
nhiên, khơng viện đến thần linh hay thượng đế.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 là đỉnh cao
của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Nó đã góp phần quan trọng vào việc
chống chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi phương
pháp tư duy siêu hình nên duy vật chưa triệt để, duy vật về tự nhiên nhưng
lại duy tâm về xã hội.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Mác và Ăngghen sáng lập và phát
triển. Đây là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, là chủ nghĩa
duy vật triệt để.
- Chủ nghĩa duy tâm: trường phái này cho rằng ý thức, tinh thần mới
là cái có trước, sinh ra và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm tồn tại
dưới hai hình thức là chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm
chủ quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có tồn tại một lực lượng tinh
thần khách quan có trước giới tự nhiên, là nguyên nhân sinh ra giới tự nhiên và
chi phối toàn bộ thế giới (linh hồn thế giới, ý niệm tối cao, ý niệm tuyệt đối...).
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng chính cảm giác cá nhân của
mỗi người đã sinh ra thế giới hiện thực xung quanh, do đó thế giới khơng
tồn tại khách quan mà phụ thuộc vào cảm giác của mỗi người.
- Nhị nguyên luận là một trường phái triết học không cơ bản, một
đường lối trung gian. Trường phái này cho rằng thế giới bắt nguồn từ hai
nguồn gốc khác nhau là nguồn gốc vật chất và nguồn gốc tinh thần cho nên
vật chất và ý thức – khơng cái nào có trước có sau, không cái nào sinh ra cái
nào, không cái nào quyết định cái nào.
7
b. Thuyết có thể biết và thuyết khơng thể biết
- Thuyết có thể biết (khả tri luận) là một đường lối cơ bản trong nhận
thức luận. Theo thuyết này thì thế giới là có thể nhận thức, con người có thể
biết được bản chất của thế giới. Đa số các nhà duy vật đi theo đường lối này,
ngồi ra cịn có nhiều nhà duy tâm cũng có quan điểm khả tri.
- Thuyết không thể biết (bất khả tri luận), ngược lại cho rằng con
người khơng có khả năng nhận thức bản chất của thế giới, mọi tri thức đều là
chủ quan do con người tự tạo ra khơng có liên quan gì đến thế giới.
IV. SIÊU HÌNH VÀ BIỆN CHỨNG
1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và ph pháp biện chứng
a.Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khoie
các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có thừa nhận sự biến
đổi thì chỉ nhìn nhận là sự biến đổi về số lượng coi nguyên nhân của sự biến
đổi nằm ở ngoài đối tượng.
+ Xem xét các sự vật ở trạng thái phi mâu thuẫn
b. Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liện hệ với nhau, ảnh hưởng
nhau, ràng buộc nhau.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong
khuynh hướng chung là phát triển. Nhìn nhận phát triển là quá trình thay đổi
về chất của các sự vật hiện tượng và nguồn gốc của sự thay đổi ấy là các
mâu thuẫn nội tại của chúng.
8
+ Coi thế giới là sự thống nhất của các mặt đối lập.
2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng đã trải qua ba giai đoạn phát triển thể hiện dưới ba
hình thức lịch sử là phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và
phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng tự phát tồn tại trong nền triết học cổ đại. Các nhà
biện chứng thời kỳ này đã thữa nhận rằng các sự vật hiện tượng trong thế
giới không ngừng sinh thành biến hố vơ tận. Đây là kết quả quan sát trực
tiếp nên cịn thể hiện tính trực quan ngây thơ.
- Phép biện chứng duy tâm do Hêghen xây dựng một cách tự giác, có
hệ thống nhưng trên nền tảng của chủ nghĩa duy tâm cho nên cịn mang tính
thần bí khó hiểu và chưa triệt để. Mác gọi đây là phép biện chứng “ lộn đầu
xuống đất”
- Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăngghen sáng lập trên cơ sở kế
thừa phép biện chứng của Hêghen, tẩy rửa nó khỏi chủ nghĩa duy tâm, đặt
cho nó “ đứng bằng chân”. Đây là đỉnh cao trong sự phát triển của phương
pháp biện chứng - phép biện chứng triệt để.
V. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Vai trò của triết học được thể hiện bằng chức năng của nó. Triết học
có nhiều chức năng khác nhau như chức năng nhận thức, chức năng đánh
giá, chức năng giáo dục... Nhưng quan trọng nhất là chức năng thế giới quan
và chức năng phương pháp luận.
1.Chức năng thế giới quan của triết học
Những vấn đề mà triết học đặt ra và tìm cách giải quyết trước hết là
vấn đề thế giới quan. Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con
9
người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con
người trong thế giới đó.
Trong thế giới quan có sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin. Tri
thức là cơ sở trực tiếp làm hình thành thế giới quan nhưng tri thức chỉ gia
nhập thế giới quan khi nó biến thành niềm tin.
Thế giới quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người.
Nó là một “thấu kính” mà qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh
và bản thân mình; là cơ sở cho các hành vi của con người trong xã hội; là
nguyên tắc cho các hoạt động của con người; là định hướng cho quá trình
hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cá nhân.
Trong quá trình phát triển lịch sử của mình thế giới quan đã lần lượt
trải qua ba hình thức là thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và
thế giới quan triết học.
- Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của con
người nguyên thuỷ mà ở đó có sự đan bện giữa các yếu tố trí tuệ và tình
cảm, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và hư ảo, cái thần và cái người...không
thể phân định.
- Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tơn giáo đóng vai trị chủ đạo;
tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái hư ảo lấn át cái thực như Téc tu liêng đã từng
tun bố: "Tơi tin vì điều đó là vơ lý”.
- Thế giới quan triết học là trình độ tự giác và cao nhất của thế giới
quan mà trong đó triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là lý luận về
thế giới quan. Triết học có nhiệm vụ đưa ra một quan niệm chỉnh thể về thế
giới cho nên nó có vị trí là cơ sở lý luận cho các khoa học và định hướng cho
sự hình thành thế giới quan cá nhân của mỗi người và mỗi cộng đồng.
Chức năng thế giới quan của triết học được thể hiện ở chỗ: là hạt nhân
lý luận của thế giới quan nên nó làm cho thế giới quan phát triển một cách tự
10
giác trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và các tri thức do các khoa
học đưa lại.
2.Chức năng phương pháp luận của triết học
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống những quan
điểm chỉ đạo việc tìm tịi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.
Có ba loại phương pháp luận là phương pháp luận ngành, phương pháp luận
chung và phương pháp luận chung nhất.
Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Mỗi
quan điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác
lập phương pháp, là lý luận về phương pháp.
3. Vai trò của triết học đối với khoa học cụ thể
Triết học bắt nguồn từ các khoa học cụ thể, là kết quả khái quát từ
những tri thức khoa học cụ thể.
Ngượpc lại chính triết học lại trở thành cơ sở lý luận và cơ sở phương
pháp luận cho các khoa học cụ thể phát triển.
----------------------------------------------NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP
1. Vấn đề cơ bản của triết học và các đường lối triết học?
2. Sự đối lập giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình?
11
CHƯƠNG II. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Mục đích: Làm rõ những điều kiện, tiền đề ra đời và phát triển của
triết học Ấn Độ cổ đại; phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học và
nội dung tư tưởng của các trường phái triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ,
trung đại.
Thời lượng: 8 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận.
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1. Hoàn cảnh ra đời của triết học ấn Độ Cổ đại
a. Điều kiện tự nhiên
Ấn Độ Cổ đại là một vùng đất rộng lớn nằm ở phía nam châu Á với
địa hình phức tạp. Phía Bắc bị án ngữ bởi dãy Hymalaya hùng vĩ với trên
bốn chục ngọn núi cao trên một nghìn mét so với mặt nước biển, quanh năm
tuyết phủ. Phía Đơng, Nam và Tây nam được bao bọc bởi Ấn Độ dương.
Lãnh thổ được chia cắt thành nhiều vùng: vùng đồng bằng đất đai màu mỡ,
nằm dọc theo lưu vực hai con sông lớn - sông Ấn và sông Hằng; vùng sa
mạc khô cằn; vùng núi non hiểm trở và vùng cao ngun với hệ thống sơng
ngịi chằng chịt.
b. Điều kiện kinh tế xã hội
Nền văn minh đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ cổ đại cách đây khoảng bốn
nghìn năm trăm năm, đó là nền văn minh Sơng Ấn. Nền văn minh này tồn
tại đến khoảng thế kỷ XVII Tr.CN thì bị diệt vong mà khơng rõ ngun
nhân. Từ khoảng thế kỷ XV Tr.CN người Arya từ Tây bắc tràn xuống chinh
phục Ấn Độ cổ đại, sau đó bị đồng hoá vào nền văn minh của người Dra vi
da bản sứ và trở thành chủ nhân của Ấn Độ cổ đại. Từ thế kỷ VII Tr.CN đất
nước Ấn Độ trải qua nhiều biến cố với các cuộc chiến tranh giữa các vương
12
triều và chiến tranh chống sự xâm lăng từ bên ngoài. Thời cổ đại của Ấn Độ
kéo dài đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên.
Những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội thời kỳ cổ đại ở Ấn Độ là:
+ Sự tồn tại bền vững, dai dẳng của chế độ công xã nông thôn với sở
hữu nhà nước về đất đai.
+ Xã hội được phân hoá thành những dẳng cấp chính: tăng lữ (
Brahman), quý tộc (Ksatriya), bình dân (Vaisya) và tiện nơ (Ksudra).
+ Sự thống trị của tôn giáo trên tất cấcc lĩnh vực của đời sống xã hội.
c. Điều kiện về văn hoá
Ấn Độ cổ đại có nền văn hố, khoa học phát triển tương đối rực rỡ,
với nhiều giá trị để lại cho đời sau như: toán học, y học, kiến trúc, tâm lý
học, triết học...
Văn hoá Ấn Độ cổ, trung được chia thành ba thời kỳ: Văn minh Sông
Ấn (TK XXV Tr.CN - TK XV Tr.CN), văn minh Vêda ( TK XV Tr.CN TK VII Tr.CN), văn minh Hậu Vêda (từ TK VII Tr.CN).
2. Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại
Triết học Ấn Độ cổ đại hình thành và phát triển chủ yếu là từ TK VII
Tr.CN Trở về sau. Ở thời kỳ này xuất hiện hai nhóm với các trường phái
khác nhau:
- Các trường phái chính thống thừa nhận quyền uy của kinh Vêda:
Samkhya, Mimansa, Vedalta, Yoga, Nyaya, Vaisesika.
- Các trường phái khơng chính thống phủ nhận quyền uy của kinh
Vêda: Lôkayata, Jaina, Đạo phật.
- Đặc điểm chung của triết học ấn Độ cổ, trung đại là:
+ Sự đan xen giữa triết học và tôn giáo.
+ Sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
13
+ sự kế tục lần nhau giữa các học phái và sự kế tục các tư tưởng của
Vêda trong các học phái khác nhau.
+ Quan niệm về bản thể có tính trừu tượng cao, đặc biệt là về cái
“khơng”.
II. TƯ TƯỞNG THỜi KỲ VEDA
1. Tư tưởng Kinh Veda
Veda là bộ sách cổ nhất của người Ấn Độ cổ đại cũng như của nhân
loại nói chung. Nó bao gồm những câu ca dao, vịnh phú, những tập tục, nghi
lễ, những bài cúng tế, phù chú, ma thuật… được các bộ tộc người Arya sang
tác ra trong vịng hơn một nghìn năm; lúc đầu bằng con đường truyền miệng,
từ thế kỷ XI đến TK VIII trước CN được chép thành văn bản.
Kinh Veda bao gồm 4 bộ kinh sớm là: Rig-Veda, Sama-Veda, YajurVeda và Atharva-Veda; sau đó được bổ sung them 2 bộ kinh trung là
Brahmana và Aranyaka; bộ kinh cuối cùng là Upanishad.
Thế giới quan trong các bộ kinh sớm và kinh trung là thế giới quan
thần luận – tôn giáo, lúc đầu là Đa thần luận, về sau phát triển thành Nhất
thần luận.
Upanishad là bộ kinh cuối cùng chứa đựng tư tưởng duy tâm khách
quan, thể hiện ở 3 nội dung chính:
Thứ nhất, thừa nhận tinh thần tuyệt đối tối cao Brahman (Phạn thiên,
Thần Ngã).
Thứ hai, thừa nhận linh hồn bất tử Atman, do Brahman sinh ra và là
biểu hiện của nó.
Thứ ba, thừa nhận luật nhân quả và thuyết luân hồi - nghiệp báo.
2. Tư tưởng của hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata
a. Sử thi Ramayana
14
Bộ sử thi này kể về việc hoàng tử Rama cùng người em cùng cha khác
mẹ, tướng khỉ Hanuman chiến đấu cứu người vợ yêu quý, sinh đẹp là nàng
Sita. Nhưng sau đó long nghi kị, ghen tng đã giết chết nàng Sita khi đang
mang trong bụng đứa con của Rama.
Tư tưởng chủ yếu trong Ramayana là triết lí đạo đức – nhân sinh về
cái thiện, cái ác, đức hy sinh, lòng quả cảm, bổn phận tự nhiên và những
mâu thuẫn trong mỗi người giữa cái cao thượng và thấp hèn.
Bộ sử thi này còn chứa đựng những yếu tố duy vật tự phát như không
thừa nhận linh hồn bất tử, cho rằng con người ta sinh ra từ đất và khi chết đi
lại trở về với đất; tin vào cảm giác, chỉ những gì được cảm giác chứng thực
thì mới đáng tin cậy.
b. Sử thi Mahabharata
Bộ sử thi này kể về câu chuyện cuộc chiến kéo dài 18 ngày đêm giữa
5 hồng tử dịng họ Pandava với 100 anh em dòng họ Kaurava. Họ đều là
than tộc, con cháu của Bharata, chỉ vì tranh giành đất đại mà chem. giết lẫn
nhau. Câu chuyện phản ánh quá trình hình thành các quốc gia chiếm hữu nô
lệ ở Ấn Độ cổ đại. Trong sử thi có lồng ghép những sự tích thần linh, ẩn dụ
triết học, phương châm sử thế…trong đó có phần lắp ghép triết học quan
trọng nhất là Bhagavad-Gita (Chí tơn ca).
Đây là lời khun của người đánh xe Krishna, hiện thân của thần
Vishnu, mach bảo cho dũng sĩ Arjuna trong đêm trước trận chiến, thuyết giải
về lẽ trời, bổn phận… Ở đó thừa nhận linh hồn là bất tử, thế giới vạn vật chỉ
là ảo ảnh phù du, Tinh thần tuyệt đối tối cao mới là bản thể đích thực, cho
nên con người phải hành động theo bổn phận (Dharma) một cách nhiệt
thành, vô tư, dốc sức chime nghiệm nội tâm mới tìm ra chân bản, có lịng tin
thờ phụng đấng tối cao mới được siêu thoát (đây là cơ sở của đạo Hinđu).
15
III. TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ THỜi KỲ HẬU VEDA
1. Trường phái Samkhya
Phái Samkhya sơ kỳ co khuynh hướng duy vật. Phái này cho rằng mọi
cái đều xảy ra theo nguyên nhân của mình. Nếu thế giới là vật chất thì
nguyên nhân của nó cũng là vật chất. Dạng vật chất đầu tiên là prariti. Nó là
thể thống nhất của ba yếu tố (guna): Satta(nhẹ, sáng, tươi, vui), Rajas(động,
kích thích), Tamas(nặng, khó khăn). Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân bằng
thì Prariti là dạng vật chất tinh tế, khơng thể tri giác được. Khi sự cân bằng
bị phá vỡ thì vật chất bị biểu hiện thành các sự vật, hiện tượng nhờ đó thế
giới được tạo ra.
Phái Samkhya hậu kỳ chuyển sang lập trường nhị nguyên, thừa nhận
rằng: ngoài Prariti thì cần phải có Purusa truyền sinh khí vào mới sinh ra
được vạn vật.
2. Trường phái Mimansa
kinh điển của trường phái này là Mimansa – sutra do nhà hiền triết
Jaimini viết. Phái Mimansa sơ kỳ có xu hướng vơ thần, không thừa nhận
thần linh. Họ cho rằng sự tồn tại của thần là khơng có chứng cứ vì khơng thể
tri giác được thần. Không tin vào thần linh, nhưng những người thuộc
trường phái này lại tin vào sức mạnh của Vêda, họ cho rằng các nghi lễ trong
Vêda tự có sức mạnh vật chất chứ khơng phải do thần linh đem lại. Phái
Mimansa hậu kỳ lại chuyển sang lập trường hữu thần.
3. Trường phái Vedalta
Kinh điển của trường phái này là vedalta - sutra do Badarayana viết.
Phái này muốn hệ thống hoá lại tư tưởng của Upanishad - bộ kinh cuối cùng
trong Vêda, nên Vedalta có nghĩa là “ kết thúc của Vêda”. Phái Vedalta sơ
kỳ mang lập trường nhất nguyên duy tâm. Phái này cho rằng: Tồn tại là ý
thức thuần tuý, là sự thống nhất tuyệt đối giữa Brahman (linh hồn thế giới)
16
với Atman (linh hồn cá thể); thế giới vật chất là ảo giả, không thực do vô
minh sinh ra. Phái Vedalta hậu kỳ có quan điểm duy tâm khách quan, thừa
nhận sự tồn tại khách quan của cả Brahman lẫn Atman, trong đó Atman là
bộ phận của Brahman.
4. Trường phái Yoga
Tư tưởng của phái Yoga là sự kết hợp giữa tư tưởng của Samkhya với
thần, nhưng thần của họ không phải là lực lượng sáng tạo ra thế giới, mà chỉ
là sự siêu thoát của con người. Phái này đưa ra một hệ thống các phương
pháp tu luyện mà về sau được nhiều phái khác vận dụng (luyện Yoga).
5. Trường phái Nyaya - Vaisesika
Lúc đầu hai phái này độc lập nhưng có nhiều điểm tương đồng, về sau
sáp nhập làm một. Trường phái này có hai đóng góp quan trọng là nguyên tử
luận và lôgic học.
Nguyên tử luận: Theo thuyết này thì thế giới là thế giới vật chất. Thế
giới vật chất vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng tất cả đều được tạo nên từ
bốn dạng vật chất đầu tiên là đất, nước, lửa và khơng khí; các dạng vật chất
này lại được tạo nên từ các nguyên tử (Anu). Nguyên tử là những hạt vật
chất bất biến, vĩnh viễn, khác nhau về khối lượng, hình dáng và tồn tại trong
khơng gian và thời gian. Ngồi ngun tử cịn có vơ số những linh hồn cá
thể (Ya) mà đặc tính của chúng là ước vọng, ý chí, buồn vui, giận hờn...Để
điều khiển sự kết hợp giữa các nguyên tử hay giữa nguyên tử và linh hồn cần
phải có một lực lượng thứ ba là thần Isvara.
Lôgic học: Phái này thừa nhận sự tồn tại khách quan của đối tượng
nhận thức; đề cao vai trò của nhận thức kinh nghiệm; coi thức tiễn (kinh
nghiệm) là tiêu chuẩn của chân lý - “phù hợp thì thắng”. Họ đưa ra phép ngũ
đoạn luận - phép suy luận gồm năm phán đoán: luận đề, ngun nhân, minh
hoạ, suy đốn, kết luận. Ví dụ: Đồi có lửa cháy vì đồi bốc khói mà mọi cái
17
có khói thì đều có lửa chẳng hạn như bếp. Đồi có khói thì khơng thể khơng
có lửa. Suy ra đồi phải có lửa cháy.
6. Trường phái Jaina
Người sáng lập ra trường phái là nhà hiền triết Vardhamana hay còn
gọi là Maharvira(600 - 527 tcn).
Trường phái này theo chủ nghĩa tương đối mà theo đó thì tồn tại vừa
bất biến, vừa biến đổi. Vật chất là cái vĩnh hằng, bất biến, trong khi các sự
vật vật chất thì thường xuyên biến đổi. Ví như đất sét thì khơng thay đổi,
nhưng những cái bình gốm tạo nên từ chúng thì thường xuyên thay đổi. Vật
chất được tạo nên từ các nguyên tử vô cùng nhỏ bé, không thể phân chia, tồn
tại vĩnh viễn(Atgiva). Ngồi ngun tử cịn có vơ số các linh hồn bất
tử(Giva). Linh hồn là tồn năng có thể thâm nhập vào mọi cái và có thể hiểu
biết được mọi thứ, nhưng do bị hạn chế bởi thể xác nên khơng thể siêu thốt.
Muốn siêu thốt con người phải tu luyện theo chủ nghĩa khổ hạnh. Đạo Jaina
về sau được chia thành hai phái là phái “lỗ hình”- khơng mặc quần áo và
phái “bạch y”- mặc đồ trắng.
7. Trường phái Lokayata
Phái Lokayata không tồn tại như một trường phái độc lập, khơng có
kinh điển riêng, mà chỉ là một khynh hướng tư tưởng duy vật tự phát chống
đối lại Vêda và các tơn giáo, nên trong Vêda nó được coi là tư tưởng của quỷ
dữ.
Phái này cho rằng mọi cái đều được tạo nên từ bốn yếu tố vật chất đầu
tiên là đất, nước, lửa và khơng khí. Tính đa dạng của vạn vật là do cách thức
kết hợp khác nhau mà nên. Con người cũng được tạo nên từ bốn yếu tố trên,
nên khơng có linh hồn bất tử. Họ ví cơ thể tạo ra ý thức cũng giống như từ
gạo nấu ra rượu, nhưng rượu khác gạo ở chỗ nó có chất say. Từ quan điểm
duy vật trên những người thuộc phái Lokayta kêu gọi phải sống hết mình,
18
hưởng lac: “hãy ăn đi, hãy uống đi cho dù ngày mai sẽ chết” bởi lẽ “kẻ điên
khùng cũng như nhà hiền triết, chết đi rồi thân nát ra thành tro bụi, sẽ tan đi
hết chẳng để lại gì”.
8. Trường phái Phật giáo “Buddha”
Người sáng lập ra đạo Phật là Siddharta (Tất Đạt Đa), về sau được
gọi là Sakyamuni (Phật Thích ca mầu ni). Ơng sống vào những năm (563 483 Tr.CN).
a. Quan niệm của Đạo Phật về thế giới
Quan niệm về thế giới của đạo Phật được thể hiện bằng bốn tư tưởng
chính là:
+ “Vơ tạo giả”: Theo đạo Phật thì mọi cái xảy ra đều có ngun nhân
của mình, cho nên khơng có ngun nhân đầu tiên và cũng khơng có kết quả
cuối cùng. Do đó đạo Phật không thừa nhận lực lượng sáng tạo thế giới,
không thừa nhận thần thánh. Đây là một tôn giáo vô thần.
+ “Vô ngã”: Mọi cái trong thế giới đều là sự giả hợp của các yếu tố
do nhân duyên hợp nhau mà thành. Ngay cả con người cũng do “ngũ uẩn”
hợp lại mà nên. “ngũ uẩn” (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) hội lại thì có ta, tan
ra thì khơng cịn ta, cho nên khơng có cái tơi vĩnh viễn. Thế giới “vạn pháp”
và đời người chỉ là ảo giả, do vô minh mà thành ra “có”, cịn bản chất của nó
là “khơng”.
+ “Vơ thường”: Khơng có một cái gì là trường tồn, bất biến. Tất cả
đều biến đổi trong một vòng khâu vơ tận, khơng ngừng, khơng nghỉ. Sinh
vật thì biến đổi trong vòng khâu: sinh - trụ - dị - diệt. Vật vơ sinh thì biến
đổi theo chu trình: thành- trụ - hoại- không.
+ “Nhân quả tương tục”: Mọi cái xảy ra đều phải có ngun nhân,
ngun nhân nào thì kết quả ấy “trồng dưa đắc dưa, trồng đậu đắc đậu”.
Nhân nhờ có duyên mới thành ra quả.
19
b. Triết lý nhân sinh của Đạo Phật
Triết lý nhân sinh của đạo Phật tập trung vào vấn đề giải thốt đời
người ra khỏi vịng ln hồi - nghiệp báo. Theo đạo Phật đời người cũng
chịu sự chi phối bởi luật nhân quả, theo đó thì tổng hợp tất cả các hành vi
của một kiếp người sẽ tạo ra nghiệp chướng quy định sự luân hồi, tức là chết
đi ở kiếp này để rồi lại phải sinh ra ở kiếp khác, do đó sẽ vĩnh viễn khổ đau.
Do đó phải tìm cách để siêu thốt về cõi Niết bàn. Tồn bộ triết lý này được
thể hiện bằng thuyết “tứ diệu đế”, tức là bốn chân lý lớn.
+ “ Khổ đế”: Đạo Phật cho rằng đời là một “bể khổ”. Khổ đế gồm
“bát khổ”- Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng
hội khổ, Sở cầu bất đắc khổ, Ngũ thụ uẩn khổ.
+ “Nhân đế” hay “tập đế”: Nỗi khổ của cuộc đời có nguyên nhân của
nó, gồm “Thập nhị nhân dun”- Vơ minh, Dun hành, Duyên thức, Duyên
danh sắc, Duyên lục nhập, Duyên xúc, Duyên thụ, Duyên ái, Duyên thủ,
Duyên hữu, Duyên sinh, Duyên lão tử.
+ “Diệt đế”: Đạo Phật cho rằng có thể diệt khổ để đạt đến trạng thái
“Niết bàn”, tức là trạng thái tịch diệt, tĩnh lặng, trống rỗng, minh sáng,
không sinh, không diệt.
+ “Đạo đế”: Đạo Phật chỉ ra tám con đường diệt khổ gọi là “bát
chính đạo”, gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp,
Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định.
Tám con đường trên có thể tóm lại trong ba con đường gọi là “Tam
học”: Giới, Định, Tuệ; được dùng để đối lại ba nguyên nhân chính gây khổ
là “Tam độc”: Tham, Sân, Si.
Sau khi xuất hiện, đạo Phật phát triển nhanh chóng, phân chia ra thành
nhiều chi phái khác nhau. Kinh điển đạo Phật được gọi là kinh Tam tạng. Từ
thế kỷ thứ IX SCN đạo Phật bắt đầu suy tàn ở Ấn Độ và đến cuối thế kỷ thứ
20
XII thì hồn tồn sụp đổ dưới sự tấn cơng của đạo Hồi, được du nhập từ Ả
Rập vào. Trước khi bị diệt vong ở Ấn Độ, đạo Phật đã kịp lan truyền sang
các nước khác: lên phía Bắc với phái Bắc tơng ( Phật giáo Đại Thừa); xuống
phía Nam với phái Nam tông ( Phật giáo Tiểu Thừa). Ngày nay đạo Phật là
một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới với hàng trăm triệu tín đồ.
IV. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI
Ấn Độ cổ đại là một trong những nền văn minh sớm của nhân loại.
Triết học Ấn Độ cổ đại có truyền thống phát triển lâu đời với rất nhiều
trường phái triết học tôn giáo. Thông qua những trường phái này diễn ra
cuộc đấu tranh giữa các xu hướng như duy vật và duy tâm, tôn giáo và vô
thần, lạc quan và bi quan… Các trường phái này vừa cạnh tranh lẫn nhau,
vừa kế tục nhau, làm hình thành nhiều phạm trù triết học – tơn giáo có tính
đặc trưng như bản thể khơng, nhân quả, giải thốt…
Triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra và tìm cách giải quyết nhiều vấn đề
về bản thể luận, nhận thức luận, tâm lý, đạo đức, tâm linh… Cho nên nền
triết học này có nhiều đóng gớp quan trọng về các vấn đề tâm lý học, logic
học, triết lý nhân sinh…
Triết học Ấn Độ cổ đại đã lan truyền và có những ảnh hưởng sâu sắc
trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ƠN TẬP
1. Kinh Vêda và tư tưởng chủ yếu của Vêda?
2. Sự phân chia trường phái và khái quát về xu hướng tư tưởng của
các trường phái triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại?
3. Đạo Phật và nội dung tư tưởng cơ bản của Đạo Phật?
21
CHƯƠNG III. TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Mục đích: Làm rõ những điều kiện, tiền đề ra đời và phát triển của
triết học Trung Quốc cổ đại; phân tích những đặc điểm cơ bản của triết
học và nội dung tư tưởng của các trường phái triết học – chính trị Trung
Quốc cổ, trung đại.
Thời lượng: 9 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận, 1 tiết kiểm tra.
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC TRUNG
QUỐC CỔ ĐẠI
1. Hoàn cảnh ra đời triết học Trung Quốc cổ đại
Về địa lý: Trung Quốc cổ đại là một quốc gia rộng lớn nằm ở ĐơngBắc châu Á, có hai miền khác biệt. Miền Bắc có lưu vực sơng Hồng Hà,
khí hậu lạnh lẽo, đất đai khô cằn, cây cối thưa thớt, ít sản vật; phía Nam có
lưu vực sơng Dương Tử, khí hậu ơn hồ, đất đai màu mỡ, nhiều sản vật.
Về kinh tế - xã hội: Thời cổ đại ở Trung Quốc được bắt đầu từ triều
đại nhà Hạ ( TK XXI Tr.CN - TK XVII Tr.CN); kế đến là triều đại nhà
Thương hay là Ân - Thương( TK XVII - TK XI Tr.CN); cuối cùng là nhà
Chu (TK XI- TK III Tr.CN). Nhà Chu gồm hai giai đoạn là Tây Chu(TK XI
- TK VIII Tr.CN) và Đông Chu(TK VIII - TK III Tr.CN).
Thời Đơng Chu, hay cịn gọi là thời Xuân thu - Chiến quốc, là thời kỳ
hình thành và phát triển các trường phái triết học. Đây là thời kỳ quá độ từ
chế độ Chiếm hữu nô lệ lên chế độ Phong kiến ở Trung Quốc. Thời kỳ này
có rất nhiều biến động chính trị, chiến tranh xảy ra liên miên, các chư hầu
nổi lên tranh giành lẫn nhau và lấn át nhà Chu làm cho thể chế nhà Chu dần
dần suy tàn. Nền kinh tề nông nghiệp phát triển mạnh mẽ: đã biết dùng gia
súc để kéo cày, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, đã biết làm thuỷ lợi
22
một cách hệ thống. Ở thời Chiến Quốc chế độ mua bán đất đai xuất hiện,
ruộng đất đần dần tập trung trong tay một số người, họ tiến hành phát canh
thu tô làm nảy nở quan hệ sản xuất phong kiến. Năm 221 Tr.CN nhà Tần
tiêu diệt nhà Chu để thiét lập nên một quốc gia phong kiến tập quyền ở
Trung Quốc, đất nước chuyển sang thời trung đại.
Về văn hố, khoa học: Trung Quốc cổ đại có một nền văn hoá phát
triển rực rỡ. Thời Xuân thu – Chiến quốc được coi là thời kỳ “bách gia chư
tử” (trăm nhà trăm thầy), “bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Thời
kỳ này nổi lên khoảng mười trường phái triết học lớn nhỏ khác nhau đua
tranh với nhau: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Danh
gia, Nơng gia, Tạp gia, Tung hồnh gia, Tiểu Thuyết gia. Các tri thức khoa
học cũng hình thành và phát triển mạnh như: Thiên văn học, Hoá học, Toán
học, Y học...
2. Đặc điểm triết học Trung Quốc cổ đại
- Triết học Trung Quốc cổ, trung đại có tính nhân văn sâu sắc, chủ yếu
xoay quanh các vấn đề về con người, đạo đức, ít quan tâm đến các vấn đề về
tự nhiên.
- Triết học gắn liền với các vấn đề chính trị, cho nên mồi trường phái
triết học thực chất là một học thuyết chính trị - xã hội - đạo đức.
- Triết học nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa xã hội và tự nhiên,
sự hoà đồng giữa con người và thế giới.
- Tư duy triết học còn mang tình trực quan, thiếu tính lơgíc chặt chẽ,
tản mạn, chưa được luận giải và chứng minh một cách hệ thống.
23
II. TƯ TƯỞNG THỜi KỲ ÂN – THƯƠNG VÀ TÂY CHU
Ở thời kỳ này đã xuất hiện cuộc đấu tranh giữa hai xu hường là thế
giới quan duy tâm, tôn giáo và chủ nghĩa duy vật, vô thần chất phác.
Giới chủ nô quý tộc cầm quyền tuyên truyền thế giới quan duy tâm,
tôn giáo. Họ cho rằng mọi sự đều do cí trời và quỷ thần chi phối, chính
quyền là do trời ban, nghèo hèn hay sang giàu là do mệnh nên khuyên người
ta chấp nhận mệnh mà nghe theo bọn cầm quyền.
Đối lập với quan điểm này là những quan niệm duy vật, vô thần tiến
bộ. Họ tin rằng con người có thể tự quyết định vận mệnh của mình, họ tìm
cách lí giải các hiện tượng tự nhiên từ chính tự nhiên. Tang Văn Trọng cho
rằng chỉ cần người ta chăm làm và tiết kiệm tiền của thì sẽ đề phòng được
thiên tai, dịch bệnh. Sĩ Bá cho rằng dựa vào quỷ thần để giải thích biện hộ
cho hành vi của mình là tội ác lớn nhất. Tử Sản cho rằng đạo trời thì xa, đạo
người thì gần nên bàn về đạo trời là ba hoa, sáo rỗng. Bá Văn Dương giải
thích hiện tượng địa trấn năm 780 Tr.Cn theo quan điểm âm-dương. Tác
phẩm nổi tiếng thể hiện lập trường duy vật, vô thần và biện chứng chất phác
thời kỳ này là Kinh Dịch.
III. TRIẾT HỌC THỜi KỲ XUÂN THU - CHIẾN QUỐC
1. Âm - Dương gia
Phái Âm - Dương do Châu Diễn sáng lập vào khoảng TK III Tr.CN,
trên cơ sở thống nhất hai học thuyết: Âm - Dương và Ngũ hành với nhau.
Thuyết Âm - Dương: Dương nguyên nghĩa là ánh sáng mặt trời. Âm là
thiếu ánh sáng mặt trời. Theo nghĩa rộng thì Âm và Dương được hiểu là
những lực lượng đối lập nhau nhưng lại quy định, ràng buộc nhau, nương
tựa vào nhau, trong cái này đã có cái kia và ngược lại như: sáng và tối, trời
và đất, nóng và lạnh, đực và cái...Sự tương tác giữa hai lực Âm và Dương
24
sinh ra thế giới vạn vật. Trong Kinh Dịch có ghi rằng từ Thái cực (cân bằng,
thống nhất Âm và Dương) sinh Lưỡng nghi (Âm và Dương), từ Lưỡng nghi
sinh Tứ tượng(Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm), từ Tứ
tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khơn, Đồi), từ Bát
qi sinh vạn vật. Âm và Dương mà hồ hợp, đạt đến đạo trung hồ thì vạn
vật sinh sôi, nảy nở; Âm và Dương mà xung khắc thì vạn vật biến đổi, huỷ
diệt. Như vậy thuyết Âm - Dương lấy tự nhiên để giải thích cho tự nhiên nên
nó mang màu sắc duy vật. Nhưng về sau thuyết này được dùng để giải thích
các vấn đề về xã hội, con người, vận mệnh...nên dần dần mang màu sắc duy
tâm thần bí, nhất là khi nó bị giai cấp cầm quyền lợi dụng.
Thuyết Ngũ hành: Ngũ hành được hiểu là năm hoạt động, năm tác
nhân, đó là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Mỗi hành lại có đức riêng của mình:
đức của Hoả là nóng, bốc lên; đức của Thuỷ là ẩm ướt, thấm xuống; đức của
Thổ là cấy và gặt; đức của Mộc là cong và thẳng; đức của Kim là theo và
đổi. Ngũ hành không đứng bên cạnh nhau mà thường xuyên tương tác qua
lại với nhau thông qua hai con đường là Ngũ hành tương sinh ( Thổ sinh
Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ) và Ngũ
hành tương khắc ( Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim
Khắc Mộc, Mộc khắc Thổ). Sự tương tác giữa các hành sẽ làm cho vạn vật
sinh sôi, nảy nở, biến đổi và huỷ diệt không ngừng. Vốn là một học thuyết
duy vật, lấy tự nhiên để giải thích cho tự nhiên, nhưng về sau thuyết Ngũ
hành dần dần chuyển sang lập trường duy tâm khi nó được dùng để giải
thích cho các vấn đề chính trị, xã hội và bị giai cấp cầm quyền lợi dụng.
2. Nho gia
a. Khổng Tử (551 - 479 Tr.CN)
Trường phái Nho gia do Khổng Tử sáng lập. Kinh điển của Nho gia
thường được nói đến là Tứ Thư (Trung Dung, Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh
25
Tử) và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu). Khổng Tử tên thật là
Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông viết Kinh Xuân thu, san định các
kinh điển cổ như Dịch, Lễ nhạc… Học trò đời sau biên tập lời Khổng Tử
dạy trước đó, chép thành cuốn Luận ngữ.
* Quan niệm về thế giới: Quan niệm về vũ trụ, về thế giới của Nho gia
chủ yếu xoay quanh ba vấn đề lớn là trời, mệnh và quỷ thần.
- Về trời: Khổng tử có quan niệm dao động về trời. Theo Ơng, vạn vật
khơng ngừng biến đổi, sinh diệt theo đạo của mình. Đạo đó được ơng gọi là
“thiên lý”, được hiểu là sự tương tác giữa hai lực âm và dương, là quy luật tự
nhiên, cho nên trời chỉ là giới tự nhiên, vận hành theo bốn mùa: “trời có nói
gì đâu mà bốn mùa vẫn cứ vận hành, trăm vật sinh ra mãi”. Nhưng đạo hay
thiên lý là cái mầu nhiệm, toàn năng, chi phối toàn thể vũ trụ mà ông không
hiểu được, cho nên ông lại ví trời như thần: “có tội với trời thì còn cầu đảo
vào đâu được nữa”.
- Về mệnh trời: Khổng Tử cho rằng vạn vật khơng ngừng biến hố
theo những ngun lý màu nhiệm, sâu kín, khơng ai cưỡng lại được, và ơng
gọi đó là thiên mệnh “sống chết tại mệnh, giàu sang là ý của trời’. Nhưng
ông vẫn khuyên người ta không nên nhắm mắt theo mệnh mà mỗi người
phải tự nỗ lực làm việc mới mong có mệnh tốt.
- Về quỷ thần: Khổng Tử tin là có quỷ thần. Theo ơng quỷ thần do khí
thiêng tạo thành, nó có ở mọi nơi và chứng kiến mọi việc con người làm.
Nhưng ông lại cho rằng quỷ thần không can thiệp vào công việc của con
người, cho nên khuyên người ta kính thần mà khơng nên gần gũi quỷ thần.
* Quan niệm về nhận thức: Nhận thức luận của Khổng tử chủ yếu
hướng vào lĩnh vực chính trị, đạo đức, ít quan tâm đến các vấn đề tự nhiên.
Ông đưa ra rất nhiều phạm trù đạo đức quan trọng như nhân, lễ, nghĩa, trí,
tín, dũng, cung, khoan, mẫn, huệ, trung, hiếu… Ông cho rằng năng lực nhận
26
thức của con người là thiên bẩm, sinh ra đã có sự phân định sẵn: có thượng
trí, có trung nhân, có hạ ngu.
Ơng rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con người. Ơng cho rằng việc
học có ba mục đích: Học để hiểu biết, học để hồn thiện nhân cách, học để
làm việc. Ơng chủ trương “hữu giáo vơ loại”, giáo dục không phân biệt đẳng
cấp, bất cứ ai, hễ là loại trung nhân đều có thể dạy cho. Quy trình dạy học là
“tiên học lễ, hậu học văn”. Học văn là học lục nghệ: thi, thư, xạ, ngự, dịch,
nhạc.
* Tư tưởng đạo đức - nhân sinh:
- Vấn đề con người: Triết học của Khổng Tử là nền triết ọc nhân bản,
chủ yếu xoay xung quanh các vấn đề về con người, tính người, đạo đức con
người...
+ Về tính người: Khơng tử nói "tính tương cận, tập tương viễn", tức là
tính của con người khi sinh ra vốn là giống nhau, gần nhau, nhưng do tập
nhiễm mà thành ra xa nha, khác nhau, kẻ hiền người ác. Từ đó ông chủ
trương giáo hoá để đưa người ta trở về bản tính gần nhau ban đầu. Như vậy
Kổnh Tử coi tính của con người vốn là thiện.
+ Về các hạng người: Trong xã hội con người có sự phân biệt về nhân
cách và địa vị thành ba hạng là quân tử, kẻ sĩ và tiểu nhân. Quân tử là những
người hoàn thiện về nhân cách (theo Khổng Tử, người quâ tử phải có 9 điều:
Khi nhìn phải nhìn cho minh bạch, khi nghe phải nghe cho rõ ràng, sắc mặt
phải ơn hồ, tướng mạo phải trang nghiêm, nói năng phải trung thực, làm
việc phải trọng sự kính nể, điều gì còn nghi hoặc phải hỏi han, khi tức giận
phải nghĩ đến hậu hoạ, khi thấy lợi phải nghĩ đến điều nghĩa). Kẻ sĩ là những
người học hành đỗ đạt để ra làm quan (Theo Mạnh Tử kẻ sĩ phải: "phú quý
bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" - giàu sang không