Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Quy trình thủ tục hải quan điện tử xuất khẩu lô hàng nến của công ty sản xuất nến cao cấp AIDI việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.63 KB, 35 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC

PHAN THỊ HẰNG NGA. Lớp KTN51-ĐH2. MSV: 40702


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã phát triển mạnh mẽ trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng gia
tăng. Thực tế đó địi hỏi Việt Nam cần có nhiều cải cách trong quy trình thủ tục hải
quan, đặc biệt đối với quy trình thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu. Bên cạnh
đó, với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện tử trong những năm
vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và đang được “điện tử hóa”.
Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày càng phát triển để đáp ứng
yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh giữa các quốc gia. Ở Việt
Nam, thủ tục hải quan điện tử chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từ năm 2005. Và
đến nay, qua 5 năm triển khai, thủ tục hải quan điện tử đã và đang đi vào đời sống, đặc
biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Để tìm hiểu một cách chi tiết, cụ thể về thủ tục hải quan điện tử cũng như có cái
nhìn khái qt về tình hình triển khai thủ tục hải quan điện tử, em xin thực hiện đề tài:
“Quy trình thủ tục hải quan điện tử xuất khẩu lô hàng nến của Công ty sản xuất nến
cao cấp AIDI Việt Nam”.
Bố cục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổng quan về cơng ty
Chương 3: Quy trình làm thủ tục hải quan điện tử xuất khẩu

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

2




BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Thủ tục hải quan điện tử
1.1.1. Một số khái niệm
Theo điều 3 thông tư số 222/2009/ TT-BTC Hướng dẫn thí điểm thủ tục hải
quan điện tử:
Thủ tục hải quan điện tử: là thủ tục hải quan trong đó việc khai báo, tiếp nhận,
xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan.
Thông điệp dữ liệu điện tử hải quan: là thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận
và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo định dạng chuẩn để thực hiện thủ tục
hải quan điện tử.
Chứng từ điện tử: là chứng từ tạo ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Chương I
nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài
chính được sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải
quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
Hệ thống khai hải quan điện tử: là hệ thống thông tin do người khai hải quan
quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
1.1.2. Đặc điểm
- Người khai hải quan và công chức hải quan không phải tiếp xúc trực tiếp khi
thực hiện thủ tục hải quan mà chỉ cần thơng qua hình thức truyền dữ liệu điện tử.
- Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan sử dụng chữ ký số
và phải có trách nhiệm bảo mật tài khoản sử dụng khi giao dịch với cơ quan hải quan
thông qua Hệ thống khai hải quan điện tử hoặc hệ thống khai hải quan điện tử dự
phòng.

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702


3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Các chứng từ đi kèm tờ khai có thể ở dạng điện tử hoặc văn bản giấy. Chứng từ
điện tử có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó ở dạng văn
bản giấy. Chứng từ điện tử có thể được chuyển đổi từ chứng từ ở dạng văn bản giấy
nếu đảm bảo các điều kiện sau:
+ Phản ánh tồn vẹn nội dung của chứng từ giấy
+ Có xác nhận trên chứng từ giấy “ ĐÃ CHUYỂN ĐỔI SANG DẠNG ĐIỆN
TỬ” theo “Mẫu dấu chứng nhận đã chuyển đổi sang dạng điện tử” về việc đã được
chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử, có chữ ký và họ tên của người
khai hải quan. Trong trường hợp người khai hải quan là pháp nhân thì người đại diện
hợp pháp theo quy định của pháp luật ký trên chứng từ giấy đã được chuyển đổi sang
chứng từ điện tử.
Khi thực hiện chuyển đổi, ngoài các chứng từ theo quy định phải có hồ sơ hải
quan, người khai hải quan phải lưu giữ chứng từ điện tử chuyển đổi theo quy định.
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử được thực
hiện liên tục vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên việc thực hiện thủ tục hải quan ngồi
giờ hành chính do Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện
tử xem xét, quyết định trên cơ sở đăng ký trước của người khai hải quan.
- Tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ đi kèm theo tờ khhai ở dạng điện tử
lưu giữ tại hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có đầy đủ giá trị pháp lý để làm thủ
tục hải quan, xử lý tranh chấp khi được người khai hải quan sử dụng tài khoản truy
cập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.

1.2. Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan xuất khẩu
Được thực hiện chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Tờ khai
hải quan có giá trị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.


Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.3. Khai hải quan điện tử
Khi khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện:
1.3.1. Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử (bao gồm cả tờ khai trị giá trong
trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định hiện hành) trên
hệ thống khai hải quan điện tử theo đúng các tiêu chí, định dạng quy định và chịu
trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
1.3.2. Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan.
1.3.3. Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan Hải quan và thực hiện theo một trong
các trường hợp dưới đây:
a) Khi nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”: người khai hải quan
thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai hải quan điện tử hoặc giải trình theo
hướng dẫn của cơ quan Hải quan;
b) Khi nhận “Số tờ khai hải quan điện tử” và “Quyết định hình thức mức độ
kiểm tra”:
b1) Trường hợp tờ khai hải quan điện tử được cơ quan Hải quan chấp nhận
“Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản”, người khai
hải quan thực hiện:
b1.1) In Tờ khai hải quan điện tử đã được cơ quan Hải quan chấp nhận “Thơng
quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” trên Hệ thống khai
hải quan điện tử theo mẫu Tờ khai hải quan điện tử in (01 bản); ký tên, đóng dấu trên
tờ khai hải quan điện tử in;
b1.2) Xuất trình tờ khai hải quan điện tử ink; cùng hàng hóa tại khu vực giám sát

hải quan có kết nối với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để xác nhận “Hàng đã
qua khu vực giám sát hải quan” và làm tiếp thủ tục (nếu có).

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trong thời hạn quy định của pháp luật về lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người khai hải quan có nhu cầu xác nhận “Thơng
quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” trên tờ khai hải
quan điện tử in, người khai hải quan xuất trình tờ khai đã có xác nhận “Hàng đã qua
khu vực giám sát hải quan” để Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan điện tử
xác nhận.
Nếu có nhu cầu xác nhận “Thơng quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa
hàng hóa về bảo quản” trước khi xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan”,
người khai hải quan xuất trình 01 tờ khai hải quan điện tử in nêu tại Chi cục Hải quan
nời đăng ký tờ khai để xác nhận sau đó xuất trình tờ khai hải quan điện tử in đã được
xác nhận cùng hàng hóa tại khu vực giám sát để xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám
sát hải quan” và làm tiếp các thủ tục (nếu có).
b2) Trường hợp tờ khai hải quan điện tử được cơ quan Hải quan chấp nhận
“Thơng quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” với điều
kiện phải xuất trình, nộp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc chứng từ
chứng minh hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu về quản lý chuyên ngành, chứng từ chứng
minh hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, được miễn, giảm thuế hoặc bảo
lãnh số thuế phải nộp, chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước
khi xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát hải quan”, người khai hải quan thực
hiện:
b2.1) In Tờ khai hải quan điện tử đã được cơ quan Hải quan chấp nhận “Thơng

quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản” trên Hệ thống khai
hải quan điện tử theo mẫu Tờ khai hải quan điện tử in (01 bản); ký tên, đóng dấu trên
tờ khai hải quan điện tử in;
b2.2) Xuất trình tờ khai hải quan điện tử in và xuất trình/ nộp giấy phép xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc chứng từ chứng minh hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu về
quản lý chuyên ngành, chứng từ chứng minh hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi
đặc biệt, được miễn, giảm thuế hoặc bảo lãnh số thuế phải nộp, chứng từ chứng minh

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để xác nhận
“Thơng quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản”;
b2.3) Xuất trình tờ khai hải quan điện tử in cùng hàng hóa tại khu vực giám sát
hải quan” và làm tiếp thủ tục (nếu có).
b3) Trường hợp tờ khai hải quan điện tử được cơ quan Hải quan yêu cầu xuất
trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép
thơng quan hàng hóa: người khai hải quan nộp, xuất trình 02 tờ khai hải quan điện tử
in; 02 từ khai trị giá (nếu hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá) cùng các
chứng từ thuộc hồ sơ hải quan để Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan điện
tử kiểm tra theo yêu cầu và thực hiện:
b3.1) Khi được “Thơng quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về
bảo quản”: người khai hải quan nhận 01 tờ khai hải quan điện tử in đã xác nhận
“Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản”, 01 tờ khai
trị giá (nếu có) và 01 Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ giấy.
b3.2) Khi được yêu cầu xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện
tử và hàng hóa để cơ quan Hải quan kiểm tra: người khai hải quan thực hiện các công

việc quy định.
b4) Trường hợp tờ khai hải quan được cơ quan Hải quan yêu cầu xuất trình, nộp
chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hóa để kiểm tra: người khai hải
quan nộp, xuất trình 02 tờ khai hải quan điện tử in, 02 tờ khai trị giá (nếu hàng hóa
thuộc diện phải khai tờ khai trị giá) cùng toàn bộ các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
theo yêu cầu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ
khai hải quan điện tử kiểm tra. Khi được quyết định “Thơng quan” hoặc “Giải phóng
hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản”, hoặc “Cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu chuyển cửa khẩu”, người khai hải quan nhận 01 tờ khai hải quan điện tử in đã
quyết định “Thơng quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hóa về bảo quản”
hoặc “Cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu”, 01 phiếu ghi kết
quả kiểm tra chứng từ giấy, 01 phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ trường
hợp hàng nhập khẩu xin chuyển cửa khẩu), 01 từ khai trị giá (nếu có).
Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.4. Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu theo Hợp đồng mua bán
1.4.1. Tờ khai hải quan điện tử
Bản điện tử. Trong trường hợp phải xuất trình, tờ khai hải quan điện tử và một số
chứng từ được in ra giấy theo mẫu quy định, gồm: Tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu,
Phụ lục tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu (nếu có), Bản kê (nếu có).
1.4.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ có giá trị pháp lý tương đương
Hợp đồng 01 bản điện tử hoặc bản sao ở dạng giấy; hợp đồng ủy thác xuất khẩu
(nếu xuất khẩu ủy thác) 01 bản sao.
1.4.3. Các chứng từ có liên quan
Chứng từ vận tải chính thức: 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc bản chính hoặc
hóa đơn tài chính đối với hàng hóa bán cho doanh nghiệp chế xuất trong trường hợp

người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác nhận thực xuất.
Bản kê chi tiết hàng hóa trong trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc
đóng gói khơng đồng nhất: 01 bản chính.
Giấy phép xuất khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 01 bản chính
nếu xuất khẩu một lần hoặc xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản sao khi đối
chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, phải có:
- Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký
tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn
tại khoản 1 Điều 101 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009: nộp 01 bản sao,
xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi.
- Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng
hóa; hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để
đối chiếu.
- Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế.
Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Bản kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.
1.5. Thủ tục thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu theo Quyết định
808/QĐ-BTC ngày 24/04/2013
1.5.1. Trình tự thực hiện:
- Đối với cá nhân, tổ chức: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Chi cục Hải quan nơi
làm thủ tục.
- Đối với cơ quan nhà nước:
+ Tờ khai nhập khẩu trước, tờ khai xuất khẩu trước phải được thanh khoản
trước; trường hợp tờ khai nhập khẩu trước nhưng do nguyên liệu, vật tư của tờ khai

này chưa đưa vào sản xuất nên chưa thanh khoản được thì doanh nghiệp phải có văn
bản giải trình với cơ quan hải quan khi làm thủ tục thanh khoản.
+ Tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phải có trước tờ khai xuất khẩu sản
phẩm.
+ Một tờ khai nhập khẩu nguyên liệu, vật tư có thể được thanh khoản nhiều lần.
+ Một tờ khai xuất khẩu chỉ được thanh khoản một lần.
Riêng một số trường hợp như một lô hàng được thanh khoản làm nhiều lần, sản
phẩm sản xuất xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu nhập kinh doanh làm thủ tục nhập
khẩu tại Chi cục Hải quan khác thì một tờ khai xuất khẩu có thể được thanh khoản
từng phần. Cơ quan hải quan khi tiến hành thanh khoản phải đóng dấu "đã thanh
khoản" trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu gốc lưu tại đơn vị và tờ khai hải
quan gốc người khai hải quan lưu, trường hợp thanh khoản từng phần thì phải lập phụ
lục ghi rõ nội dung đã thanh khoản (tờ khai nhập khẩu, nguyên vật liệu, tiền thuế…)
để làm cơ sở cho việc thanh khoản phần tiếp theo.
1.5.2. Thủ tục thanh khoản:
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ thanh khoản:

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Hồ sơ thanh khoản gồm các bảng, biểu và các loại chứng từ được quy định tại
phụ lục kèm theo. Khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, công chức Hải quan tiếp nhận hồ
sơ thực hiện các việc sau đây:
- Kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của bộ hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp
và xuất trình.
- Nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi thanh khoản, lấy số, trả
doanh nghiệp 01 bản.

- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp nộp hoặc xuất trình bổ
sung hoặc trả lời từ chối tiếp nhận hồ sơ trong ngày, ghi rõ lý do trên phiếu yêu cầu
nghiệp vụ (ghi cụ thể những chứng từ còn thiếu) và trả hồ sơ cho doanh nghiệp.
Bước 2. Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản.
- Kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ thanh khoản do doanh nghiệp nộp và
xuất trình;
- Nếu hồ sơ đồng bộ, hợp lệ thì chuyển sang kiểm tra chi tiết.
- Nếu hồ sơ không đồng bộ, không hợp lệ thì thơng báo cho doanh nghiệp biết và
ghi rõ lý do trên phiếu yêu cầu nghiệp vụ (ghi cụ thể những nội dung không đồng bộ,
không hợp lệ) và trả hồ sơ cho doanh nghiệp.
- Bước này thực hiện tối đa 04 ngày làm việc.
Bước 3. Kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp.
Công chức Hải quan được giao nhiệm vụ tại bước này thực hiện các việc:
a. Nếu thanh khoản thủ công:
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu trên tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu, định mức với hồ
sơ thanh khoản của doanh nghiệp. Đối với những tờ khai có nghi vấn thì đối chiếu với
tờ khai lưu tại Chi cục hải quan.
- Kiểm tra kết quả tính tốn trên bảng thanh khoản.
Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Kiểm tra báo cáo tính thuế.
b. Nếu thanh khoản bằng máy tính: Đối chiếu số liệu các tờ khai xuất khẩu, nhập
khẩu, định mức, hồ sơ thanh khoản của doanh nghiệp với số liệu trên máy.
c. Trường hợp số liệu thanh khoản của doanh nghiệp có sai sót thì u cầu doanh
nghiệp giải trình và báo cáo lãnh đạo Chi cục xem xét chỉ đạo xử lý.
d. Xác nhận kết quả kiểm tra hồ sơ thanh khoản vào các bảng biểu thanh khoản, ký

đóng dấu cơng chức.
Đối với những trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản
sau khi ra quyết định hồn thuế, khơng thu thuế thì bước 3 này được thực hiện sau khi
đã hoàn thành bước 4 (trừ việc bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập).
Bước 4. Làm thủ tục không thu thuế; hồn thuế:
Cơng chức Hải quan được giao nhiệm vụ tại bước này thực hiện các việc:
- Đề xuất việc giải quyết khơng thu thuế, hồn thuế trình lãnh đạo Chi cục;
- Trên cơ sở văn bản đề nghị của doanh nghiệp, đề xuất trình lãnh đạo Chi cục
giải quyết thu thuế đối với nguyên vật liệu dư thừa, không đưa vào sản xuất sản phẩm
xuất khẩu theo nguyên tắc thu các loại thuế theo đúng quy định. Đối với nguyên vật
liệu vật tư nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có giấy phép của cơ quan có
thẩm quyền;
- Thảo văn bản trình lãnh đạo Chi cục ký báo cáo cấp trên đối với những vướng
mắc vượt thẩm quyền giải quyết của Chi cục;
- Lập Quyết định không thu thuế, hồn thuế; trình ký Quyết định; đóng dấu lưu
hành quyết định;
- Đóng dấu “Đã thanh khoản” lên tờ khai xuất khẩu, chứng từ thanh tốn; đóng
dấu “Đã hồn thuế”, “khơng thu thuế” lên tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu (bản
chính doanh nghiệp lưu). Trả doanh nghiệp 01 bộ bảng biểu thanh khoản; 01 bản

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Quyết định không thu thuế hoặc hồn thuế; các chứng từ khác doanh nghiệp xuất
trình.
- Chuyển 01 bản Quyết định khơng thu thuế, hồn thuế cho bộ phận kế toán thuế
để triển khai thực hiện Quyết định.

- Bàn giao hồ sơ lưu ( theo mẫu: BB/2006 ) sang bộ phận phúc tập để tiến hành
phúc tập theo Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành.
Đối với những hồ sơ thanh khoản được kiểm tra chi tiết sau khi ra quyết định
hồn thuế, khơng thu thuế thì các cơng việc của bước 4 này được làm trước bước 3;
riêng việc bàn giao hồ sơ lưu sang bộ phận phúc tập được tiến hành sau khi hoàn
thành việc kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản.
1.5.3. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính
1.5.4. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, bao gồm:
+ Cơng văn u cầu thanh khoản, hồn lại thuế, không thu thuế nhập khẩu đối
với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có giải
trình cụ thể số lượng, trị giá ngun liệu, vật tư nhập khẩu đã sử dụng để sản xuất
hàng hoá xuất khẩu; số tiền thuế nhập khẩu đã nộp; số lượng hàng hoá xuất khẩu; số
tiền thuế nhập khẩu u cầu hồn, khơng thu; trường hợp có nhiều loại hàng hoá,
thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu
hồn thuế: nộp 01 bản chính;
+ Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đã làm thủ tục hải quan: nộp
01 bản chính;
+ Chứng từ nộp thuế đối với trường hợp đã nộp thuế: nộp 01 bản sao và xuất
trình bản chính để đối chiếu;
+ Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan, có xác nhận
thực xuất của cơ quan hải quan; hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chính;

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức

xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp thuế
không phải nộp): 01 bản sao;
+ Chứng từ thanh toán cho hàng hố xuất khẩu: nộp 01 bản sao và xuất trình bản
chính để đối chiếu; trường hợp lơ hàng thanh tốn nhiều lần thì nộp thêm 01 bản chính
bảng kê chứng từ thanh toán qua ngân hàng;
+ Hợp đồng liên kết sản xuất hàng hoá xuất khẩu nếu là trường hợp liên kết sản
xuất hàng hoá xuất khẩu: nộp 01 bản sao;
+ Bảng đăng ký định mức (sử dụng bản lưu của cơ quan hải quan, người nộp
thuế không phải nộp);
+ Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản (theo mẫu
17/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thơng tư này): nộp 01 bản chính;
+ Bảng báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu
18/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính;
+ Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 19/HSTKSXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Bảng kê danh mục tài liệu hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
1.5.5. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc
1.5.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
1.5.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện
(nếu có): Chi cục Hải quan
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hồn thuế, khơng thu thuế

- Lệ phí (nếu có): khơng có
1.5.8. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):
+ Bảng đăng ký định mức theo mẫu 03/ĐKĐM-GC;
+ Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào thanh khoản (theo mẫu
17/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này): nộp 01 bản chính;
+ Bảng báo cáo nhập-xuất-tồn nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu
18/HSTK-SXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thơng tư này): nộp 01 bản chính;
+ Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu (theo mẫu 19/HSTKSXXK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Khơng có
1.5.9. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005;
+ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Thơng tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Quyết định 1279/QĐ-TCHQ ngày 25/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc
ban hành quy trình nghiệp vụ quản lý đối với nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu.

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY
2.1. Tìm hiểu chung về cơng ty
Tên cơng ty: Công ty sản xuất nến cao cấp AIDI Việt nam
Tên tiếng anh: AIDI Vietnam Candle Arts and Crafts Co.

Tổng giám đốc: Ơng Xin Hua Liao.
Địa chỉ: Khu cơng nghiệp Cái Lân, phường Giếng Đáy, thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh.
Điện thoại: 0333.843.824
Fax: 0333.849.291
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngành, nghề kinh doanh:
Mã 34060: Sản xuất và kinh doanh nến cao cấp.
Mã 17021 – 22201: Sản xuất bao big bằng giấy, bìa, plastic.
Mã 18110: In ấn bao bì.
Số tài khoản: 27780839 tại ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu – ACB, chi
nhánh Quảng Ninh.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp: 35.500.000.000 VNĐ; tương đương 2.200.000
USD.
Quy mô công suất: 8.000 tấn sản phẩm nến/năm.
Công ty sản xuất nến cao cấp AIDI Việt nam là công ty có vốn đầu từ trực tiếp
nước ngồi, được thành lập từ năm 2003, với dây truyền sản xuất hiện đại, đội ngũ
cơng nhân lành nghề và trình độ quản lý, kinh doanh và khả năng nắm bắt nhu cầu của
thị trường, gần 10 năm qua từ ngày thành lập, công ty luôn được đánh giá cao về hiệu

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
quả sản xuất kinh doanh cũng như làm tròn các nghĩa vụ với nhà nước và địa phương.
Mặt hàng sản xuất chính là nến nghệ thuật và xuất khẩu 100% sang Mỹ.
Thị trường Mỹ là thị trường có lượng nến tiêu thụ rất lớn, nến khơng chỉ được sử
dụng trong gia đình, nhà thờ mà còn được sử dụng nhiều trong các nhà hàng, khách

sạn góp phần tạo khơng khí sang trọng, lãng mạn. Nến ngày càng được sử dụng rộng
rãi khơng chỉ vì mục đích thắp sáng mà cịn để giải trí, thưởng thức nghệ thuật. Nắm
bắt được nhu cầu lớn trên thế giới, Công ty sản xuất nến cao cấp AIDI Việt nam xác
định thị trường mục tiêu là Mỹ và sản xuất nến xuất khẩu sang Mỹ để đáp ứng thị
trường tiềm năng này.
Tất cả các nguyên liệu để làm nến như sáp, hương liệu, phụ liệu, khuôn nến…
đều được nhập khẩu nên sản phẩm nến của công ty AIDI Việt nam có những ưu điểm
vượt trội như: hương thơm dễ chịu, màu sắc tươi tắn, chủng loại phong phú, ánh sáng
ổn định, thời gian cháy kéo dài, tốt hơn nhiều lần so với các loại nến sản xuất trong
nước.
Việc đảm bảo chất lượng nến tốt góp phần quảng bá hình ảnh Công ty trên thị
trường thế giới, lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Năm 2011, doanh thu là 13,440
triệu USD, tiêu thụ 10.030.000 cây nến. Năm 2012, doanh thu là 18,168 triệu USD,
tiêu thụ 10.052.000 cây nến. Dù thị trường trong nước gặp khó khăn trong thời gian
qua nhưng điều đó khơng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ nến của Công ty nên đời sống
của công nhân viên trong Công ty ln được đảm bảo ổn định, cùng với đó là các
chính sách lương thưởng và phúc lợi khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ,
có hiệu quả, đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm.
2.2. Tổ chức công ty
2.2.1. Sơ đồ tổ chức công ty

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Tổng giám đốc (Xin Hua Liao)


Phó tổng giám đốc (Trần Ngọc Phúc)

Phó tổng giám đốc (Wu De Cai)
Vật tư

Phòng bảo vệ

Kinh doanh
Hàng mẫu

TP. Xuất nhập khẩu

Giám đốc nhân sự

Kế toán trưởng

Giám đốc sản xuất
Kho

PP.

PP.

Nhân

Quản trị

Bếp

Kế tốn


Xuất

Nhập

sự

mạng

ăn

viên

Nhập

Xuất

Thanh

khẩu

khẩu

Thủ quỹ

Phó giám đốc sản xuất

Xưởng

Hồn


Đóng

rót

thiện

gói

khoản

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phịng ban khối văn phịng
2.2.2.1. Bộ phận kế tốn
2.2.2.1.1. Chức năng
Bộ phận tài chính kế tốn là bộ máy quản lý tình hình tài chính của cơng ty, chịu
sự quản lý giám sát trực tiếp của Tổng giám đốc đồng thời phối hợp chặt chẽ với các
bộ phận, phòng ban khác đảm bảo tình hình phát triển chung của tồn cơng ty.
2.2.2.1.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan đến tài chính;
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác hồ sơ tài liệu liên quan đến tài chính của
cơng ty;
- Đối chiếu các khoản cơng nợ phải thu và các khoản công nợ phải trả;
- Theo dõi các hợp đồng phát sinh hàng tháng;
- Kiểm kê tài sản, hàng tồn kho vào cuối niên độ kế toán;

- Tham vấn cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị các vấn đề liên quan đến tổ
chức quản lý hệ thống tài chính của Cơng ty;
- Đại diện giao dịch với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề
liên quan đến tài chính kế tốn của Cơng ty;
- Xây dựng và vận hành hệ thống kế tốn nội bộ của Cơng ty;
- Hồn thiện hệ thống sổ sách kế tốn của Cơng ty;
- Lập, quản lý hồ sơ tham gia BHXH, BHYT của nhân viên trong Công ty;
- Đại diện giao dịch với các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề
liên quan đến BHXH, BHYT cho nhân viên của Công ty.
2.2.2.2. Bộ phận xuất nhập khẩu

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2.2.2.1. Chức năng
- Tham mưu, giúp Ban Tổng giám đốc Công ty thực hiện quản lý về công tác
chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế.
- Thực hiện các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện một số nhiệm
vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Tổng giám đốc Công ty và theo quy
định của pháp luật.
2.2.2.2.2. Nhiệm vụ
- Định hướng chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty;
- Theo dõi chặt chẽ và nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng
hóa xuất nhập khẩu để tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc đàm phán tiến
tới ký kết các hợp đồng kinh tế;
- Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách xuất nhập khẩu, thuế của Nhà

nước ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định;
- Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng ngoại thương, điều kiện và hình
thức thanh tốn. Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục xuất nhập khẩu đúng quy định cũng
như theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng;
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và theo yêu
cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty, xậy dựng các kênh thông tin về thương mại,
đồng thời quản lý các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
của Cơng ty thơng qua các hệ thống thơng tin.
- Tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện phương án kinh doanh xuất – nhập khẩu và các kế hoạch khác có liên quan của
Cơng ty. Tìm kiếm nguồn khách hàng trong và ngồi nước có nhu cầu mua bán hàng
hóa, dịch vụ ngoại thương. Kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu bao gồm cả dịch vụ
kho bãi, thủ tục thông quan, vận chuyển… trong nghiệp vụ ngoại thương;

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Thực hiện cung cấp chứng từ xuất nhập khẩu, hóa đơn xuất nhập hàng hóa,
đồng thời quản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty;
- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền
được phép ký kết các hợp đồng thuộc lĩnh vực này;
- Thực hiện các thủ tục hợp đồng thông quan đối với các hợp đồng nhập khẩu
máy móc, thiết bị phục vụ cho Cơng ty.
2.2.2.3. Phịng nhân sự
- Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến
lược của Công ty.
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và

tái đào tạo.
- Tổ chức việc quản lý nhân sự tồn Cơng ty.
- Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thích
người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
- Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, quy định, chỉ thị của Ban Giám
đốc.
- Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các quy định áp dụng cho Công ty, xây
dựng cơ cấu tổ chức của Công ty – các bộ phận và tổ chức thực hiện
- Phục vụ các công tác hành chính để Ban Giám đốc thuận tiện trong chỉ đạo –
điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Cơng ty, đảm bảo an ninh
trật tự, an tồn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong Công ty.
- Tham mưu đề xuất cho Ban Giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực Tổ
chức – Hành chính – Nhân sự.

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Hỗ trợ bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Ban Giám
đốc và người lao động trong Công ty.
2.2.2.4. Phịng kinh doanh
- Quản lý các chính sách kinh doanh.
- Nghiên cứu phát triển các nghiệp vụ kinh doanh, các hình thức thương mại tiên
tiến, từng bước đổi mới và hiện đại hóa các nghiệp vụ kinh doanh của Công ty.
- Quản lý thống nhất các nghiệp vụ kinh doanh trong Công ty.
- Hỗ trợ kinh doanh cho Công ty về thị trường, đối tác kinh doanh, ký kết hợp
đồng.

2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ khối phân xưởng
2.2.3.1. Bộ phận rót nến
Nung chảy sáp cùng các nguyên liệu khác đến nhiệt độ thích hợp, sau đó làm
cơng việc rót ngun liệu nung chảy vào các khn nến.
2.2.3.2. Bộ phận hồn thiện
Nến sau khi được làm nguội sẽ được đưa đến bộ phận hồn thiện để làm sạch
bên ngồi khn hoặc gọt, đẽo những phần nến bị thừa ra, đảm bảo nến có hình dạng
đẹp, sạch sẽ.
2.2.3.3. Bộ phận đóng gói
Làm cơng việc trang trí sản phẩm, thắt nơ, dán tem, bọc túi sau đó là xếp vào các
thùng carton.

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
XUẤT KHẨU
Công ty sản xuất nến cao cấp AIDI Việt nam nằm trong Khu công nghiệp Cái
lân, TP Hạ long, Tỉnh Quảng ninh thuộc khu vực quản lý của Chi cục hải quan cảng
Cái lân, vì vậy khi làm thủ tục xuất - nhập khẩu Công ty sẽ khai báo hải quan điện tử
tại Chi Cục hải quan cảng Cái Lân.
3.1. Giới thiệu phần mềm khai hải quan điện tử ECUS-EX4
Phần mềm khai Hải quan ECUS-EX4 là công cụ dùng để giúp doanh nghiệp
thực hiện quy trình thủ tục hải quan. Doanh nghiệp nhập thơng tin tờ khai, các chứng
từ liên quan như trong bộ hồ sơ giấy sau đó gửi đến Hải quan. Hệ thống tiếp nhận của
Hải quan sẽ tiến hành cấp số và phân luồng cho tờ khai, doanh nghiệp lấy các phản
hồi của Hải quan, in tờ khai và làm tiếp các bước theo quy trình nghiệp vụ cho đến khi

lơ hàng được thơng quan. Ngồi ra phần mềm ECUS-EX4 cịn quản lý tồn bộ thơng
tin tờ khai tại doanh nghiệp giúp doanh nghiệp theo dõi toàn bộ số liệu xuất nhập
khẩu, có thể thống kê, báo cáo với nhiều tiêu chí khác nhau: số lượng hàng, số tờ khai,
theo khoảng thời gian, theo khách hàng…
3.2. Đăng ký tờ khai xuất khẩu điện tử
Thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vào menu của chươg trình và chọn chức năng: “Tờ khai xuất nhập khẩu/
Đăng ký mới tờ khai xuất khẩu”
Khi đó màn hình xuất hiện chức năng nhập tờ khai xuất khẩu mới

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Bước 2: Điền đầy đủ các thơng tin, sau đó chọn nút Ghi
Mã hải quan: Mã Chi cục hải quan Cái Lân là C20D.
Tên hải quan: Hải quan Cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh)
Nhập các thông tin từ mục 1 đến 12
1 Người xuất khẩu: Công ty sản xuất nến cao cấp AIDI Việt Nam
Khu công nghiệp Cái Lân – TP. Hạ Long – QN
0333.843.824
Mã số thuế: 5700480047
Người gửi: AIDI
2 Người nhập khẩu: WINFIELD HOME DECOR LTD., 22F Gouhao Plaza
Zhongshan RD. Jiaxing, 314000, Zhejiang, China.
5 Loại hình: SXXK chọn Xuất khẩu hàng sản xuất từ hàng nhập khẩu (XSX01).
Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702


23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
7 Hợp đồng: Số MIC1401-AD383, ngày 01/03/2013 (có thể nhập hoặc sau khi
nhập hợp đồng thì phần khai báo sẽ tự nhập).
9 Cửa khẩu xuất hàng: Cảng Hải Phòng. Mã C007
10 Nước nhập: US (United States of America)
11 Điều kiện giao hàng: FOB
12 Phương thức thanh toán: TT
13 Đồng tiền thanh toán: Dola My (USD)
Sau khi điền xong các thông tin nhấn nút Ghi
Bước 3: Nhập danh sách mặt hàng xuất khẩu: chọn Danh sách hàng và tích vào phần
Xuất sản phẩm sau đó ghi các thông tin dựa vào Packing List

Sau khi điền xong các thông tin nhấn nút Ghi.
Bước 4: Nhập chứng từ: Chọn Chứng từ kèm theo

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Chọn tích vào các phần Vận tải đơn, Hợp đồng, Đơn xin chuyển cửa khẩu.
Nhập thông tin cho Vận đơn

Phan Thị Hằng Nga. Lớp: KTN51-ĐH2. MSV: 40702


25


×